1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Tài Sản Công Tại Các Trường Đại Học, Học Viện Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Vũ Thanh Tứ
Người hướng dẫn PGS,TS. Phan Thế Công
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 136,38 KB

Nội dung

luận án, luận văn, bài báo, báo cáo nghiên cứu khoa học các cấp… để tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến quản lý tài sản công tại các trường Đại học, Học viện; Các văn bảnquy định của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

HÀ NỘI - 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 3

Người hướng dẫn khoa học:

PGS,TS Phan Thế Công

HÀ NỘI - 2023

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ “Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học

viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập

do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Phan Thế Công, chưa được công bốtrong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nội dung được trình bày trongluận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ

Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình

Trang 4

Trường Đại học Thương mại và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên

đề của từng khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề án

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Phan Thế Công –

Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành đề án này

Cùng với đó, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Tư pháp, Học viện Báo chí và tuyên truyền đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu nghiên cứu, trao đổi và giải đáp những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đề án

Do trình độ và thời gian có hạn đề án chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô và bạn đọc để Đề án được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Vũ Thanh Tứ

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii LỜI MỞ ĐẦU 1 1.

Lý do lựa chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu 3 5 Kết cấu đề án 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ

SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ HỌC VIỆN 7 1.1 CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ HỌC VIỆN 7

1.1.1 Cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 7 1.1.2 Tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 8

1.2 QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ HỌC VIỆN 14

1.2.1 Khái niệm quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 14

1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài sản công 15 1.2.3 Công cụ quản lý tài sản công 17 1.2.4 Nội dung quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 18

iv

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ

SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ HỌC VIỆN 28

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 28 1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan 31

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 33

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở Trung Quốc 33 1.4.2 Kinh nghiệm quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập ở

Australia 35 1.4.3 Bài học kinh nghiệm quản lý tài sản công tại các Trường Đại học và Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG .39

Trang 6

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN .39 QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 39 2.1.1 Nghiên cứu khái quát về các Trường Đại học và Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy 39

2.1.2 Nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Từ pháp Việt Nam và Học viện Báo Chí 41 2.2 THỰC TRẠNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 43

2.2.1 Về số lượng tài sản công 43 2.2.2 Về cơ cấu tài sản 50

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 52

v

2.3.1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược, chính sách quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 52

2.3.2 Thực thi quản lý tài sản công tại các Trường Đại học công lập và Học viện 58

2.3.3 Kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập

và Học viện 72

2.3.4 Rà soát và điều chỉnh quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 73

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 74

2.4.1 Các kết quả đạt được 74 2.4.2 Những hạn chế 75 2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 75

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 78

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU

Trang 7

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 80

3.2.1 Hoàn thiện xây dựng kế hoạch, chiến lược, chính sách quản lý tài sản công tại các trường Đại học và Học viện trên địa bàn quận Cầu Giấy 80

3.2.2 Hoàn thiện triển khai quản lý tài sản công tại các trường Đại học và Học viện trên địa bàn quận Cầu Giấy 80

vi

3.2.3 Hoàn thiện kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công tại các trường Đại học và Học viện trên địa bàn quận Cầu Giấy 82 3.2.4 Hoàn thiện rà soát và điều chỉnh quản lý tài sản công tại các trường Đại học

và Học viện trên địa bàn quận Cầu Giấy 82 3.2.5 Một số giải pháp khác .83

3.2.5.2 Nâng cao ý thức của người sử dụng tài sản công 85 3.3.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI BỘ CHỦ QUẢN 85 KẾT LUẬN 87 TÀI

LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ đào tạo Học viện Báo chí

và tuyên truyền tính đến năm 2022 46

Bảng 2.4: Tình hình tài sản công của các trường Đại học và học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy 48

Bảng 2.5: Tình hình tài sản công của 17 trường Đại học và Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy từ năm 2020-2022 50

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản công theo nguyên giá tại các trường Đại học và Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy 51

Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ công nhân viên của các Trường Đại học và Học viện về công tác lập kế hoạch quản lý tài sản công 54

Bảng 2.8: Đánh giá của cán bộ công nhân viên của các Trường Đại học và Học viện về chính sách về quản lý tài sản công 57

Trang 9

chỉ là thiết bị được sử dụng trực tiếp, mà còn là máy tính và các tài sản khác mà các trườngđại học, học viện dựa vào để quản lý hồ sơ sinh viên, thanh toán học phí và các quá trìnhkhác diễn ra trong hoạt động Tài sản, trang thiết bị của các trường đại học, học viện làmột trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác giảngdạy, hỗ trợ tích cực cho người thầy giáo trong công tác dạy và học Do đó, các tài sản luônđược trường đại học, học viện chú trọng đầu tư Tuy nhiên, quản lý tài sản hiệu quả là yêucầu đặt ra cho các trường đại học, học viện để đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả và giảmthiết bị bị mất và bị đánh cắp Bởi lẽ, quản lý tài sản tốt sẽ nâng cao chất lượng dạy và học,giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tuổi thọ của thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên môn, chocán bộ giảng dạy Đặc biệt, tài sản công tại các trường đại học, học viện có nhiều đặc thùkhác biệt so với tài sản công tại các đơn vị khác Không chỉ khác bởi đây là những tài sảngắn liền với hoạt động giảng dạy và thực hành mà còn khác bởi cơ chế quản lý các tài sảnnày Điển hình là nguồn hình thành tài sản công tại các trường đại học, học viện không chỉgồm nguồn NSNN cấp trực tiếp mà còn hình thành từ các nguồn khác Trong quá trìnhquản lý, sử dụng, các trường đại học, học viện được thu một phần học phí để bù đắp chiphí hình thành nên các tài sản này Chính vì vậy, các trường, Học viện cần phải quản lý sửdụng hiệu quả tài sản đã được giao

Trong quá trình khảo sát thực tế tác giả nhận thấy rằng hoạt động quản lý tài sảncông tại các Trường Đại học, Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nộiđang cho thấy một số tồn tại như:

Thứ nhất, việc đầu tư tài sản còn hạn chế về kinh phí.

Thứ hai, quá trình sử dụng, khai thác tài sản công, trang thiết bị, cơ sở vật chất ở

các Trường, Học viện chưa đồng bộ với quy mô, nhiệm vụ đào tạo và nhu cầu sử dụng, một số đơn vị nghiên cứu thiếu phòng thực hành, chất lượng phòng thực hành chưa đápứng yêu cầu của đào tạo

Thứ ba, công tác quản lý tài sản trong quá trình sử dụng còn kém, gây hỏng hóc,

thất thoát, lãng phí Trong quá trình quản lý tài sản xảy ra hiện tượng không sử

2

dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng dẫn đến hao mòn nhanh Ví dụ như: máy chiếu

không tắt mà sập cầu dao ngay, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng đèn Thứ tư, công tác

kiểm kê mới đảm bảo về số lượng, chưa tập trung vào việc theo dõi chất lượng tài sản, tài sản đó có dùng được nữa hay không cần phải sửa chữa gì, vì vậy khi sử dụng lại

không kịp thời sửa chữa ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo Thứ năm, công tác xử lý,

thanh lý tài sản cũ, hỏng sau kiểm kê còn chưa kịp thời được xử lý Còn tồn tại những tài sản chưa hết thời gian sử dụng nhưng đã hỏng không thanh lý được; hay những tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng do hồ sơ giấy tờ bị thiếu cũng không thanh lý được.Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc cung cấp đầy

đủ, kịp thời trang thiết bị, cơ sở vật chất Đồng thời, sử dụng tiết kiệm tránh lãng phí

Trang 10

nguồn vốn đầu tư của nhà nước tại các Trường Đại học, Học viện trên địa bàn Quận Cầu

Giấy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài sản công tại các trường Đại học,

Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” làm đề

tài Đề án tốt nghiệp cao học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại

các trường Đại học và Học viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Mục

viện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 3 Đối tượng và phạm vi nghiên

cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động quản lý tài sản công tại các trường các

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Tư phápViệt Nam Đại học

- Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung: thực trạng và giải pháp quản lý tài sản công tại các trường Đại học và Họcviện trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong đó tập trung vào các nộidung quản lý như: lập kế hoạch, chính sách quản lý tài sản công, thực thi quản

3

lý tài sản công, kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công, rà soát và điều chỉnh quản lý tài sảncông tại các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Họcviện Tư pháp Việt Nam

Không gian: nghiên cứu điển hình tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học việnBáo chí và Tuyên truyền, Học viện Tư pháp Việt Nam Lý do tác giả nghiên cứu điển hìnhtại các trường này bởi vì quy mô tài sản của các trường có sự khác biệt, Học viện Tư Pháp

có quy mô tài sản nhỏ, các trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyêntruyền có quy mô lớn vì vậy nó mang tính đại diện để

nghiên cứu

Thời gian: giai đoạn từ năm 2020-2022, các giải pháp đề xuất đến năm 2025 4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Đối với dữ liệu thứ cấp:

Đề án nghiên cứu giáo trình, các công trình nghiên cứu khác như sách giáo trình,

Trang 11

luận án, luận văn, bài báo, báo cáo nghiên cứu khoa học các cấp… để tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến quản lý tài sản công tại các trường Đại học, Học viện; Các văn bảnquy định của Nhà nước về quản lý tài sản công.

Trong quá trình thực hiện Đề án tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên trong của các trường, Học viện như: Báo cáo tổng kết các hoạt động của Nhà trường, báo cáotổng kết các hoạt động quản lý tài sản công của Nhà trường, kế hoạch quản lý sử dụng tài sản công, quy chế quản lý tài sản…

- Đối với dữ liệu sơ cấp:

Đề án thực hiện điều tra khảo sát cán bộ trưởng bộ phận các phòng ban cùng cán bộnhân viên làm việc tại bộ phận quản lý cơ sở vật chất thuộc Học viện, Trường Đại học đểhiểu rõ hơn về tình sử dụng, quản lý tài sản công của đơn vị

Để đảm bảo tính khách quan trong khảo sát dữ liệu, tác giả sẽ gửi đi 120 phiếu để cóthể loại bỏ những phiếu không hợp lệ, số phiếu thu về là 117 phiếu, 3 phiếu trả lời thiếu

Tỷ lệ thu hồi phiếu đạt 97,5%

Phiếu điều tra được thiết kế gồm 2 phần:

Phần 1: Những thông tin chung của cán bộ nhân viên: tuổi, giới tính, số năm làm việc, bộ phận và đơn vị làm việc

Phần 2: Là các câu hỏi liên quan đến các vấn đề như quản lý tài sản công tại cácTrường Đại học và Học viện như: công tác lập kế hoạch quản lý và sử dụng tài sản côngtại đơn vị, công tác ban hành và triển khai các văn bản quản lý, thực trạng quản

4

lý tài sản công…

Thang đo của tất cả các biến quan sát liến quan đến việc đánh giá của cán bộ côngnhân viên quản lý tài sản công được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ tươngứng: 1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Không có ý kiến gì; 4 Đồng ý; 5 Hoàntoàn đồng ý (chi tiết tại phụ lục 03)

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

* Xử lý dữ liệu:

Sau khi thu thập, toàn bộ số liệu được xử lý, tính toán và phản ánh thông qua các bảng thống kê

* Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ

liệu thu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê

mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo cùng với phân tích đồ thịđơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng số tương đối và tuyệt đối để đánh giá

tình hình quản lý tài sản trong những thời gian khác nhau

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

Trang 12

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, giá trị của một chỉ tiêu quản lý tài sảncông nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng đơn vị tiền tệ, số lượngnhư cái hoặc đơn vị đo lường mét vuông…

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu quản lý tài sản giữa kỳ kế hoạch và thực tế,giữa những khoảng thời gian và không gian khác nhau, để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của các chỉ tiêu tài sản và quản lý tài sản + Số tương đối:

Tốc độ phát triển về tài sản là số tương đối của một chỉ tiêu tài sản nào đó Số này thể hiện mức độ tăng trưởng về quy mô của tài sản đó giữa năm trước so với năm sau

5

Quy trình nghiên cứu:

Bước 1:

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại

các trường Đại học, học viện trên địa bàn

Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Bước 4: Phân tích thực trạng quản lý tài

sản công tại các Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

Học viện Tư pháp Việt Nam; Đề xuất giải

pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý

tài sản công tại các Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, Học viện Tư pháp Việt Nam

Bước 2: Thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: tình hình tài sản trong 3 năm nghiên cứu, kế hoạch, thực tế triển khai

- Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, số lượng 120 phiếu

Trang 13

Bước 3: Phân tích dữ liệu

1.1 CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ HỌC VIỆN

1.1.1 Cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Giáo dục là lĩnh vực không còn xa lạ với mỗi cá nhân bởi nó đã được hình thành từ rất lâu đời trong cách đối nhân xử thế cũng như phát triển tri thức nhân loại Các cơ sởgiáo dục Đại học công lập và Học viện chính là nơi thực hiện chức năng đào tạo các trình

độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng và là đơn

vị chủ chốt cung cấp sản phẩm giáo dục, đào tạo cho sinh viên, qua đó cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao cho xã hội; thực hiện các hoạt động

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Trường Đại học công lập và Học viện là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học Các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục được Nhà nước trang bị cơ sở vật chất, kể cả đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng

Các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể:

Thứ nhất, các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là nơi cung cấp các dịch

vụ đào tạo cho người dân và chính là nơi thực hiện triển khai các kế hoạch, chính sách đầu

Trang 14

tư cho sự nghiệp giáo dục của đất nước Các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà nước cấp ngân sách để triển khai thực hiện phát triểngiáo dục của đất nước Ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện đượcNhà nước giao đất đai, tài sản, cơ sở vật chất trang thiết bị để thực hiện các mục tiêu vàchính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển các ngành nghề chuyên môn nhằm có được nguồnnhân lực chất lượng cao, có trình độ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệptrên thị trường

Thứ hai, cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện giữ vai trò định hướng phát

triển hệ thống giáo dục đại học của quốc gia Hầu hết các Trường đều thường xuyên đầu

tư vào nghiên cứu khoa học và hoàn thiện các chương trình đào tạo của mình, đồng thờicập nhật và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh

tế - xã hội nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cho người

8

học theo yêu cầu của thị trường Từ đó, chức năng định hướng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo đã hình thành

Thứ ba, Cơ sở giáo dục Đại học và Học viện là nơi cung cấp nhân lực chất lượng

góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Giáo dục có vai trò nâng cao kiến thức conngười lên một bậc cao mới đáp ứng được cả nhu cầu truyền thống và cả môi trường pháttriển xã hội Qua hệ thống đào tạo Đại học và Học viện cung cấp nhân lực chất lượng caocho xã hội để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứucác công trình khoa học cần đến sự sáng tạo, tư duy độc lập, tư duy logic,… đồng thờicung cấp nhân lực cho các ngành nghề các lĩnh vực từ hành chính công đến tư nhân

1.1.2 Tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

1.1.2.1 Khái niệm tài sản công

Ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để tồn tại và phát triển đều phảidựa trên cơ sở nguồn lực của quốc gia và vùng lãnh thổ đó chính là tài sản Ở Việt Nam theo mục 1 điều 3 của Luật quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày21/06/2017, khái niệm về tài sản công được hiểu là: “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữutoàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản côngphục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại cơquan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngânsách nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đấtđai và các loại tài nguyên khác”

Theo Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa (2022), “Đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và cáctài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Có thể thấy rằng Nhà nước sẽ là đại diện chủ sở

Trang 15

hữu tài sản công và giao cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý sử

dụng, nhà nước sẽ quản lý việc sử dụng tài sản đó bằng các hệ thống chính sách, pháp luật và công cụ nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản quốc gia một cách hiệu quả nhất Khái niệm trên đã bao hàm đầy đủ các loại tài sản ở các chế độ khác nhau hình thành nên tài sản và nó không bao gồm tài sản của doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân,

Theo tác giả Nguyễn Việt Bắc (2022), “Tài sản công tại các cơ sở giáo dục công lập

là tài sản bằng vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản mà Nhà nước giao cho các cơ sởgiáo dục công lập quản lý, sử dụng để duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý của cơ

sở giáo dục đại học và hoạt động cung cấp dịch vụ công của cơ sở

giáo dục công lập” Theo cách hiểu này tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học cônglập và Học viện là tài sản nhà nước do Nhà nước giao cho các cơ sở này quản lý sử dụng

để thực chức năng, nhiệm vụ đào tạo của mình

Tác giả có cùng chung quan điểm trên và đưa ra khái niệm như sau: Tài sản công tạicác cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là tài sản của Nhà nước và được Nhànước giao cho các đơn vị này quản lý và sử dụng để thực hiện chức năng nhiệm vụ củamình

1.1.2.2 Đặc điểm của tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Thứ nhất, nguồn hình thành tài sản công của các cơ sở giáo dục Đại học công lập và

Học viện được hình thành từ ngân sách nhà nước và huy động xã hội hóa Đất đai do

Nhà nước phân cho cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện để hình thành khuônviên, trụ sở của Trường cũng là nơi để xây dựng phòng học, ký túc xá, nhà hànhchính Bên cạnh đó, một số tài sản công khác của cơ sở giáo dục Đại học và Học việnđược hình thành từ việc đầu tư xây dựng, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nướchoặc từ nguồn xã hội hóa Ngoài ra, còn có một bộ phận tài sản hình thành từ nguồnviện trợ không hoàn lại được xác lập quyền sở hữu Nhà nước tại cơ sở giáo dục Đạihọc công lập và Học viện Đây là những tài sản mà không trực tiếp được đầu tư xâydựng và mua sắm từ NSNN, tuy nhiên trước khi giao cho các cơ sở giáo dục Đại họccông lập và Học viện sử dụng, đều xác lập quyền sở hữu Nhà nước và ghi thu cho ngânsách nhà nước Theo quy định hiện nay, việc đầu tư mua sắm tài sản của cơ sở giáo dục

Trang 16

Đại học công lập và Học viện có thể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau nhưnguồn NSNN, nguồn thu sự nghiệp hoặc các nguồn huy động khác do bản thân các cơ

sở giáo dục Đại học công lập và Học viện tự huy động và chịu trách nhiệm trước phápluật Đối với những tài sản hình thành từ các nguồn này, cơ sở giáo dục Đại học công

lập và Học viện có quyền sở hữu cũng như sử dụng song

10

phải tuân theo những quy định của nhà nước về quản lý tài sản Thứ hai, tổ chức, cá

nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là người có quyền đưa ra các quyết định về sử dụng tài sản nhưng không phải là người sở hữu tài sản đó, vì tài sản thuộc về sở hữu nhà nước

do vậy cần phải quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng để tránh trường hợp tài sản lãng phí hay bị thất thoát tài sản Đặc điểm này chính là điểm khác biệt cơ bản giữa tài sản công thuộc sở hữu toàn dân với tài sản của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào đó Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân được khai thác, sử dụng vì lợi ích chung của xã hội Tàisản công thuộc sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân) được điều chỉnh bởi “luật công” còn tài sản của một tổ chức chịu sự điều chỉnh của Pháp luật dân sự và quy định của tổ chức đó (điều lệ, quy chế v.v…) Đối với tài sản của một tổ chức cũng như tài sản của

hộ gia đình cá nhân, các quyền về tài sản được tập trung vào chủ sở hữu Tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân) thì quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bịtách rời, trong thực tế quản lý và sử dụng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng mà Nhà nước giao cho các cơ sở giáo dục Đại học

và Học viện sử dụng Mặt khác cả quyền định đoạt Nhà nước cũng phân cấp cho tổ chức, cá nhân trong cơ sở giáo dục Đại học và Học viện quản lý, sử dụng tài sản công

quyết định Thứ ba, các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện có nhiều loại tài

sản khác nhau vì vậy việc quản lý đối với mỗi loại tài sản có đặc điểm khác nhau Bản

chất tài sản công ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo Mỗi trường Đại học hay Học viện lại có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và lĩnh vực đào tạo khác nhau, việc hình thành và sử dụng tài sản công ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện sẽ phụthuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị Loại tài sản công mà nhà nước giao cho các trường Đại học và Học viện quản lý chiếm tỷ trọng và giá trị lớn nhất là nhà đấtphục vụ hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sau đó đến các trang thiết bị, máy móc, phương tiện làm việc và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại Thông thường đối với những cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện thuộc khối ngành kinh tế sẽ rất ít tài sản về máy móc thiết bị đo lường, thí nghiệm Ngược lại, đối với các

cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện thuộc khối ngành kỹ thuật, công nghiệp lại cần nhiều tài sản phục vụ cho công tác nghiên cứu thực nghiệm Tuy nhiên, nhìn chung các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện cần đảm bảo có các loại tài sản

cơ bản như tòa nhà hành chính bao gồm văn phòng của ban giám

Trang 17

hiệu, các phòng ban chức năng như phòng đời sống – thiết bị, phòng kế toán – hành chính,phòng công tác học sinh, sinh viên, phòng khảo thí, phòng y tế, phòng họp, văn phòng cáckhoa chuyên môn Ngoài ra, cần có khu phòng học riêng đó chính là giảng đường, phòngnghỉ của giáo viên; có nơi sinh hoạt của học sinh, sinh viên; ký túc xá sinh viên, sân bãiphục vụ hoạt động thể dục thể thao; thư viện cho hoạt động nghiên cứu và học tập; cáctrang thiết bị cơ bản như bàn ghế, bảng viết, hệ thống máy chiếu, máy tính phục vụ côngtác giảng dạy, máy tính phục vụ làm việc văn phòng và thực hành, các loại máy móc thiết

bị chuyên dùng trong chuyên môn đối với từng ngành học ví dụ như: kính hiển vi, lò sấy,máy khử trùng trong chuyên ngành công nghệ sinh học , các tài sản khác như ô tô, phầnmềm quản lý Như vậy, tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnrất phong phú, mỗi loại tài sản có tính năng, công dụng khác nhau và được sử dụng vàocác mục đích khác nhau Tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnrất phong phú về chủng loại và lớn về số lượng, mỗi loại tài sản lại có giá trị và giá trị sửdụng khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau, đối tượng sử dụng khác nhau dẫn đến việcquản lý đối với mỗi loại tài sản cũng có những đặc điểm khác nhau Vì vậy, bản thân các

cơ sở giáo dục Đại học và Học viện phải xây dựng kế hoạch sử dụng, quy trình sử dụng và

có những văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng các loại tài sản này để đảm bảo sử dụngđúng mục đích, khai thác hết công năng của tài sản tránh thất thoát, lãng phí

Thứ tư, tài sản công cũng như các loại tài sản khác đều có sự hao mòn theo thời

gian và do đó giá trị của tài sản ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện có

xu hướng giảm dần theo thời gian và tần suất sử dụng.

Tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện sẽ bị hao mòn vàgiảm giá trị trong quá trình sử dụng Đây chính là chi phí sử dụng tài sản để tạo ra các sảnphẩm dịch vụ giáo dục và đào tạo, nó được thu hồi thông qua việc nhà trường thu học phí,thu các lệ phí theo quy định của mỗi trường cũng như quy định của Nhà nước Giá trị tàisản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện tự chủ

có thể thu hồi lại thông qua cơ chế tài chính như tính vào giá thành dịch vụ Vì vậy các cơ

sở giáo dục Đại học công lập và Học viện tự chủ được tính phần giá trị giảm của tài sảnvào giá thành dịch vụ và có thể thu hồi lại

1.1.2.3 Phân loại tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Việc phân loại tài sản sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnthực hiện quản lý tài sản chặt chẽ hơn và thực hiện đúng theo quy định của nhà nước

Theo Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa (2022) có thể phân loại tài sản công

12

tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện như sau:

Trang 18

a Xét theo vai trò của tài sản

Tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện gồm: tài sản côngphục vụ các hoạt động sự nghiệp cụ thể là: diện tích đất của đơn vị (đây chính là tổng diệntích đất mà Nhà nước giao cho các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện trực tiếpquản lý, sử dụng hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ được xác lập sở hữu toàn dân theo quyđịnh của pháp luật), nhà cửa, công trình vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác gắnliền với đất trên khuôn viên đất nhà trường đang quản lý; Tài sản là các phương tiện đi lạinhư xe ô tô; xe mô tô, gắn máy và tàu xuồng, canô…; Máy móc, thiết bị và các tài sảnkhác, bao gồm: máy móc phục vụ công tác nghiên cứu, chuyên môn theo ngành đào tạo,các trang thiết bị phục vụ đào tạo máy chiếu, máy tính; thiết bị, dụng cụ quản lý, phầnmềm quản lý và các loại tài sản khác

Với cách phân loại trên giúp cho Ban giám hiệu cũng như lãnh đạo bộ phận quản lýtài sản trong đơn vị hiểu rõ vai trò, tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn

vị từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và tính toán khấu hao chính xác

b Xét theo nguyên giá của tài sản

Với cách phân loại này, ngoại trừ nhà, đất, phương tiện vận tải thì các tài sản kháctrong các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện được chia thành 2 nhóm đó là tàisản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng và những tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồngtrở lên Trong bối cảnh hiện nay, để quản lý tập trung thì cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sảncông mới tập hợp tài sản công có nguyên giá từ 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản

c Xét theo thời hạn sử dụng

Tài sản công gồm các loại sản có thể sử dụng vĩnh viễn ví dụ như tài nguyên đất,nước, không khí và các loại tài sản có thời hạn sử dụng nhất định như tài nguyên khoángsản, các tài sản nhân tạo khác như ô tô, xe máy, máy chiếu, máy tính, bàn học Tuynhiên, cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối bởi tài nguyên đất, nước, khôngkhí mà không có biện pháp quản lý sử dụng bền vững sẽ bị xói mòn, cằn cỗi hay ô nhiễm

d Xét theo nguồn gốc hình thành

Với cách phân loại này tài sản công của cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnđược hình thành do Nhà nước giao đầu tư, mua sắm, có nguồn gốc từ NSNN và tài sảncông từ nguồn huy động, xã hội hóa Cách phân loại này giúp cho việc quản

13

lý và tổ chức hạch toán phù hợp theo từng loại tài sản, góp phần sử dụng hợp lý và có

hiệu quả tài sản công ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện 1.1.2.4 Vai

trò của tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Tài sản công có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các cơ sở giáo dục Đại học

và Học viện Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tài sản công đóng vai trò nền tảng ban đầu của cơ sở giáo dục Đại học

công lập và Học viện, là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu để các cơ sở giáo dục Đại

Trang 19

học công lập và Học viện thực hiện nhiệm vụ được giao.Tài sản công là điều kiện vật chất

không thể thiếu phục vụ cho hoạt động bộ máy quản lý điều hành các cơ sở giáo dục Đạihọc công lập và Học viện Nó bao gồm nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các phương tiện đilại, máy móc thiết bị văn phòng trang bị cho bộ máy quản lý điều hành trường Bộ máy nàykhông thể thiếu được trong mỗi cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện vì bộ máynày không chỉ quyết định chương trình hoạt động của đơn vị mà còn tổ chức các hoạtđộng của đơn vị có hiệu quả cao Muốn nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ máy này theohướng tinh giản biên chế thì phải tăng cường trang bị tài sản làm việc cho các bộ máy này

cả về số lượng và chất lượng tài sản

Thứ hai, tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là điều

kiện cần để thực hiện các hoạt động sự nghiệp của các trường nhằm giúp các trường cungcấp dịch vụ đào tạo theo chức năng của mình Nếu không có cơ sở vật chất trang thiết bịđào tạo chuyên môn thì không thể tạo ra sản phẩm dịch vụ đào tạo vì vậy tài sản công ởcác cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là điều kiện vật chất quan trọng để đàotạo con người và thực hiện hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và áp dụng thànhtựu khoa học vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Để chất lượng giáo dục đào tạo đượcnâng cao thì trong quá trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo phải có đầy đủ trang thiết bịphục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu chính vì vậy, trường Đại học hayHọc viện nào được đầu tư nhiều vào trang thiết bị, phần mềm giáo dục, phần mềm quảnlý thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao và giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn.Mặt khác, tài sản công trong cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là điều kiện vậtchất để nâng cao thể chất và tinh thần cho người học, nâng cao trình độ con người trong laođộng, duy trì, phát triển các hoạt động của trường học làm cho chất lượng hoạt động trongcác cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện ngày càng tốt hơn Ví dụ: Trường Đạihọc có khu vực sân thể thao cho sinh viên của mình, có thư viện rộng lớn, tài nguyên về tài tư liệu tham khảo nhiều, sức chứa người đọc lớn giúp cho sinh viên của họ có

14

thể chủ động tự học, chủ động rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe Thứ ba, tài sản

công của các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là yếu tố góp phần thể hiện

hình ảnh, vị thế của đơn vị Một cơ sở giáo dục có đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi, tạo ra

môi trường học tập và rèn luyện kiến thức đến thể chất và tinh thần cho người học sẽ tạo ra được sự thu hút đối với người học Sự tự hào của người học về mái trường nơi

mà mình theo học thông qua nét đẹp về văn hóa của trường, góc khuôn viên, góc thư viện, sân bóng những kỷ niệm đẹp mà họ có được qua những năm tháng nghiên cứu

và học tập được lưu giữ và quảng bá hình ảnh đến với tất cả mọi người, anh em, bạn bè,đồng nghiệp tất cả những điều này cũng nâng cao hình ảnh vị thế của trường Đặc biệt trong bối cảnh các trường tự chủ về kinh tế thì người học được coi là khách hàng của Trường Do đó, việc thu hút người học của các cơ sở giáo dục Đại học và Học viện

là việc làm cần thiết và tài sản công cũng tham gia vào công cuộc quảng bá hình ảnh

Trang 20

đã xây dựng từ đó hoạt động quản lý xuất hiện Quản lý là việc các nhà quản trị thực hiện

tổ chức điều hành tất cả các hoạt động trong đơn vị để đạt được những mục tiêu đặt ra.Kinh tế, xã hội phát triển, yêu cầu về quản lý ngày càng cao, chất lượng quản lý được cảithiện thông qua những đúc rút kinh nghiệm để tạo ra cơ sở khoa học quản lý Cho tới nay

có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau về quản lý, điều này đến từ việc các tác giả

sử dụng thuật ngữ có liên quan hoặc nội hàm của nó nhưng về cơ bản nó xuất phát từ sựkhác nhau về không gian, thời gian và mục tiêu nghiên cứu Sau đây là một số quan điểm

về thuật ngữ này:

Theo Haror Koontz (1998), “Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định” Trong khi đó, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989), "Quản lý là sự tác động có mục đích tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đã định trước"

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí (2010) “Quản lý là tác

15

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một

tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích tổ chức” Xuất phát từ những khái niệm quản lý trên và đặc điểm của tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học và Học viện thì quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Họcviện được hiểu là: sự tác động có tổ chức và khoa học của chủ thể quản lý đến việc hình thành tài sản, sử dụng tài sản và kết thúc sử dụng (thanh lý) nhằm đảm bảo tài sản côngđược sử dụng tiết kiệm, hiệu quả qua đó thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của một

cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện Dưới góc độ tiếp cận này thì chủ thể quản

lý tài sản công ở các trường Đại học công lập và Học viện là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ chủ quản của các đơn vị này thực hiện vai trò giám sát quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện vai trò tổ chức quản lý tài sản công tại các

cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện thuộc phạm vi quản lý của mình Các phòng ban chức năng quản lý tài sản công được hình thành tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện giúp việc cho lãnh đạo cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện làm nhiệm vụ quản lý tài sản, tổ chức thực hiện cơ chế quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với tài sản công Ví dụ như Phòng

Trang 21

đời sống, phòng quản lý cơ sở vật chất và ký túc xá, phòng quản trị cơ sở vật chất… Tùy đơn vị mà họ có thể đặt tên phòng ban khác nhau Đối tượng bị quản lý ở đây chính là các tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ sở giáo dục đại học công lập quản lý, sử dụng Mục tiêu quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập

và Học viện được hình thành, sử dụng và kết thúc sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm,thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho đơn vị

1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài sản công

Theo tác giả Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa (2022), tài sản công phong phú vềchủng loại, mỗi loại có tính năng, công dụng khác nhau, được giao cho các ngành, cáccấp, các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước,giáo dục và đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học… từ cơ sở đến trung Ương vì vậy quản lýtài sản công phải thực hiện theo nguyên tắc thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quảnlý; đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản cótính đặc thù riêng đối với tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động có tính đặcthù riêng Do vậy quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việncũng phải tuân thủ nguyên tắc này, cần có sự thống nhất quản lý trên cơ sở đảm bảo cơchế, chính sách, chế độ quản lý tài

16

sản công tại các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện phù hợp với đặc điểm củatài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện Trên cơ sở cơ chế, chínhsách, chế độ quản lý tài sản công do Quốc hội, Chính phủ quy định; các cơ sở Giáo dụcĐại học công lập và Học viện quy định cơ chế, chính sách, chế độ

quản lý tài sản công cho mọi tài sản và quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thểđối với những tài sản có giá trị lớn được Nhà nước giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi lànhững tài sản chủ yếu và được sử dụng phổ biến); qui định cơ chế, chính sách, chế độquản lý đối với những tài sản có tính đặc thù riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặcthù) và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù

Ngoài ra, thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công tại các cơ sở Giáo dục Đại họccông lập và Học viện theo tiêu chuẩn, định mức Quản lý và sử dụng tài sản công theo tiêuchuẩn, định mức để công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ sở Giáo dục Đại họccông lập và Học viện phù hợp với đặc điểm của tài sản công; đồng thời để thống nhất tiêuchuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử

dụng, tránh hiện tượng mạnh ai người đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của mình, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản công tại các

cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện; mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đối với các tài sản có giá trị lớn,

Trang 22

sử dụng phổ biến; các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản sử dụng có tính đặc thù Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị quản lý và sử dụng tài sản công Nhà nước đã ban hành Nghị định151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017, theo đó các trường Đại học công lập và Học viện xây dựng tiêu chuẩn, định mức và quản lý sử dụng tài sản dựa trên quy định của Nghị định này.

Về việc thực hiện phân cấp quản lý tài sản công tại các cơ sở Giáo dục Đại học cônglập và Học viện Phân cấp quản lý tài sản công để đảm bảo việc quản lý tài sản công phùhợp với đặc điểm của tài sản công; đồng thời cũng xuất phát từ phân cấp trách nhiệm,quyền hạn quản lý giữa các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện với các cơ quancấp trên; với các đơn vị trực thuộc về việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tàisản; về xây dựng và ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản; về quản lý tài sản công

1.2.3 Công cụ quản lý tài sản công

Nhà nước thực hiện tổng hợp các biện pháp và công cụ để quản lý tài sản công baogồm: hành chính, tổ chức, pháp luật kinh tế, kế toán, thống kê, tuyên truyền giáo dục Đốivới các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện thì công cụ chủ yếu để quản lý tài sảncông đó là chính sách, quy định, kế hoạch quản lý tài sản công, văn bản hướng dẫn sửdụng tài sản công, các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật có liênquan đến việc sử dụng tài sản công Ngoài ra, tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập vàHọc viện còn sử dụng hệ thống các công cụ đòn bẩy kinh tế

để quản lý tài sản công bao gồm: kế toán, thống kê, giá cả, định giá, tài chính, thuế, tíndụng Trong đó, công cụ và biện pháp tài chính có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy

sự hình thành và phát triển tài sản công, khai thác, sử dụng tài sản công tiết kiệm và cóhiệu quả, đặc biệt là công cụ ngân sách, kế toán, định giá và đánh giá lại tài sản Thực hiệncác công cụ tư vấn, dịch vụ về tài sản công góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quản

lý tài sản công tại các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện

Trang 23

Tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện còn xây dựng cơ sở dữ liệu vềtài sản công nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnquản lý chặt chẽ, kịp thời về tài sản công; góp phần đảm bảo cho bản thân đơn vị đượcgiao nhiệm vụ quản lý tài sản công nắm chắc, nắm đầy đủ về thực trạng tài sản công để lập

kế hoạch sử dụng, khai thác và phát triển tài sản công

Đồng thời tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện còn sử dụng công cụkiểm tra, kiểm soát thường xuyên Đây là công cụ hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tài sảncông theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời kiểm tra, kiểm soát

18

để phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản côngkhông đúng quy định của pháp luật, sử dụng tài sản lãng phí, làm thất thoát tài sản hoặc cóhành vi tham ô tài sản công Qua thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đơn vị có thể thực hiện sửađổi, bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch, chính sách, chế độ quản lý tài sản công tại đơn vịcho phù hợp với hệ thống chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách tài chính - ngânsách và phù hợp với thực tế Trên những ý nghĩa đó, kiểm tra, kiểm soát là công cụ hiệuquả góp phần tăng cường công tác quản lý tài sản công cơ sở Giáo dục Đại học công lập

Để lập kế hoạch quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Họcviện cần dựa vào các căn cứ chủ yếu đó chiến lược phát triển của đơn vị, tình hình tàichính của đơn vị, tính cấp thiết của các công trình đối với hoạt động của cơ sở giáo dụcĐại học công lập và Học viện; Quy hoạch phát triển của cơ sở giáo dục Đại học công lập

và Học viện, danh mục đầu tư phát triển của cơ sở giáo dục Đại học công lập và Họcviện Đây là căn cứ quan trọng cung cấp dữ liệu để lãnh đạo các cơ sở giáo dục Đại họccông lập và Học viện phê duyệt kế hoạch quản lý tài sản công nhằm nâng cao chất lượngcủa các hoạt động khai thác, sử dụng, phát huy được vai trò của tài sản đã được giao Bộphận chức năng quản lý tài sản công của trường có nhiệm lập kế hoạch trình lãnh đạo phêduyệt và thường xuyên điều tra, thống kê thực trạng tài sản công và tiến hành kiểm traviệc thực hiện quản lý tài sản công ở các phòng ban, bộ phận trong nhà trường Nội dung

kế hoạch phải đề cập tới công tác quản lý cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đất đai, công tác sửachữa, cải tạo; Công tác kiểm kê, theo dõi, quản lý trang thiết bị, máy móc, tài sản; Công

Trang 24

tác mua sắm tài sản, thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất; Công tác quản lý thực hiện dự án…Xây dựng chính sách quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đào tạo Đại họccông lập và Học viện Chính sách quản lý tài sản công là tổng thể các quan điểm, các biệnpháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý tài sản công của đơn vị.

1.2.4.2 Thực thi quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Các kế hoạch, chiến lược và chính sách quản lý tài sản công được đưa vào thực hiện

từ giai đoạn hình thành tài sản cho đến quá trình khai thác, sử dụng tài sản, quản lý quátrình kết thúc sử dụng tài sản

a Quản lý quá trình hình thành tài sản

*Đối với tài sản hình thành thông qua đầu tư xây dựng

Đối với tài sản thuộc các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện việc quyếtđịnh chủ trương đầu tư tài sản phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản (trangbị), chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng, mua sắmtài sản của từng đơn vị; xác định nhu cầu vốn cho đầu tư mua sắm tài sản được ghi vào dựtoán ngân sách nhà nước hàng năm Sau khi có chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản, việcthực hiện đầu tư, mua sắm tài sản phải được thực hiện theo quy định về đầu tư và xâydựng, quy định về mua sắm tài sản công

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng

Trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy hoạch, kế hoạch có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau và luôn phải đi trước một bước trong hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất củamột đơn vị Tuy nhiên, quy hoạch mang tính chất định hướng phát triển, bước đầu dự báocác nguồn lực thực hiện và bố trí một cách tương đối cụ thể các danh mục dự án, côngviệc… được nghiên cứu đầu tư; trong khi đó kế hoạch có những điểm khác biệt như: cácđịnh hướng, mục tiêu cho thời gian ngắn, tính ràng buộc, pháp định cao hơn, xác định cụthể các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư (quy mô, địa điểm, thời gian, nguồn lực thựchiện…) Hàng năm, các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện báo cáo với cơ quanchủ quản về nhu cầu xây dựng mới hoặc xây dựng thêm nhà phục vụ cho hoạt động sựnghiệp và các công trình xây dựng khác (trụ sở làm việc) để cơ quan chủ quản xem xéttổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền

Trang 25

Căn cứ vào thực trạng của các công trình tòa nhà; tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, cơ quan tài chính nhà nước phối hợp với cơquan kế hoạch và đầu tư thẩm định nhu cầu đầu tư xây dựng để quyết định hoặc trình cấp

có thẩm quyền quyết định danh mục dự án và vốn đầu tư xây dựng ghi vào dự toán ngânsách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước

- Thẩm quyền quyết định đầu tư: Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án xây dựngnhà của các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện thực hiện theo quy định về thẩmquyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc do các trường tựquyết định nếu có đủ điều kiện về tài chính

- Nội dung thực hiện dự án đầu tư: Xin giao hoặc thuê nhà; Xin giấy phép xây dựng nhà (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng); Mua sắm thiết bị và công nghệ; Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng; Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình; Tiến hành thi công xây lắp; Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng; Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết kế và chất lượng xây dựng; Vận hành thử nghiệm, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm - Các hình thức quản lý thực hiện dự án

Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư sẽ lựa chọn một trong những hình thức quản lý thực hiện dự án sau đây: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công trình dự án theo sự ủy quyền Áp dụng hình thức này, chủ đầu tư phải có bộ máy quản

lý dự án đủ năng lực hoặc thành lập Ban Quản lý dự án để quản lý dự án Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền

Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản

lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho Ban Quản lý chuyênngành làm chủ nhiệm điều hành dự án Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án Chủ nhiệm điều hành dự án là một phápnhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng

Hình thức chìa khóa trao tay: Được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấuthầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khâu khảo sát, thiết kế, muasắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào

21

khai thác, sử dụng Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kếhoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ Đối với các dự án sử

Trang 26

dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hình thức này chỉ áp dụng đối với các dự án nhóm C,các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép Chủ đầu tư có tráchnhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.Hình thức tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xâydựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án Hìnhthức này chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư nhưvốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác Chủ đầu tư phải tổ chức giám sátchặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sảnphẩm, chất lượng công trình xây dựng

* Đối với các tài sản được hình thành thông qua mua sắm

Để phục vụ nhu cầu hoạt động, các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnđược mua sắm trang, thiết bị làm việc để trang bị mới hoặc thay thế những tài sản đã hưhỏng, không sử dụng được

- Lập kế hoạch mua sắm tài sản

Hàng năm, các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện dựa vào tiêu chuẩn,định mức sử dụng từng loại tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (ô tô,máy móc, thiết bị ) để xác định nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải và trang thiết bịlàm việc phục vụ đào tạo và nghiên cứu lập dự toán báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên

để tổng hợp báo cáo

- Thẩm định và quyết định dự toán mua sắm tài sản

Thủ trưởng đơn vị thẩm định đưa vào dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vịmình về mua sắm phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạtđộng sự nghiệp, trình cơ quan chủ quản quyết định theo quy định của pháp luật

- Thực hiện mua sắm và thanh, quyết toán

Sau khi dự toán chi về mua sắm phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc, trangthiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền duyệt thì cơ quan tàichính của đơn vị chủ quản cấp trên tổ chức cấp kinh phí mua sắm cho từng trường màmình quản lý theo dự toán đã được phê duyệt; Hiệu trưởng/Giám đốc cơ sở giáo dục Đạihọc công lập và Học viện ký quyết định cấp kinh phí và bộ phận tài

22

chính - kế toán của trường cấp kinh phí mua sắm theo quyết định đã được phê duyệt

Cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích và thực hiện mua sắm tài sản theo đúng quy định của Nhà nước - Các hình thức mua sắm tài sản

Việc mua sắm tài sản được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vàođặc điểm, tính chất của tài sản và yêu cầu quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ Cáchình thức mua sắm tài sản hiện nay đối với các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học

Trang 27

viện bao gồm: mua sắm tài sản thông qua đấu thầu và mua sắm tài sản không thông quađấu thầu

+ Mua sắm tài sản thông qua đấu thầu: bao gồm 2 loại:

Đấu thầu rộng rãi: là hình thức bên mời thầu mời rộng rãi các nhà thầu (tối thiểu

là 5) có đủ năng lực tham dự

Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tốithiểu là 3) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩmquyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được xem xét

áp dụng khi thỏa mãn một trong số các điều kiện sau: Chỉ có một số nhà thầu đáp ứngđược gói thầu; Theo yêu cầu của bên tài trợ nguồn vốn thực hiện việc mua sắm; Do tìnhhình cụ thể của gói thầu mà đấu thầu hạn chế có lợi thế

+Mua sắm tài sản không thông qua đấu thầu:

Các hình thức mua sắm không phải đấu thầu gồm:

Chào hàng cạnh tranh: là hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa trên cơ

sở chào hàng của các nhà thầu

Mua sắm trực tiếp: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu cung cấp hàng hóa trên

cơ sở kết quả đấu thầu đã được trường tổ chức trong năm Hình thức này được áp dụngtrong 2 trường hợp: (1) Cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện có nhu cầu mua sắmhàng hóa phục vụ cho hoạt động thường xuyên trong năm với số lượng và chủng loại ổnđịnh; (2) Thực hiện mua sắm trực tiếp trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiệntrong năm hoặc hợp đồng đang thuê thực hiện với điều kiện bên mời thầu có nhu cầu tăngthêm số lượng, hàng hóa mà trước đó đã tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo đơn giákhông vượt quá đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó

Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau: Mua sắm khẩn cấp dothiên tai, sự cố, dịch bệnh cần khắc phục ngay và mua sắm đặc biệt khác; Gói thầu theoyêu cầu của cơ quan tài trợ phải chỉ định thầu; Hàng hóa do doanh nghiệp

23

trong nước độc quyền sản xuất và có giá bán thống nhất trong toàn quốc; Hàng hóa docông ty nước ngoài độc quyền sản xuất, đồng thời có độc quyền phân phối, tiêu thụ ở ViệtNam; Các gói thầu có tính chất đặc biệt, là hàng hóa có liên quan chặt chẽ tới hàng hóakhác đã được một nhà thầu cung cấp và có bằng chứng chứng minh rằng chỉ nhà thầu đómới có thể thực hiện gói thầu với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất Các trườnghợp đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ) quyết định

*Đối với tài sản hình thành do bàn giao, điều chuyển

Đối với tài sản được hình thành do bàn giao, điều chuyển (bao gồm cả tài sản mớiđược mua sắm và tài sản đã trải qua một thời gian khai thác, sử dụng): Căn cứ biên bản bảngiao và các tài liệu khác liên quan đến tài sản, cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Trang 28

tiến hành lập hồ sơ về tài sản (gồm các thông tin: nguyên giá, năm đưa vào sử dụng, giá trị

đã hao mòn, giá trị còn lại, hiện trạng tài sản…) làm cơ sở ghi chép sổ sách quản lý tài sản,hạch toán kế toán theo quy định, làm cơ sở cho việc bố trí khai thác, sử dụng, duy tu, bảodưỡng tài sản

b Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công

Quá trình khai thác, sử dụng tài sản công là quá trình diễn ra hết sức phức tạp; thờigian khai thác, sử dụng tuỳ thuộc đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản; quá trìnhnày đều được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao trực tiếp quản lý khaithác, sử dụng tài sản Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng tài sản được tính từ ngàynhận tài sản (giao tài sản) đến khi tài sản không còn sử dụng được phải thanh lý hoặc hếtthời hạn sử dụng (đất đai) Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng tuỳ thuộc vào đặcđiểm, tính chất của mỗi loại tài sản, cụ thể như sau:

Đối với tài sản thuộc các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện là thực hiện

sự quản lý việc sử dụng phải theo công năng, mục đích nhất định Những tài sản cần thiết

và có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng (trang cấp) thì phải xây dựngtiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng;đồng thời, tất cả các tài sản phải có chế độ quản lý, sử dụng; trong đó, chú ý đến việc đăng

ký sử dụng tài sản, xây dựng quy chế quản lý từng loại tài sản Sau nữa là quản lý việc điềuchuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, tức làđiều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có tài sản đối với đơn vị này thì không còn sửdụng được nhưng đối với đơn vị khác lại vẫn có thể sử dụng được; chế độ quản lý việc sửachữa tài sản v.v nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản tiết kiệm và có hiệu quả phục vụthực hiện nhiệm vụ của đơn

24

vị; đó là yêu cầu cao nhất của quá trình quản lý, sử dụng tài sản thuộc khu vực hành chính

sự nghiệp Ở tất cả các quốc gia đều lấy việc quản lý tài sản công để phục vụ cho đơn vịthực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao làm mục tiêu hàng đầu

Theo đó, các nội dung về khai thác, sử dụng tài sản công được thực hiện như sau:

* Đăng ký tài sản công

Đối với những tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện trướckhi đưa vào sử dụng hoặc các loại tài sản chưa thực hiện kê khai lần đầu đều phải tiếnhành đăng ký để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán tài sản công Các tài sản phảiđăng ký là những tài sản có giá trị lớn và là những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng

ký quyền sở hữu và quyền sử dụng, bao gồm: nhà, đất đai và các công trình xây dựng khácgắn liền với đất đai, các phương tiện vận tải và các tài sản khác có giá trị lớn

Trong kê khai đăng ký lần đầu, cần thực hiện đúng các nội dung: Kê khai số lượng

và chất lượng tài sản: căn cứ hồ sơ có liên quan, bộ phận kiểm kê hoặc hội đồng định giá tài sản tiến hành kiểm tra, đánh giá để xác định số lượng, chất lượng tài sản

Trang 29

Phân loại tài sản: hiện nay, tài sản tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Họcviện được phân thành 4 loại: tài sản là đất, tài sản là nhà, ô tô và tài sản khác trên 500 triệuđồng/tài sản

Xác định nguồn hình thành tài sản: tài sản được hình thành từ nguồn nào thì tiến hành kê khai vào nguồn đó

* Sắp xếp lại, cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản

Việc sắp xếp lại tài sản nhằm mục tiêu quản lý, sử dụng tài sản đúng mục đích, cóhiệu quả, điều hòa chung tài sản đang quản lý giữa các đơn vị sử dụng để phù hợp với điềukiện về ngân sách đầu tư xây dựng, mua sắm Tuy nhiên, số lượng tài sản công có nguyêngiá lớn của các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện quản lý, sử dụng khôngnhiều, kinh phí đầu tư, mua sắm mới tài sản hàng năm rất hạn chế so với nhu cầu, thậm chíchưa đáp ứng được yêu cầu cả về mặt số lượng và chất lượng để thực hiện các nhiệm vụđược Nhà nước giao phó

Cho thuê, liên doanh, liên kết đối với tài sản trường được giao quản lý, sử dụngđược thực hiện khi tài sản dư thừa, không phát huy hết công suất, đáp ứng được các quyđịnh của nhà nước, trường được cho thuê tài sản hoặc mang tài sản đi liên doanh, liên kếtvới các tổ chức, cá nhân khác

25

* Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công

Để đảm bảo hoạt động bình thường của các tài sản, các đơn vị sử dụng tài sản phảitiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo nguyên tắc: Mọi tài sản công trong các cơ

sở giáo dục Đại học và Học viện đều phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ,tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo quản, sử dụng tài sản theo quy định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và dự toán ngân sách được duyệt

Trình tự thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được thực hiện như sau: - Hàng năm, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào thực trạng tài sản và chế

độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng tài sản công, lập dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để Bộ chủ quản tổng hợp báocáo Bộ Tài chính thẩm định, xem xét đưa vào dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được duyệt, các cơ sở giáo dụcĐại học công lập và Học viện phải sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả,kết thúc năm ngân sách phải quyết toán số kinh phí được cấp và báo cáo kết quả bảodưỡng, sửa chữa tài sản cho cơ quan tài chính nhà nước trực tiếp cấp kinh phí

Để có thể ra quyết định về chế độ sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công, cơ quan chủquản phải có hồ sơ về tài sản công theo quy định của luật quản lý, sử dụng tài sản công, hồ

sơ tài sản công bao gồm: Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản; Báo cáotình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về tài sản; Dữ liệu về tài sản tại cơ quan

Trang 30

nhà nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công

c Quản lý tài sản công khi kết thúc quá trình sử dụng

Tài sản công ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện đưa vào sử dụng saumột thời gian nhất định đều có quá trình kết thúc để thay thế bằng tài sản khác (trừ đất đai,công trình thuộc kết cấu hạ tầng và một số công trình có tính chất lâu bền khác) Bên cạnhnhững tài sản sử dụng đã hết khấu hao không còn sử dụng được, còn có những tài sản vẫncòn sử dụng được nhưng cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện không có nhu cầu

sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, hoặc do tài sản được đầu tư để sử dụng cho mộtmục đích ngắn hạn Khi tài sản công hết thời gian sử dụng, đã hao mòn hết hoặc hư hỏngkhông còn sử dụng được thì phải được tiến hành thanh lý để thu hồi phần giá trị có thể thuhồi được cho NSNN, đồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư, mua sắm tài sản mới.Một tài sản kết thúc phải

26

trải qua quá trình thanh, xử lý để chuyển sang quá trình sử dụng khác ở cơ quan, tổ chức,

cá nhân khác hoặc để thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được cho NSNN Khi kết thúc sửdụng tài sản phải thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản cả về vật chất và giá trị tài sản, thựchiện kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài sản, lập những phương án xử lý khác nhau.Vấn đề định giá để bán, thanh lý tài sản là yếu tố nhạy cảm quyết định hiệu quả của quátrình này Quản lý quá trình kết thúc việc sử dụng tài sản công tại cơ sở giáo dục Đại họccông lập và Học viện chính là quản lý quá trình xử lý tài sản đó với các hình thức khácnhau như thanh lý, bán hoặc chuyển nhượng Hiện các Trường Đại học công lập và Họcviện đều thực hiện theo hướng dẫn của thông tư số 144/2017/TT-BTC

Một là, thanh lý tài sản.

Thanh lý là một biện pháp xử lý đối với tài sản công khi kết thúc hoạt động Đối vớinhững tài sản không cần dùng, không còn sử dụng được mà không có quyết định thu hồihoặc điều chuyển của CQNN có thẩm quyền, cơ sở Đại học công lập và Học viện trực tiếp

sử dụng tài sản đó ra quyết định hoặc báo cáo CQNN có thẩm quyền quyết định thanh lýtheo thẩm quyền quy định của pháp luật

Tài sản khi được đầu tư xây dựng, khi được điều chuyển, khi được thu hồi đều do cơquan có thẩm quyền quyết định Do đó, đối với những tài sản đến thời gian phải thanh lýthì các trường Đại học và Học viện được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản phải thựchiện việc thanh lý theo quy định của pháp luật, có nghĩa là thực hiện ra quyết định thanh lýhoặc làm thủ tục báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để xem xét, ra quyết định thanh lý hoặcbáo cáo CQNN có thẩm quyền quyết định thanh lý theo quy định của pháp luật mỗi nước

Hai là, bán, chuyển nhượng tài sản.

Có những tài sản công đã đầu tư, mua sắm tại cơ sở giáo dục Đại học công lập vàHọc viện đã hết hao mòn, không còn sử dụng được, tuy nhiên cũng có những tài sản vẫncòn sử dụng được nhưng đơn vị không có nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm

Trang 31

vụ, hoặc do tài sản được đầu tư để sử dụng cho một mục đích ngắn hạn Khi không cònnhu cầu sử dụng nữa nhưng chưa đủ điều kiện để thanh lý thì thực hiện bán, chuyểnnhượng để thu tiền nộp NSNN hoặc tái đầu tư

Việc bán tài sản công phải thực hiện theo quy định của pháp luật về điều kiện tài sản được bán, thẩm quyền quyết định bán, tổ chức thực hiện bán và quản lý, sử

27

dụng tiền thu được

1.2.4.3 Kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập

và Học viện

Kiểm tra thanh tra là hoạt động rất cần thiết và giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước; theo ý nghĩa đó, hoạt động kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công nhằm: Duy trì thúc đầy việc quản lý, sử dụng tài sản đúng chính sách, chế độ quản lý, sử dụng tài sản; ngăn chặn mọi hành vi vi phạm cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, vi phạm tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản;Qua kiểm tra, thanh tra phát hiện những sơ hở, bất hợp lý của cơ chế, chính sách, chế

độ quản lý Từ đó sửa đổi bổ sung cho phù hợp; Kiểm tra, thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công

Hoạt động kiểm tra không chỉ là của cơ quan quản lý nhà nước mà bản thân các cơ

sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện cũng phải thực hiện; ngoài ra thanh tra, kiểm trakhông phải chỉ được thực hiện ở một khâu riêng lẻ nào trong quá trình quản lý tài sản màphải thực hiện ở tất cả các khâu gắn với quản lý tài sản, nghĩa là kiểm tra quá trình hìnhthành tài sản, kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng tài sản và kiểm tra quá trình kết thúc tàisản để kịp thời phát hiện sai sót, từ đó đưa ra giải pháp xử lý phù hợp

1.2.4.4 Rà soát và điều chỉnh quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Trong quá trình quản lý tài sản sẽ có những biến đổi do sự thay đổi về cơ chế, chính sách của nhà nước dẫn đến cần phải rà soát và điều chỉnh quản lý tài sản cụ thể:

Do thay đổi về yêu cầu quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ hoặc thay đổi từ phía các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện, nên một số tài sản công của các cơ sởgiáo dục Đại học công lập và Học viện không còn đáp ứng được yêu cầu hoặc dư thừa; trong khi các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện khác hoặc các tổ chức kinh

tế đang có nhu cầu sử dụng Để tránh tình trạng lãng phí trong sử dụng tài sản, Nhà nước thực hiện việc điều chuyển tài sản công giữa các cơ sở giáo dục Đại học công lập

và Học viện với nhau hoặc với các đơn vị khác Việc điều chuyển tài sản phải tuân thủ những nguyên tắc và được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ

Nguyên tắc điều chuyển tài sản như sau: Tài sản công do cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện đang quản lý, sử dụng chỉ được điều chuyển cho đơn vị

Trang 32

khác khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đặc biệt cólệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động tài sản để khắc phục thiên tai, dịchbệnh; Mọi tài sản công khi điều chuyển từ cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học việnnày sang đơn vị khác phải được kiểm kê, xác định giá trị còn lại, ghi tăng, giảm tài sản vàgiá trị tài sản, đăng ký lại tài sản đối với tài sản phải đăng ký

Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản như sau: Các cơ sở giáo dục Đại học công lập

và Học viện có các tài sản cần điều chuyển lập hồ sơ báo cáo cơ quan chủ quản trực tiếp

Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản bao gồm: Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ sởgiáo dục Đại học công lập và Học viện trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; Bảng tổng hợpdanh mục tài sản công đề nghị điều chuyển kèm theo biên bản đánh giá lại giá trị tài sảnđiều chuyển và các hồ sơ của tài sản; Văn bản của đơn vị tiếp nhận tài sản

Sau khi có quyết định điều chuyển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ sởgiáo dục Đại học công lập và Học viện có tài sản điều chuyển bàn giao tài sản cho đơn vịđược tiếp nhận tài sản theo đúng quyết định của cấp thẩm quyền và thực hiện ghi giảm tàisản và giá trị tài sản theo đúng quy định của Nhà nước Đơn vị tiếp nhận tài sản thực hiệnghi tăng tài sản và giá trị tài sản theo quy định của Nhà nước

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ

SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ HỌC VIỆN

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện.

Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện có

ý nghĩa quan trọng, cung cấp thông tin đầu vào về tiềm lực khai thác tài sản công cho quátrình ra quyết định, chỉ đạo, điều hành và thực hiện khai thác nguồn lực được chủ động,mang tính chiến lược và kế hoạch tổng thể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện cầnthống nhất, đầy đủ, cập nhật và bao quát hết tài sản công, với vị trí là nguồn lực quantrọng Để đạt được mục tiêu này, cần có quá trình theo dõi, quản lý, hạch toán và kê khaiđăng ký biến động về tài sản công vào CSDL tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập vàHọc viện cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình cập nhật,quản lý thông tin trong CSDL

Trang 33

công sát sao, đầy đủ và chính xác Thông qua hệ thống CSDL thông tin về tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện, tài sản công sẽ được kiểm soát chặt chẽ Cơ quan quản lý tài sản, cơ quan quản lý ngân sách sẽ nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản để thực hiện các biện pháp, nghiệp vụ quản lý, cũng như chuẩn bị nguồn tài chính cho duy tu, bảo dưỡng tài sản hoặc đầu tư, xây dựng, mua sắm mới trong trường hợp cần thiết.

Để có được nguồn thông tin chất lượng cao nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, Nhànước phải tiến hành xây dựng hệ thống thông tin thống nhất từ trên xuống Ngược lại, bảnthân các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện cần phải theo dõi và cập nhậtthường xuyên tình hình tài sản của đơn vị mình, tuân thủ nghiêm túc chế độ

đăng ký và báo cáo tài sản của cơ quan cấp trên để đảm bảo CSDL về tài sản công được chính xác, kịp thời và đầy đủ

1.3.1.2 Cấp quản lý và quy mô tài chính của cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện

Thông qua quản lý tài chính, các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện sẽtuân theo các quy định khác nhau căn cứ vào quy mô, cấp quản lý, từ đó quyết định đếnviệc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện.Quy mô mỗi cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện sẽ ảnh hưởng tới mức chi tiêucủa cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện Những cơ sở Giáo dục Đại học công lập

và Học viện có quy mô lớn, dễ dàng trong đầu tư nâng cấp và sử dụng các thiết bị mộtcách hiệu quả, tiết kiệm Tuy nhiên, quy mô lớn và bộ máy quản lý cồng kềnh có thể dẫntới việc kém linh hoạt và tốn kém trong cách thức quản lý tài sản công Một số cơ sở Giáodục Đại học công lập và Học viện có quy mô nhỏ

lại có lợi thế hơn trong việc dễ dàng thích ứng với những thay đổi về chính sách hoặc nhucầu của thị trường, nhưng khó có thể trang bị được những thiết bị hiện đại Vì vậy, mỗi cơ

sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện cần căn cứ vào quy mô tài chính của mình đểthiết lập hệ thống quản lý tài sản nội bộ phù hợp, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động đầu

tư, mua sắm tài sản đảm bảo đầu tư hợp lý và khai thác tối đa hiệu quả, tránh đầu tư dàntrải và không sát nhu cầu thực tiễn

30

1.3.1.3 Chiến lược phát triển của các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện

Theo đuổi những mục tiêu chiến lược khác nhau, mỗi cơ sở Giáo dục Đại học công lập

và Học viện có kế hoạch phát triển khác nhau Chiến lược phát triển của mỗi cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện sẽ tác động đến phương thức quản lý của mỗi thời điểm Như vậy, các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện cần vạch rõ chiến lược phát triển trong dài hạn để đưa quy trình quản lý tài sản công đạt hiệu quả cao hơn

1.3.1.4 Ý thức sử dụng tài sản công ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học

Trang 34

1.3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công tại các cơ sở Giáo dục Đại học công lập

và Học viện

Quản lý tài sản công bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý tại các cơ sở giáo dụcĐại học công lập và Học viện, các chính sách, quy chế quản lý nội bộ trong các cơ sở Giáodục Đại học công lập và Học viện liên quan đến tất cả các bộ phận của bộ máy quản lý Các

bộ phận này hoạt động tương tác với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý, trong đó

có quản lý tài sản công Ngoài ra, các chính sách về quản lý tài sản công trong nội bộ cơ sởgiáo dục Đại học công lập và Học viện không chỉ do bộ phận quản lý tài sản quyết định.Các bộ phận khác trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho lãnhđạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp Sự

yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài sản công của các bộ phận khác

Do đó, cùng sự đổi mới của cơ chế thị trường, các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện cần sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý tài sản công theo hướng cải tiến,

Trang 35

Ngược lại, nếu hệ thống luật pháp không đồng bộ, thiếu tính nhất quán thì sẽ gây cản trở lớn đến hiệu quả quản lý tài sản công trong các cơ sở đào tạo này Mặt khác, quá trình quản lý tài sản công trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện còn phụ thuộc vào tính hợp lý, cơ chế thông thoáng của chính sách Vì vậy, việc hoạch địnhcác chính sách quản lý tài sản công trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện làm tiền đề cho áp dụng đối với các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện phải được tiến hành thận trọng, kịp thời, chất lượng cao nhằm đề ra những chính sách sát với tình hình thực tiễn, có khả năng áp dụng vào đời sống xã hội, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc.

1.3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý tài sản công trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập và Học viện

Tham gia quản lý tài sản công cần có cơ quan đại diện cho quản lý nhà nước, cơquan trực tiếp sử dụng, khai thác để đưa ra hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý và sửdụng áp dụng trong quản lý tài sản

Quốc hội với vai trò là cơ quan trung ương sẽ ban hành các văn bản luật, pháp lệnh

về quản lý tài sản công để chính phủ thực hiện, đồng thời thực hiện vai trò giám sát chínhphủ trong quản lý tài sản công Chính phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý tài sảncông, xây dựng văn bản luật, pháp lệnh liên quan trình Quốc hội Bộ Tài chính chịu tráchnhiệm thống nhất quản lý tài sản công trên toàn quốc, chịu trách nhiệm xây dựng dự ánluật, pháp lệnh trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội;

về sử dụng, quản lý tài sản công

Như vậy, trên cơ sở thiết lập bộ máy quản lý tài sản công từ trên xuống đến các cơ

sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện đi kèm với vai trò, chức năng của từng bậc, cáchoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công mới có điều kiện ban đầu để thựchiện Bộ máy này được thiết lập chặt chẽ và hoạt động thống nhất thì hiệu quả, hiệu lựccủa quản lý tài sản công các cơ sở Giáo dục Đại học công lập và Học viện mới cao vàngược lại

Ngoài ra, công tác quản lý tài sản công trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập vàHọc viện do đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý tài sản công hoạch định vàthực thi do đó nếu các cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công thuộc các cơquan này thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành

và chấp hành đúng công tác quản lý thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ cao và ngược lại đồng thời, cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công có nhận thức sâu

Ngày đăng: 06/01/2025, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Quy mô sinh viên, giảng viên của các Trường Đại học và - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.1 Quy mô sinh viên, giảng viên của các Trường Đại học và (Trang 42)
Bảng 2.2: Tài sản công của Học viện Tư pháp Việt Nam tính đến năm 2022 STT Nội dung Đơn vị Số lượng Diện tích (m 2 ) - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.2 Tài sản công của Học viện Tư pháp Việt Nam tính đến năm 2022 STT Nội dung Đơn vị Số lượng Diện tích (m 2 ) (Trang 47)
Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ đào tạo Học viện - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.3 Tình hình cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ đào tạo Học viện (Trang 48)
Bảng 2.4: Tình hình tài sản công của các trường Đại học và học viện trên địa - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.4 Tình hình tài sản công của các trường Đại học và học viện trên địa (Trang 49)
Bảng 2.5: Tình hình tài sản công của 17 trường Đại học và Học viện trên địa - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.5 Tình hình tài sản công của 17 trường Đại học và Học viện trên địa (Trang 52)
Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ công nhân viên của các Trường Đại học và Học - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.7 Đánh giá của cán bộ công nhân viên của các Trường Đại học và Học (Trang 55)
Bảng 2.8: Đánh giá của cán bộ công nhân viên của các Trường Đại học và Học - Quản lý tài sản công tại các trường Đại học, học viện trên Địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội
Bảng 2.8 Đánh giá của cán bộ công nhân viên của các Trường Đại học và Học (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w