Nhiệm vụ của người dạy - Người hướng dẫn hoạt động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 40 - 46)

HỌC TRÒ —— THẢ Y GIÁO

2.6.3 Nhiệm vụ của người dạy - Người hướng dẫn hoạt động

- Gây hưng thi ở người học. Người day có vai trò là làm cho người học cảm

thấy hứng thú tim tòi tri thức mới bằng cách sử dụng phương pháp sư phạm của

mình.

Để làm được việc này, người dạy phải làm cho người học ý thức là cần học, họ phải thấy rằng mình thực sự đang thiểu những tri thức mới. Người dạy phải tao ra và thực hiện hoá nhu cầu này, nó thúc đẩy người học phải hành động để khắc phục sự thiếu kiến thức của mình. Cảm giác bị thiểu hụt trở thành một yếu tổ kích thích một chuyển động thích nghỉ lại bù trừ và tim kiến một sự cần đối mới. Do đó, người học sẽ trở thành người mong muốn thoả mãn nhủ cầu tri thức của mình.

- Cho người học tham gia, Người dạy - người hướng dẫn hoạt động phải cố gắng làm cho người học hứng thú, nhạy cảm với vai trò người thợ chính trong quá trình học tap bằng cách cho họ tham gia tự tim ra giải pháp.

Người dạy cũng phải làm cho người học ý thức về ảnh hưởng của các tác động của mình đến lớp. Ngoài kế hoạch học tập cá nhân, người học cũng phải tham

37

gia tích cực vào các kế hoạch học tập của nhóm - lớp của mình nhằm cho việc học

tập thành công.

- Động viên người học. Người dạy phải là người nhạy bén, tỉnh ý và phát

hiện đứng lúc những khó khăn mà người hoc đang vướn phải. Người dạy phải kịp

thời giải quyết và điểu chỉnh những khó khăn đó nhằm động viên người học tiếp tục công việc của mình. Người dạy sẵn sàng động viên tán thưởng để hỗ trợ sự

nhiệt tinh của nguời học và duy trì sự hứng thú của họ. Một sự chú ý đặc biệt, một

cử chỉ, một lời khuyên có tính chất kích thích người học trong lúc căng thẳng, vất

va.

2.6.4 Các nhãn tố mỗi trường:

Hoạt động sư phạm được thực hiện trong khung cảnh mỗi trường ma ở đó có

rất nhiều nhân tố can thiệp vào sự thực hành của nó, cả từ bên ngoài lẫn bên

trong.

* Các nhân tổ bên ngoài:

Các yếu tế bên ngoài của môi trường là các nhân tế tiến triển bên ngoài sư

phạm; ảnh hưởng của chúng được thực hiện từ bên ngoài của người học và người dạy. Các yếu tổ bên ngoài là: mỗi trường, người dạy hoặc người học, nhà trường,

gia đình và xã hội.

- Mi trường.Trong ngữ cảnh sư phạm, khải niệm mỗi trường chỉ ra mỗi

trường vật chất và hoàn cảnh vừa là hoạt động sư phạm diễn ra trong đó. Trong

mỗi trường vật chất này, người dạy và người học phát triển vì họ phải thích nghỉ

với việc sắn xép không gian, thời gian, ảnh sáng và âm thanh.

Sự bé trí sắp xếp bao gdm tất cả những gì tham gia tạo nên hoàn cảnh thuận lợi cho người day cũng như người học: dé đạt và sự sấp đặt của nó, trang trí, trật tự, sạch

sẽ và vẻ đẹp, Trường học va lớp học là những nơi mà ở đó người day và người học dành thời pian sống và làm việc cũng nhiều như ở nha.

38

- Người dạy, chính là hình ảnh được phản chiếu bởi nhân cách anh ta, cũng

thuộc vào môi trường của người học, cái mà người ta có thể chưa chú ý day đủ tới nó. No tao nên một yếu tổ bên ngoài mà không thể xem nhẹ ảnh hưởng của nó tới

tập tính của người học trong phương pháp tiến hành học. Dù muốn hay không người day luôn luôn tạo nên một cảm tưởng đối với người học: nó tương ứng hay không

với hình ảnh mà người dạy muốn truyền từ chính minh.

