1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập thực hành môn giáo dục học trung học

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Thực Hành
Tác giả Nguyễn Ngọc Hân, Phạm Chí Hải, Đoàn Nguyễn Phước Huy, Võ Thị Cẩm An, Huỳnh Ngọc Lài, Trần Tuấn Kiệt, Trần Anh Duy, Phạm Phong Phú, Đinh Hữu Kiệt, Trần Thị Kim Duy, Nguyễn Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Trân
Người hướng dẫn Nguyễn Kim Chuyên
Trường học Trường Tiểu học Việt – Úc
Chuyên ngành Giáo dục học trung học
Thể loại bài tập thực hành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1Daỵ và học ở trường Tiểu học Việt – Úc Hà Nội: Một tiết học Toán lí thú của học sinh lớp 1 Ai cũng nói môn Toán thật là khô khan, nhưng với học sinh của Trường Tiểu-họ

Trang 1

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Môn: Giáo dục học trung học

Giảng viên: Nguyễn Kim Chuyên

GE4075 – FR10

Trang 2

Thành viên:

Trang 3

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1

Daỵ và học ở trường Tiểu học Việt – Úc Hà Nội:

Một tiết học Toán lí thú của học sinh lớp 1

Ai cũng nói môn Toán thật là khô khan, nhưng với học sinh của Trường Tiểu-học Việt-Úc

Hà Nội thì có như vậy không? Chúng ta sẽ cùng đến với một tiết Toán của lớp 1 nhé Với bài Toán

“Số 10”, cô Phan Thị Bích Hồng đã chuẩn bị rất chu đáo: Bộ đồ dùng dạy Toán, các vật thật đủ màu sắc, các trò chơi hấp dẫn… hứa hẹn một tiết học bổ ích, thú vị như một chuyến du lịch khám phá về

sự kì diệu

Hôm đó, các bạn đã được làm quen với

một dạng số mới, đó là số có hai chữ số Trong

tiết học, các bạn đã được thực hành kĩ năng sử

dụng bộ đồ dùng học Toán… rồi lại được tìm

hiểu về vị trí của các số trong dãy số tự nhiên, số

nào đứng trước số nào? Số nào là số lớn nhất có

một chữ số…thông qua trò chơi thú vị “Toa tàu

thông minh” Chỉ trong một tiết học thôi nhưng

các bạn nhỏ lớp 1 đã được học biết bao nhiêu là

điều mới lạ

Tiết học sôi nổi hẳn lên khi cô giáo chuyển sang phần thực hành Ở phần này, các bạn được làm việc với bảng nhóm, một số khác làm bài vào

vở Sau tiếng lắc chuông, các nhóm gắn bài làm của mình trên bảng Gặp lại các bạn Lớp 1A1 sau một học kì, tôi thấy các bạn viết bảng thật đẹp và tác phong cũng chững chạc hẳn lên Bài làm trình bày sạch sẽ, rõ ràng từng bước Một nụ cười rạng

3

Các em giơ tay phát

Trò chơi “Toa tào

Trang 4

rỡ hiện lên trên khuôn mặt của cô giáo Có lẽ, cô cảm thấy thật vui và hạnh phúc khi học trò của mình đã hiểu và làm bài rất tốt

Trang 5

Để thưởng cho các bạn, cô giáo đã tổ chức

một trò chơi nho nhỏ mang tên “Chiếc

nón kì diệu” Học Toán mà vừa học, vừa

chơi, thì còn gì thích thú bằng! Các bạn hào hứng đọc thật to tên trò chơi và giơ tay lên bảng, cùng quay “chiếc nón kì diệu” để tìm câu hỏi của mình Mỗi một câu hỏi, sẽ diễn ra trong vòng 20 giây Phải thật nhanh

và nắm chắc bài mới có thể đưa ra được đáp án đúng Thế mà, khi tiếng chuông báo hết giờ vang lên, các bạn đều đưa ra câu trả lời thật nhanh và chính xác

Tiết học kết thúc mà không khí

trong lớp vẫn còn sôi động Thế nên, ai

bảo môn Toán là khô khan thì chưa phải

đã đúng đâu nhé Vậy là nhờ áp dụng

phương pháp dạy đổi mới, cùng với lòng

say mê yêu nghề, yêu trẻ của cô giáo đã

khiến cho tiết học trở nên hấp dẫn,

phong phú, đầy màu sắc, mà thật khoa

học và rõ ràng Hi vọng sau tiết học này,

các bạn học sinh sẽ thấy môn Toán là

một môn học lí thú và sôi động.

Nguồn: https://vashanoi.edu.vn/

5

Một phút thư giản giữa giờ

Trò chơi chiếc nón kì diệu

Trang 6

Nguyên tắc dạy học:

- Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn: “Hôm đó, các bạn đã được làm quen với một dạng số mới, đó là số có hai chữ số Trong tiết học, các bạn đã được thực hành kĩ năng sử dụng bộ đồ dùng học Toán… rồi lại được tìm hiểu về vị trí của các số trong dãy số tự nhiên, số nào đứng trước số nào? ”…

- Đảm bảo tính xúc cảm của dạy học: “Tiết học kết thúc mà không khí trong lớp vẫn còn sôi động Thế nên, ai bảo môn Toán là khô khan thì chưa phải đã đúng đâu nhé Vậy

là nhờ áp dụng phương pháp dạy đổi mới, cùng với lòng say mê yêu nghề, yêu trẻ của cô giáo đã khiến cho tiết học trở nên hấp dẫn, phong phú, đầy màu sắc, mà thật khoa học và

rõ ràng”

- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và tư duy trừu tượng: “Tiết học sôi nổi hẳn lên khi cô giáo chuyển sang phần thực hành Ở phần này, các bạn được làm việc với bảng nhóm, một số khác làm bài vào vở”, “Số nào là số lớn nhất có một chữ số…thông qua trò chơi thú vị “ Toa tàu thông minh”, “cô giáo đã tổ chức một trò chơi nho nhỏ mang tên “Chiếc nón kì diệu” Học Toán mà vừa học, vừa chơi, thì còn gì thích thú bằng

”…

- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và

vai trò chủ đạo của người giáo viên trong quá trình dạy học: “Ở phần này, các bạn được

làm việc với bảng nhóm, một số khác làm bài vào vở Sau tiếng lắc chuông, các nhóm gắn bài làm của mình trên bảng”, “Các bạn hào hứng đọc thật to tên trò chơi và giơ tay lên bảng, cùng quay “chiếc nón kì diệu” để tìm câu hỏi của mình”, “Với bài Toán “Số 10”,

cô Phan Thị Bích Hồng đã chuẩn bị rất chu đáo: Bộ đồ dùng dạy Toán, các vật thật đủ màu sắc, các trò chơi hấp dẫn… hứa hẹn một tiết học bổ ích, thú vị như một chuyến du lịch khám phá về sự kì diệu”….

Hình thức tổ chức dạy học:

- Hình thức dạy học lên lớp: “Chúng ta sẽ cùng đến với một tiết Toán của lớp 1 nhé Với bài Toán “Số 10”, cô Phan Thị Bích Hồng đã chuẩn bị rất chu đáo: Bộ đồ dùng dạy Toán, các vật thật đủ màu sắc, các trò chơi hấp dẫn…”

- Hình thức trò chơi học tập: “Số nào là số lớn nhất có một chữ số…thông qua trò chơi thú vị “ Toa tàu thông minh” , “ cô giáo đã tổ chức một trò chơi nho nhỏ mang tên

“Chiếc nón kì diệu” Học Toán mà vừa học, vừa chơi, thì còn gì thích thú bằng”

- Hình thức thảo luận nhóm: “Ở phần này, các bạn được làm việc với bảng nhóm, một số khác làm bài vào vở Sau tiếng lắc chuông, các nhóm gắn bài làm của mình trên bảng.”

Phương pháp dạy học:

Trang 7

- Phương pháp trò chơi: “Số nào là số lớn nhất có một chữ số…thông qua trò chơi thú vị “ Toa tàu thông minh” , “cô giáo đã tổ chức một trò chơi nho nhỏ mang tên “Chiếc nón kì diệu” Học Toán mà vừa học, vừa chơi, thì còn gì thích thú bằng”

- Phương pháp làm thí nghiệm thực hành: “Tiết học sôi nổi hẳn lên khi cô giáo

chuyển sang phần thực hành Ở phần này, các bạn được làm việc với bảng nhóm, một số khác làm bài vào vở Sau tiếng lắc chuông, các nhóm gắn bài làm của mình trên bảng.”

7

Trang 8

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2

Cô giáo A - giáo viên chủ nhiệm lớp 1 trường Tiểu học B, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp là một người giáo viên như thế, người đã truyền cảm hứng tới cho nhiều thế hệ học sinh và cả đồng nghiệp của mình “Tự tin, sáng tạo và tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ” là những cảm nhận đầu tiên về cô A Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân và sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp, cô A thực sự là một tấm gương điển hình trong phong trào “Nhà giáo Đồng Tháp tâm huyết, sáng tạo”, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong công việc, cô A là một giáo viên tận tâm và đầy sáng tạo với nghề Cô luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ sư phạm Với nền tảng kiến thức sẵn có, cô tiếp thu rất nhanh những phương pháp dạy học hiện đại Ở mỗi tiết dạy của cô, các đồng nghiệp học hỏi được nhiều điều hay và mới mẻ Cô luôn soạn bài một cách cẩn thận, lồng ghép khéo léo các nội dung kiến thức với những hình ảnh, đoạn phim, trò chơi sinh động, hấp dẫn Nhờ vận dụng phương pháp, hình thức học tập mới lạ, hiệu quả mà mỗi tiết học trôi qua nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh vô cùng hào hứng thích thú, từ đó được khắc sâu kiến thức một cách có hệ thống

Năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô và trò chuyển từ dạy và

học trực tiếp sang trực tuyến Thực hiện phương châm của ngành Giáo dục “Tạm dừng đến

trường, không dừng học”, cô đã không quản ngại khó khăn cùng với các đồng nghiệp tích

cực đổi mới phương pháp, thực hiện tốt nhiệm vụ “Giãn cách xã hội, kéo gần tri

thức” Với mong muốn đem đến cho học trò nhiều niềm vui, hạnh phúc thông qua việc học

tập, cô giáo A đã tự học, tìm hiểu và đã ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả để thiết kế bài giảng điện tử, các tư liệu dạy học… điển hình là xây dựng website “ATM Hạnh phúc”, với nội dung phong phú và gần gũi, là nguồn tài nguyên học tập hiệu quả cho học sinh lớp

cô giáo A làm chủ nhiệm nói riêng và học sinh trong khối nói chung

“ATM Hạnh phúc” là tên website học tập mà cô giáo A xây dựng, nhằm giúp học

sinh học tập, ghi lại những khoảnh khắc, sự kiện của lớp Các video, bài giảng điện tử, game học tập, đề ôn luyện kiến thức mà cô xây dựng giúp phụ huynh học sinh có thể theo dõi, trao đổi đồng hành cùng cô giáo Để học sinh được học mà chơi, chơi mà học, cô đã xây dựng trên website ATM Hạnh phúc các thư mục, như: “Vui để học”, “Em vui sáng tạo”, “Đẩy lùi dịch Covid-19”…, trong đó khéo léo lồng ghép những kiến thức, kỹ năng

cần thiết để giáo dục học sinh “Với cách thức ấy, học sinh truy cập website với tâm lý

thoải mái là mình đang giải trí, được trải nghiệm với những cuộc chơi thú vị, gặt hái được nhiều điều bổ ích mà quên đi là mình đang học”.

Trang 9

Năm đầu tiên thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, áp dụng việc thay sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 Cô nhận thấy rằng những câu chuyện được học trong Chương trình Tiếng Việt mới có nhiều điều còn khá mới mẻ với các con học

sinh Vì vậy, cô đã cùng các con học sinh trong lớp xây dựng kênh YouTube “Canh Dieu

Story Telling Channel” đăng tải những câu chuyện do học sinh lớp 1A13 tự kể khi các con

học tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều

Nhiệt huyết chính là ngọn lửa để thắp sáng và bừng cháy cái tài, cái tâm của mỗi người thầy khi đứng lớp Quan điểm này càng đúng với cô giáo Phương Thảo trong công tác chủ nhiệm Cô nghiêm khắc nhưng lại rất tình cảm và gần gũi, tạo điều kiện phát triển tối đa năng lực, phẩm chất học sinh Không chỉ mang đến cho các em kiến thức, cô luôn quan tâm đến từng hoàn cảnh của các em nhỏ Trong suốt 10 năm dạy học, cô luôn được các lớp học trò yêu quý, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn, bởi các em thường nhận được những món quà nho nhỏ từ cô Phương Thảo, khi thì cây viết, tấm bảng, cuốn vở cho đến bộ quần áo Cô Phương Thảo tâm sự cô không muốn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn

mà các em học hành sa sút, hoặc phải nghỉ học giữa chừng

Với phương châm “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của

người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn Dạy học sinh từ những gì những học sinh cần Không chỉ dạy những gì nhà giáo có”, phần thưởng lớn nhất mà cô A luôn có được trong suốt những năm học vừa

qua đó là sự ủng hộ và tín nhiệm của đồng nghiệp, sự kính trọng và lòng tin yêu của phụ huynh và các em học sinh

Tất cả điều đó cho thấy, dù ở cương vị nào cô cũng khẳng định được tài năng, chuyên môn và nghiệp vụ của mình Bởi vậy, từ khi về trường công tác đến nay, cô luôn để lại những ấn tượng tốt trong lòng đồng nghiệp, để lại sự tin yêu, kính trọng trong ánh mắt của các con học sinh, sự tin tưởng của cha mẹ học sinh Tài năng và tấm lòng tâm huyết với nghề của cô đã được ghi nhận xứng

đáng.Với nhiều sáng tạo có tính ứng dụng cao, cô giáo A đã giành nhiều phần thưởng cấp Thành

phố

Câu chuyện về cô giáo A là một minh chứng cho việc giáo dục kiến thức đi đôi với giáo dục Chân - Thiện - Mỹ, dạy học gắn liền với thực tiễn xã hội, đồng hành cùng cuộc sống của cộng đồng Những điểm mới trong phương pháp giáo dục của cô được lan toả trong đồng nghiệp, được các bậc cha mẹ học sinh và học sinh tin tưởng, yêu thương…Tất cả sẽ là nhịp cầu yêu thương nâng các em học sinh từng bước trưởng thành, vững tin hướng về một tương lai tốt đẹp Cô xứng đáng là tấm gương một nhà giáo mẫu mực, đầy lòng nhiệt huyết, tận tâm và sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh và đồng nghiệp

9

Trang 10

Nguyên tắc dạy học:

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục:

+ Tính khoa học: “Các video, bài giảng điện tử, game học tập, đề ôn luyện kiến thức mà

cô xây dựng giúp phụ huynh học sinh có thể theo dõi, trao đổi đồng hành cùng cô giáo Để học sinh được học mà chơi, chơi mà học, cô đã xây dựng trên website ATM Hạnh phúc các thư mục, như: “Vui để học”, “Em vui sáng tạo”, “Đẩy lùi dịch Covid-19”…, trong đó khéo léo lồng ghép những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục học sinh “Với cách thức ấy, học sinh truy cập website với tâm lý thoải mái là mình đang giải trí, được trải nghiệm với những cuộc chơi thú vị, gặt hái được nhiều điều bổ ích mà quên đi là mình đang học”.”.

+ Tính giáo dục: “Câu chuyện về cô giáo A là một minh chứng cho việc giáo dục kiến

thức đi đôi với giáo dục Chân - Thiện - Mỹ, dạy học gắn liền với thực tiễn xã hội, đồng hành cùng cuộc sống của cộng đồng.”

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành nhà trường gắn liền với những đời sống, với những nhiệm vụ phát triển đất nước:

+ Thực tiễn: “Năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô và trò chuyển từ

dạy và học trực tiếp sang trực tuyến.”

+ Lý luận: “Để học sinh được học mà chơi, chơi mà học, cô đã xây dựng trên website

ATM Hạnh phúc các thư mục, như: “Vui để học”, “Em vui sáng tạo”, “Đẩy lùi dịch Covid-19”…, trong đó khéo léo lồng ghép những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục học sinh “Với cách thức ấy, học sinh truy cập website với tâm lý thoải mái là mình đang giải trí, được trải nghiệm với những cuộc chơi thú vị, gặt hái được nhiều điều bổ ích mà quên đi là mình đang học”.”

- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá

biệt và tập thể của việc dạy học: “Năm đầu tiên thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ

thông 2018, áp dụng việc thay sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 Cô nhận thấy rằng những câu chuyện được học trong Chương trình Tiếng Việt mới có nhiều điều còn khá mới mẻ với các con học sinh Vì vậy, cô đã cùng các con học sinh trong lớp xây dựng kênh YouTube “Canh Dieu Story Telling Channel” đăng tải những câu chuyện do học sinh

Trang 11

- Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:

“Để học sinh được học mà chơi, chơi mà học, cô đã xây dựng trên website ATM Hạnh phúc các thư mục, như: “Vui để học”, “Em vui sáng tạo”, “Đẩy lùi dịch Covid-19”…, trong đó khéo léo lồng ghép những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục học sinh “Với cách thức ấy, học sinh truy cập website với tâm lý thoải mái là mình đang giải trí, được trải nghiệm với những cuộc chơi thú vị, gặt hái được nhiều điều bổ ích mà quên đi là mình đang học”.”

“Trong suốt 10 năm dạy học, cô luôn được các lớp học trò yêu quý, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn, bởi các em thường nhận được những món quà nho nhỏ từ cô Phương Thảo, khi thì cây viết, tấm bảng, cuốn vở cho đến bộ quần áo Cô Phương Thảo tâm sự cô không muốn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà các em học hành sa sút, hoặc phải nghỉ học giữa chừng.”

- Nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học: “Vì vậy, cô đã cùng các con học sinh trong lớp xây dựng kênh YouTube “Canh Dieu Story Telling Channel” đăng tải những câu chuyện do học sinh lớp 1A13 tự kể khi các con học tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều.”

- Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ:

+ Phương pháp dùng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác:

“Với mong muốn đem đến cho học trò nhiều niềm vui, hạnh phúc thông qua việc học tập,

cô giáo A đã tự học, tìm hiểu và đã ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả để thiết kế bài giảng điện tử, các tư liệu dạy học… điển hình là xây dựng website “ATM Hạnh phúc”, với nội dung phong phú và gần gũi, là nguồn tài nguyên học tập hiệu quả cho học sinh lớp cô giáo A làm chủ nhiệm nói riêng và học sinh trong khối nói chung.”

““ATM Hạnh phúc” là tên website học tập mà cô giáo A xây dựng, nhằm giúp học sinh học tập, ghi lại những khoảnh khắc, sự kiện của lớp Các video, bài giảng điện tử, game học tập, đề ôn luyện kiến thức mà cô xây dựng giúp phụ huynh học sinh có thể theo dõi, trao đổi đồng hành cùng cô giáo.”

- Nhóm phương pháp dạy học thực hành:

+ Phương pháp thí nghiệm, thực hành:

“Cô đã cùng các con học sinh trong lớp xây dựng kênh YouTube “Canh Dieu Story Telling Channel” đăng tải những câu chuyện do học sinh lớp 1A13 tự kể khi các con học tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều.”

11

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN