1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển kỹ năng cá nhân - xã hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại một số trường chuyên biệt trên địa bàn Tp.HCM

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Sử Dụng Phương Pháp Dạy Học Nhằm Phát Triển Kỹ Năng Cá Nhân - Xã Hội Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Tại Một Số Trường Chuyên Biệt Trên Địa Bàn Tp.HCM
Tác giả Pham Thi Ngoc Bich
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 30,27 MB

Nội dung

Chính vì vậy, việc chăm sóc, phục hổi chức năng, giáo dục và đào tạo người khuyết tật để họ có thể sống, lao động vàhội nhập cộng đẳng là mục tiêu cẩn được chú trọng và quan tâm, Giáo dụ

Trang 1

PHAM THỊ NGOC BÍCH

THUC TRANG SU DUNG PHUONG PHAP DAY HOC

NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NANG CA NHÂN - XA HỘI CHO TRE CHAM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI MỘT SỐ

TRƯỜNG CHUYEN BHT TREN DIA BAN TPHCM

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

Phần 2: NOI DUNG 7

CHUONG I: CƠ SỞ LY LUẬN CUA VẤN DE NGHIÊN CỨU 7

I Vài nét về lịch sử vấn để nghiên cứu ï

II Lý luận về trẻ CPTTT 17

2 Nguyễn nhắn gay CPTTT 19

2.1 Nguyễn nhẫn trước khi sinh 20

2.2 Nguyên nhãn trong khi sinh F 20

2.3 Nguyên nhãn sau khi sinh 21

3 Đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ CPTTT 22

3.1 Đặc điểm cảm giác, tri giác 22 3.2 Đặc điểm tư duy 22

3.3 Đặc điểm trí nhớ 23

3.4 Đặc điểm chú ý 24 3.5 Đặc điểm ngôn ngữ 25

IIL Ki năng cá nhân — xã hội của trẻ CPTTT 25

1 Ki năng 25

2, Ki nang của trẻ CPTTT 27

3, Ki nang cá nhân — xã hội của trẻ CPTTT 28

IV Phương pháp đạy học nhằm phát triển kĩ năng cá

nhãn - xã hội cho trẻ CPTTT 30

1 Phương pháp dạy học 30

2 Phương pháp day học nhằm phát triển ki năng cá

nhãn - xã hội cho trẻ CPTTT 31

Trang 3

2.1 Phương pháp làm mẫu 31

2.2 Phương pháp gợi ý 33

2.3 Phương pháp khen ngợi và sửa lỗi sai 35

2.4 Phương pháp phân tích công đoạn 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PPDH NHẰM PHÁT

TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN - XÃ HỘI CHO TRE CPTTT

TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYEN BIỆT TREN BIA BAN

THÀNH PHO HỖ CHÍ MINH 40

L Mô tả mẫu nghiên cứu 40

II Phân tích thực trạng 41

1 Đánh giá của giáo viên về nội dung các kĩ năng day cho trẻ

CPTTT tại các trường chuyên biệt Nguyễn nhân của thực trang 41

2 Thực trang sử dụng PPDH nhầm phát triển kĩ năng

cá nhân = xã hội cho trẻ CPTTT 45

2.1 Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các

phương pháp dạy học 45

2.2 Đánh giá của giáo viên về cách thức, hiệu quả sử

dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng

cá nhân — xã hội cho trẻ CPTTT 48

2.2.1 Phương pháp làm mẫu 482.2.2 Phương pháp gợi ý §2

2.2.3, Phương pháp khen ngợi — sửa lỗi sai 58

2.2.4 Phương pháp phần tích công đoạn 63

3 Thực trạng về các yếu tế ảnh hưởng đến việc lựa chọn các

phương pháp day học nhầm phát triển kĩ năng

HI Nguyên nhân của thực trạng 69

Trang 4

1 Nguyên nhân chủ quan

2 Nguyên nhân khách quan

Phần ba: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

I Kết luận

IL Kiến nghị

II Hạn chế của để tài

69 71 76

76

78

Trang 5

Phần một MỞ ĐẦU

I LY DOCHON DE TÀI

Ở bất ki một quốc gia não, bất cứ một giai đoạn phát triển nào, vì những nguyên

nhân khác nhau đều có một số lượng người khuyết tật nhất định Tổ chức y tế thế giới

(WHO) ước tính số người khuyết tật chiếm từ 8% đến 10% dân số thế giới, trong đó trẻkhuyết tật chiếm 40% Trong số 40% trẻ khuyết tật đó có một số lượng trẻ chậm pháttriển trí tuệ (CPTTT) đáng kể.[35]

Ở Việt Nam, ước tính tỉ lệ trẻ CPTTT chiếm khoảng 3% tổng dân số Nghiên

cứu của Sở Giáo dục TPHCM năm 2001 cho thấy có khoảng 35.000 trẻ khiếm thính,khiếm thị, CPTTT, trẻ khó khăn về ngôn ngữ ở TPHCM và các tỉnh gần TPHCM Ude

tính trong số trẻ khuyết tật này có khoảng 22.000 trẻ CPTTT, trong đó: 54 trẻ được

tham gia chương trình can thiệp sớm tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật,

113 trẻ được hội nhập vào các trường mẫu giáo và tiểu học, 900 hoc sinh dang học tao

15 trường chuyên biệt Còn lại khoảng gắn 21.000 trẻ chưa được tham gia vào bất cứ

loai hình giáo dục đặc biệt nào.

Trẻ khuyết tật nói chung, trẻ CPTTT nói riêng thường đứng bên lễ cuộc sống,

nếu không được giáo dục, đào tạo sẽ trở thành một trong những ganh nang ảnh hưởng

tdi sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Chính vì vậy, việc chăm sóc, phục

hổi chức năng, giáo dục và đào tạo người khuyết tật để họ có thể sống, lao động vàhội nhập cộng đẳng là mục tiêu cẩn được chú trọng và quan tâm,

Giáo dục cho trẻ khuyết tật của thế giới ngày nay phát triển trong tinh than hiểu biết của nhân dân đối với người khuyết tật, Từ nhiều năm nay, Liên Hợp Quốc, các tổ

chức Quốc tế, các quốc gia thành viên đã có nhiễu văn bản mang tính pháp lý, với

những điểu luật cụ thể quy định, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng và tạo cơ hội phát

triển đối với người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng trong đó có trẻ

Trang 6

Tuyên ngôn về quyển con người của Liên Hợp Quốc bổ sung bởi tuyên ngôn về quyền của những người khuyết tật đã nêu rõ: “Những người khuyết tật dù họ có nguồn gốc gì, bản chất ra sao và sự bất lợi do tật nguyễn gây ra như thế nào cũng đều có quyển bình đẳng như người khác” [24, 122] Công ước Liên Hợp Quốc (1989) về quyển trẻ em cũng nêu rõ: “Trẻ khuyết tật có quyển được chăm sóc đặc biệt, được giáo dục

và đào tạo để tự giúp bản thân, để sống một cuộc sống đẩy đủ, phù hợp đạo đức, để

đạt tới mức độ tối đa của sự tự chủ và hòa nhập xã hội” [24, 122]

Ở nước ta, Quốc hội, Chính phủ đã có những văn ban pháp lý vé người khuyết

tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng

Nghị định 55/1999/NĐ - CP (10/7/1990) quy định chỉ tiết một số điểu của pháp

lệnh vé người tần tật có ghi rõ ngay từ điều một: “Bảo vệ, giúp đỡ và tạo điều kiện để

người tin tật hòa nhập cộng déng là trách nhiệm của mọi gia đình, Nhà nước và xã

hội Người tan tật còn sức khỏe và khả năng hoạt động, được hỗ trợ để đi học văn hóa,

học nghề và tạo việc làm”.[24, t34 ]

Với Nghị định 26/CP của Chính phủ ngày 17/04/1995, Chính phủ đã chính thức

giao nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục Diéu đó khẳng định việc

giáo dục trẻ khuyết tật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dan Trẻ emkhuyết tật phải được hưởng quyển chăm sóc và giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục khuyết tật, dạy học cho trẻ CPTTT là một công việc khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, lòng nhiệt tình và năng lực

chuyên môn cao, vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để có được hiệu quả caotrong giáo dục Trong công tác dạy học cho trẻ CPTTT, việc phát triển kĩ năng cá nhân

~ xã hội nhằm tạo cho trẻ khả năng sinh hoạt tương đối độc lập, giảm nhẹ tâm lý bị lệ thuộc vào người khác, dem lại niém vui sống cho trẻ, nâng cao khả năng hoà nhận

cộng đẳng là vấn để quan trọng và cần thiết Chính vì thế chương trình giáo dục nhằm

hình thành các kĩ năng cá nhãn - xã hội được đưa vào giảng dạy cho trẻ CPTTT tai

Trang 7

các trường chuyên biệt góp phan dạy cho trẻ những kĩ năng cẩn thiết để trẻ có thể hoà

nhận vào xã hội.

Việc dạy các kĩ năng cá nhãn — xã hội cho trẻ CPTTT mang tính đặc thi và

chuyên biệt cao Vi chưa có nội dung thống nhất và phụ thuộc vào kinh nghiệm của

giáo viên cũng như đặc điểm khuyết tật của trẻ nên có nhiễu phương pháp dạy học được sử dụng ở các trường chuyên biệt khác nhau Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội cho trẻ CPTTT ở các trường

chuyên hiệt để có những kinh nghiệm giáo dục, từ đó để xuất những phương pháp dạy

học phù hợp góp phẩn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cho trẻ CPTTT là

việc làm thiết thực

Chính vì những lý do trên, để tài: "Thực trạng sử dụng phương pháp dạy họcnhằm phát triển kĩ năng cá nhân — xã hội cha trẻ CPTTT tại một số trường chuyên

biệt trên địa bàn TPHCM ” được chọn để nghiên cứu.

I MYC ĐÍCH - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1.1 Khảo sát thực trang sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ

năng cá nhân — xã hội cho trẻ CPTTT tại một số trường chuyên biệt trên địa banTPHCM.

1.2 Để xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả day học phát triển kĩ năng

cá nhân- xã hội cho trẻ CPTTT.

2.1 Nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hóa lý luận về các vấn để liên quanđến trẻ CPTTT và các phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội

cho trẻ CPTTT

2.2 Tim hiểu thực trang sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá

nhân - xã hội cho trẻ CPTTT tại một số trường chuyên biệt trên địa bàn TPHCM

Trang 8

2.3 Phân tích nguyên nhãn của thực trạng sử dụng phương pháp dạy học nhằm

phát triển kĩ nãng cá nhãn - xã hội cho trẻ CPTTT

24 Để xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả day học nhằm phát triển kĩ

nang cá nhân - xã hội cho trẻ CPTTT

I KHACH THỂ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học cho trẻ CPTTT tại một số trường chuyên biệt trên địa bàn

thành phố Hỗ Chí Minh

2 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp day học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân — xã hội cho trẻ CPTTT

IV GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1 Trong công tác dạy học cho trẻ CPTTT, việc dạy học nhầm phát triển kĩ năng

cá nhân — xã hội cho trẻ CPTTT là một trong những việc làm cẩn thiết và quan trọng

giip cho trẻ CPTTT hoà nhập vào cuộc sống xã hội, Ở các trường chuyên biệt, cùng

với chương trình và nội dung dạy học chuyên biệt cho trẻ CPTTT, có những phương

pháp dạy học đặc thù nhằm phát triển kĩ năng cá nhân xã hội cho trẻ CPTTT.

3 Giáo viên đã có ý thức lựa chọn và vận dụng phương phấp dạy học chuyên

biệt trong giáo dục cho trẻ CPTTT, nhưng các phương pháp đó phan nhiễu mang tinh

kinh nghiệm, đặc biệt việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm dạy các kĩ năng

cá nhân — xã hội cho trẻ CPTTT do gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan nêncòn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao,

3 Nếu có những phương pháp dạy học phù hợp và được sử dụng có hệ thống sẽ

khắc phục dude những hạn chế và mang lại hiệu quả trong việc hình thành và phát

triển kĩ năng cá nhân - xã hội cho trẻ CPTTT

V GIỚI HAN NGHIÊN CỨU

- Chỉ tìm hiểu thực trạng giảng dạy tại một số trường chuyên biệt trong nội

thành thành phố Hỗ Chi Minh:

Trang 9

+ Trường Tương Lai quan | + Trường Tương Lai quận 5

+ Trường Khuyết tật quận 4

+ Trường tiểu học 15/5 quận 11

+ Trường Tương Lai quận Gò Vấp

+ Trung tâm nuôi day trẻ tần tật mé côi Thị Nghé quận Bình Thạnh

- Trong thực trạng giảng day ở các trường chuyên biệt, chỉ tim hiểu thực trạng

về việc sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội

cho trẻ CPTTT.

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm đòPhát phiếu thăm dò bằng hệ thống câu hỏi mở cho giáo viên các trường

chuyên biệt sau đó xây dựng bảng hệ thống câu hỏi đóng để điều tra thực trạng sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội cho trẻ CPTTT.

2.2 Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn BGH các trường chuyên biệt

- Phỏng vấn một số thay cô có thâm niên

- Phong vấn các chuyên viên nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật

- Phong vấn một số phụ huynh của trẻ CPTTT

2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát một số giờ học dạy kĩ năng cá nhân - xã hội ở mội số trường chuyên

biệt, từ đó có cơ sở thực tế về phương pháp day học nhằm phát triển kĩ năng cá nhãn

-xã hội cho trẻ CPTTT

3 Phương pháp thống kê toán hoc

Trang 10

Sử dụng phẩm mềm thống kê SPSS 11.5 để tính toán các thông số thống

kê cần thiết phục vụ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

VI TIẾN TRINH THỰC HIỆN DE TÀI

| Tháng 12/2004: xác định dé tài, xây dựng để cương

2 Tháng 1/2005; hoàn tất để cương, đọc tài liệu, soạn bảng câu hỏi, viết cơ sở

lý luận

3, Tháng 2/2005; hoàn thành bảng câu hỏi, thu thập, xử lý, phân tích số liệu

4, Tháng 2/2005 — 4/2005: bổ sung, hoàn chỉnh luận văn

5, Tháng 5/2005: báo cáo luận văn

vill BO CYC CUA LUẬN VAN

Phan mét: Mở đầu

Phan hai: Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận của vấn để nghiên cứu

I Vài nét về lich sử vấn để nghiên cứu

fl Lý luận về CPTTT và trẻ CPTTT

IDL Ki năng cá nhãn — xã hội của trẻ CPTTT

IV, Phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội

cho trẻ CPTTT.

Chương II: Thực trạng sử dụng PPDH nhằm phát trién kỹ năng

cá nhân — xã hội cho trẻ CPTTT

L Mô tả phương pháp, đối tượng nghiên cứu

H Phin tích thực trạng

Il Nguyên nhân của thực trạng.

Phin ba: Kết luận - kiến nghị

L Kết luận

II Kiến nghỉ

IH Hạn chế của để tài

Trang 11

Phần hai NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I VAINET VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trẻ CPTTT là đối tượng đặc biệt, để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của trẻCPTTT can phải có những biện pháp y tế, chế độ nudi dưỡng và chăm sóc phù hợp.Xuất phat từ quan điểm này, người ta tin tưởng trẻ CPTTT có khả năng phát triển nhờ

vào giáo dục và đào tạo Chính vì vậy, bén cạnh các biện pháp y tế, chế độ nuôi

dưỡng và chăm sóc cần có hệ thống giáo dục chuyên biệt dành cho đối tượng đặc biệt này Giáo dục cho trẻ CPTTT là cung cấp cho trẻ những kiến thức văn hóa và kĩ năng

tương ứng nhằm giúp học sinh có được cơ hội tối đa để có thể sống độc lập và phát

triển đến mức cao nhất Tuy nhiên trong một thời gian dai từ thời tiền sử cho đến thế ki

18, chưa có một hệ thống giáo dục, trường chuyên biệt nào dành cho trẻ CPTTT.

1 Người đặt nền móng cho giáo dục đặc biệt dành cho trẻ CPTTT là Jean Mare

Gaspard Itard (1774 - 1836), Ông là bác sĩ, là nhà vật lý, là nhà giáo dục người Pháp

Sau khi tốt nghiệp bác sĩ vào năm 1800, ông được cử đến trung tâm quốc gia trẻ cim điếc ở Paris Tại đây ông được giao nhiệm vụ chăm sóc một cậu bé hoang đã vùng

Aveyron - đứa trẻ có biểu hiện như một trẻ bị CPTTT Nhiều bác sĩ khi tiếp xúc vớicậu hé này đều cho rằng cậu bé bị hịnh điên và không thể chữa khỏi Tuy nhiên, khi

Itard chăm sóc và chữa trị cho cậu bé, ông phát hiện ra rằng đây là một trường hợn

bệnh lý đơn thuần và thuộc phạm vi điều trị của y tế Ông tin tưởng rằng đứa trẻ sẽtiến bộ nếu có chế độ chăm sóc, điều trị đặc biệt Từ niém tin đó ông đã lap kế hoạch

chữa trị cho cậu bé Tìm hiểu kế hoạch chăm sóc cho cậu bé hoang đã vùng Aveyron

của ltard, ta thấy nổi bat những quan điểm sau:

Thứ nhất, việc chăm sóc cậu bé xuất phát từ động cơ nhân đạo, chính động cơ này đã giúp cho Itard có đủ nghị lực và niểm tin vượt qua những khó khăn, làm thay

đổi quan điểm, suy nghĩ vé người CPTTT Ông luôn luôn có niém tin mạnh mẽ vào

Trang 12

khả năng phát triển của cậu bé, niém tin ấy đã phan nào giúp cho kế hoạch của ông

đạt kết quả và thúc đẩy sự ra đời nền giáo duc cho trẻ CPTTT Động cơ nhẫn đạo lànên tang cốt lõi để giáo dục cho trẻ CPTTT Kết quả giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT

nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc phan nhiều

vào tinh cảm yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và tin tưởng vào khả năng phat triển

của trẻ CPTTT.

Quan điểm thứ hai của ông là nhấn mạnh vai tr của giáo dục đối với sự phát

triển tư duy, trí tuệ và nhân cách của trẻ CPTTT Theo ông, sở dĩ đứa trẻ bị chậm

chap, kém phat triển trí tuệ là do nó có cuộc sống tách biệt khỏi dạy học Ông tintưởng rằng việc giáo dục, tác động có định hướng, có kế hoạch sẽ giúp cho đứa trẻ có

thể phát triển và thích ứng với cuộc sống, với xã hội loài người Kế hoạch nghiên cứu

của Itard về tác động của việc tách trẻ khỏi giáo dục quá sđm đã trở thành một thử nghiệm cho việc áp dụng các phương pháp hướng dẫn có hệ thống cho người bệnh.

Bây là cơ sở để xây dựng các phương pháp giáo dục, day học chuyên biệt cho trẻ

CFTTT sau này.

Quan điểm thứ ba của Hard là quan điểm về nội dung hướng dẫn cho trẻ

CPTTT Nội dung hướng din của éng là chương trình có khả năng kích thích cảm giác,

sau đồ là quá trình học ngôn ngữ và nhận thức Theo ông, nội dung đầu tiên và quan trọng là kích thích cảm giác và ông đẳng ý với quan niệm cho rằng “suy nghĩ tức là

cảm giác” Muốn phát triển trí tuệ, phát triển tư duy cho trẻ CPTTT cẩn phải kích thích

các cảm giác Ông đã thực hiện kế hoạch hướng dẫn bao gồm những hoạt động phát

triển các chức năng cảm giác sau đó mới đến các chức năng tư duy và chức năng tình

cảm Những hoạt động này được thiết kế như một chuỗi các hành động liên tiến và

cần phải có sự kết nối và liên hệ các hành động đó với nhau Phương pháp của ông

được tiến hành với 5 mục tiểu:

- Lam cho trẻ quan tâm tới cuộc sống xã hội bằng cách mang lại cho trẻ những

điều tốt đẹp trong cuộc sống

Trang 13

- Đánh thức sự nhạy cảm thần kinh bằng những kích thích và tình cảm mạnh mẽ.

- Mở rộng tắm tư duy của trẻ bằng cách gây cho trẻ những nhu cầu mới và tăng các tiếp xúc xã hội.

- Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ bằng cách tạo ra những bài tập bat chước.

- Buộc trẻ phải thực hiện những phân tích tư duy đơn giản đối với những để vật

mà trẻ cẩn tới trong một thời gian, sau đó áp dụng quá trình tứ duy này lên những dé

vật được chọn để hướng dẫn.[ 19]

Có thể nói, những phương pháp hướng dẫn của Itard có ảnh hưởng lớn đến các

phương pháp thực hành ngày nay Đó là ý tưởng vận dụng các mục tiêu và chiến lược

hướng dẫn , gidng day vào việc phát triển những nhu cầu và điểm mạnh của từng trẻ

Tuy nhiên, trong kế hoạch hướng dẫn của Itard ta thấy ông đã quá dé cao vai trò của

cảm giác và tập trung phục hổi các chứa năng cảm giác thậm chí ông đã đánh đồng

cảm giác và suy nghĩ Trong mục tiêu hướng dẫn cho cậu bé vùng Aveyron, ng có đểcập đến việc mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhưng những điềutốt dep ấy còn quá chung chung và chưa cụ thể Trẻ CPTTT cẩn được trang bị những kĩnăng hoạt động, kĩ nang tự lập và kĩ năng thích ứng với cuộc sống để hòa nhập vàocuộc sống hơn là chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng bằng những diéu tốt đẹp Hơn nữa, kếhoạch hướng dẫn của ông chỉ tiến hành trên một cá nhân riêng lẻ, manh tính kinh

nghiệm, chưa thể áp dụng rộng rãi cho nhiều trẻ CPTTT Mặc dù vậy, chúng ta không

phủ nhận công lao đóng góp to lớn của Itard trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho trẻ

CPTTT Ông là người đặt những viên gach đầu tiên, nên tang đầu tiên cho sự ra đời

của giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT Chính từ kế hoạch hướng dẫn cho cậu bé vùng

Aveyron của Itard, người ta bất dau nghĩ tới việc hình thành một hệ thống những tác

động có mục đích, có kế hoạch để trang bị cho trẻ CPTTT những kiến thức, kĩ năng

cẩn thiết để giúp cho chúng tổn tại và phát triển bình thường như những người bình

thường.

Trang 14

2 Thế kỉ 19, hai nhà giáo dục là Edouard Seguin và Samel Gridley Howe đã

thực hiện những công việc sư phạm đầy khó khăn và thách thức dựa trên nền tảng củaItard Có thể coi đây là những nhà tiên phong kêu gọi việc thành lập trung tâm, trường

học chuyên biệt cho trẻ CPTTT.

Năm 1846, Howe được bổ nhiệm làm chủ tịch một Ủy ban nhằm tìm hiểu về

"Điều kiện của những người mất trí trong khối thịnh vượng chung, xác định số lượng

những người này và xem xét liệu có thể làm gì cho ho” Báo cáo của Ủy ban đã đưa ra

lời kêu gọi hết sức bức xúc đối với việc điểu trị và đào tạo tốt hơn cho người bị

CPTTT Chính quyển bang Massachusetts, (Pháp) đã tài trợ cho Howe thành lập một

trường thí điểm cho người mất trí Trường đã được thử nghiệm thành công và chính

quyền quyết định duy trì vĩnh viễn trường này với tên gọi là "Trường Massachusetts

cho trẻ mất trí và CPTTT".

Sự ra đời của trường Massachusetts đã ảnh hưởng đến Edouard Seguin, một bác

si, nhà giáo dục người Pháp Ông cho rằng các trung tâm can phải là trường học và

nhiệm vụ của các trung tâm này là chuẩn bị cho trẻ trở lại cộng đồng, đồng thời đây

cũng là nơi cung cấp những kiến thức về con người cho trẻ Ông còn nhấn mạnh các

thiết bị trợ giúp cần được đặt ngay trong cộng đồng chứ không phải tách biệt hoặc tập

trung ở các trung tâm Những đứa trẻ có khả sống tại nhà cùng gia đình có thể được

cung cấp những dich vụ giúp trẻ tiếp cận xã hội, đối với trẻ bị khuyết tật rất nặng cắn

được chăm sóc trong một thời gian dài Quan niệm của ông để cập đến sự cắn thiếtphải kết hợp giữa giáo đục trong nhà trường và giáo dục trong gia đình, đồng thời ông

nhấn mạnh giáo dục cho trẻ CPTTT là công việc của toàn xã hội, phải tạo điều kiện

để chăm sóc và giáo dục cho đối tượng đặc biệt này Đặc biệt, ông còn đưa ra quy mô

giáo dục, thời gian giáo dục phù hợp với trẻ CPTTT, ngoài ra, giáo đục còn phải hướng

đến nhu cẩu, điểu kiện cụ thể của từng trẻ để từ đó có những tác động, giúp đỡ thích

hợp.

10

Trang 15

Phát triển niềm tin của Itard, ông khẳng định vai trò của việc tập luyện đối với

việc tăng cường liên kết cảm giác - giác quan - hoạt động và chức năng tỉnh thần

Ông đã tổng kết được phương pháp sinh lí là phải tập luyện cho các cơ quan phát huy chức năng và luyện cho các chức năng ấy phát triển thành các cơ quan Nguyên tắc này được đưa vào các trung tâm thành các hoạt động tập luyện về thể chất ông nhấn

mạnh sự thống nhất giữa quá trình phát triển thể chất, xã hội và trí tuệ với giáo dụcnhư là sự thống nhất của các phương tiện nhằm phát triển các khả năng tinh thần, trí

tuệ và thể chất một cách hài hòa và hiệu quả Ông cho "rằng các giáo viên phải nỗ lực

tìm ra bản chất tỉnh thần vốn có của mỗi đứa trẻ, tìm ra mối quan tâm và sự tò mò của

trẻ để đưa vào việc tập luyện thần kinh” {19] Tuy nhiên, cũng giống như ltard, Seguin

quan tâm đến việc tìm hiểu cơ chế của thần kinh và các phương pháp tập luyện thần

kinh, ông đã bắt đầu quan tâm đến việc tập luyện thể chất nhưng chưa sâu sắc và chưa

có phương pháp cụ thể.

Một điểm nổi bật trong quan điểm của Seguin cũng giống như Itard, đó là lòng

nhân đạo, tình yêu thương sự cắm thông chia sẻ, đổng cảm đối với trẻ CPTTT, Seguin

quan niệm sự đồng cảm, rộng lượng và nhân đạo không có nghĩa là bỏ qua kỉ luật, bỏ

qua những yêu cầu Ông khẳng định "tình yêu thương chân thành phải được thể hiện

trong việc hướng dẫn và dạy đỗ nghiêm túc Mục đích của hướng dẫn không phải là để

tạo sự tuân theo mà là nhấm tới sự tự chủ” [19] Theo ông việc hướng dẫn dựa trên sự

quan sắt tổng thể và chú trọng vào những hành động, kinh nghiệm của trẻ đối với đồ

vật thật, bởi vì ông cho rằng "Một đứa | trẻ khuyết tật nặng nhất vẫn thường lóe lên

những khoảnh khắc nhận biết, trên cơ Fy đó có thé xây dựng việc hoc tập cho trẻ".

Như vậy, phương pháp chủ yếu của ông là quan sát hành động của trẻ, dựa vào những

khả năng của trẻ để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp

3 Bàn về nội dung dạy học, phương pháp dạy học cho trẻ CPTTT, bác sĩ người

Thụy Si Johann Jacob Guggenbuhi (1816 - 1863) đã đưa ra quan điểm cho rằng nhữngngười CPTTT có thể chữa trị được nếu người bệnh có một môi trường tốt, một chế độ y

11

Trang 16

tế hợp lý bao gồm cả ăn uống, tập luyện và đào tạo Chương trình dạy học cho trẻ

CPTTT can phải kết hợp điều trị tinh than với việc hướng dẫn các kĩ năng Ong đã xây

dựng trung tâm giáo đục đầu tiên cho những người khuyết tật tại Pháp đây cũng là

trung tâm đầu tiên ở châu Âu Tại đây, ông đã áp dụng quan điểm của mình vào chămsóc điều trị và giáo dục cho trẻ CPTTT Sự kết hợp điều trị tinh thần và hướng dẫn các

ki năng là một bước ngoặt trong việc giáo dục cho trẻ CPTTT Trung tâm của ông đãảnh hưởng lớn đến sự ra đời của nhiều trung tâm khác ở châu Âu và châu Á.

4 Ngoài những tác giả trên, năm 1901, Ovide Decroly (1871 - 1932) đã mở

trường khuyết tật tại Bỉ, ở đây ông đã xây dựng phương pháp giảng dạy cho trẻ

CPTTT Phương pháp của ông chủ yếu sử dụng trò chơi, những bài học sinh động, các

hành động dựa trên sở thích của từng cá nhân và kinh nghiệm thực tế đối với các để

vật Thông qua trò chơi, những bài học sinh động và các hành động phù hợp trẻ dễ

đàng học được nhiều kĩ năng, phát triển thể chất và trí tuệ Decroly sử dụng phương pháp này để dạy cho học sinh học các khái niệm toán học thông qua việc tính và đo

các đổ vật trong môi trường của chúng; liên hệ kĩ năng đọc với kĩ năng viết bằng việc

tự xây dựng những quyển sách của riêng mình Như vậy, công việc của Decroly chủ

yếu là hướng dẫn cho học sinh học toán, tập đọc và tập viết Những phương pháp của

ông chưa được sử dụng rộng rãi để dạy các kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống

hàng ngày.

Vận dụng phương pháp của Decroly, các trung tâm ở Mỹ tiến hành việc đào tạo

những kĩ năng lao động nhưng hạn chế ở trong các trung tâm, chưa giúp cho trẻ rèn

luyện các kĩ năng trong những môi trường khác nhau, đặc biệt là những kĩ năng sống

trong gia đình - là nơi trẻ gắn bó suốt đời Hơn nữa việc day học các kĩ năng ở trung

tâm thường đựa vào sự trợ giúp của các thiết bị hơn là khả năng tự lập của trẻ.

5 Trong tác phẩm "Từng bước nhỏ một”- tài liệu được biên soạn bởi nhiều tác

giả: Moria Pieterse, Robin Treola Sue Cairns được Thạc sĩ Marja Hodes, nhà tâm lý

trẻ em giới thiệu đã cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để dạy trẻ CPTTT ở gia đình

12

Trang 17

và trong nhà trường Quyển sách này không chỉ để cập đến nội dung kĩ năng cần dạy

cho trẻ CPTTT mà còn bao hàm cả phương pháp dạy các kĩ năng đó Quan điểm giáo

dục được phản ánh trong “ Từng bước nhỏ một" khẳng định: “Tré CPTTT cẩn học các

kĩ năng mà trẻ bình thường học được và sử dụng các kĩ năng giúp chúng chơi đùa giao

tiếp với mọi nguời, có được sự độc lập tối đa và trở thành một thành viên của cộng

đồng, việc đánh giá đúng tật của trẻ và việc sử dụng các kĩ thuật giảng dạy thích hợp

sé đưa đến hiệu quả học tập cao” [16] Quyển sách đã liệt kê các ki năng và các

phương pháp dạy kĩ năng cho trẻ CPTTT, trong đó, tác giả cũng đã để cập đến các kĩ

năng cá nhân - xã hội hội và một số phương pháp dạy kĩ năng cá nhân - xã hội cho

trẻ Tuy nhiên “Titng bước nhỏ một” chủ yếu trình bày và hướng dẫn những phương

pháp dạy kĩ năng cho trẻ trong môi trường gia đình, dành cho phụ huynh và gia đình có

trẻ CPTTT Các tác giả cho rằng “ các bậc cha mẹ thường đối mặc với những vấn dé

khó khăn khi chăm sóc cho trẻ CPTTT , cuốn sách sẽ giúp cho các bậc phụ huynh suy

nghĩ về thời gian mà phụ huynh sẽ tiết kiệm được lâu dài bằng cách dạy cho con bạn

càng độc lập càng tốt” (16, t2]

Nhìn chung từ đầu thế kỉ 19 đến nay, trên thế giới nhiều nhà nghiên cứu đã

bắt đầu quan tâm tới việc tìm hiểu về trẻ CPTTT Có thể nhận thấy điểm nổi bật và

chung nhất của các công trình nghiên cứu đó là các nhà giáo dục đều tin tưởng rằng trẻ

CPTTT có thể phát triển nhờ vào giáo dục Các tác giả đều quan tâm tìm kiếm các

phương pháp giáo dục đặc thù nhằm giúp trẻ CPTTT tiếp thu kiến thức văn hóa và kĩnăng tương ứng từ đó phát triển trí tuệ, phát triển tư duy Tuy nhiên phương pháp giáo

dục của các nhà nghiên cứu chủ yếu tác động vào cá nhân riêng lẻ và nhằm tập luyện

tư duy, tập luyện trí nhớ, các kĩ năng toán học, kĩ năng đọc viết Chỉ có một vài tác

phẩm bàn về các phương pháp dạy cho trẻ các kĩ năng, trong đó có kĩ năng cá nhân

-xã hội Hơn nữa,, việc dạy các kĩ năng chủ yếu được tiến hành trong gia đình và do

những người thân của trẻ thực hiện Hiện nay, các kĩ năng cá nhân - xã hội đã được

đưa vào thành một môn học trong các lớp chuyền biệt dành cho trẻ CPTTT nhiều giáo

13

Trang 18

viên cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau

để day cho trẻ các kĩ năng đó,

6 Ở Việt Nam, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật cũng được quan tâm vào

thé kỉ 19 Các hình thức giáo dục chuyên biệt trong thời gian này chủ yếu dành cho

các loại khuyết tật thính giác và thị giác phẩn nào đã tác động đến sự ra đời của

chuyên ngành giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT Năm 1974, nữ tu sĩ Nguyễn Thị Định

đã học khóa đào tạo đầu tiên về dạy trẻ CPTTT ở Paris, mở lớp học đầu tiên dành cho trẻ CPTTT ở Sài Gòn Từ đó đến nay đã có nhiều trường chuyên biệt dạy cho trẻ CPTTT, vấn để giáo dục cho trẻ CPTTT cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu.

6.1 Trong Từ điển tâm lý học của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có để cập đến trẻ

CPTTT và tính cấp thiết phải có những phương pháp giáo dục đặc biệt dành cho trẻ

này Theo ông “Tré CPTTT khó có thể theo một quy trình học hành bình thường mà

cần phải có những phương pháp đặc biệt” [30, t63]

6.2 Trong “Sổ tay giáo dục trẻ em khuyết tật ở Việt nam” do tiến sĩ Trịnh Đức

Duy chủ biên, tác giả đã dành một phần lớn nội dung bàn về giáo dục cho trẻ CPTTT.

Theo ông, do đặc điểm nhận thức của trẻ CPTTT nên chương trình dạy phải nhằm 3

nội cung cơ bản: dạy văn hóa; dạy thủ công, lao động nghề; phục hổi một số khuyết

tật trí tuệ cũng như thể chất Vé phương pháp giáo dục, ngoài những phương pháp dạy

trẻ bình thường nên cấu tạo sấp xếp chương trình kiểm tra theo cách lặp đi lặp lại

nhiều lần và dan được nâng cao Khi giảng dạy giáo viên phải thường xuyên củng cố

và nhắc lại kiến thức đã học, phải thực hiện từng bước theo quy trình, không được rút

gọn các bước thực hiện Truyền thụ kiến thức cho học sinh phải áp dụng phương pháp

cụ thể, tốt nhất là sử dụng giáo cụ trực quan minh họa Trong lớp học của trẻ CPTTT,

các học sinh có trình độ không đồng đều, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tổ chức

hoạt động sư phạm tốt phải biết vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhiều cách

thức tác động khác nhau tuỳ theo đặc điểm của trẻ CPTTT; có lòng nhiệt tình, kiên trì, chịu khó và lòng nhân ái cao.

14

Trang 19

6.3 Tác giả Phạm Văn Đoàn trong tác pham“Tré chậm khôn” đã nêu 6 nguyên

tắc cơ bản đối với việc chăm sóc và dạy trẻ CPTTT Qua 6 nguyên tắc đó tác giả đã

đưa ra những yêu cầu đối với việc dạy học cho trẻ CPTTT: 'Cắn phải xác định mức độ

CPTTT và cá tinh của từng em để có những tác động phù hợp; chăm sóc, dạy đỗ cho

trẻ CPTTT là nhằm bảo vệ, bổi dưỡng sức khỏe, giúp phát triển trí khôn, tập luyện các

kiến thức lao động, giúp thưởng thức cái đẹp vé màu sắc, âm thanh, rèn luyện những

đức tính, những thói quen để trẻ biết hòa mình vào xã hội, cố gắng tiến tới một cuộc

sống tự lập, ít phải nhờ vả người khác” [5] Giáo viên cẩn kiên trì, nhạy bén về tâm lý,hiểu được nhu cầu của từng học sinh, dìu đắt đúng nhu cẩu, đúng lúc Trẻ CPTTT cẩn

được động viên, khuyến khích, gây quan hệ tình cảm tốt, không khí vui vẻ, tạo những

tình huống gây hứng thú và đòi hỏi giải quyết vấn để Tổ chức hoạt động hợp tác với

bạn, làm đi làm lại nhiều ln, giúp các em tập nói lên nhu cầu và mong muốn của bảnthân Có thể xem đây là quyển sách dau tiên ở Việt Nam bàn về các vấn để giáo dục

và dạy học cho trẻ CPTTT [5]

6.4 Hai quyển sách xuất bản cùng năm với quyển sách “Trẻ chậm khôn” của

Pham Văn Đoàn, là “Giáo dục cho trẻ có tật tại gia đình” và "Hỏi đáp về trẻ có tật”

cũng dành những trang viết khá cụ thể về đặc điểm tâm sinh lí cũng như nội dung và

phương pháp giáo dục trẻ CPTTT.

6.5 Tài liệu “Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT” của Thạc sĩ Trần Thị

Lệ Thu tập trung trình bày những vấn để về CPTTT và các vấn để về giáo dục đặc

biệt cho trẻ CPTTT Bàn về phương pháp dạy học cho trẻ CPTTT, tác giả cho rằng trẻ

CPTTT chỉ có thể học tập hiệu quả khi việc học được tổ chức rõ ràng, theo từng bước nhỏ Trong quá trình học tập trẻ cẩn được hướng dẫn cụ thé, theo từng phan của moi

hoạt động phức tạp, trẻ cẩn được giúp đỡ để có thể hội nhập, biết cách lập kế hoạch.giải quyết một vấn dé và kiểm soát hành vi của mình Cẩn hướng dẫn cho trẻ học lập

đi, lặp lại nhiều lần theo nhiều cách khác nhau và trong những tình huống khác nhau,

Giáo viên khi day cho trẻ cẩn ding nhiều dụng cụ trực quan, nhiều cách tiếp cận khác

15

Trang 20

nhau: thị giác, khứu giác thính giác, xúc giác Tác giả cũng đã đưa ra một số phương

pháp đạy học hiệu quả phù hợp với trẻ CPTTT: phương pháp gợi ý - phản ứng; phương

pháp hình thành xâu chuỗi hành vi; dạy học theo chủ dé hoặc dự án khi day cho trẻ các kĩ nang cá nhân - xã hội giáo viên cẩn vận dụng các phương pháp dạy các kĩ năng chăm sóc cơ bản, bao gồm các phương pháp hướng dẫn, phương pháp thực hiện một phan, phương pháp làm mẫu

Dạy học cho trẻ CPTTT là nhằm hướng trẻ vào việc tự chăm sóc mình, quan hệ

với người khác và môi trường Do đó, ngày nay trong dạy học cho trẻ CPTTT, chương

trình học không tập trung vào các vấn để học thuật mà tập trung phát triển kĩ năng xã

hội và kĩ năng chuyển đổi nhằm thúc đẩy sự hoà nhập của trẻ vào xã hội Những nhà

nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật, những giáo viên dạy cho trẻ khuyết tật nói chung

và trẻ CPTTT đã dm hiểu lý luận về trẻ CPTTT và các phương pháp day học nhằm

phát triển kĩ năng đặc biệt là kĩ năng cá nhân - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáoduc cho trẻ CPTTT.

Ngoài các tài liệu bàn về trẻ CPTTT, vé các phương pháp day học cụ thể cho

trẻ CPTTT, ở Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hội thảo bàn về thực trạng chăm sóc và

giáo đục cho trẻ CPTTT.

Tháng 8 năm 1992, Hội thảo hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản về giáo dục đặc

biệt ở thành phố Hổ Chí Minh đã được tổ chức Từ đó đến nay đã có hơn 10 hội thảobàn về các vấn dé về tình hình sinh hoạt, học tập của trẻ CPTTT ở các trường chuyên

biệt, về đời sống tại gia đình của trẻ không được đến trường và những trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam

Hội thảo khoa học về “Thuc trạng chăm sóc - giáo dục trẻ khuyết tật và công

tác đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt” do trường Dai học Sư phạm thành phố Hồ Chi

Minh tổ chức vào tháng 4 năm 2002 với các mục tiêu:

- Đánh giá tình hình giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay tại các tỉnh phía Nam

16

Trang 21

- Điều tra tỉ lệ trẻ được đến trường tình hình và nhu cầu đào tạo giáo viên, Các

loại hình trường lớp ở các địa phương.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng, hội thảo đã để xuất các giải pháp để nâng cao

chất lượng giáo dục và mở rộng quy mô giáo dục cho trẻ CPTTT.

Hội thảo cũng đã tổ chức bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm dạy học, việc sử dụng

các phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng Hội thảo cũng đã thu nhận được nhiều bài tham luận vé công tác chăm sóc - giáo dục cho trẻ CPTTT nhưng chủ yếu dé cập đến nhu

cầu nội dung, chương trình giảng dạy, nhu cầu về giáo viên, về cơ sở vật chất, hạ ting

và công tác hướng nghiệp cho trẻ CPTTT.

Nhìn chung, trên thế giới và ở Việt Nam có không ít những công trình nghiêncứu về trẻ CPTTT Trong đó, các tác giả đã xây dựng được hệ thống lý luận về trẻ

CPTTT về nguyên nhân gây ra CPTTT và các phương pháp giáo dục cho trẻ CPTTT

Việc dạy học cho trẻ CPTTT đã bắt đầu được các nhà giáo dục quan tâm và được tổ chức đưới nhiều hình thức dạy học khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ

CPTTT và tạo cơ hội tối đa để trẻ tham gia vào cuộc sống xã hội Tuy nhiên, cho đến

nay, đù công tác dạy học cho trẻ CPTTT đã được triển khai ở Việt Nam gần 30 năm

nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát thực trạng giảng dạy cho trẻ CPTTT tại các trường chuyên biệt, đặc biệt, chưa có để tài nghiên cứu sâu vé mảng

phương pháp dạy học và phương pháp day học nhầm phát triển kĩ năng cá nhân - xã

hội cho trẻ CPTTT Dé tài nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng phương pháp day học

nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội cho trễ CPTTT tại một số trường chuyên

biệt trên địa bàn TPHCM ” nhằm bổ sung vào các vấn dé chưa nghiên cứu đó

17

Trang 22

II LÝ LUẬN VỀ TRE CPTTT

1 Khái niệm CPTTT và trẻ CPTTT

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều cách gọi khác nhau cùng

được hiểu là CPTTT như: chậm phát triển tâm thần, giảm khả năng về tâm thần, khó

khăn về học, chậm khôn

Trên thế giới, hai thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến: “Mental

Retardation” do hiệp hội CPTTT Mỹ sử dung và thuật ngữ “Intellectual Disabillity” do

Tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về CPTTT sử dụng

Ở Việt Nam, trong quyết định số 2592 QD/BGD&DT - ĐH ngày 22 tháng 7

năm 1999 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã cho phép trường Đại học Sư phạm đào tạo

nhóm ngành đặc biệt và đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “Cham phát triển trí tuệ ”,

Dựa trên những tiêu chí, những cơ sở khác nhau mà có nhiều khái niệm khác

nhau về CPTTT.

Nhà bác học người Pháp, Heghen (1812 - 1880) định nghĩa người có hiện tượng

CPTTT là “Những người có bản chất ngu ddn, không biết gì, không muốn gi và không

thể làm được cái gì" [29, t2]

Nhà tâm thần học người Mỹ, Edga Doll đã định nghĩa hiện tượng CPTTT dựa

trên các tiêu chí về trí thông minh, về khả năng thích ứng với xã hội và sự phát triển

Theo ông, “CPTTT là hiện tượng trẻ có trí thông minh thấp hon mức bình thường,

không thể thích nghỉ được với xã hội, sự phát triển của trẻ chỉ đạt được một mức độnhất định và tày thuộc vào sự phát triển thể chất, không có khả năng phát triển cao

hơn và không thể chữa trị được" (31, t19]

Định nghĩa của Grossman, nhà bác học Mỹ: “CPTTT là tình trạng chức năng trí

tuệ tổng quát thấp hơn mức bình thường dẫn đến hành vì thích ng kém và xảy ra trong

giai đoạn phát triển " [6 (7)

Nhà tâm lý học người Mỹ, Benda đưa ra khái nệm: “Một người CPTTT là người

không có khả năng điêu khiển bản thân và xử lý các vấn dé riêng của mình, hoặc phải

18

Trang 23

được day mới làm được như vậy, họ có nhu cdu về sự giám sát, kiểm soát, chăm sóc sức

khoẻ bản thân và sự chăm sóc của cộng đồng” [21, t1 1|

Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thắn IV (DSM - IV) định

nghĩa hiện tượng CPTTT dựa vào các tiêu chí:

- Chức nang trí tuệ dưới mức trung bình — đựa vào trắc nghiệm trí tuệ cá nhân

có chỉ số IQ <70

Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là 2 trong số những lĩnh vực hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng cá nhân - xã hội,

sử dụng các phương tiện trong cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường chức năng,

làm việc, giải trí, sức khoẻ và an toàn.

Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi [19]

Hiệp hội CPTTT Mỹ (AARM) năm 1992 đưa ra khái niệm CPTTT là hiện tượng

con người có những hạn chế lớn vé khả năng thực hiện chức năng có những đặc điểm

sau:

- Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình

- Hạn chế về 2 hay nhiều hơn những lĩnh vực kĩ năng thích ứng: giao tiếp, tự

chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng xã hội, sử dụng các phương tiện trong cộng

đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn, kĩ năng học đường chức năng, giải trí, làm

việc.

- Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi [31]

Trong tuyển tập thứ 10 “Chậm phát triển trí tuệ- khái niệm, phân loại và hệ

thống các hỗ trợ 2002” đưa ra khái niệm CPTTT như sau: “CPTTT là loại khuyết tật

được xác định bởi những hạn chế vẻ hoạt động trí tuệ và hành vì thích ứng thể hiện ở

các kĩ năng nhận thức, xã hội và kĩ năng thích ứng thực tế; khuyết tật xuất hiện trước

18 tuổi" (19, (25)

Từ những khái niệm khác nhau về CPTTT ta nhận thấy: tuỳ theo các tiêu chí

đánh giá, nguyên nhân gây ra CPTTT mà có những cách định nghĩa khác nhau về hiện

19

Trang 24

tượng CPTTT Nhìn chung có thể tổng kết những khái niệm về CPTTT theo hai khuynh

hướng sau:

Khuynh hướng thứ nhất cho rằng hiện tượng CPTTT là hiện tượng bản chất của

con người, không thể uốn nắn, không thể chữa trị được, từ cách hiểu đó những người

theo quan niệm này có thái độ bi quan về người CPTTT, họ cho rằng những người

CPTTT không thể nào giáo dục được

Khuynh hướng thứ hai cho rằng CPTTT là hiện tượng do tổn thương não bộ dẫn đến những khiếm khuyết hạn chế về hành vi thích ứng nhưng nếu có sự hỗ trợ thích

hợp trong khoảng thời gian thích hợp, có thể cải thiện được những hạn chế này

Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi sử dụng khái niệm “ CPTTT là loại khuyết

tật được xác định bởi những hạn chế về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện

0 các kĩ năng nhận thức xã hội và kĩ năng thích ứng thực tế; khuyết tật xuất hiện trước

18 tuổi" làm khái niệm công cu cho để tài

Từ khái niệm về hiện tượng CPTTT có thể hiểu trẻ CPTTT là trẻ có những biểu

hiện sau:

- Trẻ CPTTT có chức năng trí tuệ đưới mức trung bình (IQ < 70)

- Trẻ CPTTT bị thiếu hụt hoặc khếm khuyết ít nhất là 2 trong số những hành vi

thích ứng gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự chăm sóc, kĩ năng sống tại gia đình, các kĩ

năng cá nhân - xã hội, kĩ năng sử dụng các phương tiện trong cộng đồng, kĩ năng tự

định hướng, ki năng học đường chức năng, kĩ năng làm việc, kĩ năng giải trí, kĩ năng

về chim sóc sức khoẻ và an toàn.

- Những biểu hiện của CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi.

2 Nguyên nhân gây CPTTT

Hiện tượng CPTTT do nhiều nguyên nhân gây ra Mặc dù khoa học ngày nay

rất phát triển nhưng cũng chỉ mới biết được nguyên nhân của 60% trường hợp, số còn

lại khoảng 40% chưa xác định được Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà bác học.

y học, tâm lý học, sinh lý học, tâm thần học cho thấy có nhiều nguyên nhãn gây ra

20

Trang 25

CPTTT, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CPTTT trên thế giới đã nghiên cứu và công

nhận số liệu và tỉ lệ CPTTT như sau:

- Nhóm trẻ CPTTT mức nặng và rất năng có tỉ lệ nguyên nhân do đi truyền là 40%, trước khi sinh là 10%, sau khi sinh là 1%, trong khi sinh là 5% —- 10%, không rõ

nguyên nhân là 40%.

- Nhóm trẻ CPTTT loại nhẹ và trung bình có tỉ lệ nguyên nhân do di truyền là

20%, trước khi sinh là 20%, sau khi sinh là 3%, trong khi sinh là 7%, không rõ nguyên

nhân là 50%

2.1 Nguyên nhân trước khi sinh

Các nguyên nhân đi truyền do lỗi nhiễm sắc thể gây ra hội chứng Down (cặp

NST thứ 21 có tiêm một NST); Cri - du - chat (do thiếu một phần của cặp NST số 5);

Turner (do thiếu một NST) Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra CPTTT.

Do lỗi gen: gây bệnh PKU, San Filippo, đây là hiện tượng di truyền lặn ở NSTthường; u xơ dạng củ- hiện tượng di truyền trội ở NST thường; hội chứng Rett — hiện

tượng đi truyền trội liên quan tới NST giới tính, thường xảy ra ở các bé gái: hội chứng

William Beuren do cặp NST số 7 bị mất một phần; hội chứng Algelman và Prader

2.2 Nguyên nhân trong khi sinh

Trẻ bị tổn thương trong quá trình người mẹ sinh, do những nguyên nhân sau:

- Thiếu oxy: những vấn để do nhau thai, thời gian sinh quá lâu, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh

21

Trang 26

- Tẩn thương trong khi sinh: tổn thương não hoặc chảy máu não da mẹ đẻ khó,

do diing forceps để kéo đầu trẻ

- Lay nhiễm: lây nhiễm virut Herpes hoặc giang mai

- Đẻ non hoặc thời gian mang thai của mẹ đủ nhưng đứa trẻ qua nhỏ.

