1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh

92 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước Đầu Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Đánh Giá Trình Độ Thể Lực Của Vận Động Viên Judo Trẻ Lứa Tuổi 16-18 Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Tran Mai Thuy Hong
Người hướng dẫn TS. Đỗ Vĩnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Thể Chất
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2001 - 2005
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 21,65 MB

Nội dung

Vì tẩm quan trọng của yếu tố thể lực trong môn thể thao Judo mà chúng tôi phân tích ở trên nên việc xác định trình độ thể lực của vận động viên Judo các tuyến là một việc làm cắn thiết,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“BUGC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG

HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC

CUA VẬN ĐỘNG VIÊN JUDO TRE LUA TUỔI 16 - 18

Giảng viên hướng dẫn: TS ĐỖ VĨNH

Sinh viên thực hiện: TRAN MAI THUY HONG

Niên khóa: 2001 - 2005

THU VIER

T : “St 2ho—: “it

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để nghiên cứu và hoàn thành luận van tốt nghiệp “Bước đầu

nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của

VĐV Judo Trẻ lứa tuổi l6 - 18 tại Thành phế Hé Chí

Minh” em xin chân thành cảm on Tiến sĩ ĐỒ VINH cùng

toàn thể Thay, Cô giảng viên Dai học Sư phạm TP Hỗ Chí Minh đã tận tình giảng dạy truyền thụ những kiến thức quý

báu trong 4 năm học tập tại Trường, đồng thời đã hướng dẫn

và đóng góp những ý kiến quý báu trong việc thực hiện luân

văn tốt nghiệp này.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn cũng như trình độ chuyên

môn có hạn chắc rằng luận văn này không thể tránh được

những thiếu sót kính mong nhận được lời đóng góp, phé

bình của Quý Thấy, cô

Trân trọng.

Sinh viên TRAN MAI THUY HỒNG

Trang 3

NHẬN XÉT CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn 2

Muc luc 4

Danh muc bing 6

Lời nói đầu ?

Chương 1: Tổng quan 10

1.1 Lý thuyết chung về thể lực và huấn luyện thể lực 10

1.1.1 Khái niệm trình độ thể lực 10

1.1.2 Các dạng huấn luyén thể lực 10

1.1.2a Huấn luyện thé lực chung il

I.1.2b Huấn luyện thể lực chuyên môn 12

1.1.3e Khả năng phối hợp vận động 18

1.2 Tổng quan về môn Judo 20

1.2.1 Cách phân định thắng thua trong Judo 20

1.2.2 Đặc điểm thể lực môn Judo 22

1.2.2a Sức mạnh trong Judo 24

1.2.2b Sức nhanh trong Judo 25

1.2.2c Sức bền trong Judo 26 1.2.2d Năng lực phối hợp van động trong Judo 27

1.2.2e Độ dẻo trong Judo 3

1.3 Khái lược các công trình nghiên cứu về thể lực Judo ở

Việt Nam và thế giới 28

Trang 5

Chương 2: Mục đích - Nhiệm vụ ~ Phương pháp ~ Tổ chức nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu 33 2.2 Nhiệm vu nghiên cứu 3

2.3 Phương pháp nghiên cứu 33

2.4 Tổ chức nghiên cứu 39Chương 3: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ |: Xác định các chi số đánh giá trình độ thể lực

chung của vận động viên Judu Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành

phố Hồ Chí Minh 413.2 Nhiệm vụ 2: Xây đựng thang điểm để đánh giá trình độ thể

lực chuyên môn của vận động viên Judu Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành phố Hé Chí Minh $6

3.3 Đánh giá tính thực tế của thang điểm đánh giá trình độ thể lực

chuyên môn $7

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

4.1 Kết luận 60 4.2 Khuyến nghị 60

Tài liệu tham khảo 62

Phụ lục 62

Trang 6

Bảng 3.3 Độ tin cậy của các test thể lực chung 48

Bảng 3.4 Tính thông báo của các test thể lực chung 51Bảng 3.5 Chỉ số thể lực chung của các van động viên nam đỏi tuyển

Judo Trẻ Thành phố Hẻ Chí Minh 54

Bảng 3.6 Chỉ số thé lực chung của các van động viên nữ đôi tuyển

Judo Trẻ Thành phố Hồ Chi Minh 55Bảng 3.7 Kết quả thực hiện test SJF 56

Bảng 3.8 Thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyền môn của

vin động viên Judo Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh $7

Bảng 3.9 Sự liên hệ giữa thang điểm đánh giá trình độ thé lực

chuyên môn với kết quả thi đấu giải Judo Trẻ Thành phố 58

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Thành phố Hé Chi Minh, một trong những cái nôi thể thao của cả nước,

nơi đã sản sinh ra những thế hệ vận động viên đỉnh cao đã thi đấu hết mình vìmau cờ sắc áo, những con người đã phất cao lá cờ Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng,

đã ngân vang bài quốc ca Việt Nam một cách hãnh diện và đẩy tự hào trước bạn

bè quốc tế như cô gái vàng Judo Cao Ngọc Phương Trinh ba lấn liên tiếp đạt HCV tại các kỳ Seagames 16, 17, 18, như vận động viên Tran Quang Hạ vô địch

Seagames, vô địch Châu A, hay Lý Đức đương kim vô địch Châu A dai diện cho

châu lục trên đấu trường quốc tế hay Trin Hiếu Ngân A quân tại Olympic

Sydney 2000 đã biến niểm mơ ước bấy lâu của thể thao Việt Nam thành hiện

thực Và còn rất nhiều vận động viên khác như Pham Văn Mách Nguyễn Trọnè

Bảo Ngọc Lý Thế Vinh Những thành tích đó càng khẳng định hơn sự đóng góp tích cực của thể thao thành phố và vị trí của thể thao thành phố đối với nén thể thao nước nhà Tuy nhiên trong thời gian gần đây có một số môn thể thao trước

đây là thế mạnh của thành phố đã và đang bị các tỉnh, thành khác trong cả nước

gắn như bất kịp như môn Bơi lội, Điển kinh trong đó có Judo

Judo là một môn võ thuật hội tụ những tinh hoa của các trường phái nhu

thuật đựa trên nguyên tấc “sử dụng thật hiệu quả năng lượng tỉnh thần và thể

chất” “Ju” có nghĩa là nhẹ nhàng hoặc “nhu”, “do” có nghĩa là “dao” hoặc là

“con đường” ngụ ý là hãy sử dụng sức mạnh của đối phương để chiến thấng chính họ, và đó cũng là nguyên lý chính của Judo “di nhu chế cương” Khi tập luyện và nghiên cứu, chúng ta sẽ được thấy Judo không chỉ đơn thuần gồm các

kỹ thuật tấn công và phòng thủ để giành chiến thắng mà đó còn là một nghệ

thuật sống và xử thế.

Trang 8

Năm 1882, tại Nhật Bản Tiến si Jigoro Kano đã sáng lắp nên món vỏ Judo và

cho đến nay Judo đã trở thành một trong những môn thể thao được hàng triệu

người trên thé giới say mê và tập luyên Judo là một trong những môn thể thao

có tính khoa học cao điểu này được thể hiện rõ nét trong những nguyên lý thực hiện kỹ thuật như: nguyên lý động lực học, nguyên lý đòn bay Bên cạnh đó với

một hệ thống luật thi đấu chặt chẽ và khoa hoc Judo từ rất sớm đã được tổ chức

thi đấu tại các kỳ đai hội Olympic ludo Việt Nam, một thành viên của Liên

đoàn Judo Thế giới, đang cố gắng từng bước để hòa nhập Sự thắng lợi của Judo Việt Nam tại Seagames 22 đã phẩn nào khẳng định được vị trí của mình trong khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù môn thể thao Judo sử đụng nguyên lý chính là “dĩ nhu chế cương”

nhưng trong thi đấu thể thao thành tích cao thì yếu tố thể lực lại đóng một vai trò

hết sức quan trọng là một trong nhữnh thành tố quyết định đến thành tích của

vận động viên Judo là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp với sự tiếp xúc

mạnh về thể chất, thời gian của một trận đấu Judo theo luật là năm phút nhưng

thật tế nó có thể kéo dài hơn mười phút (bao gồm các khoảng thời gian tạm dừng

trận đấu, thời gian xử lý các tình huống của trọng tài và thời gian thi đấu “bàn thắng vàng" nếu trong hiệp thi đấu chính thức cả hai vận động viên đều không ghi được điểm) Chính vì thế bên cạnh các yếu tố như kỹ chiến thuật tính linh hoạt xử lý tình huống trong thi đấu, tâm lý _ thì thể lực là một yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định đến thành tích thi đấu của vân đông viên Judo.

Hiện nay về tài liệu có một số test kiểm tra thể lực được lưu hành như: Test J.M.G (Tây Ban Nha, Sở TDTT Tp Hồ Chi Minh biến dich năm 2004), Test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên Judo (Ba Lan, Sở

TDTT Tp Hồ Chi Minh biên dich năm 2004), Các test thể lực chung: chạy 30m.

Trang 9

kéo tay xà đơn, chạy 2000m (Viện khoa học TDTT năm 2002) nhưng việc phổ

biến rong rãi để ứng dung các test này vào công tác đánh giá, tuyển chọn cũng

như huấn luyện vận động viên Judo thành phố còn chậm Theo thực tiễn khảo

sát các đơn vị quản huyện tại Thành phố Hồ Chi Minh, công tác tuyển chon vận

động viên các tuyến chỉ chủ yếu dựa vào thành tích thi đấu ở các giải như: Thiếu

niên nhi đồng, Trẻ, Vô địch và phương pháp quan sát sư phạm dựa vào cảm

tính người tuyển chọn, chứ không có một sự áp dụng nào về công tác tuyển chọn

thông qua các test chuyén môn.

Vì tẩm quan trọng của yếu tố thể lực trong môn thể thao Judo mà chúng

tôi phân tích ở trên nên việc xác định trình độ thể lực của vận động viên Judo

các tuyến là một việc làm cắn thiết, cấp bách nhằm phục vụ cho công tác đánh

gid, tuyển chon và chuẩn bị thật tốt về thể lực cho các vin đông viên trong các

cuộc thi đấu để Judo thành phố vẫn mãi là trung tâm Judo của cả nước Chính vithế mà chúng tôi mạnh dạn chon để tài: "Bước đẩu nghiên cứu xây dưng hệ

thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên Judo Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại

Thành phố Hỗ Chí Minh *

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Lý thuyết chung về thể lực và huấn luyện thể lực:

1.1.1 Khái niệm trình độ thể lực:

Bên cạnh các yếu tố kỳ thuật, chiến thuật, tâm lý thể lực là một trong

những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người,

trong đó có thể đục thể thao

Thể lực chính là hình thái, chức năng tố chức thể lực và sức khỏe Nhữagchỉ tiêu về hình thái là trọng lượng, chiểu cao, vòng ngực vòng chan, tay cùngcác tỷ lệ giữa các bộ phận của cơ thể Các chỉ tiêu vé chức nang đó là: các chỉ

tiêu về hd hấp tuần hoàn trong cơ thể Các tố chức thể lực bao gồm: sứcmạnh, sức nhanh, sức bén, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động Sức khỏe(ở mức độ cơ bản và tối thiểu) là tình trạng hoạt động chức nang bình thường

(không có bệnh) của cơ thể [10]

Khái niệm trình độ thể lực, chủ yếu nói tới những biến đổi thích nghi vé

mặt sinh học (chức năng và hình thái) diển ra trong cơ thể vận động viên dưới

tác động của tập luyện và biểu hiện ở nang lực hoạt động cao hoặc thấp [9]

Theo I U Aulic: “Trình độ thể lực biểu thị tình trạng chức năng của cơ thể

và đặc biệt nó thể hiện ở tố chất thể lực: sức bén, sức mạnh, khéo léo, và mềm dẻo đồng thời còn thể hiện ở sự phối hợp thần kinh cơ [12]

Trong thể thao thành tích cao, trình độ thể lực là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thành tích thể thao, chính vì thế trình độ thể lực và thành tích thể thao luôn đi đôi với nhau Nang cao trình độ thể lực cho vận động viên chính là góp phần cải thiện và nâng cao thành tích thể thao của vận động viẻn.

10

Trang 11

1.1.2 Các dang luuấn luyện thể lực:

Huấn luyện thể lực là một trong những thành tố cơ bản của huấn luyệnthể thao bên cạnh các thành tố khác như: huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện chiếnthuật huấn luyện tâm lý, huấn luyén trí tuệ, giáo dục dao đức giáo dục chính trị

tư tưởng.

Huấn luyện thể thao là hình thức cơ bản của đào tạo vận động viên, là

quá trình đào tạo vận động viên có hệ thống mà chủ yếu bằng các phương phápbài tập Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm có tổ chức chặt chẽ nhằm

làm cho thành tích thể thao của vận động viên không ngừng phát triển.

Huấn luyện thể lực là quá trình huấn luyện bằng các phương tiên của thể dục thể thao (chủ yếu là các bài tập thể lực), để tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chức thể lực và sức khỏe của

vận đông viên [10]

Mỗi môn thể thao có những yêu cầu khác nhau về thể lực, nên việc lựa

chọn các phương tiện phù hợp và đặc trưng để huấn luyện thể lực cho từng môn

thể thao là một công việc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc và khoa học

của các nhà huấn luyện Trong huấn luyện thể thao cho vận động viên thường

lấy sự phát triển các tố chất thể lực là nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực

cho vận động viên Huấn luyện thể lực bao gồm huấn luyện thể lực chung và

huấn luyện thể lực chuyên môn.

1.12a Huấn luyện thể lực chung:

Huấn luyện thể lực chung là quá trình huấn luyện sử dung một cách đa

dạng các phương tiện, phương pháp để phát triển toàn diện các tố chất thể lực,

tạo vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú, nâng cao khả năng hoạt động củacác hệ thống, chức nang cơ thể cho vận động viên [10]

Trang 12

Huấn luyện thể lực chung là tiền để của huấn luyện thé (ực chuyên môn,

là cơ cd của thành tích thể thao trong môn thé thao chuyên sâu Muc dich cơ bảncủa huấn luyện thể lực chung là nhằm phát triển thể chất các mat khác nhau

trong cấu trúc cơ thể của vận động viên, từ đó làm nền tảng giúp vẫn động viên tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn trong suốt quá trình đào tạo, tạo vốn

kỹ nang kỹ xảo phong phú cho vận động viên Chính vì huấn luyện thể lực

chung là tiền để của huấn luyện thể lực chuyên môn nẻn huấn luyén thể lựcchung được wu tiên hon huấn luyện thể lực chuyên môn trong những giai đoạn

đấu của kế hoạch đào tạo vận đông viên.

