Để phân chia tài sản chung, cũng như giải quyết các tranh chấp về mặt tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ vào các quy định của pháp luật về chia tài sản chun
Trang 1ố ồ năm 202
KHOA QU N TRẢ Ị
BÀI TI U LU N Ể Ậ
B môn: ộ Luật Hôn nhân và gia đình
Giảng viên hướng dẫn: Giảng viên Ngô Khánh Tùng
Lớp: 144 - QTL47(A)2
Nhóm: 10
Danh sách sinh viên th c hi n ự ệ
1 Võ Thị Thu H ng ồ 2253401020082
2 Nguyễn Vũ Minh Khang 2253401020094
3 Đoàn Minh Sương Mai 2253401020131
4 Nguyễn Thanh Ngân 2253401020147
5 Nguyễn Đào Việt Nghi 2253401020150
Trang 2MỤC L C Ụ
I KHÁI QUÁT 1
S N CHUNG SAU KHI LY HÔN Ả 4 III THỰC TIỄN Ề CĂN CỨV CHIA TÀI S N CHUNG SAU KHI LY Ả
HÔN 9
❖ Các b n án v vả ề ụ việc chia tài s n sau ly hôn gi a v và chả ữ ợ ồng 9
NƯỚC NGOÀI 13
1 Căn cứ phát sinh chia tài s n chung c a v ả ủ ợ chồng trong h ệ thống pháp luật nước ngoài 13
a) Bộ luật Dân s Campuchia 13ự
b) Bộ luật Dân s C ng hoà Nhân dân Trung Hoa 13ự ộ
2 Thực tiễn nước ngoài v ề căn cứ phát sinh chia tài sản 14
V K T Ế LUẬ N VÀ KI N NGHỊ 16 Ế
DANH M C TÀI LI U THAM KH O Ụ Ệ Ả 18
A Văn bản quy ph m pháp lu ạ ật 18
B Tài liệu tham khảo 18
Trang 3GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn
I KHÁI QUÁT
Trong thực tiễn xét xử những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì các vấn đề xoay quanh việc giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ và chồng khi và sau khi ly hôn luôn là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp Do đó khi ly hôn, các bên sẽ có những bất đồng trong việc giải quyết tài sản và bên nào cũng muốn được phần nhiều hơn Những tranh chấp về tài sản trong ly hôn còn được sự quan tâm hơn câu chuyện hôn nhân, vấn đề tranh chấp tài sản trong hôn nhân thu hút rất nhiều người ngoài cuộc theo dõi Chia tài sản là vấn đề quan trọng khi giải quyết ly hôn giữa các cặp vợ, chồng Để phân chia tài sản chung, cũng như giải quyết các tranh chấp về mặt tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ vào các quy định của pháp luật về chia tài sản chung khi ly hôn
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được
quy định như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng
có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng Trong trường hợp không có căn cứ
để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Chia tài sản chung khi ly hôn gồm hai trường hợp: vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng cùng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung; trường hợp hai là vợ, chồng không yêu cầu Tòa án chia, sau khi ly hôn một thời gian thì mới có yêu cầu chia tài sản chung gọi là chia tài sản chung sau khi ly hôn Về nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn có hai phương thức: các bên tự thỏa thuận chia và việc họ tự thỏa thuận chia thì họ tự mình chia và không yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc hai bên có thỏa thuận chia nhưng đề nghị Tòa án công nhận
Trường hợp các bên không thỏa thuận chia được và có yêu cầu Tòa án chia, về nguyên tắc chung Tòa án chia tài sản chung theo phương hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố:
• Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
Trang 4GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn
2
• Mức độ đóng góp của các bên: công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
• Quyền lợi của các thành viên trong gia đình, trong đó tập trung chủ yếu về phía trẻ
em và người vợ Con đã thành niên, mất năng lực hành vi dân sự và không có khả năng lao động để nuôi sống chính mình cũng là đối tượng quan tâm khi chia tài sản chung
• Chia tài sản chung phải đảm bảo lợi ích của các bên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
• Lỗi của các bên trong việc vi phạm nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
Hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh của vợ, chồng là một nội dung mà Tòa án phải chú
trọng khi giải quyết vấn đề tài sản “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình
trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà
vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.1 Theo khoản 2 Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014, về nguyên tắc chung thì tài sản chung sẽ được chia đôi, nhưng sẽ phải xem xét đến hoàn cảnh gia đình, cụ thể căn cứ vào năng lực của vợ, chồng, khả năng tham gia lao động, khả năng tạo ra thu nhập, hoàn cảnh sống của mỗi bên, các bên có khó khăn như thế nào sau khi ly hôn, về góc độ chung người phụ nữ sẽ khó tìm kiếm việc làm hơn người đàn ông
“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ,
chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.2 Hiện nay thực tế nhiều người cho rằng, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm thì sẽ không có công sức đóng góp vào khối tài sản trên Với quy định trên thì đã chứng minh được việc một bên vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia
1 Điểm a kho ản 4 Điều 7 “Thông tư liên tịch Hướ ng d n thi hành m t s ẫ ộ ố quy đị nh của lu ật hôn nhân và gia đình”
2 Điểm b kho ản 4 Điều 7 “Thông tư liên tịch Hướ ng d n thi hành m t s ẫ ộ ố quy đị nh của lu ật hôn nhân và gia đình”
Trang 5GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn đình mà không đi làm thì cũng có đóng góp ngang nhau so với bên chồng hoặc vợ đi làm trong khối tài sản chung Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân, Tòa án cũng căn cứ vào đó để xác định việc phân chia tài sản
Sau khi ly hôn, việc giao con cho vợ hoặc chồng nuôi thì Tòa án cũng sẽ hết sức căn nhắc dựa vào khả năng nuôi dưỡng, khả năng quản lý, giáo dục và chăm sóc Cho nên khi chia tài sản chung, Tòa án sẽ cân nhắc để bảo đảm người nuôi con được sở hữu tài sản và việc sở hữu tài sản của vợ hoặc chồng cũng chính là nền tảng để con cái được hưởng lợi ích từ việc sở hữu tài sản của cha, mẹ Do đó, trên cơ sở tổng quát đánh giá về điều kiện của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ cân nhắc nên chia cho vợ hoặc chồng nhiều hơn hoặc Tòa án chia tài sản mà tài sản đó có khả năng sinh lời cho vợ hoặc chồng đối với những người mà họ có khó khăn trong việc mưu sinh sau khi chia tài sản
Trong hôn nhân và gia đình thì yếu tố lỗi không phải căn cứ cho ly hôn nhưng yếu tố lỗi là căn cứ để xem xét về việc chia tài sản Lỗi là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét và quyết định chia tài sản cho vợ, chồng dựa vào việc họ thực hiện các quyền và nghĩa
vụ tốt hay không Ví dụ, trường hợp vợ hoặc chồng không chung thủy, không cùng chăm
lo gia đình: không chịu lao động, sử dụng tài sản đáp ứng cho các mục đích riêng mà không nhằm xây dựng gia đình, trên cơ sở trên Tòa án sẽ cân nhắc và giao tài sản cho người câN bằng nhu cầu cá nhân và đảm bảo lợi ích cho thành viên khác trong gia đình Trong trường hợp này, pháp luật trước đây chưa quy định, nhưng hiện nay Luật hôn nhân và gia đình
2014 có quy định rõ, nếu một bên có lỗi thì Tòa án cân nhắc, xem xét khi chia tài sản cho bên có lỗi, thông thường có thể ít hơn hoặc có những tài sản lợi thế ít hơn so với người không có lỗi trong hôn nhân Trong hôn nhân gia đình, lỗi vô ý về mặt nhân thân ít được quan tâm bởi vì mục đích trong hôn nhân gia đình là vợ, chồng cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc cho nên khi một bên có lỗi vô ý chẳng hạn, người vợ hoặc chồng không quan tâm nhiều đến người kia về mặt vật chất, tinh thần thì thường sẽ được người kia nhắc nhở Về lỗi cố ý, là lỗi sẽ được xem xét khi chia tài sản chung, ví dụ như hình vi phá tán tài sản hoặc họ không chịu làm việc để tạo ra thu nhập hoặc mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng họ không thực hiện các công việc chung của gia đình, các hành vi khác làm cho mối quan hệ hôn nhân trở nên tan vỡ
Trang 6GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn
4
II QUY ĐỊ NH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CĂN CỨ
CHIA TÀI S N CHUNG SAU KHI LY HÔN Ả
Sau ly hôn, vợ và chồng không còn là vợ chồng hợp pháp và không còn nghĩa vụ và quyền đối với nhau nhưng vẫn có một số quyền và nghĩa vụ đối với con cái và tài sản chung Căn cứ sau ly hôn là những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con cái và tài sản chung sau khi ly hôn Việc xác định căn cứ sau ly hôn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là con cái
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, căn cứ sau ly hôn bao gồm:
