Các quy định mới về cấp thị thực nhập cảnh và yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính cho sinh viên quốc tế đã được thực hiện, thêm vào đó, việc gia tăng số lượng các khóa học bằng tiếng
Trang 1NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN
BÀI THU HOẠCH MÔN:GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
LỚP: K5.2023.TC.NVSP GIẢNG VIÊN
Họ và tên : Thái Ngọc Thịnh
Ngày sinh : 24/07/1999
Nơi sinh: Cần Thơ
STT: 174
Trang 2
Đề tài: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam:
Anh (chị) hãy trình bày các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới
Bài làm Các xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới
1 Quốc tế hóa
Bên cạnh nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, giảng dạy và đổi mới, sự quốc tế hóa trong giáo dục ngày càng được xem là phương tiện để phát triển tầm nhìn
và ảnh hưởng của cơ sở đào tạo và của quốc gia Báo cáo của Hội đồng Anh
về các chính sách quốc gia liên quan đến sự tham gia quốc tế vào giáo dục đại học cho thấy, số lượng các quốc gia cam kết vào sự quốc tế hóa trong giáo dục đại học gia tăng Ví dụ, 23 trong số 26 quốc gia được nghiên cứu hiện đang có các chính sách hiệu quả nhằm thúc đẩy các chương trình du học; trao đổi học tập của sinh viên Các quốc gia được đánh giá là cởi mở nhất trong các chính sách ủng hộ việc trao đổi và quốc tế hóa là Australia, Đức, Anh, Malaysia và Trung Quốc Một số quốc gia khác, như Pháp cũng đang thúc đẩy xu hướng đó Năm 2013, các trường đại học tổng hợp, các trường đào tạo
kỹ sư và các trung tâm nghiên cứu (như CNRS) đã hợp nhau lại thành các cụm nghiên cứu với các chính sách nghiên cứu, điều phối và đào tạo được quyết định ở phạm vi khu vực chứ không phải ở phạm vi cơ sở đào tạo (được gọi là COMUE) Các quy định mới về cấp thị thực nhập cảnh và yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính cho sinh viên quốc tế đã được thực hiện, thêm vào đó, việc gia tăng số lượng các khóa học bằng tiếng Anh và các lớp học tiếng Pháp cho sinh viên quốc tế không thuộc khối Pháp ngữ là một phần của
sự quốc tế hóa này Giáo dục xuyên quốc gia (Transnational education, TNE)
là một phần của sự quốc tế hóa trong giáo dục đại học
Giáo dục xuyên quốc gia được hiểu là sự cung cấp giáo dục mà “người học
ở một quốc gia khác với quốc gia đặt cơ sở giáo dục”, có thể gọi là xuất khẩu giáo dục
Trên bình diện toàn cầu, một cuộc khảo sát năm 2011 về các chương trình liên kết và cấp bằng quốc tế đã làm sáng tỏ mức độ phổ biến của chúng Phần lớn các chương trình đều ở trình độ thạc sĩ (53%), ngoại trừ Úc phần lớn ở trình độ tiến sĩ và ở Mỹ phần lớn là các khóa đào tạo đại học Các lĩnh vực phổ biến nhất là kinh doanh, quản lý và kỹ thuật Các cơ sở đào tạo của Pháp, Đức và Ý có xu hướng đưa ra các chương trình liên kết và chương trình song bằng từ những năm 1990, trong khi Anh và Úc bắt đầu gần đây hơn Hình thức mở các chi nhánh đại học quốc tế vẫn đang phát triển rộng rãi Có khoảng 200 chi nhánh đại học trên toàn thế giới, phục vụ khoảng 120 000 sinh viên Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là quốc gia chủ nhà phổ biến nhất với 37 chi nhánh đại học và Hoa Kỳ là nguồn cung cấp phổ biến nhất với
Trang 378 chi nhánh đại học trên toàn thế giới Úc là một trong những nước có các chi nhánh đại học hiện diện ở bất kỳ quốc gia nào Khoảng một phần tư các trường đại học của Úc được đặt ngoài nước Úc Các đối tác hàng đầu của Úc
là Trung Quốc, Singapore và Indonexia
2 Hợp tác nghiên cứu
Theo Số liệu của Scopus và Thomson Reuters, tổng số bài báo nghiên cứu toàn cầu chỉ tập trung vào một số ít các quốc gia: trong thời gian từ 1996
-2010, chỉ có 5 quốc gia chiếm hơn một nửa tổng số (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Nhật và Đức) và 15 quốc gia chiếm hơn ba phần tư tổng số
Hợp tác quốc tế về nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, tỉ
lệ trung bình hiện nay khoảng 45% ở Anh, 30% ở Mỹ, 15% ở Trung Quốc, 45
- 50% ở Đức và Hà Lan, và cao nhất 65% ở Thụy Sĩ Năm 2010, các quốc gia hàng đầu về xuất bản các bài báo nghiên cứu học thuật thông qua hợp tác quốc tế là Mỹ (143.000), Anh (62.000), Đức (58.000), Trung Quốc (47.000), Pháp (44.000), Canada (35.000) và Ý (30.000) Có mối tương quan chặt chẽ giữa tỉ lệ hợp tác nghiên cứu quốc tế và trích dẫn tài liệu Mặc dù đó không phải là mối quan hệ nhân quả, nhưng mối liên hệ này là tích cực và có ý nghĩa thống kê (năm 2010, 80% sự thay đổi trong chỉ số trích dẫn tài liệu được lí giải bởi tỉ lệ hợp tác nghiên cứu quốc tế)
3 Xu hướng di chuyển trong sinh viên
Số lượng sinh viên lựa chọn học tập tại một trường đại học ở nước ngoài đã tăng mạnh trong những thập kỷ gần đây, tăng gần gấp bốn lần từ 1,3 triệu vào năm 1990 lên 5 triệu vào năm 2014 Báo cáo về xu hướng năm 2015 nhấn mạnh, sự di chuyển toàn cầu trong sinh viên đã thay đổi đáng kể từ hơn một thập kỷ qua, từ chỗ sinh viên di chuyển theo một hướng duy nhất từ đông sang tây sang một trào lưu di chuyển đa hướng và bao gồm cả việc gửi đi và đón tiếp ở các quốc gia phi truyền thống 6% sinh viên đại học thuộc khối các quốc gia OECD là quốc tế, tỉ lệ này có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia Hơn một phần năm (21,1%) sinh viên ở Anh là sinh viên quốc tế - nhiều hơn bất kỳ quốc gia lớn nào khác, tiếp đến là Úc với 20,7%, so với 8% ở Đức và 5% ở Hoa Kỳ
Các con số đã khẳng định sự gia tăng của một xu hướng mới trong di chuyển của sinh viên, đó là xu hướng du học gần nhà Ở Mỹ La tinh, tỉ lệ sinh viên du học trong khu vực tăng từ 11% năm 1999 lên 23% năm 2007, trong khi tỉ lệ sinh viên Đông Á lựa chọn du học tại các nước ASEAN tăng từ 26% lên 42% trong cùng thời gian đó Không dưới 91% sinh viên quốc tế tại Nhật Bản đến từ châu Á
4 Tập trung vào đảm bảo chất lượng
Trong thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã nhấn mạnh việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, tăng trưởng mạnh về số lượng các trường đại học và chương trình đào tạo Tỉ lệ nhập học đại học toàn cầu (tỉ lệ dân số trong độ
Trang 4tuổi sinh viên tại trường đại học) tăng từ 14% lên 32% trong hai thập kỷ tính đến năm 2012
Sự đại chúng hóa nhanh chóng này đã tạo ra một động thái ở nhiều nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học Ở Nam Á và châu Mỹ La tinh nói riêng, rất ít trường đại học xuất hiện trong các bảng xếp hạng quốc tế, thiếu giảng viên có trình độ, phương pháp giảng dạy và kiểm soát chất lượng thường lạc hậu Mục tiêu cung cấp giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao thông qua một hệ thống giáo dục đại học được quốc tế công nhận để đào tạo
ra những sinh viên tốt nghiệp được trang bị các kỹ năng theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng địa phương và khu vực là trọng tâm của tất cả các cải cách giáo dục quốc gia Nhưng cách thức mà các quốc gia nhắm đến để đạt được mục tiêu đó rất khác nhau
Chúng ta sẽ tìm hiểu 2 ví dụ cụ thể về các chương trình cải tổ giáo dục đại học gần đây của Ecuador và Ấn Độ Trong khi Ecuador tập trung vào việc đo lường và đánh giá kết quả học tập của sinh viên thì Bộ Giáo dục Ấn Độ lại lựa chọn nâng cấp cơ sở hạ tầng giáo dục đại học Thực thi chính thức vào năm 2010, 71 trường đại học của Ecuador phục vụ 600 000 sinh viên trong nước được đánh giá và xếp hạng, trong số đó 14 cơ sở bị yêu cầu đóng cửa,
26 trường khác cần được cải thiện nhiều Các cuộc cải tổ bao gồm một bài kiểm tra năng lực tuyển sinh đối với các trường đại học công lập - lần đầu tiên
ở Ecuador - và yêu cầu đối với giảng viên là phải có ít nhất trình độ thạc sĩ và
ưu tiên trình độ tiến sĩ Để cải thiện chất lượng giảng dạy, học bổng chính phủ được cấp cho nghiên cứu sau đại học ở nước ngoài với 3000 học bổng được trao vào năm 2012 Kể từ khi bắt đầu cải cách giáo dục, xếp hạng giáo dục đại học của Ecuador trong bảng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu trên Diễn đàn Kinh tế thế giới đã cải thiện đáng kể, từ 93-108 năm 2012 đến 73 năm
2016 - 2017
Tỉ lệ nhập học đại học ở Ấn Độ tăng rất cao trong thập kỷ vừa qua, gấp hai lần từ 14 triệu năm 2007 lên 28 triệu năm 2013 Ấn Độ được dự báo là nước
có dân số trong độ tuổi sinh viên lớn nhất thế giới vào năm 2025, khoảng 119 triệu Kiểm soát chất lượng giáo dục đại học ở Ấn Độ đi sau so với việc mở rộng các tổ chức giáo dục đại học Kế hoạch năm năm lần thứ mười hai của chính phủ Ấn Độ, được đưa ra vào năm 2012, nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào sự hiệu quả trong giảng dạy và nghiên cứu để cải thiện chất lượng sinh viên tốt nghiệp và chất lượng nghiên cứu trong các trường đại học Một phần trong kế hoạch này là một cơ quan đảm bảo chất lượng với ngân sách 1,5 tỷ USD được công bố vào tháng 2 năm 2016 để tăng cường hệ thống kiểm định, nhân đôi số lượng giảng viên và sẽ chuyển hệ thống kiểm định của Ấn
Độ sang hình thức đánh giá được quốc tế công nhận
5 Áp lực tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
Áp lực của sinh viên lên các trường đại học nhằm giúp họ có việc làm tốt không còn là điều mới mẻ, nó cũng đang trở thành ưu tiên lớn đối với các
Trang 5chính phủ Chính phủ ở nhiều nước trong những năm gần đây đã gây áp lực lên các trường đại học phải có ảnh hưởng và đáp ứng nhu cầu xã hội Điều này ban đầu tập trung vào nghiên cứu ứng dụng và mở rộng quyền học đại học, nhưng gần đây, việc cải thiện cơ hội có công ăn việc làm cũng được bổ sung
Người ta có thể mong đợi các thị trường việc làm có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thấp để nhanh chóng tiếp nhận sinh viên mới tốt nghiệp Nhưng ở nhiều nước đang phát triển, một sự thật ngược lại là: nhà tuyển dụng nghi ngờ về mức độ sẵn sàng cho công việc của sinh viên tốt nghiệp, kết quả
là mức thất nghiệp cao Ví dụ, ở Ấn Độ, một cuộc khảo sát của các nhà tuyển dụng cho thấy chỉ có 7% sinh viên tốt nghiệp kỹ sư (một lĩnh vực có triển vọng việc làm cao) là sẵn sàng đối với công việc Các kỹ năng đặc biệt thiếu bao gồm kỹ năng tiếng Anh và khả năng áp dụng các vấn đề lý luận vào thực tiễn Một nghiên cứu quy mô của Hội đồng Anh về việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học ở châu Phi cho thấy “các nhà tuyển dụng trong khu vực phàn nàn về việc sinh viên thiếu kiến thức cơ bản, các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng
có thể chuyển giao’’ Chất lượng giảng dạy không đồng đều và kém là hậu quả của đội ngũ nhân viên kém chất lượng, quy mô lớp học lớn và phương pháp giảng dạy lỗi thời Đáp lại mối quan tâm này, hai bảng xếp hạng đại học tập trung vào việc làm đã xuất hiện Thời báo Giáo dục Đại học (The Times Higher Education, THE) hiện công bố một bảng xếp hạng dựa trên việc khảo sát các nhà tuyển dụng trong khi QS đã xây dựng một bảng xếp hạng việc làm dựa trên năm tiêu chí: danh tiếng của nhà tuyển dụng, kết quả của cựu sinh viên, các đối tác tuyển dụng, mối quan hệ giữa sinh viên và nhà tuyển dụng và
tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm Hai phương pháp này đưa ra một danh sách các trường đứng đầu có mối tương quan mạnh mẽ với các bảng xếp hạng đại học tổng thể (Stanford, MIT, Oxford, Princeton và Cambridge nằm trong top 10 của bảng) Đứng đầu về mục tiêu việc làm bao gồm Đại học Thanh Hoa (thứ 3 trong xếp hạng QS), Đại học Sydney (thứ 4 trong xếp hạng QS), Trường Đại học Bách Khoa Paris (thứ 6 trong xếp hạng QS) và Đại học Kỹ thuật Munich (thứ 9 trong Thời báo Giáo dục đại học)
6 Số hóa trong giáo dục đại học
Sự xuất hiện các khóa học mở trực tuyến đại chúng (MOOCs) vào năm
2012, đã đem lại sự chú ý đến học tập điện tử trong giáo dục đại học Số hóa trong học tập và giảng dạy đại học luôn là vấn đề được quan tâm trong các chương trình nghị sự chính sách ở cả cấp độ châu Âu, cấp độ quốc gia và các
tổ chức giáo dục đại học Năm 2015, các bộ trưởng giáo dục đại học ở Khu vực châu Âu đã kêu gọi khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức giáo dục đại học khai thác triệt để lợi ích của công nghệ số trong học tập và giảng dạy Cho đến nay, các hành động cụ thể hơn của tiến trình Bologna về việc học tập kỹ thuật số vẫn đang được phát triển Báo cáo triển khai tiến trình Bologna 2018 lần thứ nhất đã theo dõi sự phát triển của học tập kỹ thuật số: Trong số 50 hệ
Trang 6thống giáo dục đại học được điều tra, 38 hệ thống đã có chiến lược hoặc chính sách về việc sử dụng công nghệ số trong học tập và giảng dạy Dạy học kết hợp (Blended learning) cũng được xác nhận là phổ biến nhất trên khắp khu vực giáo dục đại học châu Âu: Mặc dù dạy học trực tuyến toàn phần mới được cung cấp ở 18 quốc gia, 39 quốc gia cho biết một số tổ chức giáo dục đại học của họ cung cấp các chương trình dạy học kết hợp
Kết quả thu được từ khảo sát về các xu hướng năm 2018 cho thấy sự hiện diện của học tập kỹ thuật số đã được củng cố tại các tổ chức giáo dục đại học trong những năm gần đây Các tổ chức này đã khẳng định mức độ chấp nhận cao đối với việc học kỹ thuật số nói chung (93%), sử dụng nó một cách chiến lược (87%), tích hợp vào các chiến lược của tổ chức (85%) và tăng cường sử dụng trong giảng dạy thường xuyên (87%) 93% công nhận học tập kỹ thuật
số được sử dụng để đổi mới việc học và dạy Tất cả các quốc gia, các tổ chức đều có xu hướng nhìn nhận đổi mới trong học tập và giảng dạy liên quan chặt chẽ với học tập điện tử và số hóa Trong số các ví dụ về đổi mới học tập và giảng dạy, học tập điện tử và các biện pháp kỹ thuật số khác (học tập kết hợp, học tập mã nguồn mở MOOCs, sử dụng các nền tảng họ tập điện tử, v.v.) được nhắc đến nhiều nhất
Có thể thấy, ngày nay, sự phát triển của giáo dục đại học trên thế giới chịu ảnh hưởng của quá trình vận động kinh tế - xã hội cũng như xu thế toàn cầu hóa Mặc dù mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tuy nhiên các trường đại học tại mỗi quốc gia khác nhau đều đứng trước những thách thức và cơ hội cơ bản theo các xu hướng nêu trên Việc tổng hợp các xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới giúp các trường đại học có những kế hoạch thực hiện thay đổi phù hợp với yêu cầu của sự phát kinh tế - xã hội và xu thế phát triển của thời đại, khẳng định giá trị đối với xã hội, là động lực có ý nghĩa định hướng đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội của mỗi quốc gia Các xu thế trên đây phản ánh những nỗ lực của các trường đại học nhằm đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới Các trường đại học, với tư cách là trung tâm trí tuệ của xã hội, đang
“gồng mình” bước những bước dài để tránh sự tụt hậu so với sự biến đổi của thế giới, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao và ngày càng đa dạng từ nhiều phía Họ đang tái khẳng định ý nghĩa của mình đối với xã hội, trong bối cảnh truyền thông xã hội dựa trên những tiến bộ của công nghệ thông tin đã làm biến đổ sâu sắc cách thức làm việc và giao tiếp của tất cả mọi người
Để đưa ra được những giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới ta cần nắm rõ thực trạng giáo dục đại học hiện tại cùng với tính cấp thiết đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam:
Xét về mặt lịch sử, tính từ khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra đời (năm 1070), giáo dục đại học Việt Nam đã có bề dày trên cả ngàn năm Sự nghiệp giáo dục đại học hình thành sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) cũng đã
Trang 7trải qua hơn 75 năm phát triển Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác Để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
4-11-2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới giáo dục đại học được tiến hành ở Việt Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, giáo dục đại học Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực
Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam được quy định bởi tình hình phát triển của đất nước và xu thế chung của thế giới Ở trong nước, công cuộc đổi mới đã diễn ra được hơn 35 năm và ngày càng đi vào chiều sâu Yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và sự cần thiết tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhanh chóng góp phần đào tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao Nếu không có sự đổi mới thì dẫn đến nguồn nhân lực kém chất lượng và sẽ là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước
Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực, chủ động hội nhập quốc tế bởi thấy rõ tính khách quan của tiến trình này trong sự phát triển của nhân loại Vì thế, sau khi thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội vào năm
1996, Việt Nam đã từng bước chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực Để có những “công dân toàn cầu”, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực thế giới thì tất yếu phải đổi mới giáo dục đại học theo hướng vừa giữ được những nét đặc thù của giáo dục đại học trong nước, vừa tiệm cận các chuẩn mực chung của giáo dục đại học thế giới Như vậy, nhu cầu phát triển nội tại của Việt Nam đòi hỏi giáo dục đại học phải có sự “chuyển mình” mạnh mẽ
Bên cạnh đó, nhu cầu thay đổi giáo dục đại học còn xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Dưới tác động của cuộc cách mạng này, kiến thức chuyên môn bị lạc hậu rất nhanh, tri thức mới và thông tin khoa học sẽ được tạo ra với cấp số nhân và có thể lưu giữ bằng những phương tiện rất gọn nhẹ Trong môi trường “số hóa”, giáo dục đại học sẽ được thay đổi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của người thầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí “trung tâm” của người học
Do đó, đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục đại học nói riêng là một
xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó Hiện nay, cuộc
Trang 8cạnh tranh giữa các quốc gia thực chất chính là cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ, cho nên, suy cho cùng, đây chính là sự cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố quyết định cơ hội phát triển Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra
Sau hơn 8 năm thực hiện chủ trương đổi mới, giáo dục đại học ở Việt Nam
đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ Trước hết, Việt Nam đã từng bước thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới giáo dục thành chính sách, pháp luật của Nhà nước Cụ thể, trong hai năm 2018 và 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (năm 2018) và Luật Giáo dục (năm 2019) do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đã được Quốc hội thông qua và từng bước đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đổi mới giáo dục đại học Các cơ sở giáo dục đại học được trải rộng khắp các miền đất nước, tạo điều kiện nâng cao tính công bằng trong việc tiếp cận loại hình giáo dục đại học của người dân
Về công tác quản trị, điều hành hệ thống giáo dục đại học, Việt Nam đã từng bước tăng cường quyền tự chủ của các trường đại học Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Năm
2019, giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới (tăng
12 bậc so với năm 2018) Công tác kiểm định và bảo đảm chất lượng ngày càng đi vào nền nếp Tính đến ngày 31-12-2020, có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (chiếm khoảng 55% tổng số các trường đại học trong cả nước), trong đó có 7 trường đại học đã được công nhận bởi các tổ chức, kiểm định quốc tế Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam có
3 trường đại học được xếp trong nhóm 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội); 8 trường đại học của Việt Nam đã được đưa vào danh sách các trường đại học hàng đầu châu Á
Sự thăng tiến về thứ hạng của các trường đại học đi đôi với sự tăng cường
về chất lượng của đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế Nếu như trước đây, việc công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ không bắt buộc phải có bài báo công bố quốc tế thì từ năm 2018, quy chế mới đòi hỏi ứng viên phải có công bố quốc tế nằm trong danh mục các tạp chí có uy tín như ISI hoặc Scopus Năm 2019, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam được công bố trên hệ thống ISI/ Scopus là 12.475 bài, đứng thứ 49 trên thế giới (tăng 2,7 lần so với năm 2015)(1) Tính đến năm 2020, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư trong toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam là 6%, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 22,7%
Trong các trường đại học, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số từng bước được triển khai phục vụ cho công tác dạy và học Năm học
Trang 92020 - 2021, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tất cả các trường đại học đã tiến hành dạy trực tuyến, nhờ đó, việc dạy và học vẫn được bảo đảm chất lượng và kết thúc đúng thời hạn
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn những hạn chế Nhìn chung, giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; phát triển chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ
và chưa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội”(2) Vấn đề đặt ra hiện nay là, những hạn chế, yếu kém phải được nhận thức sâu sắc để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam lên một tầm cao mới
Thứ nhất, các trường đại học ở Việt Nam thường được tổ chức theo hệ thống đại học chuyên ngành, như Đại học Thủy lợi, Đại học Y, Đại học Dược, Đại học Kinh tế tài chính, Đại học Ngoại thương Mặc dù đã bắt đầu
mở đa ngành, nhưng về cơ bản, đây vẫn là đại học chuyên ngành Chương trình giáo dục vẫn “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành và vận dụng kiến thức
Thứ hai, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thiếu sự gắn kết với thị trường lao động Hiện nay, nhiều trường đại học mới chỉ cung cấp những gì mình có, chứ chưa phải những gì xã hội cần Đó là một trong những lý do khiến năm
2020, Việt Nam có 225.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, hoặc chấp nhận làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, gây ra một sự lãng phí rất lớn Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về
“Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp” (bộ tiêu chí để đánh giá
là kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và kỹ năng nghề nghiệp), chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức độ không đạt(3)
Thứ ba, về phương pháp và hình thức dạy học, nhiều trường đại học chưa tiếp cận phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, người thầy vẫn đóng vai trò chủ đạo, người học vẫn rất thụ động và sự tương tác giữa thầy và trò không nhiều Tình trạng “quá tải” về kiến thức và thay đổi giáo trình liên tục cũng là hậu quả của cách dạy thiên về cung cấp kiến thức cụ thể, trong khi những kiến thức này không ngừng được bổ sung Mặc dù trong những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết các trường đại học đã bắt đầu giảng dạy theo chương trình tín chỉ như ở các nước trên thế giới, tuy nhiên, về thực chất vẫn chưa thực sự đổi mới so với phương pháp
Trang 10giảng dạy trước đây, chưa khác nhiều cách dạy ở các cấp giáo dục phổ thông.