1.1L2b Huấn luyện thể lực chuyên môn:

Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình huấn luyện sử dụng các phương tiện, phương pháp huấn luyện có liên quan trực tiếp đến môn thể thao

chuyên môn hóa của vận động viên để nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn nhằm đạt thành tích thể thao cao [ 10}

Huấn luyện thể lực chuyên môn phải dựa trên cơ sở của huấn luyện thể

lực chung bằng cách lổng ghép vào những bài tập thể lực những kỹ thuật chuyên môn của môn thể thao chuyên môn hóa nhằm mục đích thể hiện được mối quan

hệ hữu cơ giữa chúng, nâng cao thể lực, hoàn thiện kỹ thuật và đảm bảo phát

triển toàn điện cho vận động viên

1.1.3 Các tế chất thể lực:

Trong lý luận và phương pháp thể dục thể thao, tố chất thể lực (tố chức

vận động) là nhữag đặc điểm, mặt, phẩn tương đối riêng biệt trong thể lực củacon người và thường được chia thành năm loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sứcbén, mềm dẻo và khả nang phối hợp van động

12

Trang 13

Hai thuật ngữ tố chất thể lực và tố chất vận động thực chất tương đồng với nhau vì déu chủ yếu nói đến những nhân tố, đặc điểm, mat tương đối khác nhau

về thể lực của con người Tuy vậy, nếu xét kỹ hon từ góc độ điều khiển động tác

của hệ thống thần kinh trung ương thì gọi là tố chất vận động, còn nếu nhấn

mạnh vẻ đặc trưng sinh cơ học thì là tố chất thể lực Còn nếu từ góc độ điểu

khiển hoạt động sinh lý và tim lý (trong đó có ý chí) thì còn gọi là các tố chất

tâm vận động (9}

L.1.3a Sức mạnh:

© Khái niệm:

Sức manh là khả nang khắc phục lực cản bên trong hoặc bén ngoài bằng

sự nổ lực của cơ bấp, hay nói cách khác sức mạnh là khả nãng con người sinh ra

lực cơ học bằng nổ lực cơ bấp.{ 10]

Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp sau:

~_ Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh).

~ Giảm độ dài của cơ (chế độ khấc phục).

~ Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).

» Các hình thức thể hiện tố chất sức mạnh:

Tế chất sức mạnh có thể được phân chia thành sức mạnh tuyệt đối, sức

mạnh tốc độ và sức mạnh bền

~ Sức mạnh tuyệt đối: là năng lực khắc phục lực cản lớn nhất của cơ.

Trong Judo sức mạnh tuyệt đối được vận động viên sử dụng khi thực hiện một lực đối kháng trực tiếp chống lại lực tấn công của đối phương

và khi van động viên ra lực thực hiện khi kết thúc đông tác tấn công.

13

Trang 14

- Sức mạnh tương đối: là tỷ xố giữa sức mạnh tuyệt đối chia cho trong

lượng cơ thể (kg)

~ Sức mạnh tốc độ: là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cáo

của vận động viên Sức mạnh tốc độ của van động viên Judo được xác

định khi vận động viên ra sức thực hiển kỹ thuật động tác.

~ Sức mạnh bến: là khả năng chống lại mệt mỏi của van động viên khí

hoạt đông sức mạnh kéo dai Nguyên lý chính của Judo là “di nhu chế

cương”, tuy nhiên trong thi đấu thể thao hiện đại sức mạnh là một

trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích thể thao của

vận động viên Bên cạnh đó thời gian thi đấu kéo đà: (theo luật có thể

kéo đài hơn 10 phút) nên khả năng duy trì được sức mạnh trong suốtthời gian thi đấu là một trong những yêu cầu quan trọng và cẩn thiết

đối với vận động viên để đạt thành tích cao.

Judo là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp với sự tiếp xúc mạnh về thể chất nên sức mạnh là một tố chất thé lực quan trọng cẩn được chú trọng khi huấn luyện thể lực cho vận động viên.

« _ Phương pháp kiểm tra sự phát triỂn sức mạnh:

Việc kiểm tra sức mạnh được tiến hành chủ yếu thông qua hai hình thức:

thông qua bài tập thi đấu và thông qua các bài tập chính của huấn luyện sức

— Sức mạnh tuyệt đối (tối đa): được do bằng sức mạnh tĩnh lực và động

lực Sức mạnh tĩnh lực được đo bằng các lực kế tiêu chuẩn hoặc máy

đo lực cơ Sức mạnh động lực, sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực

kế hoặc trọng lượng tạ mà vin động viền khắc phục được

Trang 15

~ Sức mạnh tốc độ: thường được đo bằng kết quả vẻ chiều cao và chiều

đài như các thử nghiêm thường dùng để đo sức bật là thử nghiệm bật

cao duỗi thẳng người tại chỗ hoặc bật xa tại chỗ, bật ba bước Sức

mạnh tốc độ còn được kiểm tra bằng kết quả số lần thực hiện được

trong khoảng thời gian nhất định khi vận động viên thưc hiện các động

tác bật nhảy, đẩy, cử tạ (thông thường số lần lặp lại được han chế từ 6

— 10 lan vơi biên đô thực hiện đông tác như nhau).

— Sức mạnh bén: được do bằng số lan lap lại dat được trong một thời

gian cho trước hoặc là số lin lặp lại tới mức kiệt sức (theo tần số động

tác quy định) Bên cạnh đó còn có thể kiểm tra sức mạnh bền bằng lực

động tác cũng như thời gian phản ứng vận động (9}

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn

© Các hình thức biểu hiện sức nhanh:

Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau:

~ Sức nhanh phản ứng vận động là khả năng nhanh chóng đáp lại những

tín hiệu kích thích của vận động viên Trong Judo sức nhanh phan ứng

vận động được thể hiện ở tốc độ vận động của cơ thể phản ứng lại kỹ

thuật tấn công của vận đông viên (né tránh kỹ thuật hoặc thực hiện những kỹ thuật phản).

1S

Trang 16

- Sức nhanh động tác là năng lực hoàn thành động tác trong một thời

gian ngắn của vận động viên Thực hiện kỹ thuật nhanh chóng và

đúng thời cơ khi đối phương bị mất thăng bằng là một trong những yếu

tố quyết định đến thành tích của môn Judo.

— Sức nhanh tan số động tác là khả năng hoàn thành nhiều Lin lap lại

đông tác trong thời gian ngắn.

1.1.3c Sức bên:

e Khái niệm:

Sức bến là năng lực thực hiên một hoạt động với cường độ cho trước, hay

là năng lực đuy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể

chịu đựng được Hay nói cách khác sức bén là năng lực chịu dung của cơ thể

hoạt dong trong thời gian dai và chống lại mệt mỏi [9]

© Các dang sức bn:[(9jNgười ta chia sức bén thành hai dang: sức bén chung và sức bển chuyên

môn.

~ Sức bên chung: là sức bên trong hoạt động kéo dài vơi cường độ thấp,

có sự tham gia của phần lớn hệ cơ (còn gọi là sức bén năng lượng)

~ Sức bén chuyên môn: là sức bén trong một hoạt động chuyên môn nào

đó hoặc sức bền chuyên môn là khả năng duy trì hoạt động cao trong

nhữag bài tập chuyên môn nhất định.

Sức bén phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động, chính vì thế căn cứ

vào thời gian hoạt động có thể chia sức bền thành:

16

Trang 17

— Sức bền trong thời gian đài (trên 11 phúU Thành tích phụ thuộc vào

khả nang hoạt đông ưa khí.

~ Sức bén trong thời gian trung bình (2 = \1 phú Thành tích phụ thuộc

vào cả khả năng hoạt đông ưa và yếm khí.

— Site bên trong thời gian ngắn (14 giãy - 2 phúu) Thành tích phụ thuộc

vào khả năng hoạt đông yếm khí và su phát triển sức manh bẻn và sức

nhanh bền.

© Sức mạnh bén đặc trưng cho một năng lực sức mạnh cao, đồng thới

có sức bền tốt,

© Sức nhanh bén là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc

độ gắn tố: đa và tối đa.

© Phương pháp đánh giá sức bén:

Có 2 cách kiểm tra sức bén:

~ Phương pháp trực tiếp: cách này thường ít được sử dụng Người ta xác

định khoảng thời gian mà vận động viên duy trì được với cường độ

định trước.

— Phương pháp gián tiếp: cách này thường được sử dụng để đánh giá sức

bền của vận động viên Cho vận động viên thực hiện một cư ly tương

đối đài và xác định thời gian mà vận động viên hoàn thành cự ly đó

Trong huấn luyện thể thao người ta còn sử dụng chỉ số dự trữ tốc độ để

đánh giá sức bén của vận động viên Chỉ số dự trữ càng lớn thì sức bển càng

kém Ngoài ra trong đánh giá sức bển chung, người ta thường sử duag chỉ số khả

năng hấp thu oxy tối đa (VŨ; max) và một số các phương pháp khác [10]

17

Trang 18

1.1.3d Tế chất mềm déo:[9]

© Khái niệm:

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớa Cho nên biên đô

tối đa của đông tác là thước đo của năng lực mềm đẻo

© Phân loại:

Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: mềm dẻo tích cực và mềm

đẻo thụ động.

Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các

khớp nhờ sự nổ lực của cơ bap

Mềm đẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở cáckhớp nhờ tấc động của ngoại lực như: trọng lượng của cơ thé, lực ấn, ép của

HLV hoặc ban tap

© Phuong pháp kiểm tra năng lực mềm déo:

Năng lực mềm dẻo cẩn được kiểm tra thường xuyên Người ta thường

đánh giá nang lực mềm dẻo theo số đo độ góc hay theo độ dai

1.1.3e Khả năng phối hợp vận động:[10]

© Khái niệm:

Khả năng phối hợp vận động là năng lực hoàn thành các động tác một

cách nhanh chóng, chính xác, linh hoạt và nhịp nhàng của vận động viên trong

các diéu kiện biến đổi phức tap.

Khả năng phối hợp vận động phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình diéu

khiển hành động vận đông Nang lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với

các phẩm chất tâm lý, sức mạnh, sức nhanh và sức bén và được thể hiện ở mức

Trang 19

độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và

vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao.

© Các dạng năng lực phối hợp vận động:

Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động thé thao và yêu cẩu riêng của

chúng về phối hợp vận động, người ta phân thành các loại năng lực phối hợp vận

động sau:

Năng lực liên kết vận động: thể hiện sự kết hợp các yếu tố về

không gian, thời gian và dùng sức trong quá trình vận động.

Năng lực này có ý nghĩa quan trọng đối với môn judo.

Năng lực định hướng: là năng lực xác định, thay đổi tư thế và

hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian.

Năng lực thăng bằng: là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng

của cơ thể (thăng bằng (inh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong

và sau khi thực hiện động tác (thăng bằng động).

Năng lực nhịp điệu: là năng lực nhận biết được sự luân chuyển

các đặc tính chuyển động trong quá trình thực hiện một động tác

và khả năng thể hiện nó trong thực hiện động tác

Năng lực phan ứng: là khả năng thực hiện các phản ứng vận

động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu (đơn

giản hoặc phức tạp).

Năng lực phân biệt vận động: là năng lực thực hiện động tác

một cách chính xác cao và kinh tế trong từng hoạt động riêng

lẻ, từng giai đoạn của quá trình đó.

19

THƯYIỆN

nường Đẹi -Hẹ<- Ste hon i

Trang 20

«Phương pháp kiểm tra các khả năng phối hợp vận động:

Phương pháp kiểm tra quan trọng và thực tế nhất là thử nghiệm vận động.

Dưới đây là mot số thử nghiệm:

Khả năng liên kết

Thử nghiệm dấu hiệu hai bàn tay Thử nghiệm phối hợp

Thử nghiệm lò cò tới đích

Khả năng định hướng Thử nghiệm định hướng

Khả năng phân biệt Thử nghiệm phân biệt nhảy

Khả năng thay đổi hoạt động Thử nghiệm thay đổi

Thử nghiệm ném và bắt bóng

Khả năng nhịp điệu Thử nghiệm sức bền nhịp điệu

Thử nghiệm thay đổi nhịp điệu

Trang 21

1.2 Tổng quan về mơn Judo:

1.2.1 Cách phân định thắng thua trong Judo

Judo là mơn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp với sự tiếp xúc mạnh về

thể chất Một trận thi đấu chính thức theo luật là 5 phút (khơng kể thời gian

trọng tài cho tạm dừng trận đấu, thời gian hội ý của trọng tài, thời gian xử lý các tình huống trẻn sân ) Vận động viên được tuyên bố thang tran trong những

trường hợp sau:

Thắng tuyệt đối; khí vận động viên thực hiện được một kỹ thuật hồn

chỉnh và được trọng tài tuyên bố điểm Ippon; khi vận động viên thực hiện một

kỹ thuật khống chế dưới thảm (Osaekomi Waza) trong thời gian 25 giây; khi vận động viên ding kỹ thuật ải sát (Shime Waza) làm cho đối phương bi agat thở

đến ngất hộc đập tay xuống thẳm xin thua; khi van động viên thực hiện một ky

thuật khĩa khớp (Kansetsu Waza) làm cho đối phương bị đau đập tay xuống

thảm xin thua; khi đối phương thực hiện những kỹ thuật bị cấm trong luật dẫn

đến lỗi phạt Hansuku Make

Thắng khi kết thúc trân đấu: khi vận động viên đạt điểm cao hơn đối

phương; khi vận động viên tích cực tấn cơng hơn đối phương khi cả hai vận động

viên khong cĩ điểm

Chính vì những đặc điểm đĩ của mơn Judo nên vận động viên tham gia tập luyện và thi đấu muốn đạt thành tích cao cẩn cĩ những yếu tố thể lực quan

trọng sau đây:

- Sức mạnh tối đa: cẩn thiết khi sử dụng những kỹ thuật dưới

thảm (Ne Waza).

- Sức mạnh tốc độ: khả nang thực hiện nhanh kỹ thuật trong sự

khống chế của đối phương.

21

Trang 22

Sức mạnh bền: kha năng duy trì sức mạnh kha năng tấn công

cho đến hết thời gian thi đấu.

Sức nhanh phản ứng vận động: tốc độ tránh né hoặc đáp trả khi

đối phương tấn công.

Sức nhanh động tác: tốc độ thực hiện kỹ thuật khi có cơ hội

thuận lợi.

Sức bén chuyên môn trong thời gian trung bình: một tran đấuJudo có thể kéo dài từ 7 -8 phút, nếu hai vận đông viên hoa

điểm thì phải thi đấu hiệp phụ và như vay trận đấu có thể kéo

dài hơn 10 phút Chính vì thế nguồn năng lượng vung cấp chohoạt động thí đấu Judo chính là năng lượng tổng hợp ưa khí và

ky khí.

Độ dẻo: độ rướng khi thực hiện kỹ thuật là môit trong những vếu

tố quan trọng dẫn đến thành công trong thi đấu Judo.

Năng lực liên kết vận động: khả năng kết hợp các yếu tố không

gian, thời gian và đùng sức trong Judo

Năng lực phản ứng: là khả năng phản ứng tránh né khi đối

phương tấn công và thực hiện lại bằng một kỹ thuật phản thế.

1.2.2 Đặc điểm thể lực môn Judo:

Mọi người biết đến Judo không chỉ ở những kỹ thuật ném ngoạn mục mà

nó còn bao gồm các kỹ thuật khống chế đối phương trên mặt đất, kỹ thuật ải sát,

kỹ thuật khóa khớp Tập luyện Judo không những giúp cho con người tăng

cường sức khỏe, phát triển thể chất mà còn rèn luyện cho con người tính ký luật

tư giác, sư tư tỉa, sự tâp trung, kỹ năng lãnh đạo cũng như khả năng phối hợp thể

22

Trang 23

chất sức mạnh và tính mềm dẻo Là một môn thể thao đúc kết từ một nghệ thuật chiến đấu, Judo giúp phát triển sự kiểm soát cơ thể toàn điện sự cân bằng

một người khi người ấy đang tiến lên | bước? Don giản và dé đàng khi ta dùng

lòng bàn chân đẩy vào ngay gót chân của chân đang tiến lên ngay trước khi

người đó chuyển hết sức nặng của cơ thể lên chân đó.

Nguyên lý chủ đạo của Judo là “di nhu chế cương”, là ứng dung sự mềm

dẻo trong thực hiện kỳ thuật, là cách sử dụng linh hoạt và hiệu quả sự thăng

bằng, lực đòn bẩy và bước chuyển động hợp lý khi thực hiện các đông tác ném hay các kỹ thuật khác Sự khéo léo, kỹ thuật hoàn thiện và biết chọn thời điểm

(hơn là sử dung sức manh đơn thuần) là những bí quyết thành công trong Judo

Theo S.Cochran (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của Hiệp

hội Sức mạnh và Thể lực Quốc gia Mỹ ~ NSCA — chuyên nghiên cứu vé các môn võ thuật) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riéng biệt

như sau:

23

Trang 24

Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng ở những môn thể thao khác nhau có

những yêu cẩu khác nhau về các tế chất thể lực Judo là môn thể thao có yêu cẩu khá cao vẻ các tố chất thể lực, đòi hỏi vận động viên Judo phải có khả năng cao về sức bén ưa khí, sức bển yếm khí, sức mạnh và công suất (sức manh tối

đa) Dé hiểu rd hơn vé các đặc điểm thể lực chuyên biệt của môn Judo, cần đi

sâu phân tích từng tố chất thể lực như sau:

Công suất (sức mạnh tối đa)

1.2.2a Sức mạnh trong Judo

Hiện nay, trong giai đoạn phát triển thể thao thành tích cao, tố chất sức

mạnh chiếm một vi trí hết sức quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Không thể hiểu một cách don thuần rằng Judo là môn võ thuật “di nhu chế cương” nếu hiểu như thế thì sức mạnh trong Judo chỉ giữ một vai trò kém quan

24

Trang 25

trọng, ngược lai trong thi đấu Judo, vận đông viên phải sử dung sức mình đểkhống chế kiểm soát các hoạt động của đối thủ để thực hiện các kỹ thuật ném

(Nage Waza) và các kỹ thuật khống chế dưới thẳm (Ne Waza) Sức mạnh trong

thi đấu và tập luyện có liên quan chat chẽ với tốc độ chuyển động của cơ thể

hay tốc độ ra đỏn tấn công Tốc độ di chuyển và thực hiện kỹ thuật càng nhanh

càng làm tăng thêm sức mạnh của người tấn công.

Sức mạnh là tố chất nền tang của năng lực van động trong môn Judo.

Trong huấn luyện cẩn chú ý tập trung vào sức mạnh tốc độ (phat triển công suất)sức mạnh bền (bén cơ) Tuy nhiên, huấn luyện sức mạnh phải kết hợp đồng thời

với huấn luyện các tố chất thể lực khác và huấn luyện kỹ thuật để phát triển

đồng bộ trình độ tập luyén của vận động viên.

1.2.2b Sức nhanh trong Judo

Trong tập luyện và thi đấu Judo không chỉ huấn luyện sức nhanh đơn thuần mà cần chú trọng vào sức mạnh tốc độ Thật vậy, đây là một trong những

tố chất thể lực quan trọng quyết định sự thắng bại trong thi đấu Judo.

Trong quá trình huấn luyên vận động viên Judo để phát triển sức nhanhcần phải giải quyết hai nhiệm vụ chính:

~_ Nâng cao sức mạnh tốc độ.

~ Rèn luyện khả nang phát huy sức mạnh lớn trong điểu kiện vận

động nhanh.

Cần lưu ý khi tập luyện sức mạnh tốc độ trong Judo các động tác vào đòn

(Uchikomi) hay ném ngã (Randori) phải được thực hiện với biên độ cực đại Để

phát triển sức mạnh tốc độ cần thiết phải áp dụng các bài huấn luyện sức manh đơn thuần làm cơ sở để phát huy sức mạnh tối đa.

25

Trang 26

1.2.2c Sức bền trong Judo

Sức bén là năng lực duy trì khả nang van động trong thời gian đài nhất mà

cơ thể có thể chịu dung được Sức bén luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi

nên có thể hiểu: "Sức bén là năng lực của cơ thể chóng lai mệt mỏi trong một

hoạt động nào đó ".

Trong Judo, sức bén giúp vận động viên hoạt động liên tục trong suốt trận

đấu với cường độ vận động cao với những thao tác kỹ thuật tấn công phòng thủ chính xác Đặc điểm sức bén của môn Judo trong tập luyện và thi đấu là sức bén

hỗn hợp (kết hợp sức bén ưa khí và sức bén ky khí) Một trận thi đấu Judo là các

hoạt động liên tục và luân phiên của các thao tác tấn cong, phòng thủ và di

chuyển Đặc điểm sức bén của môn Judo là sức bén hỗn hợp do vay trong quá

trình huấn luyên cần thiết phải nâng cao khả năng ưa khí và ky khí.

s® Nâng cao khả năng ưa khí;

Khả năng ưa khí phục vụ cho các hoạt động kéo dai hơn 2 phút trong thi

đấu Cần phát triển, nâng cao khả năng ưa khí nhằm đạt tốc độ hồi phục nhanh

* Nâng cao khả nang ky khí:

Khả năng ky khí trong Judo gồm: ky khí không acid lactic phục vụ cho các

hoạt động kéo dài tối đa 10 giây; và ky khí có acid lactic phục vụ cho các hoạt

26

Trang 27

động có thời gian hoạt động dưới 2 phút Trong thi đấu, năng lượng ky khí không

acid lactic giữ vai trò chủ yếu trong tấn công tốc độ cao Khi trận đấu kéo dài

hơn | phút thì năng lượng ky khí có acid lactic giữ vai trò vượt trội.

Việc nâng cao khả năng ky khí cũng phụ thuộc vào việc nâng cao khả

năng ưa khí Các phương pháp để nâng cao khả nang ky khí phát huy sức bén

chuyên môn là sử dụng các bài tập đối kháng, chuyên môn hóa Các bài tập này

phải có cường độ bằng hoặc cao hơn cường độ một trận thi đấu thực tiễn thì mới

đạt hiệu quả Có thể áp dụng các phương pháp đấu tập hay thủ đài với thời

gian kéo dài.

1.2.2d Năng lực phốt hợp vận động trong Judo:

Năng lực phối hợp vận động phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điểu

khiển thao tác vận động và được hình thành chỉ trong quá trình tập luyện và do

kinh nghiệm thi đấu của vận động viên Năng lực phối hợp vận động có quan hệ

chặt chẽ với yếu tố tâm lý và các tố chất thể lực khác

Trong Judo, năng lực phối hợp vận động thể hiện ở tốc độ phản ứng xử lý

tình huống Sự phát triển tốc độ nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất là kết quả

của sự phát triển nhiều yếu tố khác như: sức mạnh tối đa, độ mềm đẻo, khả năng

hoàn thiện kỹ thuật

Trong thi đấu, vận động viên Judo cẩn có khả năng linh hoạt cao nhằm

thích nghi với mọi tình huống để kịp thời xử lý.

Các biện pháp nang cao khả năng phối hợp vận động là sử sung các bài

tập mang đặc điểm đa dạng hóa các thao tác, thay đổi tình huốag, phối hợp các

kỹ thuật (liên phản đòn)

Trang 28

1.2.2e Độ đèo trong Judo:

Mém dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn Độ dẻo là yếu

tố quan trọng để đạt được những thao tác phức tạp trong Judo Độ déo giúp phát

triển kỳ thuật hoàn thiện hon và hiệu quả hơn Dé phát triển độ dẻo cẩn tập

luyện thường xuyên trong suốt quá trình huấn luyện Chú trọng sử dụng các

phương pháp sau:

~ Kéo dan trong thời gian dài: các bài khởi động, các bài làm nóng tỉnh.

~ Tăng sự đàn hồi kéo dan: các bài khởi động chuyên môn, Uchikomi

(vào đòn tại chỗ).

1.3 Khái lược các công trình nghiên cứu về thể lực Judo ở Việt Nam và thế

giới:

1.3.1 Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trấn Quốc Tuấn Tiêu

chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong truyén chọn và huấn luyện thể thao.

Nhà xuất bản Thể dục thể thao năm 2002.

*Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện

thể thao” được Ủy ban thể dục thể thao - Viện khoa học thé dục thể thao ban

hành năm 2002 là một công trình nghiên cứu khoa học của nhiều nhà nghiên cứu

khoa học, cùng các cộng tác viên là những nhà chuyên môn của các môn thể

thao Công trình nghiên cứu trên đối tượng là vận động viên đội tuyển quốc gia

các môn thể thao đựa trên phương pháp kiểm tra sư phạm thông qua các test thể

lực chung, kỹ thuật, tâm lý nhằm đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập

luyện vận động viên các môn thể thao vé các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý

phục vụ cho công tác tuyển chon và huấn luyện vận đông viên góp phan tiết

kiệm kinh phí và tăng hiệu quả đào tạo vận động viên trình độ cao.

28

Trang 29

Đối tượng nghiên cứu của công trình vé môn Judo là đội tuyển quốc gia

gồm 27 vận động viên (13 nam, 14 nữ) Độ tuổi nam từ 18 ~ 31 tuổi, nữ từ 17

-23 tuổi Hạng cân nam từ 60 - 100kg nữ từ 48 - trên 78kg Các tác giả đã đưa ra

tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện môn Judo thông qua các chỉ số test vé thể

lực chung như: test 30m xuất phát cao, test kéo tay xà đơn, test chay 2000m; các

test kỹ thuật như: test đánh ngã Ippon Seoi Nage 30 giây test Kouchi Gan 30 giây, test Ouchi Gari 30 giây, test vào đòn Seoi Nage (đòn sở trường) | phút, test

đánh ngã Ippon Seoi Nage | phút, test kỹ thuật dưới thảm số 1 (Kesa Gatame)

20 giây, test kỹ thuật đưới thảm số | (Kesa Gatame) 30 giây, test kỹ thuật dưới

thảm số 2 (Yoko Shiho Gatame) 20 giây, test kỹ thuật dưới thảm số 2 (Yoko

Shiho Gatame) 30 giây; và các trắc nghiệm tâm lý về phản xa đơa phản xa đôi Dựa vào kết quả thu được, các tác giả đã đưa ra những thang điểm của từng chỉ tiêu để đánh giá trình độ tập luyện của van động viên, từ đó huấn luyện viên có

thể áp dung các thang điểm này để kiểm tra định kỳ nhằm điều chỉnh kế hoach

huấn luyện cho từng vận động viên và tiến hành công tác tuyển chọn một cáchtương đối khách quan đồng thời có thể kết hợp với thành tích thi đấu để đánh giátiểm năng thực sư của các vận động viên có triển vọng

1.3.2 Nguyễn Quốc Tuấn Luận văn thạc sĩ: Bước đầu nghiên ciêu trình

độ tập luyện thể lực và kỹ thuật của đội tuyển Judo Thành phố Hồ Chí Minh sau

một ndm tập luyện, năm 2004.

Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn, hiện là Phó chủ tịch Hội Judo Thành phố HồChí Minh, nguyên huấn luyện viên đội dự tuyển Judo quốc gia Việt Nam đã dẫn

dat đội tuyển Judo Việt Nam tham dự nhiều giải thi đấu quốc tế, người có tâm

huyết và gắn bó lâu năm với Judo Việt Nam đã báo cáo thành công luận văn

thạc sĩ của mình vào năm 2004 với tên để tài: “Bước đầu nghiên cứu trình độ tập

29

Trang 30

luyện thể lực và kỹ thuật của đội tuyển Judo Thành phố Hồ Chí Minh sau một

năm tập luyện”

Để tài nghiên cứu trên đối tượng là đội tuyến Judo Thành phố Hồ Chí

Minh với số lượng 32 vận động viên có độ tuổi trung bình từ 18 - 25 tuổi Đây là lực lượng vận động viên đã trải qua quá trình tập luyện nhiều năm, đi từ các tuyến năng khiếu của Thành phố Hỗ Chi Minh lên tuyến dự tuyển trong đó hầu hết hiện đang là van động viên kiện tướng và cấp | quốc gia.

Phương pháp được sử dụng trong để tài là những phương pháp có tínhkhoa học cao như: phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan:

phương pháp kiểm tra sư phạm với hệ thống test vận động có độ tin cậy cao: testnằm đẩy tạ và gánh ta, test lực lưng, lực bóp tay, test bật xa tại chỗ, test gập

bụng, T test, test chạy 4 x 9m, test chạy 30m test chạy 1600m, test gập than về trước; và các test vé kỹ thuật như: test vào đòn sở trường số | tốc độ 30 giây, test vào đòn sở trường số 2 tốc độ 30 gidy, test quật té tốc độ kỹ thuật sở trường 30 giây, test phản đòn 30 giây, test lên đòn đè tốc độ kỹ thuật Kesa Gatame 30

giây; phương pháp thực nghiệm sư phạm Với mục đích hệ thống hóa các testkiểm tra nhằm đánh giá thực trạng trình độ tập luyện của đội tuyển Judo Thànhphố Hỗ Chí Minh Kết quả của để tài mang tính khoa học và thực tiễn rất cao, từ

đó có thé làm cơ sở cho ban huấn luyện đội tuyển tham khảo, phuc vụ cho việc

xây dựng kế hoạch huấn luyện và định hướng cho sự phát triển chuyên môn của

đội tuyển Judo thành phố Hồ Chi Minh trong tương lai

1.3.3 Sterkowisz Test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn — test SJF.

năm 1995 :

Nhằm đánh giá trình đô thể lực của vận động viên Judo trong quá trình huấn luyên giúp huấn luyện viên kịp thời điểu chỉnh kế hoạch huấn luyện và

30

Trang 31

lượng vận đông sao cho phù hợp với mức độ phát triển thành tích tập luyện của

từng vận đông viên Judo, tác giả Sterkowisz, khoa thể thao đối kháng Học viện

giáo dục thể chất Ba Lan, cùag các cộng sự của ông tại Viện sinh lý học con

người Ba Lan là Adam Zuchowicz và Ryszard Kubica tiến hành thực hiện để tài

khoa học * Test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của van động viền Judo”.

Các tác giả đã nghiên cứu xây dựng bài test đánh giá trình độ thé lực

chuyên môn với đặc điểm có tính chất ngắt quãng theo chu kỳ để mô phỏng điềukiện, hoàn cảnh thực tế của một trận thi đấu Các chỉ số đánh giá trình độ thể lực

chuyên môn của vận động viên Judo có liên quan đến những thông số ky khí và

ưa khí Mặc đò Judo có hơn 100 kỹ thuật, nhưng qua khảo sat tại các Giải Judo thế giới, kỳ thuật Seoi Nage là kỹ thuật được sử dụng thường xuyên và hiệu quả

nhất Đó là lý do các tác giả sử dụng kỳ thuật này trong bài test Qua khảo sát 12

trận thi đấu điển hình, khoảng thời gian phối hợp vận động tấn công liên tục là

từ 15 đến 35 giây, khoảng thời gian ngừng từ 7 đến 8 giây Cường độ vận động của tim đạt từ 90 đến 95% so với nhịp tim tối đa Như vậy trên cơ sở khảo sát

thực tiễn, các tác gid đã để xuất một bài test đánh giá trình độ thể lực chuyên

môn tương tự như thực tiễn một trận đấu

Sự kiểm chứng tốt nhất khả năng chất phận, thể chất của cơ thể là tậpluyện thể thao Hiệu quả của thể lực chuyên môn trong Judo được đánh giá trên

cơ sở khả năng chuyển hóa tối đa của vận động viên tác động lẫn nhau trong

suốt trận đấu Những khả năng chuyển hóa đó được quy định bởi những phản

ứng sinh hóa của mô cơ trong vận động, trên năng lực của tim, hệ tuần hoàn, hệ

hô hấp hệ thần kinh, hệ cơ Có thể thừa nhận rằng khả năng ưa khi, ky khí và

tốc độ hồi phục giữa 2 giai đoạn nổ lực van đông sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng kỹ chiến thuật trong thi đấu Những vận động viên có khả năng ky khí cao

31

Trang 32

sé thích nghi với chiến thuật tấn công liên tục, trong khi những vận động viên có khả năng ưa khí cao sẽ phù hợp với chiến thuật phòng thủ và phản công Chính

vì diéu này cần thiết phải xác định khả năng ưa khí và ky khí của từng vận động

viên để có kế hoạch huấn luyện phù hợp Bài test của Stcrkowisz đã được

nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn để này.

32

Trang 33

CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP

VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Xác định các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của vận độngviên Judo Trẻ nhằm góp phan nâng cashiéu quả công tác huấn luyên và tuyểnchọn vân động viên Judo Trẻ tại Thành phố Hỗ Chi Minh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã để ra, chúng tôi giải quyết các

nhiệm vụ nghiển cứu sau:

1 Xác định các chỉ số đánh giá trình độ thể lực chung của vận động

viên Judo Trẻ lứa tuổi 16 ~ 18 tại Thành phố Hỗ Chi Minh.

2 Xây dựng thang điểm để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của

vận động viên Judo Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành phố Hé Chi

Minh.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan:

Đây là phương pháp được sử dung rộng rai trong các để tài nghiên cứu

khoa học Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liền quan để tư duy tổng hợp các

kiến thức làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu trình độ thể lực và hệ thống

đánh giá trình độ thể lực của vận động viên Judo trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành

phố Hồ Chí Minh.

33

Trang 34

2.3.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Đây là phương pháp dùng để thu thập những thông tin có liên quan đến

các trang thái, các khả năng vận động khác nhau của con người thông qua các

bài thử, các bài tap vận động.

Hệ thống test vận động được sử dụng trong để tài nhằm mụch đích xác

định các chỉ số thể lực chung của vận động viên Judo Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại

Thành phố Hỏ Chí Minh được lựa chọn thông qua phiếu phỏng vấn với hơn 50%

số người được phỏng vấn lựa chọn, các test được kiểm tra độ tin cậy với phương

pháp retest và có kết quả ld >=08

Test vận động được sử sung để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn là

bài test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho vận động viên Judo đã được

Sterkowicz nghiên cứu và phổ biến vào năm 1995 Bài test này có đặc điểm

“biến tốc liên tục” phù hợp với những chuyển động chuyên môn trong thí đấu

Judo.

2.3.2.1 Kiểm tra thể lực chung:

a Sức mạnh tốc độ:

Bật xa tại chỗ (m): người thực hiện đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay

thả lỏng Khi thực hiện bật xa tại chỗ người hơi khụy gối, hai tay đánh ra sau tạo

đà bật nhảy lên phía trước càng xa càng tốt Lưu ý khi rơi xuống đất phải bằng

hai chân, tay không chống xuống mát đất Thành tích được tính từ mũi bàn chân

khi đứng chuẩn bị nhảy cho đến gót bàn chân sau khi kết thúc bật nhảy Mỗi vận

động viên thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất Dụng cụ đo bằng thước day

Trung Quốc với độ chính xác 1/10 cm.

Nim sip chống đẩy 10 giây (lẩn); người thực hiện ở tư thế nằm sấp, hai

tay chống xuống đất ngang ngực với khoảng cách rộng bằng vai, hai chân duỗi

34

Trang 35

thẳng chống mũi ban chân Mỗi lan thực hiện được tính khi hai cánh tay co đưa

ngực gần sát xuống mặt đất rồi thẳng cánh tay lên Mỗi vận động viên thực hiện

2 lẫn lấy thành tích cao nhất.

Kéo tay xà đơn 10 giây (lẩn): người thực hiện hai bàn tay nắm thanh xà,chân không cham mật đất Mỗi lẳn thực hiện được tính khi người thực hiện ding

hai tay kéo thân người lên (ngực ngang thanh xà) rồi hạ xuống (cánh tay thẳng).

Mỗi vận động viên thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất

Nhảy xổm 30m (giây): người thực hiện bật nhảy tốc độ trên đường thẳng,

khi bật nhảy góc gap gối <90°

b Sức mạnh bên:

Gap bung | phút (dn): người thực hiện ở tư thế nằm ngửa, hai tay đan lại

đặt sau gáy, hai chân co gối chống lên mặt đất Mỗi lần thực hiện được tính khi người thực hiện bật ngồi dậy cùi chỏ hai tay chạm vào hai đầu gối Lưu ý hai bàn tay không được rời ra trong khi thực hiện Mỗi vận động viên thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất.

c Sức nhanh:

Chay 30m xuất phát cao (giây): người thực hiện chạy trên đường thẳng,

bắt đầu bằng tư thế xuất phát cao Kết quả được đo bằng giây và lấy thành tíchtrong hai lắn chạy

d Sức nhanh tần số động tác

Vào đòn tai chỗ 10 giây (Uchikomi) bằng kỹ thuật I Seoi Nage |

Morote Seoi Nage: người thực hiện (Tori), người phục vu (Uke) đứng đối diện

nấm áo Tori thực hiện kỹ thuật Ippon Seoi Nage hoặc Morote Seoi Nage với tốc

độ nhanh nhất.

35

Trang 36

Kỹ thuật Ippon Seoi Nage:

Hướng mất thăng bằng là phía trước bên phải nếu Tori thực hiên kỹ thuật bên phải và hướng mất thăng bằng ngược lại khi Tori thực hiện kỹ thuật bên trái.

Bước |: Tori bước chân phải lên phía trước qua bên trái (hướng vào chânchân phải của Uke) đổng thời kéo Uke mất thăng bằng vé phía trước bên phải

Bước 2: Tori di chuyển chân trái ra phía sau chân phải hướng vào chân

trái Uke đồng thời xoay hông sao cho hai bàn chân song song với khoảng cáchrộng bằng vai và định vị ở giữa hai chân của Uke Tay phải đang nấm áo bỏ ra

dùng khủy tay kẹp vào nách phải của Uke, ban tay nắm lại Gối khuy sao cho hông thấp hơn thắt lưng của Uke

Bước 3: trở về tư thế nắm áo

e Sức bên

Chạy 2000m đối với nam, chay 1500m đối với nữ (phút); Vận động viên

chạy trong sân vận động với đường chạy tiêu chuẩn 400m Thời gian được tính bằng phút và giây Dung cụ đo bằng déng hổ điện tử có độ chính xác đến 1%

Đánh té tai chỗ 10 giây (lần); Tori thực hiện kỹ thuật Ippon Seoi Nage tốc

độ trong 10 giây tính số lần thực hiện

Trang 37

h Khả năng phối hợp vận động

Chay con thoi 4 x 10m (giây); từ tư thế xuất phát cao, vận động viên thực

hiện chạy tốc độ 4 lần con thoi 10m liên tục tính thời gian

2.3.2.2 Kiểm tra thể lực chuyên môn

Test đánh giá trình độ thé lực chuyên môn vận động viên Judo ~ Test SIF.

Bài test nay được thực hiện để kiểm tra nỗng độ lactic ky khí của vận động viên

Judo trong điều kiên vận động chuyên môn Bài test được Sterkowicz nghiên cứu

và công bố vào năm 1995 Bài test có nội dung như sau:

Hai Uke có trọng lượng và chiéu cao tương đương với người thực nghiệm

đứng cách nhau 6 mét, trong khi đó người thực nghiệm test, Tori, đứng giữa 2

Uke Khi khẩu lệnh Hajime vang lên, Tori chay đến | trong 2 Uke và thực hiện

kỹ thuật ném /ppon-seoi-nage, và tiếp theo chạy đến người Uke thứ 2 và cũng

thực hiện kỹ thuật ném trên, chu trình này được thực hiện kéo đài trong IS giây.

Sau khi khẩu lệnh Matte vang lên, người thực nghiệm ngừng lại và nghỉ trong 10giầy Tiếp tục thực hiện lần thứ 2 va Mn thứ 3 như thế trong thời gian 30 giây,sau mỗi lan déu được nghỉ trong 10 giây Tiến hành đo nhịp tim người thực

nghiệm ngay sau khi thực hiện xong bài test và sau đó tiếp tục đo nhịp tim sau |phút nghỉ ngơi Tổng số lần thực hiện kỹ thuật và các chỉ số được tính toán theo

phương trình sau:

HReff + HR Ires

Chỉ số test

37

Trang 38

HReff: nhịp tim đo được tức thì sau khi nỗ lực vận đông thực hiện bài

test.

HR I res: nhịp tim do được sau khi nghỉ | phút,

Tổng số lan ném: tổng số lan thực hiện kỹ thuật Ippon-scoi-nage.

Chỉ số test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên Judo

càng nhỏ thì kết quả cảng tốt

2.3.3 Phương pháp phông vấn:

Phương pháp này được dùng để xác định các chỉ số về trình độ thể lực của

vận động viên Judo và các test vận động để xác định các chỉ số đánh giá về trình

độ thể lực của các vận động viên Judo

— Đối tượng phỏng vấn: các chuyên gia Judo, huấn luyện viên các

quận, huyện và huấn luyện viên các tuyến đào tạo van động viênJudo của Thành phố Hồ Chí Minh.

~ Nội dung phỏng vấn: là các chỉ số đánh giá trình độ thể lực và các

Trang 39

2.3.4 Phương pháp toán thống kê:

Các số liệu thu thập được trong quá trình quan sát được xử lý bằng phương

pháp thống kê toán bằng phẩn mềm Excel, bao gồm các giá trị thống kê mô tả :

giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan

2.3.5 Phương pháp lập thang điểm:

Các chỉ số thực hiện test sau khi được thu thập và xử lý, chúng tôi tiến

hành lập thang điểm C với công thức như sau:

Kx

C= 5+ 2

S

2.4 Tổ chức nghiên cứu:

2.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu gồm 100 vận động viên (41 vận động viên nữ, 59 vận động viên nam) Judo Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong

đó gồm có:

— Đội tuyển Trẻ Thành phố: 20 vận động viên (10 nam, 10 nữ)

~ Quận Tân Bình: 19 vận động viên (7 nữ, 12 nam)

~ Quận Tân Phú:10 vận động viên (4 nữ, 6 nam)

~ Quận 3:10 vận động viên (2 nữ, 8 nam)

~ Nhà Thiếu nhi Thành phố:5 vận động viên (2 nữ, 3 nam)

~- Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: 36 vận động viên (16 nif, 20

nam)

39

Trang 40

2.4.2 Mô tả quy trình nghiên ciêu:

Lập phiếu phỏng vấn, thống kê các chỉ số và các test đánh giá thể lực

vận động viên Judo có số người lựa chọn trên 50%.

Thu thập số liệu các test thể lực chung và thể lực chuyên môn

Đánh giá độ tin cây của các test được lựa chọn.

Đánh giá tính thông báo của các test có đủ độ tin cậy với test đánh giátrình độ thể lực chuyên môn

Lập các chỉ số đánh giá thể lực chung và thể lực chuyên môn của vân động viên Judo Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành phố Hồổ Chí Minh.

Xây dựng thang điểm để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của

vận động viên Judo Trẻ lứa tuổi 16 - 18 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.4.3 Kế hoạch thực hiện:

Viết để cương 16/11/2004 | 30/11/2004 | ĐH Sư phạm

Thiết kế phiếu khảo sát

"1c.

Ngày đăng: 12/01/2025, 03:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Mức độ sử dung các test đánh giá trình độ thể lực của - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.1. Mức độ sử dung các test đánh giá trình độ thể lực của (Trang 6)
Bảng 3.2. Mite độ sử dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực của vận - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.2. Mite độ sử dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực của vận (Trang 47)
Bảng 3.3. Độ tin cậy của các test thể lực chung - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3. Độ tin cậy của các test thể lực chung (Trang 48)
Bảng 3.4. Tính thông báo của các test thể lực chung - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4. Tính thông báo của các test thể lực chung (Trang 52)
Bảng 3.6. Chỉ số thể lực chung của các vận động viên nd dội tuyển Judo 'Irẻ Tp. Hổ Chí Minh - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.6. Chỉ số thể lực chung của các vận động viên nd dội tuyển Judo 'Irẻ Tp. Hổ Chí Minh (Trang 55)
Bảng 3.8. Thang điểm đánh gid trình độ thể lực chuyên mén của vận - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.8. Thang điểm đánh gid trình độ thể lực chuyên mén của vận (Trang 57)
Bảng 3.9. Sự liên hệ giữa thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục thể chất: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trình độ thể lực của vận động viên judo trẻ lứa tuổi 16-18 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.9. Sự liên hệ giữa thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w