1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Của Sinh Viên Về Một Số Yêu Cầu Đối Với Việc Dạy - Học Môn Tâm Lý Học Tại Các Trường Đại Học Và Cao Đẳng Sư Phạm
Người hướng dẫn TS. Đoàn Văn Diệu
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2001
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 35,08 MB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo có chủ trương đổi mới phương pháp và nâng cao chải lượng giẳng dạy tâm lý học theo hướng khoa học công nghệ, xác định đúng vi trí và vai trò của tâm lý học trong h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA; TÂM LÝ - GIÁO DỤC

a

DU THONG NHAT

ĐÁNH GIA CUA SINH VIÊN VE

MOT SỐ YEU CAU ĐỐI VỚI VIỆC DAY - HỌC

MON TAM LÝ HỌC TẠI CÁC TRUONG ĐẠI HOC

VÀ CAO DANG SƯ PHAM

LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC

CHUYEN NGANH: TAM LY HOC

Người hướng dẫn :T, DOAN VĂN DIEU

GIANG VIÊN TÂM LÝ HOC

TP HỒ CHÍ MINH

Năm: 2001

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: TÂM LÝ — GIÁO DỤC

DƯ THỐNG NHẤT ˆ

LUAN VAN TOT NGHIEP BAI HOC

CHUYEN NGANH: TAM LY HOC

Người hướng dẫn : TS BOAN VAN DIEU

GIANG VIÊN TÂM LÝ HOC

TP HO CHi MINH

Năm 2001

Trang 3

Mục lục

Phần l: MỞ ĐẦU

TrangMÔ "^^ ¬ |

II Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

Ill Đối tượng và khách thể nghiên cứu sar TẾ

IV Giới hạn nghiên cứu của để tài csce.veo 2

V Giả thuyết nghiên cu, oo ccc a

VỊ, Thể (idle nghiÊH GỮU cceaeeeieeriaiadesesoasgeaec lÃ

Phan 2: NỘI DUNG

Chương!: Lich sử nghiên cứu vấn dé 7

Chương 2: Cứ sử lý luận

2.1, Thuật ngữ sử dụng trong để tài 10

2.2 Đặc điểm nội dung môn tim lý mm l5

2.3 Những yêu cầu đối với giảng viên đại hột eer xsts#tăÿi 18

2.4 Những đặc điểm của sinh viên đại học -s-s: 24

3.5 Mối quan hệ day học truyền thống NR 30

2.6 Mối quan hệ day hoc hiện đại - -.-.- ol

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Kết quả đánh giá của sinh viên vé một số yêu cầu

đổi với việc dạy-học mỗn tâm lý -. 43

3,2 Kết quả phân tích tổng quắt các yêu cầu 60

3,3 Kết quả phân tích theo từng yêu cấu - 70

3.4 So sánh kết quả phân tích các yêu cầu icocccv 84

Phẩn3: KẾT LUẬN

Ao ee 92

3 ĐỀ RghÌ coi gu gi tung t0 GGI2GQINGIIGI-ADNGiGGGIRAINGi-digadtj 95

1: Han che cis dé Wicca 95

Phin 4: TAL LIEU THAM KHAO

Phan 5: PHY BINH

- Bing xếp các cầu trong thang do theo thứ bậc

- Bảng thăm dò ý kiến

Trang 4

HẦN!:

Md DAU

I LY DO CHỌN DE TÀI :

Trường sư phạm là trường dao tạo giáo viên và môn Tam lý học được day

như một trong những mén học nghiệp vụ nhằm trang bị cho giáo sinh những hiểu

biét về nghề dạy học, về kỹ năng vận dụng những hiểu biết về ban chất tâm lýngười, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người trong quá trình dạy học

Hiện nay, việc giảng dạy tâm lý học ở các trường cao đẳng và đại học sưphạm đã cố gắng góp phan thực hiện mục tiêu dao tạo nhưng chưa đáp ứng nhu cầu

của xã hội, nhưng việc dạy và việc học con đang phổ biến ở đạng thuyết giảng,

nặng về lý thuyết, trừu tượng, khô khan và nội dung chương trình thiếu tính thựctiền nên chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội

Ngày nay, thái độ của sinh viên đối với mén tim lý học cũng có ảnh hưởng

nhiều đến kết quả của quá trình giảng dạy và học tập

Bộ giáo dục và đào tạo có chủ trương đổi mới phương pháp và nâng cao

chải lượng giẳng dạy tâm lý học theo hướng khoa học công nghệ, xác định đúng vi trí và vai trò của tâm lý học trong hệ thống các môn học ở trường sư phạm, gop

phan thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và quá trình học

tập của sinh viên,

Như vậy, nghiên cứu việc đánh giá của sinh viên về một số yêu cau đổi vớinội dung, giảng viên và học viên của việc dạy học môn tâm lý học hiện nay là canthiết, Do đó, dé tài “Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc day-hoc mon tim lý hoe tại các trường dai học và cao dan ge sư nhạm” được thực hiện,

Trang 5

HH MỤC TIỂU VA NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

1 Mục tiêu nghiên cứu :

Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với nội dung, giảng

viên và học viên trong việc dạy-học môn tâm lý học tại các trường đại học sư

phạm và cao đẳng sư phạm năm học 2000 - 2001

2 Nhiệm vụ nghiên cứu :

Để đạt được những mục tiêu trên, ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau

đây :

- Tim hiểu đánh giá của sinh viên về yêu cầu đối với ý nghĩa nội dung môn

tâm lý.

- Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về yêu cầu đối với phương pháp giảng dạy

của giảng viên môn tâm lý.

- Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về yêu cầu đối với phương pháp học tập

môn tâm lý học của sinh viên.

Ill, ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là việc đánh giá của sinh viên đối với một số yêu cầu

về nôi dung, giảng viên và học viên trong việc dạy — học môn tâm lý học hiện nay,

2 Khách thể nghiên cứu :

Khách thể nghiên cứu là 745 sinh viên ở trường Cao đẳng Sư Phạm Kiên

Giang, Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai và trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh năm học 2000 -2001.

IV GIỚI HAN NGHIÊN CỨU CUA ĐỀ TAI:

Trong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp, để tài này chỉ nghiên cứu các vấn đẻ nội dung môn tâm lý học, phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập môn tâm lý học của sinh viên ở một số lớp thuộc ba khối tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ Ba khối này thuộc ba trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi

tw

Trang 6

Minh, Cao đẳng Sư Phạm Kiên Giang và Cao đẳng Sư Phạm Đồng Nai.Trong khuôn khổ của để tài, tác giả cũng chỉ chọn ngẫu nhiên là 800 sinh viên, phân phối

cho ba khối và ba trường trên,

V GIÁ THUYẾT NGHIÊN CỨU :

Nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ

chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Quá trình phát triển xã hội theo hướng

đổi mới này có tác động đến cách đánh giá giáo dục nói chung và môn học nói

riêng Cách đánh giá của sinh viên vé môn tâm lý học ngày càng mang tính thực

tế, mang tính ứng dụng cao hơn lý thuyết

Như vậy, có thể nói sinh viên đánh giá cao các yêu cầu về tính ứng dụng

của nội dung cũng như phương pháp giảng dạy phát huy hoạt động học tập của

giảng viên và phương pháp học tập tính cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

VI THỂ THỨC NGHIÊN CỨU :

1 Phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong để tài này là:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp phân tích các cơ sở lý luận của quá

Trang 7

2 Dụng cụ nghiên cứu :

Dụng cụ nghiên cứu là phiếu thăm dò ý kiến.

Các bước soạn thảo dụng cụ nghiên cứu (phiếu thăm đò ý kiến đánh giágồm 54 câu), được tiến hành như sau :

- Thăm dò sơ khởi: bốn câu hỏi mở được đưa ra :

1 Bạn suy nghĩ vì về môn tâm lý học?

2 Theo bạn, môn tâm lý học giúp gi cho ban trong đời sống hàng ngày cũng

như trong công tác giảng dạy sau này?

3 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc học tập môn tâm lý học của bạn?

4 Để học tốt môn tâm lý học, theo bạn, cần phải áp dụng những hình thức

hay phương pháp học tập nào?

Cho 40 sinh viên thuộc trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh

- Bang thãm dò ban đầu :

Dựa vào ý kiến trả lời của sinh viên ở bảng thăm dò sơ khởi, kết hợp với cơ

sở lý luận, người nghiên cứu soạn thành một bảng thăm đò ý kiến gồm 58 câu hỏi

36, 37, 38, 39, 40 Những câu này nói vé ý kiến đánh giá của sinh viên đối với

giảng viên môn tâm lý học.

Phản 3 : Gam các câu 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55,

56, 57 58 Những câu này nói về ý kiến đánh giá của sinh viên đối với phương

pháp học môn tâm lý học.

Trang 8

Cách trả lời câu hỏi trong bảng thăm dò được quy định như sau : mỗi câu được đánh giá theo 5 mức độ, tương ứng với mỗi mức độ là một con số theo quy

- 0: Hoàn toàn không cần thiết

Ở giai đoạn này, người nghiên cứu khảo sát thử nghiệm trên 120 sinh viên ở

ba khối thuộc trường Đại hoc Su Phạm thành phố Hồ Chí Minh để loại bỏ những

câu chưa tốt Sau khi thử nghiệm và loại bỏ những câu chưa tốt, bảng thăm dò

chính thức còn lại 54 câu,

- Bảng thăm dò chính thúc:

Hệ thống các câu hỏi ở bang thăm dò chính thức gồm 54 câu để đo đánh giá

của sinh viên về một sé yêu cầu đối với việc dạy-học môn tâm lý học ở các mặt:

phương pháp giảng day, ý nghĩa môn hoc, phương pháp học tập, trau dồi nghiệp vụ

sư phạm, tính thực tiễn của môn học và những yêu cầu khác Việc phân ra thành

các mặt này được thực hiện bằng phương pháp phân tích yếu tố Sau đây là kết quả

w Tính thực tiễn của môn học gồm các cầu: 1, 2, 3, 5, 6, 8, 11, 20.

6 Những yêu cầu khác gồm các câu: 28, 45, 46, 47.

Trang 9

3 Cách thu thập số liệu :

Để đảm bảo tính trung thực, khách quan của các câu trả lời trong phiếu thăm

dò ý kiến, trước khi phát phiếu cho sinh viên làm, người nghiên cứu thông báo,

hướng dẫn cụ thể cách trả lời cho đối tượng biết mục đích của nghiên cứu không

nhằm đánh giá một ai mà chỉ quan tâm đến ý kiến chung thu được Sinh viên trả lời

cũng không cẩn ghi tên mình vào phiếu thăm dò ý kiến để sinh viên có tâm thế

thoải mái khi trả lời câu hỏi Việc thu phiếu được tiến hành ngay trong giờ học và

phiếu thăm dò được thu lại ngay sau khi thực hiện xong.

4 Cách xử lý số liệu :

Loai bỏ những bảng thăm dò trả lời không đúng quy cách, ta có được bảng

Khối tự nhiên Khốixãhội | Khối ngoại ngữ | Tổng

cộng

số liệu sau:

Trường >

ĐHSP TP.HCM

- Tháng 12 - 2000 : Soạn dé cương nghiên cứu

- Tháng | - 2001 : Soạn câu hỏi mở tiến hành thăm dò,

- Tháng 2 - 2001 : Xây dựng câu hỏi kín, thu số liệu, xử lý số liệu.

- Tháng 3.4 - 2001 : Tổng hợp, viết để tài, hoàn chỉnh dé tài và in ấn

- Tháng 5 - 2001 : Đệ trình để tài - bảo vệ luận văn

Trang 10

PHAN 2: NOI DUNG

LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CUU

Tâm lý học nảy sinh và phát triển theo yêu cầu của cuộc sống con người,

tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế Sự phát triển của khoa học tâm lý gắn liền với đà

tiến bộ chung của trình độ văn hóa, tư duy khoa học, thành tựu kỹ thuật của loài

người nói chung và của dân tộc nói riêng Ở nước ta, tâm lý học ban đầu xuất hiện

với tính cách là một môn học trong trường trung học chuyên khoa (ưường cấp IL

ngày nay) và trường cao đẳng sư phạm Chương trình và sách giáo khoa tâm lý học

dùng trong các trường lớp đó đặt trên cơ sở nhị nguyên luận, duy tâm, nội quan,

Sự ra đời và phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam có liên quan với lịch

sử xây dựng và phát triển của tâm lý học thế giới đặc biệt là tâm lý học Mac - xit

đã được xây dựng và phát triển ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác Tâm

lý học ở Việt Nam với tính cách là một bộ phận của nền khoa học dân tộc phục vu

đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm mở đấu bằng thắng lợi vinh

quang cuộc cách mạng tháng 8 nim 1945 Cùng với việc thành lập Trường Đại học

Su Pham Hà Nội (1958), tổ tâm lý học đầu tiên ở nước ta đặt trong trường này ra

đời, một số cán bộ được phân công học tập và giảng dạy tâm lý học và giáo dục

học Để xây dựng được chương trình và giáo trình tâm lý học, các cán bộ này ngay

từ đầu đã tập trung nghiên cứu các tài liệu và sách giáo khoa trong lĩnh vực này của Liên Xô Một số thành tựu của tâm lý học Mac - xit mà tâm lý học Liên xô là

đại biểu lan đầu tiên được giới thiệu trong một cuốn sách giáo khoa bằng Tiếng,

Trang 11

viên được chính phủ gởi di học ở nước ngoài có sinh viên đi Liên Xô học tâm lý học và giáo dục ở trường đại học sư phạm Matxcơva mang tên V 1 Lê Nin và

trường đại học tổng hợp Matxcdva mang tên M I, Lômônoxôp Trong số các giáo

sư trực tiếp đào tạo cán bộ tâm lý học cho Việt nam có các nhà tâm lý học Liên

Xô nổi tiếng thế giới - những người đã từng xây dựng nền tâm lý học mac - xit từ

khi còn trứng nước, như các giáo sư Coocnhilôp, Lê ônchiep, Luria, Gganpé

-rin, En-cô-nhin, Xa-ca-cop, Lê-vi-top.

Tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, trong hai năm 1959 - 1960, đã tổ chức

học một lớp học tâm lý, giáo duc học do giáo sư P.I Xa-ma-u-côp và phó giáo sư (bây giờ là giáo sư) P A Pơ-ra-xet-xki giảng dạy Đó là những chuyên gia tâm lý

học và giáo dục học đầu tiên sang nước ta, trực tiếp giới thiệu cho các bộ giảng dạy

nước ta nền tâm lý học và giáo dục học xã hội chủ nghĩa, tập dượt cho các cán bộ

phương pháp nghiên cứu hai khoa hoc này Có thể coi đó là những viên gach đầu

tiên của nền tâm lý học - một ngành khoa học rất mới lạ ở Việt nam Sự hợp tác

giữa các nhà tâm lý học Việt Nam với các nhà tâm lý học các nước xã hội chủ

nghĩa khá đặc biệt là với các nhà tâm lý học xô viết, ngày càng được mở rộng.

Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về sự hình thành và vận hành các quá trình vàtrạng thái tâm lý bằng hoạt động của con người, đem hiểu biết về quy luật và tínhquy luật của sự hình thành và vận hành ấy vào tất cả các lĩnh vực công tác thựctiễn có liên quan đến “yếu tố người" Tâm lý học không phải chỉ là một bộ phậncủa khoa học giáo dục, mà là khoa học nằm trong hệ thống các khoa học về con

người Vì vay, trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là giai đoạn

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, hoạt động giảng dạy và hoạt tập

môn tâm lý học phải thực sự gắn bó với xã hội Học là để có tri thức khoa học và

học để có thể dem tri thức ấy ra tiến hành một hoạt động lao động cụ thể nào đó

mà xã hội yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng day: không lý thuyết suông, học phải di đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn.

Trang 12

Lý luận dạy hoc đã chỉ rõ : Dạy học là quá trình hoạt động song phương giữa

thẩy và trò Thấy giáo là chủ thé của hoạt động dạy còn sinh viên làm chủ thể hoạt

động học luôn luôn tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nhằm trang

bị trị thức, rèn luyện kỹ năng, trao đổi kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển nhân cách

sinh viên Tuy nhiên trong quá trình phát triển của xã hội loài người, vai trò, vi trí

và mối quan hệ giữa thay và trò cũng được nhìn nhận đánh giá với nhiều quan

điểm khác nhau

Dạy học truyền thống là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở thấy giáo lànhân vật trung tâm Thấy giáo là người tổ chức, điều khiển và quyết định toàn bộ

chất lượng quá trình dạy học Trong quan hệ đó, thay giáo với chức năng làm nhịp

cầu nối liền với thế hệ wé với nền văn minh, văn hoá của nhân loại Thầy giáo

giảng giải, thuyết trình, sinh viên ghi nhận, tiếp thu, chuyển hoá thành phẩm chất,

năng lực, nhân cách chính mình Ngày nay trình độ khoa học, kỹ thuật xã hội phát

triển nhanh như vũ bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nên dạy học không thể nhằm

mục đích trang bị, tích góp tri thức cho sinh viên mà phải được nhìn nhận, đánh giá

một cách mới hơn nhằm khai thác tính tích cực, chủ động của sinh viên theo hướng

biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Quá trình nhận thức, sự hiểu biết của con người có bản chất là hoạt động.

Bang lao động học tập, giao tiếp mà mỗi người chuyển dan hệ thống wi thức, kinh

nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của thế hệ cha ông vào não tạo nên cuộc sống tâm hồn

của chính mình Để nang cao trình độ trí tuệ, rèn luyện tay nghề cho sinh viên

không còn con đường nào khác là chính bản thân học phải tích cực, chủ động họctập, tiếp thu, lĩnh hội Trong quá trình day học này, thầy giáo có vị trí cao cả là sứ

giả là cầu nối là người chuyển giao những tinh hoa của nhân loại cho thế hệ nối

tiếp Sinh viên là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học là chủ thể của hoạtđộng học để phát triển chính bản thân (17) Sự tự giác, năng động học tập của sinh

viên diễn ra đưới sự tổ chức, hướng dẫn của người thay .

Trang 13

nghĩa tương đương với từ “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp và

“CTY 'EHT" trong tiếng Nga để chỉ những người theo học ở bậc đại học.

2.1.2 Yêu cầu :

Yêu cẩu là những đòi hỏi cẨn phải đáp ứng, phải đạt được, | 59 ]

2.1.3 Sư phạm tương tác :

Từ "Sư phạm” có nguồn gốc xuất phát từ một danh từ và một động từ trong

tiếng Hy lạp có nghĩa là "hướng dẫn một đứa trẻ " Nguồn gốc của từ chỉ ra rằng có

sự tham gia của hai nhân vật : người hướng dẫn và người được hướng dẫn Ngày

nay, người ta đồng hoá chúng một cách hoàn toàn ngẩu nhiên vào người dạy và

người học Vì rằng người dạy và người học phát triên với những tính cách cá nhân

trong một môi trương rất cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ, nên môi trường

trở thành một tác nhân tham gia tất yếu Phương pháp sư phạm tương tác là phương

pháp sư phạm quan tâm đên tác nhân : người dạy, người học, và môi trường.

2.1.4 Đánh giá :

a Thế nào là đánh giá :

“Banh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách có

hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng huấn về phía học

sinh” 54, 16].

"Đánh giá là việc phán đoán về một giá trị của các ý tưởng của tác phẩm,

của cách giải quyết, của phương pháp của tài liệu Nó bao gồm việc sử dụng các

10

Trang 14

tiều chuẩn cũng như các mẫu để đánh giá, ở phạm vi tính chính xác, hiệu quả kinh

tế hoặc thỏa đáng” |4, 278].

"Đánh giá được hiểu như là sự mô tả, phân tích, được cán bộ trong cơ sở

giáo dục dai học tiến hành để kiểm tra những điều kiện, mục tiêu quá trình và kết quả đã đạt được : Chủ yếu để chuẩn bị một báo cáo cho đoàn thẩm định hay đánh

giá đồng nghiệp” [39, 157].

“Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, mà những thông tin này được sử

dụng nhằm đi tới những phán đoán, xác định về mặt giá trị (số lượng và đặc biệt làchất lượng) từ đó làm cơ sở cho việc ra quyết định có liên quan” [10, 61).

“Banh giá là xem xét mức độ phù hợp giữa một tập hợp thông tin có giá trị,

thích hợp và đáng tin cậy và một tập hợp các tiêu chí có giá trị, thích hợp đáng tin

cậy phù với mục tiêu để ra để so sánh, đánh giá nhằm đưa ra một quyết định”

{10, 61].

"Đánh giá, trong bối cảnh giáo dục, có thể định nghĩa như một quá trìnhđược tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của học sinh về các mục

tiêu của đào tạo Nó có thể bao gồm những sự mô tả (liệt kê) vé mặt định tính hay

định lượng những hành vi (hoạt động) của người hoc cùng với những sự nhận xét,

đánh giá những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt được về mặt hành vi

Đánh giá có ý nghĩa như là sự phán xét tổng kết hàm chứa cả mặt hiệu quả,

hiệu xuất lẫn hiệu năng của công việc.

Trong giáo dục, đánh giá được xem là nhiệm vụ căn bản của nhà giáo dục.

Đó là một trong bốn nhiệm vu căn bản trong việc soạn thảo chương trình hoc hoặc

Trang 15

vạch kế hoạch giảng dạy Dưa trên giả định, giáo dục là một quá trình làm thay đổi

kiểu loại hành vi của nhân loại, người ta cho rằng : đánh giá là quá trình xác định

tính hiệu quả của khoá học hoặc chương trình học trong việc thực hiện mục tiêu

giáo dục Theo quan điểm này, đánh giá là mat trọn vẹn của việc soạn thảo chương

trình học và giảng dạy Điều này được minh họa trong hình dưới đây, †ao ra mối

quan hệ hỗ tương giữa các yếu tố chính trong một chương trình giáo dục được

hoạch định tốt mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu giáo dục

Nội dung học tập Phương pháp đánh giá

Hình vẽ cho thấy mục tiêu được coi là cơ sở để soạn thảo cả nội dung học

tập lẫn phương pháp đánh giá Đến lược nội dung học tập và phương pháp đánh giá

làm rõ mục tiêu Hơn nữa, các hoàn cảnh được dùng để giảng dạy tạo ra sự so sánhcho việc đánh giá Vì thế các phương pháp đánh giá đưa ra bằng chứng về tính hiệu

qua của nội dung học tập và cuối cùng việc đạt được chính các mục tiêu học tập.

Qua những phân tích trên, để tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ

đánh giá của sinh viên đối với nội dung, giảng viên và học viên trong việc day học

môn tâm lý học.

b Phân loại đánh giá giáo dục :

Tùy theo mỗi quan điểm, mỗi mục đích khác nhau khi sử dụng đánh giá, cónhiều loại đánh giá trong giáo dục như đánh giá nhân cách người học, đánh giá laođộng, đánh giá kết quả học tập của người học, người dạy và đánh giá tổ chức giáodục các cấp.

Trang 16

* Căn cứ vào đối tượng đánh giá, ta có thể có các loại đánh giá sau:

- Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia : loại đánh giá nay được tiếnhành ở các mật : hiệu quả giáo dục trong mối quan hệ với mức độ dau tư và các

nguồn đầu tư cho giáo dục, đánh giá kết quả của một cuộc cải cách giáo dục về hệ

thống mục tiều, nội dung, phương pháp đào tạo Đây là công việc của Nhà nước,

của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Đánh giá đơn vị giáo đục : loại đánh giá này do các cơ quan quản lý, chỉ

đạo, thanh tra giáo dục các cấp tiến hành đối với một sở, một phòng giáo dục và

đào tạo hay một trường học nào đó Công việc thường là đánh giá công tác cả: tiến

quản lý chỉ đạo, quản lý chất lượng, hiệu quả giáo dục Để thúc đẩy phong trào

giáo dục thì việc đánh giá các sáng kiến, cải tiến và kinh nghiệm của các trường

tiên tiến rất có ý nghĩa.

- Đánh giá giáo viên : thông thường là đánh giá vé mặt trình độ chính trị,

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả học tập bồi dưỡng của một giáo viên hay

tập thể giáo viên.

- Đánh giá người học là đánh giá vé trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và

thái độ, nhân cách của người học tập thể trong một bài học, môn học, khóa học hay

năm học Ngoài ra việc đánh giá người học còn đánh giá vé mặt phương pháp, cách

thức làm việc của họ nhất là đối với sinh viên đại học.

- Đánh giả chương trình đào tạo Loại đánh giá này được tiến hành nhằm

mục đích cải tiến và công khai mức độ phù hợp của chương trình với yêu cầu của

thị trường lao động.

* Căn cử vào tác dụng của đánh giá giáo dục :

Người ta phân thành các loại đánh giá sau :

- Đánh giá khởi sự : Đây là loại đánh giá về các thành tích ban đầu của sinh

viên trước khi tiến hành công tác giảng dạy hay giáo dục mới Loại đánh giá này

đòi hỏi phải trả lời các câu hỏi sau :

13

Trang 17

+ Học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng can thiết để có thể tiếp thu nội

dung giáng day mới hay chưa.

+ Họ đã đạt các mục tiêu giảng huấn dự tính đến mức độ nào rồi.

- Đánh giá chuẩn đoán : Loại đánh giá nay được tiến hành ở đối tượng chuẩn

bị tham gia vào khóa học mới, chương trình học mới hay trước khi người day truyền

thụ vấn để mới quan trọng nào đó Mục đích của loại đánh giá này là chuẩn đoán

những khó khăn của học sinh wong việc học tập, phát hiện ra những nguyên nhân

căn bản của các khó khăn ấy nhằm dé ra các biện pháp khắc phục

- Đánh giá hình thành : đánh giá hình thành là đánh giá dựa trên cơ sở hình

thành khả năng học tập và tạo ra động lực phát triển người học Có tài liệu gọi đây

là đánh giá từng phần và cho rằng đây là loại đánh giá được tiến hành nhiều lin

trong giảng dạy nhằm cung cấp thông tin ngược kip thời để người day, người học có

cơ xở diéu chỉnh hoạt động day và học của mình trong từng giai đoạn cần thiết.

Điều này có tác dụng góp phần tăng cường cho kế hoạch phát triển của người học

và nó làm cho xu hướng của người học có thể thống nhất với nhu cầu phát triển của

xã hoi.

Nói cách khác, đánh giá hình thành là đánh giá từng bước vào các giai đoạn

học tập để cung cấp các số liệu chứng minh mặt mạnh, mặt yếu của chương trình

cũng như mục tiêu dạy học Từ đó, tạo điều kiện cho người học đi đến những quyết

định phải làm gì cho phù hợp với chương trình học.

- Đánh giá tổng kết : đánh giá tổng kết là loại đánh giá dùng để xác định giá

trị sản phẩm cùng một lúc với sự hoàn chỉnh sản phẩm, tức là được tiến hành vào

cuối một chu trình hay một kế hoạch sản xuất Người ta gọi đây là đánh giá vĩ mô Trong nhà trường đánh giá này được tiến hành khi kết thúc môn học, khóa học hay

năm học.

* Can cứ vào thành phần tham dự, vào thành phân đánh gid, người ta có thể

chia đánh giá thành hai loại.

Trang 18

- Đảnh giá bên trong: \oai đánh giá này được tiến hành nhằm kiểm tra, nhận

xét đánh gia các điểm chuẩn bên trong như khả năng ước định xác xuất chính xác

tổng quát trong việc tường trình các sự kiện hay mức độ chính tác của sự trình bày

của tải liệu, dẫn chứng

Mục đích của đánh giá bên trong là giúp người đánh giá có những nhận định

rõ ràng về nội dung, phương pháp của chương trình dạy có phù hợp với yêu cầu

thực tế của xã hội hay không để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm điều chỉnh lạinhững thiếu sót, hay những phần cần thiết

- Đánh giả bên ngoài: loại đánh giá này được thực hiện nhằm đánh giá các

tiều chuẩn như kết quả công việc, những kỹ thuật, những diéu lệ hay những chuẩn của công việc đã để ra có thoả mãn hay chưa bởi các tổ chức chuyên trách Mục

đích của loại đánh giá này là nhằm phân loại đánh giá này là nhằm phân loại một

công việc về phương diện các kết quả đạt được Nó được tiến hành đánh giá để

xem xét các phương tiện được dùng có phù hợp với kết qủa hay không qua tính

hiệu quả, tính kinh tế và tính lợi ích.

Trong khuôn khổ để tài này, tác giả chỉ chú trọng đến đánh giá về một số yêu cầu đối với nội dụng giảng viên và học viên trong quá trình dạy học Cụ thể là

tìm hiểu mức độ yêu cẩu của chính sinh viên về nội dung, phương pháp giảng dạy

và phương pháp học tập môn tâm lý học.

2.2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG MÔN TÂM LÝ :

2.2.1 Đặc điểm nội dung môn tâm lý học:

Trong việc giảng dạy tâm lý học, việc tìm tòi và nắm bắt đặc điểm nội dung

môn tâm lý là rất cẩn thiết

- Như chúng ta đã biết, tâm lý học là khoa học tổng hợp mang nhiều sắc thái

của khoa học xã hội và triết học nhưng thực ra lại dựa trên cơ sở nhiều ngành khoa học tự nhiên Muốn giảng dạy tốt môn tâm lý học cần phải nấm vững các nguyên

lý của chủ nghĩa đuy vật lịch sử, các quy luật tổng quát của xã hội học Bên cạnh

15

Trang 19

đó, cin phải nắm vững các quy luật phát triển của thế giới động vật, các quy luật

củu sinh lý học đại cương và đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao.

« Tinh tự nhiên của tâm lý học dựa trên cơ sở sinh học, bị chi phối bởi các

quy luật của tự nhiên với những đòi hỏi rất chặt chẽ, những thực nghiệm được lập

lại một cách chính xác.

@ Tinh xã hội của môn tâm lý học thể hiện ở chổ chịu sự chỉ phối bởi đời

sống xã hội, bởi các mối quan hệ xã hội, bởi các hiện tượng xã hội Độ chính xác

của tâm lý học trong nhiều trường hợp không thể tuyệt đối.

- Tâm lý học đang dẫn ud thành một khoa học thực nghiệm hoàn chỉnh Do

đó nó đòi hỏi người day phải có con mất quan sát tinh tế, tâm hồn dễ thông cảm

của người làm khoa học nhân văn lẫn óc thực nghiệm, năng lực tính toán cụ thể, tử

mi của người làm khoa học tự nhiên cũng như năng lực khái quát hóa các vấn để

mang tính trừu tượng của toán học và triết học.

- Tâm lý học là một bộ môn khoa học mang tính thể nghiệm cao Người học

có thể ứng dụng vào mình, cảm nhận ở bản thân mình và vì thế tính thực tiễn của

tâm lý học cũng rất cao Nếu được day tốt và học tốt, sinh viên có thể vận dụng

trực tiếp vào bản thân mình, vận dụng vào trong thực tế cuộc sống và trong thực

tiễn dạy học và giáo dục Do đó, việc giảng dạy tâm lý học phải hết sức thực tiễn,

phải gắn liền với thực tiễn

- Các hiện tượng tâm lý hết sức phức tạp, phong phú và đa dạng Vì vậy,

việc giảng dạy tâm lý học phải đảm bảo hai yêu câu hết sức quan trọng là :

@ Cụ thể, rõ ràng để sinh viên có thể hiểu được, thấy được trong thực tiễn.

¢ Dạy một cách tổng quát nhất, cung cấp tri thức khái quát nhất để sinh viên

có thể vận dụng vào các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau

Tâm lý học là một môn khoa học do đó là nội dung của môn tâm lý học

mang tính khoa học và hiện đại.

|6

Trang 20

*Tính khoa học

Tính khoa học thể hiện ở mức độ chính xác, chặt chẽ của tri thức, nghĩa là

phải phù hợp với thế giới khách quan Nội dung càng mang tính khoa học bao

nhiều, càng sâu rộng bao nhiêu, càng gắn bó với cuộc sống thực tế bao nhiêu thì nó

càng có tính tác động sâu sắc, hấp dẫn đối với người học bấy nhiêu

* Tính hiện đại:

Tính hiện đại thể hiện ở việc nội dung phải dạy học phải mang những quanđiểm mới, lý thuyết mới, phương pháp mới phù hợp với mục tiêu đào tạo cũng như

những yêu cẩu của thực tiễn cuộc sống Đưa các thành tựu tâm lý học hiện đại đã

được thực tế cuộc sống chấp nhận vào chương trình

2.2.2 Mục đích, yêu cầu của việc dạy học tâm lý học hiện nay :

* Mục đích :

- Việc giảng dạy tâm lý ở các trường đại học và cao đẳng sư phạm, phải đạt

it nhất ba mục tiêu:

e Cung cấp những tri thức, những khái niệm cơ bản, đại cương về đời sống

tâm lý người và phải làm cho sinh viên tích cực, chủ động học tập, nấm vững trì

- Ngoài ra còn trang bị cho sinh viên những quy luật về hoạt động dạy học

và hoạt động giáo dục để giúp cho sinh viên vừa có khả năng hiểu biết về hoạt

động của chính mình trong sự nghiệp giáo dục.

* Yêu cầu của việc dạy học tâm lý học :

- Trang bị cho sinh viên những tri thức của tâm lý học đại cương - trí thức

tổng quát nhất về đời sống tâm lý người

17

Trang 21

- Việc trang bị tri thức phải mang tính thực tiễn (làm sao cho người học được

tâm lý ấy trong thực tiễn, vân dung chúng trong thực tiên )

- Giúp cho sinh viên có thể vận dụng kiến thức tâm lý học trong việc giáo

dục con người cũng như trong các hoạt động đặc biệt của từng ngành.

2.3 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC:

2.3.1 Tri thức và tầm hiểu biết của giảng viên:

Người giảng viên phải có tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng Chính yếu tố

này sé đem lại niém tin cho người học đối với những gì người dạy thực hiện Người

day có trình độ học vấn toàn diện, có tam hiểu biết vừa rộng, vừa chắc sẽ dé dang

trình bày tài liệu một cách tư tin, mạch lạc và phong phú Kiến thức trao cho người học bảo đảm được chính xác, sâu sắc và đa dạng, giúp cho người học nhận thức

được vấn để một cách sâu rộng hơn Do đó, “muốn mở ra và cho học sinh những

kho tang kiến thức của nhân loại, nguời thay giáo phải đi vào biển cả của ánh

sáng không được chút nào rời bỏ những tia mặt trời kiến thức rực sáng, không bao

giờ được tách khỏi việc rèn luyện trí thông minh của mình” (2 - 100]

Người dạy phải là kho ti thức đáng tin cậy nhất để người học có được chỗ

dựa, có cơ sở để so sánh, đối chiếu và khẳng định trí thức của mình Có như vậy,

người học mới tin tưởng vào những gì mà mình tiếp nhận được cũng như háo hức

muốn khám phá, tìm hiểu thêm những điều mà mình chưa biết.

Tuy nhiên, việc có ui thức uyên thâm vẫn chưa đủ, người giảng viên cắn có

năng lực sư phạm.

2.3.2 Năng lực sư phạm:

Đối với một giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình phải có

những năng lực chung và năng lực chuyên môn Những đặc điểm của năng lực sư

phạm do tính chất phong phú và nhiều mặt của hoạt động dạy học qui định nên

Nang lực sư phạm là một phức hợp những phẩm chất của cá nhân, trong đó một số

phẩm chất được gọi là năng lực

18

Trang 22

Những năng lực sư phạm của người giáo viên gồm:

- Năng lực hiểu học sinh: dé dàng nấm vững các đặc điểm tâm lý, tính cách

của các em, xác định đúng trình độ tri thức, niềm tin và những phẩm chất đạo đức

Ở các em.

- Nang lực truyền dat tài liệu học tập cho trẻ một cách dé hiểu để các em dé

nắm được và dé ghi nhớ tài liệu đó

- Năng lực thu hút học sinh; truyền nhiệt tình cho các em, cuốn hút và kíchthích cho các em có những cảm xúc thích hợp.

- Năng lực thuyết phục mọi người, có ảnh hưởng giáo dục tốt đối với họ

(bằng lời nói và việc làm, bằng tấm gương của bản thân)

- Năng lực tổ chức, bao gồm kỹ năng lãnh đạo tập thể, duy trì kỷ luật, hướng

din đúng din việc học tập và lao động của trẻ, phân phối hợp lý công việc và thờigian học tập, khéo léo lập kế hoạch cho việc học tập và sản xuất của học sinh

- Biết đối xử khéo léo sư phạm và yêu cấu cao cũng như đối xử cá biệt đốivới các em,

- Năng lực thấy trước kết quả công tác của mình cũng như những sai lắm và

những khó khăn có thể xảy ra, hoặc định ra được theo A X Macarenko, những

phẩm chất và ti thức của học sinh mình

- Nang lực sắng tạo trong công tác day học cũng như trong công tác giáo dục.

- Năng lực không chỉ kịp thời và nhanh chóng định hướng trong hoàn cảnh

mà còn phản ứng lại một sự kiện nào đó trong tập thể bằng một phương pháp tác

động thích hợp và hợp lý

- Năng lực dựa trên cơ sở hứng thú với bộ môn mình giảng dạy tao khả năng

nấm vững và tương đối dễ dàng tái hiện kịp thời tài liệu giảng dạy ( tâm lý học gọi khả năng này là sự sẵn sàng của trí nhớ); ngoài ra biết tư duy một cách rõ rang và

THU =i

Ta ator Cpt tee: Sw hor

¬ L ^

9————— — ®

Trang 23

đúng đắn không phải chỉ về mặt lý thuyết của tri thức được truyền đạt mà cả về

mặt liên hệ các tri thức đó với đời sống và thực hành chúng.

Những năng lực sư phạm cơ bản này gắn bó chặt chẽ với nhau để tạo nên

năng lực tổng hip của một giáo viên day tốt

Ngoài tri thức, tầm hiểu biết và năng lực sự phạm, để trình bày tài liệu học

tập được hấp dẫn, thu hút người học cũng như hợp với khả năng nhận thức của

người học, người dạy phải có phương pháp dạy học nhất định.

2.3.3 Sự hiểu biết về phương pháp dạy học:

Để xác định phương pháp dạy học ở đại học, giảng viên cần căn cứ vào mục

đích, nhiệm vụ và bản chất của quá trình dạy học mà sử dụng phương pháp cho phù

hợp, có hiệu quả.

Trong quá trình day học, khi sử dụng các phương pháp dạy học, người day

cần thực hiện theo các yêu cau sau:

- Người dạy phải sử dụng phương pháp gắn lién với ngành nghề đào tạo ở

trường đại học Điều này đòi hỏi người dạy ngoài việc trang bj tri thức khoa học còn cần phải chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học

( sinh viên).

- Phương pháp day học của người thay giáo phải gắn liền với thực tiền xã

hội, thực tiễn cuộc sống và khoa học công nghệ, Trong quá trình giảng dạy, người

thay giáo phải luôn bám sát yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội và sự phát triển khoa học công nghệ để kịp thời đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

- Người thay giáo phải sử dụng phương pháp giảng dạy của mình làm sao

ngày càng tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, phải chú ý trình bày các

quan điểm khác nhau, các học thuyết khác nhau vé một vấn để nào đó để bồi

dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Trang 24

- Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải phát huy tính tích cực, độc

lập, sáng tạo của sinh viên, Quá trình nhận thức và học tập của sinh viên là quá

trình nhận thức có tính chất nghiên cứu Do đó, nó đòi hỏi người thay giáo phải tôn

trọng ý kiến sinh viên; tổ chức, điều khiển sinh viên tích cực tham gia hoạt động

học tập, nghiên cứu khoa học.

- Giáo viên phải sử dụng các phương pháp day học một cách linh hoạt, sáng

tạo sao cho phù hợp với đặc điểm bộ môn và với đối tượng sinh viên

- Cần sử dụng các trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại nhằm đạt

hiệu quả tối ưu trong dạy học.

Trong quá trình dạy hoc, giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phối hợp các

phương pháp dạy học nhằm giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao.

Trong bất kỳ công việc nào, muốn tiến bộ trong nghề nghiệp, người đó phải tự bồi

dưỡng cho bản thân mình Người thay giáo cũng vậy, cũng tự bồi dưỡng cho bản

thân mình về nhiều mặt

2.3.4 Tự bồi đưỡng cho bản thân về nhiều mặt :

Người giáo viên hiện nay đang đứng trước những yêu cầu mới và diéu kiện

mới Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với hiện tượng * bùng nổ

thông tin” trong lĩnh vực trí thức khoa học đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn

học tập và Gm cách giảng day cho học sinh những cái mới.

Có nhiều loại nghề chỉ cdn có lòng say mê thực sự đối với công việc, và có kiến thức đẩy đủ về công việc là có thể lao động một cách có kết quả trong phạm

vi những nghề nghiệp đó Nhưng nghề sư phạm lai không như vậy Nghé này đòi

hỏi người thẩy giáo ngoài việc nắm vững bộ môn mình đang day cẩn có ý thức

thường xuyên tự học tập tự nghiên cứu thì mới hoàn thành được nhiệm vụ được

giao.

Trong bối cánh xã hội đang bước vào nên văn minh trí tuệ, người giáo viên

còn có nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn học sinh biết thu thập và xử lý thông tin.

Trang 25

Do đó, giáo viên không phải là người dạy một môn học nhất định, mà còn là người

bồi dưỡng cho thế hệ đang lớn, là người có tẩm phát triển rộng cdi những hứng thú

và thiên hướng khác nhau.

Làm giáo viên một mặt là cống hiến, mặt khác họ như thứ bọt biển thấm

vào mình, cuốn theo mình mọi tỉnh hoa của dân tộc của cuộc sống và khoa học và

họ lai cống hiến tinh hoa này cho trẻ Muốn trở thành một giáo viên chân chính,

tiên tiến cả trong ngày hôm nay lẫn ngày mai, thì họ phải luôn luôn đi cùng hàng

ngũ những người tiền tiến nhất trong nhân dân.

Tầm hiểu biết rộng rãi các tri thức không chỉ đưa lại cho bản thân giáo viên

niềm thoả mãn cao, mà nó còn có một tam quan trọng lớn trong việc tranh thủ uy

tín mạnh mé của học sinh Họ có thể trà lời hết các câu hỏi thắc mắc của học sinh,

có thể trao đổi cùng các em những lĩnh vực tri thức hết sức khác nhau.

2.3.5 Năng lực nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu được của giáo viên

các trường đại học Vì “ Cái mục tiêu cao nhất mà nhà trường đại học phải nhằm

tới và có nhiệm vu đào tao cho học sinh của mình đạt tới: đó là sự nghiên cứu khoa

học, là sự khám phá mở đường và có hiệu quả trên những địa bàn kỹ thuật và lý

luận chưa được khai phá” (5l, 12]

Người thầy giáo đại học trước hết phải là một nhà nghiên cứu, một nhà khoa

học Bởi vì "người cán bộ giảng dạy bộ môn khoa học đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện cái mới trong đó, mở rộng và làm phong phú, sâu sắc

hơn những tri thức khoa hoc của bộ môn mình giảng dạy ”|48, 141 ] Giống như nhà

khoa học, người cán bộ giảng dạy phải vạch ra chân lý khoa học cho sinh viên.

Cho đến ngày nay, người ta vẫn công nhận rằng: “ở các bậc cao nhất của học thức,

nghiên cứu khoa học và giảng dạy không thể tách rời nhau mà phải bổ sung chonhau theo những cách thức đa dạng và mỗi một bên sẽ bị suy yếu ding kể nếu

Trang 26

không được bên kia bồi đắp: hai bên cũng như là hai cực của một thỏi nam châm

Dạy và học đại học gắn lién với nghiên cứu khoa học cho nên hoạt động

giáo dục ở đại học mang tính chất hòa mình vào cuộc sống sản xuất và xây dựng

xã hội Ở đó, thấy và trò cộng tác chặt chẽ với nhau để khảo sát và xử lý các vấn

để mà sản xuất và xã hội đặt ra Thầy sẽ là người chỉ đạo, dẫn dắt, trò là người phụ

tá, trợ giúp tích cực Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn là mối quan hệ giữa

người này với người kia như ở trường trung học nữa mà là quan hệ của cả hai đối

với khoa học.

Người thấy giáo, với tư cách là một nhà khoa học, sẽ hình thành ở người học

một thái độ tích cực, chủ động trong việc học tập Giúp sinh viên tự học tập không

chỉ phi nhân những kết luận cuối cùng mà còn phải lĩnh hội được những cách thức

và biện pháp để tìm ra chân lý

Người thay giáo phải thực hiện được mục tiêu giảng dạy và nâng cao chất

lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Nghiên cứu khoa học chuyên ngành phục vụ cho tri thức chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học sư phạm phục vụ việc truyền dat tri thức đến đối

tượng dạy học và giáo duc.

+ Nghiên cứu khoa học lý thuyết.

+ Nghiên cứu khoa học ứng dụng vào day học.

2.3.6 Yêu cầu đối với giảng viên tâm lý học

Người giảng viên tâm lý học can đảm bảo yêu cau :

23

Trang 27

- Cin nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành của ngành tâm lýhọc mà mình giảng dạy Sử dụng và vận dụng tốt những kiến thức đó trong giảng

day và nghiên cứu tâm lý học (bao gồm những khái niệm, những quy luật của tâm

lý con người )

- Biết lựa chọa kiến thức, phù hợp nhất đối với đối tượng mà mình giảng

dạy.

- Giảng viên phải có kiến thức thực tiễn và đa dạng

- Giảng viên phải có khả năng giảng dạy tốt và khả năng nghiên cứu tốt về

tâm lý học.

- Giảng viên phải nắm được quy chế chuyên môn, yêu cầu về đào tạo, đặc

biệt là mục tiêu đào tạo để giảng dạy cho thích hợp.

- Khả năng chế biến tài liệu một cách linh hoạt cho phù hợp cả về nội dungtri thức, hình thức, mức độ của tri thức (phân biệt khái niệm sinh hoạt và khái niệm

khoa học).

2.4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

2.4.1 Đặc điểm phát triển tâm lý phẩm chất nhân cách của thanh niên

sinh viên

Sinh viên là một công dan thực thụ của đất nước với sự phát triển day đủ và hoàn toàn thiên về mặt thể chất và tinh thần.

Ở giai đoạn phát triển hoàn thiện này, sinh viên có những hoạt động cơ bản

của mình như hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh trí thức, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt

động chính trị xã hội Ngoài hai hoạt động học tập và hoạt động chính wi xã hội,

thanh niên sinh viên còn tham gia tích cực vào các hoạt động mang tính chất văn

học, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động giao lưu, giao tiếp

Nhưng nổi bật hơn hết của sinh viên giai đoạn này là hoạt động tự học và

hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trang 28

* Sự thích nghỉ của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới

Như chúng ta đã biết, hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường

sống của sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với lứa tuổi

trước đó Để hoạt đông học tập có hiệu quả sinh viên phải thích nghỉ với hoạt động

học tập mang tính chất mới mẽ Quá trình thích nghỉ này tập trung chủ yếu ở các

mặt sau:

- Nội dung học tập mang tính chuyên ngành

- Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu.

- Nội dung và cánh thức giao tiếp với thây, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xãhội phong phú, đa dạng

Trên đây là những vấn để mà sinh viên cần phải có thời gian nhất định để

làm quen và thích ứng Để phát triển, sinh viên phải biết cách giải quyết các vấn

để hay các mâu thuẫn xuất hiện trong cuộc sống một cách hợp lý.

* Su phát triển nhận trí tuệ của sinh viên

- Bản chất của hoạt động nhận thức của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những

môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được

đối tượng nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở

thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định.

- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học,

những kỳ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất của người chuyên gia tương lai Hoạt động nhận thức của sinh viên gắn lién với tu học và nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sang tạo cao.

Hoạt động tư duy của sinh viên trong quá trình học tập chủ yếu là theo hướng phân tích, diễn giải chứng minh các định để khoa học

Như vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên là hoạt động mang tinh uf tuệ

cao, cảng thẳng với cường độ cao và tính lựa chọn rõ rệt

Trang 29

* Đặc điểm về tự đánh gid, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên.

- Tự đánh giá: Tự đánh giá là hoạt động nhận thức, là quá trình chủ thể thu

thập xử lý thông tin về chính minh, chỉ ra được mức độ tồn tại nhân cách của bảnthân, từ đó có thái độ, hành vi hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục

để hoàn thiện và phát triển.

Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thé

nhằm đạt mục đích lý tưởng sống một cách tự giác Nó giúp cho sinh viên không chỉ biết người mà còn biết bản thân.

- Tự ý thức: Tự ý thức là quá trình sinh viên xem xét, đánh giá Nó giúp sinh

viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để hướng vào những hoạt

động lành mạnh của xã hội.

- Tự giáo dục: Tự giáo dục là quá trình tự hoàn thiện bản thân theo hướng

tích cực Thông qua quá trình tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tw ý thức.

2.4.2, Hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trong quá trình học tập ở đại học của sinh viên hai hoạt động tự học và

nghiên cứu khoa học được coi là hai "hoạt động chủ đạo `.

* Tự học:

- Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của sinh viên nhằm nắm vững

trị thức, kỹ năng và thái độ do chính bản thân sinh viên tiến hành ở trên lớp hoặc

ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình sách giáo khoa đã được ấn định.

- Tự học là quá trình tự nhận mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực

trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp, cùng các

phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm

lĩnh trí thức nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của mình.

- Như vậy, tự học có quan hệ chặt chẽ với qúa trình tự học, nhưng có tính

cách độc lập và sáng tạo của cá nhân.

Trang 30

- Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin như vũ bảo, khối lượng trị thức học

được trong nhà trường, dù có nhiều đi nữa, thì cũng không đủ đối với nhu cẩuchiếm lĩnh tri thức của sinh viên Do đó bằng con đường tự học, sinh viên tự bổsung kiến thức cùng hiểu biết của mình bằng cách tự xây dựng mục tiêu và kế

hoạch, tự lựa chọn phương thức học tập thích hợp cho chính mình bằng phương

pháp tư học tốt nhất

Tự học là một bước quá độ tiến lên nghiên cứu khoa học.

* Nghiên cứu khoa học:

- Học là quá trình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo mà loài người

đã biết Nghiên cứu khoa học có mục đích phát minh, sáng chế những kiến thức,

những kỹ năng, những phương pháp, những công cụ mà trước đó, loài người chưa

hé biết đến

Nghiên cứu khoa học là một hình thức học tập mà sinh viên bước đầu tập

vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học qua đó mở rộng, đào sâu vàhoàn thiện vốn hiểu biết của mình

- Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên từng bước tập vận dụng phương pháp

luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn Nghiên cứu khoa học là

điều kiện để sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu của mình, rèn luyện tác phong, phẩm chất tốt đẹp của nhà nghiên cứu khoa học.

- Trong quá trình học tập ở trường đại học, sinh viên thường tham gia các

hình thức nghiên cứu khoa học như: làm bài tập nghiên cứu, khoá luận, luận văn tốt

nghiệp.

# Bài tập nghiên cứu:

Bài tập nghiên cứu là những bài làm, những công trình nghiên cứu mang tính

chất thực hành Tính tập dượt nghiên cứu bước đầu của sinh viên.

Có 2 loại bài tập nghiên cứu:

Trang 31

- Các bài tập nghiên cứu sau một bài hoặc chương nhằm đào sâu, mở rộng tri

thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ để một chủ để nào đó hoặc làm

phong phú thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế qua

điểu tra, tiến hành thử nghiệm yêu cẩu của bài tập này chủ yếu làbổ¡ dưỡng chosinh viên cách thực hiện một công trình nghiên cứu, chưa đòi hỏi nhiều tính sáng

tạo.

- Bài tập nghiên cứu sau một giáo trình:

Bài tập nghiên cứu này đòi hỏi sinh viên phải thực hiện những bước sau:

+ Lựa chọn hoặc cụ thể hoá những để tài mà khoa hay tổ bộ môn giao cho

+ Tự lực lập để cương nghiên cứu trước khi nhận sự hướng dẫn của giáo viên

+ Vận dụng tổng hợp toàn bộ những trị thức, giáo trình và phương pháp

nghiên cứu khoa học vào việc nghiên cứu, xử lý tài liệu và trình bày.

+ Trình bày bài tập nghiên cứu theo đúng hình thức quy định.

# Khoá luận tốt nghiệp :

Khoá luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học có gid trị thay thế một môn thi tốt nghiệp của sinh viên năm cuối Yêu cẩu của khoá luận tốt

nghiệp đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tổng hợp toàn bộ những hiểu biết chung

trong khoá học, đặc biệt là những hiểu biết về bộ môn làm khoá luận tốt nghiệp

Kết quả của khoá luận tốt nghiệp phải nhầm để xuất những ý kiến mới, những khái

quát có tam lý luận, có tác dụng mở rộng và đào sâu tri thức của giáo trình hoặc cóthể được vận dụng vào trong thực tiễn

4 Luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được

tiến hành vào năm cuối của khoá học, có giá trị thay thế tất cả các môn phải thi tốt

nghiệp Luận văn tốt nghiệp đòi hỏi sinh viên phải biết vận dụng hiểu biết của

nhiều bộ môn phải thể hiện được trình độ tổng hợp vấn để của mình Kết quả củanghiên cứu luận văn tốt nghiệp thường được vận dụng để giải quyết một số vấn để

Trang 32

thực tiễn và có thể được công bố rộng rải Sinh viên phải trình bày và bảo vệ trước

hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

2.4.3 Yêu cầu về cách học tâm lý học

- Cần phải nắm vững kiến thức cơ bản các ngành tâm ly, Kết quả của việc

giảng dạy phụ thuộc vào kết quả của việc nắm vững kiến thức

- Việc học phải gắn liền với thực hành, gắn với việc hình thành kỹ năng, kỹ

xảo của người dạy học và phải thực hiện các kỹ năng, kỹ xảo đó trong quá trình

học tập Cần đặc biệt chú ý tới kỹ năng sau đây :

@ Diễn giảng, giảng giải, thuyết trình, kỹ năng nói,

@ Kỹ năng lấy ví dụ thực tiễn.

@ Kỹ năng làm các bài tập thực hành

@ Kỹ năng ứng xử (trong nói năng, hành động, giao tiếp với học sinh )

@ Kỹ năng soạn giáo án.

- Phải luôn luôn tiến bộ với thực tiễn giảng day và thực tiễn của trí thức,chuyên ngành đồng thời liên hệ với tri thức tổng hợp của cuộc sống

2.4.4 Mục đích học tâm lý học của sinh viên sư phạm

- Tâm lý học là một trong những môn nghiệp vụ quan trọng ở trường sư

phạm Mục đích học tâm lý học trong các trường sư phạm là cung cấp cho sinh viênnhững kiến thức và kỹ năng để có tay nghề sư phạm, đồng thời để tự trao dổi nhâncách người giáo viên của mình Sinh viên sư phạm học tâm lý học để đạt đượcnhững tri thức về tâm lý con người , hiểu lòng người cũng như cách thức tác động

đến tâm lý đối tượng sao cho có hiệu quả giáo dục tốt nhất

- Hiểu con người cũng chính là hiểu bản thân mình, do đó tâm lý học cần

giúp sinh viên tự rèn luyện mình, tự tu dưỡng tốt hơn Tri thức tâm lý học là cơ sở

để sinh viên học giáo dục học Va phương pháp day học bộ môn Và cơ sở để

vận dụng vào việc sử lý các tình huống sư phạm cụ thể và vào việc ứng dụng hằng

ngày

29

Trang 33

- Qua bộ môn tâm lý học, sinh viên sư phạm cũng hiểu biết vé nghề dạy

học, từ đó tạo cơ sở khoa học cho việc bồi dưỡng lòng yêu nghề dạy học, lý tưởng

nghẻ nghiệp.

Như vậy mục đích học tâm lý học của sinh viên là nhằm trang bị những kiến

thức cơ bản vẻ đời sống tâm lý của con người, cách vận dung những tri thức đó vào đời sống, trong công tác nghề nghiệp chuyên môn cũng như tự rèn luyện nhân cách

và trau đồi lý tưởng nghề nghiệp.

25 MOI QUAN HỆ GIỮA BA YẾU TỐ KIẾN THỨC, NGƯỜI DAY VÀ

NGƯỜI HỌC:

Theo quan niệm truyền thống, quá trình dạy học gồm có 3 nhân tố cơ bản kiến thức (hay được gọi là khái niệm khoa học hoặc nội dung) dạy và học Đây là

cấu trúc ba nhân tố.

Qua sơ đồ ta thấy, quá trình day học là một hệ thống hoàn chỉnh gồm tất cả

các nhân tố cơ bản tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật nhất định nhằm

đạt được các nhiệm vụ dạy học

Trong hệ thống này, ba nhân tố luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau, quyđịnh lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau để mỗi nhân tố hoàn thành chức nang của

30

Trang 34

mình trong tác động đạy học Ở đây có hai nhân tố nổi lên rõ rệt là hoạt động dạy

học và hoạt động học Chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa dạy và học.

- Dạy và học phải thống nhất biện chứng với nhau vì kết quả của loại hoạt động nay phụ thuộc vào loại hoạt động kia Trong quá trình dạy học, người thấy

giáo đóng vai trò chủ thể tác động đến học sinh bằng những biện pháp sư phạm

giúp cho học sinh lĩnh hội được trí thức, kỹ năng, kỹ xảo và học sinh nhận sự tác

động của thấy Lúc này học sinh đóng trò như là một khách thể Nhưng trong quá

trình dạy học, học sinh không chỉ đóng vai trò khách thể mà còn đóng vai trò chủ

thể vì họ là những thực thể có ý thức của xã hội là những con người đã trưởng

thành Sinh viên là người ý thức được yêu cầu và nhiệm vụ học tập, tự giác và tích

cực nhận sự tác động từ phía giáo viên.

- Trong sự thống nhất biện chứng và trong sự kết hợp giữa hai mặt của quá

trình dạy học, hoạt động dạy bao giờ cũng phải đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫnhọc sinh chiếm lĩnh nội dung dạy học Dé thực hiện được nhiệm vụ aay, thay giáo

phải chỉ rõ phương hướng, nội dung và phương pháp học tập cho sinh viên Thay

giáo có nhiệm vụ là phải khơi động, phát huy tinh độc lập, sáng tạo, vai trò chủ thể

của học sinh Do đó người thầy cẩn kết hợp vai trò chủ đạo của mình với tính chủ

động, độc lập của học sinh.

