1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận CSVHVN - Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch

42 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Văn Hóa Ẩm Thực Truyền Thống Của Người Việt Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Văn Hóa Du Lịch
Tác giả Phạm Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Như Ngọc
Trường học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Chuyên ngành Báo Mạng Điện Tử
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Là một người có niềm yêu thích sâu sắc với nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là nền văn hóa ẩm thực, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và

Trang 1

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Sinh viên: Phạm Thị Thu Thảo

Mã sinh viên: 2056070053 Lớp: Báo mạng điện tử K40 Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Như Ngọc

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự

Trang 2

hướng dẫn của TS Bùi Thị Như Ngọc Các thông tin, số liệu được sử dụng trong tiểuluận là rõ ràng và xác thực Các kết quả nghiên cứu trong tiểu luận chưa từng đượccông bố trong công trình khoa học nào trước đây.

Sinh viên

Phạm Thị Thu Thảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Là một sinh viên năm nhất mới đặt chân và ngưỡng cửa đại học, em còn rất bỡngỡ với hình thức thi làm tiểu luận Vì vậy, để làm tốt bài tập hết môn lần này, em rấtbiết ơn sự giảng dạy và những định hướng cụ thể của cô Bùi Thị Như Ngọc

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn những bài giảng nhiệt huyết trên giảngđường của cô Là một người yêu thích lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là nền văn hóa ViệtNam, em đã nhận được rất nhiều những thông tin bổ ích từ bài giảng trên lớp Em rấtbiết ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô suốt thời gian học tập môn Cơ sở văn hóaViệt Nam Những kiến thức em nhận được là nền tảng để em hoàn thành tiểu luậncuối kỳ, đồng thời giúp em trân trọng thêm những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộcmình

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Sinh viênPhạm Thị Thu Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

I Lý do chọn đề tài: 6

II Mục đích nghiên cứu: 6

III Nhiệm vụ nghiên cứu: 7

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7

V Phương pháp nghiên cứu: 7

VI Bố cục: 7

NỘI DUNG 8

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 8

1 Văn hóa: 8

2 Văn hóa ẩm thực: 9

II ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CẤU BỮA ĂN CỦA NGƯỜI VIỆT: 10

1 Đặc điểm bữa ăn của người Việt - tình nghĩa đong đầy: 10

2 Cơ cấu bữa ăn của người Việt: 12

3 Lối ăn của người Việt: 16

III TẬP TỤC ĂN UỐNG CỦANGƯỜI VIỆT: 17

1 Ăn cơm và ăn xôi 18

2 Ăn mắm 19

3 Ăn nội tạng động vật 20

4 Ăn rau ghém 21

5 Uống trà 22

6 Uống rượu 23

IV ẨM THỰC VIỆT NAM TRONG CÁCDỊP LỄ TẾT: 24

V ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC ĐẾN VĂN HÓA DU LỊCH: 28 1 Việt Nam miền ngon: 28

2 Văn hóa ẩm thực - sự vấn vương trong lòng du khách: 35

VI TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN VỚI NỀN ẨM THỰC DÂN TỘC:

37

Trang 5

KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 6

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Trái đất xoay quanh mặt trời tạo ra thời gian ngày đêm khác nhau, khí hậu khácnhau Nơi này băng tuyết lạnh giá, nơi kia sa mạc khô cằn Có nơi có đủ bốn mùaxuân, hạ, thu, đông; có nơi chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, mùa nóng và mùalạnh Những yếu tố ấy sinh ra thảm thực vật, hệ động vật khác nhau; và cuối cùng lànền văn hóa khác nhau

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa ẩm thực riêng Vì vậy, đã có rất nhiều khảocứu về lĩnh vực này Nhưng đa phần, nhân dân Việt Nam không nắm rõ văn hóa ẩmthực, cũng như chưa hiểu hết những ý nghĩa văn hóa sâu xa của những hành động đơngiản hằng ngày Ví dụ như: “Tại sao chúng ta lại ăn cơm, chứ không phải ăn bánh baonhư người Trung Quốc hay bánh mì như người phương Tây?” Sự khác biệt về vănhóa ẩm thực đã trở thành một nét độc đáo đối với văn hóa du lịch Bởi lẽ, có nhữngngười đến Việt Nam vì thương nhớ phở Hà Nội, cốm làng Vòng hay hương vị bánh

mì thơm ngon bán bên một con hẻm nào đó

Là một người có niềm yêu thích sâu sắc với nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là nền

văn hóa ẩm thực, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền

thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch” để làm tiểu luận kết

thúc môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Với hy vọng rằng, tôi sẽ nhận được nhiều thôngtin bổ ích về lĩnh vực này và ngày càng biết trân trọng hơn những giá trị văn hóa caođẹp của dân tộc Việt

II Mục đích nghiên cứu:

Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử Từ buổi đầu dựng nước cho đến nay,đất nước ta đã có nhiều sự thay đổi trong văn hóa ẩm thực do giao lưu với nền văn hóanước ngoài Vì vậy, văn hóa ẩm thực Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đadạng Sẽ thật tốt biết bao nếu mỗi người dân Việt Nam đều hiểu tường tận, đều tự hào

và đều có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp của văn hóa ẩm thực dân

Trang 7

tộc; để từ đó xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh, tiến bộ và vănminh hơn.

III Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu những nét tổng quát nhất về văn hóa và văn hóa ẩm thực

- Làm rõ đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam

- Phân tích những nét đặc sắc về tập tục ăn uống của nhân dân Việt Nam

- Giới thiệu các đặc sản ẩm thực của vùng, miền; của các lễ Tết quan trọng

- Phân tích ý nghĩa của văn hóa ẩm thực đối với văn hóa du lịch Từ đó, đưa ra cácđịnh hướng để phát triển, đưa ẩm thực truyền thống Việt Nam đến gần hơn vớikhách du lịch

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt

- Phạm vi nghiên cứu: Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam

V Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lịch sử, logic

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp phân tích, đối chiếu

- phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết

Phần IV: Ẩm thực Việt Nam trong các dịp Lễ TếtPhần V: Ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực đến văn hóa du lịchPhần VI: Trách nhiệm của bản thân với nền ẩm thực dân tộc

Trang 8

Theo UNESCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt vàtinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách cử một xã hội hay củamột nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lốisống, những quyền cơ bản của cong người, những hệ thống các giá trị, những tập tục

và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính,

có óc phê phán và d ấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thểhiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra

để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ

và sang tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.”

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo 3 nghĩa: rộng,

hẹp và rất hẹp Theo nghĩa rộng, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của

cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày

về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đótức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểuhiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và

đòi hỏi của sự sinh tồn.” Theo nghĩa hẹp, Bác viết như sau: “Trong công cuộc kiến

thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính

trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng.” Theo

nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ

Trang 9

Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ

Theo cách hiểu đơn giản, “văn” là đẹp, hóa là “giáo hóa” Tóm lại, “văn hóa” làgiáo hóa, hướng con người đến cái đẹp

Ở bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã kế thừa thành tựu củanhững người đi trước và trình bày quan điểm như sau:

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được con người sáng tạo ratrong quá trình lịch sử; được cộng đồng chấp nhận, sử dụng và lưu truyền từ đời nàyđến đời khác Nó mang tính dân tộc, quốc gia

2 Văn hóa ẩm thực:

Văn hóa ẩm thực là một phần của văn hóa sinh hoạt vật chất Theo cách chiết tự,

“ẩm” là uống, “thực” là ăn Tóm lại, nói đến ẩm thực là nói đến vấn đề ăn uống, vấn

đề liên quan đến sự sinh tồn của con người ở bất kì quốc gia nào

Văn hóa ẩm thực phương Đông và văn hóa ẩm thực phương Tây lại có cách lựachọn khác nhau về vấn đề ăn uống, từ chuyện ăn gì, ăn như thế nào Điều này bị ảnhhưởng bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Trang 10

II ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CẤU BỮA ĂN CỦA NGƯỜI VIỆT:

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa; có mạng lưới sông ngòi, kênh rạchchằng chịt Từ thuở sơ khai, nước ta đã chú trọng pháttriển nền nông nghiệp lúa nước Những yếu tố trên tácđộng rất lớn tới văn hóa ẩm thực dân tộc, nhìn chungquan tâm đến cả 2 khía cạnh của ẩm thực là cái ăn vàcách ăn

Trái hẳn với văn hóa phương Đông, văn hóa phương

Tây chủ yếu dựa vào văn minh du mục, thương mại mà sau

này là văn minh công nghiệp Lựa chọn ưu tiên hàng đầu

là cái ăn, sau đó mới đến cách ăn Vì nhịp điệu thời gian

gấp gáp, bởi đề cao giá trị cá nhân, bởi tư duy lý và đầu óc

thực tiễn nên người phương Tây thích ăn theo suất riêng,

cơ cấu bữa ăn nghiêng về động vật, cách chế biến cũng

phù hợp với nền văn minh công nghiệp

Với người Việt Nam, lựa chọn như thế nào để tạo dựng nét đặc trưng trong văn hóa

ẩm thực - đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ Có nhiều ý kiến cho rằng, người Việtchỉ quan tâm đến cái ăn mà quên mất lối ăn Nhưng trên thực tế, sự lựa chọn của ngườiViệt thông minh và linh hoạt hơn rất nhiều Một mặt, người Việt coi trọng cái ăn “Cóthực mới vực được đạo” Một mặt, người Việt lại cân bằng quan niệm trên bằngnhững lời giáo lý “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Một miếng khi đói bằng một góikhi no”, Người Việt chú trọng nghĩa tình, thái độ ứng xử trong cách ăn, chứ khôngphải mâm cao cỗ đầy hay cao lương mĩ vị

Trang 11

Đồ uống Việt Nam khá phong phú, bắt đầu từ những thứ có sẵn từ tự nhiên như:nước giếng, nước sông, nước suối, các loại nước từ quả như: nước sấu, nước mơ,nước chanh, cho đến uống rượu, uống trà Tuy nhiên, do nền kinh tế tiểu nông nên cónhiều vất vả, lam lũ nên người nông dân ít uống trà Uống trà, chơi trăng đã trở thànhthú vui tao nhã của các nho sĩ, tao nhân mà không phổ biến trong cuộc sống bình dân.

Nói đến thức ăn, người Việt tận dụng môi trường tự nhiên, trở thành biểu hiệnphong phú của cái ăn trong đời sống con người Ví như tục ăn trầu “Đất Nước bắt đầubằng miếng trầu bây giờ bà ăn” - miếng trầu thấm nhuần văn hóa qua mấy ngàn nămlịch sử, trở thành biểu tượng cho sự mở đầu của đôi lứa nên duyên Không chỉ vậy,văn hóa ẩm thực còn bắt đầu từ những thức quà quê như: bánh đa, bánh đúc

Xét rộng ra, Việt Nam có 2 loại ẩm thực: Ẩm thực bình dân và ẩm thực cung đình

Ẩm thực cung đình chỉ dành cho vua chúa với những món ăn hiếm hoi, khó kiếm Đóđược gọi là cao lương mĩ vị như: da tê, gân hươu, yến sào, Tuy nhiên, ẩm thực bìnhdân lại trở thành đại diện cho nền văn hóa ẩm thực dân tộc Những thứ quà quê, nhữngmón ăn dân dã khắp dải đất hình chữ S thể hiện sự đa dạng, giàu có của sản vật nước

ta, đồng thời; gây thương nhớ cho khách du lịch cũng như những người con sống xa

Tổ quốc

Cơ CẤU BỮA ĂN

Trang 12

CỦA NGƯỜI VIỆT

Mô hình bữa ăn hàng ngày của ngưòi việt gồm 3 thành tô cơ bản: Cơm, rau, cá Đây là sự kết hợp của 3 sắc thái văn hóa: văn hóa đồng bằng, văn hóa núi và văn hóa biển

Người Việt ít sử dụng thịt, chỉ ăn trong các dịp quan trọng như lễ Tết, giỗ,

Trang 13

Có 2 loại gạo: gạo nếp và gạo tẻ, nhưng người việt không sử dụng gạo nếp trong bữa ăn thường nhật Gạo nếp chỉ được dùng trong các dịp đặc biệt như lễ Tết để tạo nên sắc thái linh thiêng Hương thơm lứa nếp đã trở thành biểu tượng của nền văn minh đất việt: “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng — Tranh Đông

Hồ gà lợn nét tươi trong - Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.”

Cơm không chỉ là một thành tố trong bữa ăn mà đã trở thành yếu tố chính trong bữa ăn, mà dân ta vẫn thường gọi

“bữa cơm”, “ăn cơm”, vì vậy, nó có ý nghĩa mật thiết với đời sông người việt, chúng ta coi “cơm tẻ là mẹ ruột”, và chính bát cơm, hạt gạo đã trở thành hình hài đất nước “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nưởc có từ ngày đó.” Hạt gạo chính là hạt ngọc của đất, kết tinh của những giọt mồ hôi, là sự biên đổi kỳ diệu của lao động làm nên phẩm chất và giá trị văn hóa: “Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

về nghĩa hàm ẩn, khi nói “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” là nói đến hòa khí gia đình Gạo đã thành cơm là nói đến

sự tần tảo khéo léo của người phụ nữ Kĩ năng chê biến của họ

đã khiến cho hạt gạo trở thành linh hồn của văn hóa ẩm thực;

và cây lúa trở thành hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của người phụ

nữ việt Nam.

2.1 COM

HẠT GẠO - LINH HỎN

CỦA VÀN HÓA ẨM THỰC

văn hóa đồng bằng ra đời sau nhưng lại định

hình bản sắc văn hóa việt bởi cơm không chỉ là

thức ăn, cái ăn mà còn là bữa ăn của người việt.

Đây là thành tố quan trọng nhất trong cơ cấu

bữa ăn hàng ngày Hai trong ba thành tố của cơ

cấu bữa ăn nghiêng về văn hóa cây trồng mà

quan trọng nhất là hạt gạo.

Đê’ làm ra bát cơm thơm dẻo, người nông

dân đã phải trải qua biết bao khó khăn, vất vả.

Hình ảnh ấy đã đi vào câu ca dao “Ai ơi bưng

bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay

muôn phần.”

Trang 14

Thành tố thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người việt là rau Đây là thức ăn không thể thiếu, bởi nó giúp cho con

người khỏe khoắn, lành mạnh hơn “Cơm không rau như đau

không thuốc.”

Hình ảnh ây đã đi vào ca dao, trở thành niềm thương nỗi nhớ

của mỗi người con xa quê: “Anh đi anh nhớ quê nhà — Nhớ canh

rau muống nhó cà dầm tương.” Hay trong thời kỳ chiến tranh gian

khổ, hình ảnh “món rau” hiện lên trong thơ Bác cũng thật giản dị,

thân thương: “sáng ra bờ suối tối vào hang — cháo bẹ rau măng

vẫn sẵn sàng.” Hay những năm 45 nạn đói hoành hành, dân ta đã

ăn củ măng, củ sắn, bắp ngô để cầm cự qua ngày.

Văn hóa thực vật thể hiện rõ đặc trưng trong cơ cấu bữa ăn của

người việt khi cơm và rau đều là sản phẩm trồng trên đất Cách ăn

của người việt đa phần đều “canh tập tàng thì ngon”, ăn nhiều loại

rau cùng một lúc Cách chê biến của người việt đa phần là luộc,

nấu để phù hợp vói khí hậu nóng ẩm việt Nam.

2.2 RAUMÀƯ XANH TRONG TÂM TRÍ NGƯỜI VIỆT

Trang 15

2.3 CÁ

HƯƠNG VỊ ĐỘC ĐÁO CỦA ẨM THỰC VIỆT

Văn hóa biển và sông nước có mặt trong cơ cấu bữa ăn người việt, cá ở đây không

phải chỉ riêng cá, mà còn là các sản phẩm từ văn hóa sông nước, văn hóa biển Đó có

thể là tôm, cua, mực, trai, ngao, hên nhưng cơ bản là cá nhỏ đánh bắt ở ao, hồ.

Từ cá, người Việt đã chê biên ra sản phẩm có

hương vị độc đáo, mang nét riêng của dân tộc ta; đó

chính là nước mắm Từ biển, các diêm dân sẽ làm

nên hạt muối mặn mà để kết nối hai miền văn hóa:

núi cao và biển rộng thành sự hợp nhất hài hòa, triết

lý: “Tay bưng chén muối đĩa gừng - Gừng cay muối

mặn xin đừng quên nhau.”

99

Trang 16

3 Lối ăn của người Việt:

3 LỐI ĂN CỦA NGƯỜI VIÊT

Tính tổng hợp thể hiện trong việc chê biến món ăn một cách tổng hợp Người Việt thường ít khi ăn một món đơn nhất mà thường ăn các món cùng n hau Như các gia vị đi kèm món ăn cũng làm nên nét độc đáo cho ẩm thực việt

Nam: “Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi củ giềng.”

Cho đến nay, tính tổng hợp vẫn vẹn nguyên như thế ví dụ như nấu bát canh chua, phải có gia vị có hành, có cà chua để thêm bắt mắt Đặc biệt, tính tổng hợp được biểu hiện rõ qua hình ảnh bát nước mắm.

Bát nước mắm là kết tinh của sự pha chế tổng hợp, sự hài hòa giữa vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị ngọt của đưòng, mùi thơm của tỏi, mặn mà của nưđc chấm Đó là linh hồn của mâm cơm việt, là biểu tượng của tình đoàn kết

3

TÍNH BIỆN CHÚNG LINH HOẠT

Đặc sắc trong văn hóa ẩm thực việt Nam thể hiện qua tính linh hoạt khi sử dụng các nguyên liệu và dụng cụ để bày biện và chế biến bữa ăn Biểu tượng

cho tính chất này là hình ảnh đôi đũa Khác với phương Tây, họ dùng rất nhiều dụng cụ để phục vụ bữa ăn như: dao, dĩa, thìa, còn ở Việt Nam, người việt chỉ sử dụng đôi đũa Đôi đũa có rất nhiểu công dụng như: gắp, và, dầm, khuấy,

đảo, trộn, rang, xào,

Xét rộng ra, đôi đũa không chỉ là dụng cụ ăn uống mà nó còn chứa đựng

triết lý của sự hài hòa trong văn hóa ứng xử Từ trưóc đến nay, đa phần ta sử dụng đũa tre, gỗ - những vật dụng có sẵn từ tự nhiên, ít dùng đồ nhôm, đồng

Đôi đũa phải đồng chất, đồng màu, đồng dạng Người Việt quan niệm “vợ dại

không hại bằng đũa vênh” hoặc “đũa mổc mà chòi mâm son”, đôi đũa còn là

hình ảnh tượng trưng cho tình cảm “bây giò chồng thấp vợ cao — như đôi đũa

lệch so sao cho vừa”, tình đoàn kết như cầu chuyện “bó đũa”.

Đôi đũa là sự hóa thân của mỏ con chim Lạc trên trống đổng Đông Sơn, là

ẩn dụ cho mái chèo trên sông nước việt Nam Đôi đũa không chỉ xuất hiện

trong đời sống hằng ngày mà nó còn xuất hiện trong đời sống tâm linh Khi ng ười thân ra đi, bát cơm cúng không thể nào thiếu đôi đũa cắm thẳng đê’ kết nối

âm dương Trên bàn thờ tổ tiên, đôi đũa

có mặt như sự thành kính của con cháu.

M ĨÍNH CỘNG ĐỒNG

Nêu người phương Tây để cao tính cá nhân nên

họ thường ăn theo suất thì người Việt Nam đề cao

tính cộng đồng Điều đó thể hiện rõ ngay trong hình

ảnh “mâm cơm gia đình”.

Hình ảnh các món ăn xếp trong mâm gợi vể hình

ảnh cả gia đình quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa

trò chuyện Bữa cơm chính là dịp đoàn tụ của các

thành viên, là thời điểm mọi người gác hết mọi công

việc để dành thời gian cho gia đình Bữa ăn có ý

nghĩa thiêng liêng vói ngưòi việt, nên người ta

thưòng ý thức rất rõ về việc tập hợp các thành viên,

đợi chờ nhau cho đến khi đầy đủ Vì vậy, mâm cơm

gia đình luôn trở thành một hình ảnh đẹp trong tâm

trí của những người học hành, làm àn xa quê Họ đau

đáu chò dịp để về nhà ăn cơm mẹ nấu, nghe cha kể

chuyện Đó là hương vị tình thân mà chẳng ai có thể

quên được Thậm chí, tính cộng đổng còn được thể

hiện khi người ta còn hướng vể những người đã mãi

mãi ra đi, người sống mời cơm người đã khuất như

một sự san sẻ, như bày tỏ nỗi nhớ thương vẫn mãi

đong đầy.

Khi đang ăn, nếu bất chợt có khách, chủ nhà

thường rất hồ hởi mời chào “mời bác ăn cơm với gia

đình nhà em”, “cháu mời bác vào ăn cơm” bởi vì

người việt quan niệm ăn cho vui, thêm bát, thêm đũa

chứ không thêm mâm, thêm nồi.

Trong bữa ăn, người việt tạo không khí đầm ấm, vui

vẻ Khác với phương Tây, người việt thường trò

chuyện trong bữa ăn Họ kê’ cho nhau về việc đồng

áng, chuyện học hành của con cái hay hỏi nhau vể

những dự định tương lai Đây cũng là dịp đê’ cha mẹ

với con cái được gần gũi với nhau hơn Tuyệt đối,

người Việt tránh cãi nhau trong bữa cơm vì họ quan

niệm “tròi đánh tránh miếng ăn”.

Trang 17

III TẬP TỤC ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT:

Từ xa xưa cho đến nay, người Việt có nhiều thói quen ăn uống đặc sắc Trên thực

tế, nhiều người cho rằng đó là lẽ hiển nhiên mà không biết phía sau những hành độnggiản đơn đó, những món ăn quen thuộc đó là cả tầng văn hóa sâu xa và cao đẹp.Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống ở 63 tỉnh thành Mỗi dân tộc, mỗivùng miền lại có những tập tục khác nhau, cách ăn uống khác nhau

Ở phần này, tôi sẽ đưa ra 6 tập tục của người Việt: Ăn cơm và ăn xôi, ăn mắm, ănnội tạng động vật, ăn rau ghém, uống trà và uống rượu

Trang 18

1 Ăn cơm và ăn

xôi

1.

ĂN CƠM VÀ ĂN XÔI

Cơm và xôi đều từ cây lúa mà ra, nhưng người Kinh, người

Mường, người Tày phân biệt rõ ràng giữa gạo tẻ và gạo nếp Nhưng

có một loại gạo nương nằm trung gian giữa tẻ và nếp, không hẳn là

xôi, nhưng thơm và dẻo hơn gạo tẻ Gạo nương được sử dụng nhiều

ở các vùng miền núi có lẽ, đây là nguồn gốc tục cúng xôi nếp của

người việt để tưởng nhớ gốc gác Mường của minh.

Người Việt nói chung không thể ăn xôi hay gạo nương kéo dài

bởi vi họ cảm thấy nóng bụng Những ngày đói như những năm 45,

họ thường xuyên phải ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, Nêu thiếu gạo

thì nấu cháo, nên có câu “cháo húp quanh nợ trả dần” Ăn cháo chỉ

no tạm thời, nhưng nó lại là cách tốt nhất để phục hồi sức khỏe đối

vói người ốm vào mùa đông, trâu bò cũng hay ốm do rét, người ta

cũng nấu cháo cho chúng Trâu bò không có bản năng ăn cháo

trong đồ đựng, nên người ta lấy ống tre đựng cháo rồi dốc ngược

vào mồm chúng.

Cúng bằng cơm và xôi là tập tục thường xuyên Khi người thân

chết, cứng không thể thiếu bát cơm xói vừa phải cho đẹp mắt Cúng

xong người ta ăn bát cơm đó, như là hưởng lộc của tổ tiên Bát xôi,

quả trứng để trên hòm áo quan người chết có ý nghĩa là nhân

duyên Bát xôi là cái duyên, quả trứng là cái nhân, nhân duyên hợp

nhau, cuộc sống sẽ kéo dài mãi mãi.

Đặc biệt, người Việt coi thóc gạo như thần, thờ cúng thóc gao cũng như thờ cúng tổ tiên, vì vậy, đối với thóc gạo, họ không bỏ

đi thứ gì Nêu cơm vãi thì phải nhặt lên, người không ăn thì để gia súc ăn Cơm ăn không hết, họ đem làm mẻ, sau này nấu bỗng canh chua; hoặc phơi cơm thừa ra nắng làm cơm khô, sau này ăn thì đem rang Hàng ngày, cơm thừa canh cặn đổ vào cho lợn ăn.

Từ hạt gạo, họ chê biến ra nhiều món như: bún, phở, bánh đa, các loại xôi, Họ thường ăn chứng vào bữa sáng Điều đó đã tạo nên nét độc đáo, phong phú trong ẩm thực Việt Nam.

Trang 19

2 Ăn mắm

Ngày nay, nưóc mắm được coi là đặc trưng của ẩm thực việt Nam Nhưng xuất phát điểm của nó lại là một câu chuyện rất đặc biệt Ăn mắm thoạt tiên là lối ăn của người nhà nghèo,

để tất cả những thực phẩm không thể để lâu dài vào một cái hũ, gần như để thiu thối, mỗi bữa chưng lên ăn với cơm Ngày xưa, hầu như nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ đều có hũ tương, hũ mắm Ăn thực phẩm có vị thối không chỉ riêng người Việt Nam xưa, mà còn có đậu phụ thối của người Trung Hoa, pho mát của người phương Tây cho đến nay, kỹ thuật làm mắm phát triển hơn, nước mắm đã trở thành loại thực phẩm đặc trưng của người việt.

Nhiều nền ẩm thực khác cũng sử dụng nưóc chấm, như Trung Quốc thì châm ma gi, người Phương Tây chấm mù tạt, xốt kem hoa quả Nhưng chấm như người việt thì là độc nhất vô nhị Trải dài từ Bắc vào Nam, ở đâu cũng sử dụng nước mắm Thậm chí, mỗi món lại có một loại nước mắm khác nhau Bún chả, nem, ốc luộc, bánh cuốn có ngon hay không là phụ thuộc vào nước châm Ở miền núi, người ta thêm vào nước chấm các loại quả muối như măng, sung,

2. ÀN MẮM

Trang 20

3 Ăn nội tạng động vật

3 ĂN NỘI TẠNG ĐỘNG VẬT

Ăn nội tạng động vật được

coi là tập tục của người Việt

Mường Nêu phương Tây, họ chê

món pa-tê bằng gan lợn băm với

thịt, ruột lợn làm bong bóng nhồi

xúc xích; hay người Trung Hoa

làm lạp xưởng thì người việt

Mường thích ăn lòng lợn luộc thái

nhỏ, lòng nhồi, cháo lòng,

Đỉnh cao của việc ăn nội tạng động vật là ăn tiết canh dưới dạng sống, còn tim, gan, cật, mề, họ dùng để nấu miến hay xào với rau.

Ở miền núi Tây Bắc, món “phèo”

luộc chín, là đoạn ruột non vẫn còn thức ăn vừa được tiêu hóa của động vật ăn cỏ, được coi là món quý.

Bên cạnh món ăn, người Việt còn ngâm rượu bằng các loại thú rừng như: rắn, bìm bịp, cao trăn, hổ, khỉ, Cho đến ngày nay, tập tục này đã bị biến tưóng, nhiều người làm hẳn bể rượu để ngâm cả một con gấu.

Trang 21

4 Ăn rau ghém

Đối vởi người phương Tây, họ có gia vị: tỏi, hành, hạt tiêu, muối, Đôi với người Trung Hoa, họ thêm thuốc Bắc vào nấu nướng Người việt sau du nhập tất cả các loại trên, trừ thuốc Bắc, và còn có thêm rất nhiều loại rau ăn ghém như: rau xà lách, húng, thơm, mùi, kinh giới,

ngổ, diếp cá, tía tô,

ĂN

GHÉM

Ăn ghém là ăn cùng với rau, hoặc

thực phẩm gì có tính chất gia vị Đôi với

người Việt, rau có 2 loại: loại ăn chính như

rau muốn, rau cải; loại ăn ghém như rau

thơm, rau húng, Đôi khi, rau chính được

muối, ăn như loại ghém, như dưa muối, cà

muối.

Ăn ghém trở thành điều quan trọng

trong ẩm thực việt Nam, nếu thiếu nó thì

các món ăn mất tính hấp dẫn Điển hình là

thịt gà phải có lá chanh; thịt chó phải có lá

mơ, riềng; thịt bò phải có tỏi; thịt lợn phải

có hành,

Ngày đăng: 06/01/2025, 18:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Hồng, Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2. Phan Cẩm Thượng, Tập tục đời người, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội 3. Lê Rin, Việt Nam miền ngon, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập tục đời người", Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội3. Lê Rin, "Việt Nam miền ngon
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
4. Bài báo “Ẩm thực ngày Tết” đăng trên báo Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩm thực ngày Tết”
5. Bài báo “Phát triển ẩm thực du lịch Việt Nam ” - báo Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển ẩm thực du lịch Việt Nam ”
6. Bài viết “Độc đáo nét văn hóa truyền thống ẩm thực xứ Mường” trên trang Tin tức du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Độc đáo nét văn hóa truyền thống ẩm thực xứ Mường”
7. Bài báo “Nét văn hóa ẩm thực xứ Mường” - báo Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nét văn hóa ẩm thực xứ Mường”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình bản sắc văn hóa việt bởi cơm không chỉ là - Tiểu luận CSVHVN - Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch
Hình b ản sắc văn hóa việt bởi cơm không chỉ là (Trang 13)
Hình ảnh ấy đã đi vào câu ca dao “Ai ơi bưng - Tiểu luận CSVHVN - Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch
nh ảnh ấy đã đi vào câu ca dao “Ai ơi bưng (Trang 13)
Hình ảnh ây đã đi vào ca dao, trở thành niềm thương nỗi nhớ - Tiểu luận CSVHVN - Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch
nh ảnh ây đã đi vào ca dao, trở thành niềm thương nỗi nhớ (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w