Thực tế hiện nay ở các trường học đòi hỏi phải có các thiết bị dạy học nhằm giúp học sinh lắm bắt các kiến thức nhanh hơn,chính xác hơn.Bên cạnh đó thiết bị dạy học còn góp phần gây hứng
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1
Phần hai: PHẦN NỘI DUNG Những biện pháp tiến hành 4
1.Đối với giáo viên phụ trách công tác thiết bị 4
1.1-Nguyên nhân 4
1.2-Biện pháp 5
2.Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy 6
2.1-Nguyên nhân 6
2.2-Biện pháp 7
3.Đối với ban giám hiệu nhà trường 8
Phần ba: PHẦN KẾT LUẬN 10
Trang 2SÁNG KIẾN Đề tài : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
thiết bị dạy học
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời buổi bùng nổ thông tin cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội.Xã hội ngày càng đổi mới với những thành công trong các lĩnh vực Để có những thành tựu đó không thể không kể đến vai trò của ngành Giáo Dục .Có thể nói đó chính là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến cái đích của đỉnh vinh quang Dù ở thời điểm lịch sử nào thì mục tiêu chính của ngành giáo dục là đào tạo, giáo dục các thế hệ sống,lao động,học tập và phát huy những thành quả của giáo dục trong mọi lĩnh vực
Trang 3Ngày nay giáo dục đặc biệt ngày càng được quan tâm, đầu
tư nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị dạy và học Nếu người thầy đứng lớp được coi là người thầy thứ nhất,sách giáo khoa được ví là người thầy thứ hai thì thiết bị dạy học đóng vai trò là người thầy thứ ba góp phần tạo nên sự thành công của tiết dạy bởi trong thực tế không phải bất cứ vấn đề gì học sinh cũng có thể liên tưởng được chỉ thông qua lời giảng của thầy,cô và sách vở
Thực tế hiện nay ở các trường học đòi hỏi phải có các thiết bị dạy học nhằm giúp học sinh lắm bắt các kiến thức nhanh hơn,chính xác hơn.Bên cạnh đó thiết bị dạy học còn góp phần gây hứng thú cho học sinh,kích thích tính tò mò,tìm tòi ,sáng tạo của các em vì vậy có thể nói rằng thiết bị dạy học có vai trò vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một tiết dạy.Nhưng có một thực tế là việc sử dụng thiết bị dạy học hiện nay vẫn chỉ là mang tính vận động mà thiếu biện pháp bắt buộc và chỉ có những giáo viên tâm huyết ,chịu khó mới sử dụng thiết
bị dạy học.Số không nhỏ còn lại vẫn có tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học mỗi giờ lên lớp.Tâm lý này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau.Ở nhiều trường học nhất là vùng khó
Trang 4khăn còn thiếu phòng học bộ môn,phòng thực hành –thí nghiệm.nhiều nơi chỉ giống như kho chứa thiết bị dạy học nên mỗi lần lấy thiết bị ra là cả một vấn đề,mặt khác có những nơi giáo viên phải dạy trái chuyên môn cho đủ số tiết theo quy định nên bản thân cũng không biết phải thực hành ,sử dụng thiết bị dạy học đó như thế nào cho đúng nhất và có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận đó là vấn đề những người được phân công làm công tác thiết bị hầu hết đều không có chuyên môn trong lĩnh vực này
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến cho việc sử dụng thiết bị dạy học không thường xuyên và cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của tiết học Từ những thực trạng trên tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học” nhằm phát huy hết vai trò và tầm
quan trọng của thiết bị dạy học trong giảng dạy
PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1.Đối với giáo viên phụ trách công tác thiết bị.
Trang 51.1-Nguyên nhân.
Như chúng ta đã biết hầu hết những người đảm nhiệm công tác thiết bị trong trường học đều không có chuyên môn trong lĩnh vực này,cũng như chưa từng được qua một khoá học nào Hàng năm mặc dù những cán bộ thiết bị này đều được tham dự những buổi tập huấn do các cấp tổ chức về công tác thiết bị nhưng với lượng chuyên môn ít ỏi đó chưa đủ để có thể làm thật tốt nhiệm vụ được giao.Họ thực sự không biết phải bảo quản hoá chất này như thế nào để không bị ôxi hoá,không bị chảy tan thành nước,cũng không biết phải làm gì với thiết bị kia khi nó bị vỡ ,hỏng,không sử dụng được.Thôi thì cứ quẳng tất vào một góc kệ cho bụi thời gian bao phủ,khiến cho phòng thiết bị biến thành một nơi chứa đồ tạp nham các loại thiết bị cũ,mới,thiết bị còn dùng được,thiết bị đã hư hỏng … thậm chí cả những thiết bị có thể gây ra những nguy hiểm,bốc mùi Những điều này khiến cho giáo viên mỗi khi vào phòng thiết bị mượn thiết bị để dạy có tâm lý ngại mượn
1.2-Biện pháp.
Trang 6- Giáo viên phụ trách thiết bị cần phải thường xuyên kiểm kê,lau chùi thiết bị dạy học,mục đích thứ nhất là bảo quản thiết
bị không bị bẩn giúp giáo viên không ngại khi mượn thiết bị phục vụ cho tiết dạy của mình.Mục đích thứ hai là qua mỗi lần như vậy giúp giáo viên thiết bị củng cố thêm cho mình danh mục từng thiết bị có trong phòng thiết bị
- Giáo viên thiết bị cần báo với ban giám hiệu danh mục các thiết bị hao mòn cần bổ xung đối với các thiết bị có bán rộng rãi trên thị trường
Ví dụ: + Kim, chỉ ,vải ,lọ hoa ,bình cắm hoa ,mút xốp ,các loại phân bón…của môn Công Nghệ
+ Dây nhảy,bóng đá,bóng chuyền,bóng tennis … của môn Thể Dục
+Pin bóng đèn,dây điện… của môn Vật Lý,Công Nghệ
- Cần xử lý kịp thời các thiết bị hư hỏng,không sử dụng được(chủ yếu là các hoá chất và các thiết bị bằng thuỷ tinh).Đối với các thiết bị bằng thuỷ tinh khi bị nứt ,vỡ cần huỷ ngay ,không cất lại vào phòng thiết bị tránh những va chạm gây thương tích.Đối với các hoá chất thì nên kết hợp với giáo viên bộ môn
Trang 7để biết cách bảo quản cho tốt .trong trường hợp hư hỏng cũng cần phải cùng với giáo viên bộ môn xử lý ngay,tránh tình trạng gây cháy ,nổ hoặc tạo ra những độc hại trong môi trường trường học
2.Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy.
2.1-Nguyên nhân.
- Có đến 90% Giáo viên cư trú cách xa trường học ,điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị thiết bị dạy học cho tiết dạy của mình Mặc dù các thiết bị dạy học đa số được cung cấp đầy đủ cho các môn học ,tiết học nhưng nếu không có sự chuẩn
bị trước của giáo viên mà cứ mang thiết bị đó ra giảng dạy thì đôi khi không những không đem lại hiệu quả mà còn làm mất thời gian,giảm uy tín
- Một số giáo viên có ý thức tốt với việc sử dụng thiết bị dạy học song do nhiều phiền toái nên thày cô ngại sử dụng trong quá trình giảng dạy.Cũng có một số thiết bị dạy học được sử dụng trong giảng dạy nhưng tần suất sử dụng chưa cao Quan trọng hơn đó là sự ngại ngần trong công tác chuẩn bị thiết bị ,lo mất thời gian trong giờ giảng.Những thiết bị hỗ trợ mang tính hiện đại
Trang 8cũng chưa được sử dụng thường xuyên.Chỉ một số giờ dạy mẫu,giờ thi giáo viên dạy giỏi mới được tập trung đầu tư,chuẩn bị.Những giờ còn lại việc sử dụng thiết bị dạy học chiếm tỉ lệ chưa cao
- Ở rất nhiều trường học vùng sâu,vùng xa ,vùng xa trung tâm thành phố hiện nay có rất nhiều giáo viên phải dạy các môn không thuộc chuyên môn của mình để cho đủ với số tiết quy định/tuần và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng thiết bị dạy học bị hạn chế.Mặc dù cũng có nhiều giáo viên nhiệt tình học hỏi ,nghiên cứu ,tham khảo các tài liệu liên quan nhưng thực sự cũng không thể đem lại được kết quả như mong muốn.Điều này khiến cho họ không mấy hứng thú với việc sử dụng thiết bị dạy học mỗi khi lên lớp ,làm cho hiệu quả của tiết dạy bị giảm đi
2.2-Biện pháp.
Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các trường học phụ thuộc rất nhiều yếu tố ,trong đó người thực hiện (giáo viên trực tiếp giảng dạy)là một trong những yếu tố quyết định Điều quan trọng nhất là giáo viên phải thay đổi nhận thức về việc tích cực
Trang 9sử dụng thiết bị dạy học trong giờ dạy.Giáo viên phải thực sự nhận thức được thiết bị dạy học là một phương tiện góp phần
nâng cao hiệu quả giờ lên lớp ,nhằm góp phần đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay là “Lấy học sinh làm trung tâm”.Vừa mang tính chất bắt buộc, vừa mang nghĩa là vận động đòi hỏi người giáo viên phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Đối với các tiết học có thiết bị dạy học như : tranh,ảnh,bản đồ giáo viên có thể mượn trước mangvề nhà để chuẩn bị cho tiết dạy liên quan
+ Đối với các thiết bị còn lại bắt buộc giáo viên phải chuẩn
bị trước giờ lên lớp tại phòng thiết bị ,với sự trợ giúp của giáo viên thiết bị (có sổ theo dõi việc đăng kí sử dụng thiết bị dạy học)
+ Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên thiết bị kiểm kê thường xuyên các thiết bị thuộc phân môn của mình ,mục đích chính là có thể bổ sung các thiết bị đã hư hỏng và tiện cho việc khi sử dụng thiết bị vào tiết dạy không bị bụi bẩn.Đây cũng là một biện pháp giúp giáo viên thuộc lòng các danh mục thiết bị có trong phân môn mình giảng dạy
Trang 10+ Với những những giáo viên phải giảng dạy các môn không thuộc chuyên môn của mình thì phải chuẩn bị thiết bị dạy học của môn học đó tại phòng thiết bị , ít nhất hai lần/tiết cho thật sự thành thạo rồi mới dưa ra sử dụng giảng dạy trước lớp (đối với những thiết bị đơn giản thì có thể mượn và chuẩn bị trước ở nhà)
3.Đối với ban giám hiệu nhà trường.
- Là những người quản lý trực tiếp ban giám hiệu nhà trường
cần có những quy định cụ thể đối với những giáo viên tích cực – chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học trong giờ dạy
- Thường xuyên kiểm tra các giờ dạy của giáo viên ( không phải là dự giờ ) để kịp thời chấn chỉnh những tiết học có thiết bị dạy học liên quan mà không được giáo viên đưa ra sử dụng triệt để
- Một biện pháp nữa cũng không kém phần quan trọng để biến việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong giờ dạy thực sự trở nên có hiệu quả cũng như khiến cho giáo viên hăng say,ham mê sử dụng thiết bị dạy học và coi thiết bị dạy học như là một bảo bối tạo nên sự thành công của tiết dạy đó là việc tổ chức khuyến khích cho giáo viên tụ làm thiêùt bị dạy học ở tất cả
Trang 11các bậc học ,môn học.Yêu cầu của các thiết bị này cũng không quá khó ,tiêu chí đặt ra cần phù hợp với điều kiện hoàn cảnh .Nên tận dụng những thứ có sẵn.Có thể làm theo phương hướng sau:
+ Sưu tầm tranh ảnh
Nguồn tranh ảnh có rất nhiều trên báo chí,báo ảnh ,bưu ảnh …có thể được tuyển chọn làm thiết bị dạy học các môn xã hội ,ngoại ngữ Hình ảnh được tuyển chọn cần phải tiêu biểu,điển hình ,phản ánh một cách đúng đắn nhất những sự vật cần thiết cho nội dung cần truyền đạt Tránh khuynh hướng tích luỹ quá nhiều tranh ảnh rườm rà không phục vụ cho trọng tâm của tiết dạy Các nội dung chính cần bố trí nổi bật ,màu sắc trong sáng hài hoà có tác dụng bồi dưỡng thẩm mỹ.Mỗi hình ảnh,mỗi con số nên trình bày trên những tranh riêng biệt ,học sinh dễ quan sát và tiếp nhận kiến thức một cách tập trung
+ Sưu tầm mẫu vật
Hiện vật bao giờ cũng cụ thể hơn tranh ảnh Với vật thực học sinh có điều kiện quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau ,do đó
Trang 12các thuộc tính của sự vật được ghi nhận đầy đủ ,từ đó nắm vững kiến thức hơn
+ Tự làm mô hình
Mô hình cũng có tác dụng như vật thực ,quan sát thuận lợi hơn tranh ảnh Có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để tạo ra những mô hình cần thiết
+ Vẽ tranh
Trong sách giáo khoa có nhiều tranh minh hoạ cho nội dung.Có thể phóng to những tranh này tạo thành tranh giáo khoa ,cân nhắc kĩ tác dụng từng hình ảnh để đưa ra những tranh cần phóng Giáo viên vào nội dung kiến thức từng bài để tự vẽ tranh minh hoạ cho bài giảng.vẽ tranh minh hoạ có liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực nghệ thuật tạo hình từ đường nét,hình khối,bố cục đến hoà sắc phù hợp với yêu cầu sư phạm,tâm sinh lí lứa tuổi
- Trong các buổi họp hàng tháng bên cạnh việc giáo viên thiết bị phải báo cáo các công việc quản lý, sử dụng thiết bị trong tháng đó thì ban gíam hiệu cũng cần yêu cầu giáo viên bộ môn (tổ ,khối trưởng ) báo cáo việc sử dụng thiết bị dạy học cho tiết dạy của mình ,cũng như chỉ ra những ưu điểm,nhược điểm khi
Trang 13sử dụng các thiết bị đó trong quá trình giảng dạy Đồng thời đưa
ra những đề xuất ,kiến nghị (nếu có)
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN
Như đã nêu ở phần đầu,thiết bị dạy học có vai trò vô cùng quan trọng để góp phần tạo nên sự thành công của một tiết dạy, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả cuả giáo dục Thiết bị dạy học là một trong những phương tiện không thể thiếu của người giáo viên trong giờ lên lớp.Nó không những trợ giúp cho người giáo viên trong quá trình giảng dạy mà còn khiến kích thích sự tò mò,tìm tòi phát huy khả năng sáng tạo của học sinh ,tạo cho tiết học thêm sôi nổi,sinh động
Nói tóm lại để thực hiện đúng lời dạy của Hồ Chủ Tịch vĩ đại
“Vì lợi ích mười năm trồng cây ,vì lợi ích trăm năm trồng người” cũng như góp phần giáo dục ,đào tạo các thế hệ trở thành những người có đầy đủ tri thức góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn thì hơn ai hết những thày giáo ,cô giáo cần phải hoàn thành sứ mệnh của mình một cách tốt nhất cùng với sự góp phần của các phương tiện trợ giảng ,đặc biệt là thiết
bị dạy học.Các thày giáo cô giáo cần phải hiểu vai trò to lớn của
Trang 14thiết bị dạy học trong giảng dạy và tích cực sử dụng cho tiết dạy của mình
Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong trường học.Tôi rất mong được sự góp ý quý báu của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm ,của các đồng nghiệp
Tôi xin chân trọng cảm ơn hội đồng xét duyệt và các đồng nghiệp đã dành thời gian để đọc bài viết này của tô
Người viết
Nguyễn Thị Minh Yến