SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -- ??? --CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2023-2024 Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi xã hội ĐỀ TÀI: Kiểm soát cả
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
🙢🕮🙠
CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2023-2024
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi xã hội
ĐỀ TÀI:
Kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong học tập - Thực trạng cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7 và những biện pháp làm chủ cảm xúc - làm chủ con đường học tập.
Giáo viên hướng dẫn : Cô Hoàng Thị Thu Hiền
Học sinh thực hiện : Châu Thị Trâm Anh
Đặng Ngọc Yến Nhi
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
TÓM TÁT ĐỀ TÀI 3
A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
1 Cơ sở khoa học: 4
2 Vai trò của nghiên cứu khoa học: 4
3 Tác động của nghiên cứu đối với xã hội: 4
B CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾ KHOA HỌC 4
1 Câu hỏi nghiên cứu 4
2 Vấn đề nghiên cứu 5
3 Giả thuyết khoa học: 5
C THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1 Thiết kế nghiên cứu 5
2 Phương pháp nghiên cứu: 6
3 Kế hoạch nghiên cứu: 6
D TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU: 7
1 Thu thập dữ liệu: 7
2 Mục đích cần đạt được của khảo sát: 7
3 Kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu: 8
3.1 Mức độ, tần suất học sinh gặp phải cảm xúc tiêu cực/ buồn bã/ chán nản về những vấn đề học đường của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7 Thành phố: 8
3.2 Đối tượng mà học sinh hướng đến trong việc chia sẻ, bày tỏ cảm xúc khi tiếp nhận tác động xấu trong môi trường giáo dục Học sinh tự đánh giá mức độ quan tâm đến cảm xúc cá nhân: 8
3.3 Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng xúc cảm tiêu cực học sinh: 9
3.4 Giải pháp giúp cải thiện tâm lí tiêu cực của học sinh: 11
E TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3TÓM TÁT ĐỀ TÀI
Tâm lý học là nghiên cứu về tâm trí và hành vi Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất sâu rộng Cảm xúc tiêu cực là một phần của cuộc sống bên cạnh cảm xúc tích cực Hiểu một cách nôm na cảm xúc tiêu cực là tất cả những cảm xúc gây ra cảm giác không dễ chịu, buồn bã, đau khổ ,… dẫn đến giảm lòng tự trọng và sự tự tin Với quan điểm giáo dục “lấy người học làm trung tâm” thì việc nghiên cứu cảm xúc tiêu cực trong học tập có ý nghĩa quan trọng, bởi nó gián tiếp phản ánh chất lượng đào tạo và sự tương tác giữa cơ sở đào tạo với người học Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện trong đề tài này nhằm khẳng định tầm quan trọng của xúc cảm, tâm lí người học, giúp cộng đồng tiếp cận trực tiếp về thực trạng xúc cảm tiêu cực của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7 nói chung và của học sinh, sinh viên Toàn Quốc nói riêng Từ những tư liệu, thông tin, nghiên cứu được sưu tầm, thu thập đề xuất những biện pháp vượt qua cảm xúc tiêu cực của bản thân, làm chủ cảm xúc - làm chủ cuộc sống
●Tính mới: Sau khi tìm hiểu và thu thập tư liệu từ các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như
PMC PubMed Central, Yales New, Plos One hay ở Anh như BMC Public Health, MDPI, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề xúc cảm tiêu cực ở thế hệ trẻ không chỉ tồn tại ở Quận 7 hay thành phố Hồ Chí Minh mà đã thu hút sự quan tâm toàn cầu Tuy nhiên, việc khai thác vấn đề này bằng Tiếng Việt vẫn chưa được phổ biến đầy đủ Do đó, vấn đề xúc cảm tiêu cực ở thế hệ trẻ là một chủ đề mới lạ và đáng quan tâm tại Việt Nam
●Tính khoa học: Đề tài nghiên cứu về cảm xúc và hành vi đối phó của người học
có ý nghĩa thực tiễn và thu hút sự quan tâm của cơ quan quản lí giáo dục, cơ sở đào tạo và người học Nghiên cứu hiện tại được tiến hành dựa trên “Lý Thuyết Tương Tác Về Stress” nhằm tìm hiểu nguồn gây stress học tập, các chiến lược ứng phó, hệ quả ứng phó, và mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó với những biến số về nhân khẩu, và động lực học tập của học sinh, sinh viên Bài luận nghiên cứu đã được Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng viết và công bố trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn
●Tính thực tiễn: Dựa trên các nghiên cứu về cảm xúc, đặc biệt là tìm hiểu và
nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực trong cuộc sống và môi trường học đường, ta có thể áp dụng những biện pháp thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn để giải quyết vấn
đề này Từ đó, ta tin rằng thực trạng xúc cảm tiêu cực trong môi trường học đường sẽ được giải quyết
●Tính cộng đồng: Trong thời kì hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay thì việc
cộng đồng ưa chuộng những màu sắc mới mẻ, năng động, sáng tạo ở thế hệ trẻ, thế hệ GenZ đã rất phổ biến Vì vậy, những xúc cảm, tâm lí ở thế hệ trẻ này
Trang 4được lại xã hội quan tâm hơn bao giờ hết Thực trạng xúc cảm tiêu cực ở thế hệ
là “mũi tàu” của tương lai xã hội đã và đang mang tính cộng đồng cao
A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở khoa học:
Học tập là quá trình dài và cần nỗ lực liên tục để đạt được mục tiêu Môi trường học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh Việc quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của học sinh là rất cần thiết Đối với cấp bậc THPT là mốc thời gian cận
kề kì thi Tốt nghiệp Trung học Phổ Thông Quốc Gia, vì vậy việc chịu quá nhiều áp lực có thể gây ảnh hưởng xấu đến học sinh Nghiên cứu cảm xúc và hành động ứng phó của học sinh là cần thiết cho giáo dục và xã hội Các cán bộ quản lý, đơn vị giảng dạy và học sinh đều chú ý đến việc này
Những lí do trên đã gợi mở cho chúng tôi lựa chọn đề tài “Kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong học tập - Thực trạng cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7 và những biện pháp làm chủ cảm xúc - làm chủ con đường học tập” với mục tiêu xây dựng và đưa ra một số biện pháp có ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả nhất, giúp cho những bạn học sinh tại các nhà trường THPT có cách học tập hiệu quả Đề ra những biện pháp giúp người học cân bằng cảm xúc cá nhân
2 Vai trò của nghiên cứu khoa học:
Việc nghiên cứu thành công tình trạng tâm lí của học sinh THPT đối với môi trường học tập hiện tại trên địa bàn Quận 7 sẽ là bước đệm tiền đề tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy việc đổi mới phương thức giảng dạy, học tập trong trường hiệu quả Khẳng định tầm quan trọng về tâm lí người học, từ đó tiến hành cải cách phương thức chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh, thúc đẩy các cơ sở giáo dục tổ chức các buổi tư vấn học đường
3 Tác động của nghiên cứu đối với xã hội:
Xuyên suốt quá trình khảo sát, nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết đề tài Chúng tôi nhận thấy rằng thực trạng nhiều học sinh đang phải chất chồng những cảm xúc xấu, tiêu cực, chán nản đối với việc học và việc đến trường hiện nay là không ít Vì vậy mà qua các bài khảo sát thì cá nhân các bạn học sinh THPT trên địa bàn Quận
7 tự nhận xét rằng bản thân đã và đang bị xao nhãng, chán nản, mất động lực bởi sự ảnh hưởng của xúc cảm tiêu cực đối với việc học tập, từ đó khiến việc tiếp nhận giáo dục của học sinh bị kém hiệu quả Vì vậy việc nhận thức sự ảnh hưởng của tâm lí tiêu cực là vô cùng quan trọng đối với người học và người giảng dạy
Trang 5B CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1 Câu hỏi nghiên cứu
● Học sinh THPT trên địa bàn Quận 7 có gặp phải những cảm xúc không tốt trong môi trường học tập không?
● Những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp nào dẫn đến những cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7?
● Vấn đề này đã tồn tại trong bao lâu và ảnh hưởng như nào đến đời sống tinh thần của học sinh địa bàn Quận 7?
● Những giải pháp nào giúp học sinh thoát khỏi những điều tiêu cực, hướng tới lối sống vui vẻ, cân bằng được trong môi trường học tập?
2 Vấn đề nghiên cứu
Theo tìm hiểu của chúng tôi qua các tờ báo uy tín hay các bài báo cáo bàn luận về
thực trạng này (ví dụ: Trần Thị Thu Mai - Lê Thị Ngọc Thương, (2012), khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh ở một số trường thpt TPHCM, Tạp chí Khoa học,
Trường đại học Sư phạm TPHCM, ….) Cho thấy rằng vấn đề này đã tồn tại ở rất nhiều nơi và đã được ngành giáo dục quan tâm Tuy nhiên, các biện pháp được thực hiện chưa thực sự hiệu quả Các học sinh có thể xây dựng những định kiến xấu
về các buổi tư vấn tâm lý do trải nghiệm lan man và không chạm đến cảm xúc của học sinh Bài nghiên cứu này sẽ khẳng định vai trò quan trọng của tâm lý học sinh trong chính sách giáo dục và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề này
3 Giả thuyết khoa học:
Một bộ phận không nhỏ học sinh THPT hiện nay nhận xét rằng việc đến trường mỗi ngày khiến cho họ cảm thấy uể oải, chán nản, áp lực bởi vô vàn nguyên do Học sinh cần được giáo dục phương thức điều chỉnh, cân bằng cảm xúc và xây dựng sự ổn định cho tâm lí học đường cá nhân Đồng thời, đề ra được giải pháp ứng phó tiêu cực của người học, người giảng dạy và các cơ sở giáo dục
C THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Thiết kế nghiên cứu
● Mức độ yêu thích của học sinh đối với môi trường học tập, từ đó nhận diện được tình trạng tiêu cực:
+ Nhận diện được mức độ tiêu cực của tâm lí học sinh đối với môi trường học đường
+ Sự thấu hiểu, đồng cảm (thông qua quá trình thu thập ý kiến, nhận xét của học sinh về những yếu tố tác động đến tâm lí cá nhân) và lĩnh hội của học sinh qua cách tiếp nhận
Trang 6● Trạng thái, hoàn cảnh của học sinh khi không cảm thấy tích cực, phấn khởi trong môi trường học tập:
+ Trạng thái: uể oải, buồn bã, chán nản, tiêu cực, nặng nề, bức xúc, …
+ Hoàn cảnh: học sinh bị so sánh học lực và bị chỉ trích từ bậc phụ huynh, thầy cô giáo; nhận được sự ganh đua, sân si, đố kỵ tiêu cực từ bạn bè; bị bạo lực học đường; không có thời gian vui chơi, học tập vì thời lượng học quá nhiều, v.v…
- Quan điểm về nguyên nhân xảy ra việc hình thành cảm xúc tiêu cực ở học sinh:
● Nguyên nhân khách quan: học sinh chưa có kỹ năng ứng phó tiêu cực, cân bằng cảm xúc trước những áp lực xung quanh; cơ sở giáo dục chưa thực sự thấu hiểu về nhu cầu của người học trong môi trường giáo dục, chưa quản lí tốt cơ sở vật chất, tình trạng học sinh tại nơi giáo dục, các bậc phụ huynh chưa hướng mình vào cảm xúc, tâm lý của con cái
● Nguyên nhân chủ quan: xã hội phát triển kéo theo sự gia tăng của giá trị về thành tích, bảng điểm, trường “top”, ; sự thiếu quan tâm của cộng đồng đối với tinh thần, tâm lí của học sinh nói riêng và người trẻ nói chung v.v…
● Cách nhìn đúng về những nguyên nhân đó: các nguyên nhân không chỉ bắt nguồn từ cụ thể một đối tượng nào Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan đã bao hàm tính đa chiều của vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng xảy ra cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7
- Hướng giải quyết hiệu quả và thiết thực trong việc ngăn ngừa các tác động xấu đến tâm lí người học, người giảng dạy
2 Phương pháp nghiên cứu:
● Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: chủ yếu tìm kiếm từ tài nguyên internet, sách, báo chí liên quan tới vấn đề cảm xúc của con người nói chung, học sinh thpt nói riêng Trên cơ sở lí thuyết đã có, tiếp tục tiến hành phân tích, tổng hợp tài liệu
● Phương pháp thu thập số liệu: Tra cứu bằng hình thức trực tuyến, cụ thể là bảng hỏi được tạo trong Google biểu mẫu để thu thập thông tin khảo sát, và
có được những số liệu, cảm nhận, dẫn chứng thực tế nhất
● Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thu thập dẫn chứng thực tế, thống kê, tổng hợp số liệu và tình hình thực tế, vẽ đồ thị, biểu đồ (chủ yếu là biểu đồ tròn) đã xử lí
3 Kế hoạch nghiên cứu :
Thời
gian
thực
Nội dung công việc Kết quả Học sinh thực
Trang 7Tháng
7/ 2023 Thảo luận và nghiên cứuthực trạng xã hội nhằm
chọn đề tài tiệm cận và
phổ biến
Định hướng được
đề tài sẽ làm, tên
đề tài và những bước tiếp theo
Đặng Ngọc Yến Nhi Châu Thị Trâm Anh
GV gợi ý, hướng dẫn tên
đề tài, góp ý chỉnh sửa tên phù hợp
Tháng
8/2023 - Xác định được kháiniệm, giả thuyết, phương
pháp nghiên cứu và dàn
bài báo cáo
- Thu thập tài liệu, ý kiến
từ các đối tượng nghiên
cứu, cụ thể là học sinh
THPT từ các bài khảo sát
thông qua Google Forms
Có được dữ liệu thực tế trong xã hội và tạo cơ sở
đề hoàn thiện bản báo cáo chi tiết
Đặng Ngọc Yến Nhi Châu Thị Trâm Anh
-GV chỉnh sửa, góp
ý -Báo cáo những số liệu thu thập được cho GV
Tháng
9/2023
Soạn thảo báo cáo và chọn
lọc dữ liệu từ thực tế và từ
những nguồn có sẵn
Báo cáo sơ thảo Châu Thị Trâm
Anh
GV chỉnh sửa góp y
Tháng
10/2023 Viết báo cáo hoàn chỉnh chỉnhBáo cáo hoàn Đặng NgọcYến Nhi
Châu Thị Trâm Anh
GV chỉnh sửa góp ý
D TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Thu thập dữ liệu:
- Thông qua hệ thống câu hỏi khảo sát, thực hiện khảo sát ở 4 trường THPT
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Số học sinh tham gia khảo sát
là 203 học sinh, trong đó có 85 học sinh trường THPT Ngô Quyền chiếm 41,9%, 63 học sinh THPT Lê Thánh Tôn chiếm 31%, 34 học sinh THPT Tân Phong chiếm 16,8%, 21 học sinh THPT Nam Sài Gòn chiếm 10,3%
Trang 8- Khối 10 có 71 học sinh tham gia, chiếm tỉ lệ 35%; khối 11 có 31 học sinh
tham gia, chiếm tỉ lệ 15,3%; học sinh lớp 12 tham gia 101 học sinh, chiếm tỉ
lệ 49,7%
- Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tuyến bằng Google biểu mẫu ( chia sẻ rộng
rãi qua các trang confession của 4 trường THPT, liên hệ sự giúp đỡ từ các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư cơ sở đoàn trường)
