Đặc điểm phát triển tâm lý phẩm chất nhân cách của thanh niên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 27 - 32)

2.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

2.4.1 Đặc điểm phát triển tâm lý phẩm chất nhân cách của thanh niên

sinh viên

Sinh viên là một công dan thực thụ của đất nước với sự phát triển day đủ và hoàn toàn thiên về mặt thể chất và tinh thần.

Ở giai đoạn phát triển hoàn thiện này, sinh viên có những hoạt động cơ bản

của mình như hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh trí thức, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt

động chính trị xã hội. Ngoài hai hoạt động học tập và hoạt động chính wi xã hội,

thanh niên sinh viên còn tham gia tích cực vào các hoạt động mang tính chất văn

học, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động giao lưu, giao tiếp...

Nhưng nổi bật hơn hết của sinh viên giai đoạn này là hoạt động tự học và

hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Sự thích nghỉ của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới

Như chúng ta đã biết, hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với lứa tuổi

trước đó. Để hoạt đông học tập có hiệu quả sinh viên phải thích nghỉ với hoạt động

học tập mang tính chất mới mẽ. Quá trình thích nghỉ này tập trung chủ yếu ở các

mặt sau:

- Nội dung học tập mang tính chuyên ngành

- Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu.

- Nội dung và cánh thức giao tiếp với thây, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã

hội phong phú, đa dạng...

Trên đây là những vấn để mà sinh viên cần phải có thời gian nhất định để làm quen và thích ứng. Để phát triển, sinh viên phải biết cách giải quyết các vấn để hay các mâu thuẫn xuất hiện trong cuộc sống một cách hợp lý.

* Su phát triển nhận trí tuệ của sinh viên

- Bản chất của hoạt động nhận thức của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng. nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở

thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định.

- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học,

những kỳ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất của người chuyên gia tương lai. Hoạt động nhận thức của sinh viên gắn lién với tu học và nghiên cứu

khoa học.

- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sang tạo cao.

Hoạt động tư duy của sinh viên trong quá trình học tập chủ yếu là theo hướng phân tích, diễn giải chứng minh các định để khoa học

Như vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên là hoạt động mang tinh uf tuệ

cao, cảng thẳng với cường độ cao và tính lựa chọn rõ rệt.

* Đặc điểm về tự đánh gid, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên.

- Tự đánh giá: Tự đánh giá là hoạt động nhận thức, là quá trình chủ thể thu

thập. xử lý thông tin về chính minh, chỉ ra được mức độ tồn tại nhân cách của bản

thân, từ đó có thái độ, hành vi hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục

để hoàn thiện và phát triển.

Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thé

nhằm đạt mục đích lý tưởng sống một cách tự giác. Nó giúp cho sinh viên không chỉ biết người mà còn biết bản thân.

- Tự ý thức: Tự ý thức là quá trình sinh viên xem xét, đánh giá. Nó giúp sinh

viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để hướng vào những hoạt

động lành mạnh của xã hội.

- Tự giáo dục: Tự giáo dục là quá trình tự hoàn thiện bản thân theo hướng

tích cực. Thông qua quá trình tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tw ý thức.

2.4.2, Hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trong quá trình học tập ở đại học của sinh viên. hai hoạt động tự học và

nghiên cứu khoa học được coi là hai "hoạt động chủ đạo `.

* Tự học:

- Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của sinh viên nhằm nắm vững

trị thức, kỹ năng và thái độ do chính bản thân sinh viên tiến hành ở trên lớp hoặc

ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình sách giáo khoa đã được ấn định.

- Tự học là quá trình tự nhận mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực

trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp, cùng các

phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm

lĩnh trí thức nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của mình.

- Như vậy, tự học có quan hệ chặt chẽ với qúa trình tự học, nhưng có tính

cách độc lập và sáng tạo của cá nhân.

- Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin như vũ bảo, khối lượng trị thức học được trong nhà trường, dù có nhiều đi nữa, thì cũng không đủ đối với nhu cẩu chiếm lĩnh tri thức của sinh viên. Do đó bằng con đường tự học, sinh viên tự bổ sung kiến thức cùng hiểu biết của mình bằng cách tự xây dựng mục tiêu và kế

hoạch, tự lựa chọn phương thức học tập thích hợp cho chính mình bằng phương pháp tư học tốt nhất.

Tự học là một bước quá độ tiến lên nghiên cứu khoa học.

* Nghiên cứu khoa học:

- Học là quá trình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo mà loài người đã biết Nghiên cứu khoa học có mục đích phát minh, sáng chế những kiến thức,

những kỹ năng, những phương pháp, những công cụ mà trước đó, loài người chưa

hé biết đến.

Nghiên cứu khoa học là một hình thức học tập mà sinh viên bước đầu tập

vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học qua đó mở rộng, đào sâu và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình.

- Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên từng bước tập vận dụng phương pháp

luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là

điều kiện để sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu của mình, rèn luyện tác phong, phẩm chất tốt đẹp của nhà nghiên cứu khoa học.

- Trong quá trình học tập ở trường đại học, sinh viên thường tham gia các

hình thức nghiên cứu khoa học như: làm bài tập nghiên cứu, khoá luận, luận văn tốt

nghiệp.

# Bài tập nghiên cứu:

Bài tập nghiên cứu là những bài làm, những công trình nghiên cứu mang tính

chất thực hành. Tính tập dượt nghiên cứu bước đầu của sinh viên.

Có 2 loại bài tập nghiên cứu:

- Các bài tập nghiên cứu sau một bài hoặc chương nhằm đào sâu, mở rộng tri thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ để một chủ để nào đó hoặc làm

phong phú thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế qua điểu tra, tiến hành thử nghiệm... yêu cẩu của bài tập này chủ yếu làbổ¡ dưỡng cho sinh viên cách thực hiện một công trình nghiên cứu, chưa đòi hỏi nhiều tính sáng

tạo.

- Bài tập nghiên cứu sau một giáo trình:

Bài tập nghiên cứu này đòi hỏi sinh viên phải thực hiện những bước sau:

+ Lựa chọn hoặc cụ thể hoá những để tài mà khoa hay tổ bộ môn giao cho.

+ Tự lực lập để cương nghiên cứu trước khi nhận sự hướng dẫn của giáo viên + Vận dụng tổng hợp toàn bộ những trị thức, giáo trình và phương pháp

nghiên cứu khoa học vào việc nghiên cứu, xử lý tài liệu và trình bày.

+ Trình bày bài tập nghiên cứu theo đúng hình thức quy định.

# Khoá luận tốt nghiệp :

Khoá luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học có gid trị thay thế một môn thi tốt nghiệp của sinh viên năm cuối. Yêu cẩu của khoá luận tốt

nghiệp đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tổng hợp toàn bộ những hiểu biết chung trong khoá học, đặc biệt là những hiểu biết về bộ môn làm khoá luận tốt nghiệp.

Kết quả của khoá luận tốt nghiệp phải nhầm để xuất những ý kiến mới, những khái quát có tam lý luận, có tác dụng mở rộng và đào sâu tri thức của giáo trình hoặc có

thể được vận dụng vào trong thực tiễn.

4 Luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được

tiến hành vào năm cuối của khoá học, có giá trị thay thế tất cả các môn phải thi tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp đòi hỏi sinh viên phải biết vận dụng hiểu biết của nhiều bộ môn. phải thể hiện được trình độ tổng hợp vấn để của mình. Kết quả của nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thường được vận dụng để giải quyết một số vấn để

thực tiễn và có thể được công bố rộng rải. Sinh viên phải trình bày và bảo vệ trước

hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)