Sự hiểu biết về phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 23 - 27)

2.3. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

2.3.3. Sự hiểu biết về phương pháp dạy học

Để xác định phương pháp dạy học ở đại học, giảng viên cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và bản chất của quá trình dạy học mà sử dụng phương pháp cho phù

hợp, có hiệu quả.

Trong quá trình day học, khi sử dụng các phương pháp dạy học, người day

cần thực hiện theo các yêu cau sau:

- Người dạy phải sử dụng phương pháp gắn lién với ngành nghề đào tạo ở trường đại học. Điều này đòi hỏi người dạy ngoài việc trang bj tri thức khoa học còn cần phải chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học

( sinh viên).

- Phương pháp day học của người thay giáo phải gắn liền với thực tiền xã hội, thực tiễn cuộc sống và khoa học công nghệ, Trong quá trình giảng dạy, người

thay giáo phải luôn bám sát yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội và sự phát triển khoa học công nghệ để kịp thời đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

- Người thay giáo phải sử dụng phương pháp giảng dạy của mình làm sao

ngày càng tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, phải chú ý trình bày các

quan điểm khác nhau, các học thuyết khác nhau vé một vấn để nào đó để bồi

dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

- Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, Quá trình nhận thức và học tập của sinh viên là quá

trình nhận thức có tính chất nghiên cứu. Do đó, nó đòi hỏi người thay giáo phải tôn trọng ý kiến sinh viên; tổ chức, điều khiển sinh viên tích cực tham gia hoạt động

học tập, nghiên cứu khoa học.

- Giáo viên phải sử dụng các phương pháp day học một cách linh hoạt, sáng

tạo sao cho phù hợp với đặc điểm bộ môn và với đối tượng sinh viên.

- Cần sử dụng các trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại nhằm đạt

hiệu quả tối ưu trong dạy học.

Trong quá trình dạy hoc, giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học nhằm giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao.

Trong bất kỳ công việc nào, muốn tiến bộ trong nghề nghiệp, người đó phải tự bồi

dưỡng cho bản thân mình. Người thay giáo cũng vậy, cũng tự bồi dưỡng cho bản thân mình về nhiều mặt.

2.3.4. Tự bồi đưỡng cho bản thân về nhiều mặt :

Người giáo viên hiện nay đang đứng trước những yêu cầu mới và diéu kiện

mới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với hiện tượng * bùng nổ

thông tin” trong lĩnh vực trí thức khoa học đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn học tập và Gm cách giảng day cho học sinh những cái mới.

Có nhiều loại nghề chỉ cdn có lòng say mê thực sự đối với công việc, và có kiến thức đẩy đủ về công việc là có thể lao động một cách có kết quả trong phạm vi những nghề nghiệp đó. Nhưng nghề sư phạm lai không như vậy. Nghé này đòi hỏi người thẩy giáo ngoài việc nắm vững bộ môn mình đang day cẩn có ý thức

thường xuyên tự học tập. tự nghiên cứu thì mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Trong bối cánh xã hội đang bước vào nên văn minh trí tuệ, người giáo viên

còn có nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn học sinh biết thu thập và xử lý thông tin.

Do đó, giáo viên không phải là người dạy một môn học nhất định, mà còn là người

bồi dưỡng cho thế hệ đang lớn, là người có tẩm phát triển rộng cdi những hứng thú

và thiên hướng khác nhau.

Làm giáo viên một mặt là cống hiến, mặt khác họ như thứ bọt biển thấm

vào mình, cuốn theo mình mọi tỉnh hoa của dân tộc của cuộc sống và khoa học và họ lai cống hiến tinh hoa này cho trẻ. Muốn trở thành một giáo viên chân chính,

tiên tiến cả trong ngày hôm nay lẫn ngày mai, thì họ phải luôn luôn đi cùng hàng

ngũ những người tiền tiến nhất trong nhân dân.

Tầm hiểu biết rộng rãi các tri thức không chỉ đưa lại cho bản thân giáo viên

niềm thoả mãn cao, mà nó còn có một tam quan trọng lớn trong việc tranh thủ uy

tín mạnh mé của học sinh. Họ có thể trà lời hết các câu hỏi thắc mắc của học sinh, có thể trao đổi cùng các em những lĩnh vực tri thức hết sức khác nhau.

2.3.5. Năng lực nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu được của giáo viên các trường đại học. Vì “ Cái mục tiêu cao nhất mà nhà trường đại học phải nhằm

tới và có nhiệm vu đào tao cho học sinh của mình đạt tới: đó là sự nghiên cứu khoa

học, là sự khám phá mở đường và có hiệu quả trên những địa bàn kỹ thuật và lý

luận chưa được khai phá”. (5l, 12]

Người thầy giáo đại học trước hết phải là một nhà nghiên cứu, một nhà khoa học. Bởi vì "người cán bộ giảng dạy bộ môn khoa học đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện cái mới trong đó, mở rộng và làm phong phú, sâu sắc

hơn những tri thức khoa hoc của bộ môn mình giảng dạy ”|48, 141 ] . Giống như nhà khoa học, người cán bộ giảng dạy phải vạch ra chân lý khoa học cho sinh viên.

Cho đến ngày nay, người ta vẫn công nhận rằng: “ở các bậc cao nhất của học thức,

nghiên cứu khoa học và giảng dạy không thể tách rời nhau mà phải bổ sung cho nhau theo những cách thức đa dạng và mỗi một bên sẽ bị suy yếu ding kể nếu

không được bên kia bồi đắp: hai bên cũng như là hai cực của một thỏi nam châm

vay”. [51, 11]

La một nha khoa học thực sự thì giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên tự đi tim tri thức trong giải đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay. Bên cạnh đó giáo viên

còn hướng sinh viên đi vào nghiên cứu khoa học, một trong những nhiệm vụ cơ bản của trường đại học ở nước ta.

Dạy và học đại học gắn lién với nghiên cứu khoa học cho nên hoạt động giáo dục ở đại học mang tính chất hòa mình vào cuộc sống sản xuất và xây dựng

xã hội. Ở đó, thấy và trò cộng tác chặt chẽ với nhau để khảo sát và xử lý các vấn

để mà sản xuất và xã hội đặt ra. Thầy sẽ là người chỉ đạo, dẫn dắt, trò là người phụ tá, trợ giúp tích cực. Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn là mối quan hệ giữa người này với người kia như ở trường trung học nữa mà là quan hệ của cả hai đối

với khoa học.

Người thấy giáo, với tư cách là một nhà khoa học, sẽ hình thành ở người học

một thái độ tích cực, chủ động trong việc học tập. Giúp sinh viên tự học tập không

chỉ phi nhân những kết luận cuối cùng mà còn phải lĩnh hội được những cách thức và biện pháp để tìm ra chân lý.

Người thay giáo phải thực hiện được mục tiêu giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Nghiên cứu khoa học chuyên ngành phục vụ cho tri thức chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học sư phạm phục vụ việc truyền dat tri thức đến đối

tượng dạy học và giáo duc.

+ Nghiên cứu khoa học lý thuyết.

+ Nghiên cứu khoa học ứng dụng vào day học.

2.3.6 Yêu cầu đối với giảng viên tâm lý học

Người giảng viên tâm lý học can đảm bảo yêu cau :

23

- Cin nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành của ngành tâm lý học mà mình giảng dạy. Sử dụng và vận dụng tốt những kiến thức đó trong giảng day và nghiên cứu tâm lý học (bao gồm những khái niệm, những quy luật của tâm

lý con người...)

- Biết lựa chọa kiến thức, phù hợp nhất đối với đối tượng mà mình giảng

dạy.

- Giảng viên phải có kiến thức thực tiễn và đa dạng.

- Giảng viên phải có khả năng giảng dạy tốt và khả năng nghiên cứu tốt về

tâm lý học.

- Giảng viên phải nắm được quy chế chuyên môn, yêu cầu về đào tạo, đặc biệt là mục tiêu đào tạo để giảng dạy cho thích hợp.

- Khả năng chế biến tài liệu một cách linh hoạt cho phù hợp cả về nội dung

tri thức, hình thức, mức độ của tri thức (phân biệt khái niệm sinh hoạt và khái niệm

khoa học).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Đánh giá của sinh viên về một số yêu cầu đối với việc dạy - học môn tâm lý học tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)