Cụ thể là, tính chủ động của sinh viên chưa được phát huy; phương pháp giáo dục, kiểm tra và đánh giá còn lạc hậu, thiếu thực chất; việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc chưa được chú trọng đúng mức Đây là điểm chưa hợp lý, bởi mục tiêu của giáo dục phổ thông và giáo dục đại học là khác nhau Giáo dục phổ thông là trang bị tri thức nền và rèn luyện những phẩm chất cơ bản cho người học Giáo dục đại học là rèn luyện kỹ năng thực hành
và tư duy sáng tạo, là dạy cách học, cách nghiên cứu Do đó, phải nhanh chóng khắc phục tình trạng “thầy đọc, trò chép” ở bậc đại học hiện nay Thứ tư, giáo dục đại học Việt Nam tương đối “khép kín”, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế Ngay
cả trong nước, mặc dù được đặt dưới sự quản lý chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng trên thực tế khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn hạn chế Các trường đại học và các chuyên ngành ít thừa nhận kết quả đào tạo của nhau nên người học gặp nhiều khó khăn khi chuyển trường, chuyển ngành học Việc liên thông kiến thức giữa cơ sở giáo dục đại học trong nước và nước ngoài lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo (trừ các chương trình liên kết quốc tế theo thỏa thuận) Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới chưa công nhận văn bằng, chứng chỉ đại học do Việt Nam đào tạo; do đó, người Việt Nam rất khó khăn khi muốn ra nước ngoài tiếp tục học tập hay định cư, công tác
Thứ năm, dù đã có chuyển biến trong thời gian gần đây nhưng số lượng các công bố quốc tế của các trường đại học ở Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế đã trở thành thước đo quan trọng về chất lượng giáo dục đại học ở các quốc gia Việt Nam hiện có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ, nhưng số lượng công bố quốc tế còn khá hạn chế, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp hơn so với một số nước trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Singapore
Thứ sáu, số lượng các cơ sở đào tạo đại học gia tăng, quy mô tuyển sinh lớn, đa dạng các ngành nghề Tuy nhiên nhiều cơ sở GDĐH chất lượng đào tạo chưa đảm bảo, chưa xây dựng được chuẩn đầu vào, đầu ra, chưa xây dựng được nội dung, chương trình giảng dạy; vẫn còn tình trạng “đem con bỏ chợ”, chạy theo hình thức, hư danh, quảng bá thương hiệu nhà trường sai với thực
tế, đánh lừa tâm lí người học Một số cơ sở GDĐH xuống cấp về cơ sở hạ tầng, thiếu trang thiết bị thực hành; thiếu diện tích mặt bằng, không gian phục
vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, phải thuê mượn, phân tán ở nhiều địa điểm, cơ sở khác nhau Một số trường trong diện quy hoạch phải di rời ra khỏi nội đô nhưng chậm thực hiện, gây những xáo trộn, lo lắng trong tâm lí