Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề ly luận về tài trợ thương mại, hoạtđộng tài trợ thương mại của một Ngân hàng thương mại, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE
DO NGỌC BÍCH
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HANG THUONG MẠI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH QUANG NINH
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRUONG DAI HỌC KINH TE
DO NGỌC BÍCH
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGAN HANG THƯƠNG MẠI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH QUANG NINH
Chuyén nganh: Tai chinh — Ngan hang
Mã số: 8340201
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Hiểu
XÁC NHAN CỦA _ XÁC NHẬN CUA CHỦ TỊCH HD
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lậpcủa tôi dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn khoa học Các số liệu, kếtquả được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy,
các ý kiến và đề xuất của tác giả chưa được công bố trong bat kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Đỗ Ngọc Bích
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hữu Hiểu - người đã
tận tình hướng dẫn tôi về mặt khoa học dé tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của Đại học Kinh tế Đại học Quốcgia Hà Nội đã giúp đỡ tận tình dé tôi hoàn thành bài luận văn thạc sỹ của
mình.
Đồng thời, tôi xin gửi loi cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo,toàn thé cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chinhánh Quảng Ninh đã cung cấp thông tin, cũng như đóng góp ý kiến dé tôihoàn thành bài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người
bạn thân thiết đã thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những lúc
khó khăn nhất dé tôi vượt qua và hoàn thành Chương trình dao tạo Thạc sỹ.
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Đỗ Ngọc Bích
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TÁTT 2-2222 ©z+£x+zxz+zxzreerxere i
DANH MỤC BANG BIEU 0 ccsccsscssssssessessssssssssssessessessessecsvssussusssesseeseesecses iiDANH MỤC SO DO, HÌNH VẾẼ 2-5 SE E121 1x re Hi
09671005 | CHƯƠNG 1 TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LY LUẬN VE HOẠT ĐỘNG TAI TRỢ THƯƠNG MAI TẠI NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - - 2 2 2+2 +E+£s+££+££+Ez£x+zxzrszes 5
1.1.1.Téng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.1.2.Khoảng trống của các nghiên cứu - 2-5 5z +£+s++£z+£++zxerxerxecsee 8
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tài trợ thương mai tai ngân hang thương mai 9
1.2.1.Khái niệm tai trợ thương mai của Ngân hang thương mại 9 1.2.2 Vai trò của tài trợ thương Tại - - - + +c ++s‡*+*E+evseeseesreeersres 10 1.2.3 Phân loại Tai trợ thương mại của Ngân hàng thương mại 14
1.2.4 Các tiêu chí đo lường phát triển hoạt động tài trợ thương mại của ngân
1.4.1 Kinh nghiệm tai Vietcombank Hội sở chính -«+ «<+ 39 1.4.2 Kinh nghiệm tại Techcombank Hà Thành - «5s «++s «+2 40
1.4.3 Bai học kinh nghiệm cho VietinBank Quảng Ninh - 42
Trang 6CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2cs+zvzzcs25z2 43
2.1 Quy trình nghiÊn CỨU - - 2 E313 E91 v9 vn ng ng ệg 432.1.1 Xác định van đề nghiên cứu của luận văn 2 2 55s s2 432.1.2 Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu luận văn 432.1.3 Thu thập, xử lý va phân tích thông tin di liệu - - 442.1.4 Xác định kết quả và viết luận văn -¿- 2 2 z+Eecx+Ex+EzEzkerxees 442.2 Phương pháp nghiên CỨU - c2 3+ E3 E**EESeEEseerrerrrersrrersre 45
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu «5s «<+s<++<s+2 45
2.2.2 Phương pháp phân tích- tổng hợp - 2-2 + s+s+zz+xzzszcsee 462.2.3 Phương pháp so sánh - - k1 vn ng ng ng 47
2.2.4 Phương pháp dùng số liệu 2-2-5252 SE+£E2E2EE2EE2EEtEEerxerkerree 48
2.2.5 Phương pháp thống kê - mô ta eeeeceeeeseeseesessessessesestesessesseseseeseesee 48
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THUONG MẠI CO PHAN CÔNG THƯƠNG VIET NAM - CHI NHÁNH QUANG NINH -2- 25s cseEEecEzEzreerxee 49 3.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP công thương Việt Nam — Chi nhánh
Quảng Ninh - 7G 5 112011110 191119 11 111v HH tt 493.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Quảng Ninh 49
3.1.2 Cơ cau tô chức của VietinBank Quảng Ninh -2- 55525552 50
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Quảng Ninh 513.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam — Chi nhánh Quang Ninh -.- 5 555 3+ *+*ksseseerrersrererke 563.2.1 Tô chức hoạt động tai trợ thương mại tại VietinBank 563.2.2 Thực trạng hoạt động tai trợ thương mai tại VietinBank Quảng Ninh 58
3.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam — Chi nhánh Quang Ninh - 55555 55<<5+ 64
3.3.1 Kết quả dat QUOC 5- 5-2522 21 E12E122127121211211211211211 11111 xe 64
Trang 73.3.2 Những hạn chế, bất cập - 2-2 s+E+E+£E+EE2EE2EE2EE2EE2EEEEerkerree 71 3.3.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tài trợ thương
mại tại Ngân hàng TMCP Công thương ¿5+ + s+ss+seseeerseers 78
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG NINH -2- 25s csecEecEzEzreerxee 81
4.1 Dinh hướng nâng cao hoạt động tai trợ thương mại cua Ngân hang TMCP
công thương việt nam — Chi nhánh Quảng Ninh - 555555 +5<<52 81
4.1.1 Dinh hướng phat trién hoạt động kinh doanh cua VietinBank Quang
0 81 4.1.2 Dinh hướng nang cao hoạt động tai trợ thương mai tại VietinBank
Quang Ninh 011 — 83
4.2 Giải pháp nâng cao hoạt động tai trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Quang Ninh - 5 55555 <s<<s52 844.2.1 Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tác nghiỆp -‹+ - 844.2.2 Tang cường công tac kiểm tra giám Sat c cececceceesesseeseeseestesseseeseesees 864.2.3 Phát triển công tác quan hệ khách hàng - 2 2 s2 s25: 87
4.2.4 Dao tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ nhân viên - 93
4.3 Một số kiến nghị - 2-52 ©S2+SE+EE9EEEEEEEEEEEEE121121117171 7111.111 xe 96
4.3.1 Kiến nghị với Ngân hang Nha nước -22 s+cs+cx+rxecxeei 964.3.2 Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành liên quan -:-5¿ 5+: 99KET LUAN 0 102
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO eccssscccsssssssssssessssssssseeeeessesen 104
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
STT |Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 VietinBank Ngân hang Thương mại cô phan
Công Thuong Việt Nam
2 Ngân hang Thương mại cô phan
VietinBank Quảng Ninh Công Thương Việt Nam Chi nhánh
10 |NHTM Ngân hàng thương mại
11 TTTM Tài trợ thương mại
I2 |SPDV Sản phẩm dịch vu
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 3 1 Kết quả tín dụng của VietinBank Quảng Ninh giai đoạn 2019-2022 54Bảng 3 2 Kết quả kinh doanh của VietinBank CN Quảng Ninh 2019-2022 55
Bảng 3.3: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại VietinBank Quảng Ninh bằng
000/0/15ã101019601:10ã7000 ố 60
ii
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỎ, HINH VE
Sơ đồ 1 1 Sơ đồ nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu 2-5-5552 5+: 17
Sơ đồ 1 2 Sơ đồ nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ - 21
Sơ đồ 1 3 Sơ dé nghiệp vụ tài trợ nhập khâu theo phương thức chi trả trực tiếp 26
Sơ đồ 3 2: Mô hình tô chức của VietinBank Quảng Ninh .- 50 Biểu đồ 3 1 Biéu đồ cơ câu huy động vốn phân theo loại tiền 52
Biéu đồ 3 2: Tình hình thông báo L/C hàng xuất tại VietinBank Quang Ninh 58Biểu đồ 3 3: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại VietinBank Quảng Ninh 59Biểu đồ 3 4:Tình hình thanh toán LC nhập khâu tại VietinBank Quảng Ninh 6Biểu đồ 3 5:Tinh hìnhthanhtoánNKtại VietinBank bằng phươngthức nhờ
11
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong những năm gan đây, xu hướng hội nhập quốc tế đang tac độngmạnh mẽ đến tình hình kinh tế - xã hội các nước, đặc biệt đối với những nước
đang chuyên đổi kinh tế như Việt Nam Trong số các hoạt động kinh tế chủ chốt thì hoạt động thương mại quốc tế đã đóng góp một phan to lớn trong công cuộc phát trên nền kinh tế nước nhà Với tư cách là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã có một lộ trình mở cửa dịch
vụ thích hợp nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm, từngbước tạo ra một hệ thông ngân hàng hiện đại Trong số các hoạt động dịch vụcủa ngân hàng thương mại, hoạt động tài trợ thương mại ngày càng có vi trí và vai trò quan trọng Hoạt động này mang lại cho các ngân hàng thương mại cơhội tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, khăng định vị thế của mình trên
trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ôn định trong môi trường cạnh tranh.
Trong giai đoạn 2020-2021, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực va
kéo dài đến nền kinh tế toàn cầu cũng như tới các ngân hàng, đặc biệt là trong
[ĩnh vực TTTM Năm 2021 theo các chuyên gia kinh tế đánh giá là một nămđây khó khăn với những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đến nền kinh
tế và toàn xã hội Cùng với toàn toàn ngành Ngân hàng và nền kinh tế, Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã nỗ lực không ngừng,vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vu, dé lại nhiều dấu ấn nỗi bật trong cáclĩnh vực kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
Trang 12thì Chiến lược trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng với
mục tiêu phát triển bền vững sau giai đoạn tái cấu trúc hoạt động VietinBank
xác định quan điểm phát triển là Ngân hàng lớn mạnh của Quốc gia, đóng vaitrò trụ cột và chủ lực của nền kinh té, đồng hành phục vụ cho sự phát triển củađất nước, phát huy lợi thế tiềm năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồnlực nội tại, găn tăng trưởng của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, cácvùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chủ động tham gia vào quá trình hộinhập với thế giới Nâng cao chất lượng tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với
các ngân hàng hàng đầu khu vực, phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững Với việc tái cấu trúc toàn diện hoạt động theo hướng nâng cao tiêu chuẩn hoạt
động, chuyển đôi mạnh mẽ mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh, kếtquả kinh doanh có sự thay đổi cơ bản về chất, hiệu quả kinh doanh được nângcao, cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng bền vững trong đó Tài trợthương mại (TTTM) được đánh giá là hoạt động đóng vai trò then chốt và cầnthay đổi cho phù hợp và bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới Giai đoạn2019- 2021, TTTM dang là một trong những hoạt động đem lại nhiều lợinhuận cho VietinBank, VietinBank Quang Ninh là một trong các chi nhánh đóng góp tích cực vào thành tựu này Chi nhánh Quảng Ninh với hơn 10 năm
xây dựng và phát triển, đạt nhiều kết quả vượt kế hoạch trong các lĩnh vực
huy động vốn, cấp tín dụng, TTTM Tuy nhiên, cũng giống như các hoạt độngkinh doanh khác, TTTM tại VietinBank Quảng Ninh chưa khai thác hết tiềmlực va tận dụng cơ hội dé but pha trong linh vuc nay
Với mong muốn thúc đây hoạt động TTTM tai VietinBank nói chung
và tại chi nhánh Quang Ninh nói riêng, tác giả lựa chon đề tài: Hoat động tài
trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Công thương Việt Nam
— Chỉ nhánh Quảng Ninh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ
Trang 132 Câu hỏi nghiên cứu
Đề hoàn thành những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu của luận
văn đi vào giải quyết các câu hỏi sau:
Một là: Cơ sở lý luận về hoạt động TTTM tại NHTM bao gồm những
nội dung nào? Các tiêu chi đo lường hoạt động TTTM & các nhân tổ tác động
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề ly luận về tài trợ thương mại, hoạtđộng tài trợ thương mại của một Ngân hàng thương mại, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tải trợ thương mại ở VietinBank Quảng Ninhthời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài
trợ thương mại của VietinBank Quảng Ninh trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận chung về tài trợ thương mại nói chung vàhoạt động tải trợ thương mại của một Ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại VietinBank Quảng Ninh trong thời gian qua Từ đó, đánh giá hiệu quả tài trợ thương mạitại VietinBank nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân khắc phục
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương
mại của VietinBank trong thời gian 2024-2026.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tài trợ
thương mại tại VietinBank Quảng Ninh.
Trang 14Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mai
của VietinBank Quảng Ninh trong 4 năm gần đây (từ năm 2019-2022), các
định hướng và một số đề xuất giải pháp cho 03 năm tới (2024 — 2026) và giaiđoạn tiếp theo
Pham vi không gian: Tại VietinBank Quang Ninh.
Pham vi thời gian: 2019-2022.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp
nghiên cứu thực tiễn, phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích số liệu, so
sánh, biểu đồ để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của luận văn đề ra.
6 Kết cau luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứ và cơ sở lý luận về hoạt động tàitrợ thương mại của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hang TMCP
Công thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ninh
Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ninh
Trang 15CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG TAI TRỢ THUONG MAI TẠI NGAN HÀNG
THUONG MAI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, hoạt động tàitrợ thương mại (TTTM) có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp có
được nguồn tài chính ôn định dé đầu tư vào hoạt động kinh doanh và những
khoản vay tín dụng thương mại lâu dài Đồng thời giúp doanh nghiệp tăngnhanh vòng quay và cả đồng vốn Một vài công trình nghiên cứu và bài viết
đã dé cập đến hoạt động TTTM như một xu hướng của nền kinh tế, là hướng
đi tat yêu của ngành tài chính toản cau, tác giả đã tham khảo một số nghiên
cứu nỗi bật, cụ thê qua các nhóm tài liệu như luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; các bai nghiên cứu khoa học, bai viết.
Cụ thê, thông qua luận văn chuyên ngành của Hồ Thị Quỳnh Nga (2015)
về nâng cao chất lượng hoạt động TTTM tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển Việt Nam, tác giả nhận thấy Luận văn đã tổng hợp lý luận hoạt độngTTTM của NHTM, tìm hiểu, đánh giá thực trạng TTTM trong những năm 2012-
2015 trên tat các các mặt của hoạt động TTTM, dé từ đó đề xuất các giải phápthích hợp giúp ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động TTTM
Theo quan điểm của tác giả Chu Ngọc Hà (2017) về tài trợ thương mại
của Chính phủ với doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp đến năm
2021, bài luận đã tổng quan một số van đề lý luận cơ bản hoạt động TTTM của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, phân tích thực trạng, chiến lược TTTM của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, đánh giá định hướng TTTM đến năm 2021.
Trang 16Nhận định của tác giả Lê Thị Hiền (2019) đối với đề tài Tài trợ thươngmại đối với các doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội, tácgiả đã đưa ra một số lý luận về TTTM đối với người nhập khẩu của các Ngânhàng thương mại Ngoài ra, luận văn còn phân tích thực trạng hoạt độngTTTM đối với các doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân độigiai đoạn 2013-2017, đánh giá những kết quả đạt được và rút ra nguyên nhâncủa những bat hợp lý từ đó đề xuất một số giải pháp nham phát triển hoạtđộng TTTM đối với doanh nghiệp nhập khâu tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Thị Minh Châu (2021), đã nghiên cứu và
thực hiện bài viết khoa học về Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bao
thanh toán ở Việt Nam Trong các năm qua, nhiều ngân hàng thương mại ở
Việt Nam đã triển khai nghiệp vụ bao thanh toán Số lượng các tô chức tindụng quan tâm đến dich vu này ngày càng tăng, biểu hiện số lượng các tổchức được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ tăng lên đáng kể Hiện nay, sốlượng các tô chức tín dụng của Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Bao
thanh toán quốc tế (FCI) là 8 ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam.
Bài viết của tác giả Hà Anh (2021) với chủ đề nóng "Bang nỗ" tài trợ
thương mại đã đưa ra cái nhìn tổng quan hơn Tài trợ thương mại giúp các
doanh nghiệp nhanh chóng có được nguồn tài chính dé đầu tư cho sản xuấtkinh doanh thông qua các các khoản vay tín dụng thương mại Không chỉ vậy,Tài trợ thương mại còn giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của đồng
vốn, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi
nhuận Một lợi ích nữa là tài trợ thương mại còn giúp doanh nghiệp giảm
thiểu rủi ro khi bước ra sân chơi quốc tế Theo đó, các rủi ro liên quan đến
chính trị, lãi suất, tỷ giá, nhất là rủi ro thanh toán đã được các ngân hànggánh vác giùm.
Trang 17Thêm vào đó nhóm nghiên cứu sinh Phương Nga (2021) tìm hiểu về đề
tài Go nut thắt cho hệ thống tài trợ thương mại toàn cầu Kết nối kỹ thuật số
được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ
và vừa, đồng thời giúp thúc đây kinh tế toàn cầu Một hệ thống tải trợ thươngmại được cải thiện va tích hợp có thé thu hút các nha đầu tư tổ chức, nhữngngười cho đến nay vốn trước đây vẫn chủ yếu đứng ngoai cuộc Trong khi đó,các don vi cung cấp dịch vụ hậu cần sẽ được hưởng lợi từ việc giảm chi phicũng như tính bảo mật và hiệu quả cao hơn nhờ các chứng từ thương mại
được tiêu chuan hóa Các chính phủ và cơ quan quản lý sẽ có quyền truy cập vào nhiều thông tin hơn và thông tin tốt hơn dé hỗ trợ các đơn vị tham gia và
từ đó mở ra các kênh huy động vốn.
Theo xu thế công nghệ của thế giới, tác giả Dương Quốc Anh (2022) cóbài viết khoa học về dé tài Fintech và hoạt động tài trợ thương mại doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á Các công ty Fintech và công ty công nghệ lớn
có một số lợi thé cu thé so với các hoạt động tài chính hiện thời, bao gồm
quyền truy cập vào các nguồn dữ liệu và mạng (FSB, 2020a; BIS, 2020;
Stulz, 2020) Trong một số trường hợp, điều này có thể cho phép họ thích ứng
với những thách thức và nhu cầu riêng của SMEs So với các ngân hàng, các công ty Fintech và công ty công nghệ lớn có khả năng sử dụng các nguồn dit
liệu và công nghệ thay thế tốt hơn để bồ sung thông tin tín dụng truyền thống
Nhóm tác giả Phạm Đức Anh, Bùi Thị Mén (2022) đã thực hiện dé tài Ap
dụng chính sách tai chính tai trợ thương mại hỗ trợ khởi nghiệp: Kinh nghiệm
quốc tế và bài học đối với Việt Nam, trong đó tác giả nhận định nguồn vốn
kinh doanh là huyết mạch của các doanh nghiệp; đối với DNKN lại càng quantrọng hơn Đa số DNKN sử dụng nguồn vốn tự có, huy động từ các tô chức chovay hoặc tiếp cận và khai thác từ phía cộng đồng qua sự hỗ trợ của bạn bè, ngườithân, nhà đầu tư thiên thần hay nền tảng gọi vốn cộng đồng Về phía Nhà nước,
Trang 18dé hỗ trợ cho các DNKN phat triển, các giải pháp tài chính hỗ trợ thông qua các công cụ như thu, chỉ ngân sách, chính sách tỷ giá, lãi suất một cách hợp lý, tùy
vào bối cảnh cụ thé, giúp doanh nghiệp có cơ hội cắt giảm chi phí kinh doanhcũng như tiết kiệm chỉ phí vận hành
1.1.2 Khoảng trỗng của các nghiên cứu
Bên cạnh những điểm nổi bật đã dé cập, nghiên cứu trên còn ton tạinhững khoảng trống Trong bối cảnh giai đoạn SXKD bị gián đoạn nặng nề
do đại dịch Covid kéo dài từ cuối năm 2020 và hệ quả kéo dài đến 2022,
nhiều hoạt động kinh tế xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, kéo theo hạn chế vềthanh khoản, các hoạt động tài trợ thương mại và tài trợ chuỗi cung ứng chiu
các tác động không hề nhỏ, nhất là doanh nghiệp trong ngành dét may va
nông sản, tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì việc làm.Theo quan điểm cá nhân của tác giả nhận định phần lớn các nghiên cứu nóitrên thường là về tình hình hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, còn hoạtđộng tài trợ thương mại trong những năm gan đây đã có nhiều thay đổi khi thégiới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn
chưa từng có từ việc suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn Thế giới Vì vậy, vấn đề hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và luận văn là một công trình
nghiên cứu hoàn toàn độc lập trong thời điểm hiện tại
Chính vì vậy, sau khi chọn lọc và tiếp thu điểm nỗi bật của các nghiêncứu trên, phân tích và nhận định những khoảng trống, kết hợp với sự hiểu biết
về hoạt động TTTM, các giải pháp thúc đây sự phát triển của hoạt động
TTTM và kinh nghiệm làm việc thực tế tại VietinBank Quảng Ninh, tác giả
lựa chọn đề tài Hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại cỗ phan Công thương Việt Nam — Chỉ nhánh Quảng Ninh.
Trang 191.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khai niệm tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mai
Quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới tất yêu dẫn đến sựphân công lao động Sự phân công này dan dan vượt ra ngoai phạm vi biên
giới quốc gia đưa đến sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau, làm cho không những hàng hoá trong nước gia tang mà việc trao đôi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước cũng phát triển Điều này còn giải quyết được vấn đề sự khác biệt về điều kiện kinh tế
giữa các quốc gia như: đất đai, khí hậu, khoáng sản đưa đến lợi thế cho mỗiquốc gia trong việc sản xuất một số loại sản phẩm nào đó và họ trao đổi với
nhau nhằm cân bằng sự dư thừa về loại sản phẩm này với sự thiếu hụt về sản phẩm khác Đồng thời, việc tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế sẽ giúp các quốc gia có điều kiện tốt nhất dé phát triển kinh tế
do áp dụng được những thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế
giới, giải quyết được những khó khăn về vốn, về nhân lực, về trình độ quảnlý Điều đó đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế và có như vậy mới
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của mỗi quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu trên đã xuất hiện mối quan hệ giữa thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gan bó chặt chẽ với nhau hơn Các hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đan xen nhau, tạo điều kiện cho nhau và
thúc day nhau rat bién chứng Hoạt động xuất nhập khẩu của một nước kết
hợp với nhau trong một chu kỳ khép kín Đó là mối quan hệ giữa hàng hoánhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu, giữa giá nội tệ và ngoại tệ Song các quan
hệ hàng hoá và tiền tệ nói trên không thể tách rời mà chỉ có thé thực hiệnđược thông qua trao đôi quốc tế Như vậy, chính hoạt động xuất nhập khẩuhàng hoá và dịch vụ là cơ sở hình thành hoạt động Tài trợ thương mại(TTTM) Khái niệm TTTM tai Ngân hàng thương mại (NHTM) có thé được
định nghĩa như sau:
Trang 20“Tai trợ thương mai cua Ngan hàng thương mai là việc Ngân hàng
thương mại dùng uy tin (credit) và tài chính (capital) của minh dé hỗ trợ, tài
trợ cho các hoạt động thương mai từ khâu sản xuất đến tiêu dùng sản phẩmtrên thị trường thế giới”
Vi dụ như trong nghiệp vụ thư tin dụng (L/C), nếu doanh nghiệp sử dụng100% vốn đề ký quỹ mở L/C, khi đó NHTM đang thực hiện tài trợ bằng chữtín Ngược lại, trong trường hợp khách hàng không ký quỹ 100%, khi đóNHTM đang tiến hành tài trợ băng cả uy tín và vốn (vì phải cho vay hoặc cấp
hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp).
TTTM thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang
đồng tiền của nước khác Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu
thông, phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt rakhỏi giới hạn của nó được nếu như hai bên liên quan trọng hợp đồng không
có sự thoả thuận với nhau Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng các bên phải đàm phán thống nhất đồng tiền nào được sử dụng đề thanh toán
giao dịch, nó có thể là đồng tiền của nước người mua, tiền của nước người bán hoặc một đồng tiền của một nước nào đó được chọn dé giao dịch thanh toán Các đồng tiền được sử dụng trong TTTM thường là các loại ngoại té mạnh có khả năng tự do chuyển đôi như USD, EUR, GBP, JPY.
TTTM chủ yếu là thanh toán qua chứng từ, tách rời với sự di chuyển củahàng hoá từ nước người bán đến nước người mua TTTM có quan hệ trực tiếpđến cả bên mua lẫn bên bán Nếu công tác TTTM được làm tốt sẽ góp phầnthúc đây hoạt động ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự pháttrién của hoạt động ngoại thương
1.2.2 Vai trò của tài trợ thương mại
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc
tế ngày càng phát triển thì TTTM đã trở thành một hoạt động cơ bản, không
10
Trang 21thé thiếu của các Ngân hàng thương mại Hoạt động TTTM của Ngân hang
thương mại là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây truyềnthực hiện một hợp đồng ngoại thương Thực hiện tốt vai trò trung gianthanh toán của mình trong hoạt động TTTM, Ngân hàng thương mại đãđóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nén kinh tế cũng như cho chínhbản thân ngân hàng.
* Đối với nên kinh tế
TTTM của ngân hàng thương mai tao điều kiện cho hàng hoá xuất nhập
khẩu (XNK) lưu thông trôi chảy Thông qua tài trợ của ngân hang, hang hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo sự ôn định của nền kinh tế TTTM của ngân hang tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đâynên kinh tế Doanh nghiệp có sự giúp đỡ của ngân hàng có vốn dé mở rộngsản xuất kinh doanh, hiện đại hoá trang thiết bị làm tăng năng suất lao động.Doanh nghiệp phát triển chính là kinh tế đất nước phát triển
TTTM là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh doanh đối ngoại Hoạt động thanh toán tạo điều kiện thúc đây hoạt động ngoại thương phát triển, day mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăng nhanh tốc độ luân chuyền vốn, góp phần phát triển kinh tế Bên cạnh đó, hoạt
động TTTM làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nềnkinh té, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ dang ké vào Việt Nam
* Đối với khách hàng
Với sự giúp đỡ của ngân hàng trong việc hỗ trợ nhu cầu vốn của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có thé tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thitrường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho
Nhà nước.
11
Trang 22TTTM làm tăng hiệu qua của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
hợp đồng Đối với doanh nghiệp xuất khẩu (XK), vốn tài trợ giúp doanh
nghiệp mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thờiđiểm Đối với doanh nghiệp nhập khẩu (NK), vốn tài trợ giúp doanh nghiệpmua được những lô hàng lớn, giá hạ góp phần nâng cao chất lượng hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.
TTTM của Ngân hàng thương mại làm giảm rủi ro của hoạt động xuất
nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu thường diễn ra ở hai nước khác nhau.
Do vậy, sự hiểu biết giữa người mua và người bán không được day đủ, chính xác Nhờ sử dụng tin dụng ngân hàng, nhà nhập khẩu và xuất khâu sẽ yên tâm
nhận đúng số tiền, hàng của mình thông qua các ngân hàng trung gian đứng rabảo đảm.
Đặc biệt, nhờ hoạt động TTTM, doanh nghiệp thực hiện được nhữngthương vụ lớn Vốn tài trợ của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanhnghiệp đảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh
nghiệp được nâng cao trên thị trường thế giới Tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản:
(1) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng.
(2) Phải hoàn trả nợ sốc và tiền lãi đúng hạn đã thoả thuận
(3) Tiền vay phải có tài sản tương đương bảo đảm
Cùng với sự phát triển của ngoại thương, nhu cầu TTTM của các doanh
nghiệp, các t6 chức kinh tế ngày càng gia tăng Nó đòi hỏi ngân hàng ngày
càng phải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu
của các nha xuất nhập khẩu và sự biến động của nên kinh tế Ngân hàng cần
nam bắt được nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu dé có
thê đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động của mình.
12
Trang 23Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTTM của Ngân hàngthương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng đượctiễn hành nhanh chóng, chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí.Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không đủ khả năng taichính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từxuất khâu Qua việc thực hiện thanh toán ngân hàng còn có thể giám sát đượctình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng vàđiều chỉnh chiến lược khách hàng.
* Đối với bản thân ngân hàng Hoạt động TTTM có vai trò hết sức quan trọng đối với Ngân hàng
thương mại Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặthoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thươngmại Trước hết, nó tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào khoản
lợi nhuận chung của ngân hàng Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các hoạt động
khác của ngân hàng.
- Thứ nhất, hoạt động TTTM giúp Ngân hàng thu hút thêm được
khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, Ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
- Thứ hai, thông qua hoạt động TTTM, ngân hàng có thé đây mạnh hoạtđộng tài trợ xuất nhập khâu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời
do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tô chức, cá nhân
- Thứ ba, giúp Ngân hàng thu được nguồn ngoại tệ lớn từ đó có thể phát
triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ Ngân hàng quốc
tế khác.
- Thứ tư, hoạt động TTTM giúp Ngân hang tăng tính thanh khoản thông
qua lượng tiền ký quỹ Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của
13
Trang 24từng khách hàng cụ thé Song xét về tổng thé thi các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ồn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh
toán, ngân hàng có thé sử dụng các khoản này dé hỗ trợ thanh khoản khi cầnthiết, thậm chí có thé sử dụng dé kinh doanh, dau tư ngắn hạn dé kiếm lời
- Hơn thế nữa, hoạt động TTTM còn giúp Ngân hàng đáp ứng tốt hơnnhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của Ngân hàng Hoạt độngTTTM giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường quốc tế cũng như
uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác được các nguồn
vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hoạt động TTTM cũng làm tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh
tranh của ngân hàng, đồng thời giúp cho ngân hàng vượt khỏi phạm vi quốcgia và hoà nhập với các ngân hàng thế giới
Có thé nói, trong xu thế ngày nay hoạt động TTTM có vai trò hết sứcquan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung Vì vậy, việc nghiên cứu thực trang dé có biện pháp thực hiện
nghiệp vụ TTTM có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho
công cuộc đổi mới kinh tế.
1.2.3 Phan loại Tai trợ thương mai của Ngân hàng thương mai
1.2.3.1 Tài trợ cho người xuất khẩu
TTTM cho người xuất khẩu là việc NHTM cung cấp cho vay dé giúpdoanh nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu
Mục đích của TTTM xuất khẩu là đây mạnh sản xuất trong nước, khuyến
khích xuất khẩu Đây còn là một kênh tái tạo ngoại tệ dé phục vu hoạt độngnhập khẩu của ngân hang
* Tài trợ cho người xuất khẩu qua phương thức nhờ thu kèm chứng từ Sau khi lập xong bộ chứng từ hàng hoá, vận chuyền, bảo hiểm nhà
14
Trang 25xuất khẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền Ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ chuyên đến ngân hàng của nhà nhập khẩu (hoặc ngân hàng giao
dịch) với chỉ thị giao chứng từ khi đã thanh toán (điều kiện D/P) hoặc chấpnhận một hối phiếu đòi nợ kèm theo (điều kiện D/A) Tuy vậy, thời gian dé cótiền thanh toán do nhà nhập khẩu trả làm cho xuất khẩu có thể thiếu vốn tạmthời Nhà xuất khâu lúc này có thể yêu cầu ngân hàng đáp ứng một phần giátrị bộ chứng từ nhờ thu làm đảm bảo Tín dụng ứng trước trong phương thứcnhờ thu gần giống với chiết khấu chứng từ nhưng có một số điểm cần phân
biệt như sau:
-Ngân hàng không cho vay toàn bộ giá trị hối phiếu mà chỉ đáp ứng trước một phần.
- Nhà xuất khâu không phải chịu tỷ lệ chiết khấu 10% chi phí hối phiếunhư chiết khấu vì nhà xuất khâu chỉ cần một phan giá trị hối phiếu
- Tin dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu có thé xem như chiếtkhấu từng phan, nhà xuất khâu sử dụng hình thức này để tìm kiếm nguồn taitrợ ngắn hạn phục vụ nhu cầu tiền mặt tạm thời
* Tai trợ cho người xuất khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêucầu mở thư tín dụng/người nhập khẩu) sẽ trả một số tiền nhất định cho mộtngười khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng/người xuất khâu) hoặcchấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người
này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những
quy định đề ra trong thư tín dụng
Đối với người xuất khâu, sử dụng phương thức tin dụng chứng từ sẽ dam
bảo việc thu tiền bởi vì L/C là một cam kết của ngân hàng trả tiền cho ngườixuất khâu khi họ thực hiện đúng những điều quy định trong L/C, và nếu có
15
Trang 26ngân hàng xác nhận tham gia thì việc đảm bảo này là hết sức chắc chắn Vì
vậy, người xuất khâu có thể an tâm giao hàng và xuất trình bộ chứng từ tại
ngân hang dé thu tiền nhanh chóng Bên cạnh đó, người xuất khâu còn tránhđược những rủi ro do sự quản lý ngoại hối tại nước người nhập khẩu vì khingười nhập khẩu yêu cầu ngân hang mở L/C, người nhập khâu phải có giấyphép chuyền ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối Vì thế, nếu là L/C khôngthé huy bỏ thì người xuất khâu càng yên tâm
Tuy nhiên, với phương thức này, người xuất khẩu cũng chưa chắc tránh
được những rủi ro Đôi khi rủi ro mà họ gặp phải do chính họ mang lại Ví dụ:
Họ không lập được bộ chứng từ phù hợp dé thanh toán tại ngân hàng đúng han, day là một điều rất rõ trong thư tín dụng Một khi đã không được thanh
toán L/C thì đó là sự thiệt thoi cho người xuất khâu vì thu tiền sẽ xảy ra chậm
trễ hoặc thậm chí người nhập khẩu không có thiện chí trả tiền Một rủi ro nữa
xây ra đối với người xuất khâu là vấn đề ngân hàng Nếu việc trả tiền lại quyđịnh ở nước người nhập khẩu sẽ có hai điều bat lợi: Thứ nhất, kéo dai thờigian thanh toán (thời gian luân chuyên của bộ chứng từ) Thứ hai, có thể phát
sinh rủi ro về tỷ giá Nếu tỷ giá ngoại tệ /nội tệ càng giảm thì người xuất khâu
khấu các hối phiếu của bộ chứng từ thư tín dụng, ngoài ra với một L/C cho
phép bán lại chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu hoặc dưới dạng chuyên nhượng
toàn bộ quyền sở hữu một thư tín dụng trả chậm thì nhà xuất khâu có thê nhận
được một khoản tín dụng từ ngân hàng.
16
Trang 27* Tai trợ cho người xuất khẩu qua việc chiết khẩu hoi phiếu.
Đối với hình thức này, ngân hàng thương mại sẽ mua lại hối phiếu trướckhi đến hạn thanh toán tức là mua lại các khoản nợ phải đòi Lượng tín dụng
mà ngân hàng cấp cho khách hàng là giá trị hối phiếu sau khi trừ đi chi phíchiết khấu và các khoản lệ phí Trong các yếu tố đó, người ta quan tâm nhấtđến lãi suất chiết khấu, tỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng thanh toán của nhanhập khâu, thời hạn thanh toán, hình thức và giá trị hối phiếu
Ưu điểm của phương thức này là tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc tái đầu tư đối với khoản tín dụng cung ứng Những quy định của luật hối phiếu vẫn cho phép ngân hàng truy thu khoản nợ từ người xuất
trình hối phiếu Hình thức này rất phổ biến ở các nước
Quy trình chiết khẩu hồi phiếu
Nha xuat i Nha nhap
> Ngan hang Trung co Ø 1/10
wong cCr trước nha
xuAt khan
So đồ 1 1 Sơ dé nghiệp vụ chiết khấu hoi phiéu
1 Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, chuyên chứng từ và hối phiếu đòi nợtới nhà nhập khẩu
2 Nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu và chuyên hối phiếu đó cho nhàxuất khâu
3 Nhà xuất khẩu đề nghị ngân hàng của mình cấp tín dụng trên cơ sở
hối phiếu
4 Ngân hàng xuất khâu đồng ý cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu (ghi có
17
Trang 28vào tài khoản của nhà xuất khâu sau khi đã trừ đi chi phí chiết khấu và lệ phí
9 Ngân hàng nhà nhập khẩu ghi có vào tài khoản ở Ngân hàng Trung
ương, chỉ phí hối phiếu sau khi đã trừ đi lệ phí nhờ thu và thông báo khoảnthu đã được thực hiện.
10a Trường hợp nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán, nhà nhậpkhâu chuyền hối phiếu cho ngân hàng của mình từ đó hối phiếu được chuyên
đến Ngân hàng Trung ương.
10b Ngân hàng Trung ương truy đòi ngân hàng nhà xuất khẩu hoặc có
thé truy đòi trực tiếp nhà xuất khẩu Mọi vấn dé nhà xuất khẩu phải tự giải quyết với nhà nhập khẩu.
* Tài trợ cho người xuất khẩu qua việc chiết khẩu bộ chứng từ hàng xuấtNgân hàng thương mại tài trợ cho nhà xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu bộchứng từ xuất trước khi đến hạn thanh toán Với hình thức này ngân hàng tạo
điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi được vốn nhanh tương tự như hình
thức chiết khấu hối phiếu Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuấttrình đúng thời gian quy định Ngân hàng mở L/C phải có uy tín trên thi
trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng chiết
khấu Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
18
Trang 29ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tin với ngân hàng Số tiền
chiết khấu phải nam trong han muc tin dung
Sau khi tiếp nhận hồ so từ phía khách hàng, ngân hàng thâm định về mụcđích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán Ngân hàng kiểm tra bộchứng từ một cách cân thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý cóthé bi từ chối thanh toán, ngân hàng khó thu hồi nợ Ngân hàng kiểm tra sựphù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong
L/C Ngân hàng xem xét quyết định tỷ lệ chiết khấu hiện nay vào khoảng 90% giá trị L/C xuất Tuy nhiên trên thực tế tuỳ từng ngân hàng, từng trường hợp
cụ thê sẽ quyết định một tỷ lệ chiết khấu Có hai hình thức chiết khấu:
Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khâu mà ngân hang sau khi thanh
toán tiền cho nhà xuất khâu có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không đượcthanh toán Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàngsau khi thanh toán cho nhà xuất khâu không có quyền truy đòi tiền nếu bộchứng từ không được thanh toán Hiện nay đa số ngân hàng thực hiện chiết
khấu truy đòi.
* Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khấu, có những saisót ngân hàng không đồng ý chiết khấu thì nhà xuất khẩu có thé yêu cầu ngânhàng ứng trước tiền hàng Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 — 60% giátrị hàng xuất
Ngân hàng thực hiện thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để
đòi nợ, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận
được báo Có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tự động ghi Nợ tài khoản
tiền gửi của khách hàng Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền
trong vòng 7 ngày làm việc ngân hang sẽ chuyên số tiền chiết khấu hoặc ứng
trước sang nợ quá hạn Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài sẽ
19
Trang 30thực hiện khẩu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan.
1.2.3.2 Tài trợ cho người nhập khẩu
Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới cáchình thức như cho vay mở L/C, tín dụng chấp nhận hối phiếu
* Tài trợ cho người nhập khẩu qua phương thức tin dụng chứng từThư tín dụng L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hang mở L/Ccam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kýphát trong phạm vi số tiền đó khi họ xuất trình toàn bộ chứng từ phù hợp với
nội dung của L/C Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho
nhà nhập khâu
- Điều kiện dé mở L/C tại các ngân hàng thương mai:
+ Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập
ủy thác phải có hợp đồng ủy thác nhập khâu Đơn vị phải có tình hình sảnxuất kinh doanh, tình hình tài chính 6n định và có tín nhiệm trong quan hệ tíndụng Don vi phải có tài san thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc đượcbảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy
+ Đối với những mặt hàng nam trong danh mục quản ly hàng nhập của Nhà
nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khâu do Bộ công thương cấp.
+ L/C hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lôhàng trên là phù hợp với luật pháp, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinhdoanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng.
+ Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải năm trong hạn mức vay vốnnước ngoài được ngân hàng nhà nước duyệt.
- Thâm định hồ so mở L/C: Trên cơ sở thâm định, ngân hàng quyết định
mức ký quỹ L/C Ký quỹ L/C được coi là một hình thức bắt buộc tại ngân
hàng thương mại Ký quỹ nhằm bao đảm khách hàng nhận hàng và thanh toánL/C Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yêu tố sau:
20
Trang 31+ Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán của khách
hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.
+ Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thìmức ký quỹ thấp và ngược lại
+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay,
vì mục đích L/C trả chậm là dé vay vốn nước ngoài, thời gian kha dài, mức kyquỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng
+ Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá
cả hàng hoá trên thị trường Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường én định,
giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thê thấp
Trên cơ sở kết hợp các yếu tổ trên, các định mức ký quỹ L/C ngân hàng
sẽ quyết định mức ký quỹ cụ thé Ký quỹ được thực hiện băng cách trích taikhoản ngoại tệ của khách hàng để chuyền vào tài khoản thanh toán L/C, theoquy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửithanh toán Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn
vị nhập uỷ thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ để ký quỹ hoặc có thê làmđơn xin vay ngoại tệ ký quỹ.
Người bán
21
Trang 32(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng
của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khâu hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngườixuất khâu thông báo việc mở thư tin dụng và chuyên thư tín dụng đến ngườihưởng lợi.
(3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo chongười hưởng lợi toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó vàkhi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người hưởng lợi
(4) Người hưởng lợi nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiễn hành giao hang,
nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng sửa đổi, bổ sungthư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng
(5) Sau khi giao hàng, người hưởng lợi lập chứng từ theo yêu cầu thư tíndụng xuất trình qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tin dụng déthanh toán.
(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợpvới thư tín dụng thì tiễn hành trả tiền cho người xuất khâu Nếu thấy khôngphù hợp, ngân hàng từ chối nhận chứng từ và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho
người hưởng lợi.
(7) Ngân hàng mở thư tin dụng đòi tiền người nhập khâu và chuyền bộchứng từ cho người nhập khâu sau khi đòi được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín
dụng thì hoàn trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có
quyền từ chối trả tiền
Đối với nhà nhập khẩu việc mở thư tín dụng đã thể hiện việc ngân hàng
tài trợ cho nhà nhập khẩu (bằng uy tín hoặc vốn hoặc cả 2 yếu tố trên) vì mọi
thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khâu Nhưng
22
Trang 33thực tế không phải lúc nào nhà nhập khâu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền
gửi thanh toán tại ngân hang Vì vậy ngân hang mở L/C phải gánh chịu moirủi ro khi nhà nhập khâu không có khả năng thanh toán hoặc không muốnthanh toán khi L/C đến hạn trả tiền
Khi ngân hàng mở L/C trả chậm cho nhà nhập khẩu, ngân hàng đã giántiếp cấp tín dụng cho nhà nhập khâu vì khi có sự chấp nhận bảo lãnh trả tiềncủa ngân hàng thì nhà xuất khẩu mới đồng ý cho nhà nhập khâu mua chịu
hàng hoá Nếu nhà nhập khẩu sử dụng vốn tự có để mở L/C đến hạn thanh toán với bên nước ngoài ma nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì
họ phải nhận nợ với ngân hàng và chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho
vay Do vậy nhà nhập khâu thường sử dụng việc vay để mở L/C trên cơ sở
hợp đồng đã ký
Khi mở L/C cho nhà nhập khẩu, nếu ngân hàng khống chế số dư có trêntài khoản của khách hàng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của họ
do khoảng cách giữa thời gian mở L/C và thời gian nhận hàng tương đối dài
Vì vậy, dé hạn chế rủi ro ngân hàng thường cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức tín dụng Bên cạnh đó, ngân hàng phải kiểm tra khả năng kinh
doanh của nhà nhập khẩu, tình hình tài chính, đối tượng nhập khẩu để có cơ
sở vững chắc trước khi mở L/C.
Đối với người nhập khâu, phương thức này mang nhiều điều thuận lợi.Người nhập khẩu sẽ chỉ phải trả tiền khi nhận bộ chứng từ phù hợp với yêucầu của mình qui định trong L/C Người nhập khẩu sẽ không phải thanh toán
tiền hàng nếu nó không phù hợp với yêu cau thé hiện trong chứng từ.
Đối với ngân hàng, phương thức này mang lại thu nhập nhiều nhất, phí
dịch vụ cho phương thức này bao giờ cũng cao hơn so với phương thức khác
do ngân hàng có vai trò trung gian, thực hiện nhiều thao tác với trách nhiệmcao hơn.
23
Trang 34Tuy vậy, phương thức nay không phải là không có nhược điểm, tức làchưa hoàn toản loại trừ mọi rủi ro cho người nhập khẩu và phía ngân hàng vìđây là một phương thức rất phức tạp trong việc lập chứng từ với số lượng
chứng từ rất nhiều Điều này không thê tránh khỏi hoàn toàn do việc trả tiền chỉ phụ thuộc vào chứng từ là vật thể hiện hàng hoá nên tính đúng đắn của các chứng từ là hết sức quan trọng Trong trường hop, tiền hàng đã trả do bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng đều phù hợp cả về số lượng, chất lượng chứng từ và cả về thời gian nhưng thực tế thì hàng hoá nhận được lại không được như mong muốn vì chất lượng, chủng loại mặt hàng không giống như
trong hợp đồng thương mại hai bên đã thỏa thuận trước đó, phải chăng ở đó
đã xuất hiện sự thiếu trung thực của người xuất khẩu khi họ lập từng loại
chứng từ Do vậy, trong trường hợp này, người nhập khẩu đã bị rủi ro do bạn
hàng không trung thực.
Đối với ngân hàng, rủi ro cũng cao hơn do ngân hàng đã ràng buộc trách
nhiệm của mình vào phương thức này như ngân hàng phát hành, ngân hàng
xác nhận sẽ phải thanh toán cho bộ chứng từ hoàn hảo ngay cả khi người muamat khả năng thanh toán Đây cũng là phương thức phức tap đòi hỏi nghiệp
vụ cao của cán bộ thưc hiện, liên quan đến nhiều thông lệ, tập quán và luậtquốc tế dễ dẫn đến sai sót trong tác nghiệp gây phương hại đến quyền lợi củangân hàng.
* Tài trợ cho người nhập khẩu qua việc chấp nhận hồi phiếu
Day là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dành cho nhà nhập khâu Ngân hàng cam kết chấp nhận các hối phiếu mà khách hàng của mình phải thanh toán Như vậy, nhà xuất khâu sẽ được đảm bảo thanh toán khi đến hạn.
Hình thức này thường được sử dụng khi người bán thiếu tin tưởng vào khảnăng thanh toán của người mua và họ đê nghị bên mua có một ngân hàng
24
Trang 35đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do họ ký phát Đây chỉ là một hình thứcbảo đảm về mặt tài chính cho nhà nhập khẩu.
Nếu đến hạn thanh toán, người mua có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng
được nhận một khoản phí chấp nhận, thật sự ngân hàng không phải ứng tiền
ra Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán mà người mua không có khả năng thanh
toán thì ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại Tài trợ thông qua việc chấp nhận
hối phiếu đem lại rất nhiều ưu điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu:
- Đối với nhà xuất khâu, với sự chấp nhận của nhà nhập khẩu, họ có sự
bảo đảm chắc chắn về khả năng thanh toán của hối phiếu và họ có thể đem
hối phiếu đi chiết khẩu lại tai bat kỳ ngân hang nao Sự chấp nhận của ngân
hàng đã tạo ra khả năng lưu thông cho hối phiếu đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà xuất khâu được hưởng tỷ lệ chiết khấu ưu đãi.
- Đối với nhà nhập khẩu, với hình thức này nhà nhập khẩu sẽ tạo được
uy tín đối với nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán
cho nhà xuất khẩu khi đến hạn Mặt khác, nhà nhập khẩu cũng có thể đem
chiết khấu hối phiếu tại một ngân hàng khác có tỷ lệ chiết khấu thấp hơn và từkhoản thu chiết khấu này nhà nhập khẩu có được mức giá mua ưu đãi nếuthanh toán trước hạn.
* Tài trợ cho người nhập khẩu qua phương thức chỉ trả trực tiếpNhà nhập khẩu sau khi ký hợp đồng mua bán với nhà xuất khẩu nếu họkhông có đủ tiền thì có thé xin vay ngân hang theo phương thức dé nghị ngân
hàng chuyên trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý ở nước
ngoài.
Quy trình tai trợ nhập khẩu theo phương thức chi trả trực tiếp
25
Trang 36Ngân hàng
đại lý
Sơ do 1 3 Sơ đồ nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu theo phương thức chỉ trả trực tiếp
(1) Giao dịch hàng hoá giữa nhà nhập khâu và nhà xuất khâu
(2) Nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyên tiền
(3) Ngân hàng nhà nhập khâu chuyên tiền ra nước ngoài qua ngân hàng
đại lý.
(4) Ngân hàng đại lý chuyền tiền cho nhà xuất khẩu
(5) Ngân hàng đại lý phải hoàn thành việc chuyên tiền
(6) Ngân hàng nhập khẩu báo nợ cho nhà nhập khẩu
Trong trường hợp nhà nhập khâu đủ khả năng thanh toán, sử dụng hìnhthức chuyên tiền thì ngân hàng chỉ thực hiện hình thức dịch vụ thông thường
và thu phí.
Thông thường sau khi nhận hàng hoá ngân hàng đại lý mới chuyền tiền
dé tránh bị nhà xuất khẩu chiếm dụng vốn
Tuy nhiên, đây là hình thức được các ngân hàng thương mại trên thế giới
áp dụng tương đối phé biến, còn hiện nay tại nước ta, các Ngân hang còn rất
hạn chế trong việc tài trợ cho nhà nhập khâu băng phương thức này
* Tai trợ cho người nhập khẩu qua việc phát hành Bảo lãnh và tái bảo lãnh
Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tô luôn luôn xuất hiện trongcác thương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợpđồng ) Từ đó nay sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro Trong ngoại
26
Trang 37thương, đôi khi nhà xuất khâu không nắm rõ khả năng tài chính dé thanh toán
và mức độ tín nhiệm của nha nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhànhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanhtoán Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu
có thé yêu cầu nhà xuất khâu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặcbảo lãnh thực hiện hợp đồng, Ngân hàng bảo lãnh theo yêu cầu của kháchhàng, dùng dé vay vốn nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặctín dung chứng từ Trách nhiệm của ngân hang bảo lãnh là thi hành đúng
cam kết với nước ngoai trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nước ngoài.
Bảo lãnh thường được thực hiện dưới hai hình thức: thư bảo lãnh của ngân hang (Letter of Guarantee) và thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).Trong phương thức này, ngân hàng là người bảo lãnh, cam kết thanh toán chongười thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người được bảo lãnh vi phạmnhững nghĩa vụ đã quy định trong thư bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng Ngânhàng chỉ thực hiện cam kết của mình khi người được bảo lãnh vi phạm nghĩa
vụ của mình Do đó không phải trong mọi trường hợp bảo lãnh, ngân hàng
đều phải thanh toán cho người thụ hưởng Có rất nhiều hình thức bảo lãnh
quốc tế như: Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh thanh toán Yêu cầu phát hành bảo lãnh có thé xuất phat từchính khách hàng, người được bảo lãnh hoặc từ một ngân hàng Trong trườnghợp nhận được đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, ngân hàng phải xem xét, đánhgiá năng lực tải chính, uy tín kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự
án mà khách hàng dé nghị bảo lãnh Đồng thời phải có các biện pháp đảm baokhả năng thanh toán như ký quỹ, thế chấp bang tài sản đảm bảo Trongtrường hợp thứ hai ngân hàng phát hành thư bảo lãnh đối ứng (CounterGuarantee) trên cơ sở cam kêt của một ngân hàng khác nên cân phải đánh giá
27
Trang 38năng lực tài chính, uy tín của ngân hàng đề nghị cùng với những điều khoản
cam kết hoàn trả của ngân hàng đó Trong trường hợp này, nếu có phát sinh
việc đòi bảo lãnh từ người thụ hưởng, ngân hàng phát hành bảo lãnh phảithanh toán ngay trên cơ sở xuất trình một số chứng từ, thường là văn bản yêucầu bồi thường của người thụ hưởng do người được bảo lãnh vi phạm nghĩa
vụ Đến lượt mình, ngân hàng bảo lãnh phải được đòi bồi hoàn từ ngân hàng
đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng Do vậy cam kết của ngân hàng đề nghị là
vô cùng quan trọng Nếu ngân hàng phát hành không xem xét kỹ lưỡng các cam kết của ngân hang đề nghị trước khi phát hành thì có thé gặp phải rủi ro không được hoàn trả tiền Các cam kết của ngân hàng đề nghị liên quan đến thời hạn cam kết, số tiền cam kết, điều kiện đòi hoàn trả phải phù hợp với
các cam kết của ngân hang phát hành thư bảo lãnh đối với người thụ hưởng
1.2.4 Các tiêu chí đo lường phát triển hoạt động tài trợ thương mại của
ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Các tiêu chí về định lượng
* Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số hoạt động TTTM
Doanh số hoạt động TTTM là toàn bộ sỐ lượng giá tri các hoạt động liên
quan đến mua bán hàng hóa, thực hiện cung cấp dịch vụ, của doanh nghiệp
đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Doanh số hoạt độngTTTM bao gồm số liệu thống kê của tất cả các khoản phát sinh (doanh số mởL/C, doanh số cam kết bảo lãnh , doanh số thanh toán L/C )
Nhu vậy, chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số hoạt động TTTM là mức gia
tăng doanh số TTTM phát sinh mới trong năm hiện hành so với năm trước đó.
Chỉ tiêu này cao hay thấp sẽ phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triểnhoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong năm hiện hành
so với năm trước đó Day cũng chính là căn cứ dé Ngân hang đưa ra các định
hướng chiên lược và kê hoạch chỉ tiêu cho năm tài chính sau.
28
Trang 39Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này được biểu diễn ở dạng chỉ số nên rất
thuận tiện và trực quan khi so sánh mức tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng theo trục thời gian cũng như giữa các Ngân hang trong cùng một nhóm.
Doanh số năm Y1 — Doanh số năm Y
của doanh nghiệp.
Doanh thu TTTM được phản ánh chủ yếu đến từ các khoản phí và hoahồng của từng hoạt động cung cấp dịch vụ TTTM đến khách hàng Khi cácNgân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu dựa vao tín dung và việc cung cấpcác dịch vụ, xu hướng tất yếu là việc Ngân hàng sẽ sử dụng đội ngũ cán bộ
tinh thông vào khâu cung cấp dich vụ cho khách hàng nhằm nâng cao tỷ trọng
thu nhập từ phí và hoa hồng Đặc điểm nồi bật của phí và hoa hồng là không
chịu rủi ro lãi suất Các hoạt động mang lại nguồn thu phí TTTM tạo nên doanh thu bao gồm:
- Phát hành hay xác nhận L/C - Phát hành thư bảo lãnh
Phát hành thư tín dụng dự phòng Phát hành thư bảo đảm vận hành Thanh toán L/C va nhờ thu
-Ty lệ tăng trưởng doanh thu TTTM là 1 chỉ số đóng vai trò rất quan
trọng trong việc kinh doanh của NHTM nói chung và đánh giá hoạt độngTTTM nói riêng Là chỉ số giúp NHTM biết được kết quả hoạt động TTTMtrong một thời gian nhất định, để có thể xem xét cơ hội mở rộng/ thắt chặt
trong tương lai Công thức dé xác định tỷ lệ nay trong một năm như sau:
29
Trang 40Ty lệ tăng trưởng doanh thu TTTM = (Doanh thu TTTM năm N+1 —
Doanh thu TTTM năm N)/Doanh thu TTTM năm N x 100
Doanh thu từ TTTM của NHTM càng lớn càng phan anh sự tăng trưởngcủa hoạt động TTTM, chỉ tiêu nay bị tác động bởi những yếu tố ảnh hưởng đólà: Số lượng khách hàng, hạn mức tín dụng được cấp và SỐ phí thu được, Cho nên, muốn tăng trưởng doanh thu TTTM thì NHTM cần tập trung chútrọng thúc đây các yếu tố này tăng
* SỐ món giao dịch chỉ tiết theo từng nghiệp vụ
Số món tài trợ cho biết số thương vụ thương mại quốc tế được ngân hàng
tài trợ Trong bối cảnh biêu phí TTTM của các NHTM hiện nay đều được xây
dựng theo hướng có mức phí tối thiểu và tối đa nhằm gia tăng tính cạnh tranh,
mức phí TTTM thu được chỉ mang tính chất tương đối khi so sánh giữa cácngân hàng với nhau hoặc của chính ngân hàng đó trong một giai đoạn, thì chỉtiêu số món giao dịch TTTM cho thấy rõ nét hơn về hiệu quả TTTM mà ngânhàng đó đạt được Số món giao dịch của từng nghiệp vụ tăng qua các năm
chứng tỏ chất lượng của nghiệp vụ đó đang được khách hàng đánh giá tốt và
tin tưởng sử dụng.
1.2.4.2 Các tiêu chí về định tính
Các yếu tố về mặt xã hội phản ảnh phát triển hoạt động tài trợ thương
mại tập trung chủ yếu ở các nhân tổ sau:
* Sự mở rộng chất lượng các nhiệp vụ TTTMMỗi Ngân hàng thương mại, khi mới bắt đầu hoạt động TTTM thường
chi phát triển những dịch vụ phô thông với nguy cơ rủi ro thấp Dan dan, với
tốc độ phát triển và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoạt
động, các Ngân hàng thương mại mới mạnh dan mở rộng và phát trién những
hoạt động TTTM mới có tính rủi ro và thách thức cao hơn Ví dụ như, mộtNgân hàng khi sơ khai mới chi bắt đầu các hoạt động chuyền tiền, nhờ thu,
30