1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường

22 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề Pháp Luật Bồi Thường Thiệt Hại Về Môi Trường
Tác giả Pham Hoang Lan Anh, Tran Bich Thuy, Đào Đức Khụi, Vũ Hoang Nam, Vũ Thu Hạnh, Vừ Hoài Nam, Phan Trung Tớn, Nguyễn Thị Ngọc Lan
Người hướng dẫn GVBM: Ly Thanh Nhan
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại Bài viết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

Sau đây, chúng tôi có một số phân tích và nhận xét về các vấn đề pháp lý được nêu ra trong 03 bai viết tiêu biểu về chủ đề Pháp Luật Béi Thường Thiệt Hại Về Môi Trường: bài viết “Bồi thư

Trang 1

CHU DE PHAP LUAT BOI THUONG THIET HAI VE

l Pham Hoang Lan Anh 2153801012018

2 Tran Bich Thuy 2153801013251

Trang 2

1 Các vấn đề pháp lý trong bài viết 1

2 Phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý nêu trên . 2-«- 2

a _ Phân tích các vấn đề pháp lý nêu trên 5 s91 SE EE121121111211 21121121 xe 2 b Giải quyết các vấn đề pháp lý theo pháp luật hiện hành 5c 2 3

Võ Hoài Nam và Phan Trung Tín $

1 Các vấn đề pháp lý trong bài viết 5

2 Phân tích và giải quyết các vẫn đề pháp lý nêu trên . -< 7

a _ Phân tích các vấn đề pháp lý nêu trên 5 s91 SE EE121121111211 21121121 xe 7 b Giải quyết các vấn đề pháp lý theo pháp luật hiện hành 5c 2 9

2020 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan 12

1 Các vấn đề pháp lý trong bài viết 12

2 Phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý nêu trên . 5 13

a _ Phân tích các vấn đề pháp lý nêu trên - 5 sSs S 2212111111112 ctx 13

b Giải quyết các vấn đề pháp lý theo pháp luật hiện hảnh 5: csc¿ 14

3 Các vấn đề khác và kiến nghị đề xuất 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

DANH MUC CAC TU VIET TAT

BLDS: BO LUAT DAN SU

BLTTDS: BO LUAT TO TUNG DAN SU

BTTH: BOI THUONG THIET HAI

BVMT: BAO VE MOI TRƯỜNG

CQNN: CO QUAN NHA NUGC

CQGQTC: CO QUAN GIAI QUYET TRANH CHAP

GQTC: GIAI QUYET TRANH CHAP

ONMT: O NHIEM MOI TRUONG

STMT: SUY THOAI MOI TRUONG

YTNN: YÊU TÔ NƯỚC NGOÀI

Trang 4

PHAP LUAT BOI THUONG THIET HAI VE MOI TRUONG

Lời mở dau

Môi trường hiện nay là vấn đề nóng đối với cả Việt Nam và nhiều quốc gia khác Nguyên nhân chính là do con người tác động tiêu cực đến môi trường, làm thay đôi các yếu tổ tự nhiên như nước, không khí, đất, hệ động thực vật, gây ra nhiều vấn đề bat lợi cho cuộc sống Có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó các quy định pháp lý

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường rất quan trọng Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chung chung và mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bôi thường thực tế Do đó, việc nghiên cứu có hệ thông về các

vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá toàn diện pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại

do ô nhiễm môi trường sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân

và Nhà nước Sau đây, chúng tôi có một số phân tích và nhận xét về các vấn đề pháp lý được nêu ra trong 03 bai viết tiêu biểu về chủ đề Pháp Luật Béi Thường Thiệt Hại Về Môi Trường: bài viết “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường” của tác giả Vũ Thu Hạnh, bài viết “Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tổ nước ngoài tại tòa án theo pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước” của tác giả

Võ Hoài Nam và Phan Trung Tín và bài viết “Bồi thường thiệt hại về môi trường theo luật bảo vệ môi trường năm 2020” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan

I._ Bài viết Đồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường của tác giả Vũ

Thu Hạnh

1 Các vấn đề pháp lý trong bài viết

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường đã trở thành

một vấn đề pháp lý quan trọng, được ghi nhận trong nhiều văn bản luật ở Việt Nam Trong bài viết “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường” của tác giả Vũ Thu Hạnh, những vấn đề pháp lý xung quanh trách nhiệm bồi thường này được phân tích một cách sâu sắc và chỉ tiết Thứ nhất, sự không đồng nhất trong khái niệm và định nghĩa về thiệt hại môi trường giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều thách thức trong việc xác định trách nhiệm bồi thường Một số quốc gia chỉ coi thiệt hại môi trường là những

ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên, trong khi những quốc gia khác lại mở rộng khái

niệm này để bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe và tài sản của con người Thứ hai, phương pháp xác định thiệt hại môi trường cũng đang gây ra nhiều tranh cãi Các quốc gia áp dụng nhiều phương pháp khác nhau đề định giá thiệt hại, từ các khoản bồi thường

có định cho từng loại thiệt hại đến các phương pháp đánh giá linh hoạt hơn Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh ngoài hợp đồng là một vấn đề pháp lý đáng lưu ý, khi việc quy định trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có thỏa

Trang 5

thuận trước giữa các bên có thê gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm cụ thê của từng chủ thê gây hại Cuối cùng, thời hạn và phương thức bồi thường cũng là yếu

tố quan trọng Những vấn đề pháp lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật mà còn có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường và quyền lợi của những người bị thiệt hại, tạo ra nhu cầu cấp thiết về sự cải cách và đồng bộ trong hệ thông

pháp luật hiện hành

2 Phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý nêu trên

a Phan tich các vấn đề pháp lý nêu trên

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về ô nhiễm và suy thoái môi trường là một vấn đề

pháp lý phức tạp và quan trọng, được nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, ghi nhận vả điều chỉnh Môi trường cần được xem là một loại tài sản đặc biệt, không chỉ có giá trị khoa học và kinh tế mà còn đóng vai trò thiết yếu trong bảo vệ hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống Việc gây hại cho môi trường là hành vi xâm phạm

đến những giá trị này và do đó phải chịu trách nhiệm bồi thường Trách nhiệm này

không chỉ hướng đến việc bồi thường cho cộng đồng nói chung mà còn bao gồm trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng va tài sản của cá nhân, tô chức bị ảnh hưởng Đặc biệt, sự phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường trên thế giới và trong nước, như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cho thấy rằng việc bồi thường thiệt hại môi trường không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức của các cá nhân, tô chức đối với cộng đồng và

môi trường sống !

Một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh ngoài hợp đồng Điều này có nghĩa răng các chủ thê gây hại có thê bị buộc bồi thường thiệt hại môi trường ngay cả khi không có thỏa thuận trước đó giữa các bên liên quan Các yếu tố gây hại đến môi trường có thê xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoặc chủ quan từ hành vi khai thác, sản xuất, kinh doanh của con người Đặc biệt, tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự quy định rõ rằng ngay cả khi không có lỗi, cá nhân hay tô chức gây ô nhiễm môi trường vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, áp dụng "trách nhiệm dân sự tuyệt đối" tương tự như

tại nhiều quốc gia khác.?

Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường còn gan liền với trách nhiệm khắc phục tình trạng ô nhiễm Trong một số trường hợp, người gây ô nhiễm phải thực hiện cả hai trách nhiệm: vừa khắc phục ô nhiễm, vừa bồi thường thiệt hại Trách nhiệm này mang tính chất cưỡng chế hành chính và phải được thực hiện theo quy định

1 Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, 2018, truy cập ngày 11/10/2024

2 Bo Luat Dan su Viét Nam, Quy dinh về trách nhiệm dân sự trong bồi thường thiệt hại môi trường, Điều 585

Trang 6

của cơ quan có thâm quyền Việc khắc phục ô nhiễm không chỉ nhằm hạn chế sự lây lan và ảnh hưởng của ô nhiễm, mà còn là bước quan trọng để phục hồi các giá trị sinh thái đã mất Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại đã chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục, họ có thê được giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại Vấn đề pháp lý cũng đặt ra tình huỗng nhiều tô chức hoặc cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường Trong trường hợp này,việc xác định trách nhiệm của từng bên là một thách thức lớn đối với hệ thống pháp luật Để đảm bảo tính công băng và hợp lý trong việc xử

lý trách nhiệm bồi thường, pháp luật cần áp dụng một số nguyên tắc và tiêu chí cụ thé Một trong những nguyên tắc quan trọng là xác định tỷ lệ đóng góp của từng bên trong việc gây ô nhiễm Điều này có thê được thực hiện thông qua các phương pháp đánh giá mức độ thiệt hại, chăng hạn như phân tích dữ liệu về lượng chất thải, mức độ ô nhiễm,

và các ảnh hưởng đối với môi trường và sức khỏe con người Từ đó, việc bồi thường sẽ được tính toán theo phần tương ứng với trách nhiệm gây hại của mỗi bên, đảm bảo rằng các bên chịu trách nhiệm tương xứng với mức độ tác động mà họ gây ra đối với môi trường

Bên cạnh việc xác định trách nhiệm bồi thường, thời hạn và phương thức bồi thường cũng là những vấn để quan trọng trong lĩnh vực môi trường Việc tính toán và xác định mức thiệt hại môi trường thường rất phức tạp và có thê kéo dài, do đó, pháp luật cần quy định linh hoạt hơn về thời hạn và cách thức bồi thường Cụ thể, người gây thiệt hại

có thể được phép bồi thường một lần hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất

định, tủy thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường

thiệt hại môi trường cũng cần được tính từ thời điểm thiệt hại thực tế xảy ra, thay vi chi tính từ ngày quyên lợi bị xâm pham Diéu nay sẽ tao điều kiện cho các bên liên quan có

đủ thời gian để thu thập chứng cứ và đánh giá đúng mức độ thiệt hại, từ đó nâng cao

hiệu quả của việc bồi thường và bảo vệ môi trường

b Giải quyết các vấn đề pháp lý theo pháp luật hiện hành

Luật Bảo Vệ Môi Trường 1993 đã lần đầu ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do ô nhiễm môi trường, có thê thấy điều này thê hiện bước tiến quan trọng trong việc

áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" - một nguyên tắc cơ bản trong

pháp luật môi trường Cho đến thời điểm bài viết là Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005

thi cũng chỉ là cụ thể hóa thêm về nội dung về bồi thường thiệt hại với 5 điều từ Điều

131 đến Điều 135, còn về khung quy định được quy định thế nào, cách xác định thiệt hại gây ra bởi ô nhiễm ra sao hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ thê nào chịu thì Luật vẫn chưa làm rõ được, và đến Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 mới là có sự nhắn mạnh về trách nhiệm phải bồi thường, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường dù không có lỗi, tức là không cần chứng minh hành vi vi phạm pháp luật có yếu

tô lỗi, vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trang 7

Sự không đồng nhất trong khái niệm và định nghĩa về thiệt hại môi trường giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều thách thức trong việc xác định trách nhiệm bồi thường Một số

điều ước quốc tế về môi trường chỉ xem xét thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên (như

động thực vật, đất, nước) và các dịch vụ hệ sinh thái mà không bao gồm Con người và tài sản của họ Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) thường áp dụng quan điểm này, trong đó thiệt hại môi trường được hiểu là sự thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc sự cản tro dang kể đối với các dịch vụ môi trường Nga, Nhật Bản, và Australia họ lại coi thiệt hại do ô nhiễm môi trường bao gồm ca ton hại đối với sức khỏe

và tài sản con người, chăng hạn như các bệnh tật phát sinh do ô nhiễm không khí, đất đai, và nước

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một

trường hợp cụ thê của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng Căn cứ để bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được xác định dựa trên các quy định cụ thê và chặt chẽ hơn nhiều so với Luật cũ

Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 đã cụ thể về việc xác định thiệt hại môi trường và bồi thường, cụ thể ở Khoản 1 Điều 130 có quy định :

L Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:

a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường:

b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của

tô chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra

Không còn xác định theo phương thức là lượng hóa mức độ như Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 mà giờ đây xét thiệt hại theo việc xác định có gây ra hậu quả thế nào, do

đó việc áp dụng các chế tài sẽ thuận lợi hơn Pháp luật hiện hành đã có nhiều điểm tiễn

bộ khi quy định cụ thê về cách thức cũng như là phương pháp xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; số lượng thành phần môi trường bị suy

giam, quy định từ Điều 117 đến Điều 120 NÐ 08/2022 Riêng việc xác định thiệt hại

về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân

do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra được thực

hiện theo quy định tại các điều 589, 590, 590 theo Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo

Khoản I1 và Khoản 2 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng quy định vẻ trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường là ủy ban nhân dân cấp xã phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái sẽ tiến hành thông báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường Trong đó, trách nhiệm yêu cầu bồi thường và

tô chức thu thập thâm định dữ liệu, chứng cử để xác định thiệt hại đối với môi trường

do ô nhiễm, suy thoái được quy định cụ thể đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc

Trang 8

Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong trường hợp thiệt hại gây ra trên địa bàn từ hai đơn

vị hành chính thì sẽ là ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên

3 Các vần đề khác và kiên nghị đề xuât

Theo khoản 2 điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2020, tô chức, cá nhân gây thiệt hại

về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, tức là chủ thể nào gây

ra thiệt hại về môi trường thì phải tiền hành bồi thường thiệt hại Theo Điều 587 Bộ luật

Dân sự 2015, trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi nguoi; néu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau Có thể thay, Luat Bảo vệ môi trường hiện hành chưa làm rõ được trong trường hợp nhiều người gây thiệt

hại thi trách nhiệm liên đới được quy định như nào khi mà chỉ quy định trách nhiệm

BTTH về môi trường đối với từng đối tượng là tổ chức và cá nhân

Để giải quyết vấn đề thiếu đồng nhất trong khái niệm về thiệt hại môi trường, ta cần

có các tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng hơn về cách xác định thiệt hại môi trường và bồi thường Việc thông nhất khái niệm thiệt hại ở cấp độ quốc tế sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và công bằng trong xử lý các vụ tranh chấp liên quan đến ô nhiễm Bên cạnh đó việc hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn cũng là một phương án giải quyết cần được xem xét Các quốc gia cần tăng cường hợp tác trong các tô chức quốc tế về môi trường để xây dựng các cơ chế bồi thường thiệt hại phù hợp, đồng thời tạo điều kiện đề áp dụng các quy tắc nhất quán trong việc xử lý các sự cô môi trường

Để nước ta có thể tự chủ trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, cần bỗ sung các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về cách xác định thiệt hại môi trường, đặc biệt là các quy định mức độ suy giảm chức năng môi trường Điều này sẽ giúp cho việc áp dụng luật trở nên rõ ràng và thông nhất hơn, bên cạnh đó cần đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia có khả năng đánh giá thiệt hại môi trường một cách chính xác, từ đó giảm sự phụ thuộc vào chuyên gø1a nước ngoài

IL Bài viết Giới guyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tổ nước ngoài tại tòa dn theo pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước của tác giả Võ Hoài Nam và Phan Trung Tín

1 Các vấn đề pháp lý trong bài viết

ĐI đôi với sự phát triển kinh tế toàn cầu là sự xuất hiện cảng nhiều những vấn đề về việc ngành công nghiệp ảnh hưởng tới môi trường Cũng từ đây, phát sinh các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại (BTTH) về môi trường nói chung và BTTH về

Trang 9

môi trường có yếu tố nước ngoài (YTNN) nói riêng Bài viết “Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tổ nước ngoài tại tòa án theo pháp luật Việt Nam

và pháp luật các nước” của tác giả Võ Hoài Nam và Phan Trung Tín đã nêu lên những vấn đề pháp lý cần chú ý xung quanh việc giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài tại tòa án theo pháp luật Việt Nam và đối chiếu với cách giải quyết của pháp luật nước ngoài

Vấn đề đầu tiên, pháp luật Việt Nam không quy định riêng về giải quyết tranh chấp BTTH về môi trường có YTNN, các căn cứ giải quyết vấn đề này hầu hết sẽ dựa vào

luật Dân sự khiến cho việc xử lý gặp nhiều khó khăn Đề xác định được khái niệm này

cần căn cứ vào các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành khác nhau như Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), Bộ luật Tố tung dan su 2015 (BLTTDS nam 2015), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Luật BVMT năm 2014) tại thời điểm tác gia viết Trong bài viết có nhắc về vẫn đề chủ thê có quyền yêu cầu bồi thường trong luật BVMT 2014 Theo đó, đối với các tranh chấp liên quan đến việc suy giảm chức năng,

tính hữu ích của môi trường thì chủ thê có quyền khởi kiện là Nhà nước Tại thời điểm

luật BVMT 2014, pháp luật vẫn chưa phân rõ trách nhiệm cụ thể thuộc về từng cơ quan nhà nước với mỗi thiệt hại môi trường khác nhau

Van dé thir hai, xác định thâm quyên của Tòa án Việt Nam trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tô nước ngoài Tác giả cho rằng, việc quy định về thâm quyền riêng của Toà án Việt Nam trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài là chưa hợp lý Tác giả cho rằng việc xác định quyền được lựa chọn toả án có thâm quyền xét xử của các bên không đồng nghĩa các bên muốn trao thâm quyền riêng biệt giải quyết tranh chấp cho toà án Việt Nam Vấn đề cuối cùng, lựa chọn luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tô nước ngoài tại tòa án Việt Nam Với vấn đề này, tác giả nêu rõ về việc áp dụng luật của Việt Nam đối với những quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tô nước ngoài tại tòa án Việt Nam

Đầu tiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 161 Luật BVMT toà án Việt Nam sẽ áp dụng giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và điều

ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Tuy nhiên, nội dung

của quy định trên chưa cho thấy rõ áp dụng pháp luật Việt Nam cho việc GỌTC về môi trường là bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức hay chỉ là luật nội dung Thứ hai, vấn đề giải quyết thứ tự ưu tiên áp dụng các quy định có liên quan trong Luat BVMT nam 2014 va trong BLTTDS nam 2015, BLDS nam 2015 Tác giả chỉ ra trong bài viết đây có sự chồng chéo và khác biệt trong việc xử lý giải quyết tranh chấp

trên theo luật BVMT 2014 và BLDS 2015 Khi xử lý những vấn đề về ảnh hưởng của

môi trường, ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ xuất hiện ở một quốc gia mà có thể là nhiều

Trang 10

quốc gia Nếu các bên lựa chọn Tòa án Việt Nam là nơi thụ lý vụ án cùng với đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại tại Việt Nam, theo khoản 4 Điều I6I Luật BVMT luật được áp dụng là luật Việt Nam vả điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Từ đó xuất hiện vấn đề về việc những Quốc gia khác bị ảnh hưởng

cũng sẽ phải tuân thủ điều luật trên, trái ngược với Điều 687 BLDS năm 2015 khi cho

phép thiệt hại xảy ra ở đâu thì pháp luật của quốc gia đó sẽ được áp dụng Cùng với đó thâm quyền của tòa án Việt Nam không có giới hạn về tranh chấp chỉ liên quan đến thiệt hại tại Việt Nam

2 Phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý nêu trên

a Phan tich các vấn đề pháp lý nêu trên

Về vấn đề pháp luật Việt Nam không quy định riêng về giải quyết tranh chấp BTTH

về môi trường có YTNN Nhiều công việc như chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vị vị phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra đều thuộc về người bị hại phải chứng minh Nhưng trên thực tế, trong thời gian qua, hầu hết các vụ việc yêu cầu BTTH về môi trường, người dân đều phải cần đến sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước (CQNN) có thâm quyên để chứng minh hành vi trái luật cũng như mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và thiệt hại xảy ra Bởi lẽ, trong mối quan hệ tương quan giữa các chủ thê gây thiệt

hại (phần lớn là các doanh nghiệp có điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất) với các cá

nhân, tô chức bị thiệt hại (thực tế chủ yếu là nông dân, ngư dân ) thì rõ ràng người bị thiệt hại yêu thế hơn so với chủ thể gây thiệt hại

Về việc xác định chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường, với các tranh chấp liên quan đến việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thi chu thể, thời điểm luật BVMT 2014, phap luật vẫn chưa phân rõ trách nhiệm cụ thể thuộc về từng cơ quan nhà nước với mỗi thiệt hại môi trường khác nhau Từ đó gây khó khăn khi xác định cơ quan

tiến hành khởi kiện Đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích

hợp pháp của con người, trong thực tiễn, những thiệt hại về môi trường có ảnh hưởng không chỉ đối với các tổ chức trong nước mà cả tổ chức nước ngoài cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định Số lượng chủ thể quá nhiều và rắc rối, cùng một hành vi gây thiệt hại về môi trường, tòa án phải giải quyết từng ấy các tranh chấp khác nhau nếu thời điểm nộp đơn khởi kiện của các nguyên đơn khác nhau

Về vấn đề xác định thâm quyền của Tòa án Việt Nam trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài Về nguyên tắc, các tranh chấp BTTH về môi trường tại Việt Nam sẽ thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án Việt

Nam Cụ thê, theo điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015 quy định thâm quyền

chung của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp khi việc xác lập, thay đối, chấm dứt

3 Nguyễn Thị Ngọc Lan (2022), Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tÔ nước ngoài tại tòa án theo pháp luật Việt Nam và các nước, Tạp chí Pháp lý Việt Nam, số 7, tr 62 - 75

Trang 11

quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thô Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thé Việt Nam

Néu ap dung vé tham quyén chung cua toa an Viét Nam theo Diéu 469 BLDS 2015, các bên mới có thể vừa áp dụng các phán quyết của Tòa án nước ngoài cũng như của Việt Nam Tuy nhiên, trong trường hợp các bên lựa chọn Tòa án nước ngoài, vì là trường hợp thâm quyền chung nên nếu các bên không lựa chọn thì toà án Việt Nam sẽ không

có thâm quyền GQTC Điều này dẫn đến các bên hoặc một trong các bên có thê đễ dàng trong việc loại trừ thâm quyền của Tòa án Việt Nam Chắng hạn, trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam, một bên nhận thấy bắt lợi trong quá trình tố tụng

có thê khởi kiện tại bất kỳ quốc gia khác Lấy ví dụ, nếu Tòa án của nước này thụ lý thì theo quy định tại điểm c khoản I1 Điều 472 BLTTDS 2015 Tòa án Việt Nam phải đỉnh chỉ vụ việc”

Đối với trường hợp cả 2 bên lựa chọn Tòa án Việt Nam là CQGOTC theo điểm c khoản 1 Điều 470 BLTTDS năm 2015, vụ việc sẽ được quy định thuộc về thâm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam dựa trên sự lựa chọn của các bên tranh chấp Theo khoản

4 Điều 439 BLTTDS 2015 và khoản L Điều 440 BLTTDS 2015, trường hợp thuộc thâm

quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, chúng ta sẽ không công nhận các bản án của Tòa

án nước ngoài Khi đó việc áp dụng các quy định cũng như phán quyết của cơ quan nước ngoài không được áp dụng Từ đó gây ra sự khó khăn cho các bên trong việc có nên lựa chọn Tòa án Việt Nam là CQGQTC hay không Nếu lựa Tòa án nước ngoàải làm CQGỌTC, do có sự hạn chế việc hiểu biết cũng như không có sự đánh giá chính xác về thiệt hại tại Việt Nam nên khả năng đưa ra những phán quyết nhằm lẫn Nhưng nếu lựa chọn Tòa án Việt Nam làm CQGQTC, vụ việc sẽ không có khả năng áp dụng bản án của Tòa án nước ngoài từ đó không có sự trực quan từ phán quyết của nhiều nước Cuối cùng, về vấn đề lựa chọn luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tổ nước ngoài tại tòa án Việt Nam Theo quy định tại khoản 4 Điều I61 Luật BVMT, luật áp dụng trong những tranh chấp về môi trường tại lãnh thổ Việt Nam là pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vả điều

ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Tuy nhiên, nội

dung của quy định trên chưa cho thấy rõ áp dụng pháp luật Việt Nam cho việc GQTC

về môi trường là bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức hay chỉ là luật nội dung Với sự quy định không rõ ràng này, có thể hiểu là toà án Việt Nam sẽ áp dụng cả hai cho trường hợp giải quyết tranh chấp về BTTH về môi trường Điều khoản trên sẽ được hiểu như thế và nếu hiểu như vậy thi quy định trên được xem là sự tuyên bố gián tiếp

về quyền tài phán riêng biệt cho Tòa án Việt Nam Tòa án Việt Nam giải quyết thì pháp

* ThS Võ Hung Dat (2020), Tham quyên của Tòa ứn Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tÔ nước ngoài, Tap chí Toà án nhân dân, Truy cập ngày: 08/10/2024, từ: https://tapchitoaan.vn/tham-quyen-cua-ftoa-an-viet- nam-doi-voi-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17.Lé Minh (2024), 400 ti dong Formosa béi thường làm dự án, gia hạn thêm đến hét nam 2024, báo Tuôi trẻ, Truy cập ngày 09/10/2024, Từ:https://tuoitre.vn/400-ti-dong-formosa-boi-thuong-lam-du-an-gia-han-them- den-het-nam-2024-20240111160228693 htm Link
18. Nguyén Hoai (2016), 500 triéu USD dén bit cua Formosa sé ste dung nine thé nao, bao Vnexpress, Truy cap ngay: 09/10/2024, Tw: https://vnexpress.net/500- trieu-usd-den-bu-cua-formosa-se-su-dung-nhu-the-nao-3428769 html 19. Vũ Thị Ngọc Dung (Trường Đại học Luật Thành phố Hỗ Chí Minh), Pháp luậtvề bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam hiện nay - Bất cập và một số kiến Link
4. Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Bảo Vệ Môi TrườngLuật Bảo Vệ Môi Trường 1993 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020Huỳnh Thị Hồng Nhiên, Pháp luật về quyền được sống trong môi trường trong lành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, năm 2014 Khác
10.Lê Hồng Hạnh, Những vấn đề pháp lý trong việc xác định trách nhiệm bôi thường thiệt hại do làm ô nhiễm moi truong trong san xuất, kinh doanh ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Bộ Tư pháp, năm 2019 Khác
11.Nguyén Thi Ngoc Lan, Boi thường thiệt hại về môi trường theo luật bảo vệ môi trường năm 2020, Tạp chí Khoa học pháp lý (Trường Đại học Luật TP. Hồ ChíMinh), 2022. - Số 7, tr. 62-75 Khác
12. Võ Hoài Nam - Phan Trung Tín, Giải quyết tranh chấp bôi thường thiệt hại về môi trường có yếu tô nước ngoài tai toa án theo pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2017, Số 9, Trang 49-59 Khác
13. Vũ Thu Hanh, Boi thuong thiét hai do 6 nhiém, suy thodi méi trường, Tạp chí Khoa học pháp lý (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh), 2007. - Số 3, tr. 30—38 Khác
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, 2018, truy cập ngày 11/10/2024 Khác
15. Bảo Yến, Báo Cáo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Năm 2020: Các Vấn Đề Môi Trường Chính, 27/04/2021, truy cập ngày 11/10/2024 Khác
16. Kim Cuong (2012), Vu Sonadezi Long Thanh xa thai gây ô nhiễm: Dân phản đối — OMANkết quả xác mình vùng thiệt hại, baso Thanh niên, Truy cập ngày: 09/10/2024, Từ: https://thanhnien. vn/vu-sonadezi-long-thanh-xa-thai-gay-o-nhiem-dan-phan-doi-ket-qua-xac-minh-vung-thiet-hai- 185405675 htm Khác