1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Dạy - Học Dấu Câu Ở Bậc Tiểu Học
Tác giả Trần Thị Hoàng Oanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ly Kha
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2003
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 49,68 MB

Nội dung

ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam 2002 đã dự thảo bản quytắc dùng dấu câu và gửi đi trưng cầu ý kiến của các cơ quan văn hoá, giáo dục, Vấn dé lỗi về sử dụng dấu câu trên các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VÂN ĐỀ DẠY - HỌC DẦU CÂU

Ở BẬC TIỂU HỌC

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Ly Kha

Sinh viên thưc hiện: Trần Thị Hoàng Oanh

Thành phố Hỗ Chí Minh 2003

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với dé tài Vấn dé day và học dấu

câu ở bậc tiểu học, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ

của thầy cô, gia đình, bạn bè Em xin chân thành cảm ơn:

e Ban Giám hiệu, ban Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường

Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được

làm luận văn tốt nghiệp;

e TS Nguyễn Thị Ly Kha, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

em từng bước trong suốt quá trình thực hiện luận văn;

e Các thay cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học đã quan tâm và đóng

góp nhiều ý kiến bổ ích để em có thể hoàn thành tốt luận văn;

* Ban Giám hiệu, các thdy cô giáo: trường Tiểu học Thực hành

(quận 1), trường Tiểu học Phùng Hưng (quận 11), trường

Hermann-Gmeiner (Gò Vấp), trường Hermann-Hermann-Gmeiner Đà Lạt (Lam Đồng)

đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc, phỏng vấn, dự giờ và thực hiện khảo sát kĩ năng dùng dấu câu của học sinh;

e Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp 43 em trong quá trình học

tập và nghiên cứu.

Trần Thị Hoàng Oanh

Trang 3

| QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

Ngoài một vài chữ viết tất thông dụng như: x (xin xem), người viết còn viết

tất một số thuật ngữ và một vài từ ngữ được dùng nhiều trong luận văn Cụ thể

THCS : trung học cơ sở

THPH : Trường Tiểu học Phùng Hưng

THTH : Trường Tiểu học Thực hành TNTH 2000 : Thử nghiệm Tiểu học 2000

Vd : ví dụ

Các ví dụ và các phần trích dẫn từ SGK được in nghiêng va in co chữ nhỏhơn so với co chữ bình thường của luận văn.

Trang 4

MỤC LỤC

Quy ước trình bày

Mục lục

MỞ ĐẦU

SUPP IIR TR ư Le sseaneszsauaxee |

2 Lich sử nghiên cứu vấn để - «5-5211 1118113000 l

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu - -«-«<«sss«s<<<e 2

ĐC D0) 2 l- lẽ AA 3

pA OT SS 1 | ——=———————ằ—~ 3

| | ce 4

Chương Một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU CÂU

NỘI DUNG DAY - HỌC DẤU CÂU Ở TRƯỜNG PHO THONG

1 Dấu câu, tẩm quan trọng của dấu câu Su SsSSSssrrrsesve 5

II Các loại dấu câu và quy tấc sử dụng - - s75 SĂ S555 7III Nội dung dạy - học dấu câu ở trường phổ thông - 12

Chương Hai: NỘI DUNG CHƯƠNG TRINH VÀ SÁCH GIAO KHOA

PHẦN DẤU CÂU ~ MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH

L Đối chiếu nội dung và thời lượng dạy học dấu câu

giữa hai chương trình Thử nghiệm Tiểu học 2000

và GIi Cáo GIÁO du aeessenaoseoaoeeerraiesoieeeeeouuee 15

IL So sánh kiểu bài lí thuyết giữa hai chương trình

Thử nghiệm Tiểu học 2000 và Cải cách Giáo dục - 21

Ill So sánh kiểu bài thực hành giữa hai chương trình

Thử nghiệm Tiểu học 2000 và Cải cách Giáo đục - 30

Trang 5

Chương Ba: THỰC TRẠNG DẠY - HỌC DAU CÂU 6 TRƯỜNG TIỂU HỌC

MỘT CÁI NHÌN ĐỐI CHIẾU

IL Kết quả khảo sát kĩ năng sử dụng dấu câu của học sinh 50

Œ Võ Gt VATE TSU Ig EBDeeeeseeasseseseesese<seesessee=es 54

III Quy trình tổ chức day - học và phương pháp dạy học dấu câu 59

Chương Bốn: MỘT SỐ KET LUẬN VÀ DE XUẤT

Be ae I sess ecseeatseedevdaeeoereyexesseeesadessonsae 73

PHY LUC

I Bang thống kê về trình độ giáo viên -.-5Ă55ĂS11ssscxee 84

H Bảng thống kê về tuổi nghề của giáo viên -55c5sccsecsee 84

HI Mẫu phiếu khảo sát kĩ năng sử dụng dấu câu

cửa no sibb WR h0: 0:60 426612046603X016GG626kx2ia46ssx 85

IV Kết quả khảo sát kĩ năng sử dụng dấu câu

của eo giá tiểu ne sissies si sec §7

V Một số phiếu phỏng vấn Ban Giám hiệu và giáo viên tiểu học 113

VL Phiốt iy NO v0 62 660066 22S)002469/cgs4x6ssse 137

VIKGIÊN B960 eee 4962984402604 cua6@s 149

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 L1 do chọn dé tài

Dấu câu là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong văn bản (viết).

Khi nói phải dùng ngữ điệu và khi viết phải dùng dấu câu Sách giáo khoa

(SGK) và chương trình giảng dạy tiếng Việt ở trường tiểu học, trung học cơ sở từ

trước đến nay vẫn có nội dung dạy - học về dấu câu Tuy nhiên, thời lượng, nội

dung, phương pháp đạy học (PPDH) ở mỗi chương trình đều có những đặc điểm

riêng Điều nay ảnh hưởng như thé nào đến Kí năng sử dụng dấu câu của họcsinh (HS)? Thực trạng dạy - học dấu câu ở tiểu học như thế nào? Các em thường

mắc những lỗi gì? Nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục ra sao? Để giúp HS có

Ki năng dùng đúng dấu câu thì nội dung, thời lượng dành cho dấu câu ở chươngtrình, SGK và PPDH phải như thé nào? Tất cả những diéu này có những ảnh

hưởng không nhỏ đến kĩ năng nói viết, nhất là kĩ năng viết nói riêng và kĩ năng

sử dụng tiếng Việt nói chung của HS Thực tế đó đã khiến người viết chọn vấn

đề dạy học dấu câu ở bậc tiểu học làm đề tài nghiên cứu.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn dé

Trước đây, vấn để dấu câu trong tiếng Việt ít được các nhà nghiên cứuquan tâm Nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt bỏ qua vấn dé

này Một đôi quyển có nhắc đến như : “Sách mẹo tiếng Nam” của Nguyễn Hiệt

Chi, Lê Thước (Hà Nội - 1935), “Viet Nam văn phạm” của Trấn Trọng Kim,

Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm (Sài Gòn - 1947) có để cập đến dấu câu nhưng nhìn chung rất sơ lược Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, vấn để dấu câu

có được chú ý hơn Ta có thể tìm thấy những nội dung vé quy tắc sử dụng dấu câu

trong tiếng Việt qua một số công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt như:

“Nghiên cứu vé ngữ pháp tiếng Việt" của Nguyễn Kim Than (tập 2, Hà Nội 1964), “Di tới thống nhất một số cách dùng dấu câu” của Dao Than (tạp chí Văn

-học ~ 1/1964), “Nói và viết đúng tiếng Việt” của Nguyễn Kim Than, Hồ Lê, Lê

Xuân Thai, Hồng Dân (Hà Nội - 1967) Khoảng mươi năm nay, các giáo trình

về ngữ pháp tiếng Việt, các tài liệu tiếng Việt thực hành đều có dành phan bàn

vé quy tắc sử dụng dấu câu Và gần đây nhất, ban Ngữ pháp của Viện Ngôn

Trang 7

ngữ học (thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (2002)) đã dự thảo bản quy

tắc dùng dấu câu và gửi đi trưng cầu ý kiến của các cơ quan văn hoá, giáo dục,

Vấn dé lỗi về sử dụng dấu câu trên các văn bản, lỗi về sử dụng dấu câu củasinh viên, HS cũng được để cập trong các tài liệu tiếng Việt thực hành hoặc

trong một số công trình, bài báo khoa học (x Hà Thúc Hoan (1996), Nguyễn

Đức Dân (1996), Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998), Vũ Thị Ân

- Trương Thị Thu Vân -Bùi Tất Tươm (2002), )

Tuy nhiên, vấn để dạy - học dấu câu ở tiểu học (nội dung chương trình vàSGK, kĩ năng sử dụng dấu câu của học sinh, phương pháp dạy học của giáo viên)

chưa có công trình nào để cập cập tới Luận văn này của chúng tôi là một cố

gắng bước đầu tìm hiểu về vấn để này với hi vọng góp thêm cứ liệu thực tế để

góp phần cải tiến vấn để dạy học dấu câu cho học sinh tiểu học.

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện để tài tìm hiểu nội dung chương trình, SGK, PPDH dấu câu ở tiểu học, người thực hiện luận văn sẽ tiến hành các nhiệm vụ sau:

~ So sánh đối chiếu các nội dung dạy học về dấu câu của chương trình,

SGK cải cách và thử nghiệm.

~ Tim hiểu về thực trạng day học đấu câu của một số trường tiểu học.

— Từ việc thực hiện nhiệm vụ thứ nhất và thứ hai, người viết sẽ tiến hànhviệc phân tích và để xuất các vấn để về dạy học dấu câu cho HS tiểu học.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, người viết chọn đối tượng nghiên cứu là

chương trình SGK CCGD, TNTH 2000 về vấn để dấu câu và thực tiễn dạy học

dấu câu ở một vài trường tiểu học Đó là các trường:

e Dạy - học theo chương trình và SGK CCGD:

|, Trường Phùng Hưng (quận | 1 - TP.HCM, có bể dày thành tích đáng kể).

2 Trường Hermann-Gmeiner (một trường điểm của quận Gò Vấp, TP.

Hồ Chí Minh)

3 Trường Hermann-Gmeiner Đà Lạt (khá nổi tiếng tại tỉnh Lâm

Đồng)

« Dạy - học theo chương trình và SGK TNTH 2000: trường Tiểu học Thực

hành (quận 1, TP Hồ Chi Minh),

Trang 8

Đối tượng khảo sát là HS khối lớp 4 và 5 ở hai trường trọng tâm: Tiểu học

Phùng Hưng và Tiểu học Thực hành, các trường còn lại chỉ thực hiện khảo sát ở

HS khối lớp 5' HS của những trường này đều không phải là những HS được

tuyển theo hệ "trường chuyên, lớp chọn” và hầu hết được gia đình quan tâm

đúng mức vé mat học tập Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên (GV) các trường trên

đều được thường xuyên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đạt chuẩn (tốt

nghiệp Trung học Sư phạm, Cao đắng Sư phạm) và trên chuẩn (tốt nghiệp Cử

nhân tiểu học) Hau hết các trường này đều có đội ngũ GV có kinh nghiệm giảng dạy (số năm công tác) khá tương đồng (x Phu luc 1 và phụ lục I trang 84)

và đều quan tâm đến việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy Nhìn chung,

các trường được chọn để khảo sát có những đặc điểm không khác nhau quá xa

về đội ngũ, cơ sở vật chit

4 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu về vấn để day học dấu câu ở tiểu học, người thực hiện dé tài sử dụng các phương pháp chủ yếu là thống kê, đối chiếu so sánh giữa nội dung,

thời lượng giảng dạy mỗi kiểu bài, mỗi loại dấu câu, tính tích hợp của hai

chương trình - SGK CCGD và TNTH 2000 Việc tìm hiểu về thực trạng day - học

dấu câu ở tiểu học, được tiến hành bằng cách khảo sát thống kê, so sánh kết quả

giữa những HS học theo hai chương trình trên Đồng thời, tác giả luận văn cũngthống kê một số lỗi dấu câu mà HS thường phạm phải, trình bày nguyên nhân và

để xuất một số hướng về nội dung chương trình và SGK, quy trình lên lớp,

phương pháp dạy hoc phan dấu câu cho học sinh Hình thức điều tra, phỏng vấn

cũng được sử dụng để trưng cầu ý kiến của các GV, của ban giám hiệu của các

trường tiểu học có dạy - học hai chương trình và SGK CCGD và TNTH 2000.

5 Đóng góp của để tài

Những kết quả thực tế về những điểm hợp lí, chưa hợp lí vé vấn để dạy học đấu câu của chương trình và SGK, kĩ năng sử dụng dấu câu của học sinh và

-hình thức tổ chức, quy trình, phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học mà

luận văn thu thập được sẽ góp thêm chứng cứ cho việc biên soạn SGK, sách bài

tập, tài liệu tham khảo phần dấu câu cũng như góp thêm một tiếng nói cho việc

cải tiến phương pháp dạy - học quy tắc sử dụng dấu câu ở nhà trường tiểu học.

' Chor khảo sát HS khối 5 vì HS khối lớp nay đã được học các nói dung đấu câu troag môn Tiếng Việt

môi cách đẩy đủ nhất so với các khối lớp còa lại (của bậc tiểu học) Riêng HS khối 4, chủng tôi khảo

sất để đánh giá kinh aghiém của các em như thế nào đối với những dấu câu chưa được học

Trang 9

6 Bố cục đề tài

Ngoài phẩn Mở đầu, luận văn có bốn chương

~ Chương một: Những vấn dé chung về dấu câu — Nội dung dạy - học dấucâu ở trường phổ thông trình bày vê khái niệm, vai trò, cơ sở phân loại và cách

sử dụng một số loại dấu câu phổ biến trong tiếng Việt Ngoài ra, chương một cũng trình bay sơ lược về nội dung và thời lượng dấu câu được day - học ở

trường phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở)

~ Chương hai: Nội dung chương trình và sách giáo khoa - phần đấu câu

(Một cái nhìn so sánh) đối chiếu, so sánh, phân tích những điểm khác biệt cũng

như tương đồng về nội dung, thời lượng, kiểu bài đấu câu nói chung và từng loại

dấu câu nói riêng giữa hai chương trình và SGK CCGD, TNTH 2000,

~ Chương ba: Thực trạng dạy - học dấu câu ở trường tiểu học (Một cái

nhìn đối chiếu) trình bày về thực trạng dạy học dấu câu ở một vài trường tiểu

học và một số lỗi về sử dụng dấu câu mà HS phạm thường mắc phải.

— Chương bốn: Từ những điều đã trình bày ở các chương mội, hai, ba,

chương này rút ra một số nhận xét và để xuất một số ý kiến về vấn để dấu câu trong chương trình - sách giáo khoa và hình thức tổ chức, quy trình, PPDH phan

dấu câu cho HS tiểu học.

Ngoài 83 trang chính văn, luận văn dành 68 trang Phụ lục để trình bày vẻ:

(I) Bảng thống kê vé trình độ giáo viên; (HH) Bảng thống kê về tuổi

nghề của giáo viên; (HD) Mẫu phiếu khảo sát kĩ nang sử dụng dấu câu của học

sinh tiểu học; (IV) Kết quả khảo sát kĩ nang sử dụng dấu câu của học sinh tiểu

học; (V) Một số phiếu phỏng vấn Ban Giám hiệu và giáo viên tiểu học;(VI) Phiếu dự giờ; (VI) Giáo án và 5 trang danh mục của 66 tài liệu tham khảo

Trang 10

CHƯƠNG MỘT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẤU CÂU

Nội dung đạy - học dấu câu

ở trường phổ thông

I Dấu câu, tim quan trọng của đấu câu

I1 Dấu câu

Nói đến dấu câu tức là nói đến văn tự, đến ngôn ngữ viết, một hình thức

giao tiếp có tính chất gián tiếp của con người Ở hình thức giao tế này, không có

những nhân tố có thể giúp cho người ta hiểu nhau dễ đàng như trong hình thức

giao tế trực tiếp bằng lời nói Vì vậy, dấu câu là kí hiệu chữ viết được dùngtrong ngôn ngữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau, đồng thời biểu thị những

quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau Vd:

a Hôm nay, Lan sẽ đến ga Thống Nhất hic 7 già.

b Anh có đi chơi Dam Sen với em không?

c Chao Gi! Cái mũ này xinh quát

d Bác ơi, bác làm ơn mở giùm chau cúi cửa!

1.2 Vai trò của đấu câu

Do ngôn ngữ viết không có những nhân tố đi kèm theo như ngữ điệu, cử

chi, như ở ngôn ngữ nói, nên dấu câu rất quan trọng Nó có tính chất trợ thêm,góp phần làm cho việc giao tế bằng chữ viết của con người được dễ dàng hơn

Nếu như viết mà không dùng dấu câu thì người đọc sẽ khó khăn trong việctiếp nhận văn bản, thậm chí có thể hiểu sai Chẳng han, so sánh giữa hai phan

trích: (a) xoá hết các dấu câu và (b) khôi phục lại các dấu câu:

(a) bốn nàng tiên mdi chuyện trò không biết bà Đất đã ngủ dậy từ lúc nào bà

vui vẻ gop chuyện các chắu mỗi người một vẻ Xuân làm cho cây lá tưới tốt Ha cho

irdi ngọt hoa thơm Thu làm cho trời xanh cao cho học sinh nhớ ngày tự trường

con châu Đông ai mà ghét cháu được chdu có công dp & mâm sống để Xuân vẻ cây cốt đâm chối năy lộc các cháu déu có ích déu dang yêu

(b) Bđn nàng tiên mdi chuyện trò, không biết bà Đất đã nụủ đây từ lúc nào.

Bà vui về góp chuyện:

~ Các châu mỗi người một vẻ Xuân làm cho cây lá tươi tốt Hạ cho trái ngọt,

hoa thơm, Tha lam cho trời xanh cao, cho học sinh nhủ ngày tựu trường Còn chdu

Đông, ai mà ghét chdu được f Chắu có công ấp ủ mdm sống để Xuân về cây cối

đâm chối nảy lộc Các châu đều có ích, đều đẳng yêu.

(Tiểng Việt ldp 3, tập 3, Sách TNTH, 2000)

Trang 11

Ta thấy, khi đọc đoạn văn (b), nhỡ có các dấu câu, người đọc dé dàng hiểu được

nội dung và ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện Dấu câu đã góp một phẩnkhông nhỏ vào việc giúp người viết diễn tả đúng suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm

của mình.

Bên cạnh đó, vị trí của các dấu câu trong văn tự cũng góp một phần vàoviệc chuyển tải cảm nghĩ và mục đích của người viết Dấu câu ở những vị trí

khác nhau sẽ làm cho ý nghĩa của câu văn, đoạn van thay đổi hoàn toàn Vd:

a Bò cày, không được thị # b Bò cày không được, thị.

Mặt khác, nếu cùng một câu văn ta dùng những dấu câu khác nhau thì ý

nghĩa của câu văn sẽ thay đổi Chẳng hạn, so sánh:

a, Mai hỏi Lan cá di Vãng Tàu hay không.

b, Mai hỏi: “Lan có di Vang Tàu hay khong?”

Vi du (a) cho thấy: Câu văn kể về việc: “Mai hỏi Lan có di Vũng Tàu

không" Nhưng khi ta thêm các dấu: hai chấm, ngoặc kép và chấm hỏi (vd b) thìngữ cảnh và ý nghĩa của câu văn hoàn toàn thay đổi: nó là câu hỏi của Maimuốn Lan cho biết về việc di Vũng Tàu Thành thử, có thể nói việc ghi thêmdấu câu, thay đổi trật tự của các dấu câu và thay đổi các loại dấu câu vào cùng

một ngữ liệu thì ý nghĩa của các câu đã trở nên hoàn toàn khác.

Ngoài ra người viết dùng dấu câu không phải chỉ để giúp cho việc điễn đạt

những tư tưởng và cảm xúc trong bài văn thêm chuẩn xác (tránh gây hiểu lắm)

mà còn để việc diễn đạt ấy được hay hơn, được sinh động và tế nhị hơn Cho

nên, người viết, đặc biệt là những nhà hoạt động văn hóa lớn, khi sử dụng dấu

câu bao giờ cũng có những tìm tòi, sáng tạo, những chủ ý tu từ của riêng mình.

Chẳng hạn dấu chấm lửng tu từ là dấu chấm lửng được thực hiện trên cơ sởnhững lí do tu từ học, chứ không phải dấu chấm lửng bắt buộc do yêu cẩu diễn đạt các ý có nhiều sự vật, sự việc tương tự (tương đương với v.v,) (x Dinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Hà Nội).

Dấu chấm lửng có những tác dụng tu từ sau: miêu tả, bộc lộ tâm trạngmuôn màu, muôn vẻ của con người: vui vẻ, buồn bã, hồi hộp, lo âu, suy tư, dan

đo, cuồng nhiệt, vội vàng, gấp gáp Dấu chấm lửng có thể mô tả rất tinh tế tất

cả những tâm trang, tình cảm đó “một cách im lặng” Vd:

Lan nói trong lan nde mắt: “Ba đừng bỏ còn nghen ”

Dấu chấm lửng đã góp một phần không nhỏ vào việc biểu thị tình cảm nghẹn

ngào, không muốn rời xa ba của nhân vật Lan.

Dấu chấm lửng còn thể hiện những ẩn ý nghệ thuật của tác giả, thường gặp

trong trường hợp dẫn ngữ Vd:

Trang 12

Nỗi niém xa nghĩ mà thương:

Đẫu fa nud ý, còn vương tơ lòng

Nhân tinh nhắm mắt chưa xong

Biết ai hau thế khóc cùng Tổ Như?

Mai sau di od bao giờ

Câu thơ thud trước đâu ngờ hôm nay,

(Tổ Hữu - Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Dấu chấm lửng ở trên vừa có tác dụng thể hiện phan chưa được dẫn hết,

cũng vừa có tác dụng thể hiện một ẩn ý, một trạng thái tình cảm mà tác giả

không thể diễn đạt bằng lời.

(Trên đây chỉ là một phần trong những tác dụng tu từ của dấu chấm lửng)

Nói tóm lại, dấu câu chiếm giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp ngườiviết trình bày những tư tưởng, cảm xúc một cách rõ ring, chính xác, tinh tế và

người đọc nhờ đó có thể đọc và hiểu một cách dễ dang.

Il Các loại đấu câu và quy tắc sử dụng

Đối với bất cứ thứ tiếng nào, cách dùng dấu câu là sự quy ước chung của xãhội, hình thành từ những thói quen của người viết trong quá trình lich sử Trongtiếng Việt, có các loại dấu sau: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm dấu ngoặc kép, dấu gạch nối và dấu chấm lửng Xét về mục đích, dấu câu được người viết

sử dụng để giúp cho việc trình bày những tư tưởng và cảm xúc để giúp người đọc

dễ dàng hiểu và không bị hiểu lầm.

Trong tiếng Việt - cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác — cuối mỗi câu bao

gid cũng có một trong ba dấu: dấu chấm, dấu hỏi và dấu cảm (ngoài ra có thể là

dấu chấm lửng hoặc dấu hai chấm) Vd :

© Chị di xem phim với em không? | ® Vas - tu au cinéma avec moi? | ¢ Do you go to cinema with me?

© Cô ấy dep qua! © Quelle est belle! ® What ¿ beautiful woman!

Nếu quan sát hàng loạt câu văn, chúng ta sẽ thấy dấu câu được đặt ở những

vị trí nhất định một cách có quy tắc (như ba dấu cuối câu nói trên) Đồng thời, có

những vị trí, nói chung, không bao giờ thấy đặt dấu câu Ví dụ: trong nội bộ một

cụm từ chính —phu (chỗ có nét gạch chéo):

a Tùng dị /đến / trường b, Hai / người / này là chị em.

Điều trên đã chứng tỏ rằng những quy ước chung về cách dùng dấu câu của

xã hội là có cơ sở khách quan Những cơ sở đó là gì?

Trang 13

Trước hết, ta phải dé cập đến yếu tố “Cấu tạo cú pháp của câu" Dựa vào

sự phân biệt giữa câu này với câu khác và sự phân biệt giữa phần này với phần

khác trong câu, về nguyên tắc ta có thể đặt dấu câu ở những vị trí:

~ Sau mỗi một câu

~ Giữa các phần trong câu: giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa trạng ngữ và cácphân phụ khác với phan còn lại của câu, giữa các thành phần ghép và các vế câu ghép không có từ nối, giữa thành phần được nhấn mạnh với phần còn lại của câu.

Đó là nguyên tắc, tuy nhiên, việc sử dụng sự cho phép này như thế nào lại

là một vấn để hoàn toàn khác Ví dụ trong tiếng Việt, theo quy ước chung hiện

nay thì ta không cần phải đặt dấu câu để ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ.

a Chú dy / đang hắt say stu, b CO ấy /là người Tuy Hòa,

Điều này cũng dễ hiểu bởi nếu đặt dấu câu giữa chủ ngữ và vị ngữ không

có tác dụng làm tránh hiểu lầm Vì vậy, ở đấy, nếu ta đặt dấu câu sẽ thừa, vô ích Tuy nhiên, ta có thể đùng dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong những trường hợp can tránh sự hiểu lầm về quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa hoặc

những trường hợp cần có dụng ý tu từ riêng Vd:

Cốt xay tre, nặng né quay, tit nghìn đời nay, xay nắm thúc.

(Thép Mới = Cây tre Việt Nam)

Cách dùng dấu câu tu từ như trên tuy có thể vượt ra ngoài sự quy ước

chung của xã hội, nhưng không thể vượt ra ngoài sự cho phép của cấu tạo cú

pháp.

Để thấy rõ thêm cách dùng dấu câu dựa vào cơ sở cấu tạo cú pháp, chúng

ta thử xét cách dùng dấu phẩy Trong tiếng Việt, dấu phẩy có những chức năng

cú pháp sau:

« Chỉ ra ranh giới trạng ngữ đứng ở đầu câu va phẩn còn lại của câu Vd:

Cuối buổi chiêu, Huế thường trở về trong một về yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xưống thêm một chút nữa trong

thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường — Huàng hôn trên sông Hương)

« Chỉ ra ranh giới giữa phan chuyển với phần còn lại của câu Vd:

Nói tắm lai, muốn học tốt môn thể duc phải có sức khỏe tất va sự đèo dai

« Chỉ ra ranh giới giữa phần gọi đáp với phan còn lại của câu Vd :

Chị Hai, kế lại chuyện đi !

« Chỉ ra ranh giới giữa các thành phan ghép và giữa các vế câu ghép

không có từ nối Vd:

Trang 14

a Chỉ có the, phu, 6t6, cần cẩu, xe goòng, sa lan, thuyén của nhà mdy xi măng.

(Nguyễn Đình Thi - V0 bờ)

b Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cổ giữ thăng bằng rồi chiếc thuyén đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

(Trân Hoài Dương]

* Chỉ ra ranh giới giữa các thành phan được nhấn mạnh với các thànhphan khác trong câu Vd:

Tôi, tôi là Chín Tốt đây!

(Bùi Đức Ai - Tuyển tập văn Việt Nam tập 1)

Ngoài hai cơ sở trên (cơ sở cấu tạo cú pháp và những quy ước chung của xãhội) khi dùng đấu cầu người ta còn dựa vào cơ sở ngữ điệu: chủ yếu là những

quãng ngắt giọng, sự lên giọng, xuống giọng trong lời nói Tuy nhiên, cơ sở cấutạo cú pháp vẫn là cơ sở trọng yếu bởi vì cơ sở này mang tính khách quan vàgiúp ta xác định quy tắc dùng dấu câu và phân biệt đâu là cách dùng tu từ, đâu

là cách dùng dấu câu sai.

Cơ sở cấu tạo cú pháp giúp ta xác định vị trí của dấu câu trong câu sao cho

phù hợp, dựa vào cơ sở này ta có thể thấy ngay dấu câu được đặt ở hai loại vị trí

như sau:

~ Một là, cuối câu (tức là ở ranh giới giữa các câu), gồm có 3 dấu: dấuchấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm (Ngoài ra có thêm dấu hai chấm chấm

lửng nhưng không điển hình)

— Hai là, trong câu (tức là ở ranh giới giữa các phần câu cần thiếu gồm các

dấu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.

Riêng dấu chấm lửng, dấu ngoặc kép và dấu gạch nối có cách dùng khá

đặc biệt.

Cũng dựa vào cấu tạo ngữ pháp và căn cứ vào các phần của câu, chúng ta

có thể tập hợp được một số nhóm dấu câu như :

~ Nhóm dùng để phân ranh giới phan chêm trong câu gồm: đấu phẩy, dấu

gach ngang, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn.

~ Nhóm dùng để phân ranh giới các vế câu đặt kể không có từ nối trong

câu ghép gồm: đấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm

Tuy nhiên, để lựa chọn dấu câu cụ thể và cần thiết ta phải căn cứ vào mốiquan hệ ý nghĩa (logic) giữa các phan trong câu Chẳng han, cùng là các dấu câuđứng cuối câu, nhưng theo quy ước chung, trong tiếng Việt hiện nay thì:

» Dấu chấm đặt cuối câu kể Vd ;

Bên bờ sông, mỘt con rùa dang cố site tập chạy.

Trang 15

« Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu hỏi, Vd :

Lan đã làm bài todn cô giáo giao về nhà cha?

+ Và đấu cảm được đặt cuối câu cảm và câu cầu khiến, Vd:

a Ôi chao ! Con chudn chuẩn nude mới đẹp làm sav !

b Hay nhớ lấy lời tôi !

Như vậy, cách dùng riêng của ba dấu này phụ thuộc vào mục đích nói củacâu, nếu ta thay thế dấu này bằng dấu khác sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.

Một dẫn chứng khác cho thấy việc lựa chọn dấu câu phải căn cứ vào quan

hệ ý nghĩa Như ta đã biết là dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm có

cùng chức năng cú pháp là phân ranh giới các vế câu trong câu ghép không có

từ nối nhưng:

« Dấu hai chấm: được dùng khi hai vế câu có quan hệ thuyết minh cho nhau.

Moi người đứng đậy reo mừng: Bác Hà đã đến!

(SGK Tiểng Việt lớp 5 tập 1, trang 134 — chương trình CCGD)

« Dấu chấm phẩy: được dùng khi các vế câu tuy đã hoàn toan trọn vẹn về

mặt ngữ pháp nhưng về mặt ý nghĩa lại liên quan rất chặt chẽ với nhau:

Mới mười lăm năm nữa thôi, các em sé thấy cũng dudi ảnh trăng này,

đồng thắc nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ

sao vàng phấn phới bay trên những con tau lớn.

(Thép Mới - Trung thu độc lập)

« Day phẩy: được dùng trong những trường hợp còn lại:

Thử đỏ mat, San cười ngượng nghịu.

(Nam Cao — Sống mòn)

Trong khi đó, các dấu câu cũng để phân ranh giới phẩn chêm trong câu

(dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấy phẩy, dấu hai chấm) thì tùy theo mối quan

hệ ý nghĩa giữa phan chém va phần có liên quan, người ta sẽ đặt một trong các

dấu câu đó, cụ thể là:

« Dấu hai chấm: được dùng khi phần chêm có tác dụng liệt kê những ý đã

được khái quát lại ở phía trước Vd:

Ldp ta cá: 24 bạn đạt dụnh hiệu HS giỏi và 17 bạn đạt danh hiệu HS tiền tiến.

« Dấu phẩy: được dùng khi phẩn chêm có tác dụng khái quát lại những ý

đã được liệt kê ở phía trước thì trước nó sẽ đặt dấu phẩy Vd:

Văn hóa quân chúng, văn nghệ, điện dnh, ba loại phiamy tiện này có tác

dung rất lớn, rất tốt.

(Pham Văn Đẳng — Ban về văn hóa và van nghệ J

10

Trang 16

« Dấu ngộc đơn: Khi phần chêm cĩ nội dung ít nhiều tách rời khỏi cái ýchính đang được nĩi đến trong câu (nghĩa là cĩ tác dụng chú thích) thì nĩ được

đặt giữa dấu ngoặc đơn Vd:

Tiếng trống của Phìa (lí trưởng) thác gọi nộp thĩc vẫn rên rĩ.

(Tơ Hồi ~ Truyện Tây Bắc)

« Dấu gạch ngang: cũng được dùng để ngăn cách giữa bộ phận nịng cốt

và giải thích, chú thích (đơi khi, người ta cũng dùng dấu phẩy thay cho dấu gạch

ngang nhưng theo Lý Tồn Thắng nên dùng dấu gạch ngang (Ban về những cơ

sở của việc ding dấu câu trong tiếng Việt - Mấy vấn dé Việt ngữ học và ngơn

ng học đại cương Nxb KHXH Hà nội 2002) Chẳng han:

*Tơi khơng di đâu!” = Hằng nĩi với chẳng tơi.

Dấu gạch ngang cịn dùng để đánh dấu các lượt lời trong văn đối thoạihoặc đánh dấu các nội dung cùng cấp độ trình bày (trên văn bản viết) Vd:

— Cha em đâu?

~ Cha làm sting và đi liên lạc.

~ VÀ mẹ em?

— Me cùng anh médng bánh, đưa đường.

(Trích “Lầu cỏ Lé-nin” = Tố Hữu)

Và dùng để ngăn cách giữa hai mốc thời gian Vd:

Những năm 1930 - 1945, nước Việt Nam ta bị thực dân Pháp đơ hộ.

« Trong các dấu câu, dấu ngộc kép cĩ cách dùng khá đặc biệt Dấu câunày được dùng để phân biệt các mạch của bài văn — mạch những lời nĩi trực

tiếp (được dẫn lại nguyên văn của người khác) và những lời nĩi gián tiếp Dấunày thường cĩ dấu hai chấm đứng trước nĩ, Vd:

Thằng cu Ban kêu khẽ: “Chị ơi, em đĩi ”

(Nguyễn Dinh Thi - Va bờ)

Dấu ngoặc kép cũng được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng

với ý nghĩa đặc biệt (theo chủ ý của tác giả).Vd:

Cĩ bạn tắc kè hoa Xây "lầu" trên cây đa

Rét, chơi trị di trấn Doi ấm trời mới ra

(Phạm Đình An)

s Dấu gạch nối được dùng như sau:

~ Nối các tiếng trong một bộ phận của từ phiên âm Vd:

a-Aít, Ấc-boa, Lei Pa-xtơ, Pa-ri.

Trang 17

— Nối cúc bộ phận trong một liên danh Vd:

a các ngành nông - lầm - ngut nghiệp.

b mỏ hình kinh tế vườn - ao - chuông.

~ Thay các chữ ngày tháng năm Vd:

Bác Hỗ sinh ngày 19-5-1890.

« Để dùng dấu chấm lửng, người viết chủ yếu dựa vào ngữ điệu với mục đích biểu thị tính chất đứt quãng, tính chất kéo dài của lời nói hoặc của hiện

tượng được miêu tả, tường thuật Tuy nhiên, không phải bất cứ sự ngất quãng

nào cũng được người viết ghi lại bằng dấu chấm lửng, mà chỉ khi nào điểu đó

cần thiết cho việc diễn tả tình ý câu văn Do đó, đấu chấm lửng có thể được đặt

ở mọi vị trí trong câu (không kể cấu tạo cú pháp của câu có cho phép hay

không), thậm chí ngay giữa những chữ ghi một từ, một tiếng Vd:

Ông bà giữ lấy nó cho tôi.

(Nguyễn Công Hoan — Truyện ngắn chọn loc)

Một đội viên đừng lên bờ tường hô: "Yêu câu cho tiếp vì ệ n!

(Trần Đăng - Tuyển tập văn Việt Nam tập 2)

Ngoài những chức năng chính trên, một số dấu câu còn được dùng với mụcđích tu từ, Người viết có thể dùng dấu phẩy để ngắt câu văn thành những đoạn

đối hoặc ngược lại gây những chỗ nghỉ bất ngờ, tạo cho câu văn một tiết tấu sinhđộng, nhờ đó việc diễn dat tình ý được sâu sắc và tỉnh tế hơn Vd:

Nhưng vì, nhà con thiếu hơn hai đẳng tiền sưu, mdi phải đến kêu cửa cụ.

(Ngô Tất Tố - Tất đèn)

Ngoài ra, dấu phẩy còn được dùng để tách ra một thành phần nào đó, nhằmnhấn mạnh vào cái ý định nêu Vd:

Luôn mấy hâm, tôi thấy Lão Hạc, chi ăn khoai.

(Nam Cao ~ Truyện ngắn)

Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày một số vấn để chính về các dấu câu và

cách sử dụng chúng dựa trên các cơ sở khách quan và quy ước chung của xã hội.

Ill Nội dung dạy - học đấu câu ở trường phổ thông

SGK Tiếng Việt tiểu học và trung học cơ sở (THCS) lâu nay đều quan tâm đến vấn để dạy - học dấu câu (bậc trung học phổ thông không có bài dạyriêng về dấu câu mà HS phải tự dùng sao cho phù hợp)

12

Trang 18

HI.1I Tiểu học

Trong chương trình và SGK Tiếng Việt tiểu học hiện hành có nội dung dạy

- học 10 loại đấu cho HS với bài học, tiết học riêng trong các tiết ngữ pháp và

các bài có nội dung dấu câu cũng được lồng ghép trong các bài chính tả, tập đọc,

tập làm văn gồm: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm dấu gạch ngang, dấuphẩy dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu gạch nối và dấu ngoặc

kép HS được học vé ký hiệu của các dấu câu và cách sử dụng điển hình nhất

cho mỗi loại dấu với thời lượng khác nhau (x chương hai, bảng 4, trang 17-19)

HI.2 Trung học cơ sở

Khi học lên cấp THCS, HS được học dấu câu trong phân môn Tiếng Việt,phan Ngữ pháp với thời lượng ít hơn ở tiểu học, chủ yếu là ôn lại những kiến thức đã học ở tiểu học và học cách dùng các dấu câu dưới dạng bài lí thuyết kết

hợp thực hành, luyện tập sau bài học gồm các nội dung sau:

Bang 1: Nội dung dấu câu ở chương trình và SGK CCGD Tiếng Việt bậc THCS

cCGD

: Dấu câu được học (SGK Tiếng Việt) Ea

e« Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm (tuần 31)

e Dấu chấm, dấu phẩy (tuần 32)

e Ôn tập chung về dấu câu (tuần 34)

« Dấu ngoặc kép, đấu gạch ngang (được để cập đến trong bài "Lời dẫn trực tiếp — Lời din gián tiếp” — tuần 13).

« Dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấu chấm lửng (tuần 14).

e Luyện tập chung về dấu câu : ngoặc kép, hai chấm, chấm lửng

(tuần 15).

e Luyện tập chung về dấu : hai chấm, ngoặc kép (tuần 16).

« Luyện tập chung học kì I (tuẩn 17).

e Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm (được để cập đến trong

bai “Mục đích nói, câu chia theo mục đích nói” — tuần 4 và 5).

TONG CỘNG

' Ở tiểu học gọi là dấu gach ngung và dấu gạch nối.

13

Trang 19

Chương trình và SGK THCS dạy thêm cho HS về dấu chấm lửng, về quytắc dùng dấu câu vào mục đích tu từ (bài dấu ngoặc kép, dấu hai chấm dấu

chấm lửng (SGK Tiếng Việt lớp 8, tuần 14) Ngoài ra, các thuật ngữ dùng trongcác quy tắc sử dụng dấu câu có phức tạp hơn so với chương trình và SGK ở bậctiểu học HS THCS chủ yếu rèn Ki năng sử dụng dấu câu ở phân môn Tập làm

văn HS phải tự dùng dấu câu cho phù hợp, giáo viên (GV) sẽ sửa lỗi ding saidấu câu trong tiết bài trả Còn những bài lí thuyết (có kết hợp thực hành) về dấu

câu, HS được học thường là những tiết tách biệt được phân bố ở phân môn Ngữpháp của môn Tiếng Việt chứ không còn dạy lỗổng ghép như ở tiểu học.

IH.3 Trung học phổ thông

Dấu câu không còn được dạy trong những bài học riêng nữa mà HS phải có

Ki năng sử dụng đúng các dấu câu khi nói và viết tiếng Viet Vi vậy, ta có thể

nói: Kiến thức về đấu câu mà HS được học ở tiểu học và một phần ở THCS nắm

giữ vai trò vô cùng quan trọng Trong đó, nền tảng kiến thức dấu câu ở tiểu học

CÓ vị trí quan trọng hơn cả.

Trang 20

CHUONG HAI

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

VÀ SÁCH GIAO KHOA PHAN DẤU CÂU

Một cái nhìn so sánh

1 Đối chiếu nội dung và thời lượng dạy - học dấu câu giữa hai chương

trình Thử nghiệm Tiểu học 2000 và Cải cách Giáo dục

1.1 Xét về thời lượng

Chương trình và SGK TNTH 2000 có số bai! có nội dung dạy - học vé dấu

câu và cách sử dụng dấu câu (tính ở phân môn Luyện từ và câu và ở cả các phânmôn: Chính ta, Tập làm văn, Tập đọc và các bài On tap va kiém tra vé TiéngViệt) là 137 bài Các nội dung dạy học về dấu câu được bố trí ngay từ học kì IIlớp 1 (tuần 24, 30, 31, 32) và thường xuyên được nâng cao, củng cố kiến thức

(cho HS) thông qua các bài học phân môn Luyén từ và câu, phân môn Chính tả

từ lớp 1 đến lớp 5, phân môn Tập đọc (lớp 3, tuần 5) và các bài On tập và kiểm

tra về Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 Với thời lượng như vậy, HS sẽ có thêm

nhiều thời gian để luyện tập và củng cố Kĩ năng sử dụng các loại dấu câu Trong

khi đó, chương trình và SGK CCGD chỉ có 49 bài được phân bố từ lớp 1 (tuần

33) đến lớp 5 trong phân môn Weữ pháp, Chính tả và Tập đọc Cái tỉ lệ chênh

lệch 49/137 này không thể không có những ảnh hưởng quan trọng đối với Kĩ

năng sử dụng dấu câu của học sinh học theo hai chương trình và SGK này Ta có

thể hình dung tỉ lệ chênh lệch về nột dung và thời lượng dạy học vé dấu câu ởhai chương trình và SGK qua bảng sau:

' (3 đây chúng tôi chỉ tính số hài mà không tính số tiết vì thực 1€, trong xách Tiếng Việt tiểu học ở cả hai

chương trình (nhất là TNTH) các bai hục vẻ đấu câu nhất là ở các lớp 1 2 và 3 chỉ là một mục trong

tiết Luyện 1ữ và câu, hoặc trong tiết Chính tả, được trình bay dưới dang thực hành chit không phải

dang lý thuyết Ox SGK Tiếng Viết L (tập 3 ~ sách dai wa), 3, 3, (xách thử nghiệm) (2002))

15

Trang 21

Bảng 2: Số bài có để cập đến dấu câu trong hai chương trình

chấm, phẩy, chấm hỏi, gach chấm, phẩy chấm hỏi, chấm

nối, hai chấm, ngoặc kép cảm, gạch nối

hai chấm, ngoặc kép, chấm, chấm, chấm hỏi, chấm cảm,

chấm hỏi, gạch ngang, gạch gạch ngang, ngoặc kép nối, chấm cảm

chấm phẩy chấm phẩy, hai chấm, ngoặc đơn

Ôn tập toàn bộ các dấu câu phẩy hai chấm, chấm phẩy

Ôn luyện tập vé dấu câu

(Việc thống kê ở trên được tính theo đơn vị bài có để cập đến dấu câu vàcách sử dụng dấu câu (nghĩa là kể cả các bài lổng ghép trong các phân môn

khác như: Chính tả, Tập đọc, các bài Ôn tập và kiểm tra, chứ không chỉ thống kê

ở những tiết dạy - học vé ngữ pháp đơn thuần).

Bảng 3: Số bài có để cập đến dấu câu ở các phân môn

? Chương trình va SGK TNTH 2000 chỉ để cập đến đấu chấm phấy duy nhất một tn tony bài “Cách nổi các vế cầu ghép" (SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2, tun 18 ưang 14).

* Ở chương trình và SGK TNTH 2000 gọi phần môn này là “Luyên lừ và câu”

16

Trang 22

L2 Xét về nội dung

Nội dung kiến thức về từng loại dấu câu ở mỗi chương trình và SGK được

phân bố tùy theo mỗi khối lớp và đặc điểm tâm sinh lý của HS Các quy tắc sử

dụng dấu câu HS được học cụ thể như sau:

vận h phẩn “Câu hỏi và luyện

tập” của phan môn Chính tả

dụng của dấu chấm hỏi.

s Lớp 4: Dấu chấm hỏi đặt cuối

câu hỏi dùng để hỏi những điều

chưa biết; phần lớn câu hỏi là để

hỏi người khác nhưng cũng có

những câu để tự hỏi mình Đôi khi dùng câu hỏi để tö thái độ khen, chê, nói lên sự khẳng định, phủ định, yêu cẩu, mong muốn

và khi đặt cầu hỏi phải giữ phép

lịch sự (tuần 13, 14).

17

s Lớp 2: Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc Chữ cái

đầu câu phải viết hoa (tuần 3).

¢ Lớp 3: Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc Viết hết câu, phải ghi dấu chấm Khi doc,

gặp dấu chấm phải hạ giong nghỉ

ngơi (tuẩn 10) Dấu chấm xuống

đòng đặt ở cuối một đoạn văn để kết thúc đoạn văn đó Chữ đầu câu

của mỗi đoạn văn được ghi lùi vào

trong, cách đường kẻ lề một quãng ngấn Khi đọc hết một đoạn, gập dấu chấm xuống dòng, phải hạ

giọng và nghỉ hơi lâu hơn (tuần

11).

e Lớp 4: Dấu chấm đặt cuối câu

kể (tuần 16)

e Lớp 3: Khi hỏi người khác một

điểu gì, ở cuối câu hỏi ta phải

đánh dấu chấm hỏi Khi đọc gặp

dấu chấm hỏi, ta phải đọc cao

giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh

ý cần được trả lời (tuần 19).

© Lớp 4: (.) Khi viết, cuối câu hỏi

phải ghi một dấu chấm hỏi (tuần

11).

Trang 23

e Lớp 2, 3: HS tự rút ra cách

dùng dấu chấn cảm qua các bài

tập thực hành.

s Lớp 4: Dấu chấm cảm ở cuối

câu khiến, câu cảm dùng để nêu

yêu cầu, để nghị, mong muốn của

người nói, người viết với người

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời

nói của nhân vật trong đối thoại.

dụng của dấu phẩy

¢ Lớp 5: Khi nối trực tiếp các vế

câu ghép, ta có thể dùng dau

phẩy (tuần 18).

18

© Lớp 3: Dấu chấm cảm phi ở cuối

câu diễn tả niểu vui, nỗi budn hoặc cuối câu kêu gọi (tudn 21),

Dấu chấm cảm còn được dat

cuối các câu yêu cấu hoặc ra lệnh

cho người khác làm việc gì đó Khi

đọc, gập các câu có đấu chấm cảm,

phải thay đổi giọng cho phù hợp

với tình cảm được diễn đạt trong

cầu (tuần 22).

« Lớp 4: Cuối câu cầu khiến, câu

cảm phải ghi dấu chấm cảm (tuần

cho một từ, một đoạn văn đứng

trước nó (tuần 23).

* Lớp 3: Dấu phẩy được xen kẽ ở

trong câu Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngất hơi (tuấn 15,

16).

« Lớp 5: Dấu phẩy dùng để nối

các vế câu ghép khi không có từ

chỉ quan hệ (tuần 11, 12, 19, 24).

Trang 24

« Lớp 2, 3: HS tự rút ra công

dụng của dấu hai chấm thông qua

các bài tập.

s Lớp 4: Dấu hai chấm báo hiệu

bộ phận câu đứng sau nó là lời

nói của nhân vật hoặc là lời giải

thích cho bộ phận đứng trước Khi

báo hiệu lời nói của nhân vật,

dấu hai chấm được đùng phối hợp

với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng (tuần 2).

« Lớp 5: Dấu chấm phẩy dùng

để nối các vế trong câu ghép

không có từ chỉ quan hệ (tuần

18).

« Lớp 4: Dấu ngoặc kép dùng để

dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu van nhấc

tới Nếu lời nói trực tiếp là một

câu trọn vẹn hay một đoạn thì

trước dấu ngoặc kép thường phải

thêm dấu hai chấm.

Còn dùng dấu ngoặc kép để

đánh đấu những từ ngữ được dùng

với ý nghĩa đặc biệt (tuần 8).

e Lớp 2, 3: Thông qua các bài

tập, HS tự rút ra các công dụng

của dấu gạch nối.

e© Lớp 4: Dấu gạch nối được dùng

để nối các tiếng trong một bộ phận

của từ phiên âm các tên người và

địa Ti nước ngoài (tuần 7).

e Lớp 5: Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp (thường đi

kèm với dấu ngoặc kép), để dẫn

lời mở đầu câu hội thoại (thường

đi kèm với dấu gạch ngang), hoặc

để liệt kế sự việc, giải thích rõ

thêm điều nêu ra trước đó Khi đọc

phải ngắt hơi ở dấu hai chấm (tuần

22).

hơn so với dấu phẩy, ngắn hơn so

với dấu chấm) (tuần 22).

se Lớp 4: Dấu ngoặc kép được

dùng kết hợp với dấu hai chấm để

dẫn lời nói trực tiếp (tuần 14).

e Lớp 3: Dấu gạch nối được dùng

để nối các tiếng trong một bộ phận

của từ nhiên âm tên người và địa lí

nước ngoài (tuần 25).

Tư liệu thống kê ở bằng 3 cho thấy ở bậc tiểu học, chương trình và SGK chỉdừng lại những quy tắc dùng dấu câu chủ yếu nhất chưa để cập đến những cách

dùng phối hợp các dấu câu cách dùng có mục đích tu từ, Cách lựa chọn này

PT

19

Trang 25

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS cũng như phù hợp với dung lượng

chung của môn học.

Ngoài ra chương trình và SGK TNTH 2000 hình thành kiến thức về dấucâu cho HS chủ yếu qua các bài tập thực hành ở các lớp 1, 2, 3 và 5 (riêng khối

4, các bài thực hành được bố trí sau các bài lí thuyết) Còn số lượng bài thực

hành trong chương trình và SGK CCGD có ít hơn, chủ yếu được bố trí sau các

bài lí thuyết và ở các bài ôn tập Ta có thể hình dung diéu này thông qua bằng

Sau:

(x, nội dung chỉ tiết ở các bảng 8 trang 31, bảng 9 wang 31-32, bảng 10 trang 33,

bảng II trang 34, bảng 12 trang 35)

Ở SGK lớp 1, 2, 3 thử nghiệm, không có tiết dạy học lí thuyết vé dấu

câu Nói cách khác tất cả các nội dung dạy học về dấu câu đều được viếtdưới dạng bài tập thực hành Sau mỗi bài tập, HS sẽ tự rút ra quy tắc sử dụng

dấu câu Khi lên lớp 4, HS mới học bài li thuyết có kết hợp thực hành sau

mỗi bài, Ở lớp 5, chủ yếu là các bài ôn tập Còn ở chương trình và SGK

CCGD bế trí cho HS học về các quy tắc dùng dấu câu ngay từ lớp 2 và nângcao, củng cố cho tới lớp 5 (có xen kẽ các bài tập thực hành sau mỗi bài líthuyết) Nếu xét vé mặt nội dung kiến thức thì chương trình và SGK TNTH

2000 cung cấp cho HS về công dụng, cách dùng dấu câu day đủ hơn và chú

trọng tới rèn kĩ nãng nhiều hơn Chẳng hạn: chương trình và SGK CCGD chỉ

dạy cho HS dùng dấu ngoặc kép kết hợp với dấu hai chấm để dẫn lời nói trực

tiếp: trong khi đó chương trình và SGK TNTH 2000 còn dạy cho HS thêm mộtcông dụng nữa là dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ được dùngvới ý nghĩa đặt biệt Cả hai chương trình và SGK đều dạy về công dụng củadấu gạch ngang, tuy nhién chương trình và SGK TNTH 2000 dạy thêm cho

HS dùng dấu gạch ngang để đánh dấu phần chú thích trong câu, còn chươngtrình và SGK CCGD chỉ dừng lại ở công dụng dùng dấu gạch ngang để đánh

20

Trang 26

dấu phẩn mở đầu câu hội thoại trực tiếp Ở chương trình và SGK TNTH

2000, một số dấu như: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, có bài học riêng, cụ

thể, giúp HS nắm đẩy đủ các công dụng của những loại dấu này Ở chương

trình và SGK CCGD, những loại đấu này không có bài riêng mà chỉ được dạykết hợp trong một số bai (Vd; bài "Câu hội thoại - Dấu gạch ngang, dấungoặc kép” (SGK Tiếng Việt lớp 4, tuần 14) nên HS không có nhiều thờigian để luyện tập, thực hành riêng cho từng loại dấu Chương trình và SGK

TNTH 2000 dạy thêm cho học sinh cách dùng dấu gạch ngang để đánh dấu

phần chú thích, còn chương trình và SGK CCGD chỉ dừng lại ở cách dùng dấu

gạch ngang để mở đầu câu hội thoại Bên cạnh đó, ở cả hai chương trình và SGK, dấu gạch nối được day một cách khá sơ lược Điều này cũng dé hiểu,

bởi đây là những loại dấu không dé dùng, lên cấp hai, HS sẽ được học tiếp

về công dụng của hai loại dấu này (Cũng xin mở ngoặc nói thêm ở đây:

Chúng tôi đã có địp phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên sách

Tiếng Việt thử nghiệm các lớp 2, 3, 4,5 và chủ biên phần tiếng Việt các lớpbậc THCS) về việc sắp xếp các nội dung day học dấu câu cho HS tiểu học.

Ông cho biết: Đối với những loại dấu câu khó dùng, như dấu chấm phẩy

chẳng hạn, hoặc đối với những cách dùng có mục đích tu từ lên THCS HS sẽ

H.1 Sự phân bố bài học về quy tắc sử dụng dấu câu

Để hình thành kiến thức và rèn luyện các Ki năng sử dụng đúng dấu câu

cho HS, chương trình và SGK CCGD và TNTH 2000 déu có kiểu bài lí thuyết

để cung cấp cho HS những kiến thức nén tảng về khái niệm, quy tắc, công

dụng của các dấu câu một cách khoa học Với các nội dung và thời lượng cụthể như sau:

21

Trang 27

Bảng 6 : So sánh số bài lí thuyết có để cập đến dấu câu ở hai chương trình và SGK

ŒŒŒDĐ

Dấu câu được học

~~ Dấu câu được học

¢ Dấu hai chấm (tuần 2 trang 23).

« Cách viết tn người, tên địa lí

nước ngoài (có nội dung để cập đến

dấu gạch nối — tun 7 trang 79).

se Dấu ngoặc kép (tuần 8 trang 90).

e Câu hỏi và đấu chấm hỏi (tuần

¢ Dấu chấm (twin 10 trang 75).

« Dấu chấm xuống dong (tuần

trang 33, tuần 22 trang 39).

« Cách viết hoa danh từ riêng

(có nội dung để cập đến dấu

gạch nối trong phẩn cách viết

hoa tên người, tên địa lí nước

ngoài — tuần 25 trang 66).

se Câu kể - đấu chấm (tuần 10

Trang 28

ø Cách nối các vế câu ghép (nội e Câu ghép (nội dung có dé cập

dung có để cập đến dấu phẩy, đến dấu hai chấm, dấu phẩy

-dấu chấm phẩy, -dấu hai chấm ~ tuần 11 trang 132),

tuần 18 trang l4) e Câu ghép không có từ chỉ quan

hệ (có nội dung dé cập đến dấu

phẩy dấu hai chấm dấu chấm

phẩy - tuần 12 trang 133).

ø Câu ghép đẳng lập (nội dung

để cập đến dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu phẩy (tuần 18

trang 102, tuần 19 trang 104)).

s Dấu chấm phẩy và dấu hai chấm (tuần 22 trang 1 10).

sDấu ngoặc đơn (tain 23

trang 113).

ø Ôn tập lí thuyết vé dấu câu(tuân 24, 25, 28)

e Ôn cuối cấp (tuần 30, 31)

Việc hình thành kiến thức ngữ pháp cho HS chia làm 2 giai đoạn với giaiđoan dau là day kiến thức quy tắc ngữ pháp ở lớp 2, 3 (khoảng 10-15

phivbai), và sau đó tiếp tục, nâng cao những kiến thức này ở lớp 4, 5 (có kết

hợp thực hành sau mỗi bài) của chương trình và SGK CCGD phù hợp với tínhchất đồng quy của toàn chương trình HS học theo chương trình và SGK TNTH

2000 được chú trọng rèn Ki năng dùng dấu câu qua các bài tập thực hành Điều này phù hợp với tính chất thực hành và định hướng đổi mới phương pháp giảng

day của toàn chương trình Các bài li thuyết được bố trí ở lớp 4 cũng được xây

dựng theo hướng thực hành Cách bố trí này phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh li của HS Bởi ở lứa tuổi 9-10, HS bước đầu phát triển tư duy logic, HS đã

biết cách tổng hợp kiến thức Các bài lí thuyết này giúp cho HS biết phân tích,

giải thích, tổng hợp kiến thức đồng thời áp dụng những kiến thức này vào thực

tế, thông qua các bài tập sau mỗi bài và các bài ôn tập ở lớp 5

Kết quả thống kê trên còn cho thấy: chương trình và SGK CCGD chưa tập

trung nhiều vào vấn để thực hành, rèn luyện kĩ năng như chương trình và SGK

TNTH 2000 Mặt khác, qua số liệu thống kê trên, ta có thể nói rằng tính “lí thuyết”

của SGK CCGD vẫn lấn lướt tính thực hành và mục đích day hoc ki năng sử dụngtiếng SGK TNTH 2000 đã cố gắng thể hiện mục đích thực hành, mục đích rèn

luyện kĩ năng sử dụng tiếng phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ của HS qua hệthống kiểu bài cũng như tỉ lệ lí thuyết thực hành của toàn bộ chương trình

Trang 29

11.2 Cấu trúc của kiểu bài học cung cấp kiến thức về dấu câu

11.2.1 Ở lớp 2 và 3

Với mục đích xây dựng kiểu bài lí thuyết vé dấu câu phù hợp với đặc điểm

tâm lí, sinh lí của HS khối 2, 3, chương trình và SGK CCGD có cấu trúc bài họckhá đơn giản Cụ thể như sau:

1 Ngữ liệu

2 Nhận xét

3 Ghi nhớ

Xin nêu một ví dụ cụ thể như:

« SGK Tiếng Việt lớp 2, tuần 21, trang 33 day cho HS kiến thức về dấu

chấm cảm qua cấu trúc bài học như sau:

Ni? liêu:

!) Xôn xao mái ngói nhà ting Lang nghe có tiếng hát thâm đất ơi!

2) Mùa xuân xinh đẹp đã về!

Nhận xét: “đất ơi" là hai tiếng để gọi “Mùa xuân xinh đẹp đã về!" là câu

điễn tả niễm vui sưng của mọi người khi mùa xuân đến Cuối các câu trên

đều có dấu chấm cằm.

Ghỉ nhớ: Dấu chấm cảm ghỉ 0 cuối câu điễn tả niềm vui nỗi budn hoặc cuối

các câu kêu gọi.

Trong khi đó, ở chương trình và SGK TNTH 2000 lại dạy các kiến thức về

dấu câu cho HS lớp 1, 2, 3 qua các bài tập thực hành ở các phân môn Chính tả,

Luyện từ và câu, Tập đọc gồm các nội dung: dấu phẩy, hai chấm, chấm, ngoặc

đơn, ngoặc kép, chấm than, chấm hỏi, gạch nối mà tuyệt nhiên không có một

bài nào được trình bày dưới đạng lí thuyết về đấu câu Chẳng hạn:

« Bài “Dấu ngoặc đơn” được bố trí trong phân môn Luyện từ và câu (SGK

Tiếng Việt lớp 2 tập 1, tuần 15) hình thành cho HS kiến thức về dấu ngoặc đơn

qua bài tập 4 trang 125 sau:

Điền dấu ngoặc dom vào chỗ trống:

- Bạn Hamy Giang Lúp trường lúp em hat rất hay.

- Hing học giải Em của Hùng bé Hoa cũng học giỏi.

« Hoặc ở bài Chính tả “Phân biệt la, i/ié” (SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2,

tuân 13) có tích hợp dạy dấu chấm cho học sinh qua bài tập 3 trang 110;

Điện dấu chấm vào chỗ thích hợp:

Chúng tôi vừa di vừa ngắm núi non sau bao năm xa cách Bác đã trở vẻ đây khung cảnh Pde Pé hiện ra như một bức tranh dudi chân Pde Pd nước từ

khe múi chảy ra trong vd.

24

Trang 30

II.2.2 Ở các lớp 4, 5

Khi lên lớp 4 và lớp $5, HS học theo chương trình và SGK CCGD tiếp tụcđược học về dấu câu qua các bài li thuyết ngữ pháp với yêu cầu cao hơn so vớilớp 2 và lớp 3 Do vậy, tên gọi của kiểu bài là: Dạy khái niệm ngữ pháp có kết

hợp thực hành sau mỗi bài HS học theo chương trình và SGK TNTH 2000 học

kiểu bài này ở lớp 4 là chủ yếu Ở lớp 5, HS được học về dấu câu (dấu hai

chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy) tích hợp trong bai lí thuyết "Cách nối các vế

câu ghép” (SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2, thử nghiệm tuần 18, trang 14).

Khi học kiểu bài lí thuyết, HS học ở cả hai chương trình và SGK phải trải qua

các bước hoạt động để có thể tổng hợp hóa, khái quát hóa kiến thức cụ thể như sau:

« HS phải đọc và phân tích yêu cẩu để bài, ngữ liệu cho sin để làm rõdấu hiệu, tìm ra dấu câu cần thiết và công dụng của nó trong ngữ liệu

¢ HS trả lời những câu hỏi mà để bài yêu cẩu để tìm ra dấu cfu và công

dụng của nó, đồng thời HS cũng có thể thiết lập mối quan hệ giữa các dấu hiệu

và chức năng của dấu câu.

« HS tự rút ra những nhận xét vé kí hiệu và công dụng của dấu câu có

trong ngữ liệu đã phân tích.

« HS có nhiệm vụ học thuộc ghỉ nhớ bao gồm những kiến thức nền tảng

về công dụng, kí hiệu của dấu câu dưới dạng quy tắc ngắn gọn, súc tích để có

thể 4p dung làm bài tập nhằm rèn kĩ năng sử dụng đúng các dấu câu đã học

« Cuối cùng, khi đã học được những kiến thức cẩn thiết về dấu câu, HS sẽ

làm bài tập nhằm củng cố kiến thức vừa học, đồng thời rèn luyện kĩ năng dùng

đúng dấu câu Phin này được xếp vào kiểu bài thực hành.

Tính toán đến những điểm trên, các tác giả SGK đã tổ chức cấu trúc kiểu

bài học lí thuyết như sau:

Chương trình CCGD

I Bài học

I, Nhân xét

1 Câu hỏi giao việc A * Ngữ liệu

2 Ngữ liệu * Câu hỏi gợi ý

H Ghi nhớ B * Nhân xét chung

Trang 31

Xin trình bày 2 ví dụ để minh chứng cho điều trên:

® Sách giáo khoa CCGD:

Bài "Dấu chấm phẩy, dấu hai chấm” (SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2, tuần 22,

trang 110) được trình bày như sau:

1 Đất nưtc ta giàu đẹp; nhân dan Việt Nam ta cdn cù.

2 Chiến công kỳ điệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn

$5 ngày đêm.

3 Tôi hỏi nội túi: “Dừa có tự bao giờ?”

Nội nói : "Lae nội còn con gái

Đã thấy bóng dita mát rượi trước san."

(Lê Anh xuân)

* Dấu chấm phấy có nhiệm vụ gi trong câu? (VDI).

* Tit ngữ “55 ngày đêm” đặt sau đấu hai chấm giải thích cho ý nào của câu?

(VD2).

* Dấu hai chấm có nhiệm va gi trong những dong thơ trên” (VD3).

= Đấu chấm phấy (;) dang để ngăn cách các vế câu ghép đẳng lập Khi đọc phải ngắt hoi ở đấu chấm phẩy (VDI )

— Dấu hai chấm (:) được dùng khi:

+ Dẫn lời nói trực tiếp (thường di kèm với dấu ngoặc kép) (VD3) + Đẫn lời mờ đâu câu hội thoại (thường di kèm với dấu gach ngang) Vd:

Ban Hà hải Cúc:

~ Cúc ơi, hôm nay thể mấy?

+ Giải thích cho một điều đã nêu ở trước (VD2)

Đấu hai chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp, để dẫn lời mò đâu câu hội

thoai hoặc để liệt kê sự việc, giải thích rõ thêm điểu nêu ra ở trước đó Khi đọc phải ngắt hơi ở đấu hai chấm.

® Sách giáo khoa TNTH 2000:

Xét về mặt cấu trúc bài dạy - học fi thuyết ngữ pháp và các hoạt động mà

HS phải làm để tìm ra tri thức thì SGK TNTH 2000 cũng giống như SGK CCGD,

chỉ có tên gọi thay đổi cho phù hợp với hướng thực hành Tuy nhiên, cách bố trí

và sắp xếp nội dung kiến thức ở SGK TNTH 2000 khác với SGK CCGD: trong

phần nhận xét, chỉ có câu hỏi giao việc và ngữ liệu, còn phẩn làm việc hoặc

phần nhận xét của HS là do cá nhân HS rút ra từ ngữ liệu Ví dụ bài “Dau hai

chấm” (SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tuần 2, trang 23) được trình bày như sau:

2

Trang 32

I Nhân xé:

Trong các câu van, câu thơ sau đây, đấu hai chấm có tắc dựng gì?

1) Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm xao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cô com

dn, do mặc, ai cũng được học hank.”

(Trường Chính) 2) Tôi xòe cả hai càng ra, bdo Nhà Trò:

~ Em đừng sợ Hay trở về cùng với tôi đây,

(Tô Hoài)

3) Bà thương không muốn ban

Bàn tha vào trong chum

Rồi bà lại đi lam Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quả

nhú-Đấu hai chấm bdo hiệu : bộ phận câu ding sau nó là lời nói của nhân vật

hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trade,

Khi báo hiệu lời nói của nhân vật đấu hai chấm được dùng phối hợp với

ddu ngoặc kép hay dấu gach ngang đầu dòng.

Hl, Luyện tập

Nhân xét:

— Việc đưa ra ngữ liệu, nêu câu hỏi ở phẩn bài học đồng thời trình bay cảphần trả lời cho câu hỏi nêu ra trước đó của SGK CCGD như ví dụ đã nêu trên

chưa tối ưu trong việc dạy - học Nếu thực hiện như vậy, dễ làm mai một sự tự

thân tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu ngữ liệu cho sẵn của HS để trả lời câu hỏi,

hậu quả là HS sẽ gid sách xem phẩn trả lời Diéu này dễ gây cho HS tâm lí tự

mãn, lệ thuộc vào thành quả không phải do mình làm ra, và sao lãng việc học

khi không chú ý đến lời giảng của GV bởi đáp án đã có sẵn trong SGK Việcnày cũng có tác động không nhỏ trong việc hình thành nhân cách ở mỗi HS

Thiết nghĩ, nên xây dựng phan bài học giống như SGK TNTH 2000; trong đó,phẩn nhận xét chỉ bao gồm ngữ liệu và câu hỏi, còn HS có nhiệm vụ tự phân

tích, tổng hợp và khái quát ngữ liệu để tìm ra kiến thức ngữ pháp cần thiết Có như vậy, HS mới có thể nhớ được lâu hơn và sử dụng đúng ngữ pháp tiếng Việt, đặt biệt là dấu câu Về giảng dạy, GV có thể tổ chức, hướng dẫn cho HS cách

nắm quy tắc ngữ pháp.

~ Muốn HS có được khả năng phân tích ngữ liệu để tìm ra dấu hiệu và

công dụng của dấu câu thì câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi giao việc phải thật rõ

ràng, dé hiểu và nêu bật được yêu cầu đặt ra, tránh diễn giải vòng vo, rườm rà

2?

Trang 33

sẽ càng khiến HS khó nắm bắt tron vẹn yêu cầu đặt ra SGK của cả hai chương

trình và đều làm được điều này, Qua câu hỏi, HS sẽ phân tích ngữ liệu để trả lời

câu hỏi, đồng thời tìm ra những kiến thức cần thiết

~ Để đạt được mục đích, yêu cầu của tiết dạy, việc chon lựa, sàng lọc Kĩlưỡng các ngữ liệu để đưa vào bài học chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng

Các ngữ liệu này phải đảm bảo tính chuẩn xác, phải thật điển hình vì chúng tiêu

biểu cho một khối lượng kiến thức cẩn truyền đạt Ngoài ra, các ngữ liệu cũng

can kích thích được trí sáng tao, tự tìm hiểu, tính ham học của HS không những

về nội dung ngữ pháp mà còn về hình thức ngữ pháp

Ngữ liêu được đưa ra trong SGK CCGD thường là những đoạn van, đoạn thơ được trích lược từ các bài tập đọc mà HS đã được học Đôi khi ngữ liệu còn

bị trùng lắp làm giảm sự phong phú và gây sự nhàm chin cho HS Chẳng hạn:

« Bài “Câu hỏi - Dấu chấm hỏi” (SGK Tiếng Việt lớp 4 tập |, tuần 11,

trang 114) có ngữ liệu đưa ra là:

Thắy hỏi:

— Chdu tên là gì?

— Thưa thấy, con là Lu-i Pa-xto @?

— Đã muốn di học chưa hay còn thích chơi?

— Thita thấy, con thích di học a!

(Trích bùi tập đọc “Cậu HS gibi nhất lop", SGK Tiếng Việt 4, tudin 2, trang 5)

Và cũng trong quyển sách trên, đoạn ngữ liệu này lập lại trong bài “Câuhội thoại - Dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép” (tuần 14, trang 121).

Ngữ liệu của SGK TNTH 2000 phong phú, sinh động, không trùng lắp và

phù hợp với chủ điểm của tuần Dưới đây là một vài dẫn chứng minh hoạ:

« Chủ điểm: Khám phá thế giới Phin nhận xét của bài "Câu khiến"

(SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2, tuần 28, trang 108) như sau:

1 Câu in nghiêng dadi đây được dàng lam gi?

Giáng nhìn mẹ, md miệng, bật thành tiếng:

— Me mời sit gid vào đây che con?

2 Cuổi câu in nghiêng có đấu gì?

3 Hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vd Viết lại câu dy.

Lưu ý: Ở ví dụ này câu in nghiêng là câu được gạch dưới.

« Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu Phan ngữ liệu của bài “Câu khiến"

(SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2, tuần 28, trang 108) như sau:

1 Doe các đoụn sau:

a) Thấy tôi sdn đến gan, âng hỏi tôi:

Trang 34

— Cháu con at?

— Thita ông cháu là con ông Thứ.

(Duy Khản)

b) Con cá sấu này, màu da xám nguét như da cây bản, gai lưng mọc chừng 3 đốt ngón tay, trông dé sợ Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khẳng dùng để tấn công - đã bị trúi xếp vào bên mạn xưởn.

(Theo Đoàn Gidi)

2 Tìm những câu có chứa dấu gạch ngung,.

3 Theo em, dấu gạch ngàng có những tắc dụng gì?

Mặt khác, SGK CCGD trình bày còn nặng về cấu trúc hình thức mà chưa

chú ý đúng mức đến nội dung ý nghĩa Chẳng hạn: SGK Tiếng Việt lớp 3 trình

bày về dấu phẩy với phần ghi nhớ như sau: Dấu phẩy được đặt xen kẽ ở trong

câu Một câu có thể có nhiễu dấu phẩy (tuần 15, trang 109) ( ) Khi đọc, gặp dấu

phẩy phải nghỉ hơi (tuần 16, trang 115) Nội dung viết, lúc nào phải dùng dấu

phẩy thì SGK không để cập Lên lớp 5, dấu phẩy chỉ được nhắc lại trong các bài

về câu ghép và bài "Ôn tập các dấu câu" (tuần 24, trang 115): Ddu phẩy đặt ở

giữa câu, tách các bộ phận trong câu, giữa các vế trong câu ghép.

Lé ra, HS đã phải được học những kiến thức nói rõ vé công dụng của dấu

phẩy từ lớp 3 và nâng cao dần lên ở lớp 4 và lớp 5 Nhưng chương trình và SGK

chỉ sắp xếp cho HS học sơ lược ở lớp 3, đến khi lên lớp 5, gần cuối chương trình

lúc ôn tập thi tốt nghiệp HS mới được ôn lại Thêm vào đó, nội dung và thời

lượng dành cho thực hành luyện tập lại quá it (x các bảng 2, bằng 3 trang 16,

bảng 4 trang!7-19, bang 5 trang 20) Những diéu này sẽ dé dẫn đến tình trạngkhó hình thành quy tắc sử dụng dấu câu một cách “bền vững” cho các em

Điều này cũng xảy ra ở chương trình và SGK TNTH 2000, mặc dù HS

không được học về dấu chấm phẩy nhưng trong bài “Cách nối các vế câu ghép”

(SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2, tuần 18, trang 14) có viết:

C6 hai cách nối các vẽ câu trong câu ghép: :

~ Nối hÌng những từ có tác dụng nổi, ví dụ: các quan hệ từ: và, rồi, thi, hay, hoặc

~ Nối trực tiếp (không dàng từ nối): Trong trường hợp này, giữa các vế câu cắn

có đấu phẩy, đấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Nếu chỉ nhắc một lan duy nhất như vậy mà không kèm theo các bài tậpthực hành riêng cho dấu câu này thì việc HS sử dụng sai dấu chấm phẩy là điều không thể tránh khỏi (x chương ba, bảng 16 trang 52, bảng 17 trang 53 (phần

kết quả khảo sát))

Ngoài các hình thức về dấu câu, chương trình và SGK TNTH 2000 còngiảng dạy cho HS biết cách đặt câu hỏi, câu khiến có kết hợp dùng dấu câuđúng với từng kiểu câu, giữ phép lich sự khi yêu cầu, để nghị Ví dụ: bài “Câu

29

Trang 35

khiến”, "Cách đặt câu khiến” và “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cẩu để nghị”(SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2, tuần 28, 29) không những day cho HS nhân diệncâu khiến mục đích nói khi dùng câu khiến, cách viết câu khiến, cách dùng dấu

cầu phù hợp mà còn dạy cho HS: khí yêu câu, để nghị, phải giữ phép lich sự

Muốn cho lời yêu cầu, dé nghị được lịch sự, cần có cách xưng hô phù hợp và thêm

vào trước hoặc sau động từ các từ: làm ơn, giúp, giàm ( ) Những bài học kiểu

này góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện nhân cách của HS Ngoài ra, nócũng góp phan hạn chế tối đa sự nhầm lẫn giữa dạng câu hỏi về những điều

chưa biết với dạng câu hỏi dùng tỏ thái độ (khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu hay mong muốn ) Mặt khác, kiểu biên soạn theo hướng tích hợp còn giúpcho việc giảng dạy của GV và việc học tập của HS thuận lợi về nhiều phươngdiện Chương trình và SGK CCGD chưa để cập đến vấn để này và tính tích hợp

cũng không thấy được thể hiện trong các đơn vị kiến thức cũng như trong các bài

học và trong toàn bộ chương trình.

II So sánh kiểu bài thực hành giữa hai chương trình TNTH 2000

và CCGD

HIL1 Nội dung và thời lượng

Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông là một môn học mang tính chất

thực hành Vì vậy, để rèn luyện Ki nang sử dụng dấu câu cho HS cả hai chương

trình CCGD và TNTH 2000 đều có dạng bài thực hành Tuy nhiên, do chương

trình và SGK TNTH 2000 có thời lượng và nội dung dành cho kiểu bài thực hànhchiếm số lượng nhiều hơn hẳn so với chương trình và SGK CCGD nên thời gian

HS được học và luyện tập về các dấu câu nói chung cũng như từng loại dấu câunói riêng giữa hai chương trình có sự chênh lệch lớn Ta có thể hình dung rõ hơn

về điều này qua các bảng so sánh sau:

30

Trang 36

Bảng 8: So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành

của hai chương trình ở lớp Một

« Dấu chấm, đấu chấm hỏi, dấu hai chấm,

đấu gạch ngang, dấu chấm cảm, dấu phẩy

(4/32, 20/26, 21/40, 6/54, 11/89).

« Dấu hai chấm, dấu chấm cảm (3/29).

se Dấu phẩy (5/41, 6/50, 9/73).

+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi (5/41)

e Dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm

(7/57, 10/84).

« Dấu chấm, đấu phẩy (28/103, 29/1 16).

« Dấu gach nối (10/80, 27/92, 30/121).

« Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép (12/96,

13/105, 13/110, 16/136, 21/34, 22/45).

s Dấu chấm hỏi (11/93).

« Dấu chấm cảm, dấu ngoặc kép (23/61).

ø Dấu hai chấm, dấu gạch ngang (23/56).

* 33/130 nghĩa là tuấn 33 / trang 130.

j1

Trang 37

¢ Dấu chấm, dấu chấm hỏi (2/18).

« Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép (14/1 16).

e Dấu ngoặc đơn (15/125, 16/134).

* Dấu chấm cảm (19/19).

« Dấu chấm (23/39).

« Dấu chấm (17/138, 25/79, 33/144).

« Dấu phẩy (17/141).

* Dấu hai chấm, đấu ngoặc kép (17/143).

« Dấu ngoặc đơn (17/143).

¢ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi

Trang 38

e Dấu hai chấm, dấu gạch

« Dấu chấm, dấu chấm hỏi,

dấu chấm cảm, dấu phẩy,

Trang 39

Bảng 11: So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành

giữa hai chương trình ở lớp Bốn

Qua phân môn

s Dấu chấm ( 10/1 12) ® Dấu hai chấm (2/23-24).

«Dấu chấm hỏi e Dấu gạch nối (7/79-80).

(11/114) se Dấu ngoặc kép (8/91)

sDấu chấm cảm e Dấu chấm hỏi (13/142-143,

(12/116, 13/118) 14/148, 14/155-156, 15/166).

e Dấu gạch ngang, dấu e Dấu chấm (16/177-178).

ngoặc kép (14/121) se Dấu gạch ngang (23/63-65).

sDấu chấm, dấu © Dấu chấm cảm

Trang 40

Bang 12: So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành

giữa hai chương trình ở lớp Năm.

se Dấu gạch ngang (19/138) s Dấu gạch nối

Kết quả thống kê trên cho thấy kiểu bài thực hành ở chương trình và SGK

TNTH 2000 chiếm thời lượng nhiều hơn hẳn — 137 bài tích hợp ở các phân môn:

Chính tả (60 bài), Luyện từ và câu (56 bài), Tập đọc (1 bài), các bài ôn tập và

kiểm tra (20 bài) Trong khi chương trình và SGK CCGD chỉ có 49 bài tích hợp ở

các phân môn: Chính tả (5 bài), Tập đọc (2 bai), và Ngữ pháp (42 bài).

IH.2 Các dang bài tập thường gặp

Cả hai chương trình đều có những dạng bài tập giống nhau, tuy nhiên thờilượng cho mỗi dạng bài tập được phân bố trong hai chương trình và SGK hoàn

toàn khác nhau Cụ thể như sau:

35

Ngày đăng: 12/01/2025, 09:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2: Số bài có để cập đến dấu câu trong hai chương trình - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
ng 2: Số bài có để cập đến dấu câu trong hai chương trình (Trang 21)
Bảng  3: Số bài có để cập đến dấu câu ở các phân môn - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
ng 3: Số bài có để cập đến dấu câu ở các phân môn (Trang 21)
(x, nội dung chỉ tiết ở các bảng 8 trang 31, bảng 9 wang 31-32, bảng 10 trang 33, - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
x nội dung chỉ tiết ở các bảng 8 trang 31, bảng 9 wang 31-32, bảng 10 trang 33, (Trang 25)
Bảng 6 : So sánh số bài lí thuyết có để cập đến dấu câu ở hai chương trình và SGK - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
Bảng 6 So sánh số bài lí thuyết có để cập đến dấu câu ở hai chương trình và SGK (Trang 27)
Bảng  8: So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
ng 8: So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành (Trang 36)
Bảng 11: So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
Bảng 11 So sánh nội dung và thời lượng kiểu bài thực hành (Trang 39)
Bảng 13: Thống kê thời lượng cho mỗi dạng bài tập - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
Bảng 13 Thống kê thời lượng cho mỗi dạng bài tập (Trang 41)
Bảng 17: Kết quả thống kê lỗi sử dụng dấu câu của HS khối 4 - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
Bảng 17 Kết quả thống kê lỗi sử dụng dấu câu của HS khối 4 (Trang 58)
Bảng làm bài, các em khác quan sát và nhận xét. - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Vấn đề dạy và học dấu câu ở bậc tiểu học
Bảng l àm bài, các em khác quan sát và nhận xét (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN