Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành từ thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản lý cô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN VĂN PHÁT
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC PHƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ
Phản biện 1: PGS.TS Huỳnh Văn Thới
Phản biện 2: TS Trần Thị Thu Hương
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 501, Nhà E - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 10 - Đường 3 Tháng 2 - Quận 10 – TP Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 19 giờ 15 phút ngày 22 tháng 11 năm
2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Bên cạnh những hiệu quả của việc sáp nhập đơn vị hành chính thì còn phát sinh nhiều vấn đề cần phải lưu tâm đến Nhiệm vụ được toàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như Quận 4 nói riêng đặc biệt quan tâm khi tiến hành sáp nhập đó chính là công tác quản lý công chức cấp phường Đây là nội dung vừa khoa học, vừa nghệ thuật khi vừa đảm bảo tinh giản biên chế, duy trì ổn định và hoạt động có hiệu quả bộ máy hành chính, nhưng đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi chính đáng cho lực lượng công chức dôi dư, ổn định tâm lý cho đội ngũ công chức phường sau sáp nhập Việc quản
lý công chức phường trên địa bàn Quận 4 trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính hiện nay còn một số tồn tại và bất cập
Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý công chức phường trong
điều kiện sáp nhập đơn vị hành từ thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản lý công
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1 Tài liệu nghiên cứu về quản lý công chức nói chung:
Tác phẩm “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm
đồng chủ biên
Bài viết “Công chức và chất lượng thực thi công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước” của tác giả Ngô Thành Can được đăng
trên tạp chí Tổ chức Nhà nước số 11 năm 2012
Tác giả Đặng Xuân Hoan đã có bài viết đăng trên tạp chí
Tuyên giáo với tựa đề“Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”
Bài viết “Thực trạng sáp nhập, hợp nhất tổ chức hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay” do tác giả Phạm Thị Thanh Huyền
đăng tải trên Website Tạp chí Quản lý nhà nước (2019)
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải với bài viết “Một số vấn đề đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt Nam” [15] đăng trên Tạp chí
Tổ chức Nhà nước
2.2 Tài liệu nghiên cứu về quản lý công chức cấp xã:
Trang 4“Xây dựng giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” [11] là đề tài do tác giả Lê
Minh Đạt nghiên cứu
Nguyễn Hồng Nhật (2017), Pháp luật về quản lý công chức cấp xã: Từ thực tiễn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận
văn Thạc sĩ luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia
Phạm Tuấn Anh (2018), Quản lý đội ngũ công chức các xã ở thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Lê Mạnh Hùng (2018), Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn
thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đặng Thị Yến (2020), Quản lý đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn thạc sĩ,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguyễn Anh Dũng (2024), Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận,
thực trạng về quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính, luận văn đưa ra các giải pháp về quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính từ thực tiễn
Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý công chức
phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4, Thành phố
Hồ Chí Minh, trong đó chỉ ra những kết quả đạt được, nguyên nhân của những kết quả đạt được; xác định những tồn tại, bất cập và nguyên nhân của những tồn tại, bất cập của quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4,
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 5Thứ ba, luận văn đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính từ
thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận
văn là hoạt động quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập
đơn vị hành chính
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Địa bàn Quận 4, Thành phố hồ Chí Minh
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu từ
năm 2019 đến năm nay (Tháng 12 năm 2024)
Về nội dung nghiên cứu: Quản lý công chức gồm nhiều nội
dung khác nhau được quy định tại Điều 65 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019)
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sáu nội dung chính sau: (1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức phường; (2) Tuyển dụng công chức phường; (3) Sử dụng công chức phường; (4) Đào tạo, bồi dưỡng công chức phường; (5) Đánh giá công chức phường; (6) Tạo động lực làm việc cho công chức phường
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận của đề tài luận văn được dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lê nin
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Căn cứ vào các công
trình nghiên cứu liên quan đến quản lý công chức phường, học viên
đã nghiên cứu, kế thừa các nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, từ đó xây dựng riêng cho mình một khung lý thuyết cơ bản,
phục vụ cho việc hoàn thành luận văn
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:
Tác giả sử dụng các thông tin, số liệu cùng việc tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu để đánh giá thực trạng quản lý công chức
6 Ý nghĩa khoa học của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Trang 6Bổ sung hệ thống kiến thức khoa học quản lý công trong lĩnh vực quản lý công chức Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản
lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính, đóng góp một số kết quả nghiên cứu mới liên quan đến đặc điểm, biện pháp quản lý phù hợp trong hoạt động quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn được bố cục thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý công chức
phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chương 2: Thực trạng quản lý công chức phường trong điều
kiện sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính - từ thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC PHƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN SÁP NHẬP
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Công chức phường
Công chức phường là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân phường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
1.1.2 Quản lý công chức phường
Quản lý công chức phường là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo phân cấp quản lý công chức tác động có chủ đích vào đội ngũ công chức phường bằng nhiều biện pháp khác nhau để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức phường hướng đến phát huy năng lực của đội ngũ công chức phường làm cho đội ngũ công chức phường ngày càng phát triển, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong hoạt động quản lý nhà nước ở phường
1.1.3 Sáp nhập đơn vị hành chính
Sáp nhập đơn vị hành chính là quá trình hợp nhất các đơn vị hành chính trở thành đơn vị hành chính mới đáp ứng các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước
1.1.4 Quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành là sự tác động có mục đích của Nhà nước, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Theo đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc sử dụng pháp luật và chính sách của Nhà nước
để điều chỉnh hành vi của đội ngũ công chức phường trong điều kiện hợp nhất các đơn vị hành chính nhằm xây dựng đội ngũ công chức đủ
số lượng và chất lượng với mục đích duy trì hiệu quả hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước
1.2 Nội dung quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Căn cứ vào năng lực nghiên cứu của tác giả, trong đề tài luận văn này, nội dung quản lý công chức phường được trình bày tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: (1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức phường; (2) Tuyển dụng công chức phường; (3) Sử dụng công chức phường; (4) Đào tạo,
Trang 8bồi dưỡng công chức phường; (5) Đánh giá công chức phường; (6) Tạo động lực làm việc cho công chức phường
1.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
1.2.2 Tuyển dụng công chức phường
Sau khi áp dụng Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội
về việc tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh thì công tác tuyển dụng công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi Hiện nay, việc thi tuyển công chức sẽ do Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp tham mưu tổ chức thực hiện Số lượng công chức trúng tuyển sau khi tham gia các vòng thi sẽ được
phân công về làm việc tại UBND phường đã đăng ký dự tuyển
1.2.3 Sử dụng công chức phường
UBND cấp phường có vai trò quan trọng đối với công tác sử dụng công chức trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính Điều đó được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể sau:
(1) Công tác quy hoạch, tạo nguồn công chức kế thừa
(2) Công tác bố trí công chức
(3) Công tác khen thưởng, kỷ luật công chức
1.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng công chức phường
Trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp phường cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: (1) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý công chức phường, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; (2) Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ, lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi
Trang 9dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; (3) Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức phường; (4) bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức phường
1.2.5 Đánh giá công chức phường
Hiện nay, việc đánh giá công chức phường thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, quy định của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, các quy định của pháp luật có liên quan
Một số phương pháp phổ biến đã được sử dụng có thể nhắc đến như: (1) Phương pháp bình bầu; (2) Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí; (3) Phương pháp so sánh với mục tiêu đã định; (4) Phương pháp đánh giá dựa trên những sự kiến đáng chú ý; (5) Phương pháp quan sát hành vi; (6) Phương pháp đánh giá bằng báo cáo định kỳ
1.2.6 Tạo động lực làm việc cho công chức phường
Trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính, tạo động lực làm việc cho công chức thường tập trung vào các nhóm sau: (1) Nhóm chính sách tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi.; (2) Nhóm chính sách tác động thông qua công việc; (3) Nhóm chính sách cải thiện môi trường làm việc
1.3 Thẩm quyền và phương thức quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
1.3.1 Thẩm quyền quản lý công chức cấp xã trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Nghị định Số: 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ Quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố xác định thẩm quyền quản lý công chức cấp xã gồm có: Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã
Do đó, thẩm quyền quản lý công chức cấp xã trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính gồm Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã [8, tr.29]
1.3.2 Phương thức quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Để quản lý công chức trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành
chính, cần kết hợp sử dụng các phương thức sau: Một là, quản lý
Trang 10bằng pháp luật; Hai là, quản lý thông qua tổ chức bộ máy.; Ba là, quản lý theo kết quả đầu ra.; Bốn là, quản lý bằng phương pháp tuyên truyền giáo dục, vận động, thuyết phục; Năm là, quản lý bằng kiểm tra, giám sát; Sáu là, quản lý bằng tổng kết, đánh giá
1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Trang 11TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tại chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
về quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính Tác giả đã trình bày và phân tích cụ thể những khái niệm chung liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Công chức phường; Quản
lý công chức phường; Sáp nhập đơn vị hành chính và Quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Bên cạnh việc đưa ra khái niệm, tác giả đã xác định chi tiết các nội dung quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn
vị hành chính Đồng thời làm rõ thẩm quyền và phương thức quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính Ngoài
ra, ở cuối chương 1, tác giả đã nêu lên những yếu tố tác động chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính
Những nội dung cơ sở lý luận và pháp lý được phân tích tại Chương 1 là cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu cũng như khái quát về thực trạng quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính từ thực tiễn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC PHƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TẠI QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4
2.1.1 Bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4
2.1.2 Kết quả sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4
2.1.2.1 Giai đoạn 2019 - 2023
UBND Quận 4 đã ban hành Đề án số 405/ĐA-UBND ngày 30/3/2020 và Phương án 103/PA-UBND về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn Quận 4 Quận đã nhập 02 phường (Phường 5 và Phường 12) không đạt tiêu chuẩn về diện tích và dân số vào Phường 2 và Phường 13 Theo đó:
- Nhập toàn bộ 0,16 km2 diện tịch tự nhiên, 5.114 người của Phường 5 vào Phường 2 Sau khi nhập, Phường 2 có 0,36 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.039 người Lấy tên là Phường 2
- Nhập toàn bộ 0,42 km2 diện tích tự nhiên, 7.328 người của Phường 12 vào Phường 13 Sau khi nhập, Phường 13 có 0,85 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 18.530 người Lấy tên là Phường 13
Sau khi sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2023, Quận 4 đã giảm
02 đơn vị hành chính cấp phường; tổng số CB,CC và người hoạt động không chuyên trách còn lại là 92 người, cụ thể: Phường 2 là 47 người (dư 10 người) và Phường 13 là 45 người (dư 12 người) Như vậy, Quận 4 hiện có 13 phường (giảm Phường 5 và Phường 12), trong đó có 08 phường loại 1 và 5 phường loại 2 với tổng số 166 công chức cấp phường
2.1.2.2 Giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030
Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp quận/huyện, cấp phường/xã/thị trấn giai đoạn 2023 – 2024 của UBND thành phố Hồ Chí Minh thì Quận 4 có 06 phường phải tiến hành sắp xếp là; Phường 6, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường
14 và Phường 15 Trong đó, Phường 6 nhập với Phường 9 thành Phường 9; Phường 8 nhập với Phường 10 thành Phường 8; Phường
15 nhập với Phường 14 thành Phường 15 Cụ thể là:
- Nhập toàn bộ 0,20 km2 diện tích tự nhiên, 10.166 người của Phường 6 vào Phường 9 Sau khi sáp nhập, Phường 9 có 0,32 km2 diện tích tự nhiên và quy mô nh
Trang 13- Nhập toàn bộ 0,11 km2 diện tích tự nhiên, 8.435 người của Phường 10 vào Phường 8 Sau khi sáp nhập, Phường 8 có 0,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 23.870 người
- Nhập toàn bộ 0,17 km2 diện tích tự nhiên, 14.558 người của Phường 14 vào Phường 15 Sau khi sáp nhập, Phường 15 có 0,39 km2 và quy mô dân số là 29.932 người
Như vậy, sau khi sắp xếp, Quận 4 sẽ giảm 03 đơn vị hành chính cấp phường, còn 10 phường với 78 khu phố (tăng 21 khu phố
so với trước đây) Số lượng CB,CC dự kiến dôi dư là 36 người
2.1.3 Tác động của việc sáp nhập đơn vị hành chính đến công tác quản lý công chức cấp phường tại Quận 4
2.2.3 Tình hình tuyển dụng và sử dụng công chức phường
2.2.4 Tình hình đào tạo và bồi dưỡng công chức phường
2.2.5 Tình hình đánh giá công chức phường
2.2.6 Tình hình tạo động lực làm việc cho công chức phường
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công chức phường trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân của những kết quả
2.3.1.1 Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, công tác quản lý công chức phường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Thành phố và cả hệ thống chính trị
Thứ hai, công tác quy hoạch và sắp xếp, bố trí công chức trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính thường xuyên được quan tâm thực hiện, lực lượng công chức được bổ sung là điều kiện giúp hoạt động công vụ được diễn ra thuận lợi
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính được duy trì