2.3 Nguyên nhân sau khi sinh

Nguyên nhân trẻ bị các bệnh tật sau khi sinh

- Trẻ bị mắc các bệnh vé não như: viêm não, viêm mang não, để lại di chứng

chấn thương sọ não do bị tai nạn

- Do biến chứng từ các bệnh: sởi, đậu mùa, tỉnh hỗng nhiệt

- Do rối loạn tuyến nội tiết

- Dùng thuốc không theo chỉ định

- Suy dinh dưỡng, thiếu lôt

Nguyễn nhân từ môi trường xã hội, môi trường xã hội cũng là một trong những nguyên nhãn của CPTTT

- Trẻ không được chăm sóc đẩy đủ về y tế và thể chất

- Trẻ sống cách ly cuộc sống xã hội trong thời gian dài dẫn đến những thiếu

thốn về tâm lý xã hội

- Gặp những biến cổ trong gia đình dẫn đếm mắc các bệnh tâm lý, hay được

nuôi dưỡng theo cách để người khác định đoạt cuộc sống của nó, trẻ không tự

kiểm soát đuợc mình,

- Trẻ ít có cơ hội đến trường

Những nguyên nhân trên làm cho trẻ bị CPTTT, cùng với CPTTT là những

khuyết tật thường xảy ra đồng thời như: khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động,

chậm phát triển vé vận động ; những bệnh thường gặp ở trẻ CPTTT như bệnh bai

não, động kinh cùng với những tật bệnh và những khuyết tật ấy, trẻ CPTTT thường

bị rối loạn tâm than, bị binh tự kỉ, rối loạn quá hiếu động, giảm tập trung, các dạngAD/HD Tất cả những vấn để này ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ làm cho

22

Trang 27

giáo viên dễ nản lòng Do vậy, để có tác động giáo dục phù hợp và đạt được hiệu quả

cao trong giáo dục cho trẻ CPTTT, người giáo viên cẩn phải hiểu thật rõ và day đủ các

nguyên ngân gầy nên CPTTT, các dạng khuyết tật, các bệnh thường xảy ra đẳng thời

với CPTTT.

3 Đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ CPTTT

3.1 Đặc điểm cảm giác, tri giác:

Cảm giác và tri giác của trẻ CPTTT thường có những biểu hiện chậm chap và

han hẹp, phân biệt kém về mau sắc, dấu hiệu, chỉ tiết sự vật và dễ nhằm lẫn Trẻ CPTTT thiếu tính tích cực khi tri giác: quan sắt sự vật đại khái, qua loa, không quan sát

kĩ các chỉ tiết, không hiểu rõ nội dung Cảm giác xúc giác ở trẻ CPTTT kém, phối hợp

các thao tác rất vụng về, khả năng phân biệt âm thanh kém

Do những đặc điểm cảm giác, tri giác như trên, trẻ CPTTT gặp rất nhiều khó

khăn trong học tập, đặc biệt là học đọc, học viết và phân biệt đối tượng xung quanh.

3.2 Đặc điểm tư duy:

Trẻ CPTTT thường biểu hiện tỉnh không liên tục trong tư duy, khi bất dau thựchiện nhiệm vụ thì làm đúng, nhưng càng về sau càng sai sót, chóng mệt mỏi chú ý

kém Nguyễn nhân là do tâm vận động không đều (nhanh hoặc chậm thất thường.

Tư duy logic của trẻ CPTTT kém, trẻ thưởng không vận dung được các thao tác

tư duy đối với các hành động trí tué Không định hướng được trình tự trước khi thực

hiện nhiệm vụ, khi thực hiện thì lẫn lộn giữa các bước Trẻ khó vận dụng được những

kiến thức học được vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn

Theo Piaget, tư duy của trẻ CPTTT có những đặc điểm sau: [17]

Trẻ CPTTT rất nặng (IQ < 20): không phát triển qua được giai đoạn vận động

-cảm giác Trẻ có thể học giao tiếp với các dé vật và thể hiện sự thích thú trong khámphá Đôi khi trẻ có thể điều khiển, kiểm soát dude những vat cố định và có quan hệ xã

hội cơ bản với những người quan trọng trong môi trường của chúng nhưng các chức

năng và khái niệm phản ứng chỉ đạt mức độ một đứa trẻ 2 tuổi

23 ‘

Trang 28

- Trẻ CPTTT rất nặng (IQ: 20 - 35) có thể so sánh với mức phát triển của mội

trẻ bình thường trong khoảng 2 - 4 tuổi Theo Piaget, đầy là giai đoạn tiễn thao tic,trong đó ngôn ngữ nói phát triển Giao tiếp ở mức đơn giản Những trẻ này không có

khái niệm nhận thức, do đó không có khả năng dự đoán những tình huống mới dựa trên

nhận thức hiện tại.

- Trẻ CPTTT trung bình (IQ: 35 - 50): có thể so sánh với trẻ từ 4 tuổi đến 7 tuổi,

ở giai đoạn tiền tf duy logic, có thể tạo ra những khái niệm dựa trên những trải

nghiệm, nhưng chủ yếu dựa trên những trải nghiệm trực tiếp qua nhận thức Trẻ này không có các khái niệm trừu tượng và thường cố giải quyết vấn để theo nguyên tắc

“Thử và sai”.

- Trẻ CPTTT nhẹ (IQ: 50 - 70) có thể được so sánh với trẻ 7 đến 12 tuổi Đây làgiai đoạn thao tác cụ thể, các vấn để được giải quyết theo tư duy logic, nhưng không

có khả năng tư duy trifu tượng.

Ngoài ra, tf duy của trẻ CPTTT cũng thường biểu hiện thiếu tính phê phán,

nhận xét Trang các hoạt động hay thực hiện nhiệm vụ, trẻ thường khó xác định cái gì

là đúng hay sai nên khó diéu khiển được hành vi của mình Những trẻ CPTTT không

bao giờ đạt được giai đoạn thao tác hình thức (giai đoạn từ sau 12 tuổi) tức là giai đoạn

tư duy biểu tượng và trifu tượng xuất hiện Chính đặc điểm nhận thức này ma việc giáo

dục cho trẻ CPTTT rất khó khăn, chúng ta không chú trọng giáo dục cho trẻ những tri

thức văn hoá, những khái niệm trừu tượng mà chỉ giáo dục cho trẻ hình thành các kĩ

năng để trẻ có thể dễ dàng hội nhập vào cuộc sống

3.3 Đặc điểm trí nhớ:

Ở trẻ CPTTT, thường có biểu hiện hiểu chậm — quên nhanh, trẻ hiểu cái mới rất

cham, quên cái vừa tiếp thu được rất nhanh Quá trình ghi nhớ chậm chap, không hẻn vững, không day đủ và thiếu chính xác Điều này là do những tổn thương não hộ dẫn

đến chức năng liên kết trên vỏ não yếu, vì vậy khi nhớ được trẻ rất nhanh quên.

24

Trang 29

Trẻ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài của sự vật tốt hơn cái bên trong, do đó trẻ rất khó nhớ những gì có tính khái quát, trữu tượng, quan hệ logic Trẻ có khả năng ghi nhớ máy móc, không ghi nhớ ý nghĩa được, trẻ dé quên những gì không liên quan,

không phù hợp với nhu cầu và mong đợi của trẻ [22]

L.S.Vưgôtxki chỉ ra rằng: “Hạt nhân trí nhớ của trẻ CPTTT là sự lĩnh hội cái mới không vững chắc, không chính xác, khó giữ gìn, khó ghi lại được trong não, do đó, khi cần sử dụng trẻ khó tái tạo lại được những kiến thức đã tiếp thu Đó cũng là sự tiêu tác

các mối liên hệ có điểu kiện đã được hình thành” [29, t7]

Theo Paplốp, đó cũng chính là do chức năng khép kín của vỏ não yếu, ức chế tích cực bên trong yếu nên đã gây ra việc khó khăn hình thành các mối liên hệ thắn kinh tạm thời.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của trẻ CPTTT, trong giảng dạy, giáo viên phải

vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các phương pháp nhằm giúp trẻ dễ hiểu, dé tiếp

thu, dé nhở.

3.4 Đặc điểm chú ý:

Trẻ CPTTT không thể tập trung trong một thời gian dai, dễ bị sao nhãng, khótập trung cao vào các chi tiết, chú ý của trẻ kém bến vững, trẻ thường xuyên chuyển từ

hoạt động chưa hoàn thành sang hoạt động khác, luôn bị phân tán, khó tuần theo các

chi dẫn, không kiên nhẫn đợi đến lượt, khó kiểm chế phan ứng

Nguyên nhân là do các quá trình hưng phấn và ức chế ở trẻ không cân bằng, bi

lệch pha, nghĩa là có khi hưng phấn quá gia tăng, có khi bị ức chế kìm hãm kéo dài làm cho trẻ chóng mệt mdi và mất đi khả năng chú ý Trẻ bi hưng phấn quá mức thường có hành vi gẫy rất nhiều phiển nhiễu cho giáo viên và những người xung

quanh: hành vi thái quá, hành vi chống đối, trẻ có rối loạn tăng động, giảm tập trung,

hành vi phi đạo đức ;trẻ bị kìm hãm qua mức thường không gây phién nhiễu gì cho

giáo viên và những người xung quanh: trẻ tram cảm, trẻ tự thu mình lại, lam lì, rau ri trẻ ngồi học rất trãt tự nhưng không hiểu thấy cô nói gì.

25

Trang 30

Đỉnh cao chú ý và thời gian chú ý của trẻ CPTTT kém hơn nhiều so với trẻ bình

thuờng, tuy nhiên, hàng ngày trẻ CPTTT cũng như trẻ bình thường có một khoảnh khắc đạt tới đỉnh cao của chú ý, Lúc đó con người đạt hiệu quả cao trong lao động, học tập.

Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải biết tận dụng được những thời điểm màtrẻ có đỉnh cao của chú ý để tổ chức học kiến thức mới cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao

Ngoài ra, giáo viên cẩn tạo môi trường học tập thuận lợi, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ

vào học là hết sức quan trọng, tránh gây căng thẳng than kinh trước khi trẻ vào học, dẫn dắt, lôi cuốn trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, sắt với trình độ của

trẻ, gầy hứng thú cho trẻ tập trung vào bài học mới.

3.5 Đặc điểm ngôn ngữ:

Ngôn ngữ của trẻ CPTTT phát triển chậm so với trẻ bình thường cùng độ tuổi,

vốn từ ít, nghèo nan; phát âm thường sai vì tri giác nghe yếu, phân biét âm kém, nói ngọng, nói lấp, nói khó; vé ngữ pháp thì nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng tinh từ,

động từ, thường nói từng từ, thường sử dụng câu đơn, không nắm quy tắc ngữ pháp.

Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như: trẻ nói được nhưng không hiểu, gặp khókhăn trong việc hiểu lời nói của người khác, đa số trẻ chậm biết nói Theo Paplépnguyên nhân chính là do sự tổn thương hoạt động thin kinh bậc cao, chức năng khép

kín của vỏ não, phản xạ định hướng hình thành chậm và kém bền vững.

Nói tóm lại, tình trạng CPTTT là do sự chậm phát triển về cấu trúc não bộ vàcác chức nang tâm lý, sự chậm chap đó dẫn đến những khó khăn nhất định trong quátrình day đỗ, giáo dục cho chúng Tuy nhiên, về nguyên tắc, trẻ CPTTT có thể giáo

dục được nếu như ta xem quá trình giáo dục cho trẻ CPTTT là quá trình tiếp thu cách

ứng xử mới hoặc mở rộng, phát triển những khả nang hiện tại cho phù hợp với điều

kiện sống, đặc điểm, mức độ CPTTT của trẻ.

