Điều kiệntài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%” Tuy nhiên, năm 1999 theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế g
Trang 1HỌC VIỆN NGAN HÀNG
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA SAU DAI HOC
VU TRONG HIEN
GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA VON ODA
TAI HE THONG NGAN HANG PHAT TRIEN VIET NAM
Chuyén nganh: Tai chinh - Ngan hang
Mã so: 60340201
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DO VAN DUC
HỌC VIEN NGÂN HANG TRUNG TAM THÊNG TIN - THU VIÊN
Số : LV.209 `
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những
thông tin và số liệu trong luận văn được trích dẫn trung thực, chính xác từ các
tài liệu tham khảo và xuất phát từ tình hình thực tế tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam.
Ha Nội ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Trọng Hiển
Trang 3CHƯƠNG 1 ccossesscasssuvasucseneseaxevexcsmmvsesnsessravesenonvesnensennanmearsanssasssntasstacreantxextsne 3
NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE HIEU QUA NGUON VON ODA 3
1.1 TONG QUAN VE NGUON VON PHÁT TRIEN CHÍNH THỨC 31.1.1 Khái niệm và các hình th ODA rnicsssnes cso ceces seve veceeeneneensenssonnenennntivins 31.1.2 Vai trò của vốn ODA đối với phát triển kinh tế của nước tiếp nhan 9 1.1.3 Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ - 121.2 HIEU QUA VON ODA - 2-22 2t2xeekrkrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 131,2,1 Khải niệm biện quả vốn OŨA eassesena ve thaesdonpgbarteesrsea 131.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn ODA -: ++ ++-+++ 16 1.2.3 Các nhân tố anh hưởng đến hiệu quả vốn ODA - 19 1.3 MOT SO KINH NGHIEM QUOC TE VE QUAN LY NGUON VON
1.3.1 Kinh nghiệm quản ly ODA ở một số nước trên thé giới 24
1.3.2 Bài học kinh nghiệm quản lý có hiệu quả vốn ODA cho Việt Nam 27
CHƯỚNG 2 vccconssssceessesescssnsissscsusnsusssvasssnsanensexsnenseearerorssenesnsosnsesssensessvsnninsee 33THUC TRANG HIEU QUA VON ODA TAI NGAN HANG PHAT TRIEN VIỆT NAM TU NĂM 2011 DEN NAY -e-«e-<<<s° 332.1 NGAN HANG PHAT TRIEN VIET NAM -<e-+s 332.1.1 Qua trinh hinh thanh phat a 33
F.1.2 CO ốc Ta 342.2 TINH HÌNH SỬ DỤNG VON ODA TẠI NGAN HANG PHÁT TRIENVIET NAM 8ã -Ýẳ- 38
Trang 42.2.2 Tình hình giải ngân vốn ODA -¿2z+22+++22+++22x+rztrxxrszrk 482.2.3 Tình hình sử dụng vốn OIDA ¿-::-++5++2++t+E+xeEvxzverererrrkeree 49
2.3 THUC TRẠNG HIEU QUA VON ODA TẠI NGAN HÀNG PHAT
TRIEN VIET NAM ¬———— 49
3.1 DINH HUGNG QUAN LY VA SU DUNG VON ODA TAI NGAN
HANG PHAT TRIEN VIET NAM GIAI DOAN 2015-2020 65
3.1.1 Muc tiéu phat trién giai doan đến năm 2020 uo cecccecseeseseseeeseeeeseeeeee 653.1.2 Quan điểm và định hướng quan lý va sử dung vốn ODA tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam trong thời gian tỚi -:- +5 ++*£+£+e£e+zsereeereed 66
3.2 CAC GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA VON ODA TAI NGAN
HÀNG PHAT TRIEN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TOL 69
3.2.1 Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đổi mới bộ máy
quan tri 12801 0177 69
3.2.2 Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng
Trang 53.2.5 Đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại đáp ứng ngày càng caoyêu câu của ngân hang và của ngành 5+ 5+sstsskeexeterererererrrrred 793.3 KIÊN NGHỊỊ, G1 SE 2E232EE8EEEEEEE E1 12121212123131117171711111 X0 843.3.1 Đối với Chính phủ ¿- ¿ ¿+ ++S+E+E+E+E+E£EzE£E£E£EzErtztrtrervrrrrrrves 84
3.3.2 Đối với Bộ Tài chính ¿2 ¿+2 2x2 + ££EeE+EexetetEtresrrrxrrrrtrrrrke 86
3.3.3 Đối với Bộ Kế hoạch — Dau tưr ¿525222222 s£t+x+xsxerrrtzxere 88
KET LUẬN sccsvessasescssvscrsyonsvssnsvosnesnenneanennsnonoseneesnvnorsnsnsnesnunrenscosessseeesbeanssas 91
Trang 6ACB Ngân hàng TMCP A Châu
ADB Ngân hàng Phát triển châu A
Agribank , Ngân hang Nông nghiệp va phát trién nông thôn VNBIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triên Việt Nam
DAC Ủy ban Hỗ trợ phát triển
ĐTPT Dau tư phát trién
Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam
F/S — — | Báo cáo nghiên cứu khả thi
FDI Vốn Dau tư trực tiếp nước ngoài
GNP Thu nhập quốc dân
IMF Quỹ tiên tế quốc tế
MHB Ngan hang Phat trién nha Đông bang sông Cửu longMilitary Bank Ngân hàng TMCP Quân Đội
NHPT Ngân hàng Phát triển Việt Nam
ODA Vién tro phat trién chính thức
ODF Tài chính phát triển chính thức
OEDC Tô chức hợp tác phát trién kinh tế
Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
TCTD T6 chức tin dụng
TDĐT Tin dụng dau tư
TDXK Tín dụng xuất khâu
Techcombank Ngan hang TMCP Ky Thuong Viét Nam
VCB | Ngân hang TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
VND Dong Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
Trang 7Bảng 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản của một số ngân hàng lớn Việt Nam 34
Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn ODA ở NHPT giai đoạn 2011-2014 48
Bảng 2.3: Số dự án cho vay lại vốn ODA bị nợ quá hạn ở NHPT 51
Bảng 2.4: Du nợ va nợ gốc quá han trong cho vay ODA tai NHPT 52
Sơ đồ 2.1: Sơ dé tổ chức bộ máy Ngân hang Phát triển Việt Nam 35
Trang 8Trong thời gian qua (1993 đến nay), số vốn ODA do các nhà tài trợ quốc
tế cam kết hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng đã cho thấy sự tin tưởng, đồng tình và ủng hộ của cộng đồng các Nhà tài trợ quốc tế đôi với công cuộc đổi mới
và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Việc sử dụng nguồnvon ODA vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã thể hiện được vai trò ýnghĩa của nguồn vốn này đối với nên kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, quá trìnhquản lý và giải ngân nguồn vốn ODA đó là: tiễn độ giải ngân còn chậm chưaphát huy được hiệu quả tốt nhất mà nguồn vốn ODA có thể mang lại, tỷ lệ nợquá hạn ngày một tăng, số dự án bị nợ quá hạn ngày càng nhiều, gây gánh nặnglớn cho Ngân sách Nhà nước Tất cả những vấn đề trên có liên quan đến nănglực quản lý và sử dụng nguồn vốn này Trong thực tế, năng lực quản lý sử dụngvốn ODA nói chung và hệ thống quản lý vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn rất yếu kém Dé nguồn vốn ODA phát huy hiệu quả hơn nữa, cần
có những nghiên cứu bài bản và toàn diện về hiệu quả nguồn vốn quan trọng này
ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về quản lý rủi ro, về
cơ cấu tô chức & họat động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến hiệu quả vốnODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnhdạn chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ODA tại hệ thông Ngân hang
Phát triển Việt Nam” làm đề tài Luận văn Cao học
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
Nghiên cứu tng quan về ODA và hiệu quả vốn ODA
Đánh giá và phân tích thực trạng hiệu quả vốn ODA ở Ngân hàng
Trang 9Ngân hàng Phát trién Việt Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý, sử dụng và hiệu quả von ODA
Phạm vi-nghién cứu: Hiệu quả vốn ODA của Ngân hang Phát triển Việt
Nam giai đoạn 2011 trở lại đây.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sự dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận Sử dụng phương pháp phân tích thống kê kinh tế,tổng hợp và tư duy logic dé làm rõ nội dung nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra
5 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cầu của luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Những van dé cơ bản về hiệu quả nguon vốn ODA
Chuong 2: Thuc trang hiéu qua von ODA tai ngân hàng phát triển việt
nam từ năm 2011 đến nay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ODA của ngân
hàng phát triển việt nam
Trang 101.1 TONG QUAN VE NGUON VON PHAT TRIEN CHINH THUC
1.1.1 Khái niệm và các hình thức ODA
* Khái niệm
ODA là tên viết tắt 3 chữ cái đầu của tiếng Anh “Official DevelopmentAssistance” có nghĩa là “Hỗ trợ Phát triển Chính thức”
Năm 1972, lan đầu tiên Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECF)
đã đưa ra khái niệm về ODA như sau
“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính làthúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Điều kiệntài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không
hoàn lại chiếm ít nhất 25%”
Tuy nhiên, năm 1999 theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân
hàng Thế giới (WB), có đưa ra khái niệm về ODA như sau:
“ODA là một phần của Tài chính Phát triển chính thức (ODF) trong đó
có yếu tô viện trợ không hoàn lại với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất
25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA”
Theo chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) trong “Báo cáo
tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam - tháng 12 năm 2002”
có đưa ra khái niệm về ODA như sau:
“Viện trợ Phát triển chính thức (ODA) bao gồm tất cả các khoản việntrợ không hoàn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụthé là (i) do khu vực chính thức thực hiện; (ii) chủ yếu nhằm thúc đây pháttriển kinh tế và phúc lợi; (iii) cung cấp các khoản ưu dai về mặt tài chính (nếu
là vốn vay thì có phần không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%)”
Trang 11chính thức có đưa ra khái niệm vé ODA như sau:
“Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong quy chếnày được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ bao gồm : (1)Chính phủ nước ngoài; (ii) các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia”
Mặc dù còn có nhiều khái niệm về ODA nhưng đều thống nhất ở 4 vấn
dé cơ bản sau: Hỗ tro phát triển chính thức thé hiện: (i) mối quan hệ hợp tácphát triển mang tính: “Hỗ trợ” giữa những quốc gia này với quốc gia khác
nhằm day (ii) “Phát triển kinh tế - hỗ trợ thông qua con đường (iii) “Chính
thức” giữa cấp Nhà nước và Nhà nước, giữa Nhà nước hoặc Chính phủ vớicác tô chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và mối quan hệ “Hỗ trợ pháttriển chính thức này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng một phan chokhông (phan không hoàn lại hay còn gọi là thành tô hỗ trợ) kế tinh trong tổngnguồn vốn ODA hàng năm mà nước này cam kết dành cho nước khác để phục
vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã định và giá tri it nhat 25%
SO VỚI tong gia tri viện trợ”
Từ những cach hiểu trên, có thé rút ra kết luận như sau:
“Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chính là nguồn vốn cho vay ưu đãikết hợp với nguồn ODA cho không có ràng buộc mà quốc gia này dành choquốc gia khác có thé là trực tiếp, có thé là gián tiếp thông qua hình thức ủythác cho các Tổ chức quốc tế đa phương thực hiện Tính ưu đãi của ODA thểhiện qua phần ODA cho không cộng với các ưu đãi về lãi suất, thời hạn chovay, thời gian ân han, lịch trả nợ đối với phần cho vay, và nếu đem so sánhhoặc quy đổi các ưu đãi này ra so với nguồn tín dụng thương mại thì quốc giatiếp nhận nguồn vốn phát triển chính thức sẽ được hưởng “phân cho không” ít
Trang 12Theo thông lệ quốc tế, các khoản viện trợ có thể được cung cấp dướinhiều hình thức khác nhau (1) Nếu phân theo tính chất tài trợ thì ODA gồm:viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại và viện trợ hỗn hợp (2) Nếu theođiều kiện tài trợ thì ODA gom : không rang buộc, có rang buộc, hỗn hợp (3)
Nếu phân theo nguồn cung cấp thi ODA gồm : song phương, đa phương, phi
Chính phủ (NGO) (4) Nếu phân theo hình thức thực hiện thì ODA gồm: hỗtro theo dư án hỗ tro phi du án (5) Nếu theo mục đích sử dung thi ODA gồm
hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật;
Tuy nhiên, về cơ bản hiện nay ODA có 3 hình thức cung cấp như sau:
ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoànlại cho nhà tài trợ.ODA không hoàn lại hay còn gọi là hỗ trợ kỹ thuật là mộtphan không thé tách rời của nguồn vốn ODA nói chung, chúng được dung
chủ yếu cho các đầu vào hay còn gọi là “phần mềm” phục vụ phát triển tức là
hỗ trợ dé phát triên nguồn nhân lực và thé chế, chuyển giao tri thức, công
nghệ và đầu vào mang tính kỹ thuật cao khác mà các quốc gia nhận tài trợ
không có khả năng thực hiện được ODA không hoàn lại hay hỗ trợ kỹ thuật
khác với hỗ trợ vốn để giúp các nước đang phát triển thực hiện các dau vàocòn gọi lai “phần cứng” như xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội v.v
ODA cho vay ưu đãi: hay còn gọi là tín dụng ưu đãi là các khoản vay
mà yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất là 25% so với tổng giá trị khoản vay
ODA hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
vay ưu đãi được cung cấp đồng thơi với các khoản tín dụng thương mại
nhưng tính chung lại yếu tố không hoàn lại phải đạt ít nhất trên 25% so với
tổng giá trị của khoản vay đó
Các phương thức viện tro
Trang 13toán, kiểm toán và các điều kiện đi kèm khác nhau Song nhìn chung, hiệnnay có một số phương thức cung cấp ODA cơ bản như sau:
Viện trợ theo chương trình: Là một thuật ngữ chỉ các khoản hỗ trợvào các lĩnh vực như dau tư hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách của Chínhphủ Theo phương thức này, có 4 loại cơ bản như sau:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực
tiếp (chuyền giao tiền tệ ) cho các nước đang phát triển Nhưng đôi khi lại làhiện vật ( hỗ trợ hàng hóa hoặc hỗ trợ xuất khâu) Ngoại tệ hoặc hàng hóa
chuyển vào nước nhận viện trợ qua hình thức hỗ trợ, cán cân thanh toán có
thể được chuyền hóa thành hỗ trợ ngân sách, điều này xảy ra khi hàng hóanhập khẩu băng bản tệ được đưa vào ngân sách của Chính phủ
Hỗ trợ ngân sách: Cũng tương tự như hỗ trợ cán cân thanh toán, tuy
nhiên với loại hình này thì các điều kiện tập trung chủ yếu vào việc sử dụng
vốn của nhà tài trợ đối với ngân sách Chính phủ chứ không phải là các vấn đề
liên quan đến cán cân thanh toán Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình
các báo cáo thu — chi đã qua kiểm toán
Hỗ trợ ngân sách theo ngành: Là việc cung cấp các khoản tài chínhcho một ngành cụ thể, ví dụ như ngành y tẾ, ngành giáo dục v.v kèm theocác khoản viện trợ này là các điều kiện liên quan đến kế hoạch chi tiêu củangành và kế hoạch cải cách chính sách ngành
Giảm nợ: Giảm nợ cũng được coi là một biện pháp hay hình thức thực
hiện viện trợ Giảm nợ là việc xóa một phân nợ nước ngoài của Chính phủ
Chính vì vậy, nó giúp cho ngân sách hiện có của Chính phủ được tang lên,bằng cách giảm nợ sẽ giúp tăng thêm nguồn lực cho Chính phủ
Viện trợ theo dự án: Là những khoản viện trợ theo các mục tiêu cụ thể
Trang 14Có 3 phương thức cơ bản sau đây mà các nhà tài trợ thường sử dụng dé hỗ trợcho các dự án phát triển:
Viện trợ dự án được chuyển qua chính phủ: Theo hình thức nay,
chính phủ các nước tiếp nhận tài trợ phải tự chịu trách nhiệm về quản lý dự
án, tự kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn của các nhà tài trợ Cơ chế cấp vồnnày thường thấy đối với các nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Viện tro dự an do nhà tài trợ quản lý: Trong trường hợp này, các nhà tài trợ lập đơn vị quản lý dự án đặc biệt chịu trách nhiệm thực hiện dự án và
quản lý vốn của nhà tài trợ Vốn được giải ngân và hạch toán theo các thủ tục
của các nhà tài trợ, cơ chế cấp vốn này thường thấy ở các dự án do các nhà tài
trợ song phương.
Viện trợ dự án được chuyển qua các Tổ chức phi Chính phú (NGOs):Đây là một trong những hình thức đang ngày càng trở thành một hình thức hỗ
trợ thông dụng của các nhà tài trợ, trong trường hợp này các nhà tài trợ có thé
viện tro cho NGOs trên cơ sở dé xuất dự án được xác định phù hợp
eĐặc điểm của vốn ODA:
Nguồn vốn ODA có 4 đặc điểm sau:
Một là, ODA là nguồn von hợp tác phát triển
Từ khái niệm về ODA chúng ta đã thấy: ODA là hình thức hợp tác phát
trién của Chính phủ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế với các nước
đang phát triển hoặc chậm phát triển thông qua các khoản viện trợ khônghoàn lại và/hoặc các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi
Ngoài ra, bên viện trợ thông qua các khoản cho vay ưu dai/cac khoản viện trợ không hoàn lại sẽ cung câp cho bên được viện trợ hàng hóa, chuyên
Trang 15điều kiện bổ sung nguồn vốn còn thiếu, sử dụng vào các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tang, đường sa, cau công tạo điều kiện
thúc day nền kinh.té phát triển và nâng cao đời sống nhân dân
Hai là, nguồn von có nhiều wu đãi
Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hoặc kém pháttriển, ODA mang tinh ưu đãi hơn bat kỳ hình thức tài trợ nào khác Tinh chat
ưu đãi của nguồn vốn này được thé hiện qua những ưu điểm sau:
+ Thời hạn vay dài:
Gan với mức lãi suất tín dụng thấp, ODA có thời gian vay dài, như các
khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30 năm; Ngân hàng Thế giới là 40năm; Ngân hàng Phát triển Châu Á là 32 năm
+ Thời gian ân hạn:
Đối với ODA vay: thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc đầutiên tương đối dài, 10 năm đối với các khoản vay từ Nhật Bản và Ngân hàngThế giới; và 8 năm đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ba là, nguồn von ODA thường đi kèm theo các điều kiện ràng buộc
Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những qui
định ràng buộc khác nhau đối với các nước tiếp nhận Họ vừa muốn đạt được ảnhhưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận thông qua việc bán hàng hoá vàdịch vụ của nước họ cho nước nhận viện trợ.
Trang 16vực địa lý.
Bon là, nguôn von ODA có tính nhạy cảm
Vì ODA là một phân GDP của nước tài trợ nên ODA rất nhạy cảm với
dư luận xã hội ở nước tài trợ Những nước tài trợ lớn trên Thế giới có luật về
ODA, như tại Nhật Ban, quốc hội kiểm soát chặt chẽ Chính phủ trong việccung cấp tài trợ ODA mang tính nhân đạo
1.1.2 Vai trò của vốn ODA đối với phát triển kinh tế của nước tiếp nhậnNguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có một số vai trò sau:
Một là, bổ sung nguồn von trung và dài hạn cho dau tư phát triểnCác khoản vay ODA thường có thời hạn vay dài, thường từ 30 đến 40năm, bên cạnh đó là thời gian ân hạn cũng dài từ 8 đến 10 nam, lãi suất thấp
hay nói đúng hơn là nước đi vay ODA không phải trả lãi cho khoản vay màchỉ trả một khoản phí cam kết và phí dịch vụ chuyền tiền Nhờ các ưu điểmnày mà khoản vay ODA trở thành nguồn vốn quan trọng ồn định dài hạn bổsung vào lĩnh vực đầu tư phát triển ở các nước đang phát triển, đặc biệt là dau
tư vào các dự án co sợ ha tầng kinh tế lớn trọng điểm của quốc gia như giaothông năng lương, thủy điện v.v và các cơ sở hạ tầng xã hội như các côngtrình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục v.v và các chương trình xóa đói giảmnghèo, phát triển nông thôn và miền núi v.v Đặc biệt đối với các nước đang
phát triển khi mà hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động còn nhiều yếu
kém, chưa đủ năng lực dé huy động một khối lượng lớn vốn trung dài hạnphục vụ cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội cũng như tráiphiếu chính phủ chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thị trườngvốn quốc tế và thị trường chứng khoán chưa phát triển thì nguồn vốn ODA đãtrở thành nguồn vốn bồ sung quan trọng cho các nước đang phát triển
Trang 17Hai là, thúc đấy dau tư trực tiếp từ nước ngoài
Khi hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện mạnh mẽ thìODA lại tiếp tục đóng vai trò như một nam châm hút đầu tư tư nhân đồ vốnvào đâu tư sản xuất kinh doanh Điều đó có nghĩa là đối với những nước đãcam kết cải cách chính sách kinh tế theo hương mở cửa thông qua việc tiếpnhận các chương trình/ dự án ODA thì cuộc cải cách đó sẽ góp phần củng cố
niềm tin và thúc đây cho khu vực tư nhân đầu tư (FDI) vào nước đó
Ba là, hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế và đấy mạnh các hoạtđộng cai cách chính sách kinh tế
Trong mỗi khoản vay, phía nhà tài trợ thường đưa ra các điều kiện đikèm các khoản vay buộc các nước nhận tài trợ phải thực hiện Điều kiện đóchính là việc các nước tiếp nhận tài trợ phải dành một phân tiền của khoảnvay dé tiễn hành các hoạt động về tăng cường năng lực thể chế và cải cáchchính sách kinh tế Mục đích của việc làm này là nhằm tạo ra khả năng choviệc chuyển giao nguồn v6 và công nghệ từ các nước phát triển tới các nướcđang phát triển một cách dễ dàng hơn thông qua các hình thức đào tạo, thựcnghiệm và ứng dụng các công nghệ mới, tuyển chọn tư vấn hàng đầu trongcác lĩnh vực có liên quan đến mục tiêu của từng chương trình vào giúp cácnước tiếp nhận ODA nâng cao được khả năng hoạch định chiến lược, chínhsách chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế dé phân bổ tốt hơn, hiệu quahơn các nguồn vốn nước ngoài nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng Đặcbiệt, các hoạt động hỗ trợ này thể hiện rõ nét nhất thông qua các khoản việntrợ không hoàn lai, toàn bộ số tiền viện trợ đều được các nhà tài trợ sử dungvào mục đích thuê chuyên gia tư van vào giúp nước nhận viện trợ tiế hành cáchoạt động cải cách chính sách kinh tế
Bốn là, nguôn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là một trong những
nguồn von bô sung ngoại té quan trong cho các quốc gia dang phát trién và
Trang 18bù dap thiếu hut trong cán cân thanh toán.
Dé day mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện dai hóa đất nước, các
nước đang phát triển thường có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ Trong khi đó
nguồn ngoại té trong nước luôn thiếu hụt do hệ thống tài chính còn yếu kém,chưa phát triển, các công cụ huy động ngoại tệ của Chính phủ chưa phát triển,
chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài do chỉ số tín nhiệm của các quốc
gia đang phát trién còn thấp, VÌ vay, để bù dap thiéu hut nay, nguồn von ODA
là một trong những nguồn ngoại tệ quan trong góp phan bù đắp những thiếu
hụt này Di kèm nguồn ngoại tệ mạnh này là các hang hoa, thiết bị hiện dai,dịch vụ và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu vào các quốc gia đang pháttriển dé phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế
Năm là, nguồn vốn ODA góp phan đảm bảo cho nhu cau chỉ tiêu can
thiết của Chính phi mà không gây ra lạm phat
Nhu cầu chỉ tiêu của Chính phủ bị giới hạn bởi khả năng thu của Chínhphủ, do đó để bù đắp phân thiếu hụt Chính phủ phải phát hành thêm tiền đểchi tiêu Song do lượng tiền phát hành vào lưu thông không dựa trên cơ sởtăng tương ứng của khối lượng hàng hóa và dịch vụ nên dẫn tới sự mất giácủa đồng tiền, gây ra hiện tượng lạm phát Chính phủ càng phát hành nhiềutiền vào lưu thông thì tốc độ lạm phát càng cao, hậu quả là dẫn tới khủnghoảng về kinh tế Trong trường hợp này, nếu có nguôn tài trợ quốc tế dé vàonhư nguồn vốn ODA đủ dé bù đắp cho phan thiếu hut của Chính phủ thì nhucau chi tiêu cần thiết của Chính phủ sẽ được thỏa mãn mà không phải pháthành thêm tiên, không dẫn đến tình trạng lạm phát
Sáu là, nguôn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là câu nỗi giao luuvăn hóa, chính trị và con người giữa các nước tài trợ và các nước tiếp nhận
tài tro’
Thông qua nguồn vốn ODA, các nước tiếp nhận ODA thường thiết lập
Trang 19và mở rộng được các mỗi quan hệ hợp tác phát triển đa phương và song
phương với các nước tài trợ Ngoài việc KHAI thác được các thế mạnh về vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý v.v gắn kết với các chương trình/dự ánODA mà các nước tài trợ dành cho nước tiếp nhận tài trợ, hoạt động chuyềngiao nguồn vốn ODA chính là “bức thông điệp” quan trọng về sự đồng tinhủng hộ đối với các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội
mà các nước đang phát triển khởi xướng thực hiện và đó cũng chính là sự hậu
thuẫn chính trị quan trọng tạo nên cầu nối giao lưu giữa nước nhận tài trợ vớicác nước cung cấp ODA trên thế gid
1.1.3 Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ
Rõ ràng nguồn vốn ODA có những ưu điểm như thời gian vay dài( từ
30 đến 40 năm), thời gian ân hạn bình quân cao, lãi suất thấp Tuy nhiên,
nguồn vốn ODA cũng có những mặt trái cơ bản như: (i) nguồn vốn ODAthường gan liền với yếu tố chính trị hơn là yếu tổ kinh tế, (ii) ODA gan với
quyền lợi kinh tế của nước tài tro, (iii) ODA thường gắn với những ràng buộc
về hàng hóa, thiết bi, dịch vụ (iv) rủi ro về tỷ giá, (v) ODA nếu không
quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ trở thành gánh nặng nợ nân của quốc gia trongtương lai do nước đi vay thường nghĩ đó là vốn “cho không” Một cơ cau nợ
mà chiếm tỷ trọng lớn nhất là những khoản vay thương mại “nóng”, lãi cao,
và bằng những ngoại tệ không ồn định theo xu hướng “đắt” lên sẽ chứa đựngnhững xung lực lạm phát mạnh Những xung lực này càng mạnh hơn nếu vốnvay không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc con nợ phải tiếp tục
tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có thể ngặt nghèo hơn —chiếc bẫy nợ sập lại, con nợ rơi vào vòng xoáy mới: Nợ-vay nợ mới-tăng nợ-tăng vay Vòng xoáy này sẽ dẫn con nợ đến sự vỡ nợ hoặc vòng xoáy lạm
phát: Nợ-tăng nghĩa vụ no-tang thâm hụt ngân sách-tăng lạm phát Lúc nay
dịch vụ nợ sẽ ngốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và 6n định
Trang 20xã hội, làm căng thăng thêm trạng thái khát vốn và hỗn loạn xã hội Hơn nữa,việc “thắt lưng buộc bụng” trả nợ khiến Hước nợ phải hạn chế nhập và tăng
xuất, trong đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăngmat cân đối hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát Nợ nước ngoài có thể làm sup
đổ cả một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng tham nhũng và vô trách
nhiệm là phổ biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu những giải pháp
xử lý mềm dẻo khôn ngoan với nợ (dam phán gia hạn nợ, đồi nợ thành đầu tu,
đôi cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phân ) Do vậy, sự chủ động và
tỉnh táo không chế nợ ở mức độ an toàn theo những dự án đầu tư cụ thể, được
luận chứng kinh tế — kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự kiểm tra, giám sát của
chủ nợ dé tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là những
nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài.1.2 HIEU QUA VON ODA
1.2.1 Khái niệm hiệu quả vốn ODA
“ Hiệu quả kinh té là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực của xã hội trong sản xuất và kinh doanh dé thực hiện có kết quả cao
những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định, thông qua việc so sánh giữa kếtquả có ích thu được với chi phí bỏ ra dé đạt được kết quả đó”
Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn kháiquát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H=K7C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng ( quá trình kinh tế) nàođó; K là kết quả thu được từ hiện tượng ( quá trình ) kinh tế đó và C là chi phítoàn bộ dé đạt được kết quả đó
Như vậy về bản chất “Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả so với chỉphí” Trong đó: (i) Kết quả hoạt động kinh tế thường được phản ánh bằngkhối lượng sản phẩm hay lợi nhuận được tạo ra trong một khoảng thời gian
Trang 21nhất định Trong đó, khối lượng sản phẩm có thể được phản ánh bằng hiện vậthoặc giá trị (ii) Chi phí phan ánh sự hao phí các nguồn lực dé tạo ra khốilượng sản phâm hoặc lợi nhuận đó.
Việc đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án và lựa chọn phương
án có hiệu quả kinh tế cao phải dựa trên co sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế.Hiệu quả kinh tế phải thé hiện mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cựcđại hóa thu và cực tiểu hóa chi, đồng thời phải thể hiện mục tiêu phát triểnkinh tế- xã hội của đất nước Vì vay, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế được xác
định trên quy mô toàn bộ nền kinh tế và đối với doanh nghiệp
Tiêu chuan hiệu quả hay mức chuẩn hiệu quả là giới han , là thước do,
là căn cứ và là “mốc” để xác định ranh giới giữa có hiệu quả và không có hiệuquả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét
Đối với doanh nghiệp: tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng chỉphí biên Trong phân tích kinh tế tiêu chuẩn hiệu quả thường được lây ở mức
trung bình tiêu biểu của ngành ở kỳ trước
Đối với nền kinh tế: tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là tổng hợp hiệu quảkinh tế quốc dân bao gồm: (i) tăng tổng sản phẩm quốc nội, (GDP) với chi phíhợp lý các nguôn lực; (ii) tăng việc làm trên cơ sở mở rộng hợp lý sản xuất vànghành nghé; (iii) phát triển kinh tế gan liền với bảo vệ môi trường
Lý thuyết về hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư là một bộ phận hợp thànhcủa học thuyết hiệu quả sản xuất xã hội Vốn đầu tư vào nên kinh té tạo ravốn sản xuất và vốn phi sản xuất trên cơ sở áp dụng những kỹ thuật và công
nghệ hoàn thiện và tiên tiến hơn Quá trình này tạo ra khả năng tăng năng suấtlao động xã hội và tăng sản phẩm xã hội
Nhu vậy, tăng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đồng thời tăng quỹtiêu dùng là kết quả mà vốn đầu tư đem lại
Hiệu quả kinh tê của vôn đâu tư bao gôm hai mặt: lượng và chât Về
Trang 22mặt lượng, hiệu qua kinh tế của vốn dau tu phản ánh cao nhất sự tiết kiệm vềchi phí các nguồn lực khan hiếm dé sản xuất ra một khối lượng sản phẩm vàdịch vụ hay là tăng khối lượng sản pham và dịch vu với mức chi phi nhất định
về các nguồn lực Về mặt chất, hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư được xác địnhtrên cơ sở sự phù hợp của các kết quả đầu tư với quy luật kinh tế khách quan
và với các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sử dụngvốn nói riêng là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực( lao động, thiết bị máy móc, tiền von ) déđạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh cao nhất
Theo chú giải “Một số thuật ngữ về quản lý viện trợ và phát triển” do
Bộ kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dịch thuật và phát hành qua trang Web-ODA
có đề cập đến khái niệm “Hiệu quả”, do các tài trợ ODA đưa ra như sau:
“Hiệu quả là mức độ hoàn thành mục tiêu của một hoạt động tài trợ”.
Như vậy vấn đề hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng nguồn vốn ODA lànhững gi mà dự án ODA đạt được sau một quá trình thực hiện Kết quả đạt được
có thể là những đại lượng cân đo đong đếm được như mức tăng trưởng GDP là
bao nhiêu, khả năng hấp thụ vốn ODA theo các nghành, lĩnh vực là bao nhiêu, tỷ
lệ giảm nghèo là bao nhiêu, thu nhập/ người là bao nhiêu và cũng có thé là dailượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tíncủa đơn vị chủ dự án, thực hiện được những chính sách kinh tế mang lại tiếngvang, kêu gọi được sự tham gia rộng rãi của các thành phan trong xã hội Đó
chính là những mục tiêu của hiệu quả sử dụng vốn ODA
Hiệu quả sử dụng vốn ODA phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lựcnham dat được các mục tiêu nhất định của dự án Các mục tiêu thường thấycủa các dự án là: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc
từng khu vực kinh tẾ: giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời
Trang 23sống văn hóa tinh thận cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân,
đảm bảo vệ sinh môi trường Nếu xem xét hiệu quả sử dụng von ODA,
người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả( mục tiêu) dat được va chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Như vây, nâng cao hiệu quả sử dụng vốnODA tức là nâng cao khả năng sử dụng nguồn lực có hạn của dự án dé đạt
được sự lựa chọn tối ưu
Trong điều kiện khan hiểm các nguồn lực ( vốn ODA) thì nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn là điều kiện không thê không đặt ra đối với bất kỳ dự án nào
Việc đánh giá hiệu quả dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích
và đáng tin cậy, giúp cho nhà tài trợ và nước tiếp nhận vốn có thể rút ra được
những bài học trong quá trình ra quyết định cho các chương trình/dự án đangthực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn ODA
Để đánh giá hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), các Nhà quản
lý và phân tích nợ ODA thường dựa vào một tập hợp các chỉ tiêu vừa mang
tính định lượng, vừa mang tính định tính Các chỉ tiêu này vừa ở tầm vĩ mô
tức là xem xét hiệu quả nguồn vốn ODA trong một mối quan hệ quản lý nợ
nước ngoài tổng thể của một quốc gia, nhưng lại ở vừa ở tầm vi mô tức là
xem xét hiệu quả trong từng chương trình, dự án.
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
a Các chỉ tiêu mang tính vĩ mô
Đánh giá vĩ mô là đánh giá hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA với sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội tổng thé.Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của vốn ODA gomMức tăng GDP/người; Cải thiện điều kiện môi trường; Kha năng hấp thụ vốnODA theo ngành; Chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế ngành; Phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế-xã hội; Giảm tỷ lệ hộ nghèo:
Trang 24b Các chỉ tiêu mang tính vi mô
Đánh giá vi mô (đánh giá dự án) là đánh giá khách quan một chương
trình/dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ thiết kế, thực hiện và nhữngthành quả của dự án Ngoài các tiêu chí tổng hợp nói trên, để đánh giá hiệu
quả nguồn von QDA, các nhà tài trợ còn đưa ra các chỉ tiêu cụ thể trong từng
chương trình/ dự án ODA để giúp các bên tài trợ và bên nhận tài trợ có cơ sởđánh giá hiệu quả quản lý theo định kỳ, đột xuất, hoặc kết thúc dự án như: tỷ
lệ giải ngân thực tẾ, phân bô va sử dụng vốn Các tiêu chí để đánh giá hiệu
quả sử dụng von ODA đối với một chương trình/dự án như được định nghĩa
trong "Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban hỗ
trợ phát trién OECD”, bao gồm các tiêu chi:
- Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một
chương trình/dự án Đánh giá tính hiệu quả được thực hiện thông qua công tác
đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án, nhằm mục đích xem xét việc dự án có đạtđược mục tiêu như trong thiết kế/văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh
giá này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kết
quả đạt được so với thực tế Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những
đề xuất tiếp theo
- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốnODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận
tài trợ và nhà tài trợ Đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/dự án cóphù hợp khi được triển khai tại khu vực/vùng đó hay không, có đáp ứng được
nhu câu của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay
không từ đó có những điều chỉnh cần thiết dé đảm bảo dự án được thực hiệntheo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra Đánh giá nàythường được thực hiện sau khi dự án được triển khai, và công tác này thường
được thực hiện vào giai đoạn đâu và giữa kỳ của chương trình/dự án.
HỌC VIEN NGÂN HÀNG TRUNG TAM THONG TIN - THU VIEN
Trang 25- Tinh hiệu suất: Do lường sản phẩm đầu ra liên quan đến các yếu tố
đầu vàơ (định lượng và định tính), có nghĩa là chương trình/dự án sử dụng ít
nguồn lực nhất có thê được để đạt được kết quả mong đợi Hay nói cách khác
là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạtđược kết quả đầu ra như mong đợi, đề thấy được quy trình thực hiện chương
trình/dự án đã là hợp lý nhất chưa Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thay dự ánthực hiện đạt được kết quả như mục tiêu dé ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn
lực đầu vào như thế nào Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và
những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên
cơ sở sử dung và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất Việc đánh giá hiệusuất dự án thường được thực hiện giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với
việc đánh giá tính hiệu quả của dự án.
- Tính bền vững: Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xétnhững hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự
án không còn tôn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các
tô chức khác có tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay
không? Những lợi ích của việc thực hiện chương trình/dự án sẽ được duy trì
sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môi trường
- Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự canthiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện
chương trình/dự án tạo ra Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với
kinh tế, xã hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện
dự án/chương trình tạo ra.
Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc
mà người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 — 5 năm mới để
thấy được dự án có những tác động gì đến môi trường tại khu vực thực hiện
dự án và xung quanh và tình hình kinh tế, xã hội
Trang 261.2.2.2 Cac chi tiéu dinh tinh
Tuy theo tinh chat từng chương trình, dự án ODA mà các nhà tài trợcũng như các nước tiếp nhận viện trợ có thể đưa ra các tiêu thức định tính khixem xét hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA ở tầm vĩ mô và vi mô, chang hạn
như việc xem xét các cơ chế, chính sách quản lý ODA, mức độ cải cách théchế và chính sách kinh tế v.v: hay một số nhà tài trợ còn đưa ra một số tiêu
thức định tinh dựa trên việc đánh giá mức độ thành công cua | chương trình/
dự án ODA với 5 mức độ thành công khác nhau như: rất thành công, thành
công, thành công phan nao, không thành công, không xếp loại Việc đánh giáhiệu quả dự án theo phương pháp trên là nhằm cung cấp những thông tin hữu
ích và đáng tin cậy không những cho chính nhà tài trợ mà cho cả Chính phủ nước đi vay qua đó giúp cả hai phía rút ra được những bài học kinh nghiệm quí báu trong quá trình quản lý các chương trình/dự án ODA, đặc biệt là loại
dự án từ mức không thành công và không xếp loại (tức có vấn đề nghiêm
trọng) Và cũng đề từ đó mà có những điều chỉnh kịp thời cả về mặt vĩ mô lẫn
vi mô, nhằm không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đối với
nguồn vốn ODA cho cả 2 bên: Nhà tai trợ và Chính phủ nước đi vay
Tóm lại: để đánh giá đúng mức độ hiệu quả đối với nguồn vốn ODA, các
nhà phân tích phải dựa vào một tập hợp các chỉ tiêu vừa mang tính “định lượng”
vừa mang tính “định tính” ở cả tầm vĩ mô và vi mô mà các văn kiện của chươngtrình, dự án ODA (Báo cáo thâm định, Hiệp định vay) đã đề ra dé đánh giá
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ODA
Các nhân tổ ảnh hưởng tới hiệu quả vốn ODA có thé được chia thành
hai nhóm chính như sau:
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
a Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trợ
Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát
Trang 27thất nghiệp hay những thay đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ
phát triển cho các quốc gia khác Các quốc gia cung cấp ODA do nên kinh tế
gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thé chế có thể làm
cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giam,thay đổi các quy
định, thủ tục giải ngân Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự ántại quốc gia nhận viện trợ
b Môi trường cạnh tranh
Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang pháttriển dé tranh thủ nguồn vốn ODA Gan đây, tông lượng ODA trên thế giớiđang có chiều hướng suy giảm trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang
phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc
xung đột vũ trang khu vực Vì vậy, các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải
không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ
trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án thì mới
có thé thu hút được những nguồn vốn ODA trong thời gian tới
c Các chính sách, qui chế của nhà tài trợ
Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòihỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chươngtrình, dự án sử dụng vốn ODA của họ Các thủ tục này khác nhau cơ bản ởmột số lĩnh vực như xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáonghiên cứu kha thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân, cácđịnh mức, thủ tục rút vốn hay chế độ báo cáo định kỳ Các thủ tục nàykhiến cho các quốc gia tiếp nhận viện trợ gặp khó khăn trong quá trình thựchiện dự án Tiến độ các chương trình dự án thường bị đình trệ, kéo dài hơn
so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư Vì Vậy, các quốc gia tiếp nhận viện
trợ phải luôn tìm hiểu và thực hiện đúng các chủ trương hướng dẫn và quiđịnh của từng nhà tài trợ.
Trang 281.2.3.2 Các nhân tổ chủ quan
a Xáy dung dự án
Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng Các chươngtrình/dự án được xây dựng phải năm trong khuôn khổ, mục tiêu chung củaChính phủ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các vấn đề kinh tế - xã hội Dự án
được xây dựng bám sát với tình hình thực tế sẽ là nhân tố quan trọng dẫn đến
sự thành công khi thực hiện sau này.
b Theo dõi, kiềm tra va giám sát việc thực hiện dự án
Công tác nay đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành côngcủa dự án Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án còn giúp thấy đượcnhững tồn tại, khó khăn cần giải quyết dé từ đó có những điều chỉnh kịp thời,
cả điều chỉnh về cách thức thực hiện dự án cũng như một số nội dung tronghiệp định tài chính đã ký kết (nếu thấy có những điểm bất hợp lý trong vănkiện của dự án so với thực tế), phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý,nhăm đảm bảo chương trình/dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định
Ngoài ra, nó còn giúp cho các cấp quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm
dé ap dung cho giai doan thuc hién tiép theo va ap dung cho cac chuong trinh,
du an khac.
c Năng luc và đạo đức cán bộ quan lý và sử dụng vốn ODA
Trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các qui
định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các qui định,
hướng dẫn của nhà tài trợ Do đó, năng lực và đạo đức của các cán bộ thực
hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tớihiệu quả sử dụng vốn ODA Các cán bộ này cần phải có năng lực về đàmphán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên mônsâu về pháp luật, kinh tẾ, kỹ thuật, ngoại ngữ
Trang 29Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự ánnhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt Hiện nay chịu ảnh hưởng của
cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ chokhông, Chính phủ vay, Chính phủ trả nợ Do đó, dẫn đến việc thiếu trách
nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn von nay Thuc chat,
ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm và không phải là cho không ODA
không hoàn lại và ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính
phủ nước tiếp nhận trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ
d Oui trình và thủ tục của nước tiếp nhán viện tro’
Ở những quốc gia có qui trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi chocông tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương
trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốtqua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này Vì vậy, đây là nhân
tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA
Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những động tháiđáng ghi nhận như việc sửa đôi một số quy trình, thủ tục, quy định trong nước
để đảm bảo hài hòa với các quy định của nhà tài trợ thông qua hội nghị, hộithảo diễn ra tại Hà Nội qua các năm
e Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA
Các chương trình/dự án ODA yêu cầu các quốc gia tiếp nhận phải có ítnhất 15% vốn đảm bảo trong nước làm vốn đối ứng Ngoài ra, cần một lượng
không nhỏ vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình/dự
án cũng Bên cạnh đó, khi ký kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, cácnước tiếp nhận viện trợ cũng cần tính đến khả năng trả nợ trong tương lai vì
nguồn vốn ODA không phải là của ”cho không” Các nước này phải thanh
toán các khoản nợ đến hạn của mình, trong đó có cả lãi vay trong tương lai(khoảng 30 — 40 năm tới) Những ví dụ thực tiễn về việc các nước Châu Phi
Trang 30mat kha năng trả nợ đã chi rõ về sự cần thiết các nước nhận viện trợ phải có
một tiềm lực tài chính nhất định |
#ˆ Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ
Các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước có mối quan hệ chínhtrị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả Do vậy, các nhân tố chính trị, kinh
tế của nước nhận tài trợ ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút và sử dụng
vốn ODA
Các yếu tố như tăng trưởng kinh té, tổng thu nhập quốc dân, lạmphat, thất nghiệp co chế quản lý kinh tế, sự 6n định chính trị sẽ cónhững tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA Ở cácquốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, 1% GDP viện trợ dẫn đến mức tăngtrưởng bền vững tương đương với 0,5 % GDP Vi thế, việc tạo 6n định vềmặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệtquan trọng dé vận động và thu hút ODA cho đất nước
g Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và sự tham gia rộng rãi của các bên
liên quan
Dự án đi đúng hướng, đạt được kế hoạch đề ra và có tính bền vững khikết thúc nếu có sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp đối với tất cảcác giai đoạn của dự án Ở nước ta, với cơ chế quản lý theo chiều dọc và sựtuân thủ các mệnh lệnh hành chính từ cấp trên, thì chỉ khi nào thật sự các cấp,
bộ ngành tham gia dự án cùng vào cuộc thì khi đó dự án mới có thể triển khai
đúng tiễn độ, đúng đối tượng và có hiệu quả
Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng vào các chương trình và dự
án cũng sẽ giúp đảm bảo chọn lựa được các giải pháp đúng, các nguồn lựcđược sử dụng công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng
và đáp ứng trách nhiệm giải trình cũng như duy trì được lâu dài các lợi ích mà
ODA mang lại.
Trang 311.3 MỘT SO KINH NGHIEM QUOC TE VE QUAN LÝ NGUONVON ODA |
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giới
1.3.1.1 Trung Quốc
Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc được thực hiện theo cách “ai hưởng
lợi, người đó trả nợ” Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp
sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn von Trung Quéc: quan ly tap trung,thực hiện phi tập trungTừ năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA ma
Ngân hàng thế giới (WB) cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD, đóng vai trò
rất tích cực trong việc thúc đầy cải cách và phát triển ở Trung Quốc Tóm tắtnguyên nhân thành công của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm:chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiệntốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ Trung Quốc đặc biệt dé cao vai trò
của việc quản lý và giám sát Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài
chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) MoF làm
nhiệm vụ “đi xin tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn MoF
yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạtđộng của các dự án, phối hợp với WB đánh từng dự án.Các Bộ ngành chủ
quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp vớiMoF giám sát việc sử dụng vốn Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách
“ai hướng lợi, người đó trả nợ” Quy định này buộc người sử dụng phải tìm
giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn von
1.3.1.2 Indonesia
Sau ba thé kỷ rưỡi dưới ach đô hộ của thực dân Hà Lan, Indonesia đãgiành được độc lập vào ngày 17/8/1945 Cũng giống như Malaysia, Indonesiabắt đầu công cuộc xây dựng kinh tế từ nghèo đói và lạc hậu Ngay từ giai
đoạn 1965-1998, Indonesia đã nhận được các khoản đầu tư lớn của các nhà
Trang 32đầu tư nước ngoài và khoản vay lớn từ cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, việc
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Indonesia bị đánh giá là không hiệuquả Điền hình là việc sử dụng và quản lý ODA trong lĩnh vực hạ tầng Mặc
dù chiếm phần lớn tổng vốn ODA vào Indonesia, nhưng đến nay, kết cấu hạtầng ở Indonesia vẫn còn yếu kém Một nguyên nhân không thể không nói tới
là nạn tham nhũng hoành hành ở Indonesia.
Đề thay đôi tinh hình, khắc phục được hạn chế, từ đầu những năm
2000, Indonesia cũng điều chỉnh về quy trình thu hút, sử dụng và quản lý
ODA như sau:
- Hàng năm các bộ, ngành chủ quản phải lập danh mục các dự án cần
hỗ trợ ODA, gửi đến Bộ Kế hoạch quốc gia (BAPPENAS) để tổng hợp Bộ
Kế hoạch quốc gia thường có quan điểm độc lập với bộ chủ quản, dựa trên lợiích tổng thể của quốc gia dé xem xét, thẩm định các dự án ODA Đến nay, rấtnhiều dự án bị Bộ Kế hoạch quốc gia từ chối, đã thể hiện rõ tính độc lập, chủquyền của Indonesia trong quan hệ quốc tế Ngay cả địa điểm ký các dự án
ODA cũng thay đổi Nếu trước đây thường ký tại Hoa Kỳ (trụ sở của WB) hoặc Philippines (trụ sở của ADB), thì đến nay hầu hết các dự án đều được ký tại Jakarta để tránh việc đoàn đàm phán của Indonesia bị đối tác nước ngoài
gây ảnh hưởng.
- Việc thuê các luật sư giỏi để tư vấn cho Chính phủ trong quá trình
đàm phán, thu hút và sử dụng ODA đang ngày càng trở thành xu hướng phổ
biến ở Indonesia, nhất là đối với các dự án ODA có sử dụng vốn vay lớn
- Chính phủ Indonesia tuyên bố nguyên tắc chỉ vay tiếp dự án mới khi
đã thực hiện xong dự án cũ, thể hiện rõ quyết tâm sử dụng thật sự hiệu quả và
giải ngân đúng tiền độ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức Bên cạnh đó, Chính
phủ cũng nhắn mạnh nguyên tắc, vay ODA phải đảm bảo độ an toàn cao Đối
với các dự án ODA có sử dụng vốn lớn, yêu câu phải có chuyên gia tư van là
Trang 33điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án.
- Bộ Tư pháp Indonesia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu
hút, quản lý và sử dụng các dự án ODA, vì Bộ Tư pháp là cơ quan đưa ra ýkiến về pháp lý đối với các dự thảo Hiệp định vay vốn nước ngoài Mục đíchcủa cơ chế điều phôi này là tránh sự trùng lặp trong hoạt động hợp tác
Tháng -12/2003, để khắc phục tình trạng tham nhũng, Chính phủIndonesia đã huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn ODA Indonesia đãthành lập Ủy ban quốc gia về chéng tham nhũng, ngân sách hoạt động chủ
yéu do Nhà nước cấp ngoài ra còn thu hút được sự quan tâm tài trợ của nhiều
đối tác nước ngoài thông qua PGRI (Quan hệ đối tác trong lĩnh vực cải cách
quản trị quốc gia Indonesia)
1.3.1.3 Malaysia
Ở Malaysia, vốn ODA được quan ly tập trung vào một đầu mỗi là Vanphòng Kinh tế Kế hoạch Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiệncác dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân.Văn phòngKinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịutrách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sáchphục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từcác nhà tài trợ Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để
tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo.Malaysia công nhận
rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực Song chính vì vậy màChính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá Kế hoạch theo dõi vàđánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai.Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vi tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát.Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giágiữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá
của hai phía Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính
Trang 34sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kếtqua.Hoat động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên Malaysia chorang công tac theo dõi đánh giá không hề làm can trở dự án, trái lại sẽ g1úp
nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí Mỗi nước mỗi cách và
dù theo cách nào đi nữa, mục tiêu lớn nhất mà lân bang của chúng ta đã đặt ra vàđạt được, đó là bảo vệ tối đa nguồn von, và phục vụ tốt nhất cho xã hội dân sinh”1.3.2 Bài học kinh nghiệm quản lý có hiệu quả vốn ODA cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm quản lý ODA của một số nước trên thế ĐIỚI, CÓ thể rút
ra một số kinh nghiệm quản lý cho Việt Nam như sau:
Một là, xác định lĩnh vực wu tiên hop ly.
Thông thường căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dài hạn và
ngắn hạn mà mỗi nước xác định lĩnh vực đầu tư vốn ODA cụ thé
Kenya là một nước đang phát triển điển hình ở Đông Phi, là nước có
tầm quan trọng về cả kinh tế và chính tri của khu vực; đồng thời cũng là mộtthị trường tiềm năng, là nơi cung cấp một khối lượng cà phê và chè lớn trênthé giới Tai Kenya, từ năm 1987 đến 1996, vốn ODA duoc thu hut va trairộng trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản:30% dành cho cơ sở hạ tang, giao thông vận tai va năng lượng; 15% cho nôngnghiệp và lâm nghiệp; các nhà tài trợ quan tâm đặc biệt đến giáo dục đào tạo,
y tế của Kenya và dành 10% cho các lĩnh vực này Các dự án về giáo dục và
đào tạo ở Kenya đã được các nhà tài trợ đánh giá là có hiệu quả cao Giáo dục
tiểu học miễn phí đã làm cho lượng học sinh đến trường tăng lên đáng kể, từ
0,9 triệu em năm 1963 đã tăng lên 1,4 triệu em vào năm 1970, năm 1990 là
5,5 triệu em theo học tại 16 500 trường tiểu học
Do xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu nên thời kỳ1951-1953, trong tổng số 267 triệu USD nhận viện trợ, Đài Loan đã chi 50%
cho lĩnh vực nông nghiệp, tiếp theo là các lĩnh vực khác như kỹ thuật, công
Trang 35nghiệp, hạ tầng, thuỷ lợi giao thông Các nước khác như Thái Lan,Singapore chủ yếu dành vốn ODA cho hạ tầng kinh tế: giao thông, viễn
thông, năng lượng là những dự án đòi hỏi vốn dau tư lớn, thời gian thu hồi
vốn chậm không hấp dẫn các nhà đâu tư trong nước và nước ngoài nhưng
lại giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Hai là, quy định mức vay và tra nợ hàng nam.
Phần vốn ODA hoàn lại thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ODA,thông thường khi tông mức ODA càng cao thi tỷ trọng vốn hoàn lại cũng
ngày càng cao Do vậy, nếu không quy định mức vay và trả nợ hàng năm thì
sẽ dẫn đến sử dụng không hiệu quả đồng vốn, vay tràn lan và để lại gánh nặng
nợ nan cho thế hệ sau
Tại Thái Lan, một dự án, đặc biệt là dự án vay nợ, trước khi đề xuất vớiphía cấp viện trợ thường phải xem xét và tiến hành nhiều bước để xác định:
- Tính cấp thiết của dự án
- Nên vay nợ nước ngoài hay huy động trong nước Nếu vay, mức
vốn cần vay là bao nhiêu cần được ghi rõ
- Hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn vốn vay
Sau khi các vấn đề trên được phân tích kỹ, Chính phủ sẽ tiến hành đàmphán với các đối tác để xác định, lựa chọn nguồn vay với mức lãi suất nhất
định và các điều kiện khác Khi chưa có sự phê duyệt của Chính phủ, các chủ
dự án không được tiếp xúc với các đối tác nước ngoài để đảm bảo tính hiệuquả của việc sử dụng vốn, tránh những cuộc vận động ngâm không khách
quan có thể xảy ra
Một trong những biện pháp giúp Thái Lan không bị sa lầy vào vòng nợnan là xác định “trần” vay, trả hằng năm Một khoản vay không được tính là
nguôn thu ngân sách nhưng các khoản trả nợ được Nhà nước cân đôi trong
Trang 36ngân sách quốc gia hằng năm Chính phủ Thái Lan quy định mức vay nợkhông được vượt quá 10% kế hoạch thu ngân sách, mức trả nợ băng 9% kimngạch xuất khâu hoặc 20% chi ngân sách hang năm Sự khống chế này nhamcân đối khả năng vay, trả nợ, mức xuất khẩu của đất nước, tránh vay mượntràn lan Nhiều dự án phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, có nguồnvay nhưng vượt quá giới hạn cho phép đều bị gác lại Là một nước có mức
vay nợ nước ngoài cao (1980-1986 mức vay nợ mỗi năm bình quân khoảng1,75 ty USD) nhưng Thái Lan luôn trả nợ đúng hạn (trung bình mỗi năm
khoảng 1 ti USD).
Ba là, thực hiện tot công tác vận động ODA
Malaysia đã xuất bản “Quyền sách xanh” trong đó ghi các dự án ưu tiên
đề nghị vốn dau tư từ ODA va các nguồn vốn khác cho tài khoá năm sau
“Quyền sách xanh” được gửi đến các tổ chức quốc tế, các nước cấp viện trợ.Đồng thời các cơ quan của chính phủ có liên quan phải chuẩn bị tốt các tài
liệu và sự bình luận can thiết để có thé kip thời cung cấp cho các tổ chức viện
trợ về từng dự án cụ thé Malaysia chon loc rat k¥ cac du an vay vốn ODA và
chỉ tiếp nhận những dự án có quy mô lớn
Trung Quốc có mức đầu tư đến 200 tỷ USD mỗi năm, trong đó vốnODA từ các nhà tài trợ song phương và đa phương chỉ vào khoảng 5 tỷ USD,chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các nước đang phát triển khác Song, TrungQuốc đã luôn quan tâm đến việc tối đa hoá lợi ích, kinh nghiệm và chuyền
giao công nghệ từ nguồn vốn ODA
Chuẩn bị dự án cũng được Trung Quốc rat chú trọng và thực hiện tươngđối tốt với các hướng dẫn nghiên cứu khả thi toàn diện tuân theo một trình tự
hết sức lôgíc nên không bỏ sót một khâu kỹ thuật nào Những thủ tục chỉ tiếtđược ban hành về đệ trình, kiểm tra và phê duyệt các dự án xây dựng đòi hỏituyệt đối tuân thủ Những hạn mức về chi phí dự án phải được xác định dé
Trang 37trình chính quyên địa phương, bộ ngành và cuối cùng là Uỷ ban Kế hoạchPhát triển Nhà nước phê duyệt Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong
việc sàng lọc các dự án thông qua việc đánh giá kỹ các giá trị kinh tế, tài chính và xã hội của dự án Quy trình lập kế hoạch về cơ bản là từ cơ sở lên.
Trung Quốc đã ban hành các hướng dan chi tiết về các hoạt động ở từng khâutrong chu kỳ dự án tiến tới phê duyệt cuối cùng với thâm quyền được giao ởcác cấp chính quyền địa phương và bộ ngành Đề đạt được kết quả cao nhất,Chính phủ Trung Quốc quy định các chủ dự án phải lựa chọn các Viện thiết
kế có năng lực cao nhất thông qua đấu thầu cạnh tranh
Không thê không tính đến vai trò của các nhà tài trợ nếu muốn dự ánđược chuan bị tốt Trong việc xây dựng (Nghiên cứu khả thi) F/S và đánh giáhiệu quả của các dự án ODA, Malaysia tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các nhà
tài trợ, và có sự tham gia phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ trong các hoạtđộng này Do vay, một khi phía nhà tài trợ đã xây dựng xong F/S là Chính
phủ Malaysia phê duyệt ngay và nhờ đó họ đã rút ngắn được công đoạn này.Tương tự như vậy Chính phủ Malaysia đã áp dụng kịp thời kết quả đánh giásau dự án của các nhà tài trợ để cải tiến chất lượng thiết kế các dự án mới;Malaysia không gặp nhiều vướng mắc do sự khác biệt về thủ tục trong nước
và thủ tục của các nhà tài trợ vì các dự án ODA của nhà tài trợ nào tuân thủ
hướng dẫn và quy định của nhà tài trợ đó
Bốn là, phối hợp quản lý và mở rộng phân cấp cho các cơ quan quản
lý nhà nước.
Malaysia có sự phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quanquản lý ODA Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung mộtnhận thức là tạo thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án, làm sao thực hiệncác dự án ODA đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhămgiảm bớt phí cam kết Những hop phan nào trong dự án khó thực hiện, Chính
Trang 38phủ Malaysia chủ động đề nghị với nhà tài trợ huỷ bỏ hợp phân này Hiện naycác dé nghị thanh toán được tiến hành trên mạng vi tính, phục vụ tốt cho công
tác theo dõi giám sát của các cơ quan liên quan; những vướng mắc trong quá
trình thực hiện dự án thông qua đơn vi điều phối thực hiện tại các Bang, Bancông tác phát triển Bang và Hội đồng Phát triển Quận huyện
Ngoài ra, nhất quán trong công tác bố trí cán bộ cũng là khâu quan
trọng Với Trung Quốc, không có sự thay đôi về nhân sự chịu trách nhiệm
thực hiện du an, hầu hết các nhà quản lý dự án và cán bộ chủ chốt vẫn tiếp tục
vận hành và bảo trì những dự án mới kết thúc Trung Quốc làm được điều này
bằng cách thành lập các phòng chuẩn bị dự án hay các cơ quan thường trực
chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý trong suốt quá trình thực hiện dự án Sự liên tục của đội ngũ cán bộ luôn được đảm bảo trong quá trình thực hiện dự án,
không có vấn đề vướng mắc nao liên quan đến nguồn nhân lực thực hiện dự án
Năm là, chú trọng công tác kiểm toán và đánh giá sau giải ngân.
Ở Trung Quốc, công tác này được thực hiện rất tốt, chặt chẽ ở từng
khâu Cơ quan kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm toán các dự ántheo Quy chế kiểm toán của Chính phủ Công tác kiểm toán được thực hiện ở
ba giai đoạn: trước khi dự án khởi công, trong quá trình thực hiện dự án và sau khi dự án hoàn thành.
Trung Quốc chú trọng đặc biệt đến công tác đánh giá sau dự án và vaitrò của công tác này trong việc ra quyết định và quản lý dự án Trung Quốcnhận thấy rằng do hau hết các nguồn đầu tư cho dự án được huy động từnguồn tiết kiệm trong nước nên tính hiệu quả và hiệu dụng của đầu tư tácđộng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đã hướng việcđánh giá một số dự án đã hoàn thành vào việc ban hành các quy định áp dụngcho những dự án trên cơ sở các bài học kinh nghiệm đã đúc kết được
Trang 39TOM TAT CHUONG 1Tóm lại: Chương | luận văn hoàn thành các nhiệm vu cơ ban sau:
Hệ thống hóa một số van dé lý luận về khái niệm ODA Từ những vấn
đề lý luận cơ bản về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Luận văn đã phântích vai trò của ODA đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam
Trang 40CHƯƠNG 2THUC TRANG HIỆU QUA VON ODA TẠI NGAN HÀNG PHÁT TRIEN
VIET NAM TU NAM 2011 DEN NAY
2.1 NGAN HANG PHAT TRIEN VIET NAM
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB)được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 Ngân hàng Phát triển
là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10nghìn tỷ đồng Đến năm 2014, NHPT đứng thứ 5 trong danh sách xếp hạng quy
mô các ngân hang ở Việt Nam (xem bảng 2.1).
Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, NHPT có mục tiêu
đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các
công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầngcho các làng nghé, xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như y tế, giáo dục chocác vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khâu
Cơ cấu tô chức quản tri của NHPT được tô chức thành hệ thống từ Trungương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Hoạt động của NHPT tậptrung hỗ trợ vào các ngành, các lĩnh vực trọng điểm, chương trình kinh tế lớncủa quốc gia và các địa phương có điều kiện khó khăn can khuyến khích dau tưphát triển
So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây, NHPT hiện nay sẽđược tăng quyên chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thâm định cho
vay các dự án và có quyên từ chôi cho vay đôi với những dự án kém hiệu quả.