ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC ĐẾN VĂN HÓA DU LỊCH: 28 1. Việt Nam miền ngon

Một phần của tài liệu Tiểu luận CSVHVN - Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch (Trang 29 - 39)

1. Việt Nam miền ngon:

1.1. Văn hóa ẩm thực ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn:

Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền lại có một đặc sản khác nhau, có những hương vị khác nhau và cách bài trí, cách ăn uống cũng có sự khác biệt.

Ở mảnh đất thủ đô, cách ăn uống đánh giá nét thanh lịch của người Hà Nội. Trong ẩm thực, người Hà Nội “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Nét thanh lịch trong ẩm thực của người Hà Nội thể hiện rõ nét ở sự thanh đạm. Thời Hà Nội còn nghèo khó, mâm cơm phổ biến trong mọi nhà chỉ vài ba món. Khi là mấy con tôm rang, dăm miếng thịt kho, đĩa rau luộc... nhưng luôn đem lại cảm giác ấm cúng, thanh sạch. Khi ăn, người Hà Nội ăn thanh cảnh, cơm chỉ xới bát vơi dưới miệng. Vừa ăn, vừa nói những câu chuyện nhẹ nhàng hằng ngày chứ không ăn một mạch. Nét thanh lịch còn được thể hiện trong cách ứng xử trong bữa ăn. Ngồi vào mâm, người lớn chưa cầm đũa, trẻ con chưa được ăn. Trước khi ăn, người ít tuổi phải mời người trên, trẻ con phải mời ông, bà, cha, mẹ và các anh, các chị rồi mới cầm đũa. Thậm chí, theo “quy tắc bất thành văn”, phải gắp rau trước, rồi mới gắp thịt, cá. Điều đó phần nào thể hiện sự thanh đạm, kiềm chế thói ăn uống hàm hồ. Mâm cơm có bát canh thì phải lấy thìa múc chứ không được lấy đũa gắp. Người bề dưới ăn xong trước phải xin phép rời mâm.

Ở Huế - mảnh đất cố đô, ăn uống là một nghệ thuật. Người Huế ăn bằng ngũ quan.

Mâm cơm được bày ra, hay món ăn được chế biến bày lên đĩa, dù là bữa cơm cung đình mà ta hay gọi là "cơm vua", hay bữa cơm bình dân trong mỗi gia đình, phải đảm bảo một đặc tính nổi bật là tính hài hòa". Món ngon Huế không chỉ ăn bằng miệng, mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm, tai nghe những âm thanh quyết rũ, tức là ăn bằng ngũ quan! Hài hòa về màu sắc, hương vị, hài

3 0

ăn, người Huế xem ẩm thực là một nghi lễ. Dù đơn giản hay bày biện phong phú, bữa ăn phải thanh tịnh, chén đĩa tươm tất, tư thế ngồi đằng thằng. Không lăng xăng, ồn ào trong lúc ăn. Văn hoá ẩm thực Huế là sự trả lời cho câu hỏi "ăn như thế nàỏ" chứ không phải là

"ăn cái gì?".

Với Sài Gòn, mảnh đất có nhiều kẻ tha phương, người ta đến Sài Gòn lập nghiệp mang theo tập tục, thói quen ăn uống của quê hương. Vì vậy, Sài Gòn được xem là trung tâm ẩm thực của khu vực Đông Nam Bộ và là điểm giao thoa giữa ẩm thực Bắc - Nam, Đông - Tây.

Người Sài Gòn tính tình xởi lởi, chân thành. Họ rất dễ dãi chuyện ăn uống, miễn sao được ăn no và đầy đủ chất, chứ không cần trang trí cầu kỳ. Nhưng riêng chọn nhà hàng đãi bạn, người thân thì người Sài Gòn tỏ ra rất sành điệu, mặc dù có thể không giàu có lắm. Mọi người đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp đều rất sành sỏi chọn nhà hàng, chọn đồ ăn thức uống rất kỹ, dựa trên túi tiền của mình. Trong bữa ăn, họ không mời từ cao xuống thấp như người Hà Nội, họ chỉ mời “cả nhà ăn cơm”, thậm chí là không mời. Nếu đêm về người Hà Nội chỉ muốn về nhà, quây quần bên người thân thì người Sài Gòn ngược lại. Họ thích lao ra đường lúc 9 giờ tối, tìm những khoảng khắc thư giãn bên những quán cà phê hoạt động xuyên đêm, nhấm nháp ly cà phê và tận hưởng một Sài Gòn sôi động, hiện đại thế nào.

1.2. Đặc sản vùng miền:

Việt Nam có 63 tỉnh thành. Mỗi nơi lại có một đặc sản khác nhau. Phải mất rất lâu để kể hết những đặc sản của Việt Nam; vì vậy, tôi chỉ đưa ra một số món ăn tiêu biểu.

ẨM THỰC XỨ MƯÒNG

Người Mường có quan hệ rất gần với người Kỉnh, có cùng nguồn gốc vói người Kinh. Một sô nhà dân tộc học cho rằng người Mường và người Kỉnh có gốc chung là người việt Mường. Cho đến nay, người Mường vẫn giữ được những nét đặc trưng nhất của nền văn hóa truyền thông, đặc biệt là văn hóa ẩm thực, vì vậy, tôi sẽ khám phá sâu hơn về nền ẩm thực này.

Nói tỏi ẩm thực ngưòi Mường không thể không nói tới việc đồ xôi và nưóng cơm (cơm lam). Cơm nếp đồ mang ý nghĩa lón để cảm ơn trời đất cho mùa màng bội thu. Bà con đồ cơm nếp bằng

“cuốp” (loại cây thân mềm) hoặc cây bương, có thể tới 3 cân gạo một mẻ. Khi cơm chín, người ta đổ vào nia, quạt cho nguội, cơm vừa dẻo vừa khô, ăn rất ngon.

Không chỉ đồ cơm nếp, bà con còn đồ cả ốc, rau trộn, măng

đắng, thịt gà, lợn...

Người Mường thích ăn các món ăn có khẩu vị chua, thê nên trong bữa ăn hàng ngày của họ có rất nhiều món chua như cải muối dưa, đu đủ muôi dưa ép, rau sắn muối dưa nấu cá...Đặc biệt, người Mường thích các loại măng ngâm chua.

Do muối bằng nước suôi thay vì nưóc giêng như thông thưòng nên măng chua người Mường thậm chí có thể để hàng năm mà không sợ chua nhũn, nổi váng. Từ măng chua họ có thể kết hợp các nguyên liệu khác để chê biên thành nhiều món ăn mang đặc trưng văn hóa ẩm thực Tây Bắc.

Không một nhà người Mưòng nào lại thiếu hũ măng chua, để xào nấu với cá, thịt gà, vịt. Còn nước chua của hũ măng có thể dùng để kho thịt trâu, kho cá, chấm rau sống...cùng với vị chua, trong ẩm thực người Mường còn có vị đắng, có thể kể đến măng đắng, rau đốm, lá kịa..., đây vừa là thức ăn vừa là thuốc chữa đau bụng. Bà con cũng thường sử dụng ruột và dạ dày con don vừa là vị thuốc chữa dạ dày vừa là món ăn quý hiếm.

Quả ót không thể thiếu trong bữa ăn của người Mường, với món lòng cá, bao giờ người ta cũng băm lẫn với ớt. Vái lòng gà, vịt, cũng có ớt băm vào. Tuy nhiên, điều khác biệt là người ta còn dùng ớt để chế biến thành những món ăn riêng chứ không chỉ làm gia vị xào nấu. Trong quan niệm ăn uống của người Mường cũng rất đặc biệt, khi tra hạt dổi vào trong các món ăn, bao giờ cũng tra số lẻ chứ không phải là số chẵn vì họ cho rằng tra số chẵn thì sẽ mất vị thơm và cay của hạt dổi.

Rượu cần của người Mường rất nổi tiếng bởi cách chê biến và hương vị đậm đà của men, được đem mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.

Phụ nữ cũng giống như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điêu thuốc.

3 2

THẮNG CỐ

Đây là đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc nưóc ta. Đây có thể coi là món ăn dân dã, đậm chất dân tộc gắn liền vói nét văn hóa truyền thống của người Mông.

Người ta nấu thắng cô chủ yếu bằng xương ninh nhừ cùng vối lục phủ ngũ tạng của loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò. Nồi thắng cố to, sôi lục bục, ánh lên lớp mõ màu vàng nhạt, béo ngậy trông thật hấp dẫn. Món ăn nhiều chất đạm, bổ dưỡng như thê mới đủ ấm lòng những người đi chợ xa, trèo đèo lội suối giữa cái lạnh cắt da cắt thịt của mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc này.

Đặc sản xứ Lạng này được chê biến khá cầu kỳ và có hương vị hấp dẫn lòng người. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mói thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó.

Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có phở chua ở Thất Khê, Lạng Sơn là có tiếng hơn cả.

XÔI CHIM MƯỜNG THANH

Đây là đặc sản của tỉnh Điện Biên, xôi chim dẻo thơm sau 2 lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mói ràng. Món ăn này chủ yếu có vào dịp Tết và dành để thết đãi khách quý.

PHỎ CHUA LẠNG SƠN

CHÈ KHO NAM ĐỊNH

Đây là món được chê biến rất công phu. chỉ bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ, qua bàn tay khéo léo của người nấu, ta sẽ có được những đĩa chè ngon. Đây là món thường được làm vào dịp Tết để cúng gia tiên.

BÁNH ĐẬU XANH HẢI DƯƠNG

Bánh đậu xanh đã trở thành một món đặc sản của xứ Hải Dương. Nó còn trỏ thành món quà cho những du khách mua về tặng người thân. Bánh đậu xanh thường được gói trong giỏ quà Tết hay uống kèm vói trà,...

BÁNH NẮNG TÂY ĐÌNH

Bánh nắng Tây Đình (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) - còn gọi là bánh gio - từ lâu đã là món ngon có tiếng, hơn hẳn các nơi khác về cả màu sắc và hương vị.

Theo tục lệ lưu truyền, từ bao đời nay, dân làng Tây Đình mỗi năm được ăn hai cái Tết lón: Tết Nguyên đán và Tết 12 tháng 8 âm lịch (còn gọi là Tiệc làng). Những ngày này, ngoài cỗ bàn thịnh soạn, các gia đình còn làm nhiều thứ bánh, trong đó bánh chưng vuông và bánh nắng dài là hai thứ bánh không thể thiếu trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên. Bởi ngoài tính âm dương giao hòa, hai loại bánh này còn mang ý nghĩa phồn thực.

Bánh mì cay đã trở thành món ăn đặc trưng của đất Cảng. Chiếc bánh mì siêu nhỏ, giòn tan, kẹp pate và nướng trên lò nướng nóng hổi, ăn kèm vỏi một loại nước chấm đặc trưng chỉ có ở Hải Phòng, đó là Chí chương.

BÁNH MÌ CAY HẢI PHÒNG

3 4

THỊT DÊ NINH BÌNH

Thịt dê là một đặc sản của đất cố đô, được chê biển thành nhiều món như: dê nưóng, dê quay, dê hấp, lẩu dê, tái dê,...

Phở được coi là tinh hoa ẩm thực của người dân thủ đô. có nhiều thương hiệu

nổi tiêng như phở Thìn, phở Lý Quốc sư, phở Bát Đàn... Không chỉ là món ăn quen thuộc của người Hà Nội mà còn là đặc sản khiến du khách nào cũng muôn nếm thử một lần.

CỐM VÒNG

Hà Nội vào thu cũng chính là lúc mùa cốm bắt đầu. Khắp các miền vùng trong cả nưởc, có lẽ không có nơi nào không có nếp non, nhưng, chỉ có cốm làng vòng (Hà Nội) mói đậm đà, tinh túy. Người Hà Nội đi xa nhó về nơi chôn nhau cắt rốn của mình cũng là nhớ cốm. Cốm ngon nhất là vào độ giữa thu, khi ấy sữa hạt lúa như tích tụ cả tinh hoa của trời và đất.

Ngoại thành Hà Nội có nhiều làng quê làm cốm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng vòng.

NEM CHƯA THANH HÓA

Món ăn này không cần luộc, hấp mà chỉ cần giò sống, nhất thiết phải từ thịt nạc, ngon, tươi, không dính gân. Nem chua ăn kèm vói lá đinh lăng và tương ớt, đã để lại dư vị sâu sắc trong lòng khách du lịch.

CƠM ÂM PHỦ HUẾ

Đây là món ăn đại diện tiêu biểu về nghệ thuật chê biến đậm nét văn hóa ẩm

thực Huế. vỏi hương vị hài hòa cùng lối bài trí phảng phất nét cung đình, cơm âm phủ Huê đã cho thực khách thưởng thức một món ăn hoàn hảo.

Huê còn làm vương vấn hồn người bởi các món ăn khác như: bún bò Huế, cơm hến, tôm chua,...

PHỎ HÀ NỘI

3 6

GÀ QUAY XÔI PHỒNG BÌNH DƯƠNG BÚN SỨA NHA TRANG

BÁNH XÈO PHAN THIÊT

LẨU MẮM u MINH

BÁNH TRÁNG NƯỚNG ĐÀ LẠT

CƠM TẤM SÀI GÒN

2. Văn hóa ẩm thực - sự vấn vương trong lòng du khách:

Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.. .của con người, ngành du lịch đã không ngừng phát triển ở khắp các quốc gia trên thế giới. Nó đã trở thành một ngành “công nghiệp không khói”, là chiến lược kinh doanh của các tập đoàn lữ hành. Ở Việt Nam, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vì thế, việc kinh doanh du lịch là không thể thiếu trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch diễn ra đúng lịch trình thì việc đầu tiên cần đáp ứng là nhu cầu ăn uống.

