Tác giả Nguyễn Thị Thúy và các tác giả khác 2020 đã phân tích mối quan hệ giữa phương pháp học tập và KQHT của sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán của một số trường đại học trên địa bàn
Trang 1DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nhóm 2
1 Nguyễn Huỳnh Hoàng Anh 22649721 Nhóm trưởng
5 Bùi Ngọc Tiên 22649541 Thành viên
Trang 2CAC NHAN TO ANH HUONG DEN KET QUA HOC TAP CUA SINH VIEN
TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHI MINH
PHAN MO DAU
1 Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, giáo dục được coi là một trong những chính sách quan trọng nhất nhằm
mở rộng dân trí, đào tạo lao động có tay nghề, bồi dưỡng nhân tài để thoát khỏi tinh trang kém phát triển, phát huy nguồn nhân lực Đặc biệt là đối với các thế hệ sinh viên Để đạt được mục tiêu trên, các cơ sở đào tạo cử nhân - trường đại học cần nang cao chat lượng giáo dục thông qua sự quan tâm, đầu tư và phát triển từ mọi mặt Điều đó phản ánh mạnh
mẽ qua kết quả học tập (KQHT) của sinh viên KQHT phản ánh năng lực, sự rèn luyện cũng như chất lượng học tập của sinh viên trone 4 năm đại học, KQHT cảng cao thì đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm én định của các bạn sinh viên cũng được nâng cao
KQHT của sinh viên chịu tác động bởi nhiều nhân tố Đây không phải là chủ đề mới khi đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và tìm ra được các nhân tổ tác động đến KQHT của
sinh viên Tác giả Nguyễn Thị Thúy và các tác giả khác (2020) đã phân tích mối quan hệ giữa phương pháp học tập và KQHT của sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán của một số
trường đại học trên địa bàn Hà Nội.Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương (2017) xác
định các nhân tô tác động đến KQHT của sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Như Quỳnh & Phạm Thị
Ngọc Anh (2021) nghiên cứu các yếu tổ tác động đến KQHT của sinh viên trường Đại học Ngân hàng (BUH)
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) là trường đại học công lập đa ngành, được thành lập vào cuối năm 2004 Trường luôn quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo chất lượng cao cho hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn sinh viên đến từ mọi miền đất nước Dù chất lượng đảo tạo tốt, song vẫn còn tổn tại nhiều sinh viên chưa đạt được KQHT cao như mons đợi Dựa theo kết quả khảo sát điểm số của 898 sinh viên năm nhất đến từ trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hỗ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang, Đào Thị Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Điệp và các cộng sự
khác (2023) cho biết có tới 56,7% sinh viên đạt mức điểm Khá; số điểm Giỏi, Xuất sắc
chiếm 21,7% Đây là một mức điểm được phân bổ khá cân đối và phan anh dung voi năng lực cua sinh viên năm nhật Mặc dù vậy, vân còn tới 21,6% sinh viên có điểm sô ở
Trang 3mức Trung bình, Yếu và Kém Điều này cho thấy hơn 1/5 số sinh viên khảo sát đang vấp phải các vẫn dé hay khó khăn nào đó trong quá trình học tập, kéo theo là sự giảm xuống của điểm số Do đó việc nghiên cứu các nhân tố gây ảnh hưởng đến KQHT sinh viên là điều cần thiết Sau khi tìm ra các nhân tổ trên, nhóm nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm
nang cao KQHT cho sinh vién
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính:
Xác định các nhân tổ ảnh hướng đến kết quả học tập
2.2 Mục tiêu cụ thể:
o_ Khảo sát thực trạng kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
o Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở vật chất, Khả năng tự học, Phương pháp học tập,
Phương pháp giảng dạy, Học bông, Làm thêm)
o_ Đề xuất các giải pháp cải thiện kết quả học tập cho sinh viên
3 Câu hỏi nghiên cứu
o_ Thực trạng kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay (tính đến năm 2024) như thế nào?
o Lý do nào khiến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phô Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng?
o Lam sao dé cai thiện kết quả học tập cho sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu:
Xác định các nhân tổ ảnh hướng đến kết quả học tập
Đối tượng khảo sát:
Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm nhất đến năm
tư
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện có phạm vi từ 19/03/2024 đến
05/05/2024
Trang 4- Phạm vi không gian: trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH)
- Nội dung: Nhóm tác 914 tap trung thực nghiên cứu tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) đối với tất cả sinh viên của trường trong các khía cạnh như: thực trạng kết quả học tập hiện nay, các nhân tố gây ảnh hưởng đến kết quả học tập
và đưa ra những giải pháp giúp sinh viên đạt được kết quả cao hơn
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên IUH là một quá trình quan trong trong lĩnh vực đảo tạo và giáo dục Thông qua nghiên cứu cho ta hiểu rõ các nhân tố nào có thế ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và giúp sinh viên khắc phục Phân tích còn là một cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục Từ
đó thúc đây việc xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và nâng cao được chất
lượng nguồn nhân lực cho đất nước
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua nghiên cứu nay, sinh viên sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố có thé
ảnh hưởng đến KQHT của mình Từ đó, giúp sinh viên tránh khỏi hoặc nhận ra những sai sót trong quá trình học tập và kịp thời sửa chữa Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đề ra những giải pháp nâng cao KQHT để cho các sinh viên học hỏi và áp dụng Kết quả của bài nghiên cứu còn có thể giúp cho nhà trường tham khảo để cải thiện các phương pháp
giảng dạy phù hợp và hiệu quả hơn cho sinh viên
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Cac khai niém
1.1.1 Khai niém Két qua hoc tap
Theo Stephen Adam, két quả học tập là những tuyên bố về những øì người học được kì vọng sẽ biết, hiểu và/hoặc có thế chứng minh sau khi kết thúc thời gian học tập Chúng thường được định nghĩa dưới dạng kết hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng, thái độ và sự
hiểu biết (24, tr.5)
Tại Việt Nam, tac gia Nguyễn Thị Thúy An cho rằng kết quả học tập được xem xét theo hai nghĩa Về nghĩa rộng, kết quả học tập gắn với quá trình học tập và phát triển chung của cá nhân trong cuộc sông Về nghĩa hẹp, kết quả học tập gắn với quá trình học tập và phát triển của người học trong quá trình giáo dục được tô chức bởi nhà trường (2,
tr.16)
Trang 5Trong nghiên cứu này, khái niệm kết quả học tập là kết quả của sinh viên được đánh giá trong từng học kỳ, tức là điểm trung bình chung học kỳ, trung bình chung tích lũy và
số tín chỉ tích lũy của sinh viên
1.1.2 Khái niệm Sinh viên
Theo Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng
và hệ đại học” Theo Luật Giáo dục (2019), cho rằng “Sinh viên là những người đang học tập tại cơ sở giao dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là các trường đại học hay cao đẳng” “Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đảo tạo trinh độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học.” (Bộ Giáo duc va Dao tao,
2016, tr.3)
Tóm lại, sinh viên là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng chính quy
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Đề xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của sinh viên, hai tác giả là Nguyễn Thị Như Quỳnh, Phạm Thị Ngọc Anh đã nghiên cứu và công khai công
trình nghiên cứu của mình lên bài báo Các yếu tổ tác động đến kết quá học tập của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng và được xuất bản từ Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 Mục tiêu bài
báo nhằm xác định các yếu tố nào sẽ tác động đến KQHTT của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH) Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tuyến 380 sinh viên BUH thông qua bảng câu hỏi theo thang đo Likert
5 mức độ bằng phân tích nhân tô khám phá (EFA) Sau khi thu thập được dữ liệu trên, hai tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp khác để phân tích dữ liệu, cụ thê là sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và phân tích hồi quy đa bội Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến KQHT sinh viên như sau: khả năng tự học, động cơ học tập, mức độ tương tác với giảng viên, sự kỳ vọng về tương lai, cơ sở vật chất, học bổng Về động lực
và cơ sở vật chất, bài toán vẫn chưa tìm ra được mỗi quan hệ nào với sinh viên Trong đó khả năng tự học là yếu tố hàng đầu, liền kề là yếu tố học bỗng, kỳ vọng vào tương lai và yếu tố còn lại là mức độ tương tác với giảng viên Từ các kết quả đạt được, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích nang cao KQHT cua sinh vién BUH
Cũng với mục tiêu xác định các yếu tô gây ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên đang theo hoc tại trường, nhóm tác giả Võ Văn Việt, Đặng Thị Thụ Phương đã tìm hiểu và
Trang 6khảo sát về hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu đã các tác giả trình bày trên
bài báo Các nhân tổ cơ bản ảnh hướng đến kết quả học tập của sinh viên, xuất bản bởi Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo duc, năm 2017 Qua nghiên cứu cho thấy rằng có 7 nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên là: năng lực trí tuệ, sở thích học tập (bản thân sinh viên), động cơ của ba mẹ (g1a đỉnh), cơ sở vật chất, học bổng (nhà trường), âp lực xã hội (xã hội), áp lực bạn bè cùng trang lứa Mức độ tác động cùng được xác định như sau: đứng thứ nhất là sở thích học tập (bản thân sinh viên), đứng thứ hai là các yếu tô cơ sở vật chất, thứ ba là yếu tổ áp lực xã hội, thứ tư là áp lực bạn bẻ củng trang lứa, yếu tố quan trọng thứ năm là năng lực trí tuệ, thứ sáu là yêu tô học bỗng và cuối cùng là tác động của ba mẹ Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi cá nhân sinh viên sẽ có những yếu tổ tác động khác nhau tùy vảo tình hình thực tế Từ nghiên cứu trên, các nhà quản lý, giảng viên, người làm giáo dục, gia đình phụ huynh có thê đề ra được những
phương pháp giúp cho sinh viên vẫn giữ được KQHT tốt tránh khói những áp lực
Hay trong bài báo Phân tích các nguyên nhân ảnh hướng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên của tac 91a Phung Thi Thu Trang, duoc đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Thái Nguyên (TNU Journal of
Science and Technology), năm 2019 cũng chỉ ra rằng các nguyên nhân ảnh hướng đến
KQHT của sinh viên gồm: tô hợp, điểm đầu vào, ban cán sự, thích ngành học, nghỉ học, trình độ ngôn ngữ Đề có thê làm rõ cũng như giúp bài nghiên cứu được cụ thê và thực tế hơn, bài báo đã sử dụng phương pháp lập phiếu khảo sát sinh viên của Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên thông qua sử dụng Google Form từ ngày 19/03/2019 đến ngày 09/07/2019 Sau đó dữ liệu được phân tích qua các phương pháp như phân tích phương
sai đơn và đa biến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và phân tích hệ số tương quan
Pearson trong phần mềm SPSS phiên bản 25.0 Nhờ vảo phân tích này mà tác giả đã giúp gia đình, nhà trường cũng như sinh viên nhận thức được các nguyên nhân ảnh hưởng đến KQHT, từ đó sẽ có các biện pháp nhằm cải thiện các nguyên nhân trên, nâng cao chất lượng học tập
Nghiên cứu từ bài báo Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh TẾ trường đại học Đồng Nai, xuất bản bởi Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, năm 2018, đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên trường Đại học Đồng Nai thông qua các phương pháp là giả thuyết và định lượng bằng hình thức
Trang 7lập phiếu khảo sát 420 sinh viên năm cuối khoa kinh tế trường này một cách trực tiếp, phát ngẫu nhiên đề thu được đữ liệu thực tế nhất Với đữ liệu đã thu thập được, tác piả đã
tiến hành các phương pháp như phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, phân tích nhân tố khám pha EFA và xử lý số liệu từ phần mềm SPSS phiên bản 20.0 Kết quả cho thấy có 8
yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên: tương tác lớp học, kiên định học tập, phương pháp học tập, động cơ học tập, bạn bè, ấn tượng trường học, cơ sở vật chất, kiến thức và cách thức tô chức môn học Nhờ vảo kết quả trên, tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp cải thiện 8 yếu tổ trên, siúp sinh viên nâng cao KQHT
Để xem xét và đánh gia uy tin cua mot trường Đại học như thé nao, thi không chỉ được đánh giá về vật chất của trường mả còn phải phụ thuộc vào năng lực, khả năng hiểu biết
và đặc biệt là KQHT của sinh viên Và điều này đã được các tác 914 Phan Thi Hồng Thảo (thuộc học viện ngân hàng, phân viện Bắc Ninh), Nguyễn Thu Hà (sinh viên K20NH- BN) và Nguyễn Huyền Trang (sinh viên K20NH-BN) chứng minh thông qua tạp chí Các nhân tô ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng - Phân viện Bac Ninh, duoc xuất bản bởi Tạp chí Khoa học & Đào tạo
Ngân hàng, số 219, tháng 8 năm 2020 Tạp chi nay có mục tiêu nghiên cứu chính là xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT cua sinh viên và mục tiêu nghiên cứu cụ thể là về động cơ học tập, phương pháp học tập, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy và gia đình
xã hội của sinh viên tại Học viện Ngân hàng thuộc phân viện Bắc Ninh Đề bài đánh giá
có tính khả quan hơn thì các tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng hình thức phóng vấn online bằng cách cho trên 400 sinh viên vào tiến hành thực hiện khảo sát Tiếp tục sử dụng thang đo Cronbachˆs Alpha, phân tích nhân tổ khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội để tăng độ tin cậy thông qua 5 mức Likert với quy ước mức I = hoàn toàn không đồng ý, mức 2 = không đồng ý, mức 3 = không có ý kiến, mức 4 = đồng
ý, mức 5 = hoàn toàn đồng ý Và cuối cùng là sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng kết hợp phân cụm Công thức mẫu: Sử dụng công thức n = 5*m (m là số biến quan sát) => 5*45 = 225 quan sát Từ đó cho thấy động lực học tập là yếu tô hàng đầu, liền kể là phương pháp giảng dạy, sau đó là phương pháp học tập, kế tiếp là cơ sở vật
chất và cuối cùng là yếu tố gia đình và xã hội
Nhằm tìm ra đâu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Các tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thị Kim Thoa và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra kết luận trên tạp chí khoa học Các yếu 1Õ ảnh hướng đến kết quả học
Trang 8tập của sinh viên hệ chính quy tại trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, được xuất bản
bởi Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 129, số 6C, năm
2020 Tap chí có mục tiêu nghiên cứu chính là xác định nhân tố ảnh hướng đến KQHT và
mục tiêu cụ thể là: điểm tuyển sinh đầu vào, khoá học, khoa, nơi thường trú, giới tính Dựa trên số liệu được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tại cơ sở đảo tạo kết hợp phương pháp điều tra, phỏng vấn sinh viên, bài nghiên cứu này đã vận dụng phương pháp hàm hồi quy tuyến tính đa biến và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và ngẫu nhiên theo cụm Với công thức chọn mau: n=5*m = 5*17 = 85 để ước lượng mức độ và chiều hướng tác động của những yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên của hai trường đại học Kết quả cho thấy những yếu tố như điểm tuyên sinh đầu vào, khoá đảo tạo, giới tính, khoá học, nơi thường trú đều ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Trong đó, những sinh viên có điểm tuyến sinh đầu vào càng cao thì KQHT càng cao và ngược lại, sinh viên nữ có thành tích học tập tốt hơn sinh viên nam, những sinh viên có thường trú tại thành phố Huế có KQHT thấp hơn so với những sinh viên thường trú ngoài thành phố Hué
Được phát hành bởi Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, bai luận văn Các yếu rổ tác
động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh TẾ Thành phô Hồ Chí Minh là một công trình nghiên cứu thuộc tác giả Võ Thị Tâm với mục tiêu chính nhằm tìm ra các yếu tô tác động đến KQHT của sinh viên và mục tiêu cụ thể là: động cơ học tập, tính kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học, phương pháp
học tập, KQHT của sinh viên chính quy đang học tại Đại học Kinh tế Bài nghiên cứu
dựa trên số liệu được thu thập từ hai phương pháp: phương pháp định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với 12 sinh viên kết hợp với phát bảng hỏi thăm đò cho 30 sinh viên và phương pháp định lượng thông qua phát bảng hỏi với kích thước mẫu 962 sinh viên Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng là: phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố
khẳng định CFA; mô hình lý thuyết cơ bản được kiêm định thông qua mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM; kiểm định bằng phương pháp phân tích cầu trúc đa nhóm với mô hình lý thuyết với biến kiểm soát Kết quả phân tích cho thấy có 3 yếu tố tác động mạnh nhất vào KQHT lần lượt từ cao đến thấp là: phương pháp học tập, kiên định học tập và ấn tượng trường học Các yếu tố còn lại có tác động không đáng kế đến KQHT
Trang 9Nếu như các bài nghiên cứu trên nghiên cứu về nhiều yếu tố ảnh hướng đến KQHT sinh viên thì với bài báo ,Ảnử hưởng của trải nghiệm học tập đối với kết quả đạt được của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chỉ Minh, xuất bản bởi Tạp chí Khoa học và Công nghệ, năm 2023 lại chỉ ra cụ thể một yếu tố tác động đến KQHT cua sinh viên là sự trải nghiệm học tập (TNHT) Công trình nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Trang, Đào Thị Nguyệt Ánh và các đồng nghiệp Với KQHT sinh viên thu được, góp nhặt qua nhiều yếu tổ thì trone đó TNHT của sinh viên đóng vai trò quan trọng Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng bằng cách thu thập số lượng lớn ý kiến của sinh viên thông qua các bảng hỏi khảo sát và thực hiện
các phép tính thống kê trên phần mềm SPSS 22.0 để kiểm tra tính liên quan giữa TNHT
và KQHT Bảng thu thập ý kiến từ sinh viên được phát triển từ các câu hỏi TNHT của sinh viên năm nhất sử dụng trong các cuộc khảo sát thường niên cấp quốc gia như SES (Úc) và NSSE (Mỹ) Kết quả sinh viên đạt được (KQĐÐD) được do lường qua 4 khía cạnh: mức độ phát triển kiến thức, kỹ năng và nhân cách, xếp loại học lực, sự hài lòng và cảm giác gắn bỏ giữ sinh viên với nhà trường TNHT của sinh viên IUH có ảnh hưởng tích cực đến 4 khía cạnh trên, trong đó nỗ lực học tập của sinh viên có mối liên quan tích cực đến kết quả đạt được của sinh viên Vì mối tương quan giữa TNHT và KQĐD của
sinh viên có nhiều vấn để quan trọng nên nhà trường đề ra nhiều giải pháp như cố vấn
học tập, tăng cường hoạt động chăm sóc hỗ trợ đối với sinh viên năm nhất để cho quá
trình học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức của sinh viên diễn ra và đạt kết quả tốt Về phía
sinh viên, mỗi sinh viên khi bước chân vào môi trường Đại học cần rèn luyện cho bản thân tính tự giác, cần có nhận thức thay đổi về mặt hành vi, thái độ để có TNHT tốt mỗi
cá nhân phải nỗ lực nhiều hơn, khai thác piảng viên, mở rộng mối quan hệ bạn bẻ và xã
hội
Việc sử dụng mạng xã hội cũng là một trone những nguyên nhân chính ảnh hướng đến KQHT của sinh viên Điều này đã được tác giả Nguyễn Thái Bá chứng minh thông qua bài luận văn V?ệc sứ dựng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội) Tác giả đã viết bài luận văn này để chỉ ra mối quan hệ về việc sinh viên sử dụng
mạng xã hội gây ảnh hưởng đến KQHT Đề luận văn có tính khả thi hon thi tac gia đã sử
dụng phương pháp thu thập thông tin bằng cách cho sinh viên phỏng vấn online và điền phiếu khảo sát Sau đó sử dụng sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Excel để xử lý,
Trang 10tông hợp và phân tích các số liệu định lượng, cũng như định tính thu thập được thông qua khảo sát thực tế Qua đó có thê kết luận rằng yếu tổ sử dụng mạng xã hội có tác động mạnh mẽ đến KQHT của sinh viên
Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội thi làm thêm cũng được xem như là một trone những yếu tô ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên tại trường Điều đó đã được nghiên
cứu bởi ba tác giả là Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên và Hoàng Minh Trí
thông qua bài tạp chí khoa học 7ác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ, được xuất bản từ Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, năm 2012 Tác phâm trên được viết nhằm nghiên cứu những tác động của việc làm thêm đến KQHT cua sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ Các tác giả trên đã thu
thập số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp 664 sinh viên (270 sinh viên có đi làm thêm và 394 sinh viên không có đi làm thêm) thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi Đề
phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng các phương pháp sau: thống kê mô tả, phân tích ANOVA, phân tích bảng chéo, kiểm định T với mẫu độc lập kiểm định T với mẫu từng cặp Kết quả cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình học kỳ giữa các đối tượng là
sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm, sinh viên trước và sau khi làm thêm Từ đó
có thể kết luận, việc làm thêm có ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên cũng như tìm ra những tác động của việc làm thêm Bải báo trên cũng đã đưa ra một số giải pháp giúp cho
sinh viên làm thêm cải thiện được KQHT của mình
1.3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Việc nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đã thu hút đông đảo nhà nghiên cứu trên toàn quốc Có khá nhiều công trình đã phân tích về chủ đề này và được đăng tải, lan truyền rộng rãi trên các trang tap chí, bài báo Tuy nhiên, hầu hết các bài nghiên cứu chỉ ra các nhân tô tác động đến kết quả học tập khá giống nhau Những số liệu khảo sát và thu thập ở mỗi bài nghiên cứu hoàn toàn khác nhau, thậm chí còn xuất hiện trường hợp nhân tố tác động đến KQHT mạnh mẽ nhất ở công trình nghiên cứu này lại là nhân tố tác động đến KQHT kha thap ở công trình nghiên cứu khác Vì vậy, rất khó để xác định các yếu tổ quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, kéo theo là gây trở ngại trong việc đưa ra các giải pháp để cải thiện KQHT một cách hiệu quả
Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức xác định các nhân tổ gây ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên IUH (bao gồm: Cơ sở vật chất, Khả năng tự học, Phương pháp học tập,