Ban Giám Hiệu, các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm đã chú trong nhiều đến việc tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, thực tế lại cho
Trang 13 3460
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
x“ # #%
_ KHOA |
TAM LY- GIAO DUC
PHAM THANH LAN
THUC TRANG KY NANG GIANG DAY TREN LỚP CUA SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
TH: yes?
THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH -2005
Trang 2LỠI TRI AN
Sau những ngày tháng gắn bó bên mái trường Đại Học Sư Phạm
Thành Phế Hồ Chí Minh, em thấy mình lớn lên thật nhiều, trường
thành hơn trong cuộc sống với hành trang kiến thức, với bao lời dạy bảo
chân tình cud Thầy Cô Những năm tháng này đã trở thành dấu ấn không thể naò quên trong tâm hồn em Thời sinh viên đánh dấu bằng
những ngày tháng làm luận văn tốt nghiệp, em đã thực sự cảm nhận
tình thương sâu sắc cud Thầy Cô đối với học trò Khoá luận tốt nghiệp
đã hoàn thành, em muốn gửi đến Qúy Thầy Cô,đặc biệt là qúy Thay Cô
Khoa Tâm Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí
Minh lời wri ân sâu sắc Cảm ơn Thầy Ngô Đình Qua, người đã diu dắt
em trong những ngày tháng làm khoá luận tốt nghiệp Bên em con có Cô
Chủ Nhiệm và các bạn sinh viên lớp TâmLý Giáo Dục IV, họ luôn là
nguồn động viên tinh thần cho em suốt chặng đường dài học tập tại đây.
Em cũng xin gid lời cám ơn đến BGH các trường phổ thông, các bạn sinh viên trường Đại Học Su Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tag điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khoá luận này Em xin một lan nua gui
lời trị ân đến tất cả quý vị.
Trang 3MỤC LỤC
MG ĐẦU
1 Lý do chọn dé tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.4 Phương pháp toán thống kê
7 Giới hạn nghiên cứu
1.3 Vấn dé rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên lớp
1.3.1 Tính cấp thiết của việc rèn luyện KNGDTL cho sinh viên sư phạm
32 32
Trang 41.3.1.1 Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đối với con người
Việt Nam
1.3.1.2 Mục tiêu của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay
1.3.1.3 Yêu cầu đổi mới công tác đào tạo giáo viên trong giai đoạn mới
1.3.2 Các con đường hình thành và rèn luyện KNGDTL cho sinh viên sư
2.1,1 Nhận thức của SV DHSP TPHCM vẻ tắm quan trong của KNGDTL
2.1.1.1.Tầm quan trọng của KNGDTL trong cấu trúc NLSP của người
Trang 52.3 Những nguyên nhân của thực trạng kngdtl của sv trường DHSP
TPHCM 76 2.4 Mức độ khó khan cia SV ĐHSP TPHCM khi thực hiện các KNGDTL 80
2.5 Giải pháp góp phần nâng cao trình độ nhận thức và KNGDTL của SV
trường ĐHSP TPHCM 83
| Giải pháp góp phan nâng cao trình độ nhận thức 83
2 Giải pháp góp phần nâng cao trình độ KN 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
Trang 6BANG CHỮ VIET TAT
CNH ~ HĐH Công nghiệp hoá ~ hiện đại hoá
ĐHSP TPHCM Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
HDDH Hoạt đông day hoc
HDXH Hoạt động xã hội
GV Giáo viên
GVHD Giáo viên hướng dẫn
GVHDTT Giáo viên hướng dẫn thực tập
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới đang hòa cùng nhịp điệu phát triển mạnh mẽ của thế kỷ XXI, thế kỷ của sự phát triển khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức đang và
sẽ làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội Cùng với đà phát triển ấy, sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đai hoá mở ra bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử đất
nước, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp Để tổntại và phát triển mỗi quốc gia phải hoà nhập vào xu thế ấy Việt Nam cũng
đang từng bước tiến lên trong nhịp sống chung của thế giới, của cộng đồng,
trong đó, xây dựng, đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đào tạo giáo dục là
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của nhà nước ta
Hiện trạng cho thấy, ở Việt Nam giáo dục còn quá nhiều vấn để bấtcập, xã hội đang gióng lên hồi chuông về chất lượng đào tạo của giáo dục ViệtNam Trong các trường phổ thông, vẫn còn lối giảng dạy truyền thống “thay
đọc ~ trò chép”, học sinh thụ động, không hứng thú học các môn khoa học xã
hội, chủ yếu là học thuộc lòng theo kiểu “học vet”, “đối phó”, chất lượng thi
cử ngày càng xuống dốc, dẫn đến chất lượng giáo dục kém Từ những yếu kém, bất cập từ phía người học cho thấy phải nhìn nhận lại cách dạy của người
thay mà đánh giá chất lượng đào tạo Xu thế hiện nay day học theo hướng
“phat huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người hoc”, thế nhưng giáo
viên lại chưa tạo được sự thu hút học sinh vào bài giảng, chưa gây hứng thú và
lôi cuốn học sinh học tập một cách tích cực, chủ động thực sự Có nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự ảnh hưởng từ kỹ năng dạy học của
người thầy giáo đặc biệt là kỹ năng giảng dạy trên lớp của người giáo viên
Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục từ năm 2001- 2010, nên giáo
dục Việt Nam phải có những nỗ lực rất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay
2005 — 2010 Năm 2005 được dé nghị là năm "chấn hưng giáo dục”, trong đó,
Trang 8giải quyết những bất cập yếu kém của giáo dục hiện nay về chất lượng giáo dục toàn diện, vé kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường, vẻ số lượng và phẩm
chất của đội ngũ giáo viên, về tư duy trong quản lý giáo dục Trong công cuộc
đổi mới và chấn hưng giáo dục, đôi ngũ giáo viên trong nhà trường đóng vai
trò quan trọng, việc đào tạo và bổi dưỡng đội ngũ giáo viên có đẩy đủ nănglực và phẩm chất cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh là nhiệm vụ cấp
bách.
Người giáo viên có hai chức năng rất quan trọng đó là: dạy học và giáo
dục Dé day học đạt hiệu quả cao, một trong những điều kiện cơ bản là giáo
viên phải nắm vững các kỹ năng dạy học - đây là thành phần rất quan trọng
trong hệ thống các ky năng sư phạm Từ đó, van dụng vào quá trình dạy học
sao cho hiệu quả dạy học đạt chất lượng cao Ở trường ĐHSP TPHCM, trong
những năm qua Ban Giám Hiệu, các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm đã chú
trong nhiều đến việc tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, rèn
luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, thực tế lại cho thấy, sinh viên còn nhiều
vụng về, lúng túng khi lên lớp giảng dạy Qua các đợt thực tập sư phạm những
năm gần đây, kết quả đánh giá thường rất cao nhưng các giáo viên hướng dẫn
thực tập vẫn cho rằng: sinh viên tỏ ra rất xu lạ với chương trình sách giáo khoa
ở phổ thông, lúng túng trong việc xử lý các tình huống sư phạm cụ thể, chưa có
sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, thiếu sự tập luyện, tập giảng trước khi lên
lớp Bên cạnh đó, việc rèn luyện còn nhiều hạn chế về thời gian và phươngthức tổ chức, cán bộ giảng dạy chuyẻn trách còn chưa thực sự đặt ra những yêu
cầu cao đối với người học, ý thức tự rèn luyện kỹ năng dạy học còn thấp Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn để tài nghiên cứu;
“Thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường Đại Học Sư
Pham Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm phát hiện thực trạng và để xuất giải
pháp góp phần nang cao kỹ nang giảng dạy trên lớp của SV ĐHSP TPHCM.
L2
Trang 92 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của
sinh viên trường ĐHSP TPHCM Trên cơ sở đó, để xuất một số giải pháp nhằm
tổ chức có hiệu quả quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên trong
qui trình đào tạo ở nhà trường sư phạm.
3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường ĐHSP
TPHCM
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường ĐHSP
TPHCM.
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Kỹ năng giảng dạy trên lớp là một yếu tố quan trọng trong cấu trúcnăng lực sư phạm của người giáo viên Kết quả thực tập sư phạm của sinh viên
trường ĐHSP TPHCM hàng năm khá cao, tuy nhiên trên thực tế mức độ hiểu
biết và mức độ thực hiện các kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viền
ĐHSPTPHCM chỉ ở mức trung bình - khá Nếu có những đánh giá đúng đắn
về thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên thì sẽ có cơ sở để xuấtnhững biện pháp rèn luyện đúng đắn, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo người giáo viên ở trường sư phạm.
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Š.1 Nghiên cứu những cơ sở lý luận liên quan đến kỹ năng giảng dạy trên lớp
và việc rèn luyện các kỹ năng giảng đạy trên lớp cho sinh viên sư phạm.
mác
Trang 105.2 Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng kỹ nang giảng dạy trên lớp của sinh
viên trường ĐHSP TPHCM.
§.3 Dé xuất một số giải pháp nhằm tổ chức có hiệu quả quá trình rèn luyện kỹ
năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trong giai đoạn đào tạo ở trường
ĐHSP TPHCM.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6,1 Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm hệ thống cấu trúc
Dựa vào quan điểm hệ thống cấu trúc, chúng tôi xây dựng cấu trúc để
tài, mối quan hệ giữa các thành tế trong cấu trúc năng lực sư phạm của ngườigiáo viên và trình bày kết quả nghiên cứu theo một hệ thống chặt chẽ
6.1.2 Quan điểm lịch sử — logic
Dựa trên quan điểm này, chúng tôi xác định lịch sử của vấn để nghiên
cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu và khảo sát thực tế để chứng minh cho
giả thuyết đó Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu, kế thừa có chọn lọc
những thành tựu nghiên cứu từ các tác giả đi trước để xây dựng và phát triển
để tài của chúng tôi
6.1.3 Quan điểm thực tiễn
Theo quan điểm thực tién, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích kết
quả nghiên cứu để khái quát lên thực trạng vấn để nghiên cứu Xuất phát từ
thực trạng trên, chúng tôi rút ra kết luận và để xuất giải pháp cho thực trạng
trên.
6.2 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này giúp chúng tôi phan tích, tổng hợp lý thuyết từ các tài
liệu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đẻ nghiên cứu
Trang 116.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3.1 Phương pháp điều tra bằng anket
Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng KNGDTL của sinh viên
trường ĐHSPTPHCM qua phiếu câu hỏi dành cho sinh viên thực tập và phiếu
cầu hỏi dành cho giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy tại các trường phổ
thông.
6.3.2 Phương pháp trắc nghiệm
Bài gồm trắc nghiệm 30 câu nhằm khảo sát mức độ hiểu biết của sinhviên trường ĐHSPTPHCM vẻ các kỹ năng giảng dạy trên lớp
* Mô tả công cụ nghiên cứu
- Phiếu trưng cầu ý kiến đành cho sinh viên
Phan |: Sơ lược vé bản thân sinh viên, Phần 2: Gồm 5 câu hỏi
Câu 1; Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các
kỹ năng giảng dạy trên lớp trong cấu trúc năng lực sư phạm của người GV
THPT.
Cách cho diém Rất quan trong 4 điểm
Quan trọng 3 điểm
Có cũng được, không cũng được 3 điểm
Không quan trọng 1 điểm
Câu 2
Phần 1: SV đánh giá tầm quan trọng của từng kỹ năng các KNGDTL
đối với người giáo viên PTTH trong hoạt động dạy học.
Cách cho điểm Rat quan trọng 4 điểm
Quan trọng 3 điểmKhông quan trọng 2 điểm
Không ý kiến 1 điểm
Phần 2: SV tự đánh giá mức độ thực hiện các KNGDTL với 5 mức đô
thực hiện làm tiêu chí đánh giá.
Trang 12Mức độ 1: Thực hiện các thao tác hành động của KN không đúng, không rõ
ràng, còn nhiều lúng túng
Mức độ 2: Thực hiện được một vài thao tác, hành động của KN nhưng chưa
đầy đủ, nhiều sai sót và hing túng
Mức độ 3: Thực hiện các thao tác và hành động của KN tương đối đẩy đủ,
đúng nhưng chưa thành thạo, còn một số sai sót.
Mức độ 4: Thực hiện đẩy đủ, đúng và tương đối thành thạo các thao tác,
hành động của KN nhưng yếu tố độc lập sáng tạo còn hạn chế
Mức độ §: Thực hiện đẩy đủ, đúng và tương đối thành thạo các thao tác,
hành động của KN một cách sáng tạo
Cách chođiểm Mức đô | 1 điểm
Mức độ 2 2 điểm Mức độ 3 3 điểm
Mức độ 4 4 điểm Mức độ 5 5 điểm Câu 3 và 4: Trong đó, câu 3 có 14 nguyên nhân cơ bản vé phía nhà
trường, vé phía giáo viên hướng dẫn thực tập và về chính bản thân sinh viên
Câu 4 là 10 khó khăn thường gặp khi lên lớp, người nghiên cứu đưa ra nhằm
thăm dò ý kiến của sinh viên và giáo viên vé vấn để này Từ đó đánh giá
nguyên nhân của thực trạng, đồng thời biết được những khó khăn của SV nhằm
dé ra phương hướng khắc phục Bên cạnh đó, SV có thể bày tỏ ý kiến riêng
của mình về những nguyên nhân của thực trạng trên
Cách cho điểm
Câu 3 Đồng ý 3 điểm
Phân vân 2 điểm
Không đồng ý | điểmCâu 4 Rất khó khăn 3 điểm
Khó khan 2 điểm
Trang 13- Phiếu tham khảo ý kiến chuyên gia
Phiếu tham khảo ý kiến chuyên gia giúp chúng tôi tìm hiểu ý kiến của
giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy tại các trường phổ thông về thực trạng
kỹ năng giảng dạy trên lớp của SV trường ĐHSP TPHCM Từ đó, có cơ sở để
so sánh với sự tự đánh giá của sinh viên về này Do vậy, phiếu tham khảo ý
kiến chuyên gia cũng bao gồm các câu hỏi và cách cho điểm như phiếu trưng
cầu ý kiến của SV,
- Bài trắc nghiệm
Bài trắc nghiệm gồm 30 câu, trong đó, có 10 câu trắc nghiệm loại
đúng/sai, 20 câu trấc nghiệm loại 4 lựa chọn Trả lời đúng mỗi câu trắc
nghiệm SV được | điểm, trả lời sai SV được 0 điểm Chúng tôi tiến hành đotrắc nghiệm hai lần Lần thứ nhất khảo sát 55 SV thực tập tại trường THPTNguyễn An Ninh và trường THPT Trần Khai Nguyên Kết quả đo độ tin cậy
của bài trắc nghiệm là alpha = 0.4598.
Sau đó, chúng tôi tiến hành sửa chữa một số câu chưa tốt và hoàn thiện
bài trắc nghiệm để điều tra trên mẫu nghiên cứu Kết quả đo độ tin cậy của bàitrắc nghiệm lần hai thu được là alpha = 0.5525, kết quả này cho phép chúng tôi
tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu Tuy chưa phải là mức tin cậy cao,
nhưng do thời gian có hạn, nếu được chỉnh sửa và thử nghiệm nhiều lần, chắc
chan bài trắc nghiệm rất có giá trị.
6.3 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phin mềm SSPS để xử lý số liệu: tính độ tin cây của bài trắc
nghiệm, tính tin số, tỷ lệ % ,Mean, kiểm nghiệm T-Test, Anova.
:3<
Trang 14Mau nghiên cứu của chúng tôi gồm 180 sinh viên và 145 giáo
viên Cụ thể như sau:
—, jun Tự nhiên | Xñhội | Ngoạingữ | Tổng
ee =e
VIÊN a win amnmm
Tổng | 71 | T6 | 33 _ 180 _
-7, GIỚI HAN NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi giới hạn về thời gian, người nghiên cứu chỉ khảo sát thực
trạng ky năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường ĐHSP TPHCM trong kỳ
thực tập sư phạm năm học 2004 — 2005.
Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên thuộc ba khối cơ
bản: Tự nhiên, Xã hội và Ngoại ngữ tham gia TTSP tại các trường phổ thông
thuộc khu vực nội thành TPHCM.
Trang 15NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xem xét tình hình nghiên cứu về kỹ năng chúng tôi nhận thấy, vấn để
kỹ năng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Đây
là vấn để đã được nghiên cứu sâu ở nhiều tác giả trên nhiều lĩnh vực khác
nhau liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo và kỹ thuật thực hiện một công việc nào
đó Kỹ năng cũng là mảng dé tài được các nhà nghiên cứu Tâm lý học và Giáodục học rất quan tâm Từ các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khácnhau cho thấy các tác giả đều thống nhất với hai khuynh hướng chính sau đây:
Khuynh hướng thứ nhất: xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật
thao tác của hành động, hoạt động Có thể nói V.A.Krucheski | 17],
A.G.Côvaliôp, A.V,Petrovxki [21], Trần Trọng Thủy [17], Hà Thế Ngữ , Phạm
Thị Diệu Vân là các tác giả đại diện cho quan niệm này Hầu hết các tác giả
này đều thống nhất: kỹ năng là cách thức thực hiện hành động phù hợp vớimục đích và diéu kiện của hành động mà con người đã nắm vững Nhưng theo
chúng tôi, nếu con người chỉ lĩnh hội được cách thức hành động tức là mới chỉ
có kiến thức vé kỹ năng thôi Khi con người có kiến thức về kỹ năng, hành
động đúng các yêu cầu của nó, thì sẽ đạt kết quả Do đó người ta còn xem xét
kỹ năng dưới góc độ thứ 2.
Khuynh hướng thứ hai: xem xét kỹ năng nghiêng về góc độ năng lực
của con người Các tác giả đại diện cho khuynh hướng này là: N.Đ Lêvitôp
[17] X.L Kixengof [14], K.K, Platơnôp [17], Nguyễn Quang Uẩn và Ngô Công Hoàn [26], Phan Thanh Long |17] Tac gid K.K Platdnôp đã khẳng định: “cơ
Trang 16sở tâm lý của kỹ năng là sự thông hiểu mối liên hệ giữa®mục đích hành động,
các diéu kiện và phương thức hành động "[ 17, tr.18] và * kỹ năng là khả nang
của con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên
cơ sở của kinh nghiệm cũ.” [17, u.21] Tác giả Phan Thanh Long cũng cho
rằng "Theo quan niệm này thì kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm
dẻo, linh hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục dich"| 17, u.18] Nhìn chung, theo
khuynh hướng này kỹ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kếtquả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện khác nhau và theo một
quy trình (đúng cách thức) cụ thể Kỹ năng không còn đơn thuần là kỹ thuậthành động mà còn là biểu hiện nang lực của con người
Theo chúng tôi, chúng tôi thống nhất với khuynh hướng thứ hai, nghĩa làxem xét kỹ năng dưới góc độ năng lực của con người Nếu chỉ nắm vững cách
thức hành động tức là mới chỉ có kiến thức vé kỹ năng thôi thì chưa đủ, mà
phải thực hiện các kỹ năng đó một cách thành thao, linh hoạt, sáng tạo qua
luyện tập kỹ năng trở thành năng lực của bản thân mỗi cá nhân để có thể vận
dụng linh hoạt trong những điều kiện khác nhau, khi đó, hiệu quả đạt được tối
ưu hơn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy, KN còn được rất nhiều nhà giáo
dục học quan tâm nghiên cứu vì một trong những mục đích của việc dạy học là
hình thành các kỹ năng cho học sinh Trong ba thành tố cơ bản tạo nên nhân
cách con người tri thức, kỹ năng và thái độ (knowledge - Attitude — Behaviour
~§kills) thì cả ba thành tố này là những nội dung tạo nên giá trị của con người,
đồng thời tạo cho con người khả nang làm ra giá trị cho xã hội Vì lẽ đó, bathành tố trên cũng đồng thời là ba thành phan cơ bản của nội dung chương
trình dạy học và giáo dục trong hệ thống nhà trường của mọi quốc gia, dân tộc Trong ba chức năng dạy học, thì chức năng giáo đường bao gồm việc tiếp thu
các tri thức khoa học hình thành các kỹ nang, kỹ xảo chuyên môn và học tập
nói chung, Như vậy, dạy học không chỉ trang bị cho học sinh vốn trí thức mà cả
Trang 17-kỹ năng và -kỹ xảo Do vậy, có thể thấy vấn để KN là vấn để rất quan trọng
trong dạy học Đối với người giáo viên cẩn có các KNSP để làm tốt công tác
giảng dạy và giáo dục học sinh.
Xem xét tình hình nghiên cứu về vấn giảng dạy nói chung, từ lâucũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
vấn để này
Trên thế giới có các công trình nghiên cứu kinh điển và quan trọng vé
giảng dạy trước những năm 1970, với tên tuổi của hai tác giả lớn là A.S.Barr và David Ryans [20, tr.71] Các nhà nghiên cứu này tập trung chủ yếu nghiên cứu
về phong cách của giáo viên, những sự tương tác giữa giáo viên và học sinh và
những vấn để xảy ra trong lớp liên quan đến hoạt động giảng day của người
giáo viên.
Cho đến những năm 1970 và 1980, người ta nhắc đến tên tuổi của rất
nhiều nhà nghiên cứu như : Jere Brophy [20, tr.56] Sylvia Ashton [20, tr.68].
Walter Doyle, Carolyn Evertson [20, u.57], N.L.Gage | 20, tư.55|/Thomas
Good [20, tr.56], và Barak Rosenshire |20, tr.54| Hai xu hướng chính trong
nghiên cứu của các tác giả này là:
Thứ nhất: Các nghiên cứu liên quan đến bản chất của chuyên gia trong
dạy học, các giáo viên dạy giỏi và cách đánh giá cũng như phân tích tình
huống dạy học của những giáo viên mới vào nghề.
Thứ hai: Khuyến khích các hình thức nghiên cứu về giảng dạy khác
nhau dựa trên ngôn ngữ, hội thoại như : ẩn du, các câu chuyện, tiểu sử và tự
chuyện, các quan điểm của các chuyên gia trong dạy học
Gần đây, còn có các tác giả tiêu biểu như: Kenneth D Moore [33], Rita
A Jensen - Therese J Kiley [32], Chris Kyricacou |31].nghiên cứu nhiều về hoạt động day học va các hành vi giảng day của người giáo viên Chẳng han như tác gid Kenneth D.Moore [33] đã tập trung trình bày về các đặc điểm để
day học có hiệu quả và một số kỹ năng dạy học cắn thiết nhất Tuy nhiên, tác
Trang 18giả này lại chưa trình bày cụ thể hệ thống các kỹ năng giảng day, mà chi dưới
hình thức nêu quan điểm của một số nhà nghiên cứu
Tác giả Rita AJensen - Therese J.Kiley [32] cũng bàn về vấn dé giảng
dạy và học tập, vấn để chuẩn bị các kỹ nang nghề nghiệp cho sinh viên sưphạm Theo tác giả, việc dạy học có kết quả thể hiện ở trình độ chuyên môn,
kĩ năng diễn đạt, vấn để đánh giá và đo lường trong dạy học, và phải có kế
hoạch giảng dạy cụ thể.
Qua những nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Trong nhiều năm qua, hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới đãđược thực hiện để xác định các hành ví giảng dạy của người giáo viên trong
hoạt động dạy hoc, Các tác giả nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là người
giáo viên phải hiểu họ Dạy ai? Dạy cái gì? Để biết việc họ có thể dạy như thế
nào.
Vấn để kỹ nang, kỹ năng sư phạm hay kỹ năng giảng dạy được quan
tâm nghiên cứu dưới góc độ năng lực sư phạm của người thấy giáo, các hành vi
giảng dạy hiệu quả và không hiệu quả của người giáo viên, những nghiên cứu
chuyên sâu về các kỹ năng và kỹ thuật dạy học đã được nghiên cứu nhiều nhưng
thiên vẻ tổng kết những kinh nghiệm giảng dạy của một số giáo viên Các kỹ
năng giảng dạy được xem xét trong từng hành vi cụ thể và qua các đặc điểm của
người giáo viên Đặc biệt, các tác giả thường giới thiệu vé những tấm gương
điển hình vé các nhà giáo ưu tú đã từng thành công, phân tích ưu, nhược điểm
của họ để học tập
Xem xét tình hình nghiên cứu về vấn dé kỹ năng giảng dạy trên lớp,chúng tôi nhận thấy nổi bật lên những vấn để sau:
Kỹ năng giảng dạy trên lớp được tìm hiểu trước hết là trong lý luận dạy
học và trong các bộ môn phương pháp giảng dạy Hệ thống kỹ năng giảng dạy
trên lớp lai là một bộ phận quan trong trong hệ thống kỹ năng su phạm Do đó,
các nghiên cứu vẻ kỹ năng sư phạm, kỹ năng dạy học trong đó cũng bàn đến
ay iy Tế
Trang 19vấn dé kỹ năng, kỹ năng dạy học hay kỹ năng giảng day và hoạt động day học
ở trên lớp, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên Trong đó,
đáng chú ý là hai khuynh hướng nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Các tác giả bàn về hệ thống các kỹ năng sư phạm, về các
phẩm chất, năng lực cẩn thiết của người giáo viên trong day học và giáo
dục Ban về vấn để này, có nhiều tác giả khác nhau, trong đó có các tác giả
như: Abramôvich [1], Lê Văn Hồng [11], Nguyễn Như An [2], Nguyễn Hữu
Dũng [5], Gônôbôlin [8], Abđullina[2], Nguyễn Quang Uẩn và Ngô Công
Hoàn [26], Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê [12], Nhìn chung, các tác giảdéu thống nhất kỹ năng sư phạm là một bộ phận quan wong trong cấu trúc
năng lực sư phạm của người giáo viên Các KNSP giúp giáo viên tổ chức tốt
hoạt động dạy học và giáo dục học sinh Có nhiều cách phân chia hệ thống
KNSP theo từng mục đích nghiên cứu của các tác giả.
Tác giả PH.N.Gônôbôlin với "Những phẩm chất tâm lý của người giáo
viên" năm 1976, tác phẩm nói lên những phẩm chất tâm lý chủ yếu quyết địnhthành công trong công tác của người giáo viên, trong đó, tác giả còn bàn đếnmười năng lực hoạt động sư phạm chủ yếu nhất [tr.82, 83] Bên cạnh đó, haitác giả Nguyễn Quang Uẩn và Ngô Công Hoàn với “Mô hình nhân cách sinhviên ĐHSP lúc tốt nghiệp” đã nêu lên hệ thống KN cụ thể mà sinh viên cẩn
đạt được lúc tốt nghiệp ĐHSP là: KN dạy học, KN giáo dục, KN giao tiếp và
KN nghiên cứu khoa học.
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng trong “ Nhà trường trung học và người giáoviên trung học ”[5], bàn đến người giáo viên trong nhà trường phổ thông trung học, những yêu cẩu về năng lực và phẩm chất của người giáo viên phổ thông
trung học Trong đó, bước đẩu tác giả đã phân nhóm các kỹ năng sư phạm
thành 6 nhóm kỹ năng cơ bản [5, tr.86]
Ngoài ra trong các tài liệu tâm lý học sư phạm, các tác giả như: N Ð.
Lêvitov, V.A Krutetxki, A.V Petrovxki, cũng bàn đến các kỹ năng sư phạm
«13%
Trang 20của người giáo viên Các cách phân chia khác nhau về hệ thống KNSP được
nhắc đến trong hầu hết các công trình luận án tiến sĩ, thạc sĩ của nhiều tác giả
Việt Nam Có thể kể đến các tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, Lê
Khánh Bằng, Nguyễn Như An, Trần Anh Tuấn, Phan Thanh Long, Hầu hết
các tác giả đã phân loại hệ thống KNSP nhằm giúp cho việc hình thành các kỹ
năng này trong quá trình đào tạo giáo viên.
Bàn về kỹ năng sư phạm, các tác giả đều nhìn nhận hoạt động sư phạm
là hoạt động hết sức phức tạp và đa dạng vì đối tượng của giáo dục là con
người Vì vậy, hoạt động sư phạm đồi hỏi tính nghiêm túc, mềm dẻo, linh hoạt
và sáng tạo ở mức độ cao Vấn để hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên
không thể hành động theo khuôn mẫu cứng nhắc, không thể đơn giản như việc
hình thành KN các hoạt động khác.
Tóm lại, các tác giả đều tập trung chỉ ra những phẩm chất và năng lực cẩn thiết mà một người SV sư phạm cẩn có, nhằm tiến hành công tác giảng
dạy đạt hiệu quả cao Thông qua những nghiên cứu về KNSP, cho thấy, các tác
giả đã để cập đến kỹ năng giảng dạy trên lớp là những KN gan liền với việc tổ
chức hoạt động dạy học của giáo viên ở trên lớp và bao gồm một hệ thống KN
cụ thể, giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả quá trình tổ chức hoạt động dạy
học trên lớp cho học sinh.
Vấn dé KNGDTL được bàn đến dưới dạng là những hoạt động tổ chức
giảng dạy của giáo viên trên lớp, các bước day trực tiếp (20, tr.174] Tuy nhiên,
các tác giả trên lại không đi sâu vào nghiên cứu từng kỹ năng cụ thể, chưa xây
dựng một hệ thống kỹ năng giảng dạy hay những quy trình rèn luyện cụ thể.
Nhân cách được hình thành trong hoạt động Vì vậy, để hình thành cho
sinh viên những kỹ năng sư phạm nói chung và những kỹ năng giảng đạy trên
lớp nói riêng cần đưa sinh viên vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt đông rèn
luyện kỹ năng trong lĩnh vực khoa học nghiệp vụ.
=a
Trang 21Thứ hai: nghiên cứu về kỹ năng giảng dạy trên lớp thông qua nghiên
cứu xây dựng hệ thống KNGD cho từng chuyên ngành cy thể.
Một số tác giả nghiên cứu về vấn để này như: Đặng Văn Đức [7],
Nguyễn Như An [3], Phan Thanh Long |16, 17], Trịnh Văn Biểu [4], Phan Kim
Oanh, Nguyễn Đức Thanh |I9], đã để cập đến kỹ năng giảng dạy trên lớp
với tư cách là kỹ năng giảng dạy trên lớp cho một chuyên ngành một môn học
cụ thể
Trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Như An đã trình bày hệ thống
kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ
thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa TLGD Luận án cũng đã phân tích khá chi tiết và day đủ về hệ thống kỹ năng giảng dạy giáo dục học và quy trình
rèn luyện các kỹ năng đó.|2]
Sau đó, tác giả Tran Anh Tuấn trong để tài: "Xây dựng quy trình tập
luyện các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư
phạm” [24] đã trình bày rất rõ sơ đổ hệ thống các kỹ năng giảng dạy cơ bản.
Tác giả Đặng Văn Đức đã bàn về những kỹ nang sư phạm cần rèn luyện
cho SV khoa Địa Lý Trong đó, có bàn đến 13 kỹ năng giảng dạy cơ bản của
người giáo viên cùng các biện pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên.
Hai tác giả Phan Kim Oanh và Nguyễn Đức Thành nhắc đến nhóm KN
thực hiện bài dạy trên lớp cho sinh viên khoa Sinh bao gồm 7 kỹ năng cơ bản
Tác giả Trịnh Văn Biểu cũng trình bày trong để tài "Một số biện pháp
nâng cao chất lượng bài lên lớp của sinh viên khoa Hoá trường ĐHSP TPHCM trong thực tập sư pham [29] bàn đến 14 kỹ năng dạy học đặc trưng cho SV
khoa Hoá Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các kỹ năng dạy
học cho sinh viên Hoá qua thực tập sư phạm Như vậy, công trình này chưa thể
khái quát được một hệ thống kỹ năng giảng dạy cho sinh viên sư phạm nói
chung cũng như sinh viên ĐHSP TPHCM nói riêng.
| =
Trang 22Như vậy kỹ năng giảng dạy trên lớp dù chưa có một hệ thống hoàn chỉnh nhưng đã được nhìn nhận trong các nghiên cứu về kỹ năng giảng dạy bộ
môn Một số tác giả còn trình bày sơ đổ kỹ năng giảng dạy trên lớp cho môn
bộ môn cụ thể, hoặc trình bày sơ dé KNSP, trong đó có các KNGDTL Tuy đã
có các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn để KNGDTL nhưng không nhiều và
còn trong phạm vi hẹp dành cho môn môn học cụ thể.
Một số tác giả khác còn bàn đến vấn để rèn luyện các KNSP, trong
đó có vấn dé rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên lớp
Bàn vé vấn này tác giả Nguyễn Như An trong "Phương pháp giảng dạygiáo dục học” đã trình bày rất chỉ tiết về việc rèn luyện KNSP cho SV và giáo
sinh các trường sư phạm thông qua bộ môn giáo dục học như: ý nghĩa của việc
rèn luyện KNSP, những điều kiện để hình thành KNSP có kết quả và 6 bước
trong quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học - giáo dục cho SV sư phạm
Tác giả Phan Thanh Long nhấn mạnh "Cẩn có một quan điểm thực sự
khoa học vé đào tạo nghiệp vụ sư phạm" Với quan điểm để trở thành người
thấy giáo, giáo sinh phải có tri thức khoa học và nghiệp vụ sư phạm và quan
trọng nhất là phải tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Vũ Thị Tâm cũng trình bày về các nhóm dạy học cơ bản : chuẩn bị bài,
tổ chức thực hiện bài dạy, tổ chức hoạt động ngoại khoá, tổng kết kinh nghiệm
dạy học bộ môn và các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học gồm 3 bước:
Bước I:gido viên dạy mẫu
Bước 2: sinh viên tự học, tự rèn luyện
Bước 3: kiểm tra, điều chỉnh
Điểm qua các công trình nghiên cứu cho thấy vấn để kỹ năng sư phạm,
kỹ năng dạy học đã được quan tâm đúng mức cho thấy tam quan trọng của vấn
dé này Đó là những nghiên cứu rất tâm huyết của những nhà làm công tác
giáo dục cũng như các cán bộ giảng dạy ở nhiều địa phương Vấn dé xác định
-
Trang 2316-một hệ thống kỹ năng giảng dạy và quy trình rèn luyện các kỹ năng đó là rất
quan trọng và cần thiết, trong đó, hệ thống KNGDTL là cơ bản nhất
Nhìn chung, vấn để KNGDTL đã được bàn đến trong hệ thống các
KNSP Bên cạnh đó, KNGDTL còn được nghiên cứu với tư cách là những
KNGD bộ môn, nhưng số lượng công trình nghiên cứu còn ít, vấn để KNGDTL
còn chưa được nghién cứu nhiều và chưa sâu Đến nay, vẫn chưa có công trình
nào để cập đến trình độ nhận thức cũng như mức độ thực hiện các kỹ năng dạy
học của sinh viên su phạm nói chung và SV ĐHSP TPHCM nói rêng Do đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thực trạng các kỹ năng giảng dạy trên lớp
của sinh viên ĐHSP TPHCM nhằm để xuất một số biện pháp góp phần nâng
cao hiệu quả rèn luyện các kỹ năng đó cho SV sư phạm
1.2 NHỮNG VẤN DE LÝ LUẬN VE KỸ NĂNG GIANG DAY TREN
LỚP
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
a Kỹ năng
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng, do đó các
tác giả cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về vấn để này
Từ điển Từ và ngữ Việt Nam định nghĩa về kỹ năng như sau
Kỹ năng là kha năng ứng dung tri thức khoa học vào thực tiễn (15, 980].
Cũng theo từ điển này, kỹ năng khác với kỹ thuật vì kỹ thuật được hiểu là toàn
bộ phương pháp và phương tiện chế tạo ra những giá trị vật chất hoặc nghệ
thuật.
Dưới góc độ tâm lý học hay giáo dục hoc, các nhà nghiên cứu nói về kỹ
năng như sau:
-i7=
Trang 24Xét về khả năng hành động có hiệu qủa một hành động hay một hoạt
động nào đó:
Theo tác giả M.A Danilop & M.N Xcatkin: "Kỹ năng là một khái
niệm sư phạm phức tạp và súc tích khác thường: đó là khả năng của con người
biết sử dụng một cách có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của
mình trong quá trình hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn Cơ sở TLH của kỹnăng là sự thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích hoạt động, các điều
kiện và cách thức tiến hành hoạt động ấy (K.K.Platônôp) Kỹ năng bao giờ
cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức Kỹ năng đó là kiến thức trong
hành dong.[6, tr.34]
Tác giả Babanxki trình bay trong "Giáo dục học" [tr.145] đã nhấn
mạnh:
“Kỹ năng là khả năng thực hiện hữu hiệu các hành động trên cơ sở trí thức đã
có để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với diéu kiện cho trước Kỹ nănggắn liên với việc nắm vững các thủ pháp (hoặc cách thức) đúng đắn khi thựchiện hành động Đồng thời kỹ năng có khả năng tiến hành những hành động
nhất định không chỉ trong tình huống đã cho, mà cả khi thay đổi các điểu kiện
ban đầu theo kiểu khác nhau `.
Theo tác giả Lưu Xuân Mới: hệ thống kỹ năng, kĩ xảo là thành phan
quan trọng của nội dung đạy học đại học Kỹ năng là khả năng thực hiện có
kết quả những hành động trên cơ sở những tri thức có được đối với việc giải
quyết những nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với điều kiện cho phép Nói cách
khác đi kỹ năng là trí thức trong hành động | ì 8.tr I 35|.
Xét theo phương thức thực hiện một hoạt động hay một hoạt động nào
đó, các tác giả phát biểu như sau:
Tác giả V.A Krucheski cho rằng “Kj năng là phương thức thực hiện
hoạt đông - những cái mà con người đã nắm vững "|17, tr.17] Bên cạnh đó,
tác gid A.G Côvaliôp cũng đưa ra định nghĩa: "Kỹ năng là phương thức thực
Trang 25hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động "(17,ư.17] Còn
theo tác giả A.V Pétrépxki thì "Kỹ năng là sự vận dung tri thức, kĩ xảo đã có
để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục
đích đặt ra.|21, tr 144]
Tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng “Kỹ năng là mặt kỹ thuật
của hành động Con người nắm được cách thức hành động — tức là kỹ thuật
hành động có kỹ nãng.| I7.tr I 8|
Bên cạnh đó, hầu hết các tác giả đều cho rằng cơ sở của kỹ năng là
tri thức, kinh nghiệm đã có trước đó.
P.A.RuDich trong “Tâm lý học RuĐÐich"” [tr.119] đã nói rằng: “Kỹ
năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp
thu được để đạt kết quả trong một hình thức hoạt động cụ thể”.
Tác giả Thái Duy Tuyên khi trình bày về “Giáo dục học hiện đại "{ư.142] cũng đã viết: "Kỹ năng thường gọi là kiến thức trong hoạt động, vì nó
luôn liên hệ với sự ứng dụng kiến thức Tính khái quát là tính chất quan trọng
nhất của kỹ năng Nhờ vậy mà các nhiệm vụ đặt ra có thể giải quyết trongdiéu kiện khác nhau Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tấc trí tuệ và
thực hành Thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục
đích đặt ra Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn được kiểm tra
bằng ý thức.
Theo tác giả Lê Văn Hồng cũng vậy [11, tr.16]
- Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ
mới.
- Kỹ năng là khâu cuối cùng của quá trình xã hội hóa bộc lộ trong hoạt
động, đó là sự chín muổi của phẩm chất và năng lực của cá nhân trong mộtnghề nghiệp nhất định
- Kỹ năng được hình thành thông qua luyện tập, rèn luyện và tạo ra khả năng thực hiện hành động không chi trong nhữn§ điều kiện, quen thuộc mà cả
= 19:
Trang 26trong những điều kiện đã ít nhiều thay đổi Như vậy, nhận định này cho thấy,
kỹ năng được hình thành do quá trình luyện tập.
Tác giả Trịnh Văn Biểu [4] còn nêu lên một số đặc điểm của kỹ năng là
- Kỹ năng luôn gấn với hành động Kỹ năng là sản phẩm của quá trình
đào tạo và rèn luyện.
- Kỹ năng có tính đa cấp
- Kỹ năng là một thành tố tạo nên năng lực của mỗi cá nhân
- Kỹ năng là một trong ba thành tố cần phải có của người giáo viên: kiến thức, kỹ năng, nhân cách Đồng thời KN cũng là một trong ba mục tiêu
đào tạo: kiến thức, kỹ năng, thái độ
Từ những khái niệm trên, chúng tôi quan niệm rằng:
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hoạt
động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm tương
ứng và được hình thành do luyện tập.
Tóm lại, từ các định nghĩa và khái niệm trên chúng tôi rút ra ba đặc
điểm chung về kỹ năng như sau:
- Kỹ năng là khả năng hành động có hiệu quả một hành động hay hoạt
tự giác các kiến thức tâm lý giáo dục và lý luận dạy học bộ môn ”
Tác giả Nguyễn Như An quan niệm: "Kỹ năng sư phạm là khả nang
thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của
3p
Trang 27-một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những qui trình đúng đắn ”.{3,tr 21]
Tác giả Phan Thanh Long cho rằng: “Kỹ năng sư phạm là khả năng vận
dụng trí thức, kinh nghiệm đã có vào trong việc thực hiện có kết quả một hành
động hay một hoạt động sư phạm ” | 17, tr.22]
Kỹ năng sư phạm còn được hiểu là “Khả năng thực hiện có kết quả một
số hành động của người giáo viên dựa trên sự vận dụng những trì thức, những
kinh nghiệm sư phạm có được do học tập, trau đổi trong nhà trường sư phạm và
trong thực tiến ”{3, tr 17]
Như vậy, chúng tôi thống nhất với hầu hết các tác giả cho rằng:
Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một hoạt động
su phạm của người giáo viên dựa trên sự vận dụng những tri thúc,
những kinh nghiệm sư phạm có được do học tập, trau đôi trong nhà
trường và trong thực tiễn.
Xem xét các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, cho
thấy có nhiều cách phân chia hệ thống các kỹ năng sư phạm:
Xét về những thuộc tính đảm bảo cho năng lực tổ chức đúng đắn trong
hoạt động giảng day và giáo dục của giáo viên thì các nhà lý luận cho rằng
năng lực của giáo viên bao gồm:
- Năng lực trình bày tài liệu
- Năng lực làm chủ hành vi của mình trong giờ lên lớp
- Năng lực kiểm tra và đánh giá
- Năng lực làm chủ thời gian
- Năng lực tổ chức vận động người dân và phụ huynh học sinh cùng
tham gia giáo dục.
Căn cứ vào chức năng của người thấy giáo, O.A.Abđulinaphân các kỹ
năng sư phạm thành các nhóm kỹ năng [26, tr.23}]:
Bo)
Trang 28- Nhóm KN nghiên cứu học sinh
- Nhóm KN tổ chức giảng dạy và giáo dục
- Nhóm KN tiến hành công tác xã hội.
Trong ba nhóm trên, nhóm Kỹ năng tổ chức giảng dạy và giáo dục là cơ bản
nhất.
Dựa vào đặc điểm nhiệm vụ của nghề dạy học, A.V.Pétropxki đưa ra hệ
thống kỹ năng, kỹ năng sư phạm như sau [21, tr.144|:
- Những KN, KX thông tin
- Những KN, KX động viên
- Những KN, KX phát triển
- Những KN KX định hướng.
Một số tác giả thường xếp các kỹ năng sư phạm của người giáo viên
thành hai nhóm KN cơ bản là| I2, tr I 33]
Những kỹ năng này đảm bảo cho người giáo viên làm tốt các chức năng
chung của nhà giáo dục.
* Nhóm KN chuyên biệt đảm bảo cho người giáo viên thực hiện tốt các chức
năng cơ bản, đồng thời người giáo viên có cơ sở để rèn luyện hình thành năng
Trang 29Theo chúng tôi, cách phân chia phổ biến nhất hiện nay là căn cứ vàonăng lực sư phạm của người thay giáo trong cấu trúc nhân cách Theo cách
phân chia này thì năng lực sư phạm bao gồm: tri thức và các kỹ năng sư phạm.
Trong đó, kỹ năng sư phạm lại bao gồm : KN thiết kế, KN tổ chức, KN giao
tiếp, KN tự học, KN hoạt động xã hội và KN nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, hiện nay theo yêu cầu của thời đại và xu thế đổi mới của giáo
dục để chuẩn bị nguồn nhân lực cho thế kỷ XXI, đòi hòi người giáo viên cần chú
ý đến các kỹ năng đặc trưng như: KN giao tiếp sư phạm, KN tổ chức hướng dẫn
cho học sinh tự học, KN nghiên cứu khoa học, tự học, tự bổi dưỡng [ L7, tr 24].
Nhà giáo ưu tú của Mĩ Madeline Hunter (ĐH California-Los Angeles)
đã từng nói “dạy học vừa là nghệ thuật vừa là khoa học Khoa học được dựa
trên các công trình nghiên cứu xác định các mối quan hệ nhân - quả giữa giảngday va học tập Nghệ thuật là các mối quan hệ ấy được thực thi trong giảng day
có nghệ thuật và thành công như thế nào” [20, tr.59] Và như vậy, để giảng dạy
thành công như một nghệ thuật thì dạy học không thể thiếu được các kỹ năng
dạy học.
c Kỹ năng dạy học
Bàn về kỹ năng dạy học, các tác giả đưa ra định nghĩa như sau:
Tác giả Nguyễn Như An định nghĩa: “Kỹ năng dạy học là sự thực hiện
có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình đúng đắn "{ 3]
Tác giả Trần Anh Tuấn cũng cho rằng: “Kỹ năng dạy học là sự thựchiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của một
hành động giảng dạy bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết vào các tình huống day học xác định ” [24, tr.71]
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Anh Tuấn chú ý tập trung
đánh giá ba kỹ năng giảng dạy cơ bản là:
£33.
Trang 30- Phân tích bài học về mặt lý luận
- Thiết kế bài học
- Tổ chức một tiết lên lớp
Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả trên, tác giả
Phan Thanh Long đưa ra định nghĩa: "Kỹ nang dạy học là kha năng vận dụng
các tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên để võ trang tri thức
khoa học, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan, hành vi đạo đức cho
học sinh "{17, tr.28]
Cũng có một số tác giả bàn đến khái niệm kỹ thuật dạy học Kỹ thuậtdạy học được xem là cách thức thể hiện, là nghệ thuật sử dụng phương pháp
dạy học Đó là nghệ thuật lao động sư phạm của nhà giáo.
Tác giả Đặng Thành Hưng thì nhắc đến khái niệm kĩ thuật dạy học vi
mô Kĩ thuật dạy học vi mô là những thủ thuật và kĩ năng day học chung cho
nhiều biện pháp, phương pháp dạy học cu thể được thiết kế và tiến hành
trong quá trình dạy học trên lớp, ngoài lớp, trong học trình các môn học và
ngoài môn học.{ 13, tr.229]
Tác giả Lê Văn Hồng định nghĩa kỹ thuật dạy học tượng tự như kỹ năng
day học: "Nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững kỹ thuật tổ chức và diéu
khiển hoạt động nhận thức của trò qua bài giảng, và đạt đến mức như là năng
lực”.{ 19, tr.2 10].
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, ngoài những kỹ năng dạy
học chung cơ bản mà tất cả mọi giáo viên đều phải nắm vững thì mỗi khoa,
mỗi ngành học déu có những kỹ năng dạy học mang tính đặc trưng riêng.Chẳng hạn, KN dạy học hoá học , KN dạy học văn học, KN dạy học sinh học,
KN dạy học vật lý
Từ các quan điểm nêu trên của các tác giả, chúng tôi đưa ra khái niệm
kỹ nang day học như sau:
Trang 31
-24-Kỹ năng dạy học là khả năng vận dụng các tri thức về chuyên
môn, nghiệp vụ của người giáo viên, nhằm trang bị tri thức khoa học, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan , hành vi đạo đức cho học
sinh.
Khi xem xét hệ thống các kỹ năng dạy học, các nhà nghiên cứu như:
Nguyễn Như An [2], Nguyễn Hữu Dũng [5], Trần Anh Tuấn [24], Phan Thanh
Long [17] 4a thống kê rất nhiều kỹ năng dạy học cụ thể Chẳng hạn, tác giả
Nguyễn Hữu Dũng chia thành các nhóm kỹ năng là: nhóm KN thiết kế, nhóm
KN thiết lập mối quan hệ với học sinh, nhóm KN triển khai hoạt động dạy học
và giáo dục học sinh.
Tác giả Trần Anh Tuấn đã trình bày sơ đổ hệ thống kỹ năng giảng dạy
cơ bản như sau:
Các KNSP
Phân tích bài Thiết kế bài
lên lớp về lý lên lớp
luận dạy học (giáo án)
Sơ đồ 1: Hệ thống kỹ năng giảng đạy cơ bản
Xem xét sơ đồ trên thì tác giả chủ yếu để cập đến KNSP bao gồm KN
day học và KN giáo dục Trong KN day học lại bao gồm các KN giảng dạy cơ
bản và các KN dạy học khác hỗ trợ cho quá trình day học Cũng theo sơ đồ
Trang 32
-25-trên, trong hệ thống KN giảng dạy cơ bản có vấn tổ chức bài học trên lớp cho học sinh Như vậy, nếu dựa theo quan điểm này, các KNGDTL nằm trong hệ
thống KN giảng day cơ bản, và cụ thể chính là vấn dé tổ chức bài học trên lớp.
Tác giả Phan Thanh Long thì phân chia cấu trúc hệ thống các kỹ năngdạy học cơ bản bao gồm thành:
1 Các kỹ năng chung cho cả hoạt động day học và giáo dục học sinh
bao gồm: nhóm KN chẩn đoán, KN thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục, KN
tổ chức thực hiện kế hoạch, KN giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
và dạy học.
2 Những kỹ năng đặc trưng của dạy học bao gồm: nhóm KN chuẩn bị
bài lên lớp, nhóm KN giảng dạy trên lớp và nhóm KN (6 chức các hình thức
dạy học khác.
Trong mỗi nhóm KN lại bao gồm nhiều KN cụ thể Mỗi cách phân chia
đều có tính hợp lý của nó, tùy theo mục đích nghiên cứu mà các tác giả có sự
phân chia các nhóm KN khác nhau Xét theo quan điểm này, hệ thống
KNGDTL là một bộ phận trong những KN đặc trưng của dạy học.
Theo chúng tôi, có thể khái quát sơ dé hệ thống kỹ năng sư phạm như
Trang 33Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ năng giảng
dạy trên lớp như sau:
Kỹ năng giảng dạy trên lớp là một bộ phận trong hệ thống kỹ năng sư
phạm, bao gồm một hệ thống kỹ năng giúp giáo viên tổ chức hoạt động day
học trong giờ lên lớp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học
1.2.2 HỆ THỐNG KỸ NANG GIẢNG DAY TREN LỚP
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu vé kỹ nang dạy học của tác
giả Nguyễn Như An [3], Nguyễn Hữu Dũng [5], Phan Thanh Long [17], chúng
tôi phân chia các KN cụ thể trong nhóm KN giảng dạy trên lớp như sau:
1 Nhóm KN ổn định tổ chức lớp
+ KN chào học sinh khi bước vào lớp
KN đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tư thế, tác phong, vị trí đứng
chào, cách chào thật nghiêm túc, tạo sự tự tin và sự tôn trọng từ phía học sinh
khi lần đầu tiên giáo viên bước vào lớp.
+ KN kiểm tra những điều kiện khách quan phục vụ cho việc dạy
học
KN này yêu cẩu người giáo viên biết kiểm tra sơ bộ ban đẩu về tình
trạng phòng học trong đó có: bảng, bàn ghế, ánh sáng, bau không khí phòng
học đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho hoạt động dạy- học diễn ra
+ KN kiểm tra tình trạng học sinh
Giáo viên cũng cần phải biết: sỉ số học sinh, ai vắng mặt, lý do học sinh
vắng mặt, tình trạng học sinh có mặt, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc,
ổn định tâm lý lớp học trước khi vào bài mới,
ca?
Trang 34+ KN lôi cuốn, hướng sự chú ý của học sinh vào bài mới Giáo viên cần biết tập trung, lôi kéo sự chú ý của học sinh vào vấn để
mình giảng dạy Tránh mất khoảng thời gian đấu giờ học sinh còn nói chuyện,
chưa ổn định
2 Nhóm KN vào bài
Vào bài một hấp dẫn sẽ lôi cuốn rất mạnh mẽ sự chú ý của học sinh, Có
nhiều tác động tạo sự hào hứng cho học sinh như: giáo viên ngay lập tức khơi
dậy tò mò ở học sinh bằng một câu chuyện, một câu đố Giáo viên tổ chức trò
chơi cho học sinh tham gia Hoặc bắt đầu từ một tin tức thời sự nóng hổi hay đó
chính là một sự kiện mới xảy ra trong lớp Tóm lại, khi vào bài, giáo viên cần
chú ý các KN sau:
+ KN giới thiệu tên, mục bài học
Giới thiệu tên, mục bài học một cách hấp dẫn, vi trí của bài học trong
từng chương từng phẩn giúp học sinh nấm bất và theo đõi dé dàng tiến trình
của bài học, xem xét bài học trong một tổng thể nội dung từng chương, từng
phần.
+ KN nêu mục đích, yêu cầu của bài học
Đây cũng là kỹ năng định hướng cho học sinh trong quá trình theo doi
tiến trình bài giảng, tiếp thu trị thức, kỹ năng và kỹ xảo thực hành Vì vậy, cầnnêu một cách ngắn gon, rõ ràng, đẩy đủ, chính xác mục đích, yêu cầu của bài
học.
+ KN nêu tóm tắt nội dung công việc và kế hoạch thực hiện
Giáo viên có thể nêu một cách ngắn gọn và đẩy đủ về các nhiệm vụ
học tập Qu thé, phân chia các nhiệm vụ học tập hoặc nêu một kế hoạch thực
hiện cho cd giáo viên và học sinh.
+ KN đưa học sinh vào tình huống có vấn để
Trang 35Đây là một kỹ năng quan trọng nhất trong nhóm các kỹ năng vào bài.
Cần tạo ra những tình huống bất ngờ, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học
sinh vào bài mới.
3 Nhóm KN trình bày nội dung bài giảng
+ KN trình bày bảng
Các mục tiêu bài giảng trên bảng phải rd ràng, mạch lac, ldgic, có độ
thẩm mĩ nhất định Cụ thể là:
- Viết rõ ràng, đủ to để mọi người nhìn thấy
- Không vừa nói vừa viết trên bảng
- Tổ chức các để mục bài giảng theo một hình thức nhất quán
- Không làm lộn xộn bảng Hạn chế viết, vẽ những phần, ý không cẩn
thiết Phân chia khoảng trống bảng cho từng mục tiêu nhất định
- Không sử dụng những từ viết tắt lạ lẫm, khó hiểu, mang tính đánh đố
học sinh.
- Sử dụng phấn màu, thước kẻ, giấy, và các chất liệu khác để minh họa
cho bài giảng có hiệu quả hơn Nhưng không quá lạm dụng bảng cho những tài
liệu dài, phức tạp.
+ KN truyền đạt
Khi diễn đạt phải ngắn gọn, dễ hiểu, tốc độ nói vừa phải bảo đảm cho
học sinh có thể vừa nghe vừa ghi, vừa theo dõi được tiến trình bài giảng, giọng
nói phải chuẩn tiếng phổ thông, mạch lạc rõ ràng, thái độ ân cần, chu đáo, tư
thế tác phong đĩnh đạc, tự tin
+ KN đặt câu hỏi phát vấn
Kỹ thuật hỏi và sử dụng câu hỏi cũng cẩn tuân theo một quy trình nhất
định, nhưng tối thiểu phải qua các bước cơ bản sau đây:{5, tr.242]
- Chuẩn bị câu hỏi ban đầu
- Đối chiếu và thích ứng các câu hỏi với trình độ và đặc điểm khác nhau
của học sinh.
30.
Trang 36- Đặc tính của câu hỏi là: tính rõ ràng sáng sủa,tường minh, tính thách
thức, tính định hướng nhóm hay số đông, tính vừa sức, tính biến đổi hay tính
tình huống
- Diễn đạt câu hỏi bằng lời sao cho đạt được mục đích tốt nhất
- Khích lệ học sinh suy nghĩ để trả lời
- Duy trì tiến trình hỏi đáp bằng các câu hỏi.
- Đánh giá, thu nhận thông tin phản hồi về kết quả và quá trình học tập
Khi cần thiết giáo viên biết chia câu hỏi lớn thành các cầu hỏi bộ phận
để tạo điểu kiện cho học sinh trả lời dễ dàng hơn, giáo viên phải ước lượng
được số lượng câu hỏi phù hợp với thời gian Câu hỏi phát vấn chủ yếu để
chuyển tải trí thức cho học sinh chứ không phải để kiểm tra xem học sinh có
nắm được bài hay không.
+ KN sử dụng dé dùng dạy học
Bao gồm KN trình bày thí nghiệm, KN trình bày biểu bảng, biểu đồ, sơ
dé, bản đồ, các để dùng dạy học trực quan nói chung Đặc biệt ngày nay có
rất nhiều phương tiện dạy học hiện đại để giúp cho việc dạy và học thuận lợi
hơn đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng sử dụng chúng như máy tính, máy
chiếu kỹ thuật số, CD, Internet, sách điện tử Trong KN này, điều quan trọng
là người giáo viên phải nắm vững tính năng, công dụng của từng loại phương
tiện-đổ dùng dạy học cũng như nắm vững các thao tác điều hành và sử dụngcác phương tiện ấy
+ KN làm chủ giáo án
Giáo viên hiểu và nhớ nội dung giáo án, tổ chức cho học sinh lĩnh hội
kiến thức Người giáo viên phải biết trình tự bài giảng để phát triển hoạt động
nhận thức cho học sinh Nghĩa là giáo viên nắm được logic của quá trình dạy
học Làm chủ thời gian, nhấn mạnh khắc sâu trọng tâm kiến thức trọng tâm,
bảo đảm được tốc độ, nhịp độ phù hợp.
-30
Trang 37-+ KN bao quát lớp, làm chủ, diéu khiển lớp học
Chủ yếu điều khiển học sinh bằng ánh mắt, bằng cử chỉ để tập trung cho
việc trình bày bài giảng đúng theo dự kiến thiết kế của giáo án Giáo viên can
có tầm quan sát rộng, bao quát toàn lớp và chú ý cho mọi học sinh đều tiếp thu một cách tốt nhất.
+ KN tổ chức hoạt động cho học sinh ở trong lớpTrong một số tình huống dạy học, giáo viên có thể cho học sinh phátbiểu, tranh luận, thảo luận vé một vấn dé học tập hoặc tổ chức giải bài tập
nhanh, giải bài tập trong tiết ôn tập, tiến hành thí nghiệm, thực hành, giải các
tình huống giả định Do sự đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi người giáoviên phải có kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm, điều khiển học sinh tự khám phátri thức và thiết kế phiếu học tập cho từng học sinh cho họ theo đối bài học dé
dàng hơn.
4 Nhóm KN củng cố bài giảng khắc sâu trọng tâm bài giảng
Trong một tiết học, một bài học có thể có nhiều vấn để, nhiều nội dung
học tập và nhiều hoạt động học tập khác nhau Xong, giáo viên cẩn biết xác
định rõ rang và nhấn mạnh đâu là những điểm cẩn ghi nhớ, những điểm kiến
thức áp dụng vào thực hành, giải bài tập, những kiến thức áp dụng thực tế cuộc
sống và những điểm kiến nâng cao Do đó, nhóm KN này bao gồm:
+ KN phát vấn để kiểm tra học sinh những vấn để trọng tâm
+ KN ra bài tập, thực hành những vấn dé chính
+ KN sử dụng mô hình để hệ thống hoá bài học
+ KN đặt tình huống, bài tập củng cố, khắc sâu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
cho học sinh,
5 Nhóm KN ra câu hỏi và bài tập về nhà cho học sinh
Mục đích của việc ra câu hỏi và bài tập cho học sinh là giúp học sinh tái
hiện và thông hiểu nội dung bài hoc, vận dụng tri thức để giải quyết một vấn
Trang 38
-31-để thực tiển Tuy nhiên, có rất nhiều loại câu hỏi và nhiều dạng bài tập, người
giáo viên cần linh hoạt vận dụng trong các tình huống cụ thể như:
+ KN sắp xếp câu hỏi, bài tập thành các dạng + KN xác định mức độ khó bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ KN ra bài tập một cách toàn điện (các dạng)
+ KN ra bài tập.câu hỏi bằng nhiều dang
6 Nhóm KN kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh
Để nắm bắt được trình độ nhận thức của học sinh, mức độ lĩnh hội vàtiếp thu trí thức của học sinh đến đâu thì kiểm tra, đánh giá là bước rất quan
trọng Qua đó, giáo viên cũng có thé thu nhận thông tin phản hỗi từ phía học
sinh và điều chỉnh cách giảng dạy cho phù hợp Bao gồm các KN cụ thể sau:
+ KN đặt câu hỏi kiểm tra+ KN xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm cần kiểm tra, đánh giá
+ KN xác định hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.
+ KN xác định thời lượng phù hợp cho việc kiểm tra, đánh giá
+ KN sử dụng được các hình thức kiểm tra đánh giá hiện đại, phong phú,
đa dạng.
1.3.VAN ĐỀ REN LUYEN KỸ NĂNG GIẢNG DAY TREN LỚP
1.3.1 Tính cấp thiết của việc rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên lớp cho
SV sư phạm
1.3.1.1 Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đối với con người
Việt Nam
Yêu cẩu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đặt ra cho mỗi người Việt
Nam cần phải có sự chuyển mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
Xã hội phát triển cùng với sự hội nhập của nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ
lao động có kỹ thuật và chuyên môn cao ngày càng trở nên bức thiết Vấn để
Trang 39nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển xã hội của các quốc gia, dân tộc Viện sĩ Phạm Minh Hạc nhấn mạnh "giáo dục và đào tạo con người có đạo đức, tri thức, kỹ năng được coi là điều kiện tiên quyết
để phát triển nguồn lực con người."{23, tr.15], “giáo dục là quá trình nâng
cao tri thức và kỹ nang, và trước hết, giáo dục là phương tiện mang lại sự phát
triển của cá thể ”{23, tr.56].
Bên cạnh đó, khi để cập đến các nhiệm vụ dạy học đại học các nhàgiáo dục học rất quan tâm đến việc trang bị kỹ năng cho sinh viên Trong đó
nhiệm vu đầu tiên là “trang bị cho sinh viên hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo
tương ứng về một lĩnh vực khoa học nhất định, bước đầu trang bị cho sinh viên
phương pháp luận khoa học, các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự
học có liên quan tới nghề nghiệp tương lai của họ”{9, u.28] Thật vậy, hoạtđộng day học là một hoạt động phức tap của người thay để có được phẩm chất
nhân cách tốt đẹp mà giáo dục học sinh Hơn nữa, phẩm chất và kỹ năng làm
thầy phải được rèn luyện song song với quá trình học văn hóa chung và là kếtquả của một quá trình rèn luyện lâu dài thông qua một hệ thống hoạt động
thực hành nghiệp vụ công phu.
Như vậy, trước hết người lao động phải có tri thức, trình độ văn hóa
Yêu cầu về mặt wi thức, biểu hiện trước hết ở sự hiểu biết về những lĩnh
vực khoa học cơ bản, về những vấn để chung của xã hội như kinh tế, văn hoá, chính trị Trong đó, yêu câu về tri thức, trình độ chuyên môn sâu, rộng là một
yêu cầu cấp bách Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải thông thạo
ngoại ngữ và vi tính, vừa có thể giao lưu, hội nhập với bạn bè thế giới, vừa là những phương tiện hữu hiệu cho việc tìm kiếm và mở mang tri thức chuyên
môn.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và hệ thống mạng
Internet phát triển mạnh như vũ bão, khối lượng thông tin trì thức trở nên rộng
lớn, phong phú, da dạng Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thông tin, trì
Trang 40
-33-thức sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, lỗi thời nếu không cập nhật hoá Đồng
thời, chọn lọc và xử lý các thông tin, tn thức thu thập được sao cho hữu ích
cho công việc của mình là một việc khó khăn, người lao động phải cẩn đếncác kỹ năng tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp, chọn lọc tài liệu và kỹ
năng xử lý thông tin
Học - học nữa - học mãi, không những thế mà còn là học suốt đời và
nhất là tự học, Bác Hồ kính yêu của chúng ta chính là một tấm gương sáng
ngời cho mọi người về tinh thần tự học Ngày nay, người lao động cũng cẩnthấm nhuần tinh thần ấy để có thể tự tiếp thu, cập nhật các tri thức khoa học
tiến bộ.
Thứ hai, người lao động phải có kỹ năng
Khi tham gia vào đời sống xã hội, mỗi cá nhân phải biết lao động một
cách có văn hóa, đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, mỗi người phải có một tay nghé nhất
định: tay nghề dạy học, tay nghề quản lý, tay nghề sản xuất, tay nghề thủ
công, Đó chính là những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhất định Kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp giúp con người tham gia vào hoạt động lao động sản xuất
có hiệu quả hơn Từ đó, mỗi người có thể đảm nhiệm những vai trò và vị trí
nhất định tuỳ theo năng lực, trình độ tay nghề
Khi người lao động được trang bị tri thức, kết hợp với kỹ năng nghề
nghiệp sẽ tạo nên trình độ chuyên môn cho họ Chuyên môn cằng cao, kỹ
năng thực hành nghề thành thạo thì hiệu quả lao động càng lớn Từ đó, con
người có những diéu kiện để phát huy năng lực, sở trường và sức sáng tạo
mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Thứ ba, công nghiệp hoá gắn lién với hiện đại hoá, đặt ra những yêu
cầu cao về những giá trị nhân văn, nhân bản ở con người Việt Nam.
Trong bốn trụ cột giáo dục lớn nhất mà thế giới đưa ra thì trụ cột thứ tư
đó là: học để chung sống với nhau Diéu đó thể hiện tính nhân văn trong mỗi
oat