Việt Nam là quốc gia có hệ thống lễ Tết phong phú. Chúng ta có 12 cái Tết trong năm. Đó là Tết Táo Quân, Tết Nguyên Đán, Tết Khai Hạ, Tết Thượng Nguyên, Tết Thanh Minh, Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, Tết Trùng Cửu, Tết Trùng Thập, Tết Hạ Nguyên. Ở mỗi cái Tết lại có sự khác nhau về ẩm thực. Mỗi món ăn đều có một ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Hay trong mâm cỗ cúng của người Việt nhất thiết phải có con gà trống. Theo quan niệm của văn hoá Việt, con gà là tượng trưng cho những điều lành, tương lai tốt đẹp. Gắn với nền nông nghiệp lúa nước của nước ta, do đó mâm cỗ luôn bắt buộc có gà trống. Gà là loài vật được thuần hóa từ xa xưa, hiền lành dễ mến và gắn bó với con người. Gà trống gắn với 5 đức tính tốt đẹp của con người:
• Thần tử: gà có mào màu đỏ và dáng đi oai phong.
• Chiến binh: có cựa nhọn biểu trưng cho khả năng chiến đấu.
• Dũng cảm: quyết liệt bảo vệ cộng đồng.
• Nhân hậu: gà hay nhường thức ăn cho bầy đàn.
• Trung tín: gà trống gáy mỗi sáng mai, báo hiệu ngày mới bắt đầu.
Có thể thấy, vật phẩm dâng cúng rất quan trọng, mang cả ý nghĩa thực tiễn và tinh thần.
Biểu trưng cho sự hiếu kính để dâng lên tổ tiên, do đó, gà trống trở thành vật phẩm cúng không thể thiếu. Đó chính là lý do vì sao con gà xuất hiện trong mâm cỗ cúng. Mang đầy đủ ý nghĩa mà con cháu dâng lên tiên tổ, ông bà. Đó cũng là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam từ xa xưa để lại.
Trong 12 lễ Tết, tôi chọn Tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực và Tết Trung Thu để làm nổi bật sự độc đáo của nền ẩm thực Việt Nam trong ngày Tết.
ẨM THỰC NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
NÉT VĂN HÓA CHẢY THEO CHIÊU DÀI DAT NƯÓC
Theo phong tục chung, Tết của người việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ vởi các món ăn đặc biệt mà ngày thường ít có. Mâm cỗ phải thịnh soạn, hấp dẫn vói đầy đủ màu sắc, như: màu xanh của bánh chưng, màu đỏ tươi của xôi gấc, canh măng vàng, đĩa giò lụa hồng hồng... để tạo nên mâm cỗ cổ truyền đậm đà bản sắc việt. Trên cái nền chung ây, khi đi dọc miền Tổ quốc những ngày Tết, chúng ta lại bắt gặp những bức tranh ẩm thực khác nhau giữa 3 miền Bẳc- Trung-Nam, vói những món ăn không quá cao sang về nguyên liệu, nhưng cách chê biến khác nhau xuất phát từ văn hóa vùng miền và những yếu tố khách quan liên quan đến địa lý, khí hậu, đặc sản địa phương...
TẾT HÀN THỰC
(3 THÁNG 3 ÂM LỊCH)
Mâm cỗ miền Bắc - tinh tế và khéo léo
Mâm cỗ miển Trung - âm hưởng chắt chiu, chia sẻ
Mâm cỗ miền Nam - sự giao lưu văn hóa
Đặc biệt, mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng thê’ hiện sự tính tê và khéo léo, chú trọng hình thức, phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau. Trong đó mâm cỗ của người Hà Nội được đánh giá là bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt. Bánh chưng là thứ không thể thiêu không chỉ vói ẩm thực ngày Tết cổ truyền miền Bẳc mà còn của cả đất nước.
Bên cạnh đó, xôi gấc, giò lụa, giò xào, thịt gà, nem rán, thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng, cùng đĩa nộm su hào hoặc đu đủ là những món phải có trong dịp Tết. Món nưóc cũng phong phú không kém: miến nấu lòng gà, chân giò hầm với măng lưỡi lợn, mọc nước... Món nào cũng đậm đà hương vị, khiến người ta cứ nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.
Người miền Trung cũng cầu kỳ, tỉ mĩ nên các món ăn ngày Tết cũng được chăm chút kỹ lưỡng. Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung nhìn thấy trong đó cả âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ. Người miền Trung không có bánh chưng mà làm bánh tét, món bánh có hương vị rất gần gũi với bánh chưng. Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in...
Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiêu nem chua, thịt giấm. Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi vẫn lưu giữ những món ăn từ cung đình, thì mâm cỗ Tết càng tỉ mỉ và cầu kì. Món thịt tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim hấp dẫn.
Nêu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu của dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ...
được ngâm chua mặn, tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hũ dưa món đầy sắc-vị thì cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang, những món ăn ngày Tết của miền Trung, qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.
Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất phác, xởi lởi, có lẽ bởi vậy, văn hóa ẩm thực ngày thường cũng như ngày Tết của miền Nam thường đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung. Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày Tê’t của vùng Nam Bộ.
Ngày tết, người miền Bắc dùng bánh chưng, người miền Nam ăn bánh tét. Ở Nam bộ còn lưu truyền câu ca dao: “chim kêu ba tiêng ngoài sông/
Mau lo lựa nếp hết đông tết về”. Có khá nhiều loại bánh tét như bánh tét mặn, bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt... và món ăn không thể thiêu được, dù bất luận nhà giàu hay nghèo, là thịt kho tàu - hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa là sự kết hợp hài hòa âm dương, của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nưóc dừa ngọt. Món này khi cúng hay ăn thường kèm với cơm trắng và dưa giá.
Món khổ qua dồn thịt cũng góp phần không nhỏ cho hương vị ẩm thực ngày tết ở miền Nam.
Món canh khổ qua như là sự tiễn biệt điều khó khăn và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp hơn với những điều may mắn sắp tới.
2 6
Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh".
Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thê giới.
Trong lịch sử Trung Quốc, có một người hiển sĩ tên Giói Tử Thôi được vua Tấn văn Công yêu mến.
Nhưng không may, Giới Tử Thôi bị chết cháy. Vua Vua thương xót, lập miêu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).
Còn ở Việt Nam, người việt làm bánh trôi bánh chay để thê cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên chứ không có liên hệ đến Giới Tử Thôi phương Bắc.
Người việt Nam cũng không kiêng lửa trong ngày này mà ngược lại, người việt còn quây quần bên nhau nặn bánh, nấu bánh tạo nên không khí đầm ấm, sung túc.
Cho đến nay, bánh trôi bánh chay cũng được sáng tạo thành nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên một nét
“hiện đại” trong nền văn hóa truyền thống bao đời.
Tết trung thu được tổ chức vào rằm tháng Tám hằng năm, là lễ hội của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, việt Nam... Ở mỗi quốc gia, Tết trung thu lại có một nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau.
Ở Việt Nam, Tết trung thu là Tết đoàn viên. Ẩm thực trong Tết trung thu rất phong phú.
MÂM CỖ TRUNG THU Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nưóng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp
và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đên khi trăng lên tói đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.
BÁNH NƯỚNG Bánh nướng được làm với lóp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu vói mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nâu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trưỏc kia tại việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm,
TẾT TRƯNG THU
2 8 mứt, hạt dưa, lạp xường.
BÁNH DẺO
Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm vói vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính
trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nưóc hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nưởng.