Như vậy, cảnh huống ngôn ngữ có thể chỉ giới hạn trong phạm vi của một ngôn ngữ hay một biến thể của ngôn ngữ phương ngữ địa lý hay phương ngữ xã hội, cũng có thể là của nhiều ngôn ngữ h
Trang 1Đề bài: Trình bày khái niệm cảnh huống ngôn ngữ và giới thiệu phân tích một nội
dung cảnh huống ngôn ngữ của ngoại ngữ mà anh (chị) nghiên cứu ( Có liên hệ với cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam)
I, Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ:
1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ”:
Cảnh huống ngôn ngữ (Language situation) là tình hình tồn tại và hành chức của các ngôn ngữ hoạc các hình thức của ngôn ngữ trong phạm vi cộng đồng
xã hội hay lãnh thổ Như vậy, cảnh huống ngôn ngữ có thể chỉ giới hạn trong phạm vi của một ngôn ngữ hay một biến thể của ngôn ngữ (phương ngữ địa lý hay phương ngữ xã hội), cũng có thể là của nhiều ngôn ngữ hoặc nhiều biến thể (các phương ngữ địa lý và các phương ngữ xã hội) Ví dụ, cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam, cảnh huống ngôn ngữ tiếng Việt, cảnh huống tiếng Mường, cảnh huống tiếng Anh trong khu vực Đông Nam Á
Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học xã hội và có hiệu quả trực tiếp đối với chính sách ngôn ngữ Nói cách khác, cùng với mục tiêu chính trị, cảnh huống ngôn ngữ là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định
và thực hiện chính sách ngôn ngữ “Chính sách ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngôn ngữ Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào mà tính đến tất cả các nhân tố của cảnh huống ngôn ngữ thì mới có kết quả” [Mikhalchenko, 1988]
2 Các tiêu chí xác định cảnh huống ngôn ngữ:
Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia hay khu vực nào đó được hình thành nên trong suốt mấy chục năm chứ không phải chỉ trong một vài năm nhất định Trong quá trình hình thành cảnh huống ngôn ngữ chịu sự tác động của rất
Trang 2nhiều các nhân tố khác nhau Theo B.H,Mikhalchenko, các nhân tố hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ là:
a. Các nhân tố dân tộc - nhân khẩu: thành phần dân tộc của cư dân trong một khu vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân hóa
xã hội, trình độ học vấn của họ
b. Các nhân tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của một ngôn ngữ: trong ngôn ngữ này lại có các phong cách chức năng, hệ thống thuật ngữ, truyền thống chữ viết
c. Các nhân tố vật chất: có các cuốn từ điển, sách hội thoại, tài liệu, giáo viên,
hệ thống lớp học ngôn ngữ
d. Các nhân tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ, tri năng ngôn ngữ, sự sàng lọc ngôn ngữ mới của họ
T.B.Kjuchkova thì lại cho rằng: Cảnh huống ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp gồm nhiều tầng bậc, gồm các thông số chủ quan và khách quan
a Thông số khách quan bao gồm:
- Số lượng các ngôn ngữ (phương ngữ, biệt ngữ hành chức trên địa bàn lãnh thổ hành chính)
- Số người sử dụng các ngôn ngữ này, cách phân bố các đối tượng sử dụng,
số lượng phạm vi giao tiếp của từng ngôn ngữ, số lượng người có chức năng ưu thế và đặc tính ngôn ngữ của chúng (biến thể của một ngôn ngữ hay các ngôn ngữ khác nhau)
- Quan hệ cấu trúc loại hình giữa chúng (cùng ngữ hệ hay khác ngữ hệ, tính bình đẳng hay không bình đẳng về chức năng giữa chúng, đặc điểm ngôn ngữ có
ưu thế (bản ngữ hay ngôn ngữ nhập)
b Thông số chủ quan bao gồm:
- Sự đánh giá của những đối tượng sử dụng ngôn ngữ về các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của các ngôn ngữ tham gia vào cành huống
Trang 3- Các đánh giá tập trung mà khả năng thích dụng trong giao tiếp, uy tín văn hóa và thẩm mỹ,… của ngôn ngữ
Hay R.Hall nhìn nhận từ góc độ xã hội đa ngữ cho rằng, khi nghiên cứ cảnh huống ngôn ngữ trong các nước đa ngữ, cần tập trung vào các vấn đề:
a Hoàn cảnh, trong đó xuất hiện nhu cầu các trạng thái song ngữ như: Việc cùng tồn tại các nhóm thuộc hai ngôn ngữ khác nhau; áp lực của nhóm này đối với một nhóm khác (thực dân hóa); nhu cầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài thuộc các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa;…
b Các điều kiện ngôn ngữ làm cho song ngữ phát triển như: các ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ (thực dân hóa); các ngôn ngữ thân thuộc; các ngôn ngữ thân thuộc hơn; các ngôn ngữ chuẩn hóa có liên hệ chặt chẽ với nhau; các ngôn ngữ
đó chuẩn hóa có liên hệ chặt chẽ với nhau
c Tình hình ở các nước đa ngữ gồm: Số lượng người nói tiếng này hay tiếng khác như nhau; số lượng người nói tiếng thứ hai hơn số lượng người nói tiếng thứ nhất (tiếng mẹ đẻ); số lượng người nói tiếng thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) đông hơn số lượng người nói tiếng thứ hai
d Ý nghĩa của sự tác động qua lại giữa các nhóm ngôn ngữ Cụ thể: sự tác động qua lại trên cơ sở bình đẳng về chính trị và bình đẳng trước pháp luật; sự tác động qua lại trên cơ sở bình đẳng về chính trị nhưng không bình đẳng trước pháp luật
e Ảnh hưởng của các nhân tố tập trung của người nói đối với ngôn ngữ thứ hai Như vậy, có thể thấy cảnh huống ngôn ngữ được hình thành từ rất nhiều nhân tố Dựa vào các nhân tố trên, có thể phân loại và miêu tả tình huống ngôn ngữ theo các tiêu chí: về lượng, về chất và về thái độ ngôn ngữ
a Tiêu chí về lượng bao gồm các thông số:
- Số ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ, số lượng biến thể ngôn ngữ trong xã hội
đa phương ngữ
- Số lượng người sử dụng từng ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ
Trang 4- Phạm vi giao tiếp của từng ngôn ngữ, của biến thể ngôn ngữ.
- Số lượng ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng
b Tiêu chí về chất bao gồm các thông số:
- Các ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ có phải là ngôn ngữ thực sự (ngôn ngữ độc lập) hay chỉ là biến thể của ngôn ngữ và ngược lại
- Quan hệ giữa các ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ về cấu trúc – cội nguồn
- Quan hệ giữa các ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ có ngang bằng về chức năng hay không
- Đặc điểm ngôn ngữ nổi trội trong phạm vi quốc gia
c Tiêu chí về thái độ ngôn ngữ thể hiện ở thái độ đối với ngôn ngữ hay biến thể ngôn ngữ của cộng đồng mình hay của cộng đồng khác
II, Giới thiệu, phân tích và liên hệ cảnh huống các dân tộc thiểu số của Việt Nam và Trung Quốc.
1 Phân loại ngôn ngữ và số lượng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và Trung Quốc:
Do điều kiện lịch sử, địa lý từ xa xưa, Việt Nam đã là ngã ba đường của các cuộc thiên di, nơi gặp gỡ, tiếp xúc và là đất lành hội tụ của nhiều bộ lạc, tộc người thuộc nhiều thành phân nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau Việt Nam là quốc gia đa dân tộc Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam có khoảng 85.846.997 người, thuộc 54 dân tộc Trong số đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, có khoảng 73.594.427 người, chiếm 85,6% tổng dân số cả nước 53 dân tộc còn lại với dân số 12.252.656 người, chiếm 14,4% tổng dân số là các dân tộc thiểu số, ngoài ra người nước ngoài có 2.134 người là người nước ngoài, 86 người không xác định
Dân tộc thiểu số Việt Nam có thể chia thành các tiểu loại:
- Dân tộc có số dân từ một triệu đến dưới hai triệu gồm 5 dân tộc: Tày Thái, Mường, Khơ – me, H’Mông
Trang 5- Dân tộc có số dân từ 10 vạn đến dưới 1 triệu gồm 14 dân tộc: Nùng, Hoa, Dao, Gia – rai, Ê – đê, Ba – na, Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ), Chăm (Chàm), Cơ – ho, Xơ – đăng, Sán Dìu, Hrê, Ra – glai, Mnông
- Dân tộc có số dân từ một vạn đến dưới 10 vạn gồm 18 dân tộc: Thổ, Stiêng, Khơ – mú, Bru – Vân Kiều, Cơ – tu, Giáy, Tà – ôi, Mạ, Giẻ - triêng, Co, Chơ – ro, Xinh – mun, Hà Nhì, Chu – ru, Lào, La Chí, Kháng, Phù Lá
- Dân tộc có số dân từ một nghìn đến sưới một vạn gồm 10 dân tộc: La Hủ,
La Ha, Pà Thẻn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Ngái
- Dân tộc có số dân từ 100 đến dưới một nghìn gồm 5 dân tộc: Si La, Pu Péo,
Rơ – măm, Brâu, Ơ – đu
Trung Quốc cũng là một quốc gia có nhiều dân tộc, nếu ở Việt Nam dân tộc Kinh chiếm đa số thì ở Trung Quốc, dân tộc Hán có số nhân khẩu đông nhất, ngoài ra còn có 55 dân tộc thiểu số Theo tổng điều tra dân số năm 2000, số lượng dân tộc thiểu số là 10.499 vạn người, Nhân khẩu của các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 8,41% tổng số nhân khẩu trên toàn Trung Quốc, ít hơn so với tỉ lệ dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Ở Trung Quốc, số lượng nhân khẩu của các dân tộc thiểu số hơn kém nhau rất nhiều
- Các dân tộc có nhân khẩu trên 1 triệu gồm 18 dân tộc: Choang, Mãn, Hồi, H’mông,Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Thổ Gia, Di, Mông Cổ, Tạng, Bố Y, Đồng, Dao, Triều Tiên, Bạch, Hà Nhì (Cáp Nê), Kazakh (Cát Táp Khắc), Lê, Thái ,tất cả 18 dân tộc, trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Choang có nhân khẩu nhiều nhất khoảng 16 triệu
- Dân tộc có nhân khấu từ 10 vạn đến 1 triệu gồm 18 dân tộc: Xa, Lật Túc,
Cờ Lao (Ngật Lão), Đông Hương, Cao Sơn, La Hủ (Lạp Hộ), Thủy, Va (Ngõa), Nạp Tây, Khương, Thổ, Mục Lão, Tích Bá, Kyrgyz (Kha Nhĩ Khắc Tư), Daur (Đạt Oát Nhĩ), Cảnh Pha, Mao Nam, Salar (Táp Lạp)
Trang 6- Dân tộc với nhân khẩu từ 1 vạn tới 10 vạn gồm 13 dân tộc: Blang (bố Lãng), Tajik (Tháp Cát Khắc), A Xương, Pumi ( Phổ Mễ), Evenk (Ngạc Ôn Khắc), Nộ, Kinh, Cơ Nặc, Đức Ngang, Bảo An, Nga (Nga La Tư), Yugur (Dụ Cổ), Uzbek (Ô Tư Biệt Khắc)
- Các dân tộc có nhân khẩu dưới một vạn gồm 6 dân tộc: Monpa (Môn Ba), Oroqen (Ngạc Xuân Luân), Độc Long, Tatar (Tháp Tháo Nhĩ), Hách Triết, Lhoba (Lạc Ba) Ngoài ra còn khoảng hơn 70 vạn người chưa xác minh được thành phần dân tộc
Tất cả 55 dân tộc thiểu số đều là thành viên trong đại gia đình dân tộc Trung Hoa, họ cùng với những người anh em dân tộc Hán sử dụng sức lao động cần cù, tinh thần dũng cảm và trí tuệ của mình, phát triển nền kinh tế của Tổ quốc, tạo nên nền văn hóa lịch sử chung của Trung Hoa
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro,
Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn
- Nhóm Ka Đai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu
Trang 7- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La Còn ở Trung Quốc có hơn 80 ngôn ngữ đang tồn tại, bao gồm 5 ngữ hệ: ngữ
hệ Hán Tạng, An Tai, Nam Á, Nam Đảo, Ấn Âu Các ngôn ngữ phổ biến nhất thuộc nhánh Hán của ngữ hệ Hán-Tạng, gồm có Quan thoại (bản ngữ của 70% dân số), và các ngôn ngữ Hán khác: Ngô, Việt (hay Quảng Đông), Mân, Tương, Cám,
và Khách Gia Các ngôn ngữ thuộc nhánh Tạng-Miến như Tạng, Khương, Lô Lô được nói trên khắp cao nguyên Thanh Tạng và Vân Quý Các ngôn ngữ thiểu số khác tại tây nam Trung Quốc gồm các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai như tiếng Choang, H'Mông-Miền và Nam Á Tại khu vực đông bắc và tây bắc của Trung Quốc, các dân tộc thiểu số nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai như tiếng Mông
Cổ và ngữ hệ Turk như tiếng Duy Ngô Nhĩ. Tiếng Triều Tiên là bản ngữ tại một
số khu vực sát biên giới với Bắc Triều Tiên, và tiếng Sarikoli của người Tajik ở miền tây Tân Cương là một ngôn ngữ Ấn-Âu
2 Phân bố của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Và Trung Quốc:
Các dân tộc thiều số thường sống ở các vùng trung du, miền núi Ví dụ: Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình và Thanh Hóa; người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng như Sơn La, Lai Châu; người Tày sống ở bờ trái sông Hồng như Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên; các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, trong đó có Ba – na, Bru – Vân Kiều sống ở phía Bắc Trường Sơn; các dân tộc Mnông Stiêng và Mạ sống ở đầu phía Nam của dãy Trường Sơn; riêng dân tộc Hoa lại sống tập trung ở thành phố hoặc thị tứ với việc buôn bán; dân tộc Khơ – me sống tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong đó, ở mỗi vùng thường có một hoặc vài dân tộc có cư dân đông hơn
cả Ví dụ: Vùng Đông Bắc có cư dân Tày, Nùng; vùng Tây Bắc có cư dân Thái, H’mông, Mường; vùng Tây Nguyên của Nam Trung Bộ có cư dân Ê-đê; vùng duyên Hải Nam Trung Bộ có cư dân Chăm; vùng Tây Nam Bộ có cư dân Khơ-me
Trang 8Cư trú đan xen giữa các dân tộc là đặc điểm nổi trội và đặc điểm này đang tăng mạnh nhờ chính sách thông thoáng về cư trú và nhờ giao thông Việt Nam đang phát triển đã tạo điều kiện di chuyển và luân chuyển người dân giữa các vùng miền
Một số dân tộc thiểu số, thường là các dân tộc có số dân đông từ 10 vạn trở lên, ngoài việc cư trú tập trung thì đang có xu hướng sống trải rộng ở nhiều vùng của đất nước, như dân tộc Chăm, Dao, H’mông, Hoa, Khơ – me, Mường, Ngái, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Tày, Thái Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, sự dịch chuyển cư trú của các dân tộc này thường ở trong tiểu vùng hoặc vùng là chủ yếu Như vậy, sự di chuyển sang vùng khác là có nhưng không phải là phổ biến
Một số dân tộc thiểu số thường là các dân tộc có số dân ít (khoảng một nghìn người) thì lại có xu hướng ít di chuyển và tập trung tại một tiểu vùng như
cư trú tại một hai huyện trong một tỉnh, thậm trí trong một hai xã của một huyện tại một tỉnh nào đó
Ở Trung Quốc, các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc phân bố trên diện tích rất rộng, chiếm tới 60% lãnh thổ, họ có mặt ở tất cả các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương
Sự phân bố không đồng đều, ở khu vực Tây Bắc và Tây Nam số lượng dân tộc thiếu số lớn, chiếm tới 30,1% và 29,4% tổng số dân tộc thiểu số trên toàn Trung Quốc Như ở khu vực Hoa Đông số lượng dân tộc thiểu số chỉ chiếm 1,9% tổng số dân tộc thiểu số Chủ yếu phân bố ở các tỉnh thành phố và các khu tự trị như: Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông Cổ, Tân Cương, Quảng Tây, Tây Tạng, Vân Nam, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Quý Châu, Cam Túc, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Bắc, Hải Nam, Trùng Khánh, Các dân tộc thiểu số Trung Quốc sống vừa tập trung vừa phân tán, vừa có khuynh hướng sống xen kẽ, họn có sự giao lưu thường xuyên nên thường có khuynh hướng sống tụ họp thành các cộng đồng nhỏ, có một vài nhóm dân tộc sống rải rác trên một vùng rộng lớn nhưng cũng có các dân tộc sống tập trung trên một địa bàn hẹp Đây cũng là kết quả của sự giao lưu, di chuyển giữa các nhóm dân tộc trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển đất nước Mật độ
Trang 9dân số khu vực dân tộc tương đối nhỏ, theo số liệu thống kê năm 1998, số lượng dân ở khu vực tự trị là 16.616 vạn người ( trong số 7577.5 vạn người là dân tộc thiểu số), chiếm 13,7% tổng số dân trên toàn thế giới, trung bình chỉ có 27 người/km2, chỉ bằng 1/5 mật độ bình quân của cả nước (126 người/km2)
3 Chức năng và chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và Trung Quốc:
3.1 Chức năng:
Ở Việt Nam, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thực hiện chức năng giao tiếp trong nội bộ các dân tộc thiểu số Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản về cư trú khác nhau tác động đến sự phân bố chức năng trong sử dụng ngôn ngữ Các dân tộc thiểu số có số dân sống trải rộng chủ yếu trong tiểu vùng làm cho ngôn ngữ này phát huy tác dụng Vì thế, tại các tiểu vùng hoặc các vùng này, ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chung, tiếng dân tộc là tiếng mẹ đẻ dùng để giao tiếp trong nội bộ dân tộc, còn có ngôn ngữ giao tiếp chung trong vùng Ví dụ: tiếng Tày, Nùng ở Tây Bắc; tiếng Thái, tiếng H’mông ở Việt Bắc,…
Cũng giống ở Việt Nam, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Trung Quốc cũng thực hiện chức năng giao tiếp trong nội bộ các dân tộc thiểu số Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản về cư trú ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới sự phân bố chức năng trong việc sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
- Ở một số vùng tập trung nhiều dân cư, bình quân dân số lên tới hơn triệu người như dân tộc Mông Cổ, Tạng, Uyghur, Kazakh,…có lịch sử chữ viết lâu đời,
họ không chỉ dùng ngôn ngữ riêng của mình để giao tiếp trong gia đình hay quan
hệ thân thuộc còn được dùng trong các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí còn dùng với các dân tộc “láng giềng” hay các dân tộc sống theo kiểu tạp cư
- Một vài dân tộc tuy cũng sống tập trung thành một khu như dân tộc Di và dân tộc Thái có chữ viết riêng nhưng chữ viết không có tính thống nhất, khác biệt
về ngôn ngữ lại tương đốI lớn nên ứng dụng của những ngôn ngữ này không rộng
Trang 10như dân tộc Mông Cổ, Tạng, Uyghur, Kazakh,…Ngôn ngữ riêng của các dân tộc Choang, Lật Túc, La Hủ, Cảnh Pha, Kachin có sự khác biệt lớn nên vẫn chưa có ngôn ngữ chung, phạm vi sử dụng chữ viết lại nhỏ nên việc họ sử dụng ngôn ngữ tương đối giống với tiếng Thái và tiếng Di
- Ngôn ngữ riêng của mỗi dân tộc chỉ dùng trong cuộc sống hàng ngày, còn trong đời sống chính trị hay giáo dục trong trường học thường dùng ngôn ngữ của dân tộc khác (chủ yếu là tiếng Hán, ngoài ra có một vài nơi cũng dùng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số) Những dân tộc không có chữ viết tương ứng với ngôn ngữ dân tộc thì thường dùng chữ Hán làm chữ viết của mình Ngôn ngữ dân tộc thiểu
số thuộc trường hợp này tương đối lớn, chiếm tới 3/4 tổng số ngôn ngữ, số người dùng chiếm hơn một nửa tổng số dân tộc thiểu số
3.2 Chữ viết:
Ở Việt Nam, chữ quốc ngữ là văn tự của nước nhà – là chữ viết của tiếng Việt, trong 53 ngôn ngữ dân tộc thiểu số thì có 29 ngôn ngữ có chữ viết ở các mức
độ khác nhau, còn lại 24 ngôn ngữ chưa có chữ viết Nói như vậy vì có chữ viết cổ truyền, có chữ viết được chính thức hóa, có chữ viết chỉ mới ở phương án Cụ thể:
- Chữ viết Latinh gồm Ba-na, Chơ-ro, Chu-ru, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Ê-đê, Gia-rai, Giẻ-Triêng, Mạ, Mnông, Mông, Pa-cô, Tà-ôi, Ra-glai, Stiêng, Xơ-đăng; phương án Latinh hóa bap gồm Chăm, Mường, Tày Nùng, Thái
- Chữ tượng hình gồm: Hán (Hoa), Nôm Cao Lan, Nôm Nùng, Nôm Tày
- Chữ Sanscrit gồm Chăm (cổ), Khơ-me, Lào, Thái
- Chữ Lô lô là chữ Di cổ
Còn lại 23 ngôn ngữ chưa có chữ viết là Bố Y, Brâu, Chứt, Cơ Lao, Cống, Giáy, Kháng, Khơ-mú, La Chí, La Ha, Hà Nhì, La Hủ, Lự, Mảng, Ngái, Ơ-đu, Pà Thẻn, Phù Lá, Pu Péo, Rơ-măm, Sán Dìu, Si La, Xinh-mun, Thổ Cách phân chia này chỉ là tương đối.Trên thực tế, có một số ngôn ngữ có tới mấy loại chữ viết, ví