MỞ DẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Điều 3 của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013 định nghĩa:
“Tài sản công là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: Trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định” (Quốc hội, 2013).
Trong thời gian qua để quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm quản lý, khai thác tài sản công có hiệu quả, tiết kiệm như: Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật quản lý tài sản công, Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính Phủ về quản lý tài sản công…Trong bối cảnh đó, tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp đã được khai thác, sử dụng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các cơ quan nhà nước đã bước đầu kiểm soát được việc sử dụng tài sản công, hạn chế dần việc sử dụng tài sản công không đúng mục đích, sử dụng lãng phí, thất thoát Công tác quản lý tài sản công đã được chủ động hơn trên cơ sở vẫn đảm bảo tính độc lập, phù hợp với quy trình đầu tư, xây dựng, mua sắm sử dụng tài sản Song, bên cạnh nhưng kết quả đạt được, do có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan hệ thống cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế chưa thực sự thích ứng với thực tế: hệ thống cơ chế, chính sách quản lý tài sản công vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, chậm đổi mới… Đồng thời có những lĩnh vực chưa được luật hóa dẫn đến thiếu môi trường pháp lý minh bạch để quản lý tài sản công một cách có hiệu quả Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát diễn ra phổ biến như: đầu tư xây dựng mới, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân Thực tế cho thấy, quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính luôn là vấn đề thời sự được Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm Song công tác quản lý tài sản hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, không thực sự hiệu quả, thiếu một cơ sở khoa học cả về lý thuyết và thực tế trong quản lý, sử dụng lượng tài sản lớn, đặc biệt quan trọng này Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vướng mắc trong quản lý tài sản đang được người dân và các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, nhất là trên diễn đàn Quốc hội.
Việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản công của các đơn vị tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta nói chung và Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nói riêng đã đạt được những hiệu quả nhất định Mọi tài sản công đều được Nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng Quản lý nhà nước về tài sản công được thực hiện thống nhất, có sự phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước. Tài sản công có giá trị rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Trong thời gian qua căn cứ vào các quy định của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị từng bước đi vào nề nếp, công khai, minh bạch, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý tài sản công vẫn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém Tình hình quản lý, sử dụng đất đai không đúng mục đích; nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quản lý lỏng lẻo, cho thuê, cho mượn không đúng quy định, phát sinh tiêu cực, xe công sử dụng vào mục đích riêng cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý, sử dụng tài sàn nhà nước hiện nay.
Việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước là một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc giải quyết những vấn đề bức xúc cơ bản hiện nay Nhằm góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một yêu cầu cấp bách, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc cơ bản hiện nay Nhằm chống lãng phí, tham ô, sử dụng sai mục đích, thất thoát diễn ra phổ biến Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
- Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho các năm tiếp theo.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý Nhà nước tài sản công của các các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm những nội dung nào?
- Các tài sản công tại các các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình sử dụng và quản lý như thế nào?
- Quản lý Nhà nước tài sản công tại các các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có thuận lợi và kho khăn gì? Do những yếu tố ảnh hưởng nào?
- Để tăng cường quản lý Nhà nước tài sản công tại các các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cần giải pháp gì?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện thông qua các đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, nhân viên kế toán, cán bộ nhân viên sử dụng tài sản công; Các loại tài sản công; Các cơ chế chính sách có liên quan tại các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, phương tiện đi lại và một số tài sản tại các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại một số đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Phạm vi về mặt thời gian: Dữ liệu thứ cấp sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018; Dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2018; Các giải pháp đề xuất cho đến 2020 -2025.
1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện như: các khái niệm liên quan đến quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện; Vai trò quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện; Đặc điểm và cơ chế quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện; Nội dung quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện.
