1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hợp Đồng trong hoạt Động thương mại

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Hợp Đồng Trong Hoạt Động Thương Mại
Tác giả Nguyễn Tuần Đạt, Phạm Nguyễn Hà, Trần Văn Quí, Ngọc, Giang Hoàng Duy, Hứa Văn Tính, Phan Thanh Huyền, Đặng Yến Linh, Nguyễn Đinh Yến Nhi, Văng Thị Cẩm Tú, Phan Quốc Dược
Người hướng dẫn Võ Thị Bảo Trâm
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

- Hợp đồng trong hoạt động thương mại là một dạng của hợp đồng dân sự được phát triển với mục đích sinh lợi của các bên chủ thể giao kết hợp đồng, thường là thương nhân.. + Hợp đồng tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ



NHÓM: 7

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI

HỌC PHẦN: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ HỌC PHẦN: KL369 GIẢNG VIÊN: VÕ THỊ BẢO TRÂM

Cần Thơ, Tháng 3 – 2024

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM NGUYỄN TUẦN ĐẠT B2201925 PHẠM NGUYỄN NGỌC

B2201928 TRẦN VĂN QUÍ B2206197 GIANG HOÀNG DUY B2108282 HỨA VĂN TÍNH B2206165 PHAN THANH HUYỀN B2206142 ĐẶNG YẾN LINH B2206144 NGUYỄN ĐINH YẾN NHI B2206196 VĂNG THỊ CẨM TÚ B2206170 PHAN QUỐC DƯỢC B2206181

Trang 3

I Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại

1 Khái niệm

- Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015: “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên

về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

- Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Sự khác biệt giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 so với năm 2005 về 2 thuật ngữ

“Hợp đồng” và “Hợp đồng dân sự” cho thấy Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng mang tính khái quát hơn so với Bộ luật Dân sự năm 2005 Nó không

bó hẹp ở phạm vi hợp đồng dân sự nữa mà mở rộng ra là bao gồm cả hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng chuyển giao công nghệ…

=> Tạo ra sự thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo nội dung giữa các văn bản

và thể hiện tính bao quát của đạo luật gốc là Bộ luật Dân sự

- Hợp đồng trong hoạt động thương mại là một dạng của hợp đồng dân sự được phát triển với mục đích sinh lợi của các bên chủ thể giao kết hợp đồng, thường

là thương nhân Bao gồm:

+ Hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa: (Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2015) Là hợp đồng mà bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận + Hợp đồng trong hoạt động cung ứng dịch vụ: (Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2015) Là hợp đồng mà một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận

+ Hợp đồng trong hoạt động xúc tiến thương mại: Các hợp đồng trong hoạt động nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hợp đồng trong hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại + Hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại: Đây là các hợp đồng trong hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hợp đồng trong hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại

+ Hợp đồng trong các hoạt động thương mại khác: Các hoạt động thương mại khác như đấu thầu, đấu giá, gia công hàng hóa, cho thuê hàng hóa và nhượng quyền thương mại… và tất cả các hợp đồng trong hoạt động thương mại mà thương nhân hướng đến thực hiện nhằm mục đích sinh lợi

- Định nghĩa hợp đồng trong hoạt động thương mại: là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

Trang 4

2 Đặc điểm

 Về chủ thể: hợp đồng thương mại được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân Theo quy định của LTM 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh (theo khoản 1 điều 6 LTM 2005) Ngoài chủ thể là thương nhân; tổ chức,cá nhân không phải là thương nhân CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hoạt động bên chủ thể không phải là thương nhân KHÔNG nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán phải tuân theo LTM khi chủ thể này chọn áp dụng LTM (theo khoản 3 điều 1 LTM 2005)

 Về đối tượng:

 Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, đối tượng hợp đồng thương mại

có thể là hàng hóa, bao gồm: (theo khoản 2 điều 3 LTM 2005) a) Tất cả các loại động sản (tài sản không phải bất động sản), kể cả động sản hình thành trong tương lai

VD: Các giấy tờ có giá như sổ đỏ, giấy tờ đất, hoặc tivi, tủ lạnh, máy giặt, có thể trao đổi mua bán được

b) Những vật gắn liền với đất đai

VD: Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kế cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó Các tài sản khác do pháp luật quy định (ví dụ: các công trình xây dựng ở thềm lục địa )

 Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ: thực hiện một hoặc một số công việc nhất định (theo khoản 9 điều 3 LTM 2005)

VD: 1) Công ty viễn thông cung cấp dịch vụ mạng được gọi là bên cung ứng dịch vụ, cá nhân sử dụng mạng được gọi là bên sử dụng dịch vụ ( còn gọi là khách hàng)

2) Trường hợp bên cung ứng dịch vụ là cá nhân (chuyên gia pháp

lý, luật sư, ) tư vấn pháp lý cho một tổ chức (công ty, doanh nghiệp)

 Về hình thức: hợp đồng thương mại có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể nếu pháp luật không bắt buộc hợp đồng phải giao kết bằng hình thức nhất định (theo điều 401 Bộ luật dân sự 2005)

Điều 401 Hình thức hợp đồng dân sự

1 Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định

Trang 5

2 Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (theo điều 24 LTM 2005)

VD: hợp đồng dịch vụ khuyến mãi phải được thành lập văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (theo điều 90 LTM 2005)

 Nội dung: theo quy định của LTM 1997 thì bên trong hợp đồng mua bán BẮT BUỘC đầy đủ những nội dung như (tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng )thì hợp đồng mua bán có thể hình thành và có giá trị pháp lí (theo điều 50 LTM 1997)

Điều 50 Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu sau đây: 1- Tên hàng;

2- Số lượng;

3- Quy cách, chất lượng;

4- Giá cả;

5- Phương thức thanh toán;

6- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng

Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại Điều này, các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng

LTM 2005 KHÔNG BẮT BUỘC các bên phải thỏa thuận đủ các nội dung cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa Trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định

về nội dung của hợp đồng, nhưng mang tính chất chung của các loại hợp đồng Nội dung hợp đồng chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận giữa các bên, thói quen tập quán trong thương mại (trang 226 trong Luật kinh tế)

Điều 398 Nội dung của hợp đồng

1 Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung

trong hợp đồng

2 Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

Trang 6

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp

 Về mục đích: chủ thể của hợp đồng là thương nhân với thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động thương mại luôn luôn tìm kiếm lợi nhuận của một hoặc các bên tham gia hợp đồng Do đó, sẽ có ít nhất một bên chủ thể tham qua hợp đồng trong hoạt động thương mại (hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động cung cấp dịch vụ)

vì mục đích lợi nhuận

3 Phân loại

Mục đích nhằm xác định cơ chế điều chỉnh phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng

Tuỳ theo tiêu chí mà hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau:

, nếu dựa vào tính chất hợp đồng thì có hợp

Thứ hai, hợp đồng trong hoạt động thương mại theo Luật thương mại 2005 thì có

hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Thứ ba, nếu dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thì có các loại

hợp đồng như : Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng tín dụng,…

II Quy định chung về hợp đồng trong hoạt động thương mại

1 Giao kết và hiệu lực của hợp đồng thương mại

1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng

- Quyền tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật là những quyền cơ bản của công dân, của chủ thể kinh doanh được hầu hết các quốc gia công nhận, tôn trọng và bảo vệ Ở Việt Nam quyền tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật được đưa vào Hiến Pháp năm 1992 và Hiến Pháp năm 2013

- Trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng thuộc phạm vi điều chỉnh trên lãnh thổ Việt Nam tuy dựa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận song phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại được quy định từ Điều 10 đến Điều

15 của Luật Thương mại năm 2005 Cụ thể là:

a Nguyên tắc các thương nhân bình đẳng trước pháp luật

Theo Điều 10 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại

Trang 7

b Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại

Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định tại Điều 11 thi: các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền

đó Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào

=>Nguyên tắc này buộc các bên phải tuân thủ, nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

c Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại

- Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại

- Thói quen trong hoạt động thương mại được các bên thiết lập trong những lần giao kết trước và áp dụng nó trong những hợp đồng tiếp theo

- Theo Điều 12 Luật Thương mại năm 2005 quy định thì nguyên tắc áp dụng thói quen trong hợp đồng mua bán hang hóa được thiết lập dựa vào sự thỏa thuận chung của các bên và không trái với đạo đức xã hội và quy định của pháp luật

d Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

- Nguyên tắc tập quán là những tập quán mua bán hàng hóa, giúp giải thích,

bổ sung những điều khoản không được quy định cụ thể trong hợp đồng, tập quán ngành nghề, tập quán địa phương, tập quán của từng đối tượng hợp đồng hay cả tập quán quốc tế

- Tập quán thương mại là một nguồn luật khách quan được áp dụng khi pháp luật không quy định, các bên không thỏa thuận và cũng không tồn tại thói quen thương mại giữa các bên

e Nguyên tắc bảo vệ lợi chính đáng của người tiêu dùng

- Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức Khi giao dịch với các thương nhân thì người tiêu dùng chính là bên hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi Mặt khác, chính nguyên tắc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng quy định tại điều 14, luật thương mại 2005 cũng dẫn chiếu trở lại các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 8

- Đứng từ góc độ quản lí nhà nước đối với hoạt động thương mại, các hành

vi vi phạm nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng có thể bị

xử lý bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

f Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu

- Theo điều 15, Luật Thương mại 2005 quy định thì: Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lí tương đương văn bản

- Việc thừa nhận thông điệp điện tử có giá trị tương đương văn bản, thương nhân có thể thực hiện các giao dịch mà pháp luật quy định phải bằng văn bản bằng phương thức giao dịch điện tử Vì vậy mà thông điệp điện tử có giá trị như bản gốc và có giá trị làm chứng cứ

1.2 Thẩm quyền giao kết hợp đồng

Hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể là hợp đồng được giao kết giữa thương nhân với thương nhân

a Thương nhân là doanh nghiệp:

- Khi thương nhân là doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ có thẩm quyền giao kết hợp đồng thương mại

- Nếu không có ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì những người sao đây là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp để giao kết hợp đồng + Đối với DNTN: Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật

+ Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: người đại diện theo pháp luật do Điều

lệ công ty quy định

+ Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc một chức danh khác

+ Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:

Nếu công ty có một người đại diện theo pháp luật thì điều lệ công ty sẽ quy định người đại diện theo pháp luật của công ty

Nếu công ty quy định nhiều người đại diện theo pháp luật thì phải có ít nhất một người đại diện là người giữ các chức danh Chủ tịch hội đồng viên, Chủ tịch công

ty hoặc giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

+ Đối với công ty cổ phần:

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện

Trang 9

Trường hợp Điều lệ công ty chưa có quy định thì Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện

Trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc tổng Giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật

+ Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật

*** Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ về thẩm quyền ký kết hợp đồng trong hoạt động thương mại giữa các chủ thể kinh doanh Cụ thể:

Thứ nhất, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, thì hợp đồng giao dịch phải

được Hội đồng thành viên chấp thuận củ thể

Một là, loại hợp đồng giao dịch giữa công ty đối tượng sao đây phải được chấp thuận

như

a) Thành viên người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty

b) Người có liên quan của thành viên

c) Người quản lý công ty mẹ

d) Người có liên quan của người quản lí, thầm quyền của công ty mẹ

Hai là, người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các

thành viên hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dụng chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành

Ba là, giao dịch bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp

luật khi được kí kết không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2, điều 67 Luật Doanh nghiệp năm 2020

Thứ hai, đối với công ty TNHH một thành viên.

Một là, những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận :

(a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty

(b) Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

và Kiểm soát viên

(c) Người có liên quan của Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

(d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản

lý đó

(e) Người có liên quan cử những người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bỏ nhiệm người quản lý đó

Trang 10

Hai là, khi ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng

và lợi ích có liên quan và phải kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch đó

Ba là, hợp đồng và giao dịch phải được chấp thuận trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày

được nhận thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết trừ người có liên quan đến các bên

Bốn là, hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1, Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2020 và

khoản 4, Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020

Năm là, hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu nếu được ký kết không đúng quy định tại các

khoản 1,2,3,4 Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2020 Người ký kết hợp đồng, giao dịch và

có liên quan các bên phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả khoản lợi thu được cho công ty

Sáu là, hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên do cá nhân hoặc người

liên quan chủ sở hữu làm chủ sở hữu công ty phải được ghi chép và lưu giữ thành hồ

sơ riêng của công ty

Thứ ba, đối với công ty cổ phần.

Một là, hợp đồng và giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây được Đại

hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận :

-Cổ đông, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng

số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan

-Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người có liên quan -Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty (theo khoản 2, Điều 164 Luật Doanh nghiệp 2020)

Hai là, các hợp đồng, giao dịch được chấp thuận theo khoản 1, Điều 167 Luật Doanh

nghiệp 2020 và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản cả doanh nghiêp Trường hợp này, người đại diện ký phải thông báo các đối tượng có liên quan và gửi kèm theo

dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch đó Hội đồng quản trị quyết định chấp thuận trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác; thành viên có lợi ích liên quan đến các bên không có quyền biểu quyết

Ba là, các hợp đồng sau đây được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận:

-Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2, Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020

-Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp giữa công tuy và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan cổ đông đó

Ngày đăng: 13/01/2025, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w