Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu được xác định như trên, dé tài thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan các tài liệu liên quan đến dé tài như: kỹ năng, kỹ năng lắng nghe
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
NGUYÊN PHẠM THUỲ LINH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Chuyén nganh: Tam ly hoc giao duc
Thành phố Hồ Chí Minh — 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
NGUYEN PHAM THUY LINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Chuyén nganh: Tam ly hoc giao duc
Người hướng dan khoa học: ThS Dinh Quỳnh Châu
Thành pho Hồ Chí Minh — 2023
Trang 3Ý KIÊN CUA NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC
Khóa luận đảm bảo các yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp trình độ cử nhân Sinh viên
Nguyễn Phạm Thùy Linh có kế hoạch rõ ràng, nghiêm túc và cô gắng trong việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Ý kiến của người hướng dẫn khoa học
(kí tên, ghi rõ họ và tên)
My
Mr
Dinh Quỳnh Châu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thay Cô khoa Tâm lý
học vì đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình học tập tại khoa Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong hội đồng đã có những góp ý xây dựng
dé em có thé hoàn thiện dé tài của mình.
Dac biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Dinh Quỳnh Châu, cũng
là giảng viên hướng dẫn của em trong học phần Khóa luận tốt nghiệp này Em cám ơn
cô, vì di bận rộn công việc, nhưng cô vẫn luôn dành thời gian dé góp ý chỉnh sửa rat chỉ
tiết và hỗ trợ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã luôn ủng hộ, hỗ trợ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất đề tôi thực hiện tốt dé tài của mình Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên K45 Tâm lý học Gido dục cùng đăng ky học
phan Khóa luận tốt nghiệp trong học kỳ này, đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau décùng nhau hoàn thành tốt nhất Khóa luận tốt nghiệp
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Quý Thầy Cô khoa Tâm lý
học nói chung và ngành Tâm lý học Giáo đục nói riêng Em kính chúc Quý Thầy Cô sẽ
gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống
Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 22 tháng 04 năm 2023
Tác giả Khóa luận
Aho
Nguyên Pham Thuy Linh
Trang 5MỤC LỤC
MỠ ĐẦ bo eaceHEEEEDG01/005000EG0G00100000100G6G01200110017001G0011G121G0120010.:.EEEEG1020011001003,66: 1
1 LY do chon 1 6 11+ ,.HHH)à |
2;IiMue:đích.ngHiển GỮNG::cccccscnoiiiditotiis0641016616631163838501565856538558365855238365385385960558185358 3
3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu -2- 2© 2+2222EEZ2EEZ2EEEcEEEcEEecrxecrxezrrecvee 3
A Gad thuyYỀt nghien CỨN::::::::::s:is:215105115355115302513452516655535355585856185056 8580 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu - -.- - HS HH KH ke 3 6.IPBam vi nghiên GỮN::‹:::::::coccocpinipiisiiisiiiniisiti5115611053184858531305188355938583188361561982350 =
7.IPhương phán: DENIC CU s sccccsisessrciiscsseasiscrssesiiecsscatseeiiesasoansseriinesincaisaieasiectiscassesss =
Chương 1: CO SỞ LY LUẬN VE VAN DE NGHIÊN CỨU -.«- 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về kỹ năng lắng nghe tích cực 6
I.1.1 Cac công trình nghiên cứu trên thế giới 2 -2©cczccczzceczcee 6
1.1.2 Cae công trinh nghiên cứu ở Việt Nam si undee 14
1:2.:Cơ sở lý hiện về vấn đồ nghiên COD cccsesssssascssssssonsscssesscassssssussensasscasssconesense 19
1.2.1 Một số van dé lý luận về kỹ năng lắng nghe tích cực - 19 1.2.2 Đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm -2 5e cssecrxee- 22 1.2.3 Một so van dé lý luận về kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên
Chương 2: KET QUÁ NGHIÊN CỨU KỸ NANG LANG NGHE TÍCH CUC CUASINH VIÊN SƯ PHAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ
Trang 62.2.1 Các biểu hiện của ky nang lang nghe tích cực thẻ hiện qua thái độ và hành
vi của sinh viên sư phạm theo phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 40
2.2.2 Các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe tích cực thê hiện qua thái độ va hành
vi của sinh viên sư phạm theo phương pháp quan sat - cSccc<ceS- 61
RIEU IKE T CHU ONG Owinsnnsusinnsenunmunaninuinmnnmmmnenae 71
KẾT LUẬN WA KIÊN NGI sissssssssssssssassssassssnsssassassassanasseassauassonssisssansssssssasessanssseass 72
ee 72
Bt NIRS AN YA Ghee sssoeszocaccsacescsssscssccascasecezesssatecanesstestseasecasseasecastbestbesieasincacosanssansiaussatsaes 74
2.1 Kiến nghị đối với sinh viên - 2-22-2222 2222222212211 117 11 112 xe ve 74
2D, Kite nghị đổi với BA tO cucccccoo con 00202220210024000200024000.00L2106851400824846 74
TAD DUMB TAM KURA O sssssscsssssssscssccssscsssanssesssossssassenasoasssassnsssnsssassssrsansiansscsssssssaases 75
PHY LUC 1: PHIẾU QUAN SAT VA ĐÁNH GIA sscccssscssssssssoesvssecssecssssnseessseees 80RMU 0G 2s PETE RAG A cass sscccscsssccsscssscssscsssesssesssccssosssesssessssssacsssssaoss 83
PHU RUC 3) PHINUIPHONG VAN wisiisininsicnnninnnunnnancnnnanannnmmanns 89
PHU LUC 4: MOT SO KET QUA THONG KE ccsssssssssssssssssssssssssssssssnssssssesscsnss 90
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
TP.HCM Thanh pho Hồ Chí Minh
PTB Điểm trung bình DLC Độ lệch chuan
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
S6 trang Bang 2.1 Mo ta khách thê nghiên cứu
we tn
| Bang 2.2 Phân chia mức độ dựa trên giả trị trung bình
Bang 2.3 Hệ sé tin cậy thang do Kỹ nang lắng nghe tích cực của
Vetn sinh viên sư phạm
Bang 2.4 Hệ số tin cậy nhóm Cứ chỉ cơ thê trong thang do Hanh
t3 cài
vi lang nghe tích cực của sinh viên sư phạm
Bảng 2.5 Các mặt biếu hiện của thái độ trong kỳ năng lắng nghe
+ So
tich cuc
| Bảng 2.6 Các mặt biêu hiện của hành vi trong kỳ năng lang nghe
+ G2 tích cực
Bang 2.7 Diem trung bình của biếu hiện về thai độ và hành vi
trong kỳ năng lắng nghe tích cực
Bảng 2.8 Điểm trung bình thang đo k¥ nang lắng nghe tích cực
+ `
Bảng 2.9 Kết qua phân tích ANOVA về sự khác biệt giữa giới
tính và thái độ lăng nghe tích cực của sinh viên
Bang 2.10 Kết qua phan tích ANOVA về sự khác biệt giữa nam
học và thái độ lăng nghe tích cực của sinh viên
| Bảng 2.11 Ket qua phân tích ANOVA về sự khác biệt giữa ngành
wn +
học và thái độ lắng nghe tích cực của sinh viên
Bảng 2.12 Kết qua phan tích ANOVA về sự khác biệt giữa giới
tính và hành vì lăng nghe tích cực của sinh viên
| Bang 2.13 Két qua phan tích ANOVA về sự khác biệt giữa năm
~
hoe và hành vi lăng nghe tích cực của sinh viên
Trang 9Bảng 2.14 Kết quả phân tích ANOVA về sự khác biệt giữa ngành
học va hành vi lắng nghe tích cực của sinh viên
Bang 2.15 Phan bo mau quan sat
Bang 2.16 Kết qua quan sat yéu to sự tập trung của sinh viên
Bang 2.17 Kết qua quan sát yêu to sự phan hoi cua sinh viên
Trang 10DANH MỤC BIEU DO
Biéu do 2.1 So sánh sự khác biệt giữa thai độ lang nghe tích s3
cực của sinh viên nắm Í va sinh viên nắm 4
Trang 11MO BAU
1 Lý do chọn đề tài
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong quá trình giao tiếp Ngạn ngữ Pháp có
câu: *Người khôn ngoan là người biết lắng nghe” Frank Tyger — một nhà báo người Mỹ
cũng từng nói: Thính giác 1a một trong năm giác quan của con người Nhưng lắng nghe
là nghệ thuật Có thé thay, lắng nghe là một phần thiết yếu trong giao tiếp Dé có thể trở
thành một người lắng nghe tốt đó là cá một quá trình rèn luyện, trau đôi Hầu như đa số mọi người đều nhằm lẫn giữa nghe, lắng nghe Nghe là một phan xạ tự nhiên mà mỗi
người đều có, tuy nhiên lắng nghe lại là cả một kỹ năng mà con người cần phải rèn luyện
thì mới có được.
Cơ sở của tất cả các mối quan hệ của con người là thiết lập giao tiếp tốt giữa các
cá nhân, có thé được tăng cường bằng cách sử dụng các kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao
tiếp là điều cần thiết tại nơi làm việc, dé quản lý hiệu quả các mối quan hệ giữa các cá
nhân trong môi trường chuyên nghiệp Trong số tất cả các kỹ năng giao tiếp (và tư vấn)quan trọng, kỹ năng lắng nghe hiệu quả đóng vai trò quan trọng hàng đầu (Kourmousi
va cộng sự, 2017).
Lắng nghe trong giao tiếp là quá trình im lặng dé thu nhận những thông tin phát ra
từ người nói qua cơ quan thính giác (tai) Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: tốc độ
lời nói của mỗi cá nhân là 125 từ/phút, trong khi con người có thé suy nghĩ nhanh gap 4lần nói Thời gian dư thừa này não bộ dành cho việc suy tư van dé khác Trong khi nghe,
chúng ta thường chọn lọc những thông tin cần thiết cho mình và loại bỏ những thông tin không nằm trong nhu cầu của chúng ta Như vậy trong khi lắng nghe người khác, một phần tư thời gian ta nghe, còn lại ta thường suy ngẫm, đánh giá đúng sai theo các chuẩn
mực cá nhân hay xã hội, đưa ra các phương án giải quyết (Trần Thị Minh Đức, 2016 tr
274).
Theo Paul Tory Rankin (1930), trong giao tiếp bằng ngôn ngữ con người dùng
42.1% tong số thời gian cho việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11%cho việc viết Như vậy trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, lắng nghe chiếm gan nửa số thờigian của hoạt động giao tiếp Điều này cho thấy, kỹ năng lắng nghe hết sức quan trọng
Trang 12` ^ # ~ hk ự ` x z~ 4% ‘ a
va việc lang nghe sẽ mang lại nhiêu lợi ích cho cả người nói lần người nghe, gop phan
gia tăng hiệu quả giao tiếp của con người (Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), 2017, tr 139)
Trong “7 thói quen của bạn trẻ thành dat” thì thói quen “Biết lắng nghe đề thấu
hiểu và dé được thấu hiểu” được xếp vào | trong 7 thói quen tạo nên sự thành công của
các bạn trẻ Tác giả Sean Covey đã khăng định: “Bí quyết trong giao tiếp va tạo ra sựlôi cuốn đối với người khác có thê tóm gọn như sau: “Hay lắng nghe dé thấu hiểu” Déchính vì nhu cầu sâu thăm nhất của con người là được thấu hiểu Ai cũng mong muốn
được người khác tôn trọng và nhìn nhận giá trị của mình (Covey, 2010).
Lắng nghe có nhiều cấp độ khác nhau và cấp độ cao nhất của lắng nghe chính là
lắng nghe tích cực Theo Dainow va Bailey, cách miéu tả tốt nhất của sự lắng nghe tích cực là “Nghe có ki luật" Con theo C Rogers lại cho rằng: “Lắng nghe có nghĩa là ngừng nói, ngừng suy nghĩ” Mọi người thường nghĩ mình là một người biết lắng nghe nhưng
họ sẽ không biết chính xác mình đang lắng nghe ở cấp độ nào
Trong môi trường sư phạm, kỹ năng lắng nghe tích cực đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo
viên với học sinh và giáo viên với phụ huynh Nó là tiền dé dé hình thành và phát triển
các môi quan hệ trong môi trường sư phạm Nghiên cứu của Hoàng Văn Bình cho thấy
kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý giáo duc có những hạn chế, yéu kém và cần chú
trọng dao tạo, bồi dưỡng nâng cao Sinh viên trường sư phạm có kỹ năng giao tiếp ởmức trung bình và thấp và còn chưa coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp như kiến thức
chuyên ngành (Nguyễn Xuân Trung, 2016).
Việc lắng nghe tích cực trong môi trường sư phạm sẽ làm gia tăng sự tích cực trong
các mỗi quan hệ giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với sinh viên, vừa tạo
ra những cảm xúc tích cực, sự thoả mãn trong nhu cầu giao tiếp vừa giúp quá trình truyền
đạt kiến thức đạt hiệu quả cao hơn Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai cũng khăng định vai trò của người thay trong phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên thông qua việc
lắng nghe và thấu hiêu sinh viên Không phải chỉ nghe bằng tai, mà nghe bằng mắt và
nghe bằng cả trái tim để hiểu được những cám xúc, nhu cầu của học trỏ, từ đó sẽ tạodựng được môi quan hệ tốt đẹp với sinh viên Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, cô gắng trong bản thân của mỗi người.
to
Trang 13Câu hỏi đặt ra là: Liệu sinh viên sư phạm có những biéu hiện gì khi thê hiện kỹ
năng lắng nghe tích cực của mình Và kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên sư phạm
ở mức độ nào Nhằm tìm hiểu sâu hơn, đề tải “Kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên
su phạm trường Đại học Sư phạm TP.HCM” được xác lập.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên sư phạm
4 Gia thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên sư phạm có kỹ năng lắng nghe tích cực biêu hiện ở mức khá
-tot.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh biéu hiện kỹ năng lắng nghe tích cực của
sinh viên sư phạm trường Đại học Sư phạm TP.HCM dựa trên các tham số nghiên cứu,
bao gồm giới tính, năm học, ngành học.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên năm 4 cao hơn so với sinh viên năm 1
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu được xác định như trên, dé tài thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
- Tổng quan các tài liệu liên quan đến dé tài như: kỹ năng, kỹ năng lắng nghe tích
cực, đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm, kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên
sư phạm trường Đại học Sư phạm Thảnh pho H6 Chi Minh
Trang 14- Tìm hiệu thực trạng biểu hiện của kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên sư
phạm trường Dai học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh
6 Phạm vi nghiên cứu
Dé tài chỉ nghiên cứu
- Thực trạng các biéu hiện của kỹ năng lắng nghe tích cực thẻ hiện qua thái độ và
hành vi của sinh viên sư phạm trường Dai học Sư phạm TP.HCM.
- Đề tải tiễn hành khảo sát trên sinh viên từ năm 1 đến năm 4 các ngành thuộc hệ
sư phạm trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tiễn hành nghiên cứu, đề tải sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: khai quát hóa, hệ thông hóa một số van dé cơ ban, trên cơ sở đỏ xây
dựng bảng khảo sát.
- Cách tiễn hành: tập hợp tài liệu liên quan, phân tích thành từng đơn vị kiến thức
và khái quát thành một hệ thống lí thuyết riêng phù hợp cho đề tai.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: đây là phương pháp chính của dé tài, bảng hỏi được xây dựng cho
sinh viên nhằm thu thập những thông tin về dé tai nghiên cứu
- Cách tiền hành: dựa trên cơ sở lý luận của dé tài và các phương pháp luận đẻ xâydựng bảng hỏi phù hợp với mục đích Báng hỏi được phát đến các sinh viên nhằm khảo
sát các biéu hiện của kỹ năng lắng nghe tích cực thé hiện qua thái độ và hành vi của sinh
viên sư phạm,
b Phương pháp quan sát
- Mục dich: Quan sát dé mô ta các biéu hiện về hành vi được nghiên cứu, quan sát
trực tiếp thai độ vả hành vi của các khách thê nghiên cứu, chúng tôi tiễn hành sử dụng
phương pháp quan sát.
Trang 15- Cách tién hành: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của dé tài và phương pháp luận
phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch và phiếu đánh
giá quan sát dé tiền hành phương pháp quan sát sinh viên Sư phạm trong quá trình tham
gia học tập.
c Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: phương pháp phỏng van được sử dụng như công cụ hỗ trợ tìm hiểu về
khái niệm, biêu hiện về thái độ và hành vi của kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Cách tiền hành: phương pháp được tiễn hành bằng cách phỏng van trực tiếp các
chuyên gia là các giáng viên có chuyên môn phù hợp tại trường Dại học Sư phạm
TP.HCM.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS
dé phân tích và xử lý các kết qua thu được
Trang 16Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về kỹ năng lắng nghe tích cực
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trong nghiên cứu “ÀZ@f nghiên cứu về tác động của việc lắng nghe tích cue doi
với thái độ lăng nghe của Quan lý cap trung” (A Study of the Effects of Active Listening
on Listening Attitudes of Middle Managers) của Shinya Kubota va cộng sự đã nhận định
mục đích của việc sử dung lắng nghe tích cực như một phương tiện “Cham sóc bởi cácnhà quan lý trực tiếp” Nếu người quan lý cap trung lắng nghe và hỗ trợ cấp dưới của
họ, thì sự khó chịu và mệt mỏi của người lao động sẽ giảm đi, điều này sẽ ảnh hưởng
tích cực đến sức khỏe tỉnh thần của họ Vì vậy, lắng nghe tích cực là một phương pháp
quản lý căng thăng của người lao động bằng cách cải thiện giao tiếp giữa người quản lý cấp trung và người lao động Theo mô hình căng thăng công việc do Viện Quốc gia về
An toàn và Sức khỏe Nghẻ nghiệp (NIOSH) tại Hoa Kỳ thực hiện, căng thẳng trong
công việc được gây ra bởi nhiều yếu t6 gây căng thăng như mỗi quan hệ giữa các cánhân, xung đột vai trò, v.v Dựa trên mô hình này, lắng nghe tích cực sẽ thay đôi tíchcực các mi quan hệ giữa các cá nhân và giảm căng thăng Nó cũng sẽ tăng cường hỗtrợ xã hội được coi là yếu tố đệm trong mô hình Shinya Kubota va cộng sự da tiền hành
nghiên cứu vẻ tác động của lắng nghe tích cực đối với thái độ lắng nghe của các nha quản lý cấp trung trong chính quyền địa phương Tông cộng, 345 nha quản ly cap trung
đã tham gia 13 budi đào tạo lắng nghe tích cực trong hai năm Người nghiên cứu đã phát
triển phương pháp Học tập Trải nghiệm Sáng tạo (IEL) va sử dụng nó làm phương pháp
dao tạo trọng tâm trong nghiên cứu này Dé điều tra xem những người tham gia đã học
lắng nghe tích cực tốt như thế nao, nhà nghiên cứu đã yêu cầu các nhà quan lý cắp trung trả lời một phiên bản ngắn hơn của Thang đo thái độ lắng nghe tích cực (ALAS) bao gồm hai thang đo phụ tức là “Thai độ lắng nghe” và “KY năng lắng nghe" - trước khi đảo tạo, một tháng sau và ba tháng sau khi đảo tạo Tông cộng, 2§4 nhà quản lý cấp
trung đã trả lời bang câu hỏi ba lần Điểm so của từng phạm vi con được phân tích bằng
phân tích đo lường phương sai lặp đi lặp lại Những người tham gia được chia thành ba
nhóm sử dụng các giá trị phan tram của mẫu ALAS ban dau, tức là nhóm điềm thấp
(-24%), nhóm điểm trung bình (25-75%) và nhóm điểm cao (76%-), và những thay đôi
6
Trang 17tương ứng đã được kiểm tra Kết quả cho thay cả hai tiêu chí phụ “Thai độ nghe” va
“Kỳ năng nghe” đều tăng đáng kế sau khi đào tạo Phân tích các phần trăm cho thấy tỷ
lệ của nhóm điểm thấp giảm và tỷ lệ của nhóm điểm cao tăng lên ở cả hai phạm vi phụ,
từ một đến ba tháng sau khi đào tạo Những thay đôi này được coi là dé chỉ ra rằngnhững người tham gia đã học lắng nghe tích cực mặc dù họ chi tham gia khóa đảo tạo
lắng nghe tích cực trong một ngày (Shinya Kubota và cộng sự, 2004)
Beall và cộng sự trong “Hign trạng: Lắng nghe trong giáo duc” (State of theContext: Listening in Education) đã đưa ra nhận định nghiên cứu về giáo dục kỹ năng
nghe trong 80 năm qua bao trùm một phạm vi rộng Nghiên cứu ban đầu đã điều tra
lượng thời gian danh cho việc lắng nghe Các nghiên cửu sau đó đã xác định khả năng hiểu tài liệu nói của học sinh Các khía cạnh thường được nghiên cứu nhất rơi vào các
loại sau: kích thích nghe, lợi ích nghe và hướng dẫn nghe Vì giáo viên hướng dan phải
đáp ứng nhu cầu của nhiều cách nghe và học khác nhau của học sinh, nên một số lượng
đáng kẻ các nghiên cứu về nghe điều tra sở thích nghe và học Nghiên cứu nay nhắnmạnh sự cần thiết phải xác định các chiến lược giảng đạy thành công đề giúp giáo viên
khơi gợi khả năng lắng nghe hiệu quả Các giáo viên từ lâu đã tin rằng những học sinh lắng nghe tốt hơn sẽ là những học sinh giỏi hơn và nghiên cứu đường như đã chứng thực rằng những học sinh biết lắng nghe hiệu quả sẽ đạt được thành công trong học tập Rất
it trường cung cấp các khóa học lắng nghe, va ngay cả trong các khóa học ma nghe được
cho là nhắn mạnh, chỉ có 7% thời gian dành cho việc nghe Tác động của việc hướng
dan cách lắng nghe là mơ hồ mặc dù có bằng chứng về giai thoại cho thay ring lắngnghe có sự hướng dẫn sẽ giúp cải thiện khả năng nghe Các lớp học về lắng nghe đặcbiệt khan hiểm ở các trường tiểu học và trung học mặc da thực tế là nghe có liên quanđến ca kha nang doc viết va thành công trong học tập (Beall va cộng sur, 2008)
Trong nghiên cứu “Hoe cách lắng nghe: Dạy chiến lược lắng nghe tích cực để cho các chuyên gia giáo dục trước khi vào nghề” (Learning to Listen: Teaching an
Active Listening Strategy to Preservice Education Professionals} của McNaughton,
Hamlin, McCarthy, Head-Reeves & Schreiner đã khăng định mục tiêu của việc lắng
nghe tích cực là phát triên sự hiểu biết rõ ràng về mỗi quan tâm của người nói vả cũng
để truyền đạt rõ ràng môi quan tâm của người nghe đối với thông điệp của người nói"
(McNaughton vả cộng sự, 2008, tr 224).
Trang 18Cũng trong nghiên cứu trên, McNaughton va cộng sự đã nhận định tam quan
trọng của giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên đã được công nhận rộng rãi; tuy nhiên,
chỉ có một số nghiên cứu giới hạn về việc day kỹ năng nghe hiệu quả cho các chuyên
gia giáo dục Trong nghiên cứu này, một thiết kế nhóm đối chứng trước - sau thử nghiệm
đã được sử dụng đề kiêm tra ảnh hưởng của việc hướng dẫn đối với kỹ năng lắng nghe
tích cực của các chuyên gia giáo dục trước khi vào nghề Việc hướng dẫn này đã mangđến sự cải thiện đáng kẻ về mặt thống kê đối với các kỹ năng có mục tiêu lắng nghe tích
cực Như một thước đo giá trị xã hội, phụ huynh của trẻ ở độ tuôi đi học đã xem các
video trước và sau khi hướng dẫn cho các chuyên gia giáo dục trước khi bước vào giáng
day thông qua các cuộc trò chuyện thị phạm Các bậc phụ huynh đánh giá man thé hiệnsau khi day của các chuyên gia giáo dục là ví dụ tốt hơn về giao tiếp có hiệu qua so vớitrước khi dạy của họ [ ] Nghiên cứu nảy cung cấp bằng chứng cho thấy rằng các kỹ
năng lắng nghe tích cực có thé được dạy một cách chuyên sâu và hiệu quả cho các
chuyên gia giáo dục trước khi bước vào con đường sư phạm va rang việc sử dụng các
kỹ năng giao tiếp có mục tiêu này được các bậc cha mẹ của trẻ đang trong độ tuổi đi học
nhìn nhận một cách tích cực [ ] Việc học cách sử dụng các kỹ năng có mục tiêu lắng
nghe tích cực được các chuyên gia giáo dục trước khi vào nghề coi trọng Sau khỏa đào
tạo, họ tự mô tả rằng họ tự tin hơn vào khả năng của minh dé làm việc với phụ huynh
vả khuyên rằng phương pháp này nên được đạy cho các chuyên gia giáo dục trước khi
vào nghề khác Các kỹ năng lắng nghe tích cực đã được dạy cho các chuyên gia giáo
dục trước khi vào nghề như là một phan của một lớp học có quy mô lớn hơn được gọi
là “Ky năng Làm việc với Phụ huynh và Các chuyên gia giáo dục” Một thực nghiệm
do MeNaughton cùng cộng sự thực hiện với một nhóm gồm 10 sinh viên trong một
chương trinh đào tạo giáo viên (chưa tốt nghiệp) do 30 phụ huynh của trẻ Mam non (đến
từ nhiều nền văn hoá khác nhau) đánh giá Kết qua cho thay, học phan này có thê được
đạy vảo đầu hoặc gan cudi chương trình dao tạo trước khi hoan tất học ky cudi cung sé
đều mang lại kết quả tương đương nhau và cần thiết để hoàn thiện kỹ năng su phạm
(McNaughton va cộng sự, 2008, tr 224).
Harry và các cộng sự trong nghiên cứu “Lắng nghe tích cực trong các cuộc phỏng
van dong nghiệp: Ảnh hưởng của việc diễn giải thông điệp doi với nhận thức của kỹ
nang lắng nghe” (Active Listening in Peer Interviews: The Influence of Message
Trang 19Paraphrasing on Perceptions of Listening Skill) đã nhận định, có lẽ không có kỹ nang
giao tiếp nào được dùng thường xuyên như lắng nghe tích cực trong hau hết các chương
trình đảo tạo về nhiều lĩnh vực và hoạt động khác nhau Tuy nhiên, số Ít các nghiên cứu được thực hiện đã cân nhắc đến các yếu tô cụ thể của phản ứng lắng nghe tích cực liên
quan đến hiệu quả của chúng trong việc truyền đạt giữa người với người Nghiên cứu
này báo cáo một thử nghiệm được đưa ra dé kiểm tra ảnh hưởng của một sé yeu tố cụ
thé đối với phản hôi lắng nghe tích cực, cụ thẻ là cách diễn giải thông điệp Một trăm
tám mươi sinh viên đại học đã tham gia các cuộc phỏng vẫn, trong đó họ nhận được
phản hỏi về sự điễn giải hoặc một sự công nhận đơn giản để đáp lại ý kiến được bày tỏ
Kết quả phân tích dit liệu chi ra rằng cách diễn giải thông điệp có liên quan đến sự thu hút của người nghe nhưng không liên quan đến sự hài lòng khi trò chuyện của người tham gia hoặc nhận thức về cảm giác ma người nghe hiéu được (Harry Weger và cộng
sự, 2010).
Nghiên cứu của Castro và cộng sự “Vai tro của việc lắng nghe tích cực trong
moi quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh và vai trò diéu tiết của phong cách gắn bó ”
(The Role of Active Listening in Teacher—Parent Relations and the Moderating Role of
Attachment Style) đã kiém tra hiệu qua cảm nhận của phương pháp “Nghe - Dat câu hỏi -Tập trung vào van dé - Tìm bước dau tiên” trong cuộc trò chuyện giữa phụ huynh va giáo viên bằng cách sử dụng một nghiên cứu tình huỗng (N = 208) Đúng như dự đoán,
kịch bản dựa trên phương pháp này so với kịch bản đối thoại bỏ qua bốn bước của
phương pháp được cả giáo viên va phụ huynh cho là hiệu quả hơn (d = 1,43) Hơn nữa,
người ta đưa ra giả thuyết rằng hiệu quả của phương pháp lắng nghe nay phan lớn sẽđược tìm thấy ở những người tham gia an toàn Thật vậy, những phát hiện cho thấy
những người lo lắng ít nhạy cảm hon với sự thao túng (Castro vả cộng sự, 2013) Nghiên cứu đã chứng minh rằng mọi người rất thích một giáo viên biết lắng nghe trong cuộc
gặp gỡ giữa giáo viên vả phụ huynh.
Năm 2014, Harry Weger cùng cộng sự trong “Hiệu gud tương đối của việc lắng
nghe tích cực trong các tương tác ban dau” (The Relative Effectiveness of Active
Listening in Initial Interactions) đã tiễn hành nghiên cứu trên 115 người tham gia tươngtác với 10 đồng minh được dao tạo dé phản hồi bằng các thông điệp lắng nghe tích cực,
lời khuyên hoặc lời cảm ơn đơn giản Kết quả chỉ ra rằng những người tham gia nhận
Trang 20được phản hỏi lắng nghe tích cực cảm thay được thấu hiểu hơn những người tham gia
nhận được lời khuyên hoặc lời cảm ơn đơn giản Hơn nữa, những người tham gia nhận
được phản hồi lắng nghe tích cực hoặc lời khuyên hài lòng hơn với cuộc trỏ chuyện của
họ và nhận thấy người giao tiếp xã hội hấp dẫn hơn so với những người tham gia chỉ
nhận được lời cảm ơn đơn giản, mặc dù sự chênh lệch cho những khác biệt nay la
nhỏ Tuy nhiên, sự hài lòng trong cuộc trò chuyện và sự hấp dẫn về mặt xã hội không
khác nhau giữa những người tham gia nhận được phản hỏi lắng nghe tích cực và những
người tham gia nhận được lời khuyên (Harry Weger và cộng sự, 2014).
Nghiên cứu “Các chiến lược lắng nghe tích cực để thành công trong học tập của
Sinh viên đại hoc” (Active Listening Strategies of Academically Successful University
Students) của Canpolat và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu định tính dé xác định kỹ năng lang nghe tích cực ma sinh viên đại học thanh công trong học tập sử dụng trong
các lớp học và phân tích ý kiến của những sinh viên này về kỹ năng lắng nghe tích cực
[ ] Theo dit liệu thu được từ nghiên cứu nảy, các sinh viên đại học thành công trong
học tập đã sử dụng các chiến lược khác nhau dựa trên nhận thức, tình cảm và tâm lý đề
đạt được sự lắng nghe tích cực Sinh viên thường sử dụng các chiến lược nhận thức nhưcha ý, ghi chú, liên tưởng vả loại suy, đặt câu hỏi, tích hợp thông tin, suy luận tìm kiếm
ý tưởng chính, thiết lập mục tiêu; các chiến lược tình cam như tham gia lớp học đúng giờ, năng động, bình tĩnh vả thích thú với bài học; va các chiến lược dựa trên tâm lý vận
động, chẳng hạn như đến gần hội đồng quản trị, theo sau bằng cả đầu và mắt, giao tiếp
bằng mắt, tạo phản hồi, ngôi thăng va chú ý đến cử chỉ, nét mặt, giọng nói và trọng tâmtrong lời nói Đồng thời, trong số các chiến lược dựa trên tâm lý vận động tiêu cực, sinh
viên tỏ ra chán nản và làm những việc khác trong khi lắng nghe Theo nghĩa này, một
số yếu té góp phan vào việc lắng nghe tích cực trong môi trường học tập định hướng
lắng nghe, bao gồm mức độ háo hức của học sinh dé học bài, mức độ chú ý của họ vào
bải học, sự chuẩn bị của họ, tâm trạng của họ, liệu họ có thích môn học hay không, họ
đến lớp đúng giờ, bàn học và môi trường xung quanh (Canpolat và cộng sự, 2015)
Flavia và cộng sự trong “Tam quan trọng của các yêu to lắng nghe tích cực trong giao tiếp mang tính mé phạm: Góc nhìn của người hoc” (The importance of elements
of active listening in didactic communication: a student's perspective) đã tiễn hành
nghiên cứu trên mâu gồm 100 sinh viên từ các tô chức chuyên nganh sư phạm tại trường
10
Trang 21Trung học Sư phạm và Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục, Khoa Đảo tạo Giáo viên,
Chi nhánh Focsani, Hạt Vrancea Mẫu được chia đều về số lượng giữa học sinh trung
học (14-19 tuôi) và sinh viên khoa (19-23 tuôi) Cả hai nhóm đều tham gia vào quá trình hình thành ban đầu của giao tiếp mang tính mô phạm Việc tham gia vào nghiên cứu là trên cơ sở tình nguyện, với việc lay mẫu ngẫu nhiên mang lại nhiều đánh giá cao
cho sinh viên Mục tiêu của nghiên cứu nay là xác định các chỉ số của việc lắng nghe
tích cực, dựa trên các tài liệu cụ thé va phân tích dữ liệu thu được một cách mô tả Mục
đích là cung cấp cho giáo viên va học sinh dữ liệu đại diện dé thực hiện giao tiếp mô
phạm một cách hiệu quả Những người tham gia nghiên cứu của này có một vai trò kép:
học sinh va giáo viên của tương lai Nỗ lực của ho dé học các kỹ năng lắng nghe tích cực là một chi báo về năng lực giao tiếp, ngầm biểu là năng lực sư phạm Do đó, chúng
tôi cho rằng học sinh cần phải biết vả thiết lập mức độ phủ hợp của các chỉ số lắng nghe
tích cực trong giao tiếp mô phạm, theo tiêu chí của riêng ho, với tư cách là học sinh hiện
tại và giáo viên tương lai Qua quá trình phân tích dẫn đến kết luận rằng sinh viên của
khoa, những người đã tiễn bộ hơn trong quá trình hình thành ban đầu của nghé dạy hoc, hiểu rõ hơn tam quan trọng của việc lắng nghe tích cực đối với năng lực giao tiếp như một yếu tố cơ bản trong hoạt động sư phạm trong tương lai của họ Nghiên cứu của chúng tôi có the được tiếp tục với việc điều tra ý kiến của giáo viên về lắng nghe tích
cực để cung cấp một quan điềm khác, được duy trì bởi kinh nghiệm phong phú trong
hoạt động mô phạm Hơn nữa, nghiên cứu này có thê được nâng cao với một phân tích
so sánh ý kiến của sinh viên và giáo viên (Flavia va cộng sự, 2016)
Trong nghiên cứu “Thang điểm Thái độ Lắng nghe tích ewe (ALAS): Độ tin cậy
và gid trị trên mau toàn quốc các nhà giáo due Hy Lap” (Active Listening Attitude Seale
(ALAS): Reliability and Validity in a Nationwide Sample of Greek Educators) của
Kourmousi va cộng sự đã đưa ra khang định việc lắng nghe tích cực, nếu chi được sử dung như một ky thuật hoặc một tập hợp các kỹ thuật, có thê không chỉ mâu thuần với
thái độ cơ bản của người dùng mà còn có vẻ trống rỗng, khiến người khác nhận ra bản
chất không chân thực của nó “Muc tiêu của việc lắng nghe tích cực là phát triển sự hiểubiết rõ rang về mối quan tâm của người nói và cũng dé truyền đạt rõ rang mối quan tâmcủa người nghe đối với thông điệp của người nói” Một người nghe tích cực thực sự
cộng tác với người nói va họ cùng xây dựng ý nghĩa được chia sẻ.
H
Trang 22Tuy nhiên, cần phải dé cập rằng, việc lắng nghe tích cực, nêu chỉ được sử dụng
như một kỳ thuật hoặc một tập hợp các kỳ thuật, có thé không chỉ mâu thuẫn với thái độ
cơ bản của người dùng mà còn có vẻ trống rỗng, khiến người khác nhận ra bản chất
không chân thực của nó “Muc tiêu của việc lắng nghe tích cực là phát triển sự hiểu biết
rõ rang về môi quan tâm của người nói và cũng đề truyền đạt rõ rang mỗi quan tâm củangười nghe đối với thông điệp của người nói" Một người nghe tích cực thực sự cộngtác với người nói và họ cùng xây dựng ý nghĩa được chia sẻ Ban đầu, lắng nghe tíchcực được phát trién như một ky thuật của cố van dé lắng nghe hiệu quả khách hàng của
họ, theo cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, nhưng sau đó cũng được áp dụng
trong các tinh huỗng phi trị liệu như một công cụ dé giao tiếp tốt hơn trong các hỗ trợ khác nhau và hỗ trợ cung cấp các ngành nghè ngoài tâm lý học và tư van, ví dụ, nhân
viên y tế va điều dưỡng vả giám đốc điều hành quản lý kinh doanh Do đó, như được
thê hiện qua nghiên cứu mô tả và thực nghiệm của tài liệu, moi quan tam dén việc lắng
nghe tích cực đã mở rộng ra các lĩnh vực khác nhau, từ can thiệp môi quan hệ hôn nhân,
đến tư vấn và hòa giải, mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân, quan hệ y tá - bệnh nhân và thậm
chí cả quan lý khủng hoảng, chăng hạn như đàm phán con tin Phần lớn các ấn phẩm
trong hơn 50 năm tập trung vào thé giới doanh nghiệp va về tác động của việc đảo tạo lắng nghe tích cực của các nhà quan lý đối với sức khỏe tinh thần của người lao động
(Kourmousi vả cộng sự, 2017).
Nghiên cứu “Nhdn thức của học sinh về các tương tác phản hoi hai chiều của
giáo viên tác động đến việc hoc” (Students’ perception of teachers’ two-way feedback
interactions that impact learning) của Fiona và cộng sự đã tiễn hành nghiên cứu và đưa
ra kết quả các hành vi chú ý lắng nghe không lời của giáo viên được học sinh yêu cầu
đề truyền đạt sự quan tam, thấu hiểu va hỗ trợ Giao tiếp bằng mất, nụ cười và cái gật
đầu của giáo viên trong quá trình tương tác phản hỏi hai chiều đã khuyến khích mỗi
quan hệ va hỗ trợ trong việc hoàn thiện khía cạnh quan hệ của phản hồi Những kết qua
nay cũng phù hợp với các tài liệu gần đây rằng các mỗi quan hệ có ý nghĩa giữa giáo
viên và học sinh tạo ra sự liên quan cần có môi trường học tập hỗ trợ Thật thú vị, nhữngkết quả này cũng chứng minh rằng học sinh nhận thức sâu sắc về các hành vi hỗ trợ của
giáo viên tiềm năng tạo điều kiện cho việc học tập thông qua phản hồi Trong khi Sparks
va cộng sự (2015) cũng cho rang giáo viên nuôi dưỡng sự thỏa mãn nhu cau tâm lý của
12
Trang 23học sinh nâng cao động lực nội tại, sự tham gia vả sự tự tin, những biến số kết quả nay
không được nghiên cứu ở đây Như một phần mở rộng cho công việc này, nghiên cứu
trong tương lai có thé kiêm tra những điều nay dé nâng cao hiểu biết của chúng ta (Fiona
và cộng sự, 2019).
Eggenberger trong nghiên cứu “Kỹ nang Lắng nghe Tích cực như những Dự báo
Thành công của Sinh viên Cao đẳng Cong dong” (Active Listening Skills as Predictors
of Success in Community College Students) đã đưa ra nhận định nghiên cứu hiện tai về
kỹ năng làm việc trong giáo dục đại học có xu hướng tập trung vào giao tiếp và tư duy
phản biện là chia khóa cho sự thành công trong lớp học va lực lượng lao động Nghiên
cứu vẻ lắng nghe tích cực, một kỹ năng có khả năng tuyên dụng khác, có xu hướng tập
trung vào các chuyên ngành đại học cụ thể Mục tiêu của nghiên cứu phương pháp hỗn
hợp hiện tại là xem xét khả năng lắng nghe tích cực quan trọng như thé nao đôi với thanh
tích học tập trong lớp học đại học cộng đồng và khám phá quan điểm của sinh viên về
việc lắng nghe tích cực Một mẫu gồm 19 sinh viên đã tham gia kỳ thi AELS, và 4 sinh
viên tình nguyện tham gia phỏng van bán cau trúc Tác giả đã tiễn hành hồi quy bội số
và phân tích mỗi tương quan về điểm số, giới tính và điểm AELS Kết qua chỉ ra rằng
lắng nghe tích cực đường như là một yếu tô dự báo đáng kể về thành tích học tập trong
lớp đại học cộng đồng, và sinh viên đại học cộng đồng cho rằng lắng nghe là một yếu tô cân thiết trong sự thành công của họ Các nghiên cửu trong tương lai có thé mở rộng
dựa trên những kết quả này bằng cách xem xét các lớp và chuyên ngành đại học cộng
đông khác nhau cũng như các biển số dự báo khác (Eggenberger, 2019)
Qua các công trình nghiên cứu trên thé giới, có thé thấy rằng kỹ năng lắng nghe tích cực là một đẻ tài đã được quan tâm từ rất sớm Một SỐ nghiên cứu đã chỉ ra tầm ảnh
hưởng của kỹ năng lắng nghe tích cực đến kết quả học tập của người học như: Beall và
cộng sự (2008) trong nghiên cứu “Hién trang: Lắng nghe trong giáo đục”, tác giả
Canpolat va cộng sự (2015) trong “Các chiến lược lắng nghe tích cực để thành công
trong học tập của sinh viền đại học ”, tac gia Fiona và cộng sự (2019) trong nghiên cứu
“Nhận thức của học sinh về các tương tác phản hôi hai chiêu của gido viên tác độngđến việc học ” hay tác giả Eggenberger (2019) trong nghiên cứu “Kỹ năng Lắng nghe
Tích cực như những Dự báo Thành công của Sinh viên Cao đẳng Cộng dong” Bên cạnh
đó, cũng đã có một số nghiên cứu cho thay vai trò của kỹ năng lắng nghe tích cực dé
13
Trang 24thiết lập các mối quan hệ trong môi trường giáo dục như nghiên cứu của tác giả
MeNaughton và cộng sự (2008) trong “Hoe cách lắng nghe: Dạy chiến lược lắng nghe
tích cực dé cho các chuyên gia giáo duc trước khi vào nghé”, tac gia Castro và cộng sự (2013) trong “Vai trò của việc lắng nghe tích cực trong moi quan hệ giữa giáo viên và
phụ huynh và vai trò điều tiết của phong cách gắn bó " hay tác giả Flavia và cộng sự
trong “ẩm quan trọng của các yếu tô lắng nghe tích cực trong giao tiếp mang tính mô
phạm: Góc nhìn cia người hoc” Các tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ nang lắng nghe tích cực đặc biệt là ở sinh viên sư phạm - những nhà giáo
đục trong tương lai.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong nghiên cứu “Nang lực giao tiếp của sinh viên trường đại học Trà Vinh” của
tác giả Phạm Văn Tuân, nghiên cứu được tiền hảnh trên 178 sinh viên hệ chinh quy cácngành Luật, Sư phạm mam non, Quan trị văn phòng; Xét nghiệm y học Trường Đại học
Trà Vinh với phương pháp nghiên cứu như: điều tra, bảng hỏi, phỏng vẫn sâu vả quan sát Kết quả nghiên cứu cho thay năng lực giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Tra Vinh ở mức khá Trong đó, một số năng lực khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình
giao tiếp, bao gồm: “Lam chủ cảm xúc, hanh vi của bản thân”, “Thé hiện sự chủ động,
tích cực trong quá trình giao tiếp”, *Thẻ hiện sự lắng nghe", “Van dụng các yếu tổ phi
ngôn ngữ (như ánh mắt, nét mặt, nụ cười ) trong quả trình giao tiếp”, “Lua chọn va sửdụng ngôn từ trong truyền đạt thông tin đến đối tượng giao tiếp (đặc biệt là giao tiếpbằng lời nói)”, “Duy trì và phát triển cuộc giao tiếp” được đánh giá ở mức thấp hơn Kết
quả này cho thấy năng lực thực hiện các hoạt động phức tạp trong quá trình giao tiếp như lắng nghe, vận dụng ngôn ngữ và các yếu tô phi ngôn ngữ trong giao tiếp, xử lí tình
hudng nay sinh trong quá trình giao tiếp của sinh viên còn những hạn chế nhất định Qua
phỏng vấn một số giảng viên vẻ năng lực thực hiện quá trình giao tiếp ở sinh viên chúng
tôi thu được két quả tương tự, đa số giảng viên nhận định năng lực thực hiện các hoạtđộng đơn giản trong quá trình giao tiếp như chao hỏi, giới thiệu làm quen ở sinh viên
là khá tốt nhưng khả năng thực hiện các hoạt động có tính phức tạp hơn như lắng nghe, phản hồi, thảo luận còn nhiều hạn chế Cô X.M, nhận định “nhìn chung năng lực thực hiện quá trình giao tiếp của sinh viên ở mức Khá, tuy nhiên khả năng lắng nghe, phản
14
Trang 25hỏi, điều khiến quá trình giao tiếp của sinh viên chưa thực sự hiệu qua” (Phạm Van
Tuân, 2015).
Nghiên cứu “Nhu cau và kÿ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Can Thơ”
của tác giả Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lẹ đã khăng định giao tiếp vừa là khoa
học vừa la nghệ thuật vậy nên giao tiếp giỏi cần có những kỹ năng trong đó quan trọngnhất là kỹ năng biết lắng nghe Có nhiều nghiên cứu cho rằng người ta cần 45% thờigian cho lắng nghe và 55% thời gian còn lại cho cả ba hoạt động: đọc, viết, nói trong
quá trình giao tiếp [ ] Kết quả cho thay sinh viên đánh giá kỹ năng biết lắng nghe của
họ trong giao tiếp là cao nhất Nhìn chung, kết qua tự đánh giá các kỳ năng không khácnhau giữa các nhóm nam và nữ, nông thôn và thành thị nhưng khác nhau nhiều giữa các
nhóm năm nhất và năm tư, hoặc nhóm có kinh tế gia đình khác nhau Cụ thé sinh viên
năm tư đánh giá cao các kỹ năng hơn sinh viên năm nhất, sinh viên thuộc gia đình khókhăn và khá giả thì lại đánh giá các kỹ năng tốt hơn sinh viên thuộc gia đình trung bình
(Tran Thị Phụng Hà & Nguyễn Ngọc Le, 2015).
Hoàng Thị Thu Hiền và cộng sự trong nghiên cứu “Xay dựng bộ học liệu và mô
hình huấn luyện hệ thống kỳ năng mềm cho sinh viên khối ngành Sư phạm Kỹ thuật
theo hướng sư phạm tương tác” đã tiền hành thử nghiệm mô hình huấn luyện ky nang mém cho sinh viên khối ngành Sư phạm Kỹ thuật tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chi Minh trên 27 sinh viên, với 3 lần thực hiện thực nghiệm cho 3 kỹ
năng là: Kỹ năng tự nhận thức bản thân; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe
Kết quả thực nghiệm đã cho thay điểm trung bình theo kết quả thực nghiệm cúa ba kỹnăng đều lớn hơn hoặc bang 2,5 (Kỹ năng tự nhận thức ban than: 2,8; kỹ năng làm việc
nhóm là 2,5; kỹ năng lắng nghe là 2,6) Trong đó, ở kỹ năng lắng nghe, các tác gia đã đưa ra nhận định đây 1a một kỹ năng giúp mỗi cá nhân biết tôn trọng người khác dé gặt hái được những thành công nhất định trong giao tiếp Kỹ năng này đã được nâng lên hang nghệ thuật - Nghệ thuật lắng nghe Rất nhiều người lầm tưởng rằng nghe va kỹ
năng lắng nghe là một Có lẽ vì thế mà kỹ năng lắng nghe không mấy được chú trọngrèn luyện Sau khi được tập huấn về kỹ năng lắng nghe, sinh viên đều nhận ra đượcnhững lợi ích mà kỹ năng lắng nghe mang lại Trong mỗi chúng ta, ai cũng rất muốnđược người khác tôn trọng mình khi giao tiếp, điều đó có nghĩa là, khi mình nói, người
15
Trang 26khác tập trung chú ý lắng nghe Vậy nên, khi biết lắng nghe sẽ làm thỏa mãn nhu cầucủa người nói, thu thập được nhiều thông tin, hạn chế những sai lầm trong giao tiếp,ngoai ra còn giải quyết được nhiều van dé Đặc biệt, khi biết lắng nghe sẽ tạo được
không khí lắng nghe nhau trong giao tiếp Ngoài ra, trong nhật kí học tập cá nhân, sinh
viên con phan ánh lại những điều họ học được thông qua hoạt động huấn luyện kỹ năng
lắng nghe của giảng viên như: giúp bản thân thay đổi, thân thiện với mọi người; thu
được nhiêu thông tin từ người nói; biết tạo thiện cảm với mọi người trong giao tiếp; biếttôn trọng người khác trong giao tiếp Điểm đáng chú ý khi tiến hành thực nghiệm ky
năng lắng nghe là phải hình thành được những hành động cụ thé cho sinh viên Nếu có
được những hành động nảy chứng tỏ sinh viên đã có kỹ năng lắng nghe Hành động mà
sinh viên làm tốt hơn cả là tạo không khí bình đăng, cởi mở Hầu như tắt cả sinh viên
đều lam tốt việc này Tuy nhiên, vì mới chỉ tham dự và luyện tập trong một khoảng thời
gian hạn hẹp ở lớp thực nghiệm, nên không thẻ đòi hỏi sinh viên có thể làm thuần thục
và đạt được kết quả như mong đợi Đây là những hành động cần phải được luyện tậpnhiều trong các tình huống giao tiếp hàng ngày một cách có ý thức Có luyện tập nhiều
thì mới biết cách gợi mở, biết bộc lộ sự quan tâm đến người nói Và để có thể đặt ra
được những câu hỏi phản ánh lại những gi ma người nói vừa trinh bày thì cảng phải
luyện tập nhiều hơn nữa (1 loàng Thị Thu Hiền và cộng sự, 2016).
Nghiên cứu “Thue trạng kỹ năng lam việc nhóm của sinh viên” của tac giả Trương
Thị Hoa, đã điều tra trên 186 sinh viên năm thứ nhất Trường Dại học Sư phạm Hải
Phòng, kết qua cho thấy: Kỹ năng định hướng, kỹ năng tiên hành làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo kết qua, kỹ năng tong kết và đánh giá kết quả làm việc nhóm của sinh viên
đạt ở mức độ trung bình và thấp Xếp ở vị trí thứ ba là nhóm kỹ năng tiễn hành làm việc(PTB = 2.54) Khi làm việc nhóm, déi hỏi sinh viên phái có những kỹ năng như lắng
nghe, tông hợp ý kiến của các thành viên, giải quyết mâu thuẫn, đưa và nhận thông tin
phản hdi, Qua quá trình quan sát, các tác giả nhận thấy sinh viên còn nhiều điều hanchế khi thực hiện những kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe và đưa ra những ý
kiến nhận xét cũng như nhận lại những thông tin góp ý của các cá nhân khác Họ chi biết đưa ra thông tin của mình, đến khi người khác đưa ra ý kiến thì họ nghe một cách thờ ơ khi có ai góp ý thì họ cảm thấy không hài lòng.
l6
Trang 27Trong nhóm kỹ năng tiễn hành làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe xếp ở vị trí thứ
3, ở kỳ năng này, sinh viên cũng chỉ đạt mức độ trung bình (DTB=2.52) Kỳ năng này
thé hiện ở chỗ lắng nghe, ghi chép day đủ những nội dung các thành viên trình bảy khi
làm việc nhóm và ghi lại những thắc mắc dé sau đó cùng bàn luận; chăm chú nhìn người
nói, thính thoảng gật đầu Qua quan sát, tác giả nhận thấy rất it sinh viên thực hiện tốt
điều này Phần lớn họ chỉ ngồi lắng nghe mà không tập trung chú ý và khi cần nêu ý
kiến đánh giá thì sẽ đùn đây nhau trả lời hoặc không có ý kiến do chưa tập trung lắng
nghe Qua trao đôi, sinh viên nói rằng: *Đôi lúc trong khi làm việc nhóm em cũng không
lắng nghe các bạn nói gì vì em thấy nội dung không hap dẫn ma dài dòng Thinh thoảng
lúc nao mệt quá em cũng chăng tập trung được chỉ ngồi góp mặt cho đủ thôi.” (Trương
Thị Hoa, 2016).
Một số nghiên cứu đã chỉ ra có 5 cấp độ của lắng nghe:
- Không nghe, tức là không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tat ca những gingười nói nói Biêu hiện của cấp độ đầu tiên của các cấp độ nghe này là nói chuyện riêng
hay làm việc khác khi người nói đang nói trong quá trình giao tiếp hay trong hoạt động
giao tiếp
- Nghe giả vờ, là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về một
van đẻ khác hoặc không quan tâm và không hiểu được thông tin của người nói Gat dau,
chăm chủ nghe nhưng không hiểu nội dung và thính thoảng có những hảnh vi, cử chỉtrái ngược với nội dung mà người nói muốn chuyên tải là những biểu hiện của nghe giả
vờ.
- Nghe có chọn lọc, là người nghe chỉ nghe một phần thông tin và nghe những gì
minh quan tâm, ưa thích Biểu hiện của cấp độ nghe này là nghe nhưng vẫn có lúc phân
tâm vào việc khác, trong lúc lắng nghe thì thỉnh thoảng vẫn nói chuyện hay lam việc
riềng.
- Nghe chăm chú, lả tập trung lắng nghe vảo lời người khác noi và có gắng đẻ hiểu
họ Ở kiểu nghe này, người nghe tập trung vào người đối thoại, không làm việc riêngnhưng không có các cử chi thé hiện mình hiểu thông tin người nói đang đưa ra và khuyến
khích họ nói.
17
Trang 28- Nghe thâu cảm, là kiều nghe ma người nghe không chi chăm chú lắng nghe macòn đặt mình vào vị trí của người nói đẻ có thé hiểu họ một cách thấu đáo, sâu sắc Khi
nghe thấu cam, ta không chỉ hiệu được những thông điệp ma người nói muốn chuyên tải
mà còn hiểu được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ Lúc này việc lắng nghe không chỉ
bằng trái tim mà bằng cả trái tim va khối óc Sự chăm cha, các câu hỏi gợi mở, các hành
vi đáp ứng và khuyến khích người nói là biéu hiện của hình thức lắng nghe nay (Huỳnh
Văn Sơn (chủ biên), 2017, tr 140) Đây cũng 1a cấp độ cao nhất của lắng nghe, hay có thé hiéu nó chính là lắng nghe tích cực.
Theo D Torrington, 75% các thông báo bằng miệng không được chú ý đến, bị hiểusai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn kha năng nam bắt được những ¥ nghĩ sâu sắc
trong lời nói của người khác thì càng hiểm hơn Điều này chứng tỏ rằng, để lắng nghe
có hiệu qua không chi đơn giản là: muốn lắng nghe thi dừng nói ma còn có nhiều yếu tổkhác ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe: tốc độ tư duy, sở thích, sự phức tạpcủa van dé, thiểu kiên nhẫn, thiếu kỹ năng lắng nghe, thiểu quan sát khi nghe, những
thành kiến định kiến tiêu cực, những thói quen xấu khi lắng nghe (Huỳnh Văn Sơn (chủ
biển), 2017, tr 141).
Trong “Vai rò của người Thay trong việc phát huy tính chi động, tích cực của sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội” tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai đã khang
định người thầy phái là người luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu học trò: Lắng nghe không
chi đơn giản là sự định dạng và lưu giữ thông tin mà cả việc chon loc, phân tích và thông
hiểu Người thay cần biết lắng nghe thấu cảm, đặt mình vao vị trí, tình cảm của trò déhiệu được họ có cảm nghĩ như thế nào Khi nghe thấu cảm người thầy phải đi sâu vào ý
kiến của học trò, qua đó phát hiện, nhìn nhận van dé theo cách nhìn của trò, hiểu được
tâm tư tình cảm của họ Bởi vì bản chất của tôn trọng là sự thừa nhận hay ghi nhận sự
tồn tại của bên kia như là chính họ chứ không phải là họ theo kiểu mình hoặc mình mong
muôn.
Trong nghe thấu cảm, người thay sẽ không chỉ nghe bằng tai, ma quan trọng hơn
là nghe băng mắt, bang cả trái tim dé hiểu được những cảm xúc, nhu cầu của trỏ, Lắng
nghe không chỉ những điều trong lời nói mà cả những gì không nói lên được, những gì
bộc lộ qua ngôn ngữ không lời: ánh mắt, nét mặt, tư thé, điệu bộ Muốn vậy, mỗi người
18
Trang 29thay phải quan sát cả thái độ người nói cộng với phan đoán, sự trải nghiệm trong cuộcsông, hoặc cần có sự đồng cảm giao thoa giữa người nói với trò thì mới có thé thầu hiểu
được “ý tại ngôn ngữ" của thông tin (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2018).
Còn đổi với tác giả Đồng Thị An Sinh trong “Day tích hợp kỹ năng nghe - nóitiếng Anh dé cải thiện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh” đã đưa ra nhận định trong quá trình tương tác, mỗi người nói
đóng một vai trò kép - vừa là người nghe vừa với tư cách là một diễn giả Vì vậy, “nói
có liên quan chặt chẽ hoặc đan xen với nghe, đó là cơ chế cơ bản ma thông qua đó các
quy tắc của ngôn ngữ được nội tại hóa” Khi nói, mọi người đưa ý tưởng thành lời nói,nói về nhận thức, cảm giác và ý định Người nói muốn người khác nghe, nhận thông tin
và hiểu Điều đó cho thay rằng hoạt động nói không chỉ đơn thuần là một hành động cá
nhân, trong đó yêu cầu người nghe lắng nghe và có thé phản hôi Một trong những vaitrò khá quan trọng của nghe hiểu trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ là: nghe được thừa
nhận đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc phát triển khả năng nói Theo đó chúng ta
tự hiểu rằng giao tiếp hiệu quả sẽ luôn là sự gan kết hiệu quả hai kỹ năng nghe - nói
(Đồng Thị An Sinh, 2021).
Tại Việt Nam, kỹ nang lắng nghe tích cực trong giao tiếp vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, đa số các bài nghiên cứu đều tập trung đi sâu vào kỹ năng giao tiếp
của sinh viên còn kỹ năng lắng nghe hoặc kỹ năng lắng nghe tích cực chi la một phan
nhỏ trong số những kỹ năng góp phan hình thành kỹ năng giao tiếp
1.2 Cơ sở lý luận về van đề nghiên cứu
1.2.1 Một số vấn đề lý luận về kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng: Có nhiều quan niệm về kỹ năng Theo Từ điền tiếng Việt: "Kỹ năng là
khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vao thực
té” (Hoàng Phê, 2000).
Theo từ điển Tâm lý: “K¥ năng là cách thức thực hiện hành động đã được chủ thé
tiếp thu, được đảm bảo bằng tập hợp các tri thức và kỳ xảo đã được lĩnh hội" (NguyễnKhắc Viện, 2011)
19
Trang 30Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình cho rằng: “K¥ năng là sự thực hiện có kết quả một
công việc nào đó (lao động chân tay hay nhận thức) băng cách vận dụng những tri thức,
những kinh nghiệm đã có đê hành động phủ hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cho phép" (Nguyễn Thị Thể Binh, 2014) “K¥ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Khi lặp đi lặp lại một hanh động nào đó, con người sẽ có được ki năng”.
Nhu vậy, có thể hiểu ky năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động
(công việc) nao đó bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp
trong những điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định (Đầu Thị Thu, 2020).
- Lắng nghe: Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 2003), lắng nghe là tập
trung hết sức dé thu nhận cho được âm thanh
Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với trạng thai chú ý Lắng
nghe giúp con người hiểu được nội dung thông tin va cả những trạng thai cảm xúc, tinhcảm của người nói một cách hiệu quả trong giao tiếp (Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), 2017,
tr 139).
- Lắng nghe tích cực là một cách lắng nghe và phản hồi người khác, giúp cải thiện
sự hiểu biết lẫn nhau, và bao gồm ba thái độ đồng cảm, đồng lòng và quan tâm tích cực
vô điều kiện, được gọi là thai độ lay con người lam trung tâm (Mineyama & cộng sự,
2007).
Lắng nghe tích cực, như được định nghĩa chung nhất, là nỗ lực thẻ hiện sự chấpnhận vô điều kiện và phản ánh không thành kiến của nhà trị liệu về trải nghiệm của thânchu Lắng nghe tích cực yêu cau người nghe cô gắng hiểu sự hiểu biết của chính người
nói về trải nghiệm mà không có bat kỳ điễn giải nào của chính người nghe can thiệp vào
sự hiểu biết của họ về người khác (Harry và cộng sự, 2010)
Hau hết các định nghĩa về lắng nghe tích cực hoặc lắng nghe tích cực - thấu cam
được xây dựng dựa trên định nghĩa của Rogers vẻ lắng nghe tích cực, đó la“ khả năng nhận thức khung bên trong của người khác một cách chính xác, với các thành phần cảm xúc và ý nghĩa như thé chính là người kia vậy” (Jonsdottir & Fridriksdottir, 2020).
Lắng nghe tích cực là một cách quan trọng dé mang lại những thay đổi trong con người Mặc dù quan niệm phô biến rằng lắng nghe là một cách tiếp cận thụ động, nhưng
20
Trang 31bằng chứng lâm sàng và nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng lắng nghe nhạy cảm là tác
nhân hiệu quả nhất cho sự thay đôi tính cách cá nhân và phát triển nhóm Lắng nghe
mang lại những thay đôi trong thái độ của mọi người đối với bản thân và những người khác; nó cũng mang lại những thay đổi trong các giá trị cơ bản và triết lý cá nhân của
họ Những người được lắng nghe theo cách mới và đặc biệt nảy trở nên trưởng thành
hơn về mặt cảm xúc, cởi mở hơn với kinh nghiệm của họ, ít phòng thủ hơn, dân chủ hơn
va it độc đoán hon (Rogers & Richard, 1957).
Thuật ngữ “lắng nghe tích cực” được chính thức đặt ra boi Gordon (1975) như một
mô tả về một tập hợp các kỳ năng bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cần thiết để giao tiếphiệu quả giữa cha mẹ và con cái mặc dù nguồn gốc của việc lắng nghe tích cực có thé
được tim thấy trong các nghiên cứu trước 46, Lắng nghe tích cực, hoặc thấu cam có the
được Carl Rogers (1951) coi như một nên tảng của tâm lý nhân văn của mình Ké từ khiđược giới thiệu, lắng nghe tích cực đã trở thành một yếu tố phô biến của các chươngtrình đào tạo giao tiếp trên nhiều lĩnh vực cá bên trong và bên ngoài cơ sở trị liệu (Harry
và cộng sự, 2010).
Sự khởi đầu của việc lắng nghe tích cực có thé được tìm thay trong lý thuyết nhân
văn của Carl Roger, một lý thuyết tập trung vào con người kỹ năng giao tiếp và khả
năng thành thật và tự bộc lộ của họ Lắng nghe tích cực theo phương pháp lấy con người làm trung tâm dựa trên các thái độ cơ bản của người ding vả có nghĩa lả lắng nghe hiệu quả và không thụ động đối với người khác Nó được mô tả là một quá trình gồm nhiều
bước, bao gồm các kỹ thuật như đưa ra nhận xét, xây dựng câu hỏi thích hợp, dién giải
và tóm tắt, dé thé hiện sự hiểu biết day đủ và xác minh điều đã nói Nó cũng bao gồm
duy trì giao tiếp bằng mắt, sử dụng các cử chỉ không lời khuyến khích như gật đầu hoặc
mim cười, và không ngất lời người nói (Kourmousi va cộng sự 2017).
Từ những tìm hiểu vẻ khái niệm của kỹ năng lắng nghe tích cực từ nhiều tác giả,
chuyên gia, người nghiên cứu đưa ra khái niệm: &ÿ năng lắng nghe tích cực là kha năngtập trung nghe người khác nói, ngừng suy nghĩ (không suy nghĩ bắt cứ điều gì khác
trong dau), và duy trì kết noi bằng các cứ chỉ phi ngôn ngữ Mục đích của lắng nghe tích cực là dé có được thông tin, hiểu được người nói đang nói gi, tập trung cả vào những
biểu hiện phi ngôn ngữ của họ, không phán xét, đánh giá hay đưa ra bat kỳ nhận định
21
“
Trang 32nao theo quan điểm cá nhân, nghe và hiệu toàn bộ những gi họ nói va thé hiện như thé
chính bản thân mình là họ.
1.2.2 Đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm
Theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa (2008), thuật ngữ sinh viên có gốc từ tiếng La
tinh "Studens", nghĩa là người lam việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức Sinh viên lànhững người đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tỉnh thầncủa xã hội Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hộicủa họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của
mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghé Về tuổi sinh học, đa số sinh
viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi một số ít có tuôi đời thấp hoặc cao hơntuôi thanh niên Vì vậy, sự phát triển và trưởng thành vẻ giải phẫu và sinh lí của tuôi
thanh niên la đặc trưng cho lứa tuôi sinh viên (Dương Thị Diệu Hoa, 2008).
O mỗi lứa tuôi khác nhau sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau, chịu sự chỉ phôi
của hoạt động chủ đạo va ở mỗi đối tượng khác nhau cũng vậy Ở đây, dé tài đề cập đến
sinh viên sư phạm vì vậy sẽ chỉ tập trung vào đặc điểm tâm lý ở sinh viên sư phạm với
hoạt động chủ đạo là học tập đẻ tiếp thu kiến thức, hình thành các kỳ năng, kỹ xảo phục
vụ cho công tác giảng dạy trong tương lai.
Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm:
- Sự phát triển nhận thức: Học tập của sinh viên noi chung vả sinh viên sư phạm
nói riêng là hoạt động trí tuệ, đòi hỏi sự lựa chọn của tri giác và trí nhớ, trí trong tượng
sáng tạo; sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế uyên chuyên của nhiều thao tác tư duy như: So
sánh, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa, tông hợp Trong tư duy sinh viên sư phạm luôn thẻ hiện khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phê phán và sự hoài nghỉ
khoa học (Lê Minh, 2019) Bên cạnh việc học tập ở lớp thông qua việc lắng nghe giảng
viên, thực hành hay thảo luận nhóm, họ có khả năng tự học tập và tự nghiên cứu ngoài
Trang 33giữa mong muôn học tập sâu rộng các môn học với yêu cầu giải quyết nhiệm vụ học tậptheo chương trình nội dung đào tao; mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức học tập lớn, cần
thiết, da dang với thời gian, phương pháp học tập còn hạn chế (Lê Minh, 2019) Sinh
viên nói chung hay sinh viên sư phạm nói riêng có một số nét tâm lý điển hình như: khá
năng tự ý thức cao, có tinh cảm nghề nghiệp, có năng lực, tình cảm trí tuệ phát triển
(luôn khao khát tìm tòi, khám phá những cái mới), nhu cầu, khát vọng thành công thích
giao lưu, cộng tác, nhiều mơ ước, hoài bão và thích trải nghiệm đề tích lũy những kinhnghiệm mới cho bản thân, đám đối mặt với thử thách Tuy nhiên, một số sinh viên cũngcho thay những điểm còn hạn chế của bản thân cũng như của những sinh viên khác do
nhiều lý do khác nhau như thiếu kinh nghiệm và cơ hội vận dung, tiếp xúc; văn hóa nha trường; hay ý thức cá nhân còn hạn chế (Dương Thị Hồng Hiểu và cộng sự, 2021) Dé
có thé giải quyết được những mâu thuẫn nảy, sinh viên sư phạm cần phải có sự quyết
tâm, chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập dé chuyền những yêu cầu nhiệm
vụ học tập theo quy định của chương trình đảo tạo thành nhu cầu bên trong cla mỗi cá
nhân tạo ra động lực cho sự phát triên trí tuệ và các phâm chất nhân cách đáp ứng yêucầu của nghề nghiệp trong tương lai
- Sự phát trién tự ý thức được thê hiện qua việc sinh viên sư phạm nhận thức rõ
rang về năng lực, phâm chất, mức độ phù hợp của bản thân với nghề nghiệp, qua đó họ
sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rén luyện va thẻ hiện bằng hanh động học tap, thựctập nghề hay nghiên cứu khoa học Nhờ kha năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có
thé nhìn nhận, xem xét năng lực, kết qua học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thai
độ phương pháp học tập của ho Đặc điểm tâm lí này vừa là biểu hiện cao của mức độ phát triển trí tuệ, vừa đòi hỏi sự phát triển các chức năng tâm lý như: tư duy, trí nhớ,
tưởng tượng, chú ý va quá trình giải quyết các mối quan hệ xã hội (Lê Minh, 2019)
Đa số sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng bản thân mình cũng như những sinh viên
năm 4 cùng nganh thành thạo những kiến thức môn học sé day trong tương lai Tuynhiên, gần phân nửa sinh viên tham gia nghiên cứu cho rằng bản thân mình và nhữngsinh viên năm 4 khác vẫn còn chưa thành thạo một số nội dung cụ the ( Dương Thị Hồng
Hiểu và cộng sự, 2021).
Trang 34- Đời sông xúc cam, tinh cảm: Đây là thời điểm phát trién mạnh nhất về tinh cảm
trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thâm mĩ Những tình cảm này biểu hiện phong phú trong qua trình hoc tập vả đời sông của sinh viên Tinh cảm trí tuệ của sinh viên biểu hiện tích cực đối với việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; ở việc tự khám phá, lựa chọn, vận dụng sáng tạo các phương pháp và phương tiện học tập phủ hợp với điều kiện
môi trường và hình thức tổ chức day học nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ họctập (Lê Minh, 2019) Sinh viên sư phạm với sứ mệnh quan trọng trong sự nghiệp trồngngười đòi hỏi họ có sự tích cực trong việc rèn luyện các kỹ năng mềm, năng lực chuyên
môn phục vụ cho quá trình học tập và nghé nghiệp trong tương lai
- Tỉnh cảm đạo đức vả tình cảm thâm mĩ của sinh viên có chiều sâu rõ rệt, biêu
hiện ở chỗ: sinh viên sư phạm có thể lí giải, phân tích một cách có cơ sở những gì mà
họ yêu thích, sinh viên có cách nghĩ riêng, có phong cách riêng (Lê Minh, 2019) Họ
mong muốn thé hiện bản thân, khẳng định mình cũng như được tôn trọng Do vậy trong
quá trình hợp tác làm việc nhóm khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về quan điểm Đòi hỏi sinh viên cần biết lắng nghe người khác một cách tích cực và tôn trọng ¥
kiến của mọi người, từ đó xây đựng các ý tưởng dé nhóm có thé hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
- Sự phát triển động cơ học tập và định hướng giá trị: Trong hoạt động học tập của
sinh viên sư phạm, có sự phát trién mạnh về động cơ học tập và định hướng giá trị xã
hội có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp tương lai Khi có niềm đam mê và yêu thíchvới ngành nghề đã chon, họ sẽ có động lực tích cực học tập dé tiếp thu hệ thông các tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo của chuyên ngành ho đã chọn Từng bước áp dụng vốn tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo đã lĩnh hội vào các hoạt động của xã hội thông qua đó sinh viên tự đánh
giá, trau đôi và nâng cao năng lực nghề nghiệp của ban thân.
1.2.3 Một số vấn đề lý luận về kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên sư phạm
Trong môi trường học đường, đã có những nghiên cứu tập trung vào việc cải thiện
kỹ năng nghe và kỹ năng xã hội của trẻ em, vì các nhà giáo duc đã phan nàn về việc họcsinh của họ không có kha năng lắng nghe can thận va chú ý Tuy nhiên, kỹ năng lắng
nghe của người lớn thường không đủ và giáo viên có thê có những kỳ vọng ở trẻ em cao hơn ở họ Chất lượng lắng nghe đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa giáo
24
Trang 35viên và học sinh Kết quả là, kỹ nang lắng nghe tốt sẽ giúp phát triển và duy trì các mốiquan hệ tích cực và tình cảm của tất cả những người tham gia vào quá trình giáo dục.
Một chỉ số về năng lực sư phạm của giáo viên là khả năng trở thành người đối
thoại hiệu quả dé học sinh hứng thú theo đõi và thẻ hiện thái độ lắng nghe tích cực, đặc
biệt là khi việc lắng nghe tích cực được dạy và thực hiện giống như bất kỳ năng lực giaotiếp nào khác (Paus, 2006)
Paus (2006) đã đề xuất tập hợp các chỉ sé ling nghe tich cye sau đề sử dụng nhằmcải thiện liên tục khía cạnh cơ bản của giao tiếp hiệu quả này: giao tiếp bằng mắt, tậptrung vào nội dung, tiếp thu ý tưởng mới, linh hoạt trong ghi chép, lắng nghe toàn bộ
thông điệp diễn giải thông điệp, câu hỏi mở và tông hợp thông điệp Theo Paus, trong
bat kỳ cuộc giao tiếp nào, giao tiếp bằng mắt có thé trở thành yếu tô quyết định kha năng
lắng nghe tích cực vì nó cho thấy thái độ tích cực đối với người đối thoại va sự quan tâm
đến thông điệp Cái sau có thể được chuyền sang tập trung vào nội dung, ngụ ý định
hướng và tập trung của hoạt động nhận thức dưới dang thông điệp mang tính mô tả [ ].
Người ta thường thừa nhận rằng học sinh cởi mở với những ¥ tưởng, quan điềm và quan
điểm mới liên quan đến nhiều nội dung giáo dục Thái độ này đối với cái mới sẽ phát
trién chân trời nhận thức của học sinh và nêu được tiếp thu đúng cách theo thời gian có
thé trở thành một nét tính cách [ ] Trong bat kỳ giao tiếp nào, các câu hỏi dẫn dat thao
luận theo một số lộ trình nhất định, để tạo điều kiện khám phá thông tin mới, loại bỏ sự
mơ hé va hiéu lầm hoặc nhấn mạnh sự hiểu biết Các vai trò tương tự cũng áp dụng chocác ngữ cảnh mô phạm, vì các câu hỏi nhằm kích hoạt quá trình tìm kiếm thông tin, giảiquyết van dé và bắt đầu các quá trình tranh luận, trong số các chức năng khác Câu hỏi
mở của học sinh được tạo ra và điều chỉnh theo thông tin cụ thé, thé hiện sự tập trung của học sinh vảo nội dung, đồng thời đưa ra phản hồi phủ hợp cho giáo viên (Paus,
2006).
Theo Anghel (2003), diễn dat là diễn đạt củng một nội dung bằng tir ngữ hoặc hìnhthức khác nhau Vai trò của nó là đảm bảo nắm bắt được bản chất của thông điệp, do đó
trao cho ngưởi đối thoại sự chắc chắn rằng họ đang được lắng nghe (Anghel, 2003).
Trong quyền sách bán chạy nhất 7 thói quen tốt của Sunnyvale Kids, đã đề cậptrong Thói quen 5: “Tim cách thấu hiểu, sau đó được thấu biểu,” nhấn mạnh đến giao
25
Trang 36tiếp và chức nang lắng nghe dé thấu hiểu người khác Do đó, việc đảm bảo giáo viênđược dao tạo về kỳ năng lắng nghe tích cực trong quá trình đào tạo chính thức của họ
có thê rất có gia trị (Castro và cộng sự, 2013)
Malureanu và Brebulet (2014), đã nhận định một chi số khác, được kết nỗi chặt
chẽ với chỉ số trước đó, là lắng nghe toàn bộ thông điệp, điều nảy thê hiện sự sẵn sànglắng nghe, kha năng theo dõi thông tin được truyền đi và sự hiểu biết về thông tin được
truyền đạt Do đó, người ta nên tránh ngắt lời người nói và dé họ trình bày hết ý dé người
ta hiéu đúng thông điệp của họ (Malureanu & Brebulet, 2014).
Trong quá trình học tập, hình thức lắng nghe lý tưởng là lắng nghe tích cực Không
giống như những người nghe thụ động chỉ tìm cách lưu giữ những ý tưởng trong tâm trí
của họ, những người nghe tích cực vừa sản sinh ra những suy nghĩ vừa chia sẻ những
suy nghĩ đó bằng cách thé hiện chúng bằng ngôn ngữ va biểu hiện phi ngôn ngữ Các
dấu hiệu bên ngoài có thể quan sát được của việc lắng nghe tích cực dựa vào những yếu
tô sau: sự háo hức của người nghe, sự chú ý, sự chuân bị trong quá trình học tập, tâmtrạng trong suốt quá trình va các cử chi, nét mặt, giọng nói, tư thé, sự phản héi (Canpolat
vả cộng sự, 2015).
Topornycky & Golparian (2016) đã xác định năm kỹ thuật lắng nghe tích cực
chính:
1 Tập trung chú ý: Điều nảy được thực hiện bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt
với người nói, gạt bỏ những suy nghĩ gây xao nhãng sang một bên, tránh đưa
ra những câu tra lời trong khi lắng nghe, tránh bị phân tâm và lắng nghe ngôn
ngữ cơ thê của người nói.
N Thể hiện rằng bạn dang lắng nghe: Điều này được thực hiện bằng cách thỉnh
thoảng gật đầu, mim cười, có tư thé cởi mở và mời mọc, đồng thời khuyến
khích người nói bằng những lời nhận xét nhỏ như “vang”, “uh huh”, v.v.
3 Cung cấp thông tin phản hồi: Điều này liên quan đến việc phan ánh, lam rõ các
giả định của người nghe và xác nhận sự hiểu biết về những gì được nói Điều
này được thực hiện thông qua việc đặt câu hỏi làm rõ, dién giải và cung cap
bản tóm tắt những gì đã nói.
Trang 37Tri hoãn phán xét: Điều này có nghĩa là dé cho người nói giao tiếp ma không
bị gián đoạn, dé họ nói hết từng điểm trước khi đặt câu hỏi và không ngắt lời
họ bằng những lập luận phản bác.
Phản hồi thích hợp: Điều này có nghĩa là phản hồi cởi mở và trung thực, đồng
thời đối xử với người khác theo cách mà chúng ta nghĩ rằng họ sẽ muốn được
đôi xử.
Còn theo Marin Valchev (2021) thì:
Giao tiếp bằng mắt: là một yếu tô cơ bản của nghỉ thức kinh doanh và kỹ thuậtlắng nghe tích cực chính Giao tiếp bằng mắt trong suốt cuộc trò chuyện chongười nói thấy rằng bạn chú ý đến anh ấy và bạn thực sự quan tâm đến những
gì anh ấy nói.
Tránh bị phan tâm: khả năng tránh bị phan tam cũng là một trong những kỹ
năng lắng nghe tích cực và tốt Có rất nhiều ví dụ về sự phân tâm chăng hạn
như suy nghĩ của chúng ta, điện thoại di động, thiết bị, âm nhạc, hoạt động bên
lề, những người khác, v.v Học cách tránh những điều gây xao nhãng này nều không chúng có thé phá hỏng cuộc trò chuyện của bạn.
Cử chi cơ thẻ: Cử chi cơ thé và ngôn ngữ là cả một khoa học Bạn cần phải rat
quen thuộc với các cử chỉ cơ thê hiệu quả vì chúng là một trong những kỹ thuật
lắng nghe tích cực chính Cử chỉ cơ thể của bạn cho người nói biết bạn có lắng
nghe cân thận hay không.
Dua ra phản hồi: Đây là một trong những vi dy và ky thuật lắng nghe tích cực quan trọng nhất Đặt câu hỏi dé làm rõ luận điểm nao đó, nêu quan điểm của
mình, tóm tắt ý kiến của người nói Đây là những kỹ thuật thực sự tốt cho một
người lắng nghe tích cực
Thẻ hiện rằng bạn đang lắng nghe: Các kỹ thuật và ví đụ hữu ích ở đây là: sửdụng các nét mặt như mim cười, lưu ý tư thé của ban, khuyến khích người nói
chia sẻ và tiếp tục.
Dựa trên cơ sở lý luận thu thập được, tham khảo từ nghiên cứu “Lắng nghe — Một
kỹ năng tham van của cán bộ xã hội" của Bùi Thị Xuân Mai Đề đánh giá kỹ năng lắng
nghe tích cực của sinh viên Sư Phạm thông qua phương pháp quan sát trong quá trình
27
Trang 38học tập, chúng tôi sử dụng thang do Likert 4 điểm trong phiếu đánh giá quan sát, từ 1 —
4, điểm trung bình của thang đo là 2,5 với các yếu tô chính như sau: Sự tập trung: ngồi
thăng không ngất lời, ghi chép lại thông tin ; sự phản hoi: đặt câu hỏi phát biêu ý kiến, tóm tắt hoặc diễn đạt lại nội dung câu chuyện ; cử chi cơ the: gat dau, giao tiép bang mắt, thở dai Các yêu tô được phan thành các mức độ: Yếu (Diém trung bình
<1,75), Trung bình (Điểm trung bình từ 1,75 đến <2,5), Kha (Điểm trung bình từ 2,5
đến 3,25), Tốt (Điểm trung bình >3,25)
Lắng nghe tích cực, như một quá trình, đặc biệt quan trọng đối với quá trình giáo
dục [ ] Chi sử dụng khả năng lắng nghe bam sinh thường không đủ đề thiết lập thànhcông mỗi quan hệ tương tác thích hợp giữa giáo viên và học sinh, mà quá trình học tập
phụ thuộc vào đó Trên thực tế, mối quan hệ tương tác của hai chủ thể giao tiếp trong
đạy học, giáo viên và học sinh được điều hòa bởi bàn cờ của sự lắng nghe tích cực Nếuhai thực thể này không nắm vững kỹ năng lắng nghe tích cực, chúng ta không thẻ nói
về việc thiết lập mỗi quan hệ tương tác giữa họ, luéng giao tiếp sẽ là một chiều, trong
mọi trường hợp không được phép Đó là lý do tại sao chúng tôi nhắn mạnh rằng cả giáo
viên và học sinh cần phải học cách thành thạo kỹ năng này để đạt được mức độ tương
tác tối da, giúp vượt qua tat cả các rào cản và van dé có thé xảy ra trong quá trình này
(Michaela Neto, 2015).
Trong tháp nhu cầu của Maslow (1943) gồm có 5 bậc: Nhu cầu sinh lý, nhu cau antoàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trong, nhu cầu tự thé hiện Trong đó thì nhu cầugiao tiếp ở tang thứ ba sau nhu câu sinh lý và an toàn Ké đến là nhu cầu được tôn trọngthê hiện trong việc muốn được nhiều người tôn trọng và có tiếng nói trong các mỗi quan
hệ Khi những nhu cầu co bản nhất được đảm bảo, con người sẽ phát sinh những nhu
cau cao hơn Ở bat kỳ lứa tuổi nào khi đã đáp ứng được nhu cau sinh lý và nhu cau an
toàn, thi sẽ phát sinh những nhu cầu ở cấp bậc tiếp theo đó chính là nhu cau xã hội — giao lưu tinh cam, đây cũng chính là lúc nhu cầu giao tiếp được hình thành Sau khi đảm
bảo được nhu cau giao tiếp, một nhu cầu khác phát sinh chính là nhu cầu được tôn trong(có tiếng nói, được lắng nghe) Cần lắng nghe tích cực để hiểu được đối phương đang
có nhu cau gì Từ đó đáp ứng được nhu cầu của họ sẽ giúp họ ngày càng phát triển Bên
cạnh đó, khi nhu cầu này được đáp ứng trong môi trường sư phạm, người nói sẽ cảm
Trang 39thay được tôn trong, thông qua đó cũng có thẻ thiết lập tốt các môi quan hệ giữa giảng
viên với sinh viên và sinh viên với sinh viên.
Thêm vào đó, nghề day học có đối tượng hoạt động trực tiếp là con người nên doi
hỏi người hoạt động trong nghề đó phải có được một số nét tính cách như sự chuẩn mực,
ân can, lịch sự tế nhị và cần có một số kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm như quansát, lắng nghe, biết cách thuyết phục và xử lý tình huống Cũng bởi vì đối tượng quan
hệ trực tiếp của nghề day học là con người, ma con người trong hoạt động nghề nghiệp
của giáo viên là những con người đang trưởng thành với những đặc điểm riêng biệt,
những quan niệm, sở thích, nhu cầu khác nhau Dé người giáo viên có thẻ truyền đạtđược những kiến thức cho người học, đầu tiên cần biết người học có nhu cầu, mong
muốn gì bằng cách lắng nghe người học của mình Lắng nghe dé biết tâm tư, tình cam,
nhu cau, mong muốn của người hoc lả gì và từ đó có những phương pháp day học phùhợp dé truyền dat tri thức một cách hiệu quả nhất Muốn có được những điều này đòi
hỏi sinh viên sư phạm ngay khi còn ngôi trên ghế nha trường phải luôn trau đôi, học hỏi
và rèn luyện dé phát trién ban thân Sự học hỏi này có thé qua giảng viên, bạn bè hay xã hội bằng nhiều cách khác nhau như quan sát, lắng nghe, tự tìm tòi
Sinh viên sư phạm đang trong quá trình hoàn thiện bản thân về kỹ năng tri thức chuẩn bị cho công tác giảng đạy trong tương lai Với những yêu câu, tính chất riêng biệt của ngành nghề và những đặc điềm tâm lý riêng, họ là những người được mong đợi cho
trong tương lai với sự nghiệp trồng người đầy cao quý càng đòi hỏi sự nghiêm túc, miệt
mài trong quá trình rèn luyện Ở mỗi cá thê đều mang những nét tâm lý đặc trưng vì vậy
không tránh khỏi những quan điểm, phong cách, suy nghĩ khác biệt Bên cạnh những
nhiệm vụ, yêu cầu học tập chung nhất, đòi hỏi có sự hợp tác, giao tiếp dé trau đôi và học hỏi lẫn nhau Đề cân bằng được giữa sự khác biệt của từng ca thé va nhiệm vụ chung của quá trình học tập đòi hỏi mỗi cá nhân cần học cách lắng nghe tích cực dé thấu hiểu những người xung quanh, tiếp thu những cái tốt của ho, học hỏi vả hoản thiện minh, cũng như dựa trên những ý tưởng của mỗi cá nhân dé xây dựng nên ý tưởng chung và
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Trang 40TIEU KET CHUONG 1
Dé tài về kỳ năng lắng nghe tích cực đã được quan tâm từ rất sớm thẻ hiện qua các
công trình nghiên cứu trên thế giới Ở các nước trên thé giới, đã có những nghiên cứu
về kỹ năng lắng nghe tích cực của sinh viên, cũng như đã có những đề xuất các biện pháp cải thiện kỹ năng nảy ở đối tượng sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm noi
riêng Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào nghiên cứu kỹ năng giao
tiếp của sinh viên nói chung, trong đó có cả kỹ năng lắng nghe Tuy nhiên, kỹ năng lắngnghe tích cực trong giao tiếp của sinh viên sư phạm vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu
người nói đang nói gì, tập trung cả vào những biêu hiện phi ngôn ngữ của ho, không
phán xét, đánh giá hay đưa ra bắt kỳ nhận định nao theo quan điểm cá nhân, nghe va
hiệu toàn bộ những gì họ nói va thẻ hiện như thẻ chính bản than minh là họ.
Sinh viên sư phạm đa số thuộc lứa tuôi thanh niên từ 17 đến 25 tuôi một số ít có
tuôi đời thấp hoặc cao hơn tuôi thanh niên Sinh viên sư phạm với những đặc điềm tâm
lý đặc trưng và hoạt động chủ đạo là học tập đẻ tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng
phục vụ cho nghé nghiệp trong tương lai Họ có nhận thức rõ về năng lực, phẩm chấtcủa ban thân và xác định rõ mục tiêu học tập, nghề nghiệp trong tương lai Sự phát triển
nhân cách là quá trình giải quyết các mâu thuẫn trong học tập Đời sống xúc cảm, tình
cảm của sinh viên sư phạm: Đây cũng là thời điểm phát triên mạnh nhất về tình cam trí
tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thâm mĩ Những tình cảm này biểu hiện phong phú
trong quá trình học tập va đời sống của sinh viên.
Lắng nghe tích cực có thẻ được xem như một quá trình đặc biệt quan trọng đối vớiquá trình giáo dục Các dau hiệu bên ngoài có thé quan sát được của việc lắng nghe tích
cực bao gồm thé hiện cảm xúc (thông qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ cơ thé), hợp tác với
30