Về thực tiễn: Đề tài tập chung tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu cho thấy: Tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, tăng dần qua các năm Năm
2016 tổng nguyên giá tài sản là 96,29 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 102,69 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên 111,27 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân là 7,5% Năm 2016 kế hoạch mua sắm là 13,02 tỷ đồng đến năm 2018 kế hoạch mua sắm là 16,11 tỷ đồng. Điều này cho thấy Lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện Mai Châu đã chú trọng tới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cơ quan tình hình tăng giảm tài sản, ta thấy Ủy ban huyệnMai Châu đã chú trọng đầu tư vào tài sản trang bị đầy đủ phương tiện làm việc choCBCNV trong cơ quan để nâng cao hiệu quả trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho Đơn vị cũng cũng đã có hướng đầu tư đúng và biết cách quản lý đầu tư tài sản một cách hợp lý.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
2.1.1 Các khái niêm liên quan
Tài sản công (TSC) bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân (Quốc hội, 2002).
Theo Quốc hội (2008), quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước như sau: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi từ nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định" Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về tài sản công như sau:
Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật như: đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (Trần Văn Giao, 2015).
Tài sản công là những tài sản mà Nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị (Trần Văn Giao, 2015).
Tài sản công bao gồm: Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, tàu, thuyền ), trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do quy định của pháp luật (Trần Văn Giao, 2015).
Những tài sản trên đây đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo nguyên tắc: Mọi tài sản công đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; Quản lý nhà nước về tài sản công được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; Tài sản công phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm; Tài sản công phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Tài sản công được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định; Việc quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật (Trần Văn Giao, 2015).
Nguồn lực của một quốc gia là có hạn, việc sử dụng nguồn lực tối ưu là cơ sở hình thành các lý thuyết kinh tế học Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược quản lý tốt tài sản quốc gia Vậy tài sản công là gì?
Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật như: đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (Quốc hội, 2002).
Tài sản công - tài sản nhà nước khu vực hành chính bao gồm: Đất đai (đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động vì mục đích công); nhà,công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai (nhà làm việc, nhà kho, nhà công trình đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp…); các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thông vận tải; các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác (Chính phủ, 2006)
Những tài sản trên là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước Các cơ quan hành chính chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao, không có quyền sở hữu Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định, không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Trần Văn Giao, 2015).
Tài sản công rất phong phú về số lượng và chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc điểm, tính chất và công dụng khác nhau Tài sản công bao gồm nhiều loại tài sản có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước Trừ một số tài sản đặc biệt như: đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước, sau đó được chuyển giao cho cơ quan hành chính quản lý sử dụng; còn lại đại bộ phận tài sản công là những tài sản được hình thành từ kết quả đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước (thừa kế của thời kỳ trước) Ngay cả những tài sản thiên nhiên ban tặng như đất đai, tài nguyên, các cơ quan hành chính muốn sử dụng được cũng phải đầu tư chi phí bằng tiền của ngân sách nhà nước cho các công việc khảo sát, thăm dò, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền trưng mua đất (tiền bồi thường đất) (Chính phủ, 1998).
Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp xây dựng và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước Đối với tài sản này, ngân sách nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng Nhưng các tài sản này trước khi giao cho các cơ quan hành chính sử dụng, đều phải xác lập quyền sở hữu Nhà nước Khi các tài sản này được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, thì giá trị của các tài sản đều được ghi thu cho ngân sách nhà nước Như vậy, suy cho cùng các tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, tài sản viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp giao cho các cơ quan hành chính sử dụng vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước (Chính phủ, 1998).
Từ sự phân tích trên cho thấy dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và được hình thành từ kết quả đầu tư trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, thì tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước đều được đầu tư, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý tài sản công của một số địa phương tại Việt Nam
2.2.1.1 Quản lý tài sản công tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xác định các mục tiêu quản lý TSC đó là: (i) Nâng cao hiệu quả của việc quản lý TSC; (ii) Theo dõi, nắm bắt được toàn bộ số TSC hiện có trong cả nước (cả về số lượng, chất lượng và giá trị); (iii) Tối ưu hoá chi phí hoạt động và quản lý TSC; (iv) Xác định và cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của những "chủ sở hữu" khác nhau trong việc quản lý TSC; (v) Giao quyền quản lý gắn với trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn TSC của họ dựa vào một số đánh giá hiệu quả đơn giản (Trần Đức Thắng, 2016).
Quản lý TSC ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn Lađược thực hiện trên nguyên tắc mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý TSC của mình Nguyên tắc này cho phép phân cấp mạnh hơn trong việc ra quyết định và trao trách nhiệm quản lý tài sản cho nhân viên của các cơ quan.