❖ Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con cái:
− Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con chung
− Con dưới 15 tuổi hoặc chưa thành niên nhưng đã tự lập phải sống chung với cha mẹ hoặc người được pháp luật uỷ quyền nuôi dưỡng, giáo dục
− Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
− Con từ đủ 7 tuổi trở lên có quyền bày tỏ ý kiến về việc mình sống chung với cha mẹ hoặc người được pháp luật uỷ quyền nuôi dưỡng, giáo dục
❖ Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung:
− Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ chồng cùng tạo ra hoặc do một bên tạo ra nhưng được coi là tài sản chung theo quy định của pháp luật
− Vợ và chồng có quyền bình đẳng đối với tài sản chung
− Khi ly hôn, vợ và chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ chia tài sản chung theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên
Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số trường hợp đặc biệt về căn cứ sau ly hôn, ví
dụ như trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, trường hợp vợ hoặc chồng
có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm,
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 59 và phân chia tài sản trong một số trường hợp cụ thể từ Điều 60 đến Điều 64 Có hai phương thức phân chia tài sản giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, cụ thể: Thứ nhất, phương thức tự thỏa thuận:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn Nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định
Trang 7GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn
tại các điều 47, 48, 49, 50, 59” Trong trường hợp hai bên kết hôn mà lựa chọn chế độ tài
sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn quy định cụ thể tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 Thỏa thuận này vẫn có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi kết hôn hoặc bị tòa án tuyên
bố vô hiệu theo quy định tại Điều 49 và 50 của luật này
Theo đó có thể thấy được, pháp luật hiện hành đề cao ý chí của các bên, quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản chung và không được trái với nguyên tắc mà pháp luật quy định Ngoài ra, quy định này còn giúp các bên tiết kiệm được thời gian và tiền bạc so với yêu cầu Tòa án, giúp việc phân chia tài sản giữa hai bên được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả tránh được những tranh chấp và mâu thuẫn
Thứ hai, phương thức thức yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:
Sau khi ly hôn, việc chia tài sản chung giữa vợ chồng được đặt ra như một vấn đề tất yếu Bởi việc ly hôn làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng, chấm dứt cơ sở hình thành, phát triển của khối tài sản chung Tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“1 Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này
và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì
áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62,
63 và 64 của Luật này để giải quyết
2 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Trang 8GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn
6
3 Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch
4 Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà
vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
5 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình
6 Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ
Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Thông qua Điều luật này, có thể thấy rằng việc quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản giữa vợ chồng đã có nhiều thay đổi tích cực so với trước đây, được quy định rõ ràng,
cụ thể hơn Tuy vậy, việc áp dụng những quy định vào thực tiễn còn có nhiều khó khăn và bất cập nhất định
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Thông tư liên tịch số 01),
về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tuy nhiên, có xét đến các yếu tố sau nhằm xác định sự chênh lệch về tài sản mà vợ, chồng được chia (nếu có):
• Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung
• Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
• Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
Những yếu tố cần xét khi phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo khoản
2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 phần nào
đã bảo đảm được quyền và lợi ích giữa vợ chồng khi phân chia tài sản chung Thế nhưng, quy định này còn mang tính khái quát, đặc biệt là việc xác định công sức đóng góp của vợ, chồng Bởi trong thời kỳ hôn nhân, đối với việc xác định công sức đóng góp của mỗi bên
Trang 9GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, có rất nhiều vướng mắc có thể nảy sinh và vô cùng khó khăn Về nguyên tắc, pháp luật bao giờ cũng ưu tiên phụ nữ và trẻ em nhưng trên thực tế, có nhiều gia đình người chồng đóng vai trò “trụ cột” trong việc tài chính của gia đình, còn người vợ chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái, gia đình hoặc làm các công việc nhẹ có thu nhập thấp hơn người chồng Nếu xác định cụ thể, chắc chắn phần tài chính mà người vợ đóng góp vào khối tài sản chung sẽ thấp hơn so với người chồng Tất nhiên cũng có thể hiểu “công sức đóng góp” ở đây không chỉ về mặt tài chính mà còn là những đóng góp về mặt tinh thần, tình cảm… Do đó, việc xác định những đóng góp này để đưa ra quyết định về tỷ lệ tài sản được chia cho mỗi bên sẽ là điều vô cùng khó khăn Bên
cạnh đó, yếu tố “bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” được giải thích tại Thông
tư liên tịch số 01 chưa thực sự phù hợp với tinh thần của khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014
Một vấn đề đề khác cần được quan tâm khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn là quy định “lỗi của các bên vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” Quy định này là
một trong những căn cứ để xác định tỷ lệ phân chia tài sản Nhưng trên thực tế khó áp dụng
vì gần như khó xác định cụ thể vợ hoặc chồng có vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản hay không Bởi trên thực tế, trong hôn nhân, cả hai vợ chồng đều có nhiều quyền và
nghĩa vụ Cụ thể đó là những quyền và nghĩa vụ cá nhân như “yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ” Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, tất nhiên
giữa hai vợ chồng sẽ có những khác biệt trước đó dẫn đến cãi vã, yêu thương, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc nhau thường không xảy ra Vì vậy, việc xác định ai không quan tâm
và ai quan tâm nhiều hơn thì cực kỳ khó và khó xác định, bởi đây là những yếu tố trừu tượng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại khoản 2 Điều 59 về các yếu tố để xác định phần chênh lệch giá trị tài sản của vợ, chồng khi chia tài sản chung Tuy nhiên, theo điểm c khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 giải thích điểm c khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 rằng quy định này chỉ nhằm đảm bảo việc vợ, chồng nhận tài sản phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, chứ không nhằm mục đích chia cho bên nào giá trị tài sản nhiều hơn Do vậy, việc đưa yếu tố này vào quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là chưa phù hợp
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Thông tư liên tịch số 01 quy định các yếu tố cần xem xét trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được rõ
Trang 10GVHD: Giảng viên Ngô Khánh Tùng Căn cứ chia tài sản chung sau khi ly hôn
8
ràng, chi tiết hơn, thuận lợi cho việc phân chia tài sản chung của vợ chồng Việc áp dụng Điều luật này đảm bảo sự công bằng, suôn sẻ khi phân chia tài sản chung giữa các bên khi
ly hôn Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, xem xét sửa đổi để bảo đảm phù hợp hơn với thực tiễn Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn cũng có đặc điểm riêng so với việc phân chia tài sản chung của các hình thức sở hữu chung khác Chẳng hạn, chỉ có thể phân chia trong những trường hợp phân chia do pháp luật quy định và có cơ chế phân chia đặc biệt
Việc chia tài sản chung khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, cần được xem xét thấu đáo trên nhiều khía cạnh Việc áp dụng các quy định pháp luật cần đảm bảo tính công bằng, hợp lý và phù hợp với thực tế Do đó, cần có những nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng để hoàn thiện quy định về chia tài sản chung khi ly hôn, góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan