Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công 5 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công
2.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công
Nhà nước thiết lập hệ thống đơn vị sự nghiệp để đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực, trong đó, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao chiếm số lượng lớn Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là bộ phận cấu thành bộ máy cơ quan nhà nước và chịu sự quản lý nhà nước cả về tổ chức cũng như hoạt động. Trước đây, không có sự phân biệt cơ chế quản lý giữa đơn vị sự nghiệp công lập với các cơ quan nhà nước, giữa người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập với trong cơ quan nhà nước.
Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chưa được ghi nhận trong văn bản pháp luật cho đến khi Quốc hội thông qua Luật Viên chức năm 2010 Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức (2010) quy định, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Cũng theo Luật Viên chức (2010), viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập được nhận diện thông qua các yếu tố sau đây: (i) Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
(ii) Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; (iii) Có tư cách pháp nhân; (iv) Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước; (v) Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Trong đó, đặc trưng của đơn vị sự nghiệp để phân biệt với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức khác là vị trí pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ viên chức Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước nhưng không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công luật viên chức (2010).
Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân Hiện nay, trên cả nước có trên 20.000 đơn vị sự nghiệp, trong đó có hơn 16.000 đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sự nghiệp Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công ở Trung ương và địa phương đa có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao…có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật,….phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị công đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần nguồn nhân lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động sự nghiệp của Nhà nước Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, mặt khác qua đó thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp của xã hội(Nguyễn Mạnh Hùng, 2009).
2.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng, mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.
Theo tiêu chí mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, trước đây, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP quy định 2 loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu gồm: Đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên Tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập, xác định 3 loại đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị có thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp; đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (Chính phủ, 2015).
Luật Viên chức (2010) quy định 2 loại đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự Trong thời gian qua, các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tự chủ chủ yếu liên quan đến tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn và thẩm quyền quyết định về tổ chức bộ máy, bổ nhiệm người đứng đầu, chức danh lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm, số lượng viên chức và người lao động.
Xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành 5 loại sau: Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; đơn vị thuộc Tổng cục, Cục; đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm: Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí; trung tâm thông tin hoặc tin học; trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện) và các đơn vị sự nghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ luật viên chức (2010).
Ngoài ra, theo các Luật chuyên ngành, đơn vị sự nghiệp công lập có thể được phân loại theo thẩm quyền thành lập, theo lĩnh vực hoạt động hoặc mô hình tổ chức Cụ thể: Luật Khoa học và công nghệ (2013) đưa ra 3 tiêu chí phân loại tổ chức khoa học, công nghệ, trong đó, các tổ chức khoa học công nghệ công lập có thể được phân theo thẩm quyền thành lập hoặc theo chức năng (tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ).Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo trình độ đào tạo: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp,trường trung cấp, trường cao đẳng Luật Giáo dục đại học (2012) phân loại thành trường cao đẳng, trường đại học, đại học vùng, đại học quốc gia, viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sĩ
Các vấn đề chung về quản lý tài sản công
2.1.2.1 Khái niệm và phân loại tài sản công a Khái niệm
Nguồn lực của một quốc gia là có hạn, việc sử dụng nguồn lực tối ưu là cơ sở hình thành các lý thuyết kinh tế học Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược quản lý tốt tài sản quốc gia Vậy tài sản công là gì?
Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật như: đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa, 2009). Ở Việt Nam, tài sản công được quan niệm là công sản - tài sản thuộc sở hữu toàn dân Điều 53 Hiến pháp (2013) quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Theo khoản 1 điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công (2017): “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác”.
Tài sản công – tài sản nhà nước khu vực hành chính bao gồm: Đất đai (đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động vì mục đích công); nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai (nhà làm việc, nhà kho, nhà công trình đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp…); các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thông vận tải; các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác (Quốc hội, 2008).
Những tài sản trên là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước Các cơ quan hành chính chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao, không có quyền sở hữu Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định, không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. b Phân loại tài sản công
Việc phân loại tài sản công trong cơ quan hành chính trước hết cũng được thực hiện theo cách phân loại tài sản, phân loại tài sản công Tuy nhiên, để việc quản lý tài sản công khu vực hành chính có hiệu quả, người ta lại tiếp tục phân loại tài sản khu vực này một cách cụ thể hơn Theo Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa (2009), dựa trên những tiêu thức khác nhau, tài sản công khu vực hành chính được áp dụng các cách phân loại khác nhau, song nhìn chung có các cách phân loại phổ biến sau đây:
Cách thứ nhất: Dựa vào đặc điểm, tính chất, giá trị, thời gian hoạt động của tài sản, người ta chia tài sản của cơ quan hành chính thành tài sản cố định và tài sản khác (tài sản rẻ tiền mau hỏng) hoặc bất động sản và động sản.
Cách thứ hai: Dựa theo đặc điểm công dụng của tài sản, người ta chia tài sản công của cơ quan hành chính thành:
- Trụ sở làm việc gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai Đây là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng trong nhiều năm nay hay vĩnh viễn không mất đi Tài sản loại này thường có nguồn gốc do lịch sử để lại hoặc đầu tư mới thời gian đầu tư rất dài kinh phí rất lớn nên một số nước có những cách quản lý riêng.
- Phương tiện vận tải gồm: xe ô tô phục vụ công tác và các phương tiện vận tải khác Đây là những tài sản có giá trị khá lớn cần thiết trong công việc hàng ngày Giá trị hao mòn hàng năm thời gian sử dụng ngắn hơn nhóm tài sản cố định là trụ sở làm việc Ở mỗi quốc gia khác nhau có cách quản lý tài sản này khác nhau do quan niệm về giá trị tài sản và quy mô kinh tế.
Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác Đây là nhóm tài sản có thể hao mòn hết ngay trong năm Nhóm này rất đa dạng tùy thuộc từng cơ quan hành chính Việc quản lý được thực hiện thông qua ghi sổ theo dõi hay phiếu tài sản đơn giản.
Cách thứ ba: Trong thực tiễn để quản lý tài sản trong cơ quan hành chính người ta đồng thời áp dụng cả hai cách phân loại sau đây, cụ thể như sau:
- Tài sản cố định bao gồm: Trụ sở làm việc (bất động sản); phương tiện vận chuyển, máy móc, trang thiết bị; phương tiện làm việc và các tài sản khác Với cách phân loại này có nhiều nét tương đồng trong quản lý tài sản của doanh nghiệp.
- Tài sản khác (không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định) Đó là tài sản có giá trị nhỏ chưa đạt tiêu chí chung để xếp làm tài sản cố định.
2.1.2.2 Khái niệm quản lý tài sản công
Quản lý tài sản công là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình thành và vận động của tài sản công nhằm khai thác sử dụng tài sản công một cách hiệu quả vì lợi ích của đất nước (Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa, 2009).
Hệ thống quản lý tài sản là tập hợp các quy chế, quy tắc, mô hình tổ chức quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tài sản và hệ thống các công cụ được vận hành để thiết lập nên hệ thống quản trị tài sản có hiệu lực, hướng tới chất lượng và hiệu quả trong công việc Hệ thống quản lý tài sản vận hành theo những định chế, điều lệ của đơn vị đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả của hệ thống trong tổ chức quản lý tài sản nói riêng và quản lý đơn vị nói chung.
2.1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài sản công
Nội dung quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
2.1.3.1 Ban hành quy định về quản lý tài sản
Tài sản công là lĩnh vực được Nhà nước quan tâm và do đó, để quản lý, sử dụng tài sản công một cách hợp lý, Quốc hội khóa 12 đã ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 Căn cứ quy định của Luật, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009, Nghị định 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009; Thông tư 12/2012/TT-BTC ngày 06/02/2012; Thông tư 23/2016/ TT-BTC ngày 16/02/2016 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định số 04/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:
Căn cứ vào điều kiện quy định của Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh rà soát toàn bộ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý để xác định: Các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính); các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính). Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước các bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh có văn bản xác nhận đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp và chỉ đạo thực hiện các công việc tiếp theo để được xác định giá trị tài sản giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính, việc đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, tiêu hủy, kiểm kê, hạch toán, báo cáo, công khai, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài sản nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ Riêng tiền thu được từ thanh lý tài sản, đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được kê khai báo cáo để đăng nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
Theo quy định mới, Chính phủ đã cho phép tất cả các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đều đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp mà không cần thêm các điều kiện như quy định trước đây.
Việc xác định loại hình đơn vị căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và phương án tự chủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt áp dụng tại thời điểm có văn bản xác nhận đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp Ngoài ra, trường hợp tài sản của đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên có khả năng sử dụng vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị này cũng có thể được cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị tài sản nhà nước để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Điểm mới đáng chú ý nữa là về nguyên tắc xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp Trước đây, khi xác định giá trị tài sản để giao vốn là quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá đất do UBND cấp tỉnh quy định Nếu giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm tính giá đất vào giá trị tài sản đơn vị chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì phải xác định lại cho phù hợp. Đến nay, với quy định mới, giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất của địa phương và hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá trị; giá trị tài sản khác được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản trên sổ kế toán. Nếu tài sản chưa được theo dõi trên sổ sách kế toán hoặc đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì thành lập Hội đồng xác định lại giá trị tài sản.
Về quy trình, việc giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính từ nay sẽ được thực hiện theo 5 bước và có quy định cụ thể thời hạn thực hiện đối với tất cả các bước công việc, cụ thể:
Thứ nhất, công nhận đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp (chậm nhất đến ngày 20/5/2016 các bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh phải hoàn thành việc rà soát toàn bộ các đơn vị hiện có thuộc phạm vi quản lý);
Thứ hai, kiểm kê, phân loại tài sản;
Thứ ba, xác định giá trị tài sản.
Hai bước kiểm kê, phân loại tài sản và xác định giá trị tài sản được thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền tại bước thứ nhất;
Thứ tư, quyết định giao tài sản (thời hạn 15 ngày kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ của đơn vị);
Thứ năm, tổ chức giao tài sản (thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định giao tại bước thứ tư);
Việc khấu hao tài sản cố định tại các quy định cũ yêu cầu toàn bộ tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được trích khấu hao theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên, tại Nghị định số 04/2016/NĐ-
CP, các đơn vị tự chủ tài chính có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình quy định tại Điều
10 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định Các đơn vị tự chủ tài chính còn lại phải trích khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê.
Việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được cấp có thẩm quyền cho phép; không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; sử dụng đúng công năng của tài sản khi đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước; tận dụng tài sản nhà nước trong thời gian nhàn rỗi.
Việc sử dụng tài sản vào các mục đích nói trên cũng phải được thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua xác định giá cho thuê tài sản nhà nước phù hợp với giá cho thuê tài sản cùng loại trên thị trường; xác định giá trị tài sản khi liên doanh, liên kết phải phù hợp với giá trị thực tế của tài sản trên thị trường; được trích khấu hao.
Tiền thu được từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản nhà nước, đơn vị phải hạch toán riêng và sử dụng để thanh toán các chi phí có liên quan; nộp tiền thuê đất, thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật; hoàn trả vốn huy động bao gồm cả lãi huy động vốn (trong trường hợp tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn huy động), số tiền còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Một trong những nội dung đổi mới được hướng dẫn tại Thông tư này là các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính Theo Thông tư 23/2016/TT-BTC, việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được cấp có thẩm quyền cho phép; không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; sử dụng đúng công năng của tài sản khi đầu tư xây dựng, mua sắm
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính là vấn đề cần thiết để lựa chọn những phương thức, cách thức và xác định các nguyên tắc, điều kiện vận hành phù hợp với các quy luật khách quan.
2.1.4.1 Quy định của pháp luật
Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp với thực tế Trong hệ thống quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC trong khu vực đơn vị sự nghiệp) phản ánh hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất.
Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống chính sách, chế độ quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội Mặt khác quá trình quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp thu được hiệu quả nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách Ngược lại tính không đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu quả quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp Vì vậy việc hoạch định các chính sách quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, kịp thời với chất lượng cao để soạn thảo ra các chính sách sát với thực tế, sớm đi vào đời sống xã hội phục vụ tốt nhất quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008).
2.1.4.2 Mục đích của người sử dụng tài sản
Tài sản công được sử dụng đúng mục đích sẽ phát huy được năng suất làm việc Vì vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản nhà nước lãng phí hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh trái pháp luật Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà nước; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà nước.
2.1.4.3 Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản
Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cơ chế quản lý tài sản công được thực hiện hiệu lực hiệu quả Đồng thời do cán bộ có kinh nghiệm không nhiều, trong khi đó đa phần là lực lượng trẻ chưa trải qua nhiều lĩnh vực công tác nên chưa có cách nhìn toàn diện và chưa có kinh nghiệm thực tế nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ về quản lý tài sản.
Do đó, hiệu quả quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng chế độ quản lý Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của TSC trong đơn vị sự nghiệp Có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho quá trình quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp thu được hiệu quả.
2.1.4.4 Trình độ, ý thức của người sử dụng tài sản
Là trình độ dân trí, trình độ văn hóa, sự hiểu biết của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản Nó là một trong những điều kiện bảo đảm cho cơ chế quản lý tài sản công được thực hiện hiệu lực, hiệu quả Cán bộ, công chức trực tiếp sử dụng tài sản có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của tài sản công, có ý thức giữ gìn, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và ngược lại.
Cơ sở thực tiễn về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
2.2.1 Kinh nghiệm của một số trường đại học công lập
- Kinh nghiệm của Singapore: Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục đại học phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006 Tại Singapore, chính phủ cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương (Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Đinh Yến Oanh, 2013).
- Kinh nghiệm của Trung Quốc: Tại Trung Quốc quan hệ giữa Nhà nước với các trường đại học công lập khá chặt chẽ Nhà nước đảm trách phần lớn các chi phí hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường và thực hiện khá nghiêm ngặt kiểm soát hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động tài chính của nhà trường nói riêng Trước sức ép về nhu cầu mở rộng quy quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đại học công lập, đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học và chi tăng lượng đầu tư tuyệt đối Cùng với giảm tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập, Nhà nước Trung Quốc cũng đã nới lỏng kiểm soát quá trình ngân sách đối với các trường đại học công lập, đồng thời cho phép các trường đại học công lập đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực đã có tác động tích cực đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính (Trương Thị Hiền, 2017).
- Kinh nghiệm của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - TUAF) được thành lập năm 1970, hiện nay là một đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trở thành một trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam Tính đến năm
2017, cơ cấu tổ chức của Nhà trường bao gồm Ban Giám hiệu, các phòng ban, 8 khoa và 12 trung tâm, viên nghiên cứu trực thuộc Nhà trường luôn tự hào đã cung cấp cho đất nước lực lượng lao động chất lượng cao bao gồm hơn 33.000 kỹ sư, cử nhân và trên 1.500 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và hàng ngàn cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp làm việc trên mọi miền của Tổ quốc Các cựu sinh viên của Nhà trường rất thành đạt, đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nhà trường có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên quy định rất cụ thể về nhiệm vụ quản lý tài sản được giao cho Phòng Quản trị phục vụ Trường đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý tài sản như đưa thông tin về quản lý tài sản lên website chính thức của nhà trường (http://tuaf.edu.vn/phongquantriphucvu.html), xây dựng một trang riêng trên website của Phòng Quản trị dịch vụ… Điều này đáp ứng được vấn đề minh bạch trong quản lý tài sản công.
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan
Quản lý tài sản đặc biệt là tài sản công là vấn đề được các chuyên gia quan tâm bởi nó là vấn đề rất quan trọng đối với một đơn vị, một địa phương và cả quốc gia Các nghiên cứu trong nước tiêu biểu đề cập đến vấn đề quản lý tài sản công cụ thể như sau:
- Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh (2016), Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Tài chính, số 646, tr6-9.
- Hoàng Anh Hoàng (2015), Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số 14, tr38-40.
- Phan Hữu Nghị (2009) với đề tài “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước
32 tại đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 8/2008.
- Nguyễn Thị Thu Hương, (2013), Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công, Tạp chí Tài chính, số 8/2013.
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thu Hà “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội, 1993 với những phân tích khá sắc sảo về hiện trạng cơ chế quản lý ngân sách cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Với cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã cho người đọc những gợi ý quan trọng Tất nhiên một số nội dung nghiên cứu và kết luận không phù hợp bởi sau 20 năm kể từ khi luận án được công bố, thì cơ chế, chính sách và tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi nên cơ chế quản lý tài chính và quản lý giáo dục cũng có nhiều khác biệt.
Tác giả Đặng Văn Du với luận án: “Các giải pháp nhâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam”, Học viện Tài chính, Hà Nội, 2004, đã phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo đại học Luận án đã xây dựng các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tư tài chính cho đào tạo đại học và đánh giá hiệu quả của chúng qua các tiêu chí được xây dựng Luận án cũng đã đề xuất hệ thống giải pháp tương đối toàn diện và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở nước ta Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công phu với những kết luận sắc sảo, có căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn và là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho các nhà quản lý giáo dục, mà còn cho các nhà nghiên cứu về tài chính Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào hiệu quả đầu tư tài chính đối với GDĐH nói chung, những giải pháp, kết luận của luận án có thể đúng với một số trường đại học nhưng khó có thể vận dụng với ĐHQG - mô hình hoàn toàn mới trong hệ thống GDĐH Việt Nam với cơ chế quản lý tài chính có nhiều điểm khác biệt so với các trường đại học khác, trong đó có nhiều điểm khác so với các trường đại học địa phương.
Tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Đinh Yến Oanh với bài báo “Nâng cao tính tự chủ của các trường Đại học ở Việt Nam nhìn từ bài học kinh nghiệm của Singapore” đăng trên tạp trí Phát triển và Hội nhập số 13, 2013, bài báo nhận định mô hình Đại học tự chủ hiện đang là xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới Từ những kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học của Singapore, đặc biệt là mô hình tự chủ rất thành công, tác giả đề xuất một số gợi ý để phát triển và nâng cao tính tự chủ của các trường Đại học ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống hóa lý luận về quản lý tài sản công, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài sản công nơi địa bàn được chọn để nghiên cứu hoặc chỉ ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý tài sản công và được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Tại Trường Đại học Hùng Vương có những đặc điểm chung nhưng cũng có những điểm khác biệt trong công tác quản lý tài sản Hiện nay, việc nghiên cứu về quản lý tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương là vấn đề mới Tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận cho công tác quản lý tài sản, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Trường Đại học Hùng Vương Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương trong thời gian tới Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu có tính mới không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Hùng Vương
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cơ chế quản lý tài sản công của một số nước nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở trường đại học Hùng Vương trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đó là:
- Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công: Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ luật và các văn bản dưới luật tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công là rất cần thiết ở tất cả các nước Nhờ có hệ thống pháp luật, đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý tài sản giám sát, kiểm tra các cơ quan sử dụng tài sản, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý tài sản Chính quyền Trung ương cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng nhằm đảm bảo cho việc quản lý tài sản đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế thất thoát hoặc sử dụng lãng phí.
Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Hệ thống pháp luật về tài sản công cũng đang dần được hoàn thiện phù hợp với thực tế Hiện nay, tài sản công còn bị sử dụng sai mục đích, lãng phí nên việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở trường đại họcHùng Vương đang được đặt ra là một vấn đề cấp thiết.
- Về áp dụng quan điểm thị trường: Ở Úc việc đầu tư xây dựng mới, mua sắm, bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản đều được thực hiện qua các tổ chức chuyên nghiệp Điều này cho phép giảm sự dôi dư tài sản, đảm bảo cho tài sản được mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý một cách minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm Thực tiễn ở trường đại học Hùng Vương, việc đầu tư, xây dựng, mua sắm, xử lý tài sản đều do các đơn vị tự tổ chức thực hiện dẫn tới kém hiệu quả, bởi các đơn vị không có chuyên môn về nghiệp vụ đầu tư mua sắm, thanh lý tài sản Vì vậy, cần nghiên cứu mô hình tổ chức mua sắm tài sản để tập trung mua sắm và thanh lý một số loại tài sản nhất định của cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước, đảm bảo tính hiệu quả và chuyên nghiệp của nền kinh tế thị trường.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Khái quát về trường Đại học Hùng Vương
Tên Trường: Trường Đại học Hùng Vương
Tên tiếng anh: Hung Vuong University
Trụ sở chính: Phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Cơ sở thị xã Phú Thọ: Phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 của Thủ Tướng Chính phủ, Trường Đại học Hùng Vương được thành lập trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ.
Là trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ Với bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 14 năm đào tạo đại học, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, xứng đáng là một trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành đầu tiên trên quê hương đất Tổ (Đại học Hùng Vương, 2017).
3.1.2 Sứ mạng và mục tiêu của trường
Sứ mạng của nhà trường: “Trường ĐHHV là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.”
Xây dựng Trường ĐHHV trở thành cơ sở đào tạo đại học định hướng ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.
Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ, GV đủ năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội Duy trì và phát triển quy mô đào tạo ổn định; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa quy trình đào tạo; mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.
Tranh thủ các nguồn lực để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của trường.
Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt, phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt trong chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học Ổn định và từng bước nâng cao đời sống cán bộ, viên chức (Đại học Hùng Vương, 2017).
Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đơn vị có nhiệm vụ đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có năng lực hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đào tạo cán bộ có trình độ đại học, các trình độ thấp hơn và liên kết đào tạo Thạc sỹ đáp ứng nhu cầu nhân lực của tình Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Đại học Hùng Vương, 2017).
Việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên được xác định là một nhiệm vụ chiến lược, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Trường Đại họcHùng Vương, vì vậy trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy được nâng lên nhanh chóng.
Bảng 3.1 Tình hình lao động qua các năm 2014- 2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Trình độ Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 2015/20
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ (2016)
Qua bảng 3.1 trình độ của đội ngũ giảng viên có sự thay đổi khá nhiều từ năm 2014-2016 Quy mô cán bộ, giảng viên của trường cũng tăng lên từ năm 2014-2016 Nếu năm 2014 cả trường có 322 cán bộ, giảng viên thì đến năm 2016 cán bộ, giảng viên của trường tăng lên là 457 người Trong đó, chủ yếu là giảng viên nên trình độ đội ngũ đều từ đại học trở lên, những người có trình độ khác chiếm tỷ trọng ít, đây là những nhân viên làm phục vụ và các nhiệm vụ khác ở trường.
Nhà trường có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng để đảm nhiệm công tác giảng dạy các chương trình đào tạo, cũng như để hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn luận văn, luận án Tính đến 31/10/2017, đội ngũ giảng viên của Trường có 389 người, gồm 334 giảng viên cơ hữu, 55 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có: 05 GS,
27 PGS, 74 TS, 246 Thạc sĩ và 37 Đại học Tỷ lệ giảng viên có trình độ TS của Trường là 20,96%, trình độ GV có trình độ thạc sĩ của trường là 69,16%, giảng viên trình độ đại học là 11,08%.
3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Đại học Hùng Vương
Hiện nay, nhà trường có 33 đơn vị trực thuộc Trong đó, có 09 phòng chức năng gồm: Phòng Đào tạo, phòng Khoa học công nghệ, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Thanh tra - Pháp chế, phòng Hành chính tổng hợp, phòng CTCT & HSSV, phòng Quản trị - Đời sống, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Kế hoạch tài chính Nhà trường có 12 Khoa chuyên môn gồm: Khoa Toán-Tin, Khoa Kỹ thuật công nghệ, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Nông-Lâm-Ngư, Khoa Kinh tế & QTKD, khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, khoa Nghệ thuật, khoa Tâm lý giáo dục, khoa Lý luận chính trị, Khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Thể dục thể thao; 09 Trung tâm của Nhà trường bao gồm: Trung tâm ĐBCL, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Thông tin
- Tư liệu - Thư viện, Trung tâm Đào tạo theo Nhu cầu xã hội, Trung tâm GDQP và
AN, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục, văn hóa và nghệ thuật, Trung tâm Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Trung tâm Phát triển Nhân lực quốc tế; 02 ban gồm Ban Quản lý dự án và Ban Quản lý KTX và
01 trạm Y tế (Đại học Hùng Vương, 2017).
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hùng Vương
Nguồn: Cổng thông tin điện tử trường ĐHHV (2016)
Theo Đại học Hùng Vương (2017), trong Báo cáo tự đánh giá, trong giai đoạn 2012-2017, Trường ĐHHV xác định mục tiêu trong Quy hoạch Phát triển Nhà trường và mục tiêu phát triển đó được khẳng định một lần nữa trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Trường ĐHHV khóa XIX Năm 2012, mục tiêu đặt ra là “phát triển quy mô đào tạo (hệ chính quy đại học và cao đẳng) đến 2020 khoảng 10-11 nghìn sinh viên” thì năm 2016, xác định quy mô đào tạo (hệ chính quy ĐH, SĐH, liên thông chính qui) đến năm 2020 là gần 6000 sinh viên Về đội ngũ, năm 2012, mục tiêu cụ thể của Nhà trường xác định đến năm 2020 tổng số
CB, GV là 926 người, trong đó, GV có trình độ tiến sỹ 25%, thạc sỹ 75%, đến năm
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các nguồn chính: các báo cáo của trường, các khoa các phòng, các trung tâm thuộc Trường Đại học Hùng Vương, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.
Bảng 3.2 Nội dung và phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài; các số liệu, thông tin về tình hình quản lý và sử dụng tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Sách, báo, luận văn, Internet có liên quan; các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước.
Thư viện trường và khoa Kinh tế Học viện Nông Nghiệp Hà Nội Internet
Số liệu về tình hình chung Báo cáo tổng kết của Trường Các Khoa, phòng ban của địa bàn nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc chức năng, trung tâm
Số liệu chung về tình hình Các chính sách về quản lý sử trực thuộc trường quản lý, sử dụng tài sản tại dụng tài sản công tại Trường
Trường Đại học Hùng Đại học Hùng Vương
Vương Niên giám thống kê
Về thông tin sơ cấp: Trường Đại học Hùng Vương là một trong nhiều cơ sở đào tạo công lập thuộc quản lý Nhà nước, tài sản của đơn vị thực hiện theo nguyên tắc quản lý công Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý tài sản công tại
Trường Đại học Hùng Vương từ hoạt động đầu tư đến hoạt động thanh lý tài sản trong trường, đồng thời cùng với xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý tài sản công tại trường.
3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Các thông tin thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm sau đó được tổng hợp, xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ như: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo chủng loại tài sản… Phần mềm chuyên dụng được sử dụng để xử lý các số liệu được thu thập chủ yếu là Excel.
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tượng gồm: đối tượng là chuyên viên, giảng viên; Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường Đại học
Hùng Vương phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường Trong luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng tài sản trong các đơn vị của trường và toàn trường theo những tiêu chí nhất định từ đó, mô tả những đặc điểm của từng loại tài sản cũng như phương thức sử dụng tài sản trong trường.
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý tài sản công giữa những nhóm đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý tài sản công so với kế hoạch của trường trong thời gian qua Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý tài sản công đang diễn ra ở trường Đại học Hùng Vương Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng các tài sản công
- Tổng số chủng loại tài sản công hiện có.
- Số lượng từng loại tài sản công đang còn sử dụng.
- Số lượng từng tài sản công không có nhu cầu sử dụng
- Số lượng từng loại tài sản công hỏng không còn sử dụng được.
3.2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng tài sản công
- Tần suất sử dụng đối với mỗi loại tài sản công hiện có tại trường.
- Trình độ sử dụng tài sản công.
- Tình hình duy tu, bảo dưỡng, mua sắm đầu tư tài sản công
3.2.4.3 Chỉ tiêu định tính phản ánh các ý kiến đề xuất của các khoa, phòng, trung tâm về quản lý tài sản công
- Về đầu tư tài sản:
+ Nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cán bộ sử dụng tài sản công
+ Nguồn kinh phí, hình thức đầu tư.
+ Số lượng và tỷ lệ tài sản công hiệu quả sử dụng cao.
+ Số lượng và tỷ lệ tài sản công có nhưng không sử dụng đến.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng công tác quản lý tài sản của trường đại học Hùng Vương
4.1.1 Đặc điểm tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Xuất phát từ đặc điểm đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, tài sản nhà nước của Trường Đại học Hùng Vương chủ yếu phục vụ các nhu cầu trên, bao gồm:
- Đất, nhà và công trình xây dựng;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
- Công cụ, dụng cụ quản lý;
- Các loại tài sản khác.
Tài sản Nhà nước tại Trường Đại học Hùng Vương là tài sản được hình thành do:
- Nhà nước giao tài sản cho Trường Đại học Hùng Vương quản lý và sử dụng.
- Trường Đại học Hùng Vương mua sắm bằng tiền do ngân sách Nhà nước cấp, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước và từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi của đơn vị và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Trường Đại học Hùng Vương tiếp nhận tài sản hình thành từ các nguồn: tài trợ, viện trợ, dự án kết thúc của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế khác; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, cho.
Trường Đại học công lập địa phương là trường đại học do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa), trường được đóng tại địa phương Địa phương quản lý về mặt chính quyền và Bộ Giáo dục quản lý về mặt chuyên môn Nhiệm vụ chính trị của trường đại học địa phương là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương và các vùng lân cận.
Nhóm 1: Tài sản phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trường ĐHHV có hai cơ sở tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ với tổng diện tích 65,97 ha, có 89 phòng học lý thuyết, trong đó phòng học có sức chứa dưới 50 chỗ có 24 phòng, từ 50 đến 100 chỗ có 58 phòng và 07 phòng từ 100-200 chỗ Nhà trường có 07 hội trường, phòng học lớn với sức chứa từ 150 chỗ đến 1000 chỗ.
Cơ sở chính tại thành phố Việt Trì có 24 phòng học dưới 50 chỗ, có 36 phòng từ 50 đến 100 chỗ và 03 phòng từ 100-200 chỗ, có 02 nhà giảng đường 500 chỗ, 02 hội trường 150 chỗ và 01 hội trường trung tâm 1000 chỗ để giảng dạy các môn chung, seminar, báo cáo công trình nghiên cứu khoa học Cơ sở có 05 phòng tin học và 03 phòng học ngoại ngữ, 19 phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu các ngành Nông lâm ngư, Sư phạm Hóa học, Sinh học, Công nghệ sinh học, Vật lý; 47 phòng thực hành phục vụ đào tạo các ngành Cơ khí, Kỹ thuật điện, điện tử, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Nông - Lâm - Ngư, Văn hóa, Du lịch; 01
Trung tâm thực nghiệm với diện tích 16.000m 2 , trong đó xây dựng các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp đáp ứng tốt công tác rèn nghề, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học cho SV ngành Nông lâm nghiệp,
01 xưởng thực hành cơ khí điện.
Tại cơ sở Phú Thọ, Nhà trường có 22 phòng học từ 50 đến 100 chỗ, 04 phòng học từ 100 đến 200 chỗ, có 01 hội trường 150 chỗ và 01 hội trường kiêm giảng đường
500 chỗ, có 02 phòng tin học, 28 phòng thực hành đào tạo các ngành Giáo dục Tiểu học, Mầm non, Nghệ thuật, Thể dục thể thao Nhà trường đảm bảo SV học 02 ca, không có học 3 ca; các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm được thiết kế bảo đảm thực hiện Chương trình đào tạo (Đại học Hùng Vương, 2017).
Về cơ bản, tài sản nhà nước phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trường ĐHHV đã có sự thay đổi so với những năm đầu thành lập trường rất nhiều Năm 2009, các phòng học của trường ở cơ sở Việt Trì được bố trí tạm thời ngay trong khu nhà hành chính hiệu bộ, cơ sở vật chất cũng đang trong quá trình xây dựng do mới chuyển về cơ sở Việt Trì nên vẫn còn nhiều thiếu thốn; ở cơ sở Phú Thọ, có 22 phòng học từ 50 đến 100 chỗ, 04 phòng học 100 đến 200 chỗ, 01 hội trường kiêm giảng đường 500 chỗ, 01 hội trường 150 chỗ, phòng thí nghiệm và thực hành phục vụ cho Khoa Tiểu học Mầm non, Khoa Nghệ thuật, Khoa Khoa học tự nhiên, 01 nhà thi đấu đa năng So với thời điểm hiện tại thì cơ sở Phú Thọ không có sự thay đổi nhiều về các tài sản cố định tại thời điểm năm 2009 Nhà trường chỉ bổ sung các phần tài sản mua sắm thêm như máy móc thiết bị, sửa chữa những tài sản hỏng hóc, mua sắm thêm sách và tài sản phục vụ cho hoạt động của thư viện, …tại cơ sở Phú Thọ.Tài sản tăng thêm chủ yếu ở cơ sở Việt Trì.
Bảng 4.1 Báo cáo tài sản năm 2014-2016
Năm (đồng) So sánh (+/-) khoản Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
211 Tài sản cố định hữu hình 78,301,034,052 385,170,374,927 392,408,419,353 306,869,340875 7,238,044,426
2111 Nhà cửa vật kiến trúc 35,826,029,175 313,138,830,998 324,712,897,031 277,312,801,823 11,574,066,033
2114 Thiết bị dụng cụ quản lý 5,105,797,482 5,721,647,451 2,876,050,210 615,849,969 (2,845,597,241)
2118 Tài sản cố định khác 15,777,927,900 17,075,428,700 16,720,589,898 1,297,500,800 (354,838,802)
Hao mòn tài sản hữu
Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính (2016)
Theo bảng 4.1 cho thấy tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ lệ cao trong tài sản của trường ĐHHV Cụ thể, năm 2014, tài sản cố định hữu hình chiếm 81,3% trong tổng tài sản công của trường còn lại tài sản cố định vô hình chỉ chiếm 18,7%; năm 2015, tài sản cố định hữu hình giảm tỷ lệ trong tổng tài sản công của trường với tỷ lệ là 76,4% và tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm
2014 (chiếm tỷ lệ là 23,6%), năm 2016, tỷ lệ tài sản hữu hình cố định chiếm 62,2% trong tổng tài sản cố định của nhà trường Có sự thay đổi về tỷ lệ này là do trường đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học tạo ra các tài sản vô hình Mặt khác, trong tài sản cố định hữu hình thì chiếm tỷ trọng cao nhất là nhà cửa, vật kiến trúc Điều này là phù hợp với quy mô và đặc điểm tài sản riêng của trường đại học, tài sản của trường nhiều nhất là nhà giảng đường, trụ sở điều hành, ký túc xá.
Máy móc thiết bị của trường cũng được mua sắm thêm cùng với những máy móc đã có nên giá trị tài sản này tăng lên qua các năm Vì là trường đại học nên đặc điểm tài sản công ở ĐHHV cũng có những điểm khác biệt so với các đơn vị sự nghiệp công lập khác như thư viện chiếm một số lượng lớn trong tổng tài sản, các máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên môn đào tạo và nghiên cứu khoa học Thư viện, trang thiết bị dạy học và các cơ sở vật chất khác là điều kiện quan trọng cho hoạt động GD&ĐT, nâng cao chất lượng đào tạo Trường ĐHHV luôn chú trọng đầu tư cho thư viện, trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất và coi đó là yếu tố ưu tiên hàng đầu Xây dựng cơ sở vật chất là một chính sách ưu tiên có tính chiến lược để tạo nên chất lượng giáo dục, đào tạo và sự phát triển ổn định của Nhà trường Đến nay, thư viện của Nhà trường có đầy đủ sách, giáo trình tài liệu tham khảo, có đủ phòng học lý thuyết, thực hành, thí nghiệm, khu thể dục thể thao, nhà ở nội trú cho người học Nhà trường có đầy đủ phòng làm việc và trang thiết bị cho cán bộ phòng ban chức năng, GV trình độ cao, GV khoa chuyên môn làm việc Hiện nay Nhà trường đang thực hiện Quy hoạch phát triển Trường ĐHHV giai đoạn 2012-
2020, định hướng đến năm 2030 để hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Hiện tại, Nhà trường có 805 máy tính để bàn và máy tính xách tay, trong đó máy 560 máy tính phục vụ học tập, 245 máy tính phục vụ công tác quản lý, tỷ lệ máy tính/ cán bộ đạt 245/493, tỷ lệ máy tính/sinh viên đạt 560/3214 đạt 5,7 sinh viên/máy Số lượng máy tính phục vụ công tác quản lý của các phòng ban chức năng và các cán bộ quản lý là 245 máy tính, trong đó có 230 máy tính để bàn, 15 máy tính xách tay Nhà trường có 164 máy in, 30 máy photocopy 146 máy chiếu vật thể, 31 máy ảnh, 7 máy quay, 19 máy scaner đảm bảo đáp ứng công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lư Nhà trường có 10 máy chủ với cấu hình đảm bảo cho công tác lưu trữ.
Thống kê, báo cáo và tính giá trị cũng như hao mòn tài sản cố định tại trường ĐHHV được Phòng tài chính kế toán thực hiện đúng quy định của pháp luật về tài chính kế toán.
Bảng 4.2 Thống kê cơ sở vật chất của Trung tâm thông tin – tư liệu – thư viện năm 2016
Tên mục Đơn vị tính Cơ sở Phú Cơ sở Việt
Tổng số đầu sách Đầu sách 3.047 5.167 8.214
Số tên báo, tạp chí Đầu 10 40 50
Số máy tính Bộ 50 70 120 Đầu tài tiệu số File 6.003 6.003 6.003
Số cán bộ thư viện Người 06 11 17
Phòng đọc điện tử Phòng 01 01 02
Nguồn: Báo cáo tự đánh giá (2016)
Qua số liệu tại bảng 4.2 ta thấy tài sản công đang thuộc quản lý của Thư viện khá lớn, chủ yếu tập trung ở cơ sở Việt Trì Diện tích đất được sử dụng cho thư viện hiện nay đang là 2.331 m2 trong tổng diện tích hơn 60 ha của trường Như vậy, khả năng để mở rộng diện tích cho thư viện vẫn còn vì quỹ đất của trường vẫn chưa sử dụng hết Thư viện được trang bị hiện đại với số lượng máy tính là 120 bộ ngoài ra ở thư viện có máy in, máy phô tô phục vụ các hoạt động của thư viện nhưng trực thuộc sự quản lý của Phòng QTĐS Trong 5 năm qua Nhà trường đã
Theo báo cáo của Trường Đại học Hùng Vương năm 2014 và năm 2015 thì, diện tích đất của trường năm 2014 là 104,3 ha nhưng đến năm 2015 thì diện
49 tích đất của trường còn lại là 66,66 ha Nguyên nhân của việc giảm diện tích đất
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản tại trường đại học Hùng Vương 87 1 Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý tài sản
4.2.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý tài sản Để tiến hành hoạt động quản lý tài sản, cán bộ quản lý tài sản phải căn cứ vào trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định cụ thể của trường ĐHHV để tiến hành các nội dung quản lý tài sản Hoạt động quản lý tài sản có tính chất khá đặc thù, riêng biệt, không giống như hoạt động quản lý hành chính và cũng không phải là hoạt động tư pháp Chính vì sự đặc thù này của hoạt động quản lý tài sản đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác quản lý tài sản.
Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý tài sản hiện nay chưa được kiện toàn, còn nhiều hạn chế, bất cập, việc tiến hành gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Thực trạng công tác quản lý tài sản tại trường ĐHHV những năm qua, cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, trường cũng đã xây dựng cho mình Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công; Quy chế chi tiêu nội bộ, … phù hợp với điều kiện hiện tại của trường Tuy nhiên,
Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vừa mới có hiệu lực tháng 1/2018 nên hiện nay trường chưa có văn bản thay thế chỉnh sửa Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại trường ĐHHV đã ban hành năm 2013.
Cơ sở pháp lý và những quy chế trong đơn vị rất quan trọng trong công tác quản lý tài sản nhà nước Nhờ có những quy tắc đưa ra thì các cán bộ thực hiện công tác quản lý tài sản mới có cơ sở để thi hành trên thực tiễn Chính vì vậy, vấn đề về chính sách, cơ chế cần được chuẩn hóa ở trường ĐHHV.
4.2.2 Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài sản
Các cán bộ làm công tác quản lý tài sản hiện nay chủ yếu thuộc biên chế của hai phòng: Phòng Quản trị đời sống và Phòng Kế hoạch tài chính.
Ngoài ra, ở các đơn vị trực thuộc cũng có những giảng viên kiêm nhiệm luôn công tác quản lý tài sản Hiện nay thực trạng về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, giảng viên chuyên trách làm công tác quản lý tài sản như sau (xem bảng 4.13).
Về chuyên môn: Sau Đại học có 7 người, chiếm 100%; trong đó chuyên ngành Kinh tế (Kinh tế nông nghiệp) có 1 người, chiếm 14,29%; chuyên ngành Tài chính- Kế toán có 5 người, chiếm 71,42%; chuyên ngành nông nghiệp 1, chiếm
Về Tin học: Chứng chỉ cấp độ B có 7 người, chiếm 100%.
Về Ngoại ngữ (Anh văn): Chứng chỉ B1 có 5 người, chiếm 71,43%.
Bảng 4.15 Trình độ cán bộ chuyên trách quản lý tài sản năm 2017
TT Chỉ tiêu Người Tỷ lệ (%)
+Ngành Tài chính – kế toán 5 71,42
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ (2017)
Qua bảng trên ta thấy được về trình độ của cán bộ chuyên trách phụ trách công tác quản lý tài sản của trường ĐHHV đều đã được đào tạo có chất lượng cao
(100% đều có trình độ thạc sỹ) Tuy nhiên, vẫn có người chưa được đào tạo đúng với chuyên ngành về quản lý tài sản (1 người có trình độ chuyên môn về ngành nông nghiệp) Với đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý tài sản như hiện nay ở trường ĐHHV thì chỉ thuận lợi cho công tác mua sắm, dự toán còn các cán bộ chuyên môn về sửa chữa thì lại được phân bổ ở các đơn vị khác trong trường.
Ngoài ra, các cán bộ giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý tài sản ở các đơn vị trực thuộc còn chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý tài sản nên khi phụ trách các tài sản có giá trị lớn còn nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến tình trạng có nhiều máy móc nhập về theo nhu cầu của các đơn vị trực thuộc nhưng do không có cán bộ chuyên gia nên máy móc không sử dụng hoặc ít sử dụng gây lãng phí tài sản công.
4.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng năm
Tình hình chi ngân sách cho công tác thanh tra hành chính
Những năm qua, do ảnh hưởng chung từ tình hình kinh tế suy thoái, sự cạnh tranh của các trường đại học nói chung, cơ chế tuyển sinh có sự thay đổi nên nguồn thu ngân sách của trường gặp nhiều khó khăn, do vậy, việc phân bổ nguồn ngân sách cho công tác quản lý tài sản nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập Phần lớn các khoản chi ngân sách hàng năm chủ yếu là để chi lương, và các khoản phụ cấp theo quy định; chi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ không nhiều; còn việc chi cho mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác còn rất hạn chế.
Trường chỉ đầu tư chi mua sắm, sửa chữa những tài sản thực sự cần thiết.
Bảng 4.16 Tình hình chi ngân sách cho công tác quản lý tài sản hàng năm
Chỉ tiêu Triệu Triệu Triệu 2014 2015 BQ
2- Chi cho hoạt động 345 36,98 253 27,59 277 25,37 73,33 109,49 91,41 nghiệp vụ
Qua bảng 4.16, cho thấy: việc phân bổ ngân sách cho công tác thanh tra hành chính năm 2015 giảm so với năm 2014 là 1,71%; đến năm 2016 tăng so với năm 2015 là 19% Tuy nhiên, ngân sách hàng năm chủ yếu được sử dụng chi cho con người, cụ thể: năm 2014, ngân sách chi cho con người chiếm 58,95% tổng chi ngân sách được giao, năm 2015 chiếm 69,25% và năm 2016 chiếm 71,43% Hàng năm nguồn ngân sách chi cho con người đều tăng, bình quân 3 năm tăng 19,14%, song việc tăng chi chủ yếu là do bù tăng lương, phụ cấp theo quy định. Đặc biệt là việc chi cho mua sắm tài sản, trang thiết bị hàng năm là rất thấp, năm 2014, tổng chi là 38 triệu đồng, chiếm 4.07% tổng chi ngân sách cho công tác quản lý tài sản; năm 2015, tổng chi là 29 triệu đồng, chiếm 3,16% tổng chi ngân sách cho công tác quản lý tài sản; năm 2016, tổng chi là 35 triệu đồng, chiếm 3,21% tổng chi ngân sách cho công tác quản lý tài sản; nội dung chi chủ yếu là việc sửa chữa, thay thế các phụ kiện máy tính, máy in bị hỏng.
Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
Máy tính đã đủ về số lượng, nhưng chất lượng không đảm bảo, do đã được mua sắm từ lâu, thường hay bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc Đường truyền internet tốc độ chậm, hay bị nghẽn mạng, dung lượng truyền tải thấp không đảm bảo tính kịp thời của thông tin trong hoạt động (xem bảng 4.15).
Bảng 4.17 Cơ sở vật chất, trang thiết bị năm 2017
Tài sản, thiết bị Đơn vị tính Năm 2017
- Bàn ghế làm việc Bộ 07
Nguồn: Phòng Quản trị đời sống (2017)
Bảng 4.17 thể hiện điều kiện cơ sở vật chất ở của Phòng Quản trị đời sống và Phòng Kế hoạch tài chính, nơi các cán bộ phụ trách công tác quản lý tài sản trực tiếp làm việc Trong thời gian tới nhà trường cần bổ sung thêm các điều kiện để phục vụ cho công tác quản lý tài sản được hiệu quả hơn Phần mềm kiểm kê tài sản cũng cần được đầu tư để thuận tiện trong công tác kiểm kê, quản lý tài sản.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại trường đại học Hùng Vương 91 1 Định hướng phát triển của Trường Đại học Hùng Vương
4.3.1 Định hướng phát triển của Trường Đại học Hùng Vương
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận Nghiên cứu khoa học phải gắn với chương trình, giáo trình, nội dung và quy trình đào tạo, nhất là đào tạo hệ đại học, sau đại học Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyển giao công nghệ sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa dưới nhiều hình thức đào tạo, hợp tác, liên kết đào tạo trong và ngoài nước; mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác hợp đồng đào tạo v.v,… Tăng cường nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phấn đấu tăng các nguồn thu sự nghiệp, đáp ứng từ 35-50% kinh phí để phục vụ các hoạt động của trường, nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, khai thác tối đa các lợi ích từ hợp tác quốc tế
Thực hiện kiểm định chất lượng trường đại học và các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng đào tạo của trường.
Tập trung nguồn lực, huy động các nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công những công trình trọng điểm, trang thiết bị kỹ thuật để sớm đưa vào sử dụng. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các hạng mục công trình chính thuộc dự án Trung tâm quản lý hành chính hiệu bộ, Khoa đại học Kinh tế, Khoa đại học Nông lâm nghiệp, Khoa đại học kỹ thuật; một phần dự án hạ tầng kỹ thuật, Khu ký túc xá, công trình thể thao và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học Đến năm 2020, đảm bảo hoàn thành 90% Dự án đầu tư được duyệt năm 2004.
Nhà trường tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi để đảm bảo nguồn kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo và các hoạt động chi thường xuyên ngày càng tăng. Đề xuất điều chỉnh khung học phí phát triển theo hướng xác định đầy đủ chi phí đào tạo, kết hợp triển khai một cách tích cực các chính sách liên quan tín dụng đào tạo, cấp học bổng, miễn giảm học phí.
Xây dựng đề án thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên chất lượng cao giai đoạn
2016 – 2020 theo hướng cơ chế đặc thù nhằm đẩy nhanh tốc độ đào tạo Tiến sĩ trong và ngoài nước Cần quan tâm đặc biệt đến những ngành đào tạo đại học, sau đại học đang thiếu tiến sĩ.
Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư, đảm bảo đáp ứng được nguồn kinh phí xây dựng mới trường Đề xuất với UBND tỉnh, Chính phủ có cơ chế đặc biệt về cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, về huy động vốn đầu tư.
Hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 43, xác định rõ nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc.
Tìm kiếm các đối tác tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính nhằm tăng thêm nguồn thu. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho các đơn vị trong trường Tiến hành khảo sát nhu cầu chi quản lý hành chính, để làm cơ sở khoán kinh phí cho các đơn vị, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý hành chính Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, sử dụng mọi nguồn lực có hiệu quả, phấn đấu tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên Nhà trường.
4.3.2 Một số giải pháp đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở trường đại học Hùng Vương
4.3.2.1 Đổi mới phương thức quản lý tài sản của Trường Đại học Hùng Vương
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của trường, cập nhật các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, tập trung nghiên cứu, xây dựng văn bản nội bộ để thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 vừa mới ban hành nhằm thể chế hóa chế độ quản lý, sử dụng các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là quản lý tài chính tài sản, bảo đảm tất cả các loại tài sản công đều được kế toán, thống kê, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo hướng chặt chẽ, hạn chế việc trang bị bằng hiện vật; đồng thời, bảo đảm xử lý các vấn đề đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và cơ quan mình Trên cơ sở đó có những biện pháp cụ thể như:
Thứ nhất: Đổi mới phương thức quản lý tài sản của nhà trường Đây là nội dung có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo Trong thời gian tới nhà trường cần kiểm tra đối chiếu các định mức về quản lý tài sản để có những điều chỉnh phù hợp, nhằm tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài sản Mặt khác, hạn chế những khoản chi phát sinh không nằm trong kế hoạch đầu năm Muốn vậy công tác lập dự toán đầu năm cần sát với nhiệm vụ và kế hoạch được giao Trường cần có kế hoạch trung và dài hạn về đào tạo, nghiên cứu khoa học để làm cơ sở xây dựng dự toán hợp lý.
Thứ hai: Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính đáp ứng đủ nhu cầu các hoạt động của nhà trường Trường cần có định hướng đầu tư cơ sở vật chất, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn kinh phí.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo hiện hành, đáp ứng quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học của một trường đại học đa ngành Đảm bảo đầu tư trong nghiên cứu khoa học của một trường đại học đa ngành Đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo diện tích đất đai, diện tích sử dụng khu học tập, nghiên cứu, thí nghiệm - thực hành, thư viện, khu thể thao – văn hoá, khu ký túc xã, khu nhà ở cán bộ, khu công trình kỹ thuật phục vụ (trạm điện, trạm nước, gara…).
Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, trung tâm thông tin - tự liệu đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên và nhu cầu sử dụng của xã hội Xây dựng thư viện điện tử kết nối giữa các thư viện của các trường đại học, trung tâm thông tin khoa học, mở rộng việc kết nối và sử dụng Internet phục vụ trực tiếp cho đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, tăng cường bổ sung các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho việc đào tạo các mã ngành mới.