2.6 MỐI QUAN HỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI :

2.6.1 Các thành tố tác nhân :

- Người học: là người mà với năng lực cá nhân của mình tham gia vào một

quá trình sư phạm để thu lượm một tri thức mới, Người học là người tìm cách học

và tim cách hiểu, làm như vay, người học sẽ thu hút về phía mình đối tượng tri thức

và chiếm lấy làm sở hữu.

- Người dạy: là người bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình chịu trách

nhiệm hướng dẫn người học Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt, giúp

31

Trang 35

đỡ, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích Chức năng chính của người

dạy là giúp đỡ người học học và hiểu Người dạy phục vụ người học.

Công việc giảng dạy đối với người day là con đường bình thường để thực

hiện sứ mệnh của mình, Tuy nhiên, nó không phải là một sự truyền đạt kiến thức

đơn thuần theo cách thầy giáo đọc thuộc lòng bài giảng trước hoc trò hay theo

hướng phổ biến khoa học mà là phải làm nay sinh trí thức ở người học theo cách là

một người hướng dẫn

- Môi trường: là những yếu tố tổn tại xung quanh người dạy và người họcnhư: cơ chế chính trị, xã hội, gia đình, nhà trường

Người dạy và người học không phải là những sinh vật trừu tượng, xung

quanh họ là thế giới vật chất, xã hội và văn hóa Cả người dạy và người học đều có

một tính cách rö rệt và các giá trị cá nhân được phát triển trong một môi trường

nhất định Tất cả các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tạo thành môi trường của người dạy và người học Tác nhân này đóng một vai trò có ý nghĩa vì nó ảnh

hưởng tới cả việc dạy và việc học.

HỌC TRÒ —— THẢ Y GIÁO

› tị

MOI TRƯỜNG

KIÊN THỨC

Sơ đồ cấu trúc tác động dạy học

2.6.2 Các nguyên lý cơ bản của phương pháp sư phạm tương tác :

Nhìn chung, phương pháp sư phạm tương tác được coi như là một nghệ thuật,

vì nó đòi ở người dạy sự thành thạo khéo léo dựa trên một số lớn các kỹ năng.

32

Trang 36

Ngoài ra, người dạy phải có khả năng khơi dậy sự hứng thú của người học làm cho

người học hứng thú suốt trong năm học và biết diéu chỉnh phương pháp giảng dạycủa mình theo nhu cầu của người học

* Nguyên lý : Người hoc - người thd :

Người học là người thợ chính của quá trình đào tạo Người học là tác nhânđầu tiên thực hiện phương pháp học, từ đầu cho đến khi kết thúc quá trình học

Thco phương pháp sư phạm tương tác, phương pháp học phải dựa trên chính tiểm

năng của người học Thật vậy bản thân người học có khả năng can thiết để học

dựa trên các chức năng của năm giác quan, của hệ thống thần kinh tạo nên những điều kiện cần thiết cho việc tiếp thu tri thức mới Ngoài ra, người học có khả năng

khai thác những kinh nghiệm và những tri thức đã được tích luỹ trước để tiếp cận

khám phá những chân lý mới, những cảm xúc mới và những chân trời mới.

Phương pháp học cũng góp phần vào sáng kiến của người học Nhờ vào sự

hứng thú, người học tham gia tích cực và biết tiếp tục quá trình học bằng cách tạo cho nó một hình thức độc đáo liên quan đến tính cách của mình [13, 27]

Phương pháp học phải dựa trên ý thức trách nhiệm của người học.

Bằng cách gấn cho người học vai trò tác nhân chính, phương pháp sư phạm

tương tác giả thuyết rằng với việc học người dạy chọn một phương pháp coi trọng

tính ưu tiên dành cho người học và khả năng của họ Theo cách nhìn nhận này,

người dạy, tạo nên một hỗ trợ có giá trị đối với người học cũng như giúp cho người

học trở thành một thợ chính trong quá trình đào tạo.

Sau đây là một số vấn dé liên đới đối với người học.

- Su hứng thú: người học khi tham gia vào quá trình học, phải tỏ ra có sự

hứng thú rõ rệt với lợi ích của trí thức phải thu lượm.

Sự hứng thú, trong một khả năng rộng dựa vào lòng tự tin, Người hoc cẩn có cảm giác sầu sắc là có khả năng thực hiện thành công phương pháp làm việc của

mình Tham vọng vượt qua chính mình cũng có thể trở thành một người hứng thú có

33

Trang 37

giá trị đối với người học, làm như vậy, anh ta đảm nhận việc làm hết mình để đóng

vai trò người thợ chính của tất cả các công việc của mình.

- Su tham gia: phương pháp sư phạm tương tác không chỉ tin cậy vào sự hứngthú của người học mà còn vào sự tham gia tích cực suốt trong quá trình học Người

học phải tham gia một cách cá nhân để thực hiện nhiệm vụ bằng tất cả những khả

năng, tất cả các tri thức đã thu lượm được cũng như tất cả các kinh nghiệm sống

của mình Quá trình học đòi hỏi người học sử dụng tất cả tiểm năng sẩn có phục vụ

cho phương pháp học của mình.

Người học phải mong muốn tham gia tích cực vào phương pháp học của minh, thử thách dựa trên sự muốn học, dựa trên sở thích thu lượm wi thức và nhu

cầu thoả mãn một lợi ích nào đó Quá trình học đòi hỏi người học một sự vận dụng

liên tục và rất nhiều cố gắng Con đường phải qua đây khó khăn và gian khổ, khi

người học cảm thấy bất lực, người học cần người day, người biết mang đến sự giúp

đỡ mong muốn.

- Trách nhiệm: là ý thức thực hiện nhiệm vụ của mình trong suốt quá trình

học Trước hết, ý thức trách nhiệm thể hiện ở khả năng tự chủ, ở sự tham gia bén

bỉ Người học tự nhận trách nhiệm và luôn luôn không được lam cái đuôi của người day cũng như không đưa vào sự giúp đỡ của người khác.

Người dạy là người hướng dẫn của người học.

Người dạy cũng đi cùng người học trong phương pháp học của người học và

chỉ cho người học con đường phải theo suốt cả quá trình học.

Để hoàn thành nhiệm vụ vừa là người dẫn đường, vừa là người tạo điều kiện

thuận lợi cho việc lĩnh hội trí thức của người học, người dạy phải wang bị cho mình

một khối lượng tri thức nhất định về lĩnh vực chuyên ngành cũng như các lĩnh vực

liên quan và một kỹ năng nghiệp vụ vững vàng Bên cạnh đó, người dạy cũng phải

34

Trang 38

trang bi những tri thức về tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm va phương pháp

giảng dạy

Các hiến đới đối với người dạy:

- Xây dựng kế hoạch:

Nếu như có tham vọng giúp đỡ một cách bảo đảm người học trong việc thu

lượm tri thức mới, người dạy bắt buộc phải xây dựng kế hoạch của mình Người dạy phải chỉ rõ mục tiêu mà người học phải đạt được khi kết thúc việc học của mình và xác định phương pháp dạy có khả năng đưa người học đạt mục đích một

cách chắc chấn nhất.

+ Kế hoạch dạy học:

Kế hoạch dạy học là việc sắp xếp, nội dung, chương trình, các kiến thức có

tính đến các yếu tố quan trọng, các yếu tố khó và phân bé thời gian cho chương trình môn phải dạy.

Trong việc chuẩn bị kế hoạch dạy học, người dạy phải chú ý đến mục tiêu

cudi cùng mà Bộ Giáo dục xác định cho môn phải dạy Vì đánh giá người học được

thực hiện theo các mục tiêu đạy học, nên người dạy phải hiểu chính xác các mục

tiêu đó.

+ Dé cương bài gidng:

Nếu muốn thực hiện day đủ vai trò hướng dẫn của mình, người dạy phải

chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từng giờ dạy của mình: phải lập để cương chi tiết bài

giảng của mình bằng cách xác định chính xác các nội dung phải dạy, xác định mục

tiều cho người hoc, bằng cách lựa chọn phương pháp dạy và xác định hình thức đánh giá.

- Tổ chức hoạt động Người dạy có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động học tập

va vui chơi, tao không khí nang động ở trong lớp.

Gay hứng thứ ở người học là một trong những điều kiện tiên quết quyết định

sự thành công của quá trình giảng dạy Người học sẽ tham gia tích cực vào việc học

35

Trang 39

nếu họ cảm thấy một sự hứng thú thực sự làm thoả mãn nhu cầu nào đồ của minh,

Bể làm được điều nay, người dạy phải đưa những tình huống có ý nghĩa đối

với người học trong quả trình dạy học.

Tổ chức hoạt động cẩn thiết phải gãy nên mối quan hệ qua lại giữa người

day và người học, tạo nên mối quan hệ tương hỗ giữa hai tác nhân day học chứ

không phải là mối quan hệ một chiều

- Hep tác Người dạy, hiểu rõ vai trò hướng dan của minh, là nơi hội tu tất cả

các co hội mang đến cho người học sự giúp đỡ và hỗ trợ, Vì vậy, người dạy cần làm

cho kiến thức và kinh nghiệm của mình phù hợp với khả năng của người học vàmang đến sự giúp đỡ cho người học Một sự sẵn sang như vậy về phan người dạy

thưởng làm nảy sinh lòng tin ở người học.

Sự hợp tác giúp đỡ của người dạy cũng cẩn sự tham gia đáp lại của người

học Chính vi vậy, hợp tác trong phương pháp sư phạm tương tác tạo nên mdi quan

hệ qua lai thuận lợi giữa người dạy và người học,

* Nguyễn lý: mỗi trường xung quanh và ảnh hưởng của nó

Môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học và phương pháp sư phạm và

giữa chúng có sự tác động tương hỗ Mỗi người học, mỗi người dạy có tinh cách

riêng đặc trưng bởi khí chất, bởi di truyền và bởi giáo dục Do đó, việc hội nhập

vào mỗi trưởng rộng lớn hơn, mỗi trường này sẽ tác động vào tất cả các hoạt động của họ Phương pháp sư phạm tương tắc, bằng việc coi mỗi trường có một vị trí

trong những nguyên lý cơ bản, rõ rang có ý định nhấn mạnh tim quan trong của tác

nhân này trên phương diện sư phạm.

Nếu như mỗi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động sư phạm, thì người day

và người hoe cũng có thể thay đổi được mỗi trường Chính vì vậy mà người học sau

khi thu lượm kiến thức mới sẽ khám phá những chân trời mới, không chấp nhận những định kiến của mình và điều chỉnh lại tập tính của mình.

Các liên đới liên quan đến môi trường:

Trang 40

- Anh hưởng Trong quá trình dạy học, người dạy và người học phải chú ý vẻ

ảnh hưởng của mỗi trường Ảnh hưởng của môi trường diễn ra theo những cách thức khác nhau, khi thì một trong những yếu tố mỗi trường có thể góp phan làm dé

dang hơn giai đoạn này hoặc giai đoạn khác của quá trình học hoặc của phương

pháp tiến hành giảng day, khi thì một yếu tố khác gây nên những khó khăn làm

chậm lại hoặc ngăn cản sự diễn ra bình thường của chúng

- Thích nghỉ Sự thích nghi với mỗi trường mang dáng dip của sự tăng

trưởng, hay một sự biến đổi Môi trường gây nên sức ép thuận lợi hoặc không

thuận lợi đến người học và người dạy Nhưng người học và người dạy phải phản

ứng bằng cách tìm ra cái lợi của những ảnh hưởng tốt của mỗi trường hoặc bằng

cách điểu chỉnh hay biến đổi các ảnh hưởng tiêu cực.

2.6.3 Nhiệm vụ của người dạy - Người hướng dẫn hoạt động:

- Gây hưng thi ở người học Người day có vai trò là làm cho người học cảm

thấy hứng thú tim tòi tri thức mới bằng cách sử dụng phương pháp sư phạm của mình.

Để làm được việc này, người dạy phải làm cho người học ý thức là cần học,

họ phải thấy rằng mình thực sự đang thiểu những tri thức mới Người dạy phải tao

ra và thực hiện hoá nhu cầu này, nó thúc đẩy người học phải hành động để khắcphục sự thiếu kiến thức của mình Cảm giác bị thiểu hụt trở thành một yếu tổ kích

thích một chuyển động thích nghỉ lại bù trừ và tim kiến một sự cần đối mới Do đó,người học sẽ trở thành người mong muốn thoả mãn nhủ cầu tri thức của mình

- Cho người học tham gia, Người dạy - người hướng dẫn hoạt động phải cố

gắng làm cho người học hứng thú, nhạy cảm với vai trò người thợ chính trong quá

trình học tap bằng cách cho họ tham gia tự tim ra giải pháp.

Người dạy cũng phải làm cho người học ý thức về ảnh hưởng của các tác

động của mình đến lớp Ngoài kế hoạch học tập cá nhân, người học cũng phải tham

37

Ngày đăng: 12/01/2025, 07:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Các vấn dé đánh gid - Tài liệu dịch - Dự án Việt - Bỉ “Hổ trợ từ xa” - 5~ 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hổ trợ từ xa
19. Phạm Hoàng Gia - Nguyễn Đức Minh - Giảng dạy tâm lý học như thếnào cho "trúng tâm lý" người học — Tap chí NCGD số 10 - 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: trúng tâm lý
1. Nguyễn An (chủ biên) = Lý luận day học = Trường Dai Học Sư PhạmTp.HCM. 1993 Khác
2. Nguyễn An — Những vấn dé cơ sở của giáo duc học - ĐHSP - TP.HCM(lưu hành nội bộ) 1991 Khác
3. Lê Khánh Bằng - Tổ chức quá trình dạy học đại học - Viện nghiên cứuđại học và GDCN, 1993 Khác
4. B.S. Bloom - Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục lĩnh vực nhận thức-Bản dich của Đoàn Văn Điều - NXB GD, 1995 Khác
6. LX.KON ~ Tâm lý học thanh niên - Ban dịch của Pham Hoang Gia — Ngô Hào Hiệp - NXB Trẻ, 1987 Khác
7. Quốc Chấn - Về nội dung chương trình và nội dung môn tâm lý học củaCao Đẳng Su Phạm Tiểu Học - Tạp chí NCGD số 10 - 1993.W. Quốc Chấn - Về đổi mới môn tâm lý học ở Trường Su Phạm - Tạp chí NCGD số 10 - 1995 Khác
9. Đồ Thị Châu ~ Một số vấn dé kiểm tra đánh giá trí thức của sinh viên đạihọc su phạm ngoại ngữ trong quá trình nghiên cứu môn tâm lý học - Tapchí ĐH & GDCN số 12 — 1993 Khác
10. Nguyễn Đình Chỉnh - Vấn dé đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp - Kiểmtra đánh giá việc học tập của học sinh - Hà Nội, 1995 Khác
11.Trần Hoàn Chién — VỀ việc sử dụng phương pháp dạy học môn tâm lý - Giáo duc học ở trường sự phạm ~ Tạp chi NCGD số 10 - 1995 Khác
12. V.A.Cruchetxki - Những cơ sở của tâm lý học sư phạm - Tập 2 ~ Bandịch của Thế Long - NXB GD, 1980 Khác
13. Jean = Marc Denommé và Madeleine Roy - Tiến tới một phương pháp suphạm tương tác - NXB Thanh Niên, 2000 Khác
14. Trần Thị Ngọc Diễm — Về bài tập thực hành tâm lý hoc, giáo dục học ởCao Đẳng Su Phạm - Tạp chí NCGD số 11 ~ 1993 Khác
15. Đỗ Ngọc Đạt - Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học - NXB ĐHQG HN,1997 Khác
16. Nguyễn Lê Đắc — Kết quả bước đâu về đổi mới gidng day tâm lý - Giáo duc học theo quy trình đào tạo mới — Tap chí ĐH & GDCN số 5 - 1993 Khác
17. Đổi mới phương pháp giảng day tâm lý học và giáo duc học — Hội thảokhoa học = Hội tâm lý học Việt Nam TP.HCM, 1995 Khác
18. B. P Exipôp (chủ biên) - Những cơ sở của lý luận dạy học - Tập | = Bản dịch của Nguyễn Ngọc Quang - NXB GD, 1977 Khác
20. Trần Ngọc Giao - Công tác bồi dưỡng và tự bôi dưỡng - một vấn đề cấpbách - Tạp chi DH và GDCN số 5 ~ 1998 Khác
21. PH. N. Gônôbôlin - Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên - Tap Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ cho thấy mục tiêu được coi là cơ sở để soạn thảo cả nội dung học - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Hình v ẽ cho thấy mục tiêu được coi là cơ sở để soạn thảo cả nội dung học (Trang 15)
Bảng 2 : Bảng kết quả những câu có điểm trung bình lớn hơn 3.0 (M>3.0 - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 2 Bảng kết quả những câu có điểm trung bình lớn hơn 3.0 (M>3.0 (Trang 48)
Bản ằ 4. Bảng kết quả cỏc cõu cú điểm trung bỡnh nhỏ hơn 2.5 (M < 2.5) - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
n ằ 4. Bảng kết quả cỏc cõu cú điểm trung bỡnh nhỏ hơn 2.5 (M < 2.5) (Trang 61)
Bang 11. Bảng kết quả phân tích các yêu cầu theo trường ĐHSP TP.HCM - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
ang 11. Bảng kết quả phân tích các yêu cầu theo trường ĐHSP TP.HCM (Trang 70)
Bảng 14 này gồm có 14 câu để cập đến các vấn dé sau : - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 14 này gồm có 14 câu để cập đến các vấn dé sau : (Trang 73)
Bảng 15. Bảng kết quả nghiên cứu đánh giá của sinh viên về việc yêu cầu ý - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 15. Bảng kết quả nghiên cứu đánh giá của sinh viên về việc yêu cầu ý (Trang 76)
Bảng 16. Bảng kết quả nghiên cứu đánh giá của sinh viên vé yêu cau - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 16. Bảng kết quả nghiên cứu đánh giá của sinh viên vé yêu cau (Trang 78)
Bảng 17 gồm có 9 câu để cập đến các vấn để sau : - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 17 gồm có 9 câu để cập đến các vấn để sau : (Trang 81)
Bảng 18. Bảng kết quả đánh giá của sinh viên về yêu cầu tính thực tiễn của - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 18. Bảng kết quả đánh giá của sinh viên về yêu cầu tính thực tiễn của (Trang 84)
Bảng 20. Bảng kết quả phân tích các yêu cầu giữa nam và nữ - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 20. Bảng kết quả phân tích các yêu cầu giữa nam và nữ (Trang 87)
Bảng 22. Bang so sánh kết quả phân tích các phẩm chất giữa khối tự nhiên - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 22. Bang so sánh kết quả phân tích các phẩm chất giữa khối tự nhiên (Trang 89)
Bảng 23. Bảng so sánh kết quả phân tích các yêu cầu giữa khối xã hội và - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 23. Bảng so sánh kết quả phân tích các yêu cầu giữa khối xã hội và (Trang 90)
Bang 24. Bảng so sánh kết quả phân tích các yêu cẩu giữa trường DHSP - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
ang 24. Bảng so sánh kết quả phân tích các yêu cẩu giữa trường DHSP (Trang 91)
Bảng 25. Bảng so sánh kết quả phân tích các yêu cấu giữa trường DHSP - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Bảng 25. Bảng so sánh kết quả phân tích các yêu cấu giữa trường DHSP (Trang 92)
Hình thức khác nhau - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm
Hình th ức khác nhau (Trang 103)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w