1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt năng lực công chức văn hóa – xã hội phường trên Địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng lực công chức văn hóa - xã hội phường trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lưu Minh Trí
Người hướng dẫn Tiến sĩ Trần Thị Vành Khuyên
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 354,33 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận văn là hướng đến việc đề xuất các giải pháp để hoàn thiện năng lực thực thi công vụ của công chức VH-XH phường trên địa bàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Thị Vành Khuyên

Phản biện 1: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Tạ Thị Thanh Tâm

Phản biện 2: Tiến sĩ Vũ Thành Luân

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng họp 505, Nhà E - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Số: 10 - Đường Ba Tháng Hai - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: vào hồi 07 giờ 00 ngày 30 tháng 09 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau đại học,

Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thứ nhất, việc cũng cố và nâng cao năng lực của đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức là một chủ chương lớn của Đảng, là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng nhằm góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa các mục tiêu

mà Đảng, Nhà nước đã đề ra

Thứ hai, xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị hành chính cấp xã trong hệ thống chính quyền tại Việt Nam, có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động Nhân dân thực hiện đường lối đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, do đó vai trò của công chức VH-XH rất quan trọng

Thứ ba, Quận 10 là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm qua, Quận 10 đã có những bước phát triển nổi bật về kinh tế, văn hóa – xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố mang tên Bác theo tinh thần của Nghị quyết số 131/2020/QH14, Nghị quyết số 98/2023/QH15 đặt ra những yêu cầu phải NCNL đội ngũ công chức VH-XH phường để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ tiếp cận của khoa học quản lý, khi nghiên cứu về năng lực công chức, một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, cụ thể: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của nhóm tác giả Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm (2001);

“Công vụ và quản lý thực thi công vụ” của nhóm tác giả Ngô Thành Can – Nguyễn Thị Hồng Hải – Lưu Kiếm Thanh (2018); “Quản lý công chức theo năng lực nhằm đáp ứng yếu cầu cải cách hành chính ở

Trang 4

Việt Nam” của tác giả Phạm Đức Toàn (2021); “Tuyển dụng công chức cấp xã không qua thi tuyển, xét tuyển trên địa bàn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Trần Thị Vành Khuyên – Châu Thanh Duy (2022); “Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở thành phố Cần Thơ” của nhóm tác giả Văn Ngọc Hà – Trần Thị Hằng – Phạm

Hồ Việt Anh (2023); “Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cải cách hành chính” của tác giả Minh Hiệp (2023)

Luận văn trên cơ sở kế thừa những giá trị khoa học đã được công bố để đút kết kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo tính mới đối với kết quả nghiên cứu sau khi hoàn thiện, góp phần mang lại những giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sau

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận văn

là hướng đến việc đề xuất các giải pháp để hoàn thiện năng lực thực thi công vụ của công chức VH-XH phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM

3.2 Nhiệm vụ nghiêm cứu: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận

về năng lực của công chức VH-XH phường; (2) Khảo sát, phân tích

và đánh giá thực trạng năng lực công chức văn hóa – xã hội các

phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM; (3) Xác định các định hướng

và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện năng lực công chức văn hóa – xã hội các phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận

văn là năng lực của công chức VH-XH phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM

Trang 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu công

chức văn hóa – xã hội làm việc tại UBND của 14 phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM Về thời gian: Nghiên cứu trong 04 năm (từ năm

2020 đến năm 2023) Về nội dung: Nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức VH-XH phường trên 4 yếu tố cấu thành, bao gồm: Kiến thức của công chức VH-XH phường; Kỹ năng của công chức VH-XH phường; Thái độ của công chức VH-XH phường; Kết quả

thực thi công vụ của công chức VH-XH phường

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thế

giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp:

Phương pháp này được sử dụng để tiếp cận và phân tích, tổng hợp các số liệu, thông tin từ các công trình khoa học đã công bố bao gồm giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài báo được công bố trên các tạp chí, hội thảo khoa học, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Luận văn tiến hành

khảo sát với 200 phiếu điều tra xã hội học bằng hình thức điều tra trực tiếp đối với 200 người là người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Quận 10, TPHCM để đánh đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công chức VH-XH trong quá trình thực thi công vụ

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn tiến hành phỏng

vấn sâu bằng hình thức trực tiếp đối với 05 công chức giữ chức vụ

Trang 6

lãnh đạo, quản lý đang làm việc tại UBND các phường và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận trên địa bàn Quận 10

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận văn sử dụng phương

pháp này để thấy rõ những thay đổi liên quan đến cơ chế, chính sách, các quy định liên quan đến việc hoàn thiện năng lực công chức VH-

XH trên địa bàn Quận 10, TPHCM qua các năm

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về mặt lý luận: Khung lý thuyết mà luận văn xây dựng dưới

góc độ tiếp cận của khoa học quản lý công và trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả/nhóm tác giả góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về năng lực công chức VH-XH

6.2 Về mặt thực tiễn: Kết quả mà luận văn mang lại có ý

nghĩa đối với việc hoàn thiện năng lực công VH-XH trên địa bàn Quận

10, TPHCM bằng việc đánh giá thực trạng, nhận diện ưu, nhược điểm

để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp cho địa phương, làm gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực VH-XH, đặc biệt trong bối cảnh sự kỳ vọng của người dân đối với chính quyền ngày

càng cao

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 03 chương như sau:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về năng lực công chức VH-XH phường

- Chương 2 Thực trạng năng lực công chức VH-XH phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM

- Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện năng lực công chức VH-XH phường trên địa bàn Quận 10, TPHCM

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC

CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI PHƯỜNG

1.1 Khái quát chung về công chức văn hóa – xã hội phường 1.1.1 Khái niệm công chức văn hóa – xã hội phường

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về công chức

VH-XH phường Tuy nhiên dựa trên các đặc điểm chung của công chức

và tính đặc thù trong tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM có thể hiểu: “Công chức văn hóa – xã hội phường là công dân Việt Nam, thuộc biên chế công chức của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, được tuyển dụng giữ chức danh văn hóa – xã hội, làm việc tại Ủy ban nhân dân phường, có trách nhiệm tham mưu, giải quyết các công việc trong phạm vi thẩm quyền

mà pháp luật quy định, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

1.1.2 Đặc điểm công chức văn hóa – xã hội phường

- Thứ nhất, công chức VH-XH phường là công chức thuộc biên chế của UBND quận, UBND thành phố thuộc TPHCM quản lý

và được quy định là công chức, không phải là công chức cấp xã như ở các tỉnh, thành khác trên cả nước

- Thứ hai, công chức VH-XH phường làm việc tại UBND phường,

là cấp hành chính gần dân và sâu sát với quần chúng Nhân dân

- Thứ ba, công chức VH-XH phường phụ trách các vấn đề thuộc các lĩnh vực VH-XH của địa phương bao gồm các lĩnh vực về văn hóa, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, trẻ em, gia đình, bảo hiểm,

- Thứ tư, công chức VH-XH phường hoạt động mang tính kiêm nhiệm, vừa thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, vừa đảm nhận các hoạt động mang tính phục vụ, hậu cần, hoạt động phong trào

Trang 8

- Thứ năm, công chức VH-XH hội phường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ bởi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp trên

- Thứ sáu, công chức VH-XH hội phường được hình thành thông qua những hình thức nhất định

- Thứ bảy, công chức VH-XH phường đòi hỏi người đảm nhiệm chức danh phải có sự am hiểu các vấn đề về lịch sử, văn hóa, phong tục,

tập quán của địa phương và đặc thù của địa bàn dân cư quản lý

1.1.3 Vai trò công chức văn hóa – xã hội phường

- Thứ nhất, trong mối quan hệ với UBND phường: Công chức

VH-XH là biên chế công chức tại UBND phường, do Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách VH-XH trực tiếp quản lý, có trách nhiệm tham mưu cho UBND phường thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực về VH-XH

- Thứ hai, trong mối quan hệ với các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận: Công chức VH-XH được hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực mình phụ trách

- Thứ ba, trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, hội quần chúng trên địa bàn phường: Công chức VH-XH phối hợp công tác với các tổ chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

- Thứ tư, trong mối quan hệ với các khu phố: Kịp thời hỗ trợ công tác và phối hợp chặt chẽ với ban điều hành, các chi tổ hội khu phố

- Thứ năm, trong mối quan hệ với người dân: Ra sức phục vụ Nhân dân, tận tình hướng dẫn, giải thích các vấn đề Nhân dân còn

thắc mắc

1.1.4 Nhiệm vụ công chức văn hóa – xã hội phường

Nhiệm vụ của công chức VH-XH phường căn cứ theo Khoản

6, Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính

Trang 9

phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cụ thể như sau: Tham mưu, giúp UBND tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, TDTT,

du lịch…Giúp UBND trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông, thể dục, thể thao; Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với công chức tư pháp

và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong việc hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp trên

1.1.5 Tiêu chuẩn công chức văn hóa – xã hội phường Tiêu chuẩn về phẩm chất: Có bản lĩnh chính trị vững vàng,

kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với

Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo

vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và sự phân công của cấp trên; Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao

phẩm chất, trình độ, năng lực

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn: Có khả năng tham gia

xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách trong lĩnh vực phụ trách; Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất; Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác; Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN đối với công chức

ngạch chuyên viên và tương đương

Trang 10

1.2 Năng lực công chức văn hóa – xã hội phường

1.2.1 Khái niệm năng lực công chức văn hóa – xã hội phường

Xuất phát từ cách tiếp cận về năng lực, năng lực thực thi công vụ và đặc điểm của công chức VH-XH phường, có thể hiểu năng lực công chức VH-XH phường như sau:

“Năng lực công chức văn hóa – xã hội phường là khả năng đáp ứng và sử dụng các yếu tố thuộc về kỹ năng, kiến thức, thái độ để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong phạm vi lĩnh vực phụ trách nhằm đảm bảo tính hiệu lực – hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước”

1.2.2 Vai trò của năng lực đối với công chức văn hóa – xã hội phường

- Thứ nhất, năng lực giúp công chức VH-XH phường có thể thực hiện đúng đắn các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực phụ trách

- Thứ hai, năng lực đảm bảo cho công chức VH-XH có khả năng nắm bắt những cơ hội để hoàn thiện bản thân, xây dựng hình ảnh của một nhà hành chính chuyên nghiệp

- Thứ ba, năng lực giúp công chức VH-XH xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp trong hoạt động công vụ để cùng nhau phát triển

- Thứ tư, năng lực thực thi công vụ là cơ sở để tổ chức nhìn nhận, đánh giá những đóng góp của công chức VH-XH phường để phục vụ cho công tác đánh giá, thi đua – khen thưởng, quy hoạch nhân sự

- Thứ năm, năng lực thực thi công vụ còn là cơ sở để cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiến hành xây dựng khung năng

lực thực thi công vụ

1.2.3 Các yếu tố hợp thành năng lực công chức văn hóa – xã hội phường

Trang 11

1.2.3.1 Yếu tố về kiến thức

Theo quy định của pháp luật hiện hành, công chức VH-XH có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, TDTT, du lịch, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân trong công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, an toàn vệ sinh, lao động; xây dựng tiêu chí phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công

1.2.3.2 Yếu tố về thái độ

Thái độ trong hoạt động công vụ của công chức VH-XH sẽ được biểu hiện thông qua các mối quan hệ: Thái độ đối với nền công vụ; thái độ đối với công việc được giao; thái độ đối với các mối quan

hệ công tác; thái độ đối với người dân; thái độ đối với bản thân

1.2.3.3 Yếu tố về kỹ năng

Để có thể đạt được kết quả công việc như mong muốn, công chức VH-XH phường phải có được những kỹ năng sau: Kỹ năng tham mưu, đề xuất; kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính; kỹ năng giao tiếp hành chính; kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào; kỹ năng tuyên truyền, vận động; kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin

1.2.3.4 Yếu tố về kết quả thực thi công vụ

Thể qua hiện việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức văn hóa – xã hội phường

Trang 12

- Tiêu chí 1: Kiến thức của công chức VH-XH phường;

- Tiêu chí 2: Kỹ năng của công chức VH-XH phường;

- Tiêu chí 3: Thái độ của công chức VH-XH phường;

- Tiêu chí 4: Kết quả thực thi công vụ của công chức VH-XH phường

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức văn hóa – xã hội phường

Trong hoạt động thực thi công vụ của mình, có một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức VH-XH phường, như sau:

1.3.1 Các yếu tố khách quan

Công tác tuyển dụng: Tuyển dụng là khâu đầu tiên trong công tác nhân sự, việc tuyển dụng đóng vai trò hết sức quan trọng việc việc lựa chọn người phù hợp để đảm nhận chức danh công chức VH-XH phường

Công tác bố trí, sử dụng: Căn cứ vào các lĩnh vực thuộc phạm

vi trách nhiệm của công chức VH-XH phường, UBND phường tiến hành phân công công việc cho công chức VH-XH bằng việc ban hành văn bản (có thể thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc thông báo tùy vào đặc điểm của cơ quan)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Việc đào tạo, bồi dưỡng giúp công chức VH-XH có những điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thiện năng lực thực thi công vụ của mình

Công tác kiểm tra, đánh giá: Mục đích quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá nhằm giúp công chức VH-XH nhận thức được những hạn chế về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà bản thân đang gặp phải để hoàn thiện

Chế độ về lương, thưởng và các chính sách đãi ngộ: Chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với công chức VH-XH phường bao gồm các quy định về lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Trang 13

Môi trường làm việc: Môi trường bao gồm cả những điều kiện vật chất như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các thiết bị bổ trợ cho công việc,…

1.3.2 Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của đội ngũ công chức VH-XH phường: Yếu tố quyết định sự thành bại của bất kỳ chính sách hay vấn đề nào phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của con người với tư cách vừa là chủ thể,

nó là động lực của tiến bộ xã hội

Kinh nghiệm công tác: Kinh nghiệm công tác giúp công chức VH-XH có thể giải quyết được những vấn đề khó, hạn chế việc mắc phải sai lầm

Tinh thần, thái độ phục vụ: Công chức VH-XH phải xác định rõ vai trò của mình là phục vụ nhân dân, cống hiến cho đất nước và nền công vụ, xây dựng hình ảnh của một người công chức “vừa hồng – vừa chuyên”, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc dù trong bất kỳ hoàn cảnh hay thử thách nào

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, Luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:

- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về công chức VH-XH phường

thông qua các nội dung bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ

và tiêu chuẩn với đặc thù về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM

- Trình bày các yếu tố thuộc về năng lực công chức VH-XH phường bao gồm các đặc điểm về khái niệm, vai trò, các yếu tố hợp thành

và các tiêu chí đánh giá năng lực năng lực công chức VH-XH phường

Ngày đăng: 26/10/2024, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN