Dựa trên cơ sở lý thuyết, Khung phân tích CAMELS và Bộ Chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMP FSIs, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 9 yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng bao gồ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THEO MÔ HÌNH CAMELS TẠI NHTMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : VŨ MINH NGỌC
Mã sinh viên : 18A4000530
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THÙY DƯƠNG
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP Công thương Việt Nam” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thùy Dương là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em
Trong quá trình viết, em có tham khảo, kế thừa lý luận chung về mô hình CAMELS và việc áp dụng mô hình trong phân tích đánh giá, sử dụng thông tin số liệu từ một số tạp chí, báo điện tử Các số liệu trong bài là trung thực, các nội dung trích dẫn đều ghi rõ nguồn gốc và các kết luận trong bài nghiên cứu chưa được công
bố trong bất cứ một nghiên cứu khoa học nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả đề tài
Vũ Minh Ngọc
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện ngân hàng và các thầy cô tại trường Học viện ngân hàng đã tạo điều kiện cho em được học hỏi, rèn luyện và tích lũy những kiến thức trong suốt bốn năm học vừa qua, để từ đó em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin gửi lời cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thùy Dương đã hướng dẫn tận tình cho em về phương pháp, nội dung và giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này
Do kiến thức và khả năng còn hạn chế nên bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong muốn nhận được sự góp ý, chia sẻ của thầy cô
và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Minh Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 11
1.1 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM 11
1.1.1 Khái niệm 11
1.1.2 Cơ sơ phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM 12
1.1.3 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM 13
1.2 Mô hình Camels trong phân tích hoạt động kinh doanh 15
1.2.1 Giới thiệu về mô hình Camels 15
1.2.2 Nội dung mô hình Camels 17
1.2.3 Ưu nhược điểm của mô hình CAMELS 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO MÔ HÌNH CAMELS TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31
2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình Camels tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 31
2.1.1 Mức độ an toàn vốn 31
2.1.2 Chất lượng tài sản 35
2.1.3 Năng lực quản trị 45
2.1.4 Khả năng sinh lời 51
2.1.5 Khả năng thanh khoản 57
2.1.6 Mức độ nhạy cảm với thị trường 62
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo mô hình CAMELS 65
Trang 52.2.2 Những hạn chế 68
2.2.3 Những nguyên nhân của hạn chế 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 71
3.3 Một số giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại VietinBank 71
3.3.1 Định hướng phát triển của NHTMCP Công thương Việt Nam 71
3.3.2 Khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VietcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BCTN Báo cáo thường niên
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
NPM Hệ số biên lợi nhuận ròng
AU Hiệu suất sử dụng tài sản
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của VietinBank giai đoạn
2015-2018 31
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank giai đoạn 2016-2018 32
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng tài sản của VietinBank giai đoạn 2016-2018 35
Bảng 2.4: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu VietinBank các năm 2016 - 2018 39
Bảng 2.5: Phân loại tín dụng theo chất lượng nợ của VietinBanh giai đoạn 2016-2018 40
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của VietinBank giai đoạn 2016-2018 41
Bảng 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh ở VietinBank giai đoạn 2016 - 2018 43
Bảng 2.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư VietinBank ở giai đoạn 2016 - 2018 44
Bảng 2.9: Tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn ở VietinBank giai đoạn 2016 - 2018 44
Bảng 2.10: Hiệu quả quản lý nhân sự 49
Bảng 2.11: Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động 49
Bảng 2.12 Một số chỉ tiêu cơ bản của VietinBank giai đoạn 2016 – 2018 51
Bảng 2.13: Phân tích Dupont ROE 52
Bảng 2.14: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân 54
Bảng 2.15: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM 55
Bảng 2.16: Số ngày lãi phải thu 56
Bảng 2.17: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân 57
Bảng 2.18: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn 58 Bảng 2.19: Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi 61
Bảng 2.20: Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ từng quý 62
Bảng 2.21: Chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2016 - 2018 63
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu VietinBank từ năm 2016-2018 33
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 VietinBank từ năm 2015-2018 34
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 - 2018 38
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ ROE giai đoạn 2016 – 2018 51
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ ROA giai đoạn 2016 – 2018 54
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi giai đoạn 2016 - 2018 59
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới có những bước chuyển mình quan trọng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự ký kết các hiệp định thương mại quốc tế đã mở ra những cơ hội và thách thức cho các quốc gia trên toàn cầu Điều này cũng khiến cho môi trường kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực mang tính cạnh tranh hơn bao giờ hết, đặc biệt là lĩnh vực tài chính – ngân hàng Hiện nay tại Việt Nam thị trường ngân hàng không chỉ có sự tham gia của những tổ chức tài chính khác như công ty cho thuê tài chính hay công ty bảo hiểm mà đó còn là những ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính vững mạnh, sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cùng những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi
sự phát triển, mở rộng không ngừng trên mọi phương diện của các ngân hàng thương mại trong nước để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình tại thị trường trong nước nói riêng và quốc tế nói chung
“Có thể nói rằng,trong 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;”thúc đẩy hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh đồng thời tạo cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động tri thức Tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng với những đặc điểm chuyên biệt trong hoạt động của mình, ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền của nước nhà Đây được coi là huyết mạch và là cầu nối trung gian gắn liền với sự vận động của mọi chủ thể trong nền kinh tế Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng.khách hàng.khác nhau nên luôn luôn tiềm ẩn rủi ro đối với toàn
hệ thống và nền kinh tế Do đó, việc thường xuyên kiểm tra, giám sát cũng như đưa
ra những.giải pháp kịp thời để hạn chế.rủi ro là vô cùng cần thiết trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, “sức khỏe” tài chính của các doanh nghiệp ngày càng giảm sút và sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính khác trên thị trường
Trang 102 Tổng quan nghiên cứu
Phân tích hoạt động kinh doanh được xem là một công cụ hữu hiệu nhằm đưa
ra những nhận định khách quan về năng lực quản trị ngân hàng Do đó, tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu kiểm định, đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM với nhiều mô hình khác nhau Trong phạm vi của khóa luận, tác giả xin đề cập đến một số nghiên cứu tiêu biểu sử dụng mô hình Camels để phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng CAMELS là hệ thống do Cục Quản