- Người hoc, Người dạy tác động vào học sinh bằng hình ảnh của mình.

Tương tự như vậy, trong mối quan hệ với thay, học sinh cũng sẽ tác động đến thay

bằng hình ảnh của họ. Người học chiếu một hình ảnh hoặc với tư cách là một cá nhãn hoặc với tư cách là một nhóm, lớp và đến lượt mình hình ảnh của mỗi học sinh và của lắp có một ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm của người dạy.

- Nhà trường: là nơi đảm bảo sự truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh, như là yếu tổ mỗi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp tiến hành học và dạy, Nhà trường đồng vai trò quan trọng trong đời sống của người học;

là nơi giảng dạy, nhà trường cung cấp kiến thức cho người học, là nơi giáo dục, nhà

trường giúp cho người học tự chủ và dao tạo người học trở thành một công din có

trách nhiệm. Người dạy tham gia vào chức năng này của nhà trường bằng việc bảo

đảm sự thu lượm kiến thức và việc phát triển cân đối, tổng hợp của người học.

- Gia đỉnh: là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên về giáo dục trẻ em trở thành một nhân tố cực kỳ ảnh hưởng trong môi trường của người học và người dạy. Những nhân tố khác nhau ảnh hưởng sâu sắc đến con người như di truyền, tình hình gia đình, cdc giả trị, các phong tục tập quán, các can thiệp của hổ mẹ trong giáo dục

con em mình trong gia đình.

- Xã hội: là nơi chịu trách nhiệm dao tạo những công dẫn tương lai của minh,

tắc động một ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học, nên xã hội có mặt trong số các yếu tố mỗi trường bên ngoai ảnh hưởng đến người học và người dạy.

Trách nhiệm của xã hội là phải xác định các định hướng mà nó phải chủ trì

trong việc giáo dục tất cả các thành viễn dé đào tạo nên những công dẫn có trách

nhiệm và hòa nhập tốt. Xã hội vạch ra các chương trình học và quyết định các mục

tiêu chung và mục tiêu cuối cùng; xác định các chuẩn mực đánh giá và chuẩn mực

thăng tiến, Kết quả của các can thiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến đường đi của

người học và người dạy: họat động sư phạm của họ phải thích nghỉ với chuẩn mực

của xã hội,

Các nhẫn tố mỗi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến họat động sư

phạm.

* Các yếu té bên trong:

Các yếu tế bên trong của mỗi trường là những yếu 16 tiểm năng trí tuệ, xúc

cảm, giá tri, vốn sống, phong cách học và day, cũng như tính cách. Đây là những

yếu tố có thể tạo nên sự thuận lợi cho hoạt động sư phạm giữa người học và người

day.

- Tiểm năng trí tuệ: là những yếu tố di truyền mà con người được thừa

hưởng. Nó là khả nang iém tàng của não hộ và hệ thống than kinh. Tiém năng trí

tuệ sẽ được phát triển mạnh lên nếu được tác động của mỗi trường.

Một bộ não rất phát triển, các ndron hoạt động có hiệu quả, một sức khỏe tốt tạo điểu kiện thuận lợi cho năng suất trí tuệ. Đối với người học và người dạy, tiểm nang này dựa trên toàn bộ quá khứ cá nhân với nhiều kinh nghiệm trải qua trong

việc học tập và những kiến thức thu lượm được.

- Những xúc cảm: cô ảnh hưởng it nhiều đến tập tính của người học và của người day trong phương pháp tiến hành riêng rẽ của mình. Người học sẽ được hệ

thống khứu não phân tích đổi tượng tri thức được trình bày và đánh giá cái lợi của nó. Nếu được đánh giá là diéu đó có ích, khứu não sẽ gửi lên một sự hứng thú cẩn phải thu lượm trí thức và ngược lại nó sẽ tạo cảm giác thờ ở mặc kệ.

Các hành động day và học không chỉ nằm trong cấu trúc nhận thức ma còn

nằm trong cấu trúc xúc cảm. Đỏ là sự xuất hiện của hứng thú. Xúc cảm đi trước nhận thức và mử cửa cho nhận thức bằng cách tạo nên sự hứng thú. Xúc cảm tắc

động vào hứng thú từ nhiều nguồn và nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức và

cường độ khác nhau. Do đó, trong gidng dạy và giáo dục các cầu nói mang tính tích

cực kích thích người học nhiều hơn những cân.nói tiêu cực.

- Các giá trị: là những yếu tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống con người, Nó mang ý nghĩa của công việc, của thành công, của trách nhiệm, của tự chủ, của công lý, bảo vệ của cái chung, của tôn trọng những người khác và pháp luật. Trong

quá trình dạy học, người dạy và người học được quyết định hởi hệ thống giá trị của

họ. Việc lựa chọn và duy trì một vài giá trị nào đồ sẽ tùy thuộc vào tính cách, độ

chính chấn, sở thích và tâm lý của mỗi người. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào văn hóa, tín ngưỡng, kinh nghiệm cá nhân và môi trường sống.

- Vốn sống. Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã bất dau tích lũy kinh nghiệm sống, thu lượm trí thức và biến chúng thành vốn sống của mình, Mỗi trường

giáo dục cũng mang lai một lĩnh vực kinh nghiệm mới: ở đó người học được xã hội

hóa trong một nhóm lớn hơn làm cho đời sống của anh ta ngày một phong phú.

Chính nhữ có vốn sống phong phú, trị thức được mở rộng, người hoc dé dang tìm được các khả năng mới, vốn sống của người học càng phong phú, quá trình học

càng trở nén dé dang và hiệu quả. Tương tự, vốn sống của người dạy là một yếu tố

bén trong có ảnh hưởng và tác động vào phương pháp sư phạm.

- Phong cách học và day. Mỗi học sinh có phong cách học riêng của mình,

cũng như người dạy phát triển một phong cách giảng day mang sắc thái riêng của

họ. Người học cảm thấy có nhu cầu hoặc không có cảm thấy có nhu cẩu được hướng dẫn, thích làm việc một mình hoặc theo nhóm. Phong cách này sẽ quyết định đến cách ghi chép, cách đặt câu hỏi và cách xây dựng cau trả lời của người học. Người dạy cũng vậy, họ cảm thấy dễ chịu hein trong việc thực hanh giảng day

#1

theo cách đọc bài giảng hoặc giảng day cá nhân hóa. Tuy nhiên, người dạy phải tim kiểm một sự can đổi lam việc cho phương pháp su phạm của mình thích nghỉ hơn với người học và đáp ứng những đòi hỏi của phương pháp sư phạm tương tắc.

- Tính cách.

Mỗi người có tính cách cá nhân riêng với những đặc tỉnh của thiếu niên, thanh niên hay người lớn. Tính cách được biểu hiện dưới những mặt khác nhau nhứ cái “tôi” vật chất, tâm lý và xã hội của nó.

Trong tính cách của người dạy thể hiện rất rõ, đối với người học lại không giống như vậy. Người học biểu hiện những đặc tính vốn có của một nhân cách đang

phát triển. Nó phát triển trên nhiều phương diện: Tâm lý, sinh lý, trí tuệ, tình cảm

và xã hội. Từ sự phát triển nay làm nảy sinh ở người học những lo lắng: hình ảnh của mình, sự tự khẳng định mình hên cạnh những người lớn và bạn bè, sự phát triển tính tự chủ, sự lựa chọn thần tượng và những người lý tưởng.

Các nhân tố môi trường bên trong có khả năng làm dễ dàng hoặc can trở

huạt đẳng su pham,

CHƯƠNG: 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)