e Trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức cho học sinh,cán bộ quản lý các trường tiêu học thực hiện các nội dung quản lý ở mức khá tốt nhiều nội dung như Quản lý kế hoạch, c
Trang 1DOA - GE
TRUONG DAI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA TAM LY GIAO DUC
TRUONG THI MINH THUY
THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG
DAY HOC MON ĐẠO ĐỨC Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUAN 2 THÀNH PHO HO CHÍ MINH
Chuyên ngành quan ly giáo dục
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOCThạc sĩ VO TH] HONG TRƯỚC
THU VIENTrư*ng Đai-Hạc Su-Pham
| TP HỖ:CHI-MINH
TP Hỏ Chỉ Minh, 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Cán bộ quan lý bậc tiểu học Phòng Giáo dục va Đảo tạo quận 2, tập the Ban giám hiệu, giáo viên va học sinh các trường tiểu học An Phú, trường tiểu
học Nguyễn Văn Troi, trường tiểu học Thanh Mỹ Lợi và trường tiêu học Mỹ
Thủy quận 2 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi tham gia nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học.
Qúy thay cô khoa Tâm lý — Giáo dục Trường Đại học Sư phạm thành
phổ Hỗ Chi Minh đã trang bị cho tôi những tri thức và kinh nghiệm quý báu
trong lĩnh vực quản ly giáo dục; và tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý bau
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Các ban sinh viên ngành quản ly giao dục Trường Đại học Sư phạm
thành pho Hồ Chi Minh củng những bạn bẻ đã giúp đỡ, động viên, tạo điều
kiện dé tôi hoan thanh khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc Cô Võ Thị Hong Trước — giảng
viên khoa Tâm lý - Giáo dục đã tận tinh hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Trang 3MỤC LỤC Trang phụ bìa
1 Eglo: dhọn:lễ dÃÌL:ccciciiancidtãã G000 0386600408022 Ee eee I
2 MAO DỊCH TENOR GATE eeeeeeeeeeneeeneeeneennodeenuaaa “ cue
3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu 3t6it033100008600301838p362 2
4 Giả thuyết nghiền cứu - - - + + 1111211111 1111193222571 xxcrzex 2
5, Nhiệm vụ nghiên cứu FU
6 Phương pháp luận và phương pháp nghién cứu - - - - 3
1, Giới bạn đề DT,ccnccscnn nàn nha Gà bã 11141066481/880134083)3466318944u0:4 1004 5
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG DAYHỌC MON ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Lịch sữ nghiễn cứu vẫn để ::- ¡¡ 02222022200 014110á14áảã 04 61.1.1 ce cccccv2scccszxse+ MA 6
12156: VIỆT TIANH Hới t¿8014.0010401000443010kLE2g80E6110ã1489%314086014334G6016005866G0181Xãk08E 8
Trang 41.2 Lý luận về hoạt động day học môn đạo đức ở trường tiêu học lŨ
I.3.1 VỊ tri, vai tro mon đạo đức ở trường tiêu BOGE
1.2.2 Mục tiêu mon đạo đức ở trường In: PA mm .ẽ 111.2.3 Nội dung chương trình môn dao đức ở trường tiểu học 12
I.2,4 Vai trò hoạt động day của giáo viên xi tiritrz tha 15
1.2.5, Vai tro hoại động học của HỌC SIHN:.: ::¿:cc-cczcc 2212 cua bia g22kà vane 16
1.2.6 Phuong pháp, phương tiện, hình thức day học mén dao đức ở trường
I.2.7 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn đạo đức ở trường tiêu học L8
1.3 Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở trường tiểu
¡lì 6 /(ỞỂ-Ha 333 20
Lait, Metab hái niệm vớ BẠN vai acncctcdGosgisitii02/0d-686 46 20
1.3.2 Quan ly hoạt động day học môn đạo đức ở trường tiểu học 311.4 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học 3UXS 1443508004121 43
1.4.1 Đặc điểm sinh lý lửa tuéi HS tiểu học -.c- các 43
1.4.2 Đặc điểm tâm ly lứa tuổi HS tiểu học _ 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MON ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUAN 2 THÀNH PHO
HO CHÍ MINH
2.1 Khái quát về các trường tiểu học quận 2 TPHCM 49
Trang 52.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở các trưởng
tiểu học quận 2 thành pho Hỗ Chí Minh ——- 50
2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy học mon đạo đức ở các trường tiêu học quận
Phụ lục 1: Công cụ nghiên cứu
Phụ lục 2: Kết quả xử ly thong kê
Trang 6DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
————
Trang 7DANH MỤC CAC BANG
Ca Ky hiệu Tén bang
Bang 2.1 | Théng kể ty lệ học sinh giỏi va hạnh kiếm
HS ở các trưởng tiểu học quận 2
Bảng 2.2 Thong kẻ vẻ mẫu khảo sát, phỏng vanBảng 2.3 Mức độ và kết quả thực hiện nội dung day
giá kết quả học tập môn đạo đức của HS
Bảng 2.7 Mức độ và kết quả quản lý kế hoạch,
chương trình dạy học môn đạo đức
Bang 2.8 Mức độ va kết qua quản lý việc chuẩn bị kế
hoạch bài day môn đạo đức của GV
Bảng 2.9 Mức độ và kết quả quản lý việc thực hiện kế
hoạch bải dạy môn đạo đức của GV
Bảng 2.10 Mức độ và kết quả quản lý việc thực hiện
nội dung dạy học mén dao đức của GV
Bảng 2.11 Mức độ và kết quả quản lý phương pháp,
phương tiện dạy học mỗn đạo đức
Bảng 2.12 Mức độ và kết quả quản lý hoạt động đánh
giá kết quả học tập môn đạo đức của HS
Trang 8MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn để tài
Đạo đức là một mặt quan trọng trong nhân cách của mỗi con người, là
kết quả của giáo dục gia đình, nhà trường va xã hội, dong thời cũng là kết quả
của sự tự tu dưỡng, tự giáo dục của chính mỗi ca nhân Một con người hoàn
thiện vẻ nhân cách không chi có tai ma còn phải có đức Chủ Tịch Hỗ ChỉMinh có dạy rằng: “Có tài mà không có đức là người vé dụng, có đức mà không
có tải làm việc gi cũng khó” Đức là nên tảng cho tải phát triển, tai làm cho đức
ngày cảng hoàn thiện toan điện, vững chắc va làm gia tăng các gia trị xã hội cho
Ba qs
Mol HEƯƠI.
Nhân cách của con người muốn được xây dựng va phát triển cân bắt
đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngôi trên ghế nha
trường Việc hình thành va phát triển các phẩm chat đạo đức, tri thức cho thé
hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cân phải thực hiện
Tiểu học là cấp học mở dau của nha trường và cấp học sư phạm hoản chỉnh.Đổi tượng giáo dục tiểu học là những trẻ em còn non trẻ về thé chất, tâm hon
và tri tuệ nên dé tiếp nhận sự tác động của nên giáo dục một cách mạnh mẽ va
sau sắc Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu hoc có vai trò nhất địnhtrong việc xây dựng cho trẻ em những tinh cách nên tảng, và bồi dưỡng cho
các em những quy tắc hành vi tốt thể hiện trong thái độ với bạn bẻ, gia đình
và mọi người xung quanh Do đó, công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm
lo béi dưỡng đạo đức cho học sinh là cai căn bản, cái gốc cho sự phát triển
nhãn cách.
Dạy học môn đạo đức ở tiểu học nhăm cung cap cho học sinh những tri
thức cơ bản ban đầu về các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp lứa tudi, giúpcác em rèn luyện được những thoi quen đạo đức tích cực theo các chuẩn mực
Trang 9đạo đức xã hội và có niềm tin đạo đức đúng dan, từ đỏ góp phan hình thành ở
các em cơ sở ban dau nhưng rất quan trọng của nhân cách The hệ trẻ hômnay là tương lai của đất nước ngảy mai, nêu chỉ chủ trọng vào giáo dục trí dục
ma xem nhẹ giao dục đức dục thi xã hội sẽ ra sao Vi vậy, công tác quản lý
hoạt động dạy học môn đạo đức của người hiệu trường trong trường tiểu học
giữ vai trò hết sức quan trọng và cần thiết
Trước thực tế như vậy nhưng vẫn chưa có dé tài nghiên cửu vẻ công tácquản lý hoạt động dạy học môn đạo đức cho học sinh tiểu học Qua quả trinhhọc tập tôi rất muốn nghiên cứu vé van đề này, do dé, tôi đã chọn nghiên cứu
đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở các trường tiêuhọc quận 2, thành pho Hỗ Chỉ Minh” nhằm góp phan giúp cho công tác quản
lý hoạt động dạy học mén đạo đức học sinh tiểu học nói chung vả ở quận 2
nói riêng ngày cảng có hiệu quả hơn.
2 Mục dich nghiên cứu
Tim hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học mén đạo đức ở các
trường tiêu học quận 2, thành phố Hỗ Chi Minh
3 Khách thê và doi tượng nghiên cứu
s Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường
tiêu học
« Đổi tượng nghiên cứu: Thực trạng quan ly hoạt động day học món đạo
đức ở các trường tiêu học quận 2, thành pho Hỗ Chi Minh
4 Giả thuyết nghiên cứu
e Phan lớn cán bộ quản lý va giáo viên các trường tiểu học có nhận thức
đúng dan vẻ tam quan trọng của hoạt động day học môn đạo đức chohọc sinh tiêu học và sự can thiết của công tác quan lý hoạt động nay
Trang 10e Trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức cho học sinh,
cán bộ quản lý các trường tiêu học thực hiện các nội dung quản lý ở
mức khá tốt nhiều nội dung như Quản lý kế hoạch, chương trình dạy
học; Quản lý việc chuân bị kế hoạch bài dạy của giáo viên; Quản lý
việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
Š Nhiệm vụ nghiên cứu
e Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động dạy học môn đạo đức ở các
trường tiểu học và công tác quản lý hoạt động nay
e Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở các
trường tiểu học quận 2, thành phố Hồ Chi Minh
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
© Quan điểm lịch sử
Quan điểm này được vận dụng dé tìm hiểu quá trình phát sinh và
phát triển của công tác quản lý hoạt động dạy học qua việc thamkhảo những công trình nghiên cứu từ trước đến nay, nhằm phác
họa rõ nét thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu
học hiện nay.
© Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Theo quan điểm hệ thông ~ cầu trúc, mọi sự vật hiện tượng đều
tồn tại dudi dạng một hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên
hệ với nhau, không tôn tại độc lập ma cỏ liên hệ với các hệ thốngkhác, do đó phải nghiên cứu toan diện các van dé có liên quan
Quan điểm này được vận dụng vào các phương pháp nghiên cứu
lý thuyết và thực tien của dé tài Xem xét đối tượng nghiên cứu
Trang 11như một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triểnthông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại Công tác quản lý
hoạt động dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học luôn có mỗiquan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong quá trình quản lý
© Quan điểm thực tiễn
Co sở lý luận phải được minh chứng và hoản chỉnh thông qua
các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng
là hết sức cần thiết Qua khảo sát sẽ phát hiện những ưu điểm,
nhược điểm của công tác quản lý hoạt động dạy học môn đạo
đức ở trường tiêu học, đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn hiện
nay.
® Phương pháp nghiên cứu
¢ Phuong pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, phân tích, tông hợp
các tài liệu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động đạy học
môn đạo đức, các chức năng vả nội dung quản lý nhà trường, các
văn kiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vẫn đề nghiên cứu
© Phương pháp quan sát: Quan sát cán bộ quản lý, giáo viên, học
sinh trong các hoạt động của nhà trường nhằm tìm hiểu tính chất
việc dạy học môn đạo đức cho học sinh vả công tác quản lý của
Hiệu trưởng
e Phương pháp phỏng van: phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên
ở đơn vị nghiên cứu nhằm thu nhận những thông tin hỗ trợ cho
quá trình nghiên cứu
© Phuong pháp điêu tra viet: sử dụng các bảng điêu tra để thu thập
số liệu từ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường nhằm đánh giá
được thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức cho học sinh tiêu học
Trang 12e Phuong pháp thống kê toán học: tổng hợp, phân tích, và xử lý số
liệu thu thập được khi nghiên cứu dé tai bằng phan mềm SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences).
Giới hạn đề tài
Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt
động day học môn đạo đức ở trường tiêu học quận 2, thành pho Hồ Chi
Minh
Giới hạn về đối tượng khảo sát: các trường tiêu học ở quận 2, thành phố
Hỗ Chí Minh
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG
DAY HỌC MÔN DAO ĐỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Thế giới
Trong lich sử phát triên của khoa học giáo dục nói chung và lịch sửphát triển hoạt động dạy học nói riêng, vấn đề dạy học vả quản lý hoạt độngdạy học đã được các nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục nghiên cứu từ nhiều
khía cạnh
-Bàn về hoạt động dạy học, từ xưa đến nay, các nhả giáo dục đã có
nhiều nghiên cứu góp phan hoàn thiện quá trình day học và giáo dục có thé kẻ
đến như
Socrate (469-399) là người thực hiện và đề xuất phương pháp dạy học
là bằng cách hỏi ~ đáp giữa hai người mà giúp cho người khác đi đến chân lý,
tự rút ra chân lý Người thầy thông qua các câu hỏi đưa người học vào tìnhhuống có van dé, qua đó, giúp người học có được tri thức mới [34]
Quan niệm của Platon (427-348) “Giáo dục con người là một quá trình
dài, có hệ thống và phải được tiến hành từ tuổi tho” đã khẳng định tầm quan
trọng của việc xây dựng và hình thành nhân cách con người ở những giai
đoạn đầu ngồi trên ghế nhà trường [12], [34]
Vé lý luận dạy học và giáo dục, Không tử (551-479) đánh giá rat cao
vai trò của giáo dục, đặc biệt coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách
con người Đó là việc giáo duc lòng nhân ái và biết sống có trên có dưới,
trung thực, thủy chung, có kỷ cương từ gia đình đến xã hội [12], [34].
Trang 14Petxtalodi (1746-1827) - một trong ba nhà giáo dục tiêu biéu của the
kỷ 19 - cho rằng nhiệm vụ trung tâm của giáo dục đạo đức cho trẻ em dựa trên cơ sở chung nhất là tình yêu về con người Tình yêu ay bat nguon từ gia
đình trước hết là đối với cha mẹ, anh chị em rồi đến bạn bẻ và mọi người
trong xã hội Tình thương yêu con người của trẻ em sớm hình thành trong gia
đình sẽ tiếp tục được củng có và phát triển ở trường học Đồng thời, ông cũng
cho rằng nhiệm vụ quan trọng của dạy học là qua việc dạy học mà rèn luyện
kỹ năng tư duy và phát triển kỹ năng thực hành cho trẻ [34]
-Ban về quản ly nhà trường nói chung và cụ thé là quan lý hoạt động
day học, đã cỏ những quan điểm của các nha quản lý giáo dục, nhà giáo dục,
nhà nghiên cửu như
Anton Semionnovic Makarenko (1888-1939) với kinh nghiệm lãnh đạo
Trại Goorki — trường giáo dục lại những trẻ vị thành niên phạm pháp và Công
xã Pheelix Giecginxki - một kiểu trường cải tạo vừa học vừa lao động ở Liên
Xô cũ, ông đã xây dựng hệ thống lý luận giáo dục cho đối tượng trên Những
kinh nghiệm giáo dục và quản lý giáo dục của ông đã được đúc kết trong
những tác phẩm sư phạm bất hủ mang đậm tính văn học như “Bài ca sư phạm", “Những ngọn cờ trên đình tháp”, “Quyền sách của những người làm cha mẹ” Ông đã dé cao nguyên tắc “gido dục trong tập thé và bằng tập the”
[34].
Các nhà quan ly giáo dục Xô Viết cho rằng “Kết quả toàn bộ hoạt động
của nhả trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn hợp lý
công tác hoạt động dạy học” [34].
Trang 151.1.2 Việt Nam
Ban về hoạt động dạy học, các nha giáo dục, các nha nghiên cứu nước
ta có những quan niệm toan diện và sâu sắc
Chu Văn An - người thầy mẫu mực — bên cạnh việc trau đồi kiến thức còn đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức cho học trò Ông nổi tiếng
là một người thầy có học vấn sâu rộng và là một tắm gương đạo đức mẫu mực
ma mọi học trò đều né phục [37]
Nguyễn Trãi (1380-1442) — Nhà giáo dục lớn của dân tộc - những tác
phẩm về giáo dục của ông chưa được hệ thống một cách day đủ, tuy nhiên
những quan niệm của ông về giáo dục đến nay vẫn còn giá trị Ông cho rằng
giáo dục là công cụ đào tạo những hiền tải cho đất nước, là công cụ giữ gìn và
phát triển thé đạo, nhân tâm Và day học là một hoạt động khó khăn, gian khỗ
mà cả người dạy lẫn người học phải tiến hành một cách nghiêm túc, thườngxuyên, cần cù và khiêm tốn [37]
Tác giả Pham Trung Thành trong dé tài nghiên cứu gần đây về thực
trạng quản lý hoạt động học tập của học viên trường Trung cấp kỹ thuật hải
quân đã chỉ ra đặc điểm hoạt động học tập là sự chiếm lĩnh kinh nghiệm của
nhân loại dưới ảnh hưởng của hoạt động dạy của giáo viên Bên cạnh đó, tác
giả đã nêu lên chức năng của hoạt động học là lĩnh hội và tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động học tập dưới sự hướng dan của giáo viên
Ban về quản lý nhà trường nói chung và cụ thé là quản lý hoạt độngdạy học, đã có những quan điểm của các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo dục,
nhà nghiên cứu như
Trang 16Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Day học và giáo dục trong sự
thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường, vẻ thực chất, quản lý
trường học lả quản lý quá trình day học” [30].
Tác giả Nguyễn Văn Lê đề cập đến việc tổ chức tốt các hoạt động
giảng dạy trong nhà trường bao gồm: tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong
việc chuẩn bị giờ lên lớp; phân công giảng day một cách khoa học [19]
Đối với khoa học quản lý giáo duc, quản ly nha trường có nhiều tác giảquan tâm, vận dụng những thành tựu về lý luận khoa học quản lý nói chung
và đã dua ra nhiều van dé lý luận về quan lý giáo dục tiêu biểu là các tác giả:
Nguyễn Ngọc Bảo, Đặng Quốc Bảo, Đặng Vũ Hoạt, Trần Kiểm, Đặng Bá
Lãm, Nguyễn Lân, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cảnh Toản
Bên cạnh đó, không thê không kẻ đến các công trình nghiên cứu gần
đây về quản lý hoạt động dạy học dưới dạng khóa luận, luận văn, luận án củacác tác giả Lê Quang Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Bảo, Bùi
Quang Dự, Nguyễn Thị Ngọc Ngân Các công trình nghiên cứu này phần
nào đã giải quyết được những van dé lý luận cơ bản vẻ khoa học quản lý vànêu lên thực tiễn quản lý tại một số địa phương cụ thé ở Lam Đồng, Bến Tre,Can Thơ, thành pho Ho Chí Minh, Ca Mau
Tác giả Bùi Quang Dy trong nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt
động day học ở các trường tiểu học quận Thét Nét, thanh phố Cần Thơ chothay các trường cơ bản đã thực hiện day đủ các nội dung quản lý giảng dạychú trọng đến quản lý mục tiêu, chương trình Tuy nhiên, các biện pháp quản
lý còn rời rạc, thiếu tỉnh đồng bộ, hệ thông và chưa có tính khoa học cao [8]
Tác giả Lê Quang Dũng nghiên cứu về thực trạng quản lý giảng dạy ởcác trường tiêu học thị xã Bến Tre đã chỉ ra những mặt tích cực, hiệu quả
Trang 17trong công tac quản lý giảng day nơi đây Bên cạnh đó, các trường vẫn chưa
có biện pháp quản lý tết việc thực hiện đổi mới PPDH của GV theo hướng
phát triển khả năng tự học, tăng cường kỹ năng thực hành của HS [6]
Trong đề tải nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở
Xuyên Mộc - Vũng Tàu, tác giả Võ Thanh Minh đã cho thấy bên cạnh việc
vận dụng tương đối khá tốt và linh hoạt các biện pháp quản lý trong tình hình
cu thé nhà trường thi việc quan ly vẫn còn mang tinh hành chính, chưa thật sự
đi sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ [24].
Như vậy, van dé về dạy học, quản lý hoạt động dạy học nói riêng và
quản lý nhà trường nói chung đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu ở nhiều khách thé, nhiều nhân tố khác nhau Kết quả nghiên cứu từ những công trình, dé tài này đã cung cap cho chúng tôi nhiều thông tin
bỏ ích, giúp chúng tôi triển khai để tài của mình.
1.2 Lý luận về hoạt động day học môn đạo đức ở trường tiểu học
1.2.1 Vị trí, vai trò môn đạo đức ở trường tiêu học
Việc giáo dục đạo đức cho HS tiểu học được thực hiện theo hai conđường cơ bản là qua quá trình dạy học các môn học khác nhau và qua việc tô
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức cho
HS tiểu học qua hai con đường này chưa thật sự có tính hệ thống nên chưa
đem lại hiệu quả Vì vậy, cần giáo dục đạo đức cho HS tiểu học một cách hệ
thống thông qua một môn học cụ thé, đó là môn đạo đức
Môn đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng Bởi lẽ, môn đạo đức thực
hiện đồng thời cả ba nhiệm vụ giáo dục đạo đức là hình thành cho HS ý thức
về những chuan mực hành vi đạo đức từ đó, định hướng cho các em những giá trị đạo đức phù hợp với những chuẩn mực được quy định trong chương
Trang 18trình môn đạo đức; giáo dục cho học sinh những xúc cảm, thái độ, tình cảm
đạo đức đúng dan liên quan đến các chuẩn mực hành vi quy định; và hình
thành cho các em những kỹ năng, hành vi phù hợp với các chuan mực, trên cơ
sở đó, rèn luyện thói quen đạo đức tích cực Nội dung môn đạo đức bao gồm
hệ thong các chuân mực hành vi đạo đức tương ứng với các tình huong
thường gặp của HS trong cuộc sống của mình Môn đạo đức có khả năng hình
thành cho các em những hành vi đạo đức một cách thường xuyên, có hệ thống
Đối với việc tô chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiêu học,
môn đạo đức cỏ tác dụng định hướng, làm cơ sở cho những hoạt động giáo
dục khác nhau Đồng thời, trong mối quan hệ với các môn học khác, môn đạo
đức có tác dụng bảo đảm tính trọn vẹn, tỉnh hệ thông, tính liên tục của quá
trình giáo dục HS, góp phan thực hiện mục tiêu chung giáo dục tiểu học vẻ
hình thành nhân cách cho các em
1.2.2 Mục tiêu môn đạo đức ở trường tiểu học
Mục tiêu dạy học môn đạo đức được quy định trong chương trình giáo
dục phỏ thông môn giáo dục công dân của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 05 tháng 5 năm 2006.
Mục tiêu về tri thức của môn đạo đức là: sau khi học môn này, HS nêulên được những tri thức cơ bản, can thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đứcphù hợp lứa tuổi, phản ánh các mỗi quan hệ hằng ngày thường gặp của các
em, từ đó, bước đầu, các em có niềm tin đạo đức đúng đắn
Mục tiêu về kỹ năng, hành vi của môn đạo đức là: sau khi học môn này,
HS có những kỹ năng vận dụng bải học đạo đức, lựa chọn và thực hiện được
các hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện được thói quen đạo
đức tích cực Kỹ năng, hảnh vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc
Trang 19day học môn đạo đức (nhưng đông thời cũng là khó khăn nhất) vi đạo đức của
con người nói chung và của HS tiểu học nói riêng được đánh giá chủ yếu qua
hành động, việc làm chứ không phải chỉ qua lời nói.
Mục tiêu về thái độ của môn đạo đức là: sau khi học môn này, HS bảy
tỏ được những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến những chuẩn mực hành vi dao đức và từ đó, có tình cảm đạo đức bên vững [ 14], [15].
1.2.3 Nội dung chương trình môn đạo đức ở trường tiểu học
Chương trình môn đạo đức là một văn bản pháp quy do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành dé tổ chức đẻ tổ chức việc dạy học môn này, trong đó, quy
định rõ: những mục tiêu môn đạo đức; nội dung môn đạo đức gồm các bài
đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5; giải thích — hướng dẫn chương trình
Nội dung dạy học môn đạo đức quy định hệ thông những chuẩn mực
hành vi đạo đức cần hình thành cho HS tiểu học Chúng được xây dựng từ
những giá trị đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở mỗi công dân, trong đó có các em
Trong quá trình dạy học đạo đức ở tiểu học, nội dung này được cụ thể hóa qua nội dung của những hoạt động mà GV tổ chức cho HS tiểu học tham gia, thực
hiện.
Nội dung chương trình môn đạo đức ở từng khối lớp được quy định cụ
thể như sau:
Nội dung chương trình môn đạo đức lớp | bao gồm:
- Quan hệ với bản than: Phan khởi, tự hào đã trở thành HS lớp 1 Giữ gìn
vệ sinh thân thé và ăn mặc, giữ gìn sách vờ, đồ dùng học tập.
- Quan hệ với người khác: Yêu quý những người thân trong gia đình, lễ
phép với ông bà, cha mẹ, anh chị; nhường nhịn em nhỏ Yêu quý thầy
Trang 20giáo, cô giáo, bạn bè, lễ phép, vâng lời thay cô giáo, đoàn kết với bạn
bè Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp; biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin
lỗi.
Quan hệ với công việc: Thực hiện tốt nội quy nhà trường Đi bộ đúng
quy định.
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại: Yêu quê hương, đất nước;
biết tên nước ta là Việt Nam; biết Quốc ki, Quốc ca Việt Nam; nghiêm
trang khi chào cờ Yêu hòa bình, ghét chiến tranh
Quan hệ với môi trường tự nhiên: Gần gũi, yêu quý thiên nhiên Biết
bảo vệ các loài cây và hoa.
Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 2 bao gồm:
Quan hệ với bản thân: Sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giắc Khi có
lỗi, biết xấu hổ, nhận lỗi và xin lỗi.
Quan hệ với người khác: Thật thà, không tham của rơi Đoàn kết vớibạn bẻ Lễ độ, lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị; khi nhận và gọi điệnthoại; khi đến nhà người khác Cảm thông và giúp đỡ những người có
hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm phù hợp với khả năng
Quan hệ với công việc: Tự giác tham gia làm những việc nhà phù hợp
với khả năng Chăm chỉ học tập Giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại: Yêu quý những ngườixung quanh yêu quê hương đất nước Yêu hòa bình, ghét chiến tranh
Quan hệ với môi trường tự nhiên: Tôn trọng quy định vẻ trật tự, vệ sinh
nơi công cộng Yêu quý và bảo vệ loài vật có ích
Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 3 bao gồm:
Trang 21- Quan hệ với ban thân: Có ý thức làm lay việc của mình, không y lại vào
người khác
- Quan hệ với người khác: Yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người
thân trong gia đình Giữ lời hứa Tôn trọng thư từ, tài sản của người
khác Biết cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mat mát của
người khác
- Quan hệ với công việc: Tích cực tham gia các hoạt động tập thé và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại: Kính trọng, biết ơn Bác
Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc Đoàn kết, hữu
nghị với thiếu nhi quốc tế Tôn trọng khách nước ngoài
Quan hệ với môi trường tự nhiên: Sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệnguon nước sạch Bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 4 bao gồm:
- Quan hệ với bản thân: Biết bay tỏ ý kiến về những van dé có liên quan
đến bản thân và tập thé Trung thực trong học tập Sử dụng tiết kiệmtiền của, thời gian
- Quan hệ với người khác: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Kính trọng,
biết ơn thầy cô giáo Kính trọng, biết ơn người lao động Lịch sự với
sàng tham gia lao động phù hợp với lứa tuôi Tích cực tham gia lao
động làm sạch, đẹp trường, lớp Bảo vệ các công trình công cộng Tôn
trọng Luật giao thông
Trang 22- Quan hệ với cộng dong, đất nước, nhân loại: Yêu quê hương, đất nước,
kính yêu Bác Hồ, biết ơn Đảng Yêu các dân tộc trên thé giới Tham gia
các hoạt động nhân đạo
- Quan hệ với môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường
Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 5 bao gồm:
- Quan hệ với bản thân: Tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểmyếu dé tiến bộ Có trách nhiệm về hành động của bản thân
- Quan hệ với người khác: Doan kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè Biết
hợp tác với mọi người trong công việc chung Kính giả, yêu trẻ, tôn
trọng phụ nữ
- Quan hệ với công việc: Ham học hỏi Có ý chí vượt khó, vươn lên.
- Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại: Yêu quê hương, đất nước,
tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước Tích cực thamgia các hoạt động phù hợp với lứa tudi dé góp phần xây dựng va bảo vệ
quê hương Có hiểu biết ban đầu về vai trò của chính quyền địa phương
đỗi với cuộc sông của người dan, đặc biệt là trẻ em Yêu hòa bình Tôntrọng các dân tộc và các nền văn hóa khác Có hiểu biết ban đầu vềLiên Hợp Quốc
- Quan hệ với môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường xung quanh [14].
1.2.4 Vai trò hoạt động đạy của giáo viên
Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, lãnh đạo quá trình
day học môn đạo đức ở tiêu học qua việc tô chức các hoạt động đa dạng cho
các em Hoạt động dạy của GV không chỉ là truyền thụ tri thức ma còn cần
phải tô chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS nhằm hình thành cho họ
Trang 23những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thai độ, hành vi Vai trò này được thẻ hiện cụ
thể như sau:
- Định hướng vững vàng cho toàn bộ quá trình nảy thông qua việc tô
chức các hoạt động nội khóa và ngoại khóa cho học sinh
- Bảo dam sự thông nhất biện chứng giữa các thành tố của quá trình tô
chức bài đạo đức, không rơi vào tình trạng phiến diện, lệch lạc; trong
đó, cần đặc biệt quan tâm là đạt được mục tiêu của bài trên cơ sở phát
huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của HS
- Kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên và kịp thời trên cơ sở phát huy
những thành công va khắc phục những sai sót khi tiến hanh dạy học
từng bài đạo đức
- _ Đánh giá kết quả cudi cùng sau mỗi bài đạo đức, trước hết là những kỹ
năng, hành vi được thẻ hiện ở HS, sao cho công bằng, khách quan
1.2.5 Vai trò hoạt động học của học sinh
Học là quá trình HS phản ánh hiện thực khách quan vào trong ý thức cá
nhân Hoạt động học tập của HS tuân theo quy luật nhận thức, đó là “tir trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.Hoạt động nhận thức của HS diễn ra trong môi trường sư phạm, trong đó có
vai trò tô chức, hướng dẫn, điều khiển của GV
Trong quá trình dạy học môn đạo đức, HS tiểu học là đối tượng của
hoạt động dạy - các em chịu sự hướng dẫn, tô chức, điều khiển của GV Đồng
thời, các em 1a chủ thé nhận thức, chủ thé tự giáo dục - tự giác, tích cực vachủ động tham gia, thực hiện, tỏ chức các hoạt động dé tự tìm ra tri thức đạođức mới, tự thê hiện thái độ, tình cảm và thực hiện được hành vi đạo đức
Trang 24trong cuộc sống của mình, tự kiểm tra và đánh giá các hoạt động, hành vi củaminh {14], [15], [1é].
1.2.6 Phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học môn đạo đức ở
trường tiêu hoc
* Phương pháp day học môn đạo đức
Phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học là cách thức, con đường
hoạt động thống nhất giữa GV và HS dưới tác động chủ đạo của GV, với vaitrò tích cực, tự giác của HS nhằm giải quyết các nhiệm vụ, đạt được những
mục tiểu tương ứng của môn học nay
Chức năng chủ yếu của các phương pháp dạy học môn đạo đức là hình
thành những chuẩn mực hành vi đạo đức cho HS tiểu học Dạy học môn đạo
đức được xem xét không chỉ dưới góc độ dạy học mà còn dưới góc độ giáo dục Bởi đây là một con đường quan trọng giáo dục đạo đức cho các em Vì
thế, các phương pháp dạy học môn đạo đức bao gồm các phương pháp dạy
học kết hợp với các phương pháp giáo dục Đẻ đạt được mục tiêu môn học,
GV cần vận dụng linh hoạt, phối hợp nhiều phương pháp như kẻ chuyện, đàmthoại, giảng giải, thảo luận nhóm, tổ chức làm việc cá nhân, tập luyện theomẫu hành vi, tô chức trò chơi, tô chức điều tra, rèn luyện
* Phương tiện dạy học môn đạo đức
Trong dạy học, phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện
phương pháp Phương tiện dạy học môn đạo đức là tập hợp các đối tượng vật
chất được GV và HS sử dụng dé tô chức, thực hiện các hoạt động trong quá
trình day học môn này Chúng vừa chứa đựng nội dung dạy học, vừa hỗ trợ
GV vận dụng phương pháp cho có hiệu quả cao hơn, giúp HS học tập môn
đạo đức thuận lợi, dễ dàng hơn
Trang 25Các phương tiện được sử dụng trong dạy học môn đạo đức rất đa dạng,như là các phương tiện in, vẽ bao gồm các tranh, ảnh, hình vẽ minh họa,
các loại phiếu học tập; các phương tiện là dé vật, mô hình bao gồm các loại
d6 dùng, mô hình, vật liệu tự nhiên, các loại dụng cụ thực hành; các phươngtiện kỹ thuật nghe - nhìn bao gdm phim học tập, đèn chiếu, máy ghi hình,
máy vi tỉnh
+ Hình thức to chức dạy học môn đạo đức
Hình thức t6 chức dạy học là biểu hiện bên ngoải của hoạt động phối
hợp giữa GV va HS được thực hiện theo trình tự va chế độ xác định Việc lựa
chọn sử dụng các hình thức tô chức dạy học môn đạo đức phụ thuộc vào số
lượng HS, không gian, thời gian tiến hành, mục đích chính của bai học
Hình thức tổ chức dạy học cơ bản của môn đạo đức là bài trên lớp
Ngoài ra, các hình thức tổ chức dạy học khác cũng được vận dụng vào quá trình day học môn đạo đức như day học tại hiện trường, tham quan, hoạt động
ngoại khóa Nhờ vận dụng những hình thức tô chức hợp lý, GV có thê giúp
HS đạt được các mục tiêu của bài đạo đức một cách tối ưu, có hiệu quả [ 14],
Kiểm tra là quá trình thu thập, tìm kiếm, phát hiện những thông tin về
quá trình, kết quả HS tiếp thu, thực hiện bài đạo đức.
Trang 26Đánh giá là quá trình xử lý những thông tin thu thập được qua kiểm tra
trên cơ sở đối chiếu mục tiểu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt
Đánh giá bằng thái độ là việc bảy tỏ sự đồng tình, tán thành, khenngợi đối với những kết quả tích cực, hay ngược lại - nhắc nhở, phê bình,chê trách đối với những kết quả tiêu cực, bằng những lời nói, cử chỉ, nét mặtnhất định
Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả vẻ số lượng và chất lượng
được thé hiện qua lời nói hay viết của GV, trong đó, có thé chi ra những ưuđiểm hay thiếu sót của HS
Theo đổi mới dạy học hiện nay, kết quả học tập môn đạo đức của HStiêu học chủ yếu đánh giả theo hình thức đánh giá bằng nhận xét — hoàn thành
được xếp loại A và chưa hoàn thành được xếp loại B
Trong thực tién dạy học môn đạo đức, việc kiểm tra, đánh giá thường
được tiền hành theo những loại hình như: liên hệ thực tế (trong tiết học); kiểm
tra bài cũ (sau mỗi tiết hay bài); kiểm tra học kỳ (sau học kỳ một); kiểm tranăm học (sau kết thúc năm học)
Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn đạo đức của
HS tiểu học như là: kiểm tra, đánh giá qua lời nói; kiểm tra, đánh giá qua bai
viết; kiểm tra, đánh giá qua hành động, việc làm của HS; kiểm tra, đánh giá
thông qua các lực lượng giáo dục Ngoài ra, GV cần tạo điều kiện cho HS
đánh giá (tự đánh giả bản thân, đánh giá lẫn nhau) cũng như bảo đảm sự
thông nhất giữa các lực lượng giáo dục trong việc đánh giá đạo đức của các
THU VIEN
Trường Đại Hoc Su-Pham
TP HO-CHI-MINH
Trang 271.3 Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở trường tiêu
học
1.3.1 Một số khái niệm cơ bản
1.3.1.1 Quản lý — Quản lý giáo dục — Quản lý trường học
% Quản lý
Thuật ngữ quản lý đã được nhiều tác giả đề cập đến với những định
nghĩa khác nhau
Theo F.Taylor: “Quản ly là biết được chính xác điều bạn muôn người
khác làm, và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất
hòa hoạt động của các cá nhân và thực hiện các chức năng nói chung, sinh ra
trong vận động tổng thể của sản xuất khác với sự vận động của một công cụ
độc lập” [18].
Theo Tự điển tiếng việt do trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản
1992, quản lý có nghĩa là: Trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định.
Té chức va điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Theo quan điểm điều khiển học va lý thuyết hệ thống: Quản lý là
phương thức tác động có chủ đích của chủ thẻ quản lý lên hệ thống bao gồm
hệ thong các quy tắc, các rằng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các
cap trong hệ thong nhằm duy trì tính hợp lý của cơ cau và đưa hệ thông sớm
đạt mục tiêu [18].
Trang 28Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong Những khái niệm cơ bản về quản lý
giáo dục, 1989 định nghĩa “Quan lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thê quan lý đến tập thé những người lao động nói chung là khách thé
quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [30].
Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thẻ
người dé tô chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động”[18].
Tóm lại, dù có cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng khái niệm
quản lý vẫn bao hàm nghĩa chung như sau: Quản lý là quá trình tác động có
định hướng, có tô chức, có mục tiêu của chủ thé quan lý lên đối tượng quản lý
thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng hiệu quả, tối ưu các nguồn lực
của hệ thống và các cơ hội mà hệ thống có được dé đạt được mục tiêu đặt ra
trong điều kiện biến động của môi trường
s Quản lý giáo dục
P.V Khudominxky cho rằng: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng san chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn điện và hài hòa của họ trên cơ
sở nhận thức và sử dụng các quy luật vẻ giáo dục, của sự phát triển cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển
thé chất và tâm lý của trẻ em” [21]
Theo M.M.Mechti-zade: QLGD là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu ) nhằm đảm bảo sự
vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự
Trang 29tiếp tục phát triên và mở rộng hệ thong cả về mặt số lượng cũng như chất
lượng [21].
Theo Từ điển giao dục học, quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là thực
hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp là
quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thông giáo
dục quốc dân.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD (quan lý trường học
nói riêng) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy
luật của chủ thẻ quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường
lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy giáo dục the hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái
học-mới về chat” [30]
Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD thực chất là những tác động của chủ
thể quản lý vào quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển toan điện
nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nha trường” [18].
Từ những điểm chung của các định nghĩa, có thé hiểu quản lý giáo dục
là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ
sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
Tóm lại, quản lý giáo dục là tìm kiếm, xây dựng những giải pháp, biện
pháp quản lý phù hợp, dựa trên tình hình thực tế về nhân lực, về điều kiện cơ
sở vật chat của một cơ quan giáo duc dé có thé ngày càng nâng cao, phát triển
hệ thống giáo dục đó trong chiều hướng phát triển của toàn xã hội Quản lý
Trang 30giáo dục được xem như một khoa học nhằm góp phân nâng cao hiệu quả, chất
lượng đảo tạo.
Quản lý trường học
Trường học là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi tiền hành cácquá trình giáo đục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất
định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ của xã hội là: thế hệ đi sau phải
lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trước đã tíchlũy và truyền lại, dong thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó
Trường học là tổ chức giáo dục mang tính quyền lực Nhà nước - xã
hội, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo qui hoạch của
Nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục dạy học do Bộ Giáo dục và Đào
tạo qui định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Trường học phải đảm bảo đủ
các điều kiện như: Cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viênhành chính, bảo vệ, y tế có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy
và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo qui định của Bộ Tài chính.
Trường học được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập và tư
hoạt động sư phạm của nha trường Đối tượng của quản lý trường học là một
hệ thống bao gồm 4 thành tố: Tư tưởng (quan điểm, đường lối, chính sách,chẻ độ, nội dung, phương pháp, tô chức giáo dục), Con người (giáo viên, học
sinh, cán bộ, nhân viên ), Hoạt động (dạy học và giáo dục diễn ra trong
Trang 31không gian va thời gian), Vật chất (trường sở và trang thiết bị ky thuật phục
vụ cho đạy và học), Tài chính [20].
Theo GS.VS Pham Minh Hạc “Quan lý trường học là thực hiện đường
lối giáo dục của Dang trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nha
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, dé tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thé hệ trẻ và với từng học sinh”
Tác giả Trần Kiểm cho rằng “Quan lý nhà trường về ban chất là quản lycon người Quản lý con người trong nha trường là tô chức một cách hợp lý laođộng của GV và HS, là tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của họ
đáp ứng được yêu câu của việc đào tạo con người” [18]
Theo tác giả Tran Khánh Đức: “Quản lý trường học là một bộ phận
trong QLGD Quản lý trường học là QLGD được thực hiện trong phạm vi xác
định của một đơn vị giao dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dụcthé hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [9]
Tóm lại, quản lý trường học là hệ thống những tác động tự giác (có ý
thức, mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực
lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Trang 32vụ và quản lý con người, cơ sở vật chất, tài chính
% Vị trí của trường tiểu học
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phô thông của hệ thống giáo dục
quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [5].
% Nhiệm vụ và quyền của trường tiêu học
Tổ chức giảng day, học tập va hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hảnh.
Trang 33Huy động trẻ em đi học đúng độ tuôi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ
em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong
cộng đông Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thâm quyền quản lí các hoạt
động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục
tiểu học theo sự phân công của cấp có thâm quyền Tô chức kiểm tra và công
nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nha trường và trẻ
em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo va nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục
Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện hoạt động giáo dục.
Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật[5]
% Cán bộ quản lý trường tiêu học
se Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường tiêu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quan lí
các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo bỏ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công
Trang 34nhận đối với trường tiêu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận
Hiệu trưởng của cấp có thâm quyên
Người được bỏ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu họcphải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học
Nhiệm ki của Hiệu trưởng trường tiêu học là 5 năm Sau 5 năm, Hiệu
trưởng được đánh giá vả có thé được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại Đối với
trường tiêu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không
quá hai nhiệm kì Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiêu học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tỏ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực
hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thâm quyền
- Thành lập các tổ chuyên môn, tô văn phỏng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phd
- Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyến dụng,
thuyên chuyên; khen thưởng, thi hành ki luật đối với giáo viên, nhân
viên theo quy định
- Quan lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguôn tai chính,
tài sản của nhà trường;
- Quản lí học sinh và té chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp
nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, ki
luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở
lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu
học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn
trường phụ trách
Trang 35- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuân; được hưởng chế độ
phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định
- _ Thực hiện quy chế dan chủ co sở và tạo điều kiện cho các tô chức chính
trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tô chức, huy động các lực
lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của
nhà trường đổi với cộng đông.
® Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách
nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và dao tạo bé nhiệm đối
với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bỏ
nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thảm quyên Mỗi trường
tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt cỏ thé được bổ
nhiệm hoặc công nhận thêm.
Người được bé nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu
học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực
đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
- Chiu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
- _ Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
- Dự các lớp bồi đưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ
phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định [5].
Trang 361.3.1.3 Quan lý hoạt động sư phạm — Quản lý hoạt động day học
s Quản lý hoạt động sư phạm
Hoạt động sư phạm
Khái niệm hoạt động theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Hoạt động là
sự tương tác tích cực giữa chủ thẻ và đối tượng, nhằm biến đôi đối tượng theo
mục tiêu mả chủ thê đặt ra Qúa trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm
tạo ra sản phẩm"
Sư phạm là khuôn phép của nghề day học, là những yêu câu, quy định,quy tắc, chuẩn mực về day học và giáo dục trong nhà trường
Hoạt động sư phạm (hoạt động giáo dục) là hoạt động được tô chức có
mục đích, có kế hoạch hợp lý, khoa học hướng vào việc hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện; có sự tác động qua lại và phối hợp thống nhất giữa
hoạt động của nhà giáo dục (người dạy) và người được giáo dục (người học).
Hoạt động sư phạm luôn vận động và phát triển với các tình huống, hiện
tượng dạy học và giáo dục, các loại hình hoạt động, giao lưu cụ thé; và có mỗi
quan hệ chặt chẽ với các quá trình xã hội khác [ 16], [17].
Quản lý hoạt động sư phạm
Quản lý hoạt động sư phạm là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hoạt động sư phạm, được tiến hành bởi tập thể giáo
viên, học sinh và sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội nhằm đạt được mục tiêu
giáo dục của nha trường
Mục tiêu quản lý hoạt động sư phạm là hình thành và phát triển toàn
điện nhân cách HS
Trang 37Chủ thê quản lý hoạt động sư phạm là bộ máy quản lý giáo dục từ trung
ương đến địa phương Chủ thẻ trực tiếp là bộ máy quản lý trường học bao
gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tô trưởng, khối trưởng chuyên môn
Đối tượng quản lý hoạt động sư phạm bao gồm hoạt động day học va
hoạt động giáo dục (giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thâm mỹ,
lao động và giáo dục hướng nghiệp) [16], [17].
Quản lý hoạt động đạy học
Hoạt động dạy học
Dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm mà xã hội đã tích lũy được nhằm biến kinh nghiệm xa hội thành phẩm
chất cá nhân, là sự tác động qua lại giữa thầy và trò làm cho trò lĩnh hội mộtphần nào đó kinh nghiệm của xã hội
Quá trình dạy học là sự phối hợp thong nhat hoat động chi đạo của thầy
với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm đạt được
mục đích dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác, thống nhất giữa GV và
người học nhằm làm cho người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học; rèn
luyện kỹ nang, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hành động; trên cơ sở
đó hình thành thé giới quan khoa học, phẩm chat đạo đức nói riêng và nhân
cách nói chung
Hoạt động đạy học là hoạt động trung tâm làm nên đặc thù của trường
học, bởi vi nó là hoạt động có quỹ thời gian lớn nhất, lao động nhiều nhất, chỉ
phối các hoạt động khác, được các hoạt động khác hỗ trợ, trực tiếp tạo nên
chất lượng trì thức của trò [16], [17]
Trang 38Quản lý hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trungtâm của một quá trình dạy và học, thống nhất với nhau trong mối quan hệ qualại giữa thầy với trò, giữa dạy với học, cùng điễn ra trong những điều kiện vậtchất — kỹ thuật nhất định
Hành động quản lý của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt độngdạy của thầy và là trực tiếp với thây, gián tiếp với trò; thông qua hoạt độngdạy của thầy đẻ quản lý hoạt động học của trò Chiều tác động chủ yếu của sự
điều khiển là từ hiệu trưởng đến hoạt động dạy rồi đến hoạt động học; đồng thời còn quản lý các điều kiện vật chất phục vụ hai hoạt động này
Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động của chủ thể quản lý vào hoạt
động dạy học (tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục)
nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Chủ thé quản lý hoạt động day
học là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn Đối tượng quản
lý là hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS [16], [17].
1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học
1.3.2.1 Tam quan trọng của công tác quản lý hoạt động day học môn đạo đức ở trường tiểu học
Ở giai đoạn giáo dục tiểu học, hoạt động dạy và học trên lớp của thầy
và trò là nhiệm vụ trung tâm trong nhà trường Hoạt động chủ đạo của trẻ là
hoạt động học tập; được tô chức và điều khién bởi hoạt động giáo dục và
giảng dạy của người GV nói riêng và của nhà trường tiểu học nói chung Hoạt
động học tập của HS là cơ sở quan trọng trong việc hình thành thuộc tính
nhân cách ở trẻ, đặc biệt là hoạt động học tập môn đạo đức Ở đây, HS đượchình thành những cơ sở ban đầu của sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình
Trang 39cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là phẩm chất, hành vi
đạo đức.
Hoạt động đạy học môn đạo đức cho HS muốn đạt hiệu quả thì không
thể thiếu vai trò của công tác quản lý hoạt động này Nhận thức có vai trò vôcùng quan trọng đối với hành động con người Nếu cán bộ quản lý ở trườngtiểu học nhận thức được sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động dạy họcmôn đạo đức cho HS thì sẽ nghiên cứu, lựa chọn và quyết định những biệnpháp quản lý phù hợp với thực tế hoạt động dạy học ở đơn vị minh, chú trọng
xây dựng kế hoạch đạy học môn đạo đức, chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện tốt công tác dạy học môn đạo đức cho HS Đồng thời, các lực lượng giáo
dục nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn đạo đức sẽ tự
giác chấp hành sự chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường, chủ động thực hiện
tốt trách nhiệm của mình theo sự phân công của cán bộ quản lý, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác dạy học môn đạo đức đạt hiệu quả cao.
1.3.2.2 Chức năng quản lý trường tiểu học
Chức năng quản lý là hình thức tồn tại của các tác động quản lý, là hình
thải biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thé quản lý đến đối tượng
quản lý Chức năng quan lý là một phạm trù quan trọng, mang tính khách
quan và cỏ tính độc lập tương đối
Số lượng các chức năng quản lý được các tác gia khác nhau nghiên cứu
với nhiều ý kiến không giống nhau Tuy nhiên, hầu hết đều đề cập đến bốnchức năng chủ yêu là kế hoạch hóa, tô chức, chi đạo thực hiện và kiểm tra
Trang 40% Kế hoạch hóa trong quản ly trường học
Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên của hoạt động quản lý, là quá trình
xác định phương hướng hoạt động, các mục tiêu phát triển của tô chức và
quyết định những biện pháp tốt nhất dé thực hiện mục tiêu đó
Nội dung của chức năng kế hoạch hóa
- _ Xác định mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu quản lý trường học là trạng thải được xác định trong tương lai
của nhà trường hoặc của một số yếu tố cầu thành của nó
Dựa vào các căn cứ để xác định mục tiêu: đường lối, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội - giáo dục của Đảng và Nhà nước; kế hoạch phát
triên kinh tế - xã hội — giáo dục của địa phương; nhu cầu đào tạo và nhu
cau học tập; điểm mạnh và điểm yếu của trường về dao tạo, dich vụ, về
các nguồn lực và tiềm lực
Lựa chọn các mục tiêu khả thi
- Xác định các nguồn lực để đạt được các mục tiêu
- - Quyết định những hoạt động và biện pháp cân thiết để đạt các mục tiêu:
Xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động; Thiết kế các bước đi, biện pháp qua các nguồn lực đã có và sẽ có; Lập kế hoạch ở các cấp độ quan
lý khác nhau
- Phan chia các giai đoạn và dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch cụ thé
Thực hiện tốt chức năng ké hoạch chính là sự khởi đầu và định hướng
cho mọi hoạt động của nhà trường trong quá trình quản lý giáo dục