Việc quản lý TSC được giao nhiệm vụ cho các cơ quan sau: Phòng Tài chính – Kế hoạch: chịu trách nhiệm chung về quản lý và định giá Các chức năng chính gồm: (i) định hướng chính sách, phát triển các hướng dẫn về TSC, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TSC; (ii) xác nhận các giao dịch liên quan đến TSC do các cơ quan, đơn vị thực hiện; (iii) bán, chuyển nhượng tài sản (Trần Đức Thắng, 2016). Để quản lý TSC, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã quy định, TSC được quản lý theo pháp luật nhằm mục đích bảo vệ tài sản khỏi bị chia cắt, xâm phạm và thiệt hại Nghiêm cấm mọi hình thức sử dụng TSC ngoài quyền sử dụng thông thường mà không có giấy phép hợp lệ Đối với những tài sản không cần thiết hoặc sử dụng không hiệu quả thì được đem bán, chuyển nhượng Ngoài ra, để quản lý TSC có hiệu quả, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sử dụng bảng tổng hợp TSC. Bảng tổng hợp này phục vụ việc nắm và theo dõi tình hình quản lý, sử dụng biến động tăng giảm về bất động sản của Nhà nước để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đất đai, quy hoạch lãnh thổ và phục vụ các dịch vụ công cộng Bảng tổng hợp TSC được sự hỗ trợ của chương trình phần mềm tin học và cập nhật theo các trình tự quy định (Trần Đức Thắng, 2016).
2.2.1.2 Quản lý tài sản công tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng tài sản công ở huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả quan trọng, như sau:
Thứ nhất, hành lang pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công dần được kiện toàn, tạo cơ sở để đổi mới công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập (Hà Thành, 2017).
Thứ hai, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trụ sở làm việc, xe ô tô công, máy móc, thiết bị, điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động Các cơ quan hành chính trong thành phố định mức sử dụng tài sản chuyên dùng (như: diện tích phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong trụ sở làm việc; xe ô tô chuyên dùng; máy móc, thiết bị chuyên dùng) cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý Đây là cơ sở để lập kế hoạch, thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, trang bị, rà soát, sắp xếp, điều chuyển, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản (Hà Thành, 2017).
Thứ ba, các cơ quan hành chính đã thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí việc sử dụng tài sản công, đặc biệt là nhà, đất, xe ô tô phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và quy hoạch được duyệt; số tài sản dôi dư sau sắp xếp hoặc không còn phù hợp với quy hoạch (Hà Thành, 2017).
Thứ tư, tính đến ngày 31/12/2016, các cơ quan hành chính đã hoàn thành việc xác định giá trị tài sản và có quyết định giao tài sản của cấp có thẩm quyền với tổng giá trị tài sản được giao là 125 tỷ đồng Nhiều đơn vị sau khi được Nhà nước giao tài sản theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động, tự chủ về mặt tài chính và đóng góp vào NSNN (Hà Thành, 2017).
Thứ năm, công tác quản lý sử dụng tài sản công tại các cơ quan hành chính đã dần đi vào nề nếp Phần lớn các đơn vị đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSC, trong đó phân định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản, bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản Việc sử dụng TSC sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức đã từng bước được khắc phục (Hà Thành, 2017).
Thứ sáu, thí điểm thực hiện một số phương thức mới trong quản lý, sử dụng tài sản công như: Mua sắm tập trung đối với những tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, đầu tư xây dựng công trình sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu tư công - quản lý tư Nhà nước có chính sách ưu đãi trong sử dụng đất đai, TSC ở mức cao nhất để khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (Hà Thành, 2017).
2.2.1.2 Quản lý tài sản công tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
Tài sản trong các cơ quan hành chính là một bộ phận quan trọng của tài nguyên quốc gia, đóng vai trò quan trọng việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng nên cân phải bảo đảm sự quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và tiết kiệm Trong thời gian qua công tác quản lý đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; góp phần đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Những kết quả đã đạt được đã khẳng định vai trò, vị trí của công tác quản lý TS trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Nguyễn Tân Thịnh, 2016).
Quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cho thấy rằng hệ thống tài sản tại các cơ quan hành chính tương đối dồi dào, với sự đổi mới trang thiết bị hàng năm là khá lớn và sử dụng tương đối hiệu quả Năm 2016 loại tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc tăng trong kỳ là 1,95 tỷ đồng, loại tài sản là máy móc thiết bị tăng trong kỳ là 0,52 tỷ đồng, loại tài sản là phương tiện vận tải truyền dẫn tăng trong kỳ là 1,35 tỷ đồng Hệ thống quản lý tài sản cũng đã phục vụ đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ở đơn vị (Nguyễn Tân Thịnh, 2016).
Tại Phòng Tài chính - Kế hoạch, Văn phòng Ủy ban số biên chế được duyệt làm công tác quản lý tài sản là 4 người nhưng đều là những cán bộ mới và trẻ vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế và cái nhìn toàn diện Những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý tài sản đã xin chuyển công tác khác Do vậy, việc thiếu hụt cán bộ có kinh nghiệm trong việc quản lý tài sản là tất yếu Mặt khác, đội ngũ cán bộ này thường xuyên thay đổi do tổ chức bộ máy quản lý tài sản công không ổn định Với số lượng cán bộ như vậy song phải kiêm nhiệm nhiều công việc như quản lý về giá, về số lượng nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng,hiệu quả của công tác quản lý tài sản công Trình độ năng lực tại một số bộ phận của đơn vị còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của hệ thống quản lý tài sản Trong hệ thống, có những bộ phận có năng lực cao, đảm nhận tốt nhiệm vụ nhưng cũng có những bộ phận chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý Hệ thống quản lý tài sản là một hệ thống mang tính logic, chặt chẽ từ đầu đến cuối nên nếu một bộ phận của một khâu nào yếu sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống (Nguyễn Tân Thịnh, 2016).
2.2.2 Bài học kinh nghiệm quản lý tài sản công cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cơ chế quản lý tài sản công của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở huyện Mai Châu như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nhằm thể chế hóa chế độ quản lý, sử dụng các loại tài sản công theo quy định của Nhà nước Đặc biệt là quản lý tài chính tài sản, bảo đảm tất cả các loại tài sản công đều được kế toán, thống kê, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật; xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII Năm 1957, theo Quyết định của Liên khu III, huyện Mai Châu vốn gồm 5 xã: Mai Thượng, Tân Mai, Mai Hạ, Bao La và Pù Bin được chia thành 21 xã Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 23 đơn vị hành chính gồm
22 xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân và thị trấn Mai Châu Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà
Bình, có toạ độ địa lý 20 0 24’ - 20 0 45’ vĩ bắc và 104 0 31’ - 105 0 16’ kinh đông; phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 56.982,81 ha, địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao Địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt (UBND huyện Mai Châu, 2018). Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu) Độ dốc trung bình từ 30 đến 35o Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn Chỉ riêng hai nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên Đất có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tương đối cao Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao (Ủy ban nhân dân huyệnMai Châu, 2018).
Hệ đất đai ở Mai Châu được hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất (phiến thạch, sa thạch, đá vôi mácma trung tính) Một số nơi, do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá Bên cạnh các loại đất đồi núi, trên lãnh thổ Mai Châu còn có một số loại đất feralít biến đổi do trồng lúa nước và đất phù sa (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).
3.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ Độ ẩm trung bình năm đạt 82% Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào Trong mùa mưa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét Biến động nhiệt độ trong ngày cao Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu).
Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Gò Lào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng như Hang Kia, Pà Cò, Noong Luông, Thung Khe Ngược lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mưa lớn trong mùa lũ (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).
3.1.1.3 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Mai Châu có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến ), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song ), các loại tre, nứa, luồng Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý,thêm vào đó là việc đốt phá rừng làm nương đã dẫn đến hậu quả là hiện nay nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã nhanh bị cạn kiệt Quá trình chặt phá thiếu tổ chức, phát nương làm rẫy của bà con đã tạo ra những trảng cỏ nghèo, độ che phủ thấp, huỷ diệt môi trường sinh sống của các loài động vật Hiện nay, các loại động vật rừng như lợn, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà lôi, rắn trong các thảm rừng hiện còn ở Mai Châu rất hiếm, nếu có thì số lượng ít, sống tập trung trong các khu rừng cấm Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng Một số xã ở vùng cao như Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo còn rải rác có vàng sa khoáng với trữ lượng không lớn (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).
3.1.1.4 Cảnh quan môi trường Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng Châu), bản Bước (Xăm Khoè), xóm Hang Kia (Hang Kia), Hang Khoài nằm ở núi Khoài, thuộc địa phận xóm Sun, xã Xăm Khoè Đây là một di tích khảo cổ học, là di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình Ngoài các di vật, trong hang còn có dấu tích của bếp và mộ táng Niên đại của hang Khoài được xác định cách ngày nay khoảng 11.000 - 17.000 năm Di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận di tích khảo cổ học vào năm 1996 Hang Láng nằm ở núi Chua Luông, thuộc Bản Lác, xã Chiềng Châu (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2018).
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện Mai Châu
Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 56.345,48 ha, bằng 6% diện tích của tỉnh Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 48.687,22 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 28.086,26 ha Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn.Chỉ riêng hai nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên Đất có kết cấu tốt, độ phì tự nhiên tương đối cao Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao Hệ đất ởMai Châu được hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất (phiến thạch, sa thạch, đá vôi mác ma trung tính) Một số nơi, do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá Bên cạnh các loại đất đồi núi,Mai Châu còn có một số loại đất feralít biến đổi do trồng lúa nước và đất phù sa.
Bảng 3.1 Diện tích đất đai huyện Mai Châu giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
A.Tổng diện tích đất tự nhiên 56.345,48 100,00 56.345,48 100,00 56.345,48 100,00 100,00 100,00 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.368,46 32,68 17.081,64 34,01 17.801,42 36,56 104,36 104,21 104,29
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 402,16 0,80 711,56 1,42 709,04 1,46 176,93 99,65 132,78
II Đất phi nông nghiệp 3.878,94 6.88 3.958,56 7,03 4.990,5 8,80 102,05 126,07 113,43
2.3 Đất phi nông nghiệp khác 603,62 15,56 319,62 8,07 1.173,3 23,51 52,95 367,09 139,42
III Đất chưa sử dụng 2.381,54 4,23 2.329,14 4,13 3.022,02 5,33 97,80 129,75 112,65
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2018) Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tı́ch tư ̣nhiên của huyện, rất phù hơp ̣ với nhiều loa ̣i cây trồnǵhiệuco quảkinh tế cao như: lúa nước, cây lương thực (ngô, khoai, sắn, ), cây công nghiệp (đậu, lac,̣ mı́a tím, chè, ) Tiềm năng phát triển chăn nuôi của huyện cũng đáng kể,đăc ̣biêṭlàchăn nuôi trâu, bò, lơn,̣ gà với sốlương ̣ lớn, ngoài ra phải kể đến môṭsốvâṭnuôi mới như: dê, bòsữa, Với hệ thống sông, suối, ao, hồphân bốtương đối đều, đăc ̣biêṭlà hồsông Đàvới lưu vực rộng, diêṇtı́ch măṭnước lớn với chất lượng nước cao đa ̃trởthành lơịthếcho phát triển nghềnuôi trồng thuỷsản.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Mai Châu là một huyện thuộc vùng cao của tỉnh song có đặc điểm riêng biệt Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất Do đó, trình độ của con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất Ngoài thị trấn Mai Châu tập trung đông dân cư, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện, hiện nay ở huyện cũng đã hình thành những tụ điểm dân cư theo hướng đô thị hoá như: Co Lương (Vạn Mai), Đồng Bảng (Đồng Bảng) , những khu dân cư này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 15 và là những hạt nhân làm chuyển biến tích cực cho kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Mai Châu Tình hình dân số và lạo động của huyện Mai Châu thể hiện qua bảng 3.2.
Qua bảng 3.2 cho thấy, Mai Châu có tốc độ phát triển bình quân dân số qua
3 năm tăng 1,07% Cùng với việc gia tăng về dân số thì số hộ cũng tăng tốc độ bình quân 3 năm tăng 1,57% Năm 2018 số hộ nông nghiệp là 10.656 hộ chiếm 79,37%, số hộ phi nông nghiệp chiếm 20,63% Do số hộ tăng lên, nên số hộ trong các ngành nghề cũng tăng nhưng số hộ nông nghiệp giảm bình quân 0,67%, trong khi đó các hộ phi nông nghiệp tăng mạnh 15,93% Năm 2018 toàn huyện có tổng số 27.405 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 18.439 lao động chiếm 67,28%, còn lại là lao động ngành nghề khác Tốc độ lao động tăng các ngành nghề khác khá cao, đặc biệt là CN - TTCN tăng bình quân 3 năm là 15,64% Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu họ muốn nâng cao thu nhập Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.
Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Mai Châu giai đoạn 2016- 2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 17/16 18/17 BQ
- Trong đó hộ nông nghiệp Hộ 10.801 83,01 10.765 81,38 10.656 79,37 99,67 98,99 99,33
II Tổng số nhân khẩu Người 55.021 100,00 55.619 100,00 56.199 100,00 101,09 101,04 101,06 III Tổng số lao động Lao động 27.139 100,00 27.263 100,00 27.405 100,00 100,46 100,52 100,49
1 Lao động nông nghiệp Lao động 20.060 73,92 19.393 71,13 18.439 67,28 96,67 95,08 95,87
2 Lao động CN – TTCN Lao động 3.996 14,72 4.564 16,74 5.344 19,50 114,21 117,09 115,64
3 Lao động TM – DV Lao động 3.083 11,36 3.306 12,13 3.622 13,22 107,23 109,56 108,39
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2018)
3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Hiện nay, Mai Châu vẫn là huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện Nền kinh tế huyện đang từng bước phá thế độc canh: các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía… vẫn được duy trì và phát triển Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, xoài, mận hậu…Các vùng thấp và ven sông đang phát triển phong trào cải tạo cánh đồng nuôi thả cá mùa vụ Ngoài trâu, bò và gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê…Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan, các sản phẩm chế tác mỹ nghệ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đúng mức.
Cho đến nay, huyện Mai Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ưu tiên phát triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng Tính đến năm 2018, toàn huyện có 659 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng 22 cơ sở so với năm 2016; đã tiêu thụ khối lượng lớn nguồn nguyên vật liệu của địa phương, tạo việc ổn định và giải quyết cho gần 2.400 lao động việc làm tại chỗ (UBND huyện Mai Châu, 2018).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tài liệu đã công bố gồm các văn bản qui định của Nhà nước về TSC, phân cấp mua sắm, quản lý, sử dụng, thu hồi và điều chuyển TSC giữa các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện Nai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Số liệu về tình hình mua sắm, trang bị các tài sản cho các cơ quan, đơn vị, kinh phí mua sắm, hiện trạng tài sản được thu thập thông qua các báo cáo về tài sản của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện Nai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Niên giám thống kê huyện và các báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị giúp đề tài làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu và góp phần khái quát tình hình quản lý và sử dụng TSC của địa bàn nghiên cứu.
Nguồn thông tin thứ cấp của đề tài tác giả thu thập số liệu trên các loại sổ sách, báo cáo, quy định tại các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý tài sản, số liệu thứ cấp được thu thập theo bảng sau:
Bảng 3.4 Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Nguồn thu thập
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Sách, báo, tạp chí, website…
- Số liệu về tình hình biến động tài sản - Báo cáo kết quả công tác kiểm kê, thanh lý và các thông tin như: thực trạng, giải tài sản pháp, định hướng…các hoạt động liên - Báo cáo của các phòng trong cơ quan quan tới tài sản - Báo cáo của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)
Sử dụng phương pháp này trong đề tài để thu thập số liệu trên các loại sổ sách, báo cáo, quy định tại các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý tài sản.
- Chọn mẫu và phương pháp tiến hành điều tra Đối tượng chọn mẫu: Các lãnh đạo phòng, ban, các chuyên viên và những người trực tiếp làm công tác quản lý tài sản, sử dụng tài sản trong các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Bảng 3.5 Số lượng mẫu điều tra Đối tượng điều tra Cỡ mẫu điều tra Tỷ lệ (%)
Người sử dụng tài sản 50 83,33
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Lànhững câu hỏi liên quan tới công tác quản lý, sử dụng tài sản tại các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đối tượng, mức độ sử dụng của khách hàng Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các số tuyệt đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình biến động tài sản của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc): So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình biến động tài sản của đơn vị, thấy được những biến đổi tốt hay xấu như thế nào để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tương đối (từ những số liệu thu thập được tại cơ quan) để đánh giá thực trạng quản lý tài sản của cơ quan, từ đó thấy được hiệu quả của một số giải pháp quản lý tài sản đã áp dụng.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu như:
+ Số lượng TSC của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu;
+ Tố độ gia tăng giá trị TSC bình quân của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu;
+ Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản phân theo đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện.
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu như:
+ Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm một số tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
+ Tình hình tăng giảm một số tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
+ Tình hình phân cấp một số tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
+ Giá trị hao mòn của tài sản tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
+ Giá trị còn lại của tài sản tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MAI CHÂU 52 1 Thực trạng tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện
4.1.1 Thực trạng tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
4.1.1.1 Số lượng tài sản công
Mai Châu có 23 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn, và 22 xã Bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước gồm: UBND huyện và 12 cơ quan chuyên môn, giúp việc ủy ban trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn.
Công tác quản lý tài sản công trên địa bàn huyện Mai Châu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho UBND huyện Mai Châu UBND cấp huyện có nhiệm vụ sau đây:
(i) Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ TSC;
(ii) Hàng năm báo cáo HĐND cùng cấp và Sở Tài chính về tình hình quản lý TSC;
(iii) Lập và quản lý hồ sơ về TSC;
(iv) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý TSC.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mai Châu, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về tài sản công Nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch về quản lý tài sản công được thể hiện ở các mặt như sau:
Xây dựng, trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản công và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản công; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công theo thẩm quyền tại địa phương;
Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình UBND huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản công, giao tài sản công cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản công trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND huyện quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Tổ chức quản lý và khai thác tài sản công chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản công;
Tham mưu cho UBND huyện có ý kiến với các cơ quan chức năng về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn;
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND huyện ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản công, đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; giúp UBND huyện thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Với những nhiệm vụ như trên, Phòng Tài chính - Kế hoạch trong những năm qua đã triển khai việc thực hiện quản lý tài sản công trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Các tài sản là trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị và tài sản khác đã được Phòng Tài chính - Kế hoạch quản lý bằng phần mềm của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính).
Bảng 4.1 Số lượng tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện
1 Diện tích đất đai ha 22,1 23,2 23,2 104,98 100,00 102,46
4 Máy in các loại Chiếc 50 52 55 104,00 105,77 104,88
6 Bàn ghế làm việc Bộ 102 106 110 103,92 103,77 103,85
7.Bàn ghế tiếp khách Bộ 10 11 11 110,00 100,00 104,88
8 Bàn ghế phòng họp Bộ 22 23 24 104,55 104,35 104,45
9 Tủ đựng tài liệu Chiếc 150 155 161 103,33 103,87 103,60
Nguồn: UBND huyện Mai Châu (2018)
Diện tích sử dụng của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu không có nhiều thay đổi Năm 2016 là 22,1 ha, đến năm 2018 tăng lên 23,2 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,46%.
Tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu rất đa dạng, đa loại hình từ máy móc, thiết bị công tác, thiết bị tin học, đồ dùng văn phòng.
Hiện nay, để thực hiện dự án xây dựng nhà làm việc của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, đa số các đơn vị đã phải di chuyển tới nơi làm việc mới để giải phóng mặt bằng xây dựng Vì vậy, tài sản nằm phân tán ở nhiều nơi có nhiều biến động, thay đổi làm cho công tác quản lý tài sản gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.2 Giá trị tài sản công
Tình hình tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện ở bảng sau:
2017 tăng lên 102,69 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên 111,27 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân là 7,5%.
Bảng 4.2 Giá trị tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai
Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ phát triển
- Nhà cửa, vật kiến trúc 35,25 37,86 41,25 107,40 108,95 108,18
Nguồn: UBND huyện Mai Châu (2018)
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MAI CHÂU 88 1 Căn cứ đề xuất giải pháp
4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
Thực trạng quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, kết quả nghiên cứu 4.1 và 4.2 là căn cứ đề xuất giải pháp, Ủy ban huyện Mai Châu đã chú trọng đầu tư vào tài sản trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cho CBCNV trong cơ quan để nâng cao hiệu quả trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho Đơn vị cũng cũng đã có hướng đầu tư đúng và biết cách quản lý đầu tư tài sản một cách hợp lý Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu.
Thực hiện theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg (Quyết định: Ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung).
Theo Nghị quyết số 97/2018/NQ - HĐND, ngày 04/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý sử dụng, xử lý TSC tại cơ quan tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hòa Bình Mọi tài sản công đều phải có người trực tiếp quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo tồn và phát triển tài sản công
4.3.2 Định hướng tăng cường quản lý tài sản công
Từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công Các văn bản do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính gồm các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; Quản lý, sử dụng tài sản công của các dự án sử dụng vốn nhà nước; Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; Chính sách tài chính liên quan tới thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất.
Phân định tài sản công, tài sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với các tài sản khác.
Tổ chức sắp xếp lại, xử lý tài sản công để đảm bảo quản lý, sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức, phần dôi dư được bố trí điều chuyển để phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có tài sản hoặc xử lý bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước
4.3.3.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý tài sản công
Phân cấp mạnh và rõ ràng hơn để giảm áp lực cho các cơ quan quản lý cấp trên Tuy nhiên phải đi kèm với phân cấp là nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác quản lý và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ Hệ thống cơ sở pháp lý phải vững chắc, đồng bộ, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế, vừa quản lý chặt chẽ các nguồn lực tài sản công, đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay mới đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí và phù hợp với thực tế
Cần phải hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý tài sản theo hướng xác định rõ tài sản do cấp vụ, phòng, cá nhân quản lý Đây là việc cần thiết vì khi xác định cụ thể tài sản thuộc phạm vị quản lý để từ đó xác định về thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý tài sản.
Xác định cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm, điều chuyển thu hồi, thanh lý tài sản.
Tiếp tục xác định rõ tài sản do UBND cấp huyện và tài sản do UBND cấp xã quản lý Vấn đề này là cần thiết vì đây là một cấp chính quyền địa phương nên phải xác định cụ thể tài sản thuộc phạm vi quản lý để từ đó xác định về thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý tài sản:
TS do cấp huyện quản lý bao gồm: TS do CQHC và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý, sử dụng TS do cấp xã quản lý bao gồm TS do CQHC và các tổ chức thuộc cấp xã quản lý, sử dụng.
Xác định cụ thể về thâm quyền quyết định đâu tư xây dựng mới, mua sắm, điều chuyển thu hồi, thanh lý TS của UBND cấp huyện, cấp xã: UBND cấp huyện quyết định đâu tư xây dựng mới, mua sắm điều chuyển thu hồi, tài sản của các CQHC và các tổ chức thuộc UBND cấp huyện và cấp xã; UBND cấp xã quyết định mua sắm, điều chuyển, thu hồi, thanh lý tài sản (trừ TSLV) của các CQHC và các tổ chức thuộc UBND cấp xã.
Xác định trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý, sử dụng TS: UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý TS do các CQHC và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý; UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý TS do các CQHC và các tổ chức thuộc cấp xã quản lý.
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, tập trung nghiên cứu, thể chế hóa chế độ quản lý, sử dụng các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013, Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, đặc biệt là quản lý tài chính tài sản, bảo đảm tất cả các loại TSC đều được kế toán, thống kê, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật;
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC theo hướng chặt chẽ, hạn chế việc trang bị bằng hiện vật; đồng thời, bảo đảm xử lý các vấn đề đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và địa bàn hoạt động và tạo sự chủ động.
Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, bảo đảm từng bước Cơ sở dữ liệu quốc gia có đầy đủ thông tin về tài sản công, tạo lập kênh cung cấp thông tin tổng hợp quan trọng về tài sản công Đặc biệt là tổng nguồn lực tài sản công, làm cơ sở để các cơ quan nhà nước trong quá trình điều hành vĩ mô, điều hành ngân sách nhà nước và phục vụ Chính phủ điện tử.