Kết quả đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 48 - 53)

VỚI VIỆC DAY HỌC MON TÂM LÝ HOC

3.1.1. Kết quả đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc

dạy học môn tâm lý học có điểm trung bình lớn hơn 3.0 (M>3.0) :

Bảng 2 : Bảng kết quả những câu có điểm trung bình lớn hơn 3.0 (M>3.0

Câu | Nội dung Trung | Thi |

Số bình | bậc _ 7| Môn tâm lý học (MTLH) giúp tôi hiểu được đối tượng học lui 1

sinh

25 | Giảng viên giảng day (GVGD) MTLH có wi thức chuyên 2

ngành sâu rong

40 | Sinh viên (SV) coi trọng việc tự học.tựnghiêncứ | 3274 | 3 —_

10 _| MTLH giúp tôi ứng xử tốt với học sinh [3272 | 4 | 23 GVGD MTLH có tri thức với thực tiễn [325% | 5 |

54 | SV tìm kiếm các ví dụ thực tế để minh hoạ cho bài hoc. 3.207

SV đặt lại vấn để mình chưa hiểu cho thay cô giả đáp | 3.191 | 8 |

cn Sinh viên trao đổi 3.140 |

giúp tôi ty tin trong nghé day h 3.139 _|

TLH lấy nhiều vi dụ minh

- 33 | Phương pháp của giảng viên kích thích tích cực học tập. 3.115 li

| của sinh viên

3.090 | 14 |

| 27 | GVGD MTLH say mê với môn họ

MTLH giúp tôi tìm hiểu trình độ tâm lý của học sinh trong

công tác giảng da

| 3.031

MTLH giúp tôi mở rong thêm su hiểu biết về con người 3.028 | 18 | 17 | MTLH cung cấp nhiều trì thức bể ích vé nghé làm công Ô 3.019 cal

tac gido duc sau nay.

45

Bảng 2 cho thấy sinh viên đánh giá rất cao những yêu cầu đối với việc dạy

học môn tâm lý. Như chúng ta đã biết hoạt động học tập của sinh viên mang tính chất độc lập trí tuệ cao. Nội dung học tập của sinh viên phải giải quyết được vấn

để do chính nhu cầu cuộc sống của họ đặt ra. Theo ý kiến của sinh viên "môn tâm

lý học giúp tôi hểu được đối tượng học sinh” (câu 7) với điểm trung bình là 3.509 (M=3.509, thứ bậc 1/54) là yêu cầu được sinh viên đánh giá rất cẩn thiết. Điều này có nghĩa sinh viên mong muốn môn tâm lý học cung cấp cho học cách thức tìm hiểu con người, hiểu lòng người và tạo cho họ khả năng tham gia nghiên cứu khoa

học giáo dục và tự hoàn thiện mình. Có lẽ trên cơ sở ấy, sinh viên ra trường mới có

thể làm việc với tập thể học sinh và tiếp cận được từng học sinh. Để có thể giảng

dạy được tốt thì trước tiên giảng viên phải có kiến thức chuyên ngành sâu rộng.

Sinh viên đánh giá rất cao yêu cầu "giảng viên giảng dạy môn tâm lý học có kiến thức chuyên ngành sâu rộng” (câu 25) với điểm trung bình là 3.307 (M=3.307, thứ

bậc 2/54). Điều này cho thấy, với kiến thức sâu rộng của giảng viên, sinh viên có

thể đào sâu tri thức, mở rộng thêm sự hiểu cũng như có niém tin vào tri thức mà

giảng viên cung cấp. Sinh viên cũng rất quan tâm đến yêu cầu "giảng viện dạy tâm

lý học có trí thức với thực tiễn" (câu 23) với điểm trung bình là 3.256 (M=3.256, thứ bac 5/54). Có lẽ có kiến thức với thực tiễn, giảng viên sẽ làm cho sinh viên thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc học, gắn lý luận với thực tiễn. Sinh viên sẽ thấy lý luận xuất phát từ thực tiễn và có thể vận dụng kiến thức lý luận để giải

thích các vấn để thực tiễn.

Thực tế cho thấy, việc tự hoc, tự nghiên cứu là một công việc không thé thiếu được của sinh viên trong quá trình dạy học. Vì sinh viên không thể là một người thu động chỉ biết tiếp thu những chân lý sẵn có trong sách vd hay giáo viên mung đến. Sinh viên là người thu lượm tri thức thông qua hoạt động của chính minh. Do đó, sinh viên đánh giá rất cẩn thiết yêu cầu "sinh viên coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu” (câu 40) với điểm trung bình 3.274 (M=3.274, thứ bậc 3/54).

46

Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức rõ tự học, tự nghiên cứu là việc rất cần

thiết của sinh viên trên con đường học vấn. Mặt khác, để sau khi ra trường phục vụ

công tác dạy học và giáo dục có hiệu quả thì yêu cầu về ứng xử sử phạm cũng được sinh viên quan tâm. Sinh viên đánh giá rất cần thiết yêu cầu “môn tâm lý học

giúp tôi ứng xử tốt với học sinh" (câu 10) với điểm trung bình là 3.272 (M=3.272,

thứ bac 4/54). Ching ta biết rằng, sự dịu dang, tế nhị, khéo léo trong ứng xử sư phạm của giáo viên có tác dụng giáo dục rất lớn đến học sinh. Cho nên, sinh viên

đã chú ý đến việc trau đổi phẩm chất của người thay giáo trong đó có phương pháp ứng xử sư phạm để sau này phục vụ tốt trong công tác dạy học, trong sự nghiệp

giáo dục.

Sinh viên yêu cầu cao phương pháp pháp giảng dạy mang tính thực tiễn cao của giảng viên. “Giảng viên giảng dạy môn tâm lý học tạo điều kiện cho sinh viên

làm nhiều bài tập ứng xử tình huống” (câu 21) với điểm trung bình là 3.236

(M=3.236, thứ bậc 6/54) được sinh viên thừa nhận và đồng ý rất cao. Điều đó cho

thấy, nhu cầu được trang bị của sinh viên về những kiến thức tâm lý học có thể vận dụng để xử lý các tình huống sư phạm trong nghề nghiệp tương lai và ứng xử trong quan hệ hàng ngày, trong cuộc sống là rất lớn. Sinh viên chỉ cảm thấy thích thú với

môn học khi môn học đó đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn để mà mình đang

quan tâm, Thái độ đánh giá rất cẩn thiết của sinh viên đối với câu này có thể xuất

phát từ mong muốn học tốt hơn môn tâm lý học, muốn gắn tâm lý học với cuộc sống và công tác giáo dục đang diễn ra ở trường phổ thông. Có như vậy sinh viên

mới tin vào tính chất ứng dụng của lý luận tâm lý học.

Ngày nay, bên cạnh những phương pháp dạy học mang tính truyền thống, đã

xuất hiện nhiều phương pháp day học hiện đại. Diéu này có nghĩa là sinh viên phải biết tư học, tự thu lượm thông tin dưới sự hướng dẫn của giảng viên để làm cho

quá trình dạy học có hiệu quả. Mặc khác, trong nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của

sinh viên là làm thế nào để nội dung bài giảng được lĩnh hội một cách tích cực và

47

nhớ lâu cũng được đặt ra. Theo ý kiến đánh giá của sinh viên thì “sinh viên tìm

kiếm các ví dụ thực tế để minh hoa cho bài học (câu 54) với điểm trung bình là

3.207 (M=3.207, thứ bậc 7/54). Có thể sinh viên đã tìm ra phương pháp hiểu sâu

bài học bằng cách lấy ví dụ thực tế minh họa cho bài học. Những ví dụ mà sinh viên có thể lấy từ chính đời sống tâm lý của bản thân hay trong thực tiễn giáo dục hoặc trong đời sống tâm lý con người trong xã hội nhằm làm cho bài học sinh động và và dễ nhớ hơn nội dung của bài. Tuy nhiên, muốn lĩnh hội tốt những thông tin

khoa học sinh viên phải tập trung tư tưởng cao độ để theo dõi bài giảng một cách

liên tục những vấn để được nêu ra, kể cả những vấn để chưa hiểu. Đối với nhũng vấn để chưa hiểu rõ hoặc muốn hiểu sâu hơn, sinh viên có nhiệm vụ đặt lại vấn để với thấy cô của mình để được giải thích, làm rõ. Vì vậy, sinh viên đánh giá cao yêu

cẩu "sinh viên đặt lại vấn để mình chưa hiểu cho thay cô giải đáp” (câu 53) với điểm trung bình là 3.191 (M=3.191, thứ bậc 8/54). Bên cạnh “khai thác” kho tang

kiến thức quý báu của thấy cô để làm rõ vấn để, sinh viên còn có thể trao đổi ý

kiến với bạn bè. Sinh viên đánh giá rất cần thiết yêu cầu “sinh viên trao đổi ý kiến

với bạn bè va các thấy cô” (câu 41, thứ bậc 9/54) cho thấy ngoài thay cô, bạn bè

còn có mỘt vai trò quan trọng trong việc trao đổi, học hỏi lẫn nha Các sinh viên.

Điều này còn được bổ sung bởi câu tục ngữ “hoc thay không tay học bạn” đã được

ông cha ta đúc kết từ xưa.

Trong công tác dạy học và giáo dục, để tiếp cận học sinh có hiệu quả, theo sinh viên môn tâm lý học cẩn giúp sinh viên tự tin trong nghề day học. Sinh viên đánh giá rất cao yêu cầu “môn tâm lý học giúp tôi ty tin trong nghề dạy học sau này” (câu 9) với điểm trung bình là 3.139 (M=3.139, thứ bậc 10/54). Điều này cho thấy sư tự tin trong nghề dạy học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện tốt công việc của mình.

Trong việc giảng dạy môn tâm lý học, việc lấy ví dụ minh họa cho bài giảng là hết

sức cẩn thiết. Sinh viên đánh giá cao yêu cầu "giảng viên giảng dạy môn tâm lý

48

học lấy nhiều ví dụ minh hoa cho bài giảng” (câu 20) với điểm trung bình là 3.138 (M=3.138, thứ bậc 11/54), Diéu này cho thấy sinh viên sẽ tiếp thu kiến thức chắc chắn và hào hứng nếu như giảng viên lý giải được các hiện tượng tâm lý xung quanh và lấy được ví dụ sinh động minh họa cho bài giảng của mình. Việc lấy ví dụ

thực tiền về con người, về xã hội, về giáo dục sẽ làm cho bài giảng tâm lý học trở

nên sinh động và sẽ làm cho sinh viên dễ hiểu, đễ ghi nhớ sâu sắc bài giảng.

Ngược lại, thông qua sự thông hiểu bài học, ý nghĩa của môn học, sinh viên sẽ

được củng cố và nâng cao tri thức tâm lý học của mình. Nếu sinh viên chỉ tiếp nhận

tri thức bằng lý luận không gắn lién với thực tiễn thì họ có thể dễ chán nan, không say sưa với môn hoc. Do đó, sinh viên yêu cẩu “giảng viên giảng dạy môn tâm lý học giảng bài lôi cuốn" (câu 22) với điểm trung bình là 3.119 (M=3.119, thứ bậc

12/54). Ta thấy, sinh viên không chi hứng thú học tập khi giảng viên đưa ra nhiều

bài tập ứng xử tình huống và lấy nhiều ví du minh họa cho bài giảng mà còn giảng

bài lôi cuốn, hấp dẫn. Việc giảng day lôi cuốn của giảng viên có thể tạo không khí tích cực học tập, tiếp thu tri thức của sinh viên. Chúng ta biết rằng, để giảng bài lôi

cuốn, hấp dẫn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong các yếu tố vé phương pháp giảng

day của giảng viên có vai trò rất quan trọng.

Thái độ đánh giá rất cẩn thiết của sinh viên cũng nói lên phan nào mong muốn học tốt hơn môn tâm lý học từ phương pháp giảng dạy của giảng viên. Nhưng làm thé nào dé học tốt, để rút ra cách thức học tập có hiệu quả là vấn dé sinh viên

đặc biệt quan tâm. Và sinh viên cho rằng : “phương pháp giảng dạy của giảng viên

kích thích tính tích cực học tập của sinh viên” (câu 33, thứ bậc 13/47) và “giảng

viên giảng day môn tâm lý học tạo bau không khí học tập sôi nổi" (câu 38, thứ bac 16/54) là rất cần thiết. Với phương pháp kích thích tính tích cực học tập và tao bau

không khí học tập sôi nổi của giảng viên phẩn nào sẽ đem lại cho sinh viên một

phong thái học tập tốt.

49

Chúng ta biết rằng, tâm lý học là môn học nghiệp vụ nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết vé nghề day học, về kỹ năng vận dụng những hiểu biết về bản chất tâm lý người trong quá trình dạy học. Do đó, sinh viên đánh giá rất cao các yêu cầu "môn tâm lý học giúp tôi tìm hiểu trình độ phát triển tâm lý của học

sinh trong công tác giảng dạy” (câu 13, thứ bậc 15/54), “môn tâm lý học giúp tôi

mở rộng thêm sự hiểu biết vé con người” (câu 2, thứ bậc 18/54) và "môn tâm lý học cung cấp những trị thức bổ ích về nghề làm công tác giáo dục sau nay” (câu

17, thứ bậc 19/54), Có lẻ trên cơ sở giúp hiểu được đối tượng học sinh, hiểu được

trình độ phát triển tâm lý của học sinh, môn tâm lý học cũng cung cấp cho sinh viên những wi thức cẩn thiết để vận dụng vào việc đưa ra các giải pháp sư phạm phù hợp. Ta thấy, sinh viên đánh giá rất cần thiết yêu cầu “môn tâm lý học giúp tôi

đưa ra các giải pháp sư phạm phù hợp" (câu 18) với điểm trung bình là 3.031

(M=3.031, thứ bậc 17/54),

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)