26

Trang 31

lt KĨ NĂNG CÁ NHÂN - XÃ HỘI CỦA TRE CPTTT

1 Kĩ năng

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu vé kĩ năng và đã đưa ra rất nhiềukhái niệm khác nhau vé kĩ năng Xem xét những công trình nghiên cứu vé kĩ năng,chúng tôi thấy nổi lên hai khuynh hướng cơ bản

Khuynh hướng thứ nhất xem xét kĩ năng nghiễng về mặt kĩ thuật, thao tắc củahành động Theo quan niệm này, chỉ cần nấm vững phương thức hành động là con

người đã có kĩ năng Khuynh hướng này có các tấc giả V.A Kruchetxki,A.V.

Petrovxki, V.S Cudin, V.A.Crutetxki, A.G.Covaliốp, Trần Trọng Thuỷ

Theo V.A Kruchetxki thì kĩ nang là sự thực hiện thành công một hành động hay

một hoạt động phức tạo nào đó bằng việc sử dụng những thủ thuật, những phương thức

Phó giáo sư Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành

động, con người nấm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động có kĩ năng.

Khuynh huớng thứ hai xem xét kĩ năng nghiêng về mặt năng lực của con người.

Các tác giả theo khuynh hướng này nhấn mạnh kĩ năng là năng lực của người thựchiện công việc có kết quả với một chất lượng cẩn thiết trong những điều kiện khác

nhau Khuynh hướng này có các tác gid N.Đ.Lêvitop, K.K.Platanốp G.G.Goluhev

N.B.Lévitop cho rằng: Ki năng là sự thực hiện có kết quả một động tac nào đó

hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và 4p dụng những cách thức đúng

27

Trang 32

đắn, có tính đến những diéu kiện nhất định Theo ông, người có kĩ năng hành động là

người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhầm thực hiện

hành động có kết quả, ông cho rằng để hình thành kĩ năng con người không chỉ nắm lý

thuyết về hành động mà phải biết vận dụng vào thực tế.

Các tác giả K.K.Platanốp và G.G.Golubev chú ý tđi mặt kết quả của hành động

trong kĩ năng Theo hai tác giả này, kĩ năng là năng lực của người thực hiện công việc

có kết quả với một chất lượng cẩn thiết trong những diéu kiện mới và trong những

những khoảng thời gian tương ứng Họ cho rằng trong quá trình hình thành kĩ năng, các

biểu tượng, khái niệm đã có sẽ được mở rộng ra, được làm sâu sắc hơn, được hoàn

thiện hơn Ki năng không mẫu thuẫn với vốn tri thức, kĩ xảo, kĩ năng chỉ được hình

thành trên cơ sở của chúng K K Platônốp và G G Golubev khẳng định rằng trong

việc hình thành kĩ nang bao gỗm cả việc thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục dich

hành động, các điểu kiện và các cách thức hành động Trong cấu trúc kĩ năng con bao

gỗm cả tri thức, kĩ xảo và tư duy sắng tạo

Về thực chất, hai khuynh hướng tiếp cận khái niệm kĩ năng không phủ định

nhau, sự khác nhau giữa hai khuynh hướng chủ yếu ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành

phin, cấu trúc của kĩ năng mà thôi

Ngoài ra, khi nghiên cứu vé kĩ năng các nhà tâm lý học và day học học còn

phân ki năng thành hai cấp bac.

Các nha tam lý học phan kĩ năng thành kĩ năng nguyễn sinh va kĩ năng thứ sinh.

Ki năng nguyễn sinh là những kĩ năng được hình thành lan đầu qua các hành động đơn

giản, những kĩ năng này là cơ sở hình thành kĩ xảo; Ki năng thứ sinh là kĩ năng được

hình thành trên cơ sở của tri thức và kĩ xảo.

Các nhà giáo dục phan kĩ năng thanh hai bac, ki nang bac I và ki nẵng bac II.

Ki năng bậc I là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với

những mục tiêu và diéu kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù là hành động cu

28 `

Trang 33

thể hay hành động trí tuệ Muốn có kĩ năng, cẩn phải có tri thức về kĩ năng về quy

trinh

Ki năng bac II là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành

thạo, linh hoạt, sáng tao phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau.

Trong kĩ nang bac I yếu tố lĩnh hoạt, sáng tạo là tiêu chí cơ bản, đó là cơ sở cho moi

hoạt động đạt được hiệu quả cao [9, t 221]

Trong để tài này, chúng tôi tiếp cân khảẩi niệm kĩ năng theo khuynh hưởng thứ

nhất, va sử dụng khái niệm ki năng ở cấp độ L Theo đó, kĩ năng được hiểu là khả năng

nấm vững cách thức, kĩ thuật hành động và thực hiện hành động phù hợn với những

điều kiên cụ thé

2 Kĩ năng của trẻ CPTTT

Với cách tiếp cận trên, có thể hiểu kĩ năng của trẻ CPTTT là khả năng trẻ thực

hiện hành động đúng cách thức và kĩ thuật phù hợp với đặc điểm phát triển trí tuệ

trong các hoạt động tự chăm sóc, sinh hoại, giao tiếp, quan hệ xã hội của trẻ KĨ

năng của trẻ CPTTT cả thể được hình thành thông qua tập luyện.

Theo các tác giả hiệp hội CPTTT Mỹ, những kĩ năng cẩn thiết đối với trẻ

- Sống tại nhà: những ki năng liên quan tới việc thực hiện các chức năng tại nhà

bao gồm cả việc chăm sóc quẩn áo, giữ gìn nhà cửa, bảo dưỡng dé đạc, chuẩn bị và

nấu ăn, đặt kế hoạch và tính toán việc chỉ tiêu, mua bán, giữ an toàn nhà cửa, lên lịch

công việc hoạt động hàng ngày

- Xã hội: những kĩ nang liên quan tới việc trao đổi với các cá nhân khác

28

Trang 34

- Sử đụng các phương tiện công cộng: những kĩ năng liên quan tới việc sử dụng

thích hợp những dich vụ công cộng bao gồm cả việc đi lại trong cộng đồng.

- Tự định hướng: những kĩ năng liên quan tới sự lựa chọn, liên quan tới khả năng

các cá nhân có thể sống theo cách mà họ mong muốn, nhất quán trong cách đánh giá

và lựa chọn điều mình thích theo khả năng riêng.

- Sức khoẻ và an toàn: những kĩ năng liên quan tới việc duy trì sức khoẻ bằng

ăn uống, xác định bệnh tật, phòng và trị bệnh, tìm kiếm trợ giúp cơ bản nhất, vấn dégiới tinh, sức khoẻ, thể chất và những vấn dé về an toàn

- Học đường chức năng: những khả năng và kĩ năng nhận thức liên quan tới

việc học ở trường sẽ được dp dụng trực tiếp vào cuộc sống sau này của cá nhân Học

đường chức năng là các môn học dạy những kĩ năng cẩn thiết, áp dụng trực tiếp vào

trong môi trường sống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là những kĩ năng mà trẻ sẽ cẩn sau khi rời trường.

- Giải trí: hình thành những sở thích giải trí trong đó phản ánh những ưu tiên, lựa

chọn và quan niệm về độ tuổi, về văn hoá nếu như hoạt động được tiến hành ở nơi

công cộng

- Lao động: những kĩ năng liên quan tới quá trình làm một công việc cả ngày

hay nửa ngày trong cộng đồng, với những ki năng nghề đặc thù, những hành vi xã hội

và những kĩ năng lao động phù hợp.

3 Kĩ năng cá nhân - xã hội của trẻ CPTTT

Trong số những kĩ năng của trẻ CPTTT, kĩ năng cá nhân là những kĩ năng thuộc

lĩnh vực tự chăm sóc Moria Pieterse, Robin Treloar cùng với Sue Cairns trong tài liệu

“ki năng cá nhân — xã hội " đã đưa ra khái niệm về kĩ nang cá nhân là những kĩ năng

giúp trẻ chim sóc bản thân trong các lĩnh vực như ăn, mặc và vệ sinh cá nhân”({ I6, t7]

Những kĩ năng xã hội là những kĩ năng thuộc các lĩnh vực giao tiếp , xã hội và

vui chơi Theo các tác giả của tài liệu " kĩ ndng cá nhân ~ xã hội "thì "' kĩ năng xã hội

là những kĩ năng đi cùng với kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ có sự tác động qua lại với môi

Trang 35

trường xung quanh, kĩ năng này bao gồm cả những kĩ năng vui chơi, vì vui chơi giữ vai

trò quan trọng trong hành vi xã hội của trẻ",(trang ) KI năng xã hội bao gồm nhiều ki

năng trong đó có các kĩ năng:

- Kĩ năng sống tại gia đình: kĩ năng tìm đổ vật trong gia đình, kĩ năng làm các

công việc đơn giản trong gia đình

- Kĩ năng xã hội trong trường học: tôn trọng thầy cô và thực hiện nội quy lớp

học, hợp tác với nhóm bạn hoặc cả lớp trong hoc tập và vui chơi, chăm sóc cây cối

trong trường học

- Kĩ năng sống trong cộng đồng: giữ gìn trật tự nơi công cộng, tuân thủ luật lệ giao thông, hỏi đường vé nhà và sử dụng các dich vụ công cộng

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử: nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cẩn thiết, biết chào hỏi,

có cử chỉ tôn trọng, chú ý lắng nghe lời hướng dẫn, thể hiện nguyện vọng bản thân

bằng lời nói

- Kĩ năng trong hoạt động vui chơi: chơi cùng bạn bè, chơi một số trò chơi phối hợp với người khác, tuân thủ luật chơi khi có nhắc nhở, biết chia sẻ đổ chơi, chơi chung

~ hợp tác, biết chờ lượt choi

Muốn hình thành kĩ năng cho trẻ CPTTT cẩn phải có một quá trình tập luyện

nhất định, quá trình đó trải qua 4 giai đoạn.

- Giai đoạn tiếp thu: đây là giai đoạn trẻ tiếp nhận các kĩ năng mới Trong giai

đoạn này giáo viên cẩn hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ Dé trẻ hiểu hướng dẫn của

mình, giáo viên phải nói với trẻ những gì mình muốn trẻ làm, trẻ cần phải làm như thế

nào và nên sử dụng cách thức nào để làm.

- Giai đoạn duy trì: là giai đoạn các kĩ năng vẫn chưa hoàn thiện nhưng trẻ đã

đủ khả năng để sử dụng ở một mức độ độc lập nhất định Giai đoạn này, giáo viên cẩn

tổ chức hoạt động thực hành để giúp trẻ nhớ và hoàn thiện các kĩ nang Công việc của

giáo viên trong giai đoạn này là làm sao để trẻ tự mình thực hiện được nhiệm vụ được

giao mà hầu như không phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.

31

Trang 36

- Giai đoạn thuần thục: đây là giai đoạn trẻ có thể thực hiện các kĩ năng một

cách thuần thục, nhanh hơn và chất lượng cao hơn Ở giai đoạn này, giáo viên vẫn phải

hỗ trợ để trẻ có thể thực hiện từng hành động một cách chuẩn xác

- Giai đoạn khái quát hoá: là giai đoạn trẻ sử dụng các kĩ năng ở bất kì đâu và bất kì

lúc nào cần thiết, trẻ CPTTT can phải học để giải quyết các vấn đề xuất hiện ở nhữngtình huống cụ thể trong đời sống của bản thân

IV PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG

CÁ NHÂN - XÃ HỘI CHO TRE CPTTT:

1 Phương pháp day học

® Phương pháp:

Phương pháp theo tiếng Hy Lạp là “Methodos” có nghĩa là “Theo con đường”, hay nói cách khác, phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục

đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định Đây là định nghĩa phổ biến

nhất của khái niệm phương pháp.

Dựa vào khái niệm trên, ta thấy phương pháp dạy học có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, phương pháp dạy học thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách

thức hoạt động của giáo viên và cách thức hoạt động của học sinh.

32

Trang 37

Thứ hai, phương pháp dạy học là một nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học

nên có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình dạy học, đặc biệt là

với mục đích day học và nội dung day hoc.

Thứ ba, phương pháp dạy học vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ

quan và phương pháp dạy học có tính đa cấp, đa dạng.

® PPDH cho trẻ CPTTT

Từ những đặc điểm chung của phương pháp dạy học, có thể rút ra nhận xét về

phương pháp dạy học cho trẻ CPTTT như sau:

Phương pháp dạy học cho trẻ CPTTT cũng thể hiện sự thống nhất biện chứng

giữa cách thức hoạt động của giáo viên và hoạt động của trẻ CPTTT.

Mục đích và nội dung day học cho trẻ CPTTT chủ yếu là nhằm “Day nhữngkiến thức văn hoá và kĩ năng tương ứng nhằm giúp học sinh có được cơ hội tối đa để có

thể sống độc lập và phát triển đến mức cao nhất, có thể đạt được một vị trí xứng đáng

trong xã hội, và đặc biệt là trang bị cho trẻ CPTTT các kĩ năng cá nhân và các kĩ năng

xã hội”, (19, 1112] cho nên có những phương pháp day hoc đặc thù và chuyên biệt đáp

ứng mục đích và nội dụng day học cho trẻ CPTTT, trong đó có những phương pháp day

học nhầm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội Hiện nay, chưa có một chương trình dạy

học phát triển ki năng cá nhân — xã hội cụ thể áp dụng ở các trường chuyên biệt, do

vậy việc dạy học cho trẻ CPTTT chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của giáo viên.

2 Phương pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng cá nhân - xã hội cho trẻ

CPTTT

2.2.1 Phương pháp làm mẫu

Phương pháp làm mẫu là phương pháp trong đó giáo viên thực hiện mẫu các

bước, các thao tác của một hoạt động cụ thé cần dạy cho học sinh để học sinh quan sát

và bắt chước qua đó truyền đạt cho học sinh nội dung và cách thức thực hiện hoạt

động.

33

Trang 38

Làm mẫu là phương pháp tốt để dạy những kĩ năng mới cho trẻ CPTTT vì qua

phương pháp làm mẫu giáo viên có thể chỉ cho học sinh biết học sinh phải làm gì vàlàm như thế nào một cách cụ thể, thực tế bằng hành động thực chứ không phải bằng

những lời giảng suông Do vậy, học sinh để dàng học được những thao tác, những bước thực hiện một hoạt động cụ thể bằng cách quan sát và bắt chước hành động của giáo

viên.

Trẻ CPTTT thường gặp khó khăn khi quan sát và bất chước người khác nên khi

sử dụng phương pháp làm mẫu để dạy kĩ năng cho trẻ CPTTT, giáo viên cẩn chú ýmột số yêu cau sau:

- Cần lựa chọn kĩ năng phù hợp với từng độ tuổi (tuổi trí tuệ), khả năng nhận

thức (sự quan sát và nhận xét của trẻ), và đặc điểm riêng của trẻ CPTTT

- Lựa chọn vật dụng, phương tiện làm mẫu phù hợp, đơn giản, dễ hiểu đối với

trẻ, tốt nhất là nên sử dụng vật thật và dụng cụ thật để làm mẫu vì khi sử dụng vật thật

thì học sinh sẽ tiếp thu được những hoạt động thực tế trong cuộc sống học được những

kĩ năng thực tế phù hợp với nhu cầu của trẻ bằng cách tiếp cận với những vật thật mà

giáo viên sử dụng làm mẫu.

- Trước khi thực hiện thao tác làm mẫu, giáo viên cần tìm cách thu hút sự chú ý của trẻ vì trẻ dễ bị phân tán sự chú ý và không tập trung vào hoạt động của cô Giáo

viên có thể gây sự chú ý bằng lời nói, bằng hành động như vỗ tay, gõ thước hoặc dùng

chuông khi đã thu hút được sự chú ý của tất cả trẻ trong lớp, giáo viên sẽ bất đầu

thực hiện hoạt động mẫu, vừa thực hiện vừa giảng giải một cách ngấn gọn, rõ rang,không nên nói quá nhiều, gây phân tán chú ý của học sinh

- Khi thực hiện làm mẫu giáo viên cẩn làm mẫu từ dau đến cuối tất cả hoạtđộng, sau đó làm mẫu lại từng bước, từng thao tác cụ thể kèm theo lời giải thích rõ

ràng cụ thể cho từng thao tác, từng hoạt động Giáo viên cần thực hiện từng chỉ tiết và

thực hiện đẩy đủ các chỉ tiết, các bước của hoạt động, không được tự ý bỏ qua bất cứ

Trang 39

một chỉ tiết nào, vì như vậy trẻ sẽ không nhớ được trình tự các bước của hoạt động và

- Sau khi thực hiện làm mẫu xong, giáo viên đặt tất cả những vật dung và đổ

dùng làm mẫu vào vị trí cũ và yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động theo mẫu mà giáo

viên vừa làm Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cẩn quan sát, nhắc nhở,

góp ý và giúp đỡ nếu học sinh quên hoặc không thực hiên được hoạt động Sau khi trẻ

thực hiên hoạt động xong, cẩn đánh giá hoạt động của trẻ, nếu trẻ làm sai thì giúp trẻ

thực hiện lại cho đúng, trẻ làm tốt thì khen ngợi, khuyến khích, kích thích hứng thú cho

trẻ.

Phương pháp làm mẫu không phải là phương pháp tối ưu để dạy cho trẻ CPTTT,

nhưng nó là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc dạy trẻ học các kĩ

năng đặc biệt là kĩ năng cá nhân - xã hội.

2.2.2 Phương pháp gợi ý

Phương pháp gợi ý là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói, tranh vẽ, hình ảnh,

cử chỉ, kí hiệu, làm mẫu để kích thích trẻ CPTTT phản ứng và hoạt động giúp trẻhình thành hành vi, kĩ năng mới Tuy thuộc vào những phương tiện gợi ý khác nhaugiáo viên sử dụng mà có các kiểu gợi ý khác nhau.

- Gợi ý bằng lời: giáo viên sử dụng lời nói để giúp trẻ biết cách phản ứng,

phương pháp này có thể sử dung để gợi ý cho một nhóm trẻ ở gin hoặc ở xa Tuy

nhiên phương pháp này có hạn chế là yêu cầu tất cả học sinh phải nghe thấy, hiểu và

tuân theo lời nói của cô giáo, trong thực tế giáo dục cho trẻ CPTTT, không phải tất cả

trẻ đều có thể nghe, hiểu và làm theo cô giáo được.

35

Trang 40

- Gợi ý bằng hình vẽ, tranh ảnh hoặc chữ viết: Giáo viên sử dụng hình vẽ,tranh ảnh, hoặc chữ viết để giúp trẻ thực hiện hoạt động, hình thành kĩ nang Phương

pháp này được dùng để hướng dẫn toàn bộ nhiệm vụ hoặc chỉ hướng dẫn một số bước

trong nhiệm vụ Uu điểm của phương pháp này ở chỗ có thể sử dung một cách dễ

đàng, không đòi hỏi trẻ phải có khả năng đọc, nếu trẻ có khả năng đọc có thể gợi ý

bằng chữ viết, phát huy tính tự lập của trẻ Nhược điểm của phương pháp này là trong

một số trường hợp những hoạt động, hành động khó diễn tả bằng phương tiện này.

- Gợi ý bằng cử chỉ, kí hiệu: phương pháp này sử dụng các cử động hay kí hiệu

hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, tự

nhiên, có thể gợi ý từ xa cho một nhóm trẻ Tuy nhiên yêu câu trẻ phải nhìn thấy, hiểu

và tuân theo.

- Gợi ý thông qua làm mẫu: là phương pháp giáo viên làm mẫu toàn bộ hay

một phan trong quy trình hành động để trẻ bat chước theo Phương pháp này có ưuđiểm là từ xa có thể gợi ý cho một nhóm trẻ, tính phức tạp của việc làm mẫu có thể

được điểu chỉnh để phù hợp với trình độ của trẻ, làm mẫu có thể được thực hiện theo

kế hoạch định trước hoặc ngẫu nhiên Nhược điểm của nó là đòi hỏi sự chú ý và bắt

chước của trẻ, nếu làm mẫu quá dài và phức tạp sẽ gây khó khăn cho việc bất chước

CỦa trẻ.

- Gợi ý mang tính thể chất bán phan: là phương pháp giáo viên cham, vỗ nhẹ

hoặc nhẹ nhàng kéo, ấn bàn tay, cẳng tay, cẳng chân của trẻ giúp trẻ bất đầu một

phản ứng hoặc một chuỗi phản ứng Phương pháp này giúp kiểm soát được phản ứngcủa trẻ không cần sử dụng quá nhiều sự tiếp xúc trực tiếp, có hiệu quả đối với trẻ có

vấn dé về thị giác Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là mang tính can thiệp.

một số trẻ không thích sự tiếp xúc thể chất trực tiếp, không thể sử dụng được từ

khoảng cách xa.

- Gợi ý mang tính thể chất toàn phẩn: là phương pháp trợ giúp trực tiếp bằng

tay theo kiểu “dất tay chỉ việc” Ưu điểm của nó là cho phép kiểm soát toàn phan

Ngày đăng: 15/01/2025, 01:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w