lý các TCTD Hoa Kỳ NCUA (National Credit Union Aministration) xây dựng, đánh giá toàn diện Ngân hàng thông qua độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản Hệ thống CAMELS được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX, bắt nguồn từ Mỹ Trước đây, Việt Nam không áp dụng trực tiếp CAMELS, cho đến khi thành lập Quy chế xếp loại các Tổ chức tín dụng Việt Nam (1998) thì CAMELS đã được công nhận Cho đến nay, hệ thống xếp hạng này được áp dụng như một công
cụ hiệu quả tìm hiểu cơ hội hoặc rủi ro khi đầu tư vào các ngân hàng (Nguyễn Thị Cẩm Giang, 2013)
Siems và Barr (1997) sử dụng mô hình xếp hạng CAMELS với phân tích bao
số liệu (DEA) đo lường chất lượng quản lý để dự đoán sự phá sản của ngân hàng
Họ sử dụng dữ liệu gồm 445 ngân hàng đang hoạt động và 294 ngân hàng phá sản trong cuộc khủng hoảng “tiết kiệm và cho vay” Hai tác giả cho thấy rằng mô hình của họ tốt hơn nhiều so với mô hình trước đó về dự báo chính xác lên đến 92,4% và 94,8% Việc cải thiện độ chính xác này cho thấy mô hình CAMELS được xem là nền tảng có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong việc dự báo phá sản Ravi Majithiya and Amin Pattani (2010), “Rating the Performance of the Banks through CAMELS Model”, trong nghiên cứu này, hai tác giả đã so sánh hiệu suất của ba ngân hàng khu vực khác nhau của Ấn Độ đó là Ngân hàng tư nhân – AXIS Bank, Ngân hàng nhà nước – Bank of India và Ngân hàng hợp tác xã – Gandhidham Co-operative Bank dựa trên mô hình CAMEL Báo cáo đã chỉ ra rằng tất cả các ngân hàng đã thành công trong việc duy trì tỉ lệ CAR ở một mức độ cao hơn so với mức quy định 9% Nhưng GCB đã duy trì tỷ lệ này cao nhất trong suốt 5 năm cuối, hơn 30% Về chất lượng thu nhập, phần lớn thu nhập của GCB là từ thu
Trang 11nhập lãi Bởi vì phần lớn họ đầu tư là chứng khoán Chính phủ Về tỷ lệ thanh khoản cho thấy tính thanh khoản tốt hơn ở tất cả các ngân hàng Tuy nhiên, AXIS Bank đã thực hiện tốt trong suốt quá trình, GCB có thế mạnh hơn trong thanh khoản khi so sánh giữa các ngân hàng với nhau Từ những phân tích trên dẫm đến kết luận rằng AXIS Bank có hiệu quả cao về Chất lượng Tài sản, chất lượng quản lý và GCB là hiệu quả trong Mức độ an toàn vốn và Thanh khoản trong khi Bank of India là hiệu quả về an toàn vốn Sau khi đánh giá tất cả các tỷ lệ và tính toán, xếp hạng các ngân hàng như sau: hạng 1 là AXIS Bank, hạng 2 là Bank of Indian và hạng 3 là GCB Anil Matkar (2011), “Evaluate the Financial Performance of the MSC Bank: Camel Model”, qua việc sử dụng mô hình Camel trong đánh giá hoạt động kinh doanh đã chỉ ra rằng mảng bản lẻ đang phát triển tốt và đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận chung của ngân hàng này Một số chỉ tiêu quan trong giúp tác giả đưa ra kết luận này đó là: sự gia tăng trong thu nhập ngoài lãi ròng, mức lợi nhuận trên mỗi nhân viên, tỉ lệ kinh doanh cho mỗi nhân viên, tỷ lệ an toàn vốn và giảm chi phí điều hành, nhân viên Bộ phận RBI đã đưa ra các khuyến nghị để cải thiện
hệ thống: sử dụng chế độ điện tử cho các giao dịch có giá trị bán lẻ khác nhau và lớn thông qua RTGS và Neft Như vậy, việc sử dụng mô hình Camel trong phân tích kinh doanh đã giúp cho MSC Bank xác định được mảng thế mạnh và từ đó có giải pháp đẩy mạnh kinh doanh
Dillip Khuntia Deepak Kumar Juneja (2011), “Evaluation Performance Of Axis Bank On The Basis Of Camels Model”, trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh tại Axis Bank là ngân hàng lớn thứ ba khu vực kinh tế tư nhân tại Ấn Độ Kết quả đã chỉ ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng trong vòng 5 năm qua Cho đến thời điểm nghiên cứu, các chỉ số đều đạt mức an toàn theo quy định Tuy nhiên tác giả cho rằng Axis Bank nên đa dạng hóa các sản phẩm bán lẻ để tận dụng lợi thế của sự giàu có của tầng lớp trung lưu Ấn Mặt khác, ngân hàng này cũng nên đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể, sáng tạo để đánh bại đối thủ cạnh tranh khác mạnh hơn, cả ở trong nước cũng như trên trường quốc tế Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như:
Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012), “Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã
Trang 12khai thác những yếu tố nào đã tác động đến hiệu quả của các ngân hàng trong khu vực này và bài học rút ra nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế những tác động xấu từ rủi ro hiện hữu” Trong bài viết, hai tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kỹ thuật phân tích hồi quy bảng với hướng tiếp cận những ảnh hưởng cố định và ngẫu nhiên để ước lượng mô hình Dựa trên cơ sở lý thuyết, Khung phân tích CAMELS và Bộ Chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMP (FSIs), mô hình nghiên cứu được đề xuất với 9 yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng bao gồm: Quy mô, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, mức độ đa dạng hóa thu nhập, chất lượng quản trị chi phí, thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thị trường Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, mức độ an toàn vốn, lãi suất thị trường có tác động ngược chiều và chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí, thanh khoản các tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.”
Đặng Uyên (2011), “Hệ thống đánh giá của CAMEL trong giám sát ngân hàng” giúp người đọc hiểu kiến thức về giám sát ngân hàng, trong đó có khuôn khổ
mô hình CAMELS là thước đo chính để đánh giá sự an toàn tổng thể và tính đúng đắn của một ngân hàng Bài viết nghiên cứu cách thức sử dụng mô hình CAMELS của AIA Việt Nam để phân tích ngân hàng Qua bài nghiên cứu, người đọc hiểu rõ cách đánh giá chất lượng của ngân hàng thông qua hệ thống đánh giá CAMELS Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam nên trang bị cho cán bộ nhân viên nền tảng kiến thức toàn diện về CAMEL, mặt khác tăng cường khả năng an toàn vốn, nâng cao chất lượng và quản lý tài sản, tăng thu nhập và tăng cường tính thanh khoản Việc duy trì sự liên kết mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống và các cơ quan giám sát ngân hàng là cần thiết để có thể kịp thời cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
Qua phần tổng hợp cho thấy phân tích hoạt động kinh doanh để từ đó là một vấn đề được các tác giả trong nước và nước ngoài quan tâm Các công trình nghiên cứu trên thế giới được thực hiện thường xuyên, với nhiều ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng tại nhiều quốc gia khác nhau Đối với các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ngày được nâng cao về chất lượng cũng như được áp dụng các mô hình phân tích, cập nhật hơn so với giai đoạn đầu với phương pháp phân tích chủ yếu dựa trên
Trang 13số liệu thống kê đơn thuần Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn một số hạn chế như sau:
Các nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM được thực hiện trong giới hạn một vài ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng với thời gian và nguồn lực hạn chế Nguồn dữ liệu được sử dụng để đánh giá và phân tích chủ yếu dựa trên các
tỷ lệ tính toán từ các báo cáo tài chính – một cơ sở thông tin được cung cấp từ nội
bộ ngân hàng “Những con số biết nói” này có thể bị sửa chữa, thay đổi để đảm bảo cho uy tín của ngân hàng, do đó tính chính xác không được đánh giá cao
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chưa áp dụng phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường “Trong khi đây là một tiêu chí quan trọng do các tài sản mà các ngân hàng nắm giữ chủ yếu là các tài sản chính, chúng thường rất nhạy cảm với những biến động thị trường và gây ra những rủi ro nhất định Hầu hết các tài sản của ngân hàng đều có liên quan đến rủi ro thị trường ở các mức độ khác nhau, chủ yếu liên quan đến các tài sản có sự nhạy cảm trước biến động về lãi suất,
tỷ giá hoặc những thay đổi giá cả trên thị trường tài chính Nếu trong cơ cấu tài sản của ngân hàng có một tỷ lệ lớn những tài sản nhạy cảm với các yếu tố
này, có thể báo hiệu một khả năng dễ tổn thương của ngân hàng đó.”
Những nghiên cứu đầu tiên về phân tích hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được thực hiện chủ yếu tiếp cận theo phương pháp thống kê truyền thống dựa trên việc phân tích các chỉ số truyền thống, phạm vi nghiên cứu thường chỉ giới hạn trong nhóm NHTM Nhà Nước hay nhóm NHTM Cổ phần Còn với những nghiên cứu gần đây đã áp dụng nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả
Từ những khoảng trống trong những nghiên cứu được chỉ ra đã giúp cho tác giả
có động lực để lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại NHTMCP Công Thương Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mục tiêu: Qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam thông qua mô hình CAMELS chỉ ra những thế mạnh và khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và cải thiện kết quả hoạt động cũng như hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng
3 Tính mới của đề tài nghiên cứu
Trang 14Vấn đề quản trị rủi ro tài chính là mối quan tâm chung của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bởi lẽ tình trạng nợ xấu còn tồn đọng và một số nhà băng yếu kém cần
xử lý Mặt khác, nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng đã chỉ ra ý nghĩa và vai trò của quản trị rủi ro ngân hàng thương mại Tiêu biểu có công trình nghiên cứu của“Clara-Iulia, Zinca (2015) đã đề cập đến các.rủi ro trong hoạt.động ngân hàng, đồng thời dựa trên các.tiêu chuẩn về đánh giá.rủi ro phổ biến của các tổ.chức để đề xuất.giải pháp quản lý.rủi ro như tư duy lại việc phân.bổ vốn, phát triển tầm nhìn.giảm thiểu.rủi ro và tập trung vào các rủi.ro ý nghĩa, đánh giá.mức độ giảm.thiểu rủi ro, lợi ích và chi.phí quản.trị rủi ro, sử dụng công.nghệ thông.tin để
hỗ.trợ”quản.trị rủi ro,… Tuy nhiên có lẽ để đánh giá một cách khách quan và toàn diện nhất về tình hình “sức khỏe” tài chính của ngân hàng và kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro tương lai thì cần có một mô hình với ý nghĩa đánh giá, xếp loại dựa trên mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản
lý, khả năng sinh lời,…Với lẽ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã đã tiến hành xếp hạng ngân hàng từ những năm 70 của thế kỷ trước, điển hình là CAMELS – một mô hình được áp dụng phổ biến tại Việt Nam Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính, nghĩa là thông qua thanh tra tại chỗ và dựa trên thang điểm từ 1 - 5 để các nhà quản
lý đưa ra đánh giá, xếp hạng ngân hàng Kết quả phân loại không được công bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ riêng cho các ngân hàng Từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 quy định xếp hạng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tuy nhiên do các quy định trong thông tư nhìn chung chưa phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành và chuẩn mực quốc tế, kể từ ngày 1/4/2019, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng xếp hạng
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư số NHNN với nhiều điểm thay đổi, trong đó đưa ra các tiêu chí mới với được đánh giá theo chỉ tiêu định lượng và định tính khác nhau
52/2018/TT-* Cách thức xếp hạng TCTD theo Thông tư số 52/2018 - TTNH
“Tổng điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định trên cơ sở tổng điểm của từng tiêu chí sau khi nhân với trọng số của từng tiêu chí Trọng số của từng tiêu chí được quy định như sau:
Trang 15“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp vào các hạng như sau:
1 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng A (Tốt) nếu Tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 4,5
2 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng B (Khá) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5
3 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng C (Trung bình) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 3,5 và lớn hơn hoặc bằng 2,5
4 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng D (Yếu) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5
Trang 165 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng E (Yếu kém) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 1,5.”
4 Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Tổng hợp các lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh của NHTM và việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua mô hình CAMELS
Về mặt thực tiễn: Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP VietinBank để thấy được những kết quả tích cực và hạn chế Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của VietinBank trong khoảng thời gian ba năm từ 2016 đến 2018
6 Số liệu và Phương pháp nghiên cứu
6.1 Số liệu nghiên cứu
Thông tin từ BCTC hợp nhất đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của VietinBank trong giai đoạn 2016 – 2018
Thông tin từ BCTC hợp nhất đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của VietcomBank trong giai đoạn 2016 – 2018
Thông tin từ BCTC hợp nhất đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của BIDV trong giai đoạn 2016 – 2018
Số liệu từ các tổ chức trong nước và quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số liệu từ các website: vietnamfinance.vn; cafef.vn; bnews.vn; vneconomy.vn
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Đưa ra các lý luận cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua mô hình CAMELS Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu thực tiễn tại VietinBank và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tổng hợp thông tin từ BCTC hợp nhất đã được kiểm toán và báo cáo thường
Trang 17niên của VietinBank, Vietcombank và BIDV trong giai đoạn 2016 - 2018 Các thông tin trong báo cáo cần thiết cho việc phân tích là tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền vào và ra trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và cuối cùng là các thông tin bổ sung trong thuyết minh báo cáo tài chính Kết hợp với các thông tin
về ngành ngân hàng thông qua các website về kinh tế - tài chính
Tiến hành tổng hợp, tính toán và kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
Phương pháp so sánh: Các thông tin được tổng hợp theo giai đoạn 2016 -
2018 có tác dụng cho việc so sánh theo thời gian, thể hiện tốc độ phát triển của từng khoản mục hay từng chỉ tiêu trong nội bộ ngân hàng qua các năm tăng trưởng; so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa VietinBank và hai ngân hàng khác là VietcomBank
và BIDV để thấy được sự khác biệt
Phương pháp phân tích các tỷ số: Trong bài phân tích dưới đây sử dụng rất nhiều các tỷ số, một vài ví dụ như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản… Tác giả so sánh các tỷ số này giữa các năm với nhau, cũng như so sánh với mức chuẩn và kết hợp các tỷ số để đưa ra nhận định tổng hợp
Phương pháp Dupont: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để giải thích kết quả của tỷ số ROE hay ROA bằng cách phân tích nó thành tích các chỉ số khác Tác giả tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của ngân hàng qua các năm và phân tích sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân cụ thể như thế nào
7 Kết cấu của khóa luận
Chương 1 Cơ sở luận về mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh
doanh của NHTM
Chương 2 Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại
NHTMCP Công Thương Việt Nam
Chương 3 Một số khuyến nghị nâng cao hoạt động kinh doanh tại NHTMCP
Công thương Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN
TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1 Khái niệm
Theo luật Các TCTD 2010 do Quốc hội ban hành, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật NHTM được thực hiện các hoạt động theo quy định tại Chương III Luật các TCTD, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật các TCTD bao gồm việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và một số hoạt động khác
Phân tích hoạt động kinh doanh là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị tại các TCTD Khái quát chung, đó là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả kinh doanh tại các TCTD nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Mặt khác, khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục bằng các biện pháp ngắn hạn và dài hạn (Hồ Thị Như Thủy, 2013)
Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM chính là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các nhân tố đến kết quả hoạt động của ngân hàng thông qua các số liệu phản ánh của bộ phận nghiên cứu, kế toán, thống kê,… để làm cơ sở đưa ra quyết định và biện pháp quản lý hiệu quả Như vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh là một hoạt động tất yếu trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng Mặt khác, thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm các dữ liệu cần thiết đóng vai trò như cơ sở khoa học để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn Cụ thể:
Với nhà quản trị ngân hàng: Việc phân tích hoạt động kinh doanh giúp họ hình dung được khá đầy đủ và chính xác quy mô hoạt động, chất lượng kinh doanh, tốc độ phát triển và tính bền vững ổn định trong các hoạt động của ngân hàng
Trang 19 Với các nhà đầu tư: Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh, hiệu quả
sử dụng vốn, tài sản và mức lợi nhuận là cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thêm hay rút vốn nhằm đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro và thu về lợi nhuận cao nhất
Với các cơ quan giám sát: Phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM
là công cụ để nắm rõ thực trạng tài chính và có biện pháp quản lý, điều chỉnh cũng như thực hiện giám sát từ xa đối với hệ thống NHTM Trên phạm vi vĩ mô, phân tích hoạt động của các NHTM giúp cho cơ quan lãnh đạo tiền tệ thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng kinh tế
1.1.2 Cơ sơ phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM
Các nhà quản trị ngân hàng dựa trên nguồn thông tin thu thập từ các báo cáo đáng tin cậy, từ đó áp dụng các phương pháp đánh giá và đưa ra nhận định về kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cụ thể:
Báo cáo quản trị nội bộ ngân hàng: Là các báo cáo đầy đủ, chi tiết và cập nhật tình hình hoạt động của ngân hàng Những báo cáo này được tổng hợp nhằm phục
vụ cho các nhà quản trị trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp kịp thời
Báo cáo thống kê ngân hàng: Là các báo cáo do các TCTD phải gửi cho NHNN nhằm phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ của NHNN Các chỉ tiêu báo cáo bao gồm: Tín dụng, Huy động vốn, Lãi suất, Thanh toán và Ngân quỹ, Hoạt động ngoại hối, Góp vốn mua cổ phần, Thị trường tiền tệ, Giám sát, bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
Báo cáo tài chính ngân hàng: Là báo cáo hoàn thiện và đầy đủ về thông tin tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD Báo cáo này nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nước và phục vụ nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Ngoài thông tin từ các loại báo cáo trên, nhà quản trị có thể tận dụng từ các nguồn dữ liệu bên ngoài như thông tin tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước với những báo cáo tổng hợp về các chính sách điều hành và tác động đến nền kinh tế qua các năm hay phân tích về sự biến động của ngành ngân hàng trước diễn biến của khủng hoảng tài chính quốc tế,…; nguồn thông tin từ Tổng cục thống kê với bản tổng hợp
Trang 20chỉ tiêu kinh tế từ các ngành nghề, lĩnh vực và thông cáo báo chí tình hình kinh tế -
xã hội từng quý, cùng thông tin từ các tổ chức tài chính quốc tế như Tổ chức xếp hạng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng là những nguồn dữ liệu đáng tin cậy
1.1.3 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM
a Phương pháp phân tích truyền thống
Phương pháp phân tích truyền thống sử dụng các chỉ số được tính toán từ các
số liệu trên báo cáo tài chính; thông qua đó đánh giá, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Hệ số tài chính sử dụng bao gồm: các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời, tỷ số phản ánh hoạt động kinh doanh và các hệ số phản ánh rủi ro tài chính ngân hàng, Cụ thể:
Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: Đánh giá về thu nhập, Đánh giá về chi phí, Đánh giá về khả năng sinh lời
Các chỉ số đánh giá về Thu nhập: Tốc độ tăng trưởng Thu nhập, Tỷ trọng từng khoản thu nhập
Các chỉ số đánh giá về Chi phí: Tốc độ tăng trưởng Chi phí, Tỷ trọng từng khoản chi phí, các chỉ số phản ánh Quy mô, chất lượng Tài sản – Nguồn vốn
Các chỉ số đánh giá về Tài sản: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản,
Cơ cấu tài sản sinh lời
Các chỉ số phản ánh rủi ro: Rủi ro thanh khoản, Rủi ro lãi suất, Rủi ro ngoại hối Phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính
có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dừng lại ở việc thống kê số liệu và tính toán các chỉ tiêu đơn giản, phản ánh một khía cạnh trong hoạt động của NHTM một cách rời rạc mà không thể hiện rõ mối tương quan với nhau Vì vậy, để khắc phục được nhược điểm này có thể áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh doanh Mô hình CAMELS được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả hoạt động, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung gồm 6 chỉ tiêu: An toàn vốn (C), Chất lượng tài sản (A), Năng lực quản lý (M), Khả năng sinh lời (E), Khả năng thanh khoản (L) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S)
Trang 21b Phương pháp phân tích hiện đại
Việc phân tích theo các phương pháp phân tích hiện đại chủ yếu dựa trên các
mô hình để đánh giá, xếp hạng các TCTD và có những ưu, nhược điểm nhất định Tiêu biểu có mô hình PEARLS - một hệ thống được sử dụng trong hoạt động giám sát đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ Mô hình này được Hiệp hội Tín dụng Quốc tế (WOCCU) nghiên cứu từ cuối những năm 1980 Nó được coi là công cụ cần thiết cho các cơ quan quản lý trong hoạt động giám sát nhằm đánh giá, cảnh báo
và xếp hạng các tổ chức tài chính và các tiêu chuẩn đánh giá có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đánh giá chỉ tiêu này phải xem xét mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu khác và ngược lại
Mỗi chỉ số có định mức bảo đảm an toàn hoặc các mục tiêu liên quan khác nhau Các tiêu chuẩn chính xác cho mỗi chỉ số được đưa ra bởi Hội đồng Thế giới của các hiệp hội tín dụng dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình về việc tăng cường
và hiện đại hoá các TCTD và thúc đẩy tăng trưởng tiết kiệm Từ đó người gửi tiền
có thể an tâm về các TCTD đáp ứng các tiêu chuẩn xuất sắc về mức độ an toàn và lành mạnh
Mô hình PEARLS bao gồm nhiều chỉ tiêu, với P – Protection (Chỉ tiêu đảm bảo an toàn); E – Effective Financial Structure (Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả); A – Asser Quality (Chất lượng tài sản có); R – Rate of Return and Costs (Thu nhập và Chi phí); L – Liquidity (Khả năng thanh toán) và S – Signs of Growth (Dấu hiệu của sự tăng trưởng) Trong đó, mỗi chỉ tiêu lại có các khoản mục chỉ tiêu nhỏ hơn với các mức tiêu chuẩn đánh giá cụ thể PEARLS là hệ thống đánh giá phù hợp cho việc khai thác số liệu đầu vào và tình hình khai thác thông tin tài chính
Về mục tiêu khi đánh giá hoạt động kinh doanh của TDTC qua mô hình PEARLS:
Công cụ Quản lý điều hành: Giám sát hoạt động của TCTD là mục đích sử dụng quan trọng nhất của hệ thống PEARLS Nó được thiết kế như một công cụ giúp các nhà quản lý tìm ra giải pháp có ý nghĩa với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng của tổ chức
So sánh thứ hạng: Việc sử dụng kết hợp hệ thống kế toán chuẩn và các chỉ
số PEARLS tạo ra bảng xếp hạng TCTD
Trang 22 Tạo điều kiện cho việc điều hành giám sát: Ngoài tính hữu dụng của nó như
là một công cụ quản lý, hệ thống PEARLS cung cấp khuôn khổ giám sát và phân tích hàng quý hoặc hàng tháng tại các Hiệp hội tín dụng quốc gia
Mô hình PEARLS chủ yếu sử dụng các chỉ số định lượng thì CAMELS sử dụng cả chỉ số định lượng và định tính Thêm nữa, PEARLS đánh giá cơ cấu tài chính của bảng cân đối tài sản Cơ cấu tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
và khả năng sinh lời của tổ chức tài chính vì một tổ chức càng tối đa hóa các tài sản
có khả năng sinh lời, tổ chức đó càng có khả năng tạo ra nhiều thu nhập Tuy nhiên, việc thông tin chủ yếu được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng nên độ tin cậy còn chưa cao; các chỉ tiêu trong mô hình thuần túy là định lượng mà không
có chỉ tiêu định tính
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn sử dụng nhiều mô hình khác nhau khi phân tích hoạt động kinh doanh như mô hình phân tích bao số liệu (DEA), mô hình hồi quy Tobit,…Tuy nhiên với đặc điểm của tình hình kinh tế tại Việt Nam và quy mô nghiên cứu NHTM thì mô hình CAMELS có lợi thế đặc biệt, phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mặt khác khái quát được một cách toàn diện về hiệu quả hoạt động của TCTD
1.2 Mô hình Camels trong phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Giới thiệu về mô hình Camels
Hệ thống đánh giá CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức Tài chính do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng, song không chỉ có Hoa Kỳ mà còn có nhiều nước trên thế giới áp dụng Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMEL được Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính Các cơ quan giám sát Mỹ sử dụng hệ thống các chỉ tiêu CAMELS để đánh giá tình trạng tổng thể của Ngân hàng, phân loại khoảng 8000 ngân hàng của quốc gia này Đánh giá này dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả thanh tra của các cơ quan quản lý như Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve), Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (The Office of the Comptroller of the Currency) và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên Bang (Federal Deposit
Trang 23Insurance Corporation) Mô hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính, thông qua thang điểm để đưa ra kết quả xếp hạng các ngân hàng, từ đó cho nhà quản lý biết “tình hình sức khỏe của các ngân hàng” Barretal (2002) chỉ ra rằng “Hệ thống xếp hạng CAMELS là công cụ hiệu quả và không thể thiếu với các các cá nhân tổ chức làm công tác điều tra giám sát” Nó đảm bảo một ngân hàng đang ở trong trạng thái hoạt động tốt trên cơ sở xem xét các khía cạnh dựa trên các nguồn thông tin như trạng thái tài chính, nguồn ngân quỹ, dữ liệu kinh tế vĩ mô, ngân sách và dòng tiền Tuy nhiên Hirtle and Lopez (1999) nhấn mạnh rằng hệ thống xếp hạng CAMELS của Ngân hàng có tính bảo mật cao và chỉ những nhà quản lí cao cấp mới được biết để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cũng như các bộ phận liên quan và sự đánh giá xếp hạng đó không bao giờ được công khai Những đánh giá này không được công bố rộng rãi mà chỉ để cho các nhà quản lý hàng đầu của ngân hàng dự báo, cảnh báo nhóm các ngân hàng có nguy cơ, và có biện pháp phòng ngừa phá sản cho nhóm các ngân hàng này
Tại Việt Nam, NHNN đã áp dụng hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn CAMELS đối với các NHTM trong thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa Các quy định đánh giá giám sát NHTM được ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ - NHNN và mới đây nhất là Thông tư 52/2018/TT- NHNN Việc xếp hạng sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra tại chỗ: Quá trình thanh tra sẽ được rút ngắn đáng
kể về thời gian; Nội dung thanh tra sẽ chỉ tập trung vào những chỉ tiêu có vấn đề trong hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS
Mô hình này được dùng để xếp hạng cho từng ngân hàng dựa trên sự đánh giá của 6 thành phần chính về năng lực hoạt động của một ngân hàng: Mức độ an toàn Vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Năng lực quản lý (Management), Thu nhập (Earnings), thanh khoản (Liquidity) và Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk)
Kết quả phân tích đánh giá sẽ giúp các nhà phân tích chia hệ thống TCTD theo thang điểm từ A đến E Các ngân hàng với xếp hạng A (Tốt) hoặc B (Khá) được coi
là tình hình tài chính tốt, ổn định, khả năng giám sát tài chính tốt trong khi các ngân hàng với các xếp hạng C (Trung bình), D (Yếu) hoặc E (Kém) có mức độ tài chính xấu, không ổn định và khả năng giám sát tài chính kém
Trang 241.2.2 Nội dung mô hình Camels
a Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy)
Trong hoạt động của một ngân hàng, nguồn vốn có có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, tạo nên tính thanh khoản cho toàn hệ thống tài chính thông qua các kênh phân phối vốn trên thị trường, đảm bảo hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khiến những thiệt hại phát sinh dẫn đến tình trạng phá sản,… Trong tương quan với quy mô hoạt động của các ngân hàng trong nước và trong khu vực, nguồn vốn là chỉ tiêu so sánh cơ bản phản ánh tiềm lực của mỗi ngân hàng cũng như khả năng chống đỡ các cú sốc về tài chính Vốn tự có là thành phần cơ bản cốt lõi trong nguồn vốn của ngân hàng với nhiều chức năng như chức năng bảo vệ hay chức năng hoạt động Duy trì một tỷ lệ vốn tự có cao sẽ làm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng; mặt khác làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ đông Các ngân hàng thường cân nhắc một
tỷ lệ vốn tự có hợp lý để đảm bảo cân đối giữa các lợi ích Ngoài ra, tỷ lệ Vốn tự có của mỗi ngân hàng còn phải được xem xét dựa trên một số chỉ tiêu như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 = 𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó đ𝑖ề𝑢 𝑐ℎỉ𝑛ℎ 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜
(Nguồn: IMF, Financial Soundness Indicators (FSIs)
Tỷ lệ này đánh giá mức độ tài trợ của vốn tự có cho các tài sản có rủi ro của ngân hàng Nếu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức thấp cho thấy hoạt động của ngân hàng đang gặp rủi ro, khả năng tài trợ của vốn tự có không đủ cho tổng tài sản có rủi ro và ngược lại Hiện nay, theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 9%; còn với chuẩn mực Basel II tỷ lệ này là 8% Nguyên nhân của
sự khác biệt này là do quy định của Basel II chặt chẽ hơn trong việc xác định tài sản
có điều chỉnh rủi ro Trong thông tư 36/2014/TT-NHNN, tài sản có rủi ro tương ứng với tài sản có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng; chưa xét đến rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro giá chứng khoán, rủi ro hàng hóa, rủi ro thị trường khác…) Tuy nhiên, sang năm 2016, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN nhằm điều chỉnh giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Trang 25xuống 8% với quy định thời gian áp dụng là 01/01/2020, kéo dài thêm lộ trình, tạo điều kiện cho các NHTM có thể áp dụng theo chuẩn Basel II
S Ranganathan và C.Nirmalraj (2016) cho rằng hệ số CAR được phát triển để đảm bảo rằng các ngân hàng có thể hấp thụ một mức độ thua lỗ hợp lý xảy ra do tổn thất hoạt động và xác định năng lực của ngân hàng trong việc đáp ứng các khoản lỗ Theo định mức mới nhất của RBI, các ngân hàng nên có một tỷ lệ là 9%
Uyên Đặng (2011) có quan điểm tỷ lệ vốn này được yêu cầu phải đáp ứng tối thiểu 8% do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) quy định Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ở một số quốc gia, mức vốn tối thiểu bắt buộc có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ quan quản lý địa phương; và ngân hàng có thể muốn có tỷ lệ vốn càng cao càng tốt
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ấ𝑝 1 = 𝑉ố𝑛 𝑐ấ𝑝 1 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑙ẻ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó đ𝑖ề𝑢 𝑐ℎỉ𝑛ℎ 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜
(Nguồn: IMF, Financial Soundness Indicators (FSIs)
Thay tử số trong công thức trên bằng vốn tự có cấp 1 ta thấy được tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của ngân hàng Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, được định nghĩa trong Basel Vốn cấp 1 bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh khoản tốt nhất, ở chủ yếu đề cập đến vốn cổ đông Các ví dụ
về vốn cấp 1 có thể kể đến: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi không hoàn lại và không tích luỹ, lợi nhuận giữ lại Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 cũng là một tỷ lệ được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng
Với SP Mathiraj (2009) thì vốn được coi là một cái đệm để bảo vệ người gửi tiền và thúc đẩy sự ổn định và hiệu quả của hệ thống tài chính trên toàn thế giới An toàn vốn phản ánh tình trạng tài chính chung của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của quản lý sự cần thiết phải có thêm vốn Nó cũng cho biết liệu ngân hàng có
đủ vốn để hấp thụ thua lỗ bất ngờ Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 hoạt động như một chỉ số
về đòn bẩy ngân hàng.”
b Chất lượng tài sản (Assets Quality)
Tài sản có của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat một cách hợp pháp Có
Trang 26thể nói, nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở bên Tài sản Có trên bảng cân đối kế toán Quy mô, cơ cấu, chất lượng tài sản ảnh hưởng rất lớn đến
sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng Phần lớn rủi ro trong hoạt động của ngân hàng tập trung ở khoản mục tài sản, do đó không chỉ đảm bảo đủ vốn mà vấn đề nâng cao chất lượng Tài sản Có cũng là yếu tố quan trọn đảm bảo cho sự an toàn của nhà băng Với Grier (2007) chất lượng tài sản kém là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các thất bại của ngân hàng Uyên Đặng (2011), loại tài sản quan trọng nhất là danh mục cho vay; rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tổn thất cho vay xuất phát từ các khoản nợ quá hạn
Tài sản Có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và không sinh lời, trong
đó tài sản sinh lời chiếm chủ yếu Tài sàn Có sinh lời gồm có những khoản vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, là những khoản mang lại mức lợi nhuận chính cho ngân hàng nhưng cũng đồng thời chứa nhiều rủi
ro Chất lượng Tài sản Có dược đánh giá qua một số chỉ tiêu:
Tốc độ tặng trưởng tín dụng
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 =𝐷ư 𝑛ợ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ì − 𝐷ư 𝑛ợ đầ𝑢 𝑘ì
𝐷ư 𝑛ợ đầ𝑢 𝑘ì
(Nguồn: Giáo trình Nguyên lý thống kê – HVNH)
Chỉ tiêu này so sánh tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng Mức tăng trưởng tín dụng kết hợp với chính sách tín dụng hợp
lý sẽ đem lại cho ngân hàng mức lợi nhuận vượt kế hoạch Có thể so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng cùng qui mô, hoặc với mức trung bình toàn hệ thống
Tỷ lệ nợ xấu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100
(Nguồn: IMF, Financial Soundness Indicators (FSIs))
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng có khả năng bị mất
một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất
lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của
Trang 27vay Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp và ngược lại Tỷ lệ nợ xấu Việt Nam không có quy định cụ thể nhưng 3% là mức NHNN luôn đưa ra trong các thời kỳ để khống chế, giám sát các NHTM
Frost (2004) nhấn mạnh rằng các chỉ số chất lượng tài sản nêu bật việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu (NPL) là đại diện của chất lượng tài sản và trợ cấp hoặc dự phòng cho rủi ro tín dụng
Md.Tofael Hossain Majunder & Mohammed Mizuanur Rahman (2016), tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng số tiền không thực hiện cho vay theo tổng số tiền cho vay & ứng trước Tỷ lệ thấp cho thấy chất lượng tốt của tài sản và ngược lại Uyên Đặng (2011) có trích dẫn tỷ lệ nợ xấu được tính với công thức theo AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis 1996
𝑁𝑃𝐿𝑠 𝑡𝑜 𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑙𝑜𝑎𝑛𝑠 = 𝑁𝑃𝐿𝑠
𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑙𝑜𝑎𝑛𝑠Với tỷ lệ nợ xấu ≤ 1%
Tỷ lệ nợ quá hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100
(Nguồn: 06/2008/QĐ-NHNN)
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng
có khả năng hoàn trả thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ Cũng như
tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn được tính sau khi các ngân hàng thực hiện phân loại
nợ theo Thông tư 14/2014/TT – NHNN ban hành chia thành các nhóm từ 1 đến 5 theo thứ tự: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ mất vốn, Nợ có khả năng mất vốn Trong đó, nợ quá hạn được coi là nợ từ nhóm 2 trở
đi, nợ xấu là nợ từ nhóm 3, nợ nhóm 5 là nợ không có khả năng thu hồi
Bùi Thị Huyền (2018) cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn cho biết chất lượng nợ của ngân hàng có tốt không, quản lý cho vay khách hàng có chặt chẽ không và mức tiêu chuẩn với tỷ số này ở Việt Nam hiện nay là ≤ 3%
Trang 28Đòn bẩy tài chính phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng Đồng thời hệ số này cho phép đánh giá tác động tiêu cực hoặc tích cực của việc vay vốn đến ROE Về bản chất, hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Bùi Doãn Trung (2016) cho rằng đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ để chỉ việc kết hợp sử dụng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong chính sách tài chính của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, hay nói cách khác là những quyết định sử dụng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu với một tỷ lệ hợp lý trong tổng nguồn vốn
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên Tài sản đầu tư
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡ươ𝑛𝑔 ứ𝑛𝑔
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008))
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do biến động xấu của thị trường dẫn đến nguy cơ giảm giá trị tài sản Một tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cao sẽ ảnh hưởng đến mức lợi nhuận thu về của khoản mục tài sản đó
Tỷ suất đầu tư góp vốn/ kinh doanh chứng khoán
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 đầ𝑢 𝑡ư 𝑔ó𝑝 𝑣ố𝑛/𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝐶𝐾
= 𝐿ợ𝑖 𝑡ứ𝑐 đầ𝑢 𝑡ư 𝑔ó𝑝 𝑣ố𝑛/𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝐶𝐾𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑣à𝑜 𝑔ó𝑝 𝑣ố𝑛/𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝐶𝐾
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008))
Tỷ lệ này cho biết hiệu quả việc ngân hàng đầu tư vào góp vốn hoặc đầu tư chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư Từ đó xem xét đây có phải một kênh đầu tư tiềm năng đáng để khai thác đẩy mạnh đem lại nguồn lợi cho ngân hàng bên cạnh mảng tín dụng cho vay Các tỷ lệ này càng cao càng tốt Do là TCTD nên việc đầu tư vào lĩnh vực nào cũng đòi hỏi tỷ suất đầu tư tối thiểu cũng phải đạt lớn hơn tỷ suất LNST trên vốn tự có của ngân hàng
c Trình độ quản lý (Management)
Năng lực quản lý về cơ bản là năng lực của ban giám đốc và quản lý trong việc xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro của một tổ chức và đảm bảo cho tổ chức
Trang 29đó hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với pháp luật cũng như các quy định hiện hành Grier (2007) cho thấy rằng quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá CAMELS bởi vì nó đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của ngân hàng Nó là đối tượng để đo lường cũng như kiểm tra chất lượng tài sản có
Quản trị trong ngân hàng là việc hình thành hệ thống quản lý thống nhất, giúp phối hợp đồng bộ quá trình hoạt động giữa các phòng ban, nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí Mỗi ngân hàng sẽ có một cách quản lý khác nhau và quyết định của các nhà quản trị sẽ tác động đến chất lượng tài sản đến mức độ tăng trưởng tài sản, đến thu nhập ngân hàng, đến cách thức các ngân hàng chẩn đoán và đối phó với những rủi ro do đó đây là yếu tố năng động, chủ quan Đánh giá về quản lý bao gồm cả định tính và định lượng trên các nội dung sau: trình độ học vấn, năng lực quản lý và điều hành của lãnh đạo; hoạt động của kiểm soát nội bộ; hệ thống thông tin quản lý…
Theo phương pháp tiếp cận AIA từ CAMEL cho Phân tích ngân hàng (1996), các yêu cầu đối với trình độ quản lý như sau:
Quyền sở hữu: ngân hàng thuộc sở hữu đa số của chính phủ vì hỗ trợ của chính phủ là yếu tố giảm thiểu quan trọng nhất đối với các vấn đề tài chính tiềm tàng hoặc bởi Tập đoàn tư nhân lớn có ý nghĩa kinh tế
Kích thước: xếp hạng địa phương hàng đầu về tài sản
Năm hoạt động: lịch sử hoạt động lâu dài kể từ khi thành lập
Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý:
Hệ số hiệu quả quản lý nhân sự
𝐻ệ 𝑠ố ℎ𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑞𝑢ả𝑛 𝑙ý 𝑛ℎâ𝑛 𝑠ự = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ℎâ𝑛 𝑐ô𝑛𝑔
(Nguồn: Ravi Majithiya & Amin Pattani, 2010)
Hệ số trên được dùng trong trường hợp đánh giá hiệu quả làm việc của một nhân viên, cho biết trung bình mỗi nhân viên của ngân hàng đã giúp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, từ đó phần nào đánh giá được khả năng quản lý của thành viên Ban Quản lý của ngân hàng
Trang 30S Ranganathan và C.Nirmalraj (2016) có quan điểm hệ số này cho thấy thặng dư kiếm được trên mỗi nhân viên Nó được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế mà ngân hàng thu được trên tổng số nhân viên Tỷ lệ cao cho thấy hiệu quả quản lý tốt hơn
Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔
(Nguồn: PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2011)
Tỷ lệ này cho biết lượng chi phí phát sinh để tu được một đồng lợi nhuận trung bình, là phép so sánh toàn diện giữa đầu vào và đầu ra của NHTM Tỷ số này cao cho thấy khả năng quản lý chi phí của ngân hàng chưa tốt, cần đưa ra biện pháp quản lý chặt chẽ hơn
Phòng Phân tích quản trị rủi ro ở Tahhamon International Islamic Bank (2010) cho rằng tỷ lệ chi phí hoạt động vượt quá 50% nên được đánh giá điểm thấp hơn và ngược lại Thu nhập hoạt động nên được phân tích riêng biệt từ tổng thu nhập sau khi khấu trừ thuế
d Khả năng sinh lời (Earnings)
Khả năng sinh lời là nhân tố quan trọng để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý có hiệu quả hay không Trong đó lợi nhuận có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của các TCTD nói riêng và của toàn xã hội nói chung Mức lợi nhuận cao và ổn định luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng, bên cạnh việc kiểm soát chi phí và ổn định tăng trưởng Mặt khác, đó cũng là một yếu tố giúp thu hút các nhà đầu tư, tăng thêm lợi thế cạnh tranh và là nền tảng an toàn về vốn trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều
sự biến động bất ổn Theo ý kiến của Grier (2007), mức lợi nhuận phù hợp không chỉ xây dựng niềm tin của công chúng vào ngân hàng mà còn hấp thụ các khoản cho vay và cung cấp đủ các khoản dự phòng
Một số chỉ tiêu được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời:
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 100
(Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis 1996)
Trang 31Tỷ số này cho biết 100 đồng tài sản được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận vì thế ROA đo lường tính hiệu quả ngân hàng trong việc sử dụng tài sản Đây
là tỷ số tổng hợp, bao quát tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng Mức ROA thấp cho thấy chính sách cho vay hay đầu tư không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức ROA cao phản ánh ngân hàng đang sử dụng một
cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả Chỉ sô này ở mức lớn hơn 2% được coi là tốt
SP Mathiraj (2009) cho rằng ROA là nhân tố thu nhập chính Mặt khác, ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑥 100
(Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis 1996)
Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn đầu tư vào ngân hàng thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là tỷ số có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngân hàng của các nhà đầu tư và thông thường các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm ROE cao và thường lớn hơn 5% Tuy nhiên tỷ lệ ROE cao chỉ là điều kiện cần để quyết định xem có nên trở thành cổ đông của một ngân hàng hay không Do vậy cần có sự phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này và có quyết định đầu tư phù hợp Một trong những phương pháp được sử dụng đó là mô hình Dupont, cụ thể:
𝑅𝑂𝐸
=𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑥
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛Như vậy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) được cấu thành bởi hệ số biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản và số nhân đòn bẩy tài chính Trong trường hợp ROE tăng do vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm mà tổng tài sản không thay đổi thì đây là một dấu hiệu rủi ro cho nguồn vốn của ngân hàng, ảnh hưởng tới sự ổn định và hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn, năng lực tài chính của ngân hàng có thể đang sụt giảm
Trang 32 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
𝑁𝐼𝑀 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 100
(Nguồn: Peter Rose, 2000)
NIM hay tỷ lệ thu nhập lãi thuần phản ánh tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi
so với tốc độ tăng chi phí lãi Tỷ lệ này càng lớn thể hiện ngân hàng đang cố gắng tối đa hóa thu nhập lãi và tối thiểu hóa chi phí lãi
Md.Tofael Hossain Majunder & Mohammed Mizuanur Rahman (2016) cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là một chỉ tiêu quan trọng do ngân hàng có nguồn thu nhập chính từ hoạt động cho vay Một tỷ lệ cao cho thấy mức thu nhập tốt hơn trên tổng số tài sản
Số ngày lãi phải thu
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑙ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 = 𝐿ã𝑖 𝑣à 𝑝ℎí 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 𝑡ự×
365𝑛
(Nguồn: Thông tư 52/2018 – TTNH)
Với n = 1 do xác định số ngày lãi phải thu của năm xếp hạng dựa trên số liệu năm Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của TCTD, phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản lãi phải thu đã ghi nhận vào thu nhập của các TCTD Chỉ số này càng cao thì mức độ rủi ro càng cao, với số ngày lãi phải thu dưới 55 ngày được đánh giá là tốt Số ngày lãi phải thu thấp cho thấy ngân hàng cần ít thời gian hơn để thu số tiền lãi đã ghi nhận, thể hiện tốc độ luân chuyển vốn được cải thiện
e Khả năng thanh khoản (Liquidity Exposure)
Khả năng thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên, kịp thời và liên tục với chi phí và thời gian tối thiểu Khả năng thanh khoản của ngân hàng được đánh giá ở khả năng có thể duy trì một mức thanh khoản đủ để đáp ứng kịp thời khả năng thanh toán khi có dòng tiền rút cũng như khả năng ứng phó với những thay đổi của thị trường và có thể chuyển đổi tài sản nhanh chóng với chi phí thấp nhất Mặt khác, tính thanh khoản ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, sự tin tưởng của người gửi tiền và người cho vay Tính thanh khoản yếu kém trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp dẫn đén sự phá sản ở các ngân hàng
Trang 33Với vai trò quan trọng, tính thanh khoản được xem là nhân tố trọng yếu khi xem xét hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng Để nâng cao tính thanh khoản
có nhiều phương pháp khác nhau như việc duy trì thường xuyên các tài sản có tính lỏng cao hay các công cụ dự trữ thanh khoản khác, nâng cao chất lượng Tài sản có hoặc đa dạng hóa các danh mục tài sản
Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản:
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑇𝑆 𝑐ó 𝑡í𝑛ℎ 𝑇𝐾 𝑐𝑎𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 𝑐ó 𝑡í𝑛ℎ 𝑇𝐾 𝑐𝑎𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
(Nguồn: IMF, Financial Soundness Indicators (FSIs))
Chỉ số này được sử dụng để đo tỷ trọng của các loại tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản Những loại tài sản này bao gồm: Tiền mặt, vàng; Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; Tiền trên tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể; Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài; Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
Kết quả cho giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp , đảm bảo cho NHTM
có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑁𝑉 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑣à 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑣à 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
(Nguồn: Thông tư 36/2014 – TTNH)
Chỉ số này phản ánh mức độ cho vay với thời gian từ khoản vốn ngắn hạn của ngân hàng Theo Thông tư 16/2018/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì tiêu chuẩn của tỉ lệ này là 45%, giảm 15% so với quy định theo thông
tư 36/2014/TT-NHNN về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Ngân hàng thương mại là 60% Tuy nhiên theo đúng lộ trình thì tỷ lệ này giảm còn 40% từ 01/01/2019
Trang 34Tỷ lệ này có giá trị càng thấp càng tốt do việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ gây rủi ro lớn cho ngân hàng Việc kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ này
sẽ góp phần bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh NHNN, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)
𝐿𝐷𝑅 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖
(Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis 1996)
Tỷ lệ này phản ánh khả năng tài trợ cho các khoản cho vay bằng tiền gửi của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN thì ngân hàng thương mại cổ phần duy trì tỷ lệ này ở mức tối đa 80%
Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ủ𝑎 𝐾𝐻 𝑐ó 𝑠ố 𝑑ư 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑙ớ𝑛
=𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ủ𝑎 𝐾𝐻 𝑐ó 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑙ớ𝑛 𝑛ℎấ𝑡
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖
(Nguồn: Thông tư 52/2018 – TTNH)
Với khách hàng có số dư tiền gửi lớn là 10 khách hàng (không bao gồm TCTD, chi nhánh NHNN) có số dư tiền gửi lớn nhất tại TCTD, chi nhánh NHNN Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng lượng tiền gửi của các khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng lượng tiền gửi với giá trị càng lớn thì rủi ro càng cao Nguyên nhân do khi những khách hàng này rút lượng tiền mặt lớn sẽ ảnh hưởng lớn khả năng thanh khoản cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng
f Mức độ nhạy cảm với thị trường (Sensitivity to Market Risks)
Phân tích sự nhạy cảm với thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thị trường đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần Khi đánh giá thành phần này cần cân nhắc: khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc nhận diện,
đo lường, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường; qui mô của tổ chức, tính chất và sự phức tạp trong hoạt động của ngân hàng, sự cân xứng giữa vốn và lợi nhuận ngân hàng với mức độ rủi ro thị trường Các rủi ro chủ yếu và quan trọng
nhất để đánh giá đó là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá
Trang 35Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng ngân hàng phải gánh chịu, là nguy
cơ suy giảm thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất trên thị trường biến động Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự thay đổi về lĩa suất trên thi trường hoặc các yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc giảm thu nhập của ngân hàng Những biến động này làm tăng chi phí, tăng rủi ro, làm thay đổi báo cáo tài chính của ngân hàng Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự không cân xứng giữa kì hạn cho vay và huy động trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng, dẫn đến một sự biến động nhỏ cảu lãi suất có thể tác động lớn tới ngân hàng
Để xác định rủi ro lãi suất, sử dụng chỉ tiêu khe hở lãi suất hay GAP (chênh lệch tuyệt đối) giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Khe hở lãi suất (GAP)
= Tài sản có nhạy cảm với lãi suất – Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
(Nguồn: Tài liệu học tập Quản trị Ngân hàng – HVNH)
Khe hở lãi suất (GAP) được tính toán dựa trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhằm cho thấy sự biến động của thu nhập khi lãi suất thay đổi Khi khe hở lãi suất dương, rủi ro phát sinh nếu lãi suất giảm Khe hở lãi suất âm, rủi
ro phát sinh nếu lãi suất tăng Bằng cách nhân khe hở lãi suất với mức thay đổi lãi suất ngân hàng có thể tính được mức thay đổi lợi nhuận
Rủi ro tỷ giá là tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới Rủi ro xảy ra là sự kết hợp của hai nguyên nhân: biến động của tỷ giá và trạng thái ngoại hối của ngân hàng khác 0, hay có sự chênh lệch giữa tài sản
có ngoại tệ và tài sản nợ ngoại tệ, hay giữa doanh số bán ra và doanh số mua vào ngoại tệ
Trạng thái ngoại hối = Tài sản có ngoại tệ - Tài sản nợ ngoại tệ
Khi tổng trạng thái ngoại hối trường, tài sản có ngoại tệ lớn hơn tài sản nợ ngoại tệ, ngân hàng gặp rủi ro tỷ giá nếu tỷ giá giảm, ngân hàng bị lỗ và ngược lại trường hợp tổng trạng thái ngoại hối đoản, tỷ giá tăng làm ngân hàng lỗ ngoại hối Như vậy, CAMELS là một mô hình có sự kết hợp của nhiều chỉ tiêu định lượng và định tính; sử dụng nguồn số liệu chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng cũng như phù hợp khi sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động của một ngân hàng cụ thể, đặc biệt với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
Trang 361.2.3 Ưu nhược điểm của mô hình CAMELS
CAMELS là mô hình được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để đánh giá hoạt động kinh doanh của một TCTD với sáu yếu tố : an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và mức độ nhạy cảm với thị trường Tuy nhiên qua quá trình áp dụng vào thực tiễn, các nhà quản lý cần thấy được điểm mạnh cũng như những thiếu sót, bất cập để hoàn thiện mô hình, góp phần đưa ra những kết luận chính xác về tình hình hoạt động của ngân hàng
Về các ưu điểm:
Trong mô hình CAMELS có nhiều chỉ tiêu quan trọng đã xuất hiện trong một số mô hình phân tích khác, điển hình có chỉ số ROA và ROE trong mô hình phân tích tài chính Dupont – một mô hình được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của NHTM Nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã áp dụng các chỉ tiêu này vào công tác quản trị và đạt được những hiệu quả nhất định Việc kết hợp sử dụng các chỉ tiêu đã có sẵn và chỉ tiêu mới sẽ góp phần nâng cao độ chính xác trong kết quả
mà mô hình chỉ ra đối với từng loại TCTD
Các chỉ tiêu được đưa ra thuộc nhiều khía cạnh khác nhau khi phân tích hoạt động kinh doanh; có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mà không tách rời Ví dụ như tỷ lệ về trạng thái tiền mặt H1 giảm sút trong quý III do ngân hàng đã đầu tư một khoản lớn vào chứng khoán đầu tư hoặc kinh doanh, thu về mức lợi nhuận tương đối dẫn đến tỷ suất đầu tư tăng Điều đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng
có một cái nhìn tổng thể và khách quan về sự tương quan giữa các chỉ tiêu
Thông qua việc sử dụng CAMELS trong phân tích tài chính, các nhà quản
lý có thể xác định được chính xác những rủi ro hiện tại cũng như dự đoán các nguy
cơ tiềm ẩn trong tương lai Từ đó, họ đưa ra các giải pháp khắc phục tạm thời và xa hơn là một lộ trình định hướng hoạt động trong tương lại hiệu quả hơn Ví dụ như ứng dụng mô hình CAMELS giúp ngân hàng dự đoán được các dấu hiệu của tình trạng phá sản dẫn đén khủng hoảng tài chính Từ những biểu hiện rõ ràng như tỷ lệ vay nợ cao, mức lợi nhuận thấp, tính thanh khoản yếu mà năng suất lao động kém
Về các nhược điểm:
Yêu cầu về tính chính xác của các thông tin trên báo cáo tài chính và khả năng cung cấp các dữ liệu liên quan đến vấn đề quản trị ngân hàng là một trong
Trang 37những trở ngại lớn nhất của việc áp dụng mô hình CAMELS Do tính bảo mật và các nguyên nhân liên quan đến uy tín của ngân hàng, các số liệu được đưa ra thường
đã được chỉnh sửa theo hướng “làm đẹp” hay nói cách khác là những thông tin sai lệch, dẫn đến kết quả phân tích không chính xác và ảnh hưởng kết luận cuối cùng
Việc phân tích tình hình tài chính bằng mô hình CAMELS đòi hỏi các nhà quản trị phải có một đội ngũ cán bộ phân tích có đầy đủ chuyên môn, năng lực, dày dặn kinh nghiệm cũng như hiểu biết về công nghệ Có thể nói những lao động tri thức ở Việt Nam chỉ đảm bảo được phần nào những yêu cầu về trình độ chuyên môn do hạn chế về quỹ đào tạo cán bộ cũng như sự trang bị những công cụ phần mềm tân tiến phục vụ cho quá trinh xử lý dữ liệu Một số TCTD đã sử dụng phương
án thuê nhân lực từ nước ngoài để nâng cao chất lượng về con người, tuy nhiên điều này lại tiêu hao một nguồn kinh phí lớn
Trang 38CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO
MÔ HÌNH CAMELS TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh theo mô hình Camels tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.1.1 Mức độ an toàn vốn (C)
a Khái quát tốc độ tăng quy mô vốn
Bảng 2.1: Nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của VietinBank giai đoạn
Nguồn BCTC VietinBank 2015-2018 và kết quả tính toán của tác giả
Từ các số liệu ở bảng và biểu đồ trên cho thấy quy mô nguồn vốn của ngân hàng ngày càng lớn từ năm 2015 đến 2018 Năm 2016, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 948.699 tỷ đồng đến năm 2018 tăng lên 1.164.318 tỷ đồng Như vậy trong vòng 3 năm, nguồn vốn đã tăng 215.619 tỷ đồng, tương đương 18,51 % Tuy nhiên,
tỷ lệ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể, từ 17,84% (năm 2016) giảm xuống còn 13,37% (năm 2017) và tiếp tục giảm mạnh năm 2018 với tỉ lệ 5,95% Để tìm hiểu rõ hơn sự tăng trưởng trong cơ cấu nguồn vốn của VietinBank giai đoạn 2015-2018, ta xem xét sự thay đổi trong từng khoản mục từ bảng cân đối
kế toán như sau:
Trang 39Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I Các khoản nợ CP&NHNNVN 4.808 15.207 62.600 III Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 85.152 115.159 110.873 III Tiền gửi của khách hàng 655.060 752.935 852.816
IV Các công cụ tài chính phái sinh và các
Trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7.083 9.234 12.009
TỔNG NGUỒN VỐN 948.699 1.095.061 1.164.318
Nguồn BCTC VietinBank 2016-2018
Từ năm 2016 đến 2018, tổng nguồn vốn tăng 215.619 tỷ đồng trong đó nợ phải trả của ngân hàng tăng lên 208.550 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 7069 tỷ đồng, như vậy tổng nguồn vốn tăng mạnh là do nguyên nhân chủ yếu đến từ các khoản mục trong nợ phải trả Trước hết, khoản mục các khoản nợ CP&NHNNVN tăng mạnh do lượng tiền gửi từ kho bạc Nhà nước tăng thêm hơn 59.000 tỷ đồng sau 3 năm đã giúp cho Ngân hàng có một lượng tiền gửi lớn với mức lãi suất thấp, từ đó có điều kiện để giảm lãi suất cho vay và tăng trưởng dư nợ tín dụng VietinBank là một trong ba ngân hàng thương mại hiện đang có dư nợ tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước lớn nhất, chỉ đứng sau BIDV và Vietcombank trong nhóm các ngân hàng quốc doanh Khoản mục tiền gửi của khách hàng tuy chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2015-2018 nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả, tới 73,74% năm 2016, 57,86% năm 2017 và 77,75% năm 2018 Có thể nói trong cuộc “chạy
Trang 40đua” về lãi suất huy động ở một số kì ngắn hạn giữa các ngân hàng thuộc nhóm top như Agribank hay Vietcombank, với việc điều chỉnh tăng từ 0,2% - 0,3% đã thúc đẩy lượng tiền gửi trên thị trường
Ngoài ra, nhà băng này cũng đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu thông qua cả hai phương thức phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng Tính đến cuối quý I/2018, tổng huy động vốn qua kênh phát hành giấy tờ có giá đạt 22.501 tỷ đồng, trong đó 20.500 tỷ đồng là trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm Đến cuối quý II, VietinBank đã huy động được 8.415 tỷ đồng Nguồn vốn trái phiếu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng vọt trong những năm tới đây Mặt khác, với lượng vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ 7069 tỷ đồng sau ba năm Vietinbank, Vietcombank và BIDV đều đang xúc tiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nhằm tăng vốn điều lệ Có thể thấy ban lãnh đạo VietinBank đang nỗ lực trong việc tìm ra giải pháp phù hợp để tăng lượng vốn cần thiết
b Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn
* Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu VietinBank từ năm 2016-2018
Trong vòng bốn năm trở lại đây, các NHTM Việt Nam luôn nỗ lực trong việc“duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn.tối thiểu riêng lẻ và tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu.hợp nhất ở mức 9% theo Thông tư 36.quy định về các giới hạn,
Tỷ lệ trung bình ngành