2 Mục đích cần đạt được của khảo sát:
● Tiếp cận vấn đề và tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nên tâm lí tiêu cực của học sinh địa bàn THPT Quận 7 được tổng kết thông qua bài khảo sát hành vi và tâm lí
● Đây cũng chính là cơ sở tiền đề vững chắc để đề ra những biện pháp ngăn ngừa những hành vi, suy nghĩ, tư tưởng xấu ảnh hưởng đến môi trường học tập của học sinh, đồng thời tìm ra lối đi xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, trong sáng, tích cực Giáo dục cân bằng cảm xúc học đường ở học sinh THPT
3 Kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu:
● Sau quá trình khảo sát ý kiến của các bạn học sinh và thu thập các câu trả lời, tiến hành phân tích và phân loại dữ liệu dựa trên phần mã hoá đáp án khảo sát
● Kết quả khảo sát được tổng kết bên dưới sẽ kết hợp các bước phân tích và giải thích dữ liệu
● Sau khi phân loại và phân tích các dữ liệu đã thu thập qua tiến trình khảo sát, thu thập ý kiến học sinh THPT địa bàn Quận 7 nói chung, rút ra được kết luận khoa học về thực trạng xúc cảm tiêu cực tồn tại trong môi trường học tập của học sinh THPT hiện nay, xác nhận hoặc bác bỏ những giả thuyết đã
đề ra bộ mã hoá đáp án khảo sát nghiên cứu
3.1 Mức độ, tần suất học sinh gặp phải cảm xúc tiêu cực/ buồn bã/ chán nản về những vấn đề học đường của học sinh THPT trên địa bàn Quận 7 Thành phố:
Trang 9Theo kết quả khảo sát nhận được cho thấy, có 75% trên tổng số học sinh tham gia
tiếp nhận khảo sát tự nhận thấy bản thân thỉnh thoảng vẫn vướng phải những cảm xúc tiêu cực xuyên suốt quá trình đi học, đặt biệt tại môi trường THPT Đồng thời khảo sát nhận được phân tích cho thấy, số lượng học sinh tự đánh giá bản thân mang tâm lí tiêu cực rất thường xuyên chiếm đến 16,7% xếp thứ hai trong tổng tất
cả các bình chọn khảo sát
nghiên cứu
Như vậy, nhìn tổng thể hầu
hết học sinh tham gia khảo
sát đã và đang tự nhận thấy
rằng cá nhân bị tác động
xấu đến từ các yếu tố đa
chiều từ các vấn đề học
đường, hay môi trường giáo
dục xung quanh dẫn đến sự
hình thành, nảy nở xúc cảm
tiêu cực, buồn bã, chán nản Từ đó, học sinh mất kỹ năng cân bằng, làm chủ cảm xúc, mất sự hứng thú với việc học, và việc đến trường vô hình chung đã trở thành gánh nặng, dẫn đến hậu quả khôn lường về sau
3.2 Đối tượng mà học sinh hướng đến trong việc chia sẻ, bày tỏ cảm xúc khi tiếp nhận tác động xấu trong môi trường giáo dục Học sinh tự đánh giá mức
độ quan tâm đến cảm xúc cá nhân:
Có 34% học sinh trên tổng 100% học sinh tham gia khảo sát có xu hướng không chia sẻ tâm lí tiêu cực cho bất kì đối tượng nào Có 32,5% học sinh chọn đối tượng chia sẻ là người thân, gia đình Đồng thời, 20,7% học sinh chọn thầy cô, bạn bè là nơi cá nhân có thể bày tỏ cảm xúc khi cảm thấy có vấn đề không tốt trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở, môi trường đào tạo, giáo dục Cuối cùng là số ít học sinh có những đối tượng chia sẻ khác như: Chúa (bản thân theo Đạo và có niềm tin với Chúa), chỉ riêng bạn thân, bạn bè…
Có 66,5% học sinh cho thấy mức độ cá nhân quan tâm đến tâm lí học đường và cho rằng việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của bản thân là việc rất cần thiết của mỗi học sinh Số lượng học sinh quan tâm đến cảm xúc của bản thân nhưng tự đánh giá đây không phải là vấn đề cần thiết đáng quan tâm chiếm 24,1% Còn lại, có 9,4% học sinh thể hiện quan điểm cho rằng cá nhân cảm thấy không quan tâm đến cảm xúc bản thân và đánh giá việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của bản thân cho học tập là không cần thiết
Dựa vào số liệu thống kê, hầu hết các học sinh đang gặp phải những cảm xúc tiêu cực khi học tập tại trường và không chia sẻ với ai Họ có xu hướng tự nhốt mình và không biết cân bằng cảm xúc trong học tập Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình tư vấn, giáo dục tâm lý và hỗ trợ học sinh tìm giải pháp để giải quyết vấn đề
Trang 10của họ, nhằm tạo niềm tin, tạo
cơ sở để người học có kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác động không tốt
3.3 Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng xúc cảm tiêu cực học sinh:
Nguyên nhân:
Để tìm nguyên nhân chính gây ra tâm lý tiêu cực cho học sinh, chúng tôi đã đề ra câu hỏi khảo sát: “Nếu bạn
được thay đổi 2 điều mà bạn cảm thấy đó chính là nguyên nhân dẫn đến hình thành sự tiêu cực trong môi trường học tập của chính bạn, bạn sẽ thay đổi điều gì?” Có rất nhiều, đa dạng ý kiến khác nhau từ học sinh chủ yếu tác động xấu đến tâm lí học sinh như, bao gồm cơ sở vật chất thiếu hụt, bạo lực học đường, các bài kiểm tra
và chương trình quá nặng, giảng dạy không linh hoạt, áp lực đồng trang lứa và từ phụ huynh
● Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ lứa tuổi học sinh:
Học sinh THPT là nhóm tuổi nhạy cảm, khó tự chủ và có cái tôi cao Họ phải đối mặt với áp lực từ sự thay đổi môi trường học tập và yêu cầu cao về tự giác Để thành công trong học tập, các bạn học sinh cần phải tích cực và chủ động, không ỷ lại và thụ động Nếu gặp khó khăn, cần tự đánh giá thái độ học tập của bản thân để giải quyết vấn đề hiệu quả Tuy nhiên, hầu hết các học sinh thiếu kỹ năng tự đánh giá thái độ học tập của bản thân, trì hoãn và chưa đầu tư đúng mức
Số ít học sinh chưa thật sự đặt mục tiêu và sự đầu tư vào việc học mà lơ là, xao nhãng, đặt nặng vấn đề không cần thiết (ganh đua, đố kỵ tiêu cực, …), các mối quan hệ không lành mạnh, trong sáng Từ đó, việc học trở thành gánh nặng trong cuộc sống người học, các bạn không tìm thấy được nguồn cảm hứng và chưa nhận thức được sức mạnh của việc học, của tri thức đối với cuộc sống, xã hội
Học sinh THPT và thế hệ trẻ đang có xu hướng sống khép kín, không chia sẻ vấn
đề, cảm xúc cá nhân với gia đình và thầy cô Điều này dẫn đến mối quan hệ xã hội
bị xa cách và ngăn cản việc hoá giải vấn đề, ứng phó tiêu cực và tư vấn tâm lí từ các đối tượng uy tín Họ đổ lỗi cho áp lực bên ngoài, chiều chuộng cảm xúc chán nản, lười biếng học tập của bản thân, dẫn đến việc tiếp nhận giáo dục kém hiệu quả
và mất sự thích thú đối với học tập