1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14, quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Văn Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Lương Hải
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

[6]- Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình [4]- Quản lý trật tự xây dựng đô thị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 14,

QUẬN 4 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ XÂY DỰNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Lương Hải

Trang 2

Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2024

Tác giả luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Thắng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, cô giáo là giảng viênKhoa Quản lý xây dựng, bộ môn kinh tế xây dựng – Trường Đại học Giao thôngvận tải đã giảng dạy, giúp tác giả lĩnh hội được những kiến thức quý báu trongchuyên ngành Quản lý xây dựng (Kinh tế xây dựng công trình giao thông) trongthời gian học tập; các Thầy, cô giáo trong trong tiểu ban theo dõi, hướng dẫnlàm Đồ án tốt nghiệp đã tận tình giúp đỡ, đặc biệt là Thầy giáo PGS.TS NguyễnLương Hải đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo thực hiện nghiên cứu, chỉnh sửa bảnthảo trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp

Tuy đã cố gắng để hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp bằng tất cả sự nhiệt tình vànăng lực của mình nhưng do kiến thức của bản thân cũng như thời gian còn hạnchế, nên nội dung Đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhậnđược sự đóng góp, tham gia ý kiến của Hội đồng chấm Đồ án tốt nghiệp TrườngĐại học Giao thông vận tải; các Thầy cô và các bạn sinh viên để nội dung Đồ ántốt nghiệp được hoàn thiện và đề tài nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn caohơn nữa

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Tác giả

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Thắng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của luận văn: 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 4

1.1 Cơ sở lý luận khoa học 4

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa 4

1.1.2 Vai trò và mục tiêu của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị 5

1.1.3 Chủ thể và đối tượng quản lý trật tự xây dựng đô thị 6

Thanh tra, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng đô thị 6

1.2 Cơ sở pháp lý 9

1.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy cấp trung ương 9

1.2.2 Hệ thống văn bản pháp quy cấp Tỉnh/ Thành phố 21

1.3 Phạm vi quản lý trật tự xây dựng 27

1.3.1 Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng 27

1.3.2 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch 28

1.3.3 Quản lý nhà nước về xây dựng theo giấy phép 29

1.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng 30

Trang 6

1.3.5 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng 34

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng 35

1.4.1 Yếu tố chủ quan 35

1.4.2 Yếu tố khách quan 36

1.5 Nội dung quản lý trật tự xây dựng theo địa bàn quản lý 37

1.5.1 UBND Phường 14 quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch 37

1.5.2 UBND Phường 14 quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép 39

1.5.3 UBND Phường thường xuyên kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng 40

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 14, QUẬN 4 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MİNH 42

2.1 Giới thiệu địa bàn Phường 14, Quận 4 42

2.1.1 Khái quát chung về Phường 14, quận 4 42

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường 14, quận 4 43

2.2 Phân Tích thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại Phường 14, Quận 4 45

2.2.1 Tổng quan công tác quy hoạch đô thị tại Phường 14 45

2.2.2 Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TTXD 48

2.2.3 Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .48

2.2.3 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng 51

2.2.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng 57

2.3 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân 58

2.3.1 Những kết quả đạt được 58

2.3.2 Hạn chế 59

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 63

Trang 7

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 14, QUẬN 4

-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 67

3.1 Giải pháp về cơ chế phối hợp quản lý, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị 67

3.2 Giải pháp kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị 69

3.3 Giải pháp về công tác tuyên truyền 70

3.4 Nhóm giải pháp khác: 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI,Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấuđạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực

Ngày 30/12/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghịquyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triểnThành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Theo đó,Thành phố Hồ Chí Minh được định hướng Phát triển đô thị theo hướng đa trungtâm, kết nối vùng, đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển hài hoà giữa nôngthôn và đô thị Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng

đô thị; kết hợp đồng bộ giữa cải tạo, chỉnh trang đô thị với phát triển đô thị mới,bảo đảm kiến trúc hài hoà, giữ gìn và phát huy các yếu tố văn hoá đặc trưng; tổchức lại đời sống dân cư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong quá trìnhcải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị

Phường 14, Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh là một phường thuộc khu vựctrung tâm nội đô của Thành phố Phường có tốc độ đô thị hóa lớn, các hoạt động

về phát triển xây dựng diễn ra nhộn nhịp và mạnh mẽ Trên cơ sở định hướngphát triển Thành phố đã được phê duyệt, vậy việc xây dựng chính quyền đô thịthực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị là đòi hỏi tất yếu, đáp ứngnhu cầu phát triển khách quan của Phường 14 nói riêng và của Thành phố nóichung Trong đó, việc quản lý Trật tự xây dựng đô thị đóng vai trò cốt lõi vàmang tính đại diện trong công tác quản lý đô thị Vì vậy, việc hoàn thiện côngtác quản lý Trật tự xây dựng đô thị tại Phường 14 cần được nghiên cứu sâu sắc,toàn diện để hướng tới xây dựng mô hình chính quyền đô thị hiện đại, năngđộng và khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển theo quy hoạch xây dựng đô thị đãđược các cấp chính quyền xác định

Trang 9

Trong thời gian qua, công tác quản lý Trật tự xây dựng đô thị tại Phường

14, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh đã được quan tâm, tăng cường, tuy nhiênkết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tế, trong côngtác quản lý Trật tự xây dựng đô thị còn bộc lộ ra nhiều yếu kém và bất cập.Trước những định hướng phát triển đô thị lớn lao như vậy, cần phải có mộtchính quyền đô thị có khả năng điều tiết, quản lý, biến thách thức thành cơ hội;chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị, trong

đó chú trọng phát huy có hiệu quả các nguồn lực về con người, khoa học vàcông nghệ, đổi mới sáng tạo, đô thị, phát triển công nghiệp và chuyển đổi số Thực tế đã chứng minh nếu quá trình quản lý Trật tự xây dựng đô thị trởnên khoa học, dễ dàng, chuyên nghiệp và có tính thực tiễn cao thì hiệu quả quản

lý rất lớn, người dân cũng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh hơn, quản

lý quản lý Trật tự xây dựng đô thị tốt hơn, đồng thời góp phần xây dựng Thànhphố Hồ Chí Minh trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, đạt được những mục tiêuphát triển trong tương lai Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiệncông tác quản lý Trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Phường 14, Quận 4, Thànhphố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu vì có tính thời sự và tính thực tiễn cao Xuất phát từ quy định pháp luật và thực tiễn, học viên đã chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Phường 14,

Quận 4 - Thành Phố Hồ Chí Minh”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là giới thiệu tổng quan công tác quản lý trật tự xâydựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 4, Phường 14 nóiriêng; đồng thời phân tích đánh giá thực trạng tình hình xây dựng không phép,sai phép tại Phường 14 nhằm đề xuất, kiến nghị cụ thể những vấn đề về quản lý,chấn chỉnh những tồn tại và có giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lýtrật tự xây dựng trên địa bàn Phường 14

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trong vaitrò quản lý nhà nước

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của Phường

14, Quận 4 từ tháng 10 năm 2018 cho tới nay (từ khi thực hiện Chỉ thị 23)

- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu cở sở lý luận về công tác Quản lýtrật tự xây dựng, trên cơ sở đó phân tích thực trạng về công tác quản lý trật tựxây dựng trên địa bàn nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Phường 14, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2018 (từ khi thực hiện Chỉ thị 23) chotới nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp luận kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứuđịnh lượng và các phương pháp kỹ thuật cụ thể của phân tích như so sánh, chitiết hóa chỉ tiêu phân tích, tổng hợp vấn đề

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Cở sở lý luận về công tác Quản lý trật tự xây dựng.

Chương 2: Phân tích thực trạng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên

địa bàn Phường 14, Quận 4 - Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự

xây dựng trên địa bàn Phường 14, Quận 4 - Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

1.1 Cơ sở lý luận khoa học

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa

- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếuhoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồmnội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [5]

- Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã haythị trấn Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, họsống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và cóhiệu quả kinh tế, văn hóa cao Đô thị là khu vực có mật độ gia tăng các côngtrình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó [6]

- Trật tự xây dựng đô thị là việc xây dựng công trình, nhà ở phải theo đúngquy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố [6]

- Trật tự xây dựng đô thị là các công trình xây dựng đảm bảo đúng nộidung giấy phép xây dựng đã được cấp, phù hợp quy hoạch chung đã được phêduyệt và xây dựng không ảnh hưởng đến công trình lân cận [7]

- Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xâydựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giámsát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa côngtrình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt độngkhác có liên quan đến xây dựng công trình [4]

- Quản lý đô thị trước hết là sự thực thi quyền lực công, nhân danh Nhànước Vì vậy quản lý đô thị trước hết là quản lý nhà nước ở đô thị Tuy nhiên,quản lý đô thị hiện đại đã có sự tham gia sâu sắc của các tổ chức xã hội, tổ chứcnghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng Mặc dù vậy, quản lý đô thị

Trang 12

vẫn thể hiện bản chất và vai trò của Nhà nước đối với một khu vực định cư đặcthù này Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản phẩmkinh doanh, quy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển nhà,

cơ sở hạ tầng công cộng, tài chính, hành chính, môi trường đô thị, an ninh trật tự

xã hội,…Quản lý đô thị có ba mục tiêu cơ bản là: làm cho đô thị phát triển ổnđịnh, trật tự và bền vững; Tạo môi trường sống thuận lợi cho đô thị; Phù hợp lợiích quốc gia, cộng đồng và dân cư [6]

- Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình [4]

- Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất,kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự pháp luật về các vấn đềliên quan đến trật tự xây dựng, nhằm đảm bảo quản lý đô thị phù hợp với quyhoạch tổng thể và phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn vàphát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho nhândân xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp củanhân dân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụngđất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương trong quản lýtrật tự xây dựng nói chung và trật tự xây dựng đô thị nói riêng

1.1.2 Vai trò và mục tiêu của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị

a) Vai trò:

- Quản lý trật tự xây dựng đô thị là phương tiện thực thi quan điểm, đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo trật tựxây dựng – trật tự xây dựng đô thị, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra lĩnhvực xây dựng

- Quản lý trật tự xây dựng đô thị là cơ sở để tăng cường sự phối hợp giữacác cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực xây dựng

- Quản lý trật tự xây dựng đô thị là việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêmminh những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng – trật tự xây dựng đô thị

Trang 13

Quản lý tốt sẽ góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội của địa phương, hoặc khu vực đúng quy định; làm cho bộ mặt đô thịkhang trang, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường; tạo môi trường sống tốt cho cộngđồng dân cư đô thị; tạo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có ý thứctốt hơn trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng b) Mục tiêu:

- Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt

- Các công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng

- Đảm bảo mỹ quan đô thị

- Đảm bảo vệ sinh môi trường

- Đảm bảo an toàn giao thông

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân xây dựng

1.1.3 Chủ thể và đối tượng quản lý trật tự xây dựng đô thị

- Chủ thể quản lý trật tự xây dựng – trật tự xây dựng đô thị, gồm: Là UBNDcác cấp và các cơ quan, đơn vị nhà nước có chức năng quản lý về xây dựng

- Đối tượng quản lý trật tự xây dựng – trật tự xây dựng đô thị: Các côngtrình xây dựng trong đô thị; các tổ chức, nhà đầu tư, cá nhân tham gia hoạt độngxây dựng trong đô thị

- Nội dung quy định trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị:

Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

- Mục tiêu: Để các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị cócăn cứ pháp lý trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;

NỘI DUNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

đô thị

Cấp giấy phép xây dựng

Thanh tra, kiểm tra, giám sát trật

tự xây dựng

đô thị

Xử lý vi phạm xây dựng trật

tự xây dựng đô thị

Trang 14

lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Cấp Giấy phép xây dựng cho công trình;Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát về trật tự xây dựng đô thị; xử lý viphạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo và đánhgiá trong quá trình thực hiện.

- Chủ thể: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bảntheo quy định

- Nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

về xây dựng; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xâydựng

Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị

- Mục tiêu: Làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền, cho các chủ đầu tưquyết định đầu tư các dự án theo quy hoạch được duyệt

- Chủ thể: Là các cơ quan có thẩm quyền về lập, thẩm định, phê duyệt quyhoạch xây dựng theo quy định

- Nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản về quản lý quy hoạch

đô thị; Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lýquy hoạch, kiến trúc đô thị; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị

Về cấp Giấy phép xây dựng

- Mục tiêu: Là yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng công trình (kể cả nhà ởriêng lẻ) phải thi công công trình theo Giấy phép xây dựng đã được cơ quan cóthẩm quyền cấp; đồng thời làm cơ sở pháp lý cho cơ quan thanh tra, kiểm tra xửphạt vi phạm trật tự xây dựng đô thị

- Chủ thể cấp Giấy phép xây dựng: Là các cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền theo quy định

- Phân cấp về cấp Giấy phép xây dựng và quản lý Giấy phép xây dựng:Phân cấp cho Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng và UBND cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã,thành phố

Trang 15

Thanh tra, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng đô thị

- Mục đích: Là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

đô thị của các cá nhân, nhà đầu tư, tổ chức, có thẩm quyền; để các chủ đầu tưxây dựng công trình nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc thực hiệnnghiêm túc Giấy phép xây dựng đã được cấp

- Chủ thể: Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định

- Hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng đô thị: Thành lậpcác Đoàn, tổ, đội để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo định kỳhoặc đột xuất Riêng các Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã thực hiệncông tác kiểm tra trật tự xây dựng đô thị thường xuyên theo địa bàn quản lý

- Nội dung: Kiểm tra theo các nội dung ghi trong Giấy phép xây dựng đãđược cơ quan có thẩm quyền cấp

Về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

- Mục đích: tác động đến lợi ích (kinh tế) của người vi phạm mà còn có tácđộng đến yếu tố tinh thần, nhận thức của người vi phạm; khi mà hành vi khôngtốt, sai trái bị xã hội, cộng đồng phê phán để tạo môi trường lành mạnh tronghoạt động xây dựng

- Nội dung: Căn cứ quy định pháp luật, thực hiện đúng thẩm quyền của cácnhân, tổ chức thực hiện lập biên bản xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực xâydựng, ban hành quyết định xử phạt đúng theo các Điều, khoản của Nghị định số16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạmhành chính về xây dựng

- Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Lập biên bản vi phạmhành chính đúng theo biểu mẫu của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày23/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật xử lý vi phạm hành chính, đúng nội dung và hành vi vi phạm của đối tượng

bị xử phạt vi phạm hành chính

Trang 16

- Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Lập biên bảnngừng thi công xây dựng; đình chỉ thi công xây dựng; cưỡng chế phá dỡ côngtrình vi phạm; lập phương án phá dỡ công trình vi phạm TTXD đô thị.

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy cấp trung ương

a) Luật Xây dựng năm 2014, điều chỉnh bổ sung năm 2020:

- Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng (Điều 90)

+ Tên công trình thuộc dự án

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối vớicông trình theo tuyến

+ Loại, cấp công trình xây dựng

+ Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấpgiấy phép xây dựng

- Hành vi bị cấm: Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng,trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng,cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đượccấp (khoản 4 Điều 12)

b) Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009

Trang 17

Điều 46:“Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giáquá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh

tế - xã hội trong từng giai đoạn của địa phương, thời hạn rà soát định kỳ đối vớiquy hoạch chung là 5 năm kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt”

c) Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Điều 56 Quản lý trật tự xây dựng

1 Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thôngbáo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giaođưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh viphạm

2 Nội dung về quản lý trật tự xây dựng:

a) Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tựxây dựng theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy địnhcủa pháp luật có liên quan;

b) Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật

tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựngđối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tạiđiểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, sự tuân thủ của việc xây dựng vớiquy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặcquy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định củapháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung,thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xâydựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định

3 Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựngphải yêu cầu dừng thi công, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩmquyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định

Trang 18

4 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trìnhxây dựng trên địa bàn (trừ công trình bí mật nhà nước);

b) Ban hành các quy định về: quản lý trật tự xây dựng; phân cấp, ủy quyềnquản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp

xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; phân cấp, ủyquyền tiếp nhận thông báo khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng, trườnghợp công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm

g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 cần bổ sung thêm các tài liệu theoyêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 38Nghị định này

c) Ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khuvực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối vớikhu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng

và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, pháthiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổchức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theoquy định của pháp luật;

đ) Giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quátrình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn

5 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

a) Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp,

ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lýhoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện

Trang 19

cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định củapháp luật.

d) Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính về xây dựng

Điều 16 Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

1 Xử phạt hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắnhoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xungquanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ởriêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

2 Xử phạt đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địađiểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ởriêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xâydựng khác;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

3 Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạngiấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ;

Trang 20

b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xâydựng khác;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

4 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nộidung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cảitạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xâydựng khác;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

5 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạmquy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏngcông trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơgây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạngcủa người khác như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xâydựng khác;

Trang 21

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

6 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nộidung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựngmới như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xâydựng khác;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

7 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không cógiấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trìnhxây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

8 Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xâydựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợpđược miễn giấy phép xây dựng

Trang 22

9 Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quyhoạch đô thị được duyệt như sau:

a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trìnhxây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

10 Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấnchiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhânkhác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:

a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trìnhxây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

11 Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụngđất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại nghị địnhcủa Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

12 Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lậpbiên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người

có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi

Trang 23

phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản

9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trìnhxây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặccông trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

13 Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này màtái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựngnhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trìnhxây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xâydựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựnghoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

14 Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếucó) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 12 và điểm a khoản 13 Điều này;b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếucó) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12 và điểm b khoản 13 Điều này;c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếucó) đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 12, điểm c khoản 13 Điều này;

Trang 24

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quyđịnh tại khoản 12, khoản 13 Điều này.

15 Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môitrường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặcbuộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tạikhoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành

vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kếtthúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này

Những điểm mới của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 củaChính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng:

- Bổ sung quy định xử phạt hành vi không công khai Giấy phép xây dựng

- Bổ sung xử phạt không điều chỉnh Giấy phép xây dựng

- Tăng mức phạt đối với hành vi sai giấy phép xây dựng, cụ thể: Nghị định139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựngcông trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp thì Nghị định16/2022/NĐ-CP đã tách thành 02 nhóm hành vi để xử phạt và tăng mức xử phạt:+ Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấyphép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dờicông trình và giấy phép xây dựng có thời hạn

+ Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấyphép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới

- Không phân biệt nhà ở riêng lẻ ở đô thị, nông thôn, cụ thể: Nghị định139/2017/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng

lẻ ở đô thị không có giấy phép xây dựng, Nghị định 16/2022/NĐ-CP bỏ quy

Trang 25

định chỉ xử phạt ở đô thị mà quy định xử phạt chung cho cả đô thị và nông thônđối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng.

- Xây dựng trên đất không đúng mục đích chỉ xử phạt đất đai, cụ thể:

Trước đây, Nghị định 139/2017/NĐ-CP không quy định cụ thể việc xâydựng công trình trên đất không đúng mục đích thì bị xử phạt như thế nào nênthực tế các cơ quan nhà nước khi phát hiện hành vi xây dựng nhà ở trên đất nôngnghiệp đã xử phạt cả 02 hành vi, đó là xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sửdụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnhvực đất đai và xử phạt hành vi xây dựng không phép đối với khu vực đô thị theoNghị định 139

Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể: khi cá nhân, tổ chức xâydựng công trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất, ví dụ xây dựng nhà

ở riêng lẻ trên đất nông nghiệp thì chỉ bị xử phạt 01 hành vi chuyển mục đích sửdụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, không xử phạt trên lĩnh vực xây dựng.Quy định này phù hợp với thực tiễn, bởi vì thực chất người vi phạm chỉ có 01hành vi vi phạm

- Tăng mức phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu tạm dừng, cụthể:

Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã kế thừa quy định của Nghị định139/2017/NĐ-CP về việc xử phạt hành vi đã lập biên bản vi phạm hành chính

mà tổ chức, cá nhân tiếp tục vi phạm, tuy nhiên đã bổ sung quy định việc tiếptục vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đồngthời tăng mức phạt

- Thay đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả Buộcthực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc côngkhai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi không điều chỉnh gia hạn,công khai giấy phép xây dựng

Trang 26

Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã sửa đổi biện pháp “Buộc tháo dỡ” thành

“Buộc phá dỡ” công trình, phần công trình xây dựng vi phạm Quy định này phùhợp với Điều 118 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 và phù hợp với thực tếcưỡng chế công trình xây dựng, không thể tháo dỡ mà phải phá dỡ công trình viphạm

- Bổ sung hành vi được xác định là sai phép, cụ thể:

Nghị định 16/2022/NĐ-CP bổ sung khoản 17 Điều 16: “Trường hợp xâydựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợpphải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không

bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.”

- Sửa đổi quy định về trường hợp đang thi công phải xin phép xây dựng, cụthể:

Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ quy định đối với trường hợp xây dựng saiphép, không phép, xây dựng không đúng thiết kế mà đang thi công xây dựng thì

bị lập biên bản vi phạm hành chính, dừng thi công và cho 60 ngày đề cá nhân, tổchức vi phạm làm thủ tục giấy phép xây dựng Quy định này gây nhiều khó khăncho người có thẩm quyền xử phạt cũng như người vi phạm, bởi vì có nhiều côngtrình không đủ điều kiện để xin giấy phép xây dựng nhưng vẫn phải để 60 ngày

để làm thủ tục, dẫn đến người vi phạm tiếp tục vi phạm, khó xử lý cưỡng chếsau này

Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể chỉ những trường hợp đủđiều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điềuchỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì mới cho thời hạn 90 ngày hoặc 30ngày để làm thủ tục xin phép

- Thẩm quyền lập biên bản lĩnh vực xây dựng, cụ thể:

Về cơ bản Nghị định 16/2022/NĐ-CP kế thừa Nghị định 139/2017/NĐ-CP

về những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, tuy nhiên Nghịđịnh 16/2022/NĐ-CP đã bỏ quy định viên chức thuộc UBND các cấp được lập

Trang 27

biên bản vi phạm hành chính, chỉ quy định “Công chức thuộc Ủy ban nhân dâncác cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựngquy định tại Nghị định này” có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.e) Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chínhphủ Ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thịvăn minh (9 tiêu chí).

Điều 5 Tiêu chí đánh giá và điều kiện xét công nhận phường, thị trấn đạtchuẩn đô thị văn minh

1 Tiêu chí đánh giá gồm:

a) Tiêu chí 1: Quy hoạch đô thị;

b) Tiêu chí 2: Giao thông đô thị;

c) Tiêu chí 3: Môi trường và an toàn thực phẩm đô thị;

d) Tiêu chí 4: An ninh, trật tự xây dựng đô thị;

đ) Tiêu chí 5: Thông tin, truyền thông đô thị;

e) Tiêu chí 6: Việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo ở đô thị;

g) Tiêu chí 7: Văn hóa, thể thao đô thị;

h) Tiêu chí 8: Y tế, giáo dục đô thị;

i) Tiêu chí 9: Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị.g) Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướngdẫn về cấp giấy phép xây dựng

Điều 2 Quản lý trật tự xây dựng

1 Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng:

Việc quản lý trật tự xây dựng căn cứ vào nội dung được quy định tronggiấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định của pháp luật có liên quan

2 Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng:

a) Việc quản lý trật tự xây dựng căn cứ vào quy hoạch xây dựng đượcduyệt và các quy định của pháp luật có liên quan Đối với khu vực chưa có quyhoạch xây dựng được duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp có trách

Trang 28

nhiệm ban hành Quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc để làm cơ sở cấp giấyphép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng;

b) Nội dung quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình được miễn giấyphép xây dựng là kiểm tra sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếucó) hoặc Quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc Đối với trường hợp thiết kếxây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì nội dungquản lý xây dựng là kiểm tra sự tuân thủ thiết kế đã được thẩm định và các quyđịnh của pháp luật có liên quan

1.2.2 Hệ thống văn bản pháp quy cấp Tỉnh/ Thành phố

1.2.2.1 Quyết định về cấp GPXD

Ngày 20/6/2017, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số26/2017/QĐ-UBND Quy định một số nộı dung về Cấp gıấy phép xây dựng trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Những nội dung chính như sau:

Trang 29

c) Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trìnhxây dựng theo tuyến nằm trên địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên;công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) dọc các tuyến, trục đường phố chính trong đô thịtheo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; công trình theo quy định phảilập dự án đầu tư xây dựng và các công trình khác do Ủy ban nhân dân thành phốphân cấp.

2 Phân cấp cho các Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Namthành phố, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, BanQuản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc thành phố; Ban Quản lý cácKhu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu Côngnghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (đã xác định nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnhvực quản lý xây dựng trong Quy chế tổ chức và hoạt động được cấp có thẩmquyền ban hành) được cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình trongphạm vi ranh đất được giao quản lý (trừ nhà ở riêng lẻ; công trình cấp đặc biệt;công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đãđược xếp hạng; các công trình tín ngưỡng, tôn giáo; công trình quảng cáo; côngtrình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động)

3 Ủy ban nhân dân quận, huyện: tổ chức thực hiện cấp Giấy phép xâydựng theo thẩm quyền đã được quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựngnăm 2014, bao gồm: nhà ở riêng lẻ; công trình tín ngưỡng, quảng cáo, hạ tầng

kỹ thuật viễn thông thụ động (trừ các trường hợp được miễn Giấy phép xâydựng theo quy định của pháp luật về viễn thông) và các công trình còn lại thuộcphạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ các công trình đã được Ủy bannhân dân thành phố phân cấp cho Sở Xây dựng và Ban Quản lý các khu chứcnăng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này)

4 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩmquyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy phép xây dựng do mình cấp

Trang 30

b) Về sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác cấp Giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 5 của Quyết định

1 Các cơ quan thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng tại Điều 4 Quyết địnhnày có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép xây dựng theo đúngquy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này; niêm yết công khai quy trình, thủtục cấp Giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ; báo cáo định kỳ (tháng, quý,

6 tháng, năm) về công tác cấp Giấy phép xây dựng về Sở Xây dựng và CụcThống kê thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và BộXây dựng

2 Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp,trả lời và cung cấp đầy đủ các thông tin trong thời hạn 12 ngày kể từ khi nhậnđược yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng

5 Sở Xây dựng:

a) Triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này đến các cơ quan cóthẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tổ chức kiểm tra,thanh tra định kỳ hoặc đột xuất công tác cấp Giấy phép xây dựng tại các cơ quan

có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố

b) Tổng hợp, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết đối vớinhững trường hợp vượt thẩm quyền; hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân thànhphố kiến nghị các Bộ, ngành trung ương hướng dẫn giải quyết những khó khănvướng mắc

6 Ủy ban nhân dân quận, huyện:

a) Công bố công khai theo quy định các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ1/2000, quy hoạch chỉ giới đường đỏ của đường và hẻm; các Quy chế quản lýquy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền phê duyệt

b) Cập nhật trên bản đồ địa chính, phối hợp với các cơ quan chức năng tổchức xác định, cắm mốc giới ngoài thực địa các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ

Trang 31

1/2000; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; hành lang bảo vệ các công trình

hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật làm cơ sở để cấp Giấy phép xâydựng theo quy định

7 Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn:

a) Thẩm tra, xác nhận đối với nhà ở riêng lẻ trên đất nông nghiệp xen kẽtrong khu dân cư về thời điểm xây dựng nhà ở; tình trạng tranh chấp, khiếu nại(nếu có) Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quy định này để vụ lợi; xác nhậnkhông đúng đối tượng, không đúng thời điểm xây dựng; mua gom đất nôngnghiệp, phân lô bán nền, xây dựng thêm công trình trên đất nông nghiệp Chủtịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn chịu trách nhiệm về việc đảm bảogiải quyết đúng đối tượng, đúng quy định tại Quyết định này

b) Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn tiếp nhận văn bản thông báo ngàykhởi công xây dựng công trình, nội dung sửa chữa cải tạo của chủ đầu tư (đốivới công trình sửa chữa cải tạo được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định tạiĐiều 89 Luật Xây dựng năm 2014); tổ chức kiểm tra và xử lý công trình xâydựng không có Giấy phép xây dựng trên địa bàn do mình quản lý Phát hiện,đình chỉ để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xây dựng theo quy định củapháp luật

1.2.2.2 Quyết định về quy chế phốı hợp quản lý trật tự xây dựng

Ngày 02/12/2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số30/2019/QĐ-UBND về Ban hành quy chế phốı hợp quản lý trật tự xây dựng trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Về nguyên tắc phối hợp; trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp chặt chẽ với ĐộiThanh tra địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý trật tự xâydựng trên địa bàn

Trang 32

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền do Đội Thanh tra địa bànhoặc Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợpvượt quá thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và thuộcthẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Về trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp xã

1 Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền được phân công.b) Chủ trì, phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn, các phòng, ban chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địaphương thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về xây dựng, vậnđộng và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của pháp luật vềtrật tự xây dựng trên địa bàn

c) Chỉ đạo, điều hành trực tiếp công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật

tự xây dựng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng,kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định và theothẩm quyền được phân công

d) Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kịp thời chuyển

hồ sơ và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý đối với cáctrường hợp vượt thẩm quyền; tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạmhành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính theo thẩm quyền và theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện

đ) Thường xuyên theo dõi, giám sát việc ngừng thi công xây dựng côngtrình vi phạm Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công thì áp dụng cácbiện pháp hành chính thực hiện cưỡng chế buộc ngừng thi công xây dựng côngtrình theo quy định; tránh trường hợp công trình vi phạm đang bị xử lý mà tiếptục thi công, hoàn thiện và đưa vào sử dụng; thực hiện các biện pháp ngăn chặn

Trang 33

không để người dân vào ở khi công trình vi phạm đang bị xử lý theo đề nghị của

cơ quan có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính

e) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, hồ sơ viphạm theo đề nghị của Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện đểphục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cử cán

bộ tham gia phối hợp khi có yêu cầu

g) Thường xuyên rà soát, thẩm định, xác nhận nhu cầu nhà ở thực tế củangười dân địa phương, đồng thời có đánh giá việc sử dụng đất của các đối tượng

từ địa phương khác

h) Tổ chức cắm ranh, mốc, biển cấm xây dựng tại khu vực không đượcphép xây dựng, đồng thời cung cấp thông tin cho người dân về các khu vựcđược phép xây dựng; công khai thủ tục hành chính theo quy định pháp luật.i) Thống kê, thực hiện công tác báo cáo về tình hình quản lý trật tự xâydựng trên địa bàn định kỳ hoặc đột xuất theo quy định

2 Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện về tình hình quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trênđịa bàn theo thẩm quyền được phân công

b) Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm

vụ tại Khoản 1 Điều này

c) Kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; thực hiệnthẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chínhnăm 2012 và các quy định khác có liên quan; ban hành và tổ chức thi hành cácquyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp xã và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện

d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt vi phạm hành chínhtrong trường hợp vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặctham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành

Trang 34

phố xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt thẩm quyền của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp huyện

đ) Xử lý hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xử

lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chứctrách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng

e) Chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động xây dựng trên đất khôngđược phép xây dựng theo quy định pháp luật Trong trường hợp phát sinh viphạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo công chức địa chính - xây dựng

- đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn), công chức địa chính - nôngnghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) chủ trì, phối hợp với Đội Thanhtra địa bàn và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, lập hồ sơ xử phạt vi phạmtheo quy định pháp luật (tại quy chế này gọi tắt là công chức địa chính cấp xã).g) Khi phát hiện công trình xây dựng vi phạm thuộc trách nhiệm kiểm tra,

xử lý của Đội Thanh tra địa bàn mà Đội Thanh tra địa bàn buông lỏng, khôngkịp thời xử lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Chánh Thanh tra

Sở Xây dựng đề kịp thời chỉ đạo xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng và đềnghị kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan theo quyđịnh

Trang 35

luôn dành sự quan tâm và nhấn mạnh phải kịp thời ban hành các văn bản phápluật tạo cơ sở pháp lý vững chắc đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triểnkinh tế - xã hội.

Trong những năm qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xâydựng nói chung, quản lý xây dựng đô thị nói riêng đã được ban hành đáp ứngyêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch

Quản lý nhà nước về TTXD theo QHXD bao gồm những nội dung chínhsau đây:

Thứ nhất, Công bố Quy hoạch xây dựng: Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngàyquy hoạch được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, toàn bộ nộidung của quy hoạch phải được công bố công khai, trừ những nội dung liên quanđến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố quy hoạch tổng thể quốc gia, quyhoạch vùng; Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quy hoạch khônggian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Bộ, cơ quan ngang Bộ tổchức công bố quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền tổ chức lập; Ủy bannhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch tỉnh

Thứ hai, Hình thức công bố công khai QHXD: Tùy theo loại QHXD,người có thẩm quyền công bố QHXD quyết định các hình thức công bố, côngkhai QHXD như sau:

- Hội nghị công bố QHXD có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan

có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện nhân dân trong vùng quyhoạch, các cơ quan thông tấn báo chí;

- Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô hìnhtại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý QHXD các cấp, UBND cấp xã đối vớiquy hoạch chi tiết xây dựng;

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Trang 36

- Bản đồ QHXD, quy định về quản lý QHXD có thể in ấn để phát hànhrộng rãi.

Thứ ba, Cắm mốc giới ngoài thực địa: Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể

từ ngày QHXD được công bố, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chứccắm mốc giới ngoài thực địa trên địa giới hành chính do mình quản lý

Thứ tư, Cung cấp thông tin về QHXD: Thông tin về quy hoạch đã đượcquyết định hoặc phê duyệt phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho

cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu, trừ những nội dung liên quan đến bímật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; Ủy bannhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch thuộc thẩmquyền

Thứ năm, Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về QHXD: Tất cả cáctrường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về QHXD và các quy định khác củapháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp cáchành vi vi phạm pháp luật về xây dựng gây thiệt hại thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật

1.3.3 Quản lý nhà nước về xây dựng theo giấy phép

Giấy phép xây dựng “là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

- Đối với công trình được cấp GPXD: việc quản lý TTXD căn cứ nội dungđược quy định trong GPXD đã được cấp và các quy định của pháp luật có liênquan

- Đối với công trình được miễn GPXD : (1) việc quản lý TTXD căn cứ vàoQHXD được duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan Đối với khu vựcchưa có QHXD được duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp có tráchnhiệm ban hành Quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc để làm cơ sở cấpGPXD và quản lý TTXD; (2) nội dung quản lý TTXD đối với các công trình

Trang 37

được miễn GPXD là kiểm tra sự tuân thủ QHXD, thiết kế đô thị (nếu có) hoặcQuy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc Đối với trường hợp thiết kế xây dựng

đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì nội dung quản lý xâydựng là kiểm tra sự tuân thủ thiết kế đã được thẩm định và các quy định củapháp luật có liên quan

1.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng

Các cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp phép xây dựng phải thực hiện cácbiện pháp cần thiết khi nhận được thông báo cơ quan có thẩm quyền xử lý viphạm đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phéphoặc không đúng với GPXD được cấp

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp GPXD có quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáohành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp GPXD

* Xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng

Tất cả các hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo mộthoặc các hình thức sau đây:

- Ngừng thi công xây dựng công trình

- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cungcấp điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm

- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm

- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng Trường hợp viphạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự

* Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Thanh tra viên, Chủ tịch UBND cấp xã

Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạmthuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xâydựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý theo thẩm quyền được phân cấp

Trang 38

Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyếtđịnh cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện vàChánh Thanh tra Sở Xây dựng.

Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tựxây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã, xử lý cán bộ làm côngtác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịchUBND cấp huyện

* Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch UBND cấp huyện

Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm doUBND cấp huyện cấp GPXD hoặc Sở Xây dựng cấp GPXD mà công trình xâydựng đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng

Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ nhữngcông trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện vàcủa Chánh thanh tra Sở Xây dựng

Xử lý Chủ tịch UBND cấp xã và những cán bộ dưới quyền được phân côngquản lý TTXD đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túngbao che cho hành vi vi phạm

* Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tìnhtrạng vi phạm TTXD đô thị trên địa bàn

Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch UBND cấp huyện và nhữngcán bộ dưới quyền được phân công quản lý TTXD đô thị để xảy ra vi phạm,không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm

* Thẩm quyền xử lý vi phạm TTXD đô thị của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng

Trang 39

Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chếphá dỡ công trình vi phạm TTXD đối với những công trình do Sở Xây dựnghoặc UBND cấp huyện cấp GPXD trong trường hợp UBND cấp huyện buônglỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời.

Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý Chủ tịch UBND cấp huyện, các

tổ chức cá nhân được phân công quản lý TTXD đô thị để xảy ra vi phạm

* Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng:

- Đình chỉ thi công xây dựng:

- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm:

* Phương án phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị

- Việc phá dỡ công trình phải có phương án nhằm bảo đảm an toàn trongquá trình phá dỡ Trường hợp bị cưỡng chế phá dỡ thì người có thẩm quyền banhành quyết định cưỡng chế phá dỡ chỉ định tổ chức tư vấn lập phương án phá

dỡ, chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí lập phương án phá dỡ

- Những trường hợp không phải phê duyệt phương án phá dỡ:

* Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đô thị

Nguyên tắc xử phạt hành chính về trật tự xây dựng đô thị

Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩmquyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bịđình chỉ ngay Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời,công minh, triệt để Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắcphục theo đúng quy định của pháp luật

- Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theođúng quy định của pháp luật

Trang 40

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạmhành chính do pháp luật quy định.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần Tổ chức, cá nhân

có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử lý từng hành vi vi phạm Nhiều tổchức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức, cánhân đều bị xử phạt

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ viphạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyếtđịnh hình thức, biện pháp xử lý thích đáng

- Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thếcần thiết, sự kiện bất khả kháng, vi phạm hành chính khi đang mắc bệnh tâmthần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiểnhành vi của mình

* Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

- Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt tương ứng với hành vi viphạm

- Các hình thức xử phạt bổ sung:

+ Thu hồi, tước quyền sử dụng GPXD, Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, chứng chỉ hành nghề

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

- Các biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạmhành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

do hành vi vi phạm hành chính gây ra

+ Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy địnhcủa pháp luật [8,tr.19]

Ngày đăng: 22/07/2024, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[8]. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng [9]. UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Quyết định số 26/2017/QĐ-UBNDquy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng"[9]. UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2017), "Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND
Tác giả: Bộ Xây dựng (2016), Thông tư hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng [9]. UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2017
[1]. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH11, sửa đổi năm 2020 Khác
[5]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng năm 2014 Khác
[6]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 Khác
[7]. Chính phủ (2022), Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định về xả phạt vi phạm hành chính về xây dựng Khác
[10].UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND Ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Khác
[11].Nguyễn Ngọc Duẩn (2019), Luận văn Thạc sĩ: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Khác
[12].Nguyễn Di Khang (2017), Luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Vị trí Phường 14, quận 4 Thành phố HCM - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.1 Vị trí Phường 14, quận 4 Thành phố HCM (Trang 49)
Hình 2.2. Lịch sử khu vực Quận 4 từ năm 1968 - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.2. Lịch sử khu vực Quận 4 từ năm 1968 (Trang 50)
Hình 2.1.  Sơ đồ cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân phường 14, quận 4 - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân phường 14, quận 4 (Trang 51)
Hình 2.2.  Sơ đồ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.2. Sơ đồ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” (Trang 51)
Hình 2.3. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.3. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (Trang 53)
Hình 2.4. Bản đồ quy hoạch giao thông - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.4. Bản đồ quy hoạch giao thông (Trang 54)
Hình 2.5. Quy hoạch giao thông Quận 4. - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.5. Quy hoạch giao thông Quận 4 (Trang 57)
Hình 2.6. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Quận 4 đến năm 2020 - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Hình 2.6. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Quận 4 đến năm 2020 (Trang 58)
Bảng 2.2: Thực trạng công tác cấp phép xây dựng từ năm 2016 – 2019 - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2 Thực trạng công tác cấp phép xây dựng từ năm 2016 – 2019 (Trang 62)
Bảng 2.3: Thực trạng công tác quản lý, xử lý vi phạm TTXD  từ năm - hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường 14 quận 4 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3 Thực trạng công tác quản lý, xử lý vi phạm TTXD từ năm (Trang 65)
w