Học giả Maslow khi nghiên cứu và đưa ra mô hình về tháp nhu cầu của con người đã chỉ ra, ăn uống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi được thỏa mãn trọn vẹn, con người mới quan tâm tới các nhu cầu khác. Đối với du lịch, dịch vụ ăn uống là yếu tố cấu thành, có vai trò quan trọng để làm nên thành công, tạo sức hấp dẫn và là yếu tố để quảng bá điểm đến, đôi khi còn là động cơ và mục đích du lịch của khách.

Tại các trung tâm du lịch, văn hóa ẩm thực ngày càng được chú trọng. Bởi lẽ, các nơi có dịch vụ ăn uống độc đáo, mang đậm bản sắc thì sẽ tạo được dấu ấn, lấy được niềm tin và sự yêu thích đặc biệt của du khách. Từ đó, kinh tế của người bản xứ được nâng cao hơn.

Với khách du lịch, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu mà cần được nâng lên thành nghệ thuật. Ẩm thực là một nghệ thuật đặc biệt. Nếu các môn nghệ thuật khác như tranh ảnh, nhạc họa đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người thì ẩm thực lại có cái đích đầu tiên là để thỏa mãn cái dạ dày. Sau đó mới đến nhu cầu thưởng thức: món ăn ngon, trình bày đẹp.

Ẩm thực ngày nay là tổng hòa của những yếu tố như món ăn ngon, thực phẩm an toàn, vệ sinh, thú vui của người thưởng thức và hứng khởi của người chế biến. Nhiều khách quốc tế đánh giá cao món ăn của Việt Nam qua trải nghiệm của bản thân hoặc thông tin từ bạn bè.

Trong các lễ hội, du khách tới dự từ nhiều nơi, tạo ra cầu cao đối với ẩm thực.

Nghệ thuật nấu ăn và cách ăn uống của người Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên bạn bè năm châu khen món ăn Việt Nam ngon, nhiều nhà hàng của người Việt Nam mở ra ở các nước thu hút đông đảo thực khách bản xứ. Tại các

3 8

trong những điểm dừng chân hấp dẫn nhất.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người dân Việt Nam đã sáng tạo và để lại một kho tàng đồ sộ các món ăn, đồ uống đặc sắc, phong phú. Nguyên liệu, gia vị, thực phẩm chế biến rất đa dạng và đều là sản vật của thiên nhiên... Với ưu đãi về khí hậu, điều kiện tự nhiên, sự đa dạng của các dân tộc cùng sinh sống nên Việt Nam có một nền ẩm thực khá phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp khẩu vị nhiều đối tượng khách, trừ những món có đặc trưng vùng miền như ăn cay theo thói quen người Huế, ăn ngọt theo thói quen người Nam Bộ. Món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn món Trung Quốc, ít cay hơn món Thái Lan và Hàn Quốc, ít thịt hơn các món của châu Âu - châu Mỹ và dễ tiêu hoá sau khi ăn. Trong chế biến cũng như trang trí, sự kết hợp gia vị đã ứng dụng nguyên lý điều hoà âm-dương.

Đôi khi, ẩm thực truyền thống chính là lý do thu hút khách du lịch. Có những người đến Hà Nội vì nhớ hương cốm mùa thu, đến Huế vì cơm hến hay đến Nha Trang vì bánh canh. Chính vì lý do này, nhiều nhà hàng “mọc lên” để thỏa mãn khách du lịch.

Bên cạnh nhà hàng đậm màu truyền thống, những gánh hàng rong, những quán vỉa hè cũng trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực. Đó gọi là ẩm thực đường phố. Năm 2018 CNN đã vinh danh 23 khu ẩm thực đường phố đặc sắc nhất thế giới, trong đó Việt Nam có đại diện là phở, bánh mỳ, cơm sườn, bánh tôm, bánh xèo. Năm 2017, New York Times, trang WEEK giới thiệu top 10 tour du lịch ẩm thực đường phố hấp dẫn trên thế giới cũng có Việt Nam. Năm 2016 bánh xèo của

Việt Nam từng lọt top những món ăn được yêu thích tại Đại hội ẩm thực đường phố thế giới.

Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm Việt Nam cũng đã dành thời gian để trải nghiệm bún chả, món ẩm thực đường phố nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.

Không chỉ vậy, do sự giao lưu văn hóa nước ngoài, các địa danh du lịch của Việt Nam không chỉ cung cấp đặc sản của địa phương mà trở thành nơi hội tụ ẩm thực của các vùng miền trong nước và trên thế giới, vừa khai thác tinh hoa vừa có thêm nhiều sáng tạo mới.

“Việt Nam nên là bếp của thế giới” - câu nói của chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới Philip Kotler tại buổi hội thảo “ Marketing mới cho thời đại mới” ngày 17/8/2007 trong

Một phần của tài liệu Tiểu luận CSVHVN - Đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w