1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt luận văn quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện củ chi, thành phố hồ chí minh

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 484,38 KB

Nội dung

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua huyện Củ Chi đã triển khai thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại các địa phương trên địa bàn huyện đã đạt được nhiề

Trang 1

0BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ _

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM BÁ HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI

HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THU THỦY

Phản biện: PGS.TS Tạ Thị Thanh Tâm, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS Quách Thị Minh Phượng, Học viện Chính trị khu vực II

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng họp 505, Nhà E - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 - TP Hồ Chí Minh

Thời gian: vào hồi 14 giờ 45 ngày 23 tháng 12 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang web Ban QLĐT, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

Huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển của Thành phố Huyện

Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km, nơi đây hàng năm thu hút nhiều dự án đầu

tư trong và ngoài nước Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua huyện Củ Chi đã triển khai thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại các địa phương trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đó có vấn đề áp dụng quản lý nhà nước

về bảo hiểm xã hội bắt buộc Vấn đề quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc được lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm Điều đó chứng tỏ vấn đề thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Củ Chi về cơ bản là đúng đắn, hợp lòng dân, quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng nhu cầu bức thiết và lợi ích to lớn, trực tiếp của người lao động cũng như đại bộ phận nhân dân trên địa bàn huyện Cụ thể: 1) Mặc dù huyện Củ Chi có

sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là các khu công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn hạn chế Nhiều người lao động ở khu vực nông thôn, các hộ gia đình, lao động

tự do hoặc lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia BHXH Điều này phần lớn là do sự thiếu nhận thức về quyền lợi từ việc tham gia bảo hiểm hoặc do khó khăn về tài chính

Trang 4

Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Củ Chi hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục Các hạn chế như tỷ lệ tham gia BHXH chưa cao, tình trạng nợ đọng BHXH, công tác giám sát yếu, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động chưa đầy đủ, và hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu thốn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý BHXH

Để cải thiện tình hình, cần có các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh giám sát và kiểm tra, khuyến khích tham gia BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý BHXH tại huyện Củ Chi.Xuất phát từ các lý do nêu trên mà tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản

lý công

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề về bảo hiểm xã hội nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu theo học viên, có thể khái quát thành hai hướng nghiên cứu chính sau đây:

Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước

về bảo hiểm xã hội nói chung

Đề tài Tăng cường quản lý nhà nước về BHXH trong giai đoạn hiện nay của tác giả Trần Xuân Vinh đã giới thiệu được sự ra đời của BHXH Việt Nam cũng như khái quát quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam Đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện QLNN

về BHXH ở nước ta giai đoạn hiện nay., chủ yếu là mang tính chiến lược như thực hiện cải cách hành chính hay tăng cường đầu tư quỹ BHXH

Trang 5

Đề tài Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội của tác giả Dương Xuân Triệu, Đề tài khoa học cấp Bộ,

Bộ LĐ-TBXH [46]

Vũ Tuấn Đạt (2014), Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc

sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội [22]

Bùi Thị Phương Dung (2015) với luận văn thạc sĩ Luật học Thực trạng thi hành pháp luật BHYT bắt buộc ở Việt Nam đã làm rõ những lý thuyết về thi hành pháp luật về BHYT bắt buộc - một loại hình BHYT ở Việt Nam và thực trạng pháp luật BHYT ở Việt Nam

Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước

về bảo hiểm xã hội bắt buộc gắn liền với địa phương

Phạm Lan Hương (2012), Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc

sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Vũ Công Giao (2018) “Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội [26] Tác giả luận văn trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận chung cùa quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện đã phân tích thực trạng vấn đề này tại Thành phố Đà Nẵng

Lê Thị Hồng Anh (2019) với luận văn thạc sỹ Quản lý công Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế - Từ thực tiễn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã tiếp cận công tác QLNN về BHYT trên 6 trục nội dung gắn với cách tiếp cận của QLNN

Nguyễn Thị Bích Thúy (2020), Quản lý nhà nước về bảo hiểm

y tế trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, luận văn thạc sỹ Quản lý công Luận văn này đã làm rõ 4 nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế bao gồm: Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà

Trang 6

nước về bảo hiểm y tế; Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; Tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm y tế

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề cụ thể sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hiểm

xã hội nói chung trong đó bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm

xã hội bắt buộc Làm rõ những vấn đề cơ bản về khái niệm và các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội Ngoài ra, nghiên cứu cũng làm rõ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội Lịch

sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội

Hai là, nghiên cứu những quy định quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội nói chung trong đó có bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ba là, nghiên cứu những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc, các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, các công trình nghiên cứu trên chưa có công trình nào đề cập đến thực tiễn áp dụng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm Luận văn Thạc sỹ là không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp

Trang 7

nhằm thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Củ Chi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả luận văn xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm

2021 đến năm 2023;

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Củ Chi, TP.HCM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung QLNN

về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Cụ thể, học viên sẽ nghiên cứu 06/07 nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buột tại huyện (theo Luật bảo hiểm xã hội)

- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 đến nay

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1 Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được xây dựng trên nền tảng thế giới quan và phương

Trang 8

pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội bắt buộc

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung các phương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:

an sinh xã hội tại địa phương

Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng,

cơ quan bảo hiểm xã hội ở huyện Củ Chi, TP.HCM trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên, học viên và những ai quan tâm về vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trang 9

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn kết cấu thành 03 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội

1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

Khái niệm về BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất khi

có Luật BHXH Theo khoản 1 Điều 3 Luật BHXH ngày 20 tháng 11 năm 2014 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua quy định: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội” [30]

1.1.1.2 Mục tiêu của bảo hiểm xã hội

Một là, cần đảm bảo rằng chi đủ, chi đúng lúc và phù hợp với những người tham gia bảo hiểm và những người được hưởng các chế

độ bảo hiểm

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp nhận và xử lý

hồ sơ, cũng như quá trình chi trả các chế độ bảo hiểm

Trang 10

Ba là, đảm bảo tính chính xác trong mọi khâu giải quyết hồ sơ bảo hiểm xã hội

1.1.2 Khái quát về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.2.1 Khái niệm

Bảo hiểm Xã hội bắt buộc là hình thức bảo hiểm được tổ chức và triển khai bởi Nhà nước, đòi hỏi cả người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia vào đó Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình BHXH, khái niệm BHXH bắt buộc được quy định tại khoản

2 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 [30]

1.1.2.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn góp phần xây dựng một hệ thống an sinh xã hội vững mạnh Việc thực hiện nghiêm túc các quy định về BHXH bắt buộc là trách nhiệm của cả người lao động, người

sử dụng lao động và cơ quan nhà nước

1.1.2.3 Yêu cầu của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Yêu cầu của quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc là một phần trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp phải các rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, và tử tuất Các yêu cầu này có thể thay đổi tùy vào từng quốc gia, nhưng đối với Việt Nam, các quy định và yêu cầu về BHXH bắt buộc được thể hiện rõ trong Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp lý có liên quan

1.2 Lý luận chung của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn

Trang 11

huyện là một phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội tại cấp cơ

sở, nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách BHXH đúng quy định và đạt hiệu quả Quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện liên quan đến việc giám sát, điều phối, triển khai các chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và thực thi nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trên địa bàn huyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và góp phần

ổn định kinh tế, xã hội

1.3 Nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo hiểm

xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện

1.3.1 Nội dung quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc

Theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 [30] quy định nội dung QLNN về bảo hiểm xã hội bao gồm:

Thứ nhất, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội [30] Để đảm bảo hiệu quả, các cơ quan chức năng cần phải đề xuất và thực hiện kế hoạch triển khai một cách chủ động

Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội

Thứ ba, thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH Thứ tư, tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội

Thứ năm, quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội

Trang 12

Thứ sáu, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

1.3.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc

Thứ nhất, thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành và đúng đối tượng tham gia BHXH đang trở nên ngày càng phức tạp và

đa dạng

Thứ hai, việc đảm bảo việc chi trả các khoản trợ cấp đúng thời hạn và đầy đủ quyền lợi cho các thành viên tham gia BHXH là một cam kết quan trọng

Thứ ba, quy trình đơn giản và thuận lợi, nhằm mang lại sự thuận tiện tối đa cho những người tham gia Bảo hiểm Xã hội khi họ thực hiện việc thanh toán các chế độ BHXH

Thứ tư, việc đảm bảo an toàn trong việc chi trả tiền mặt đối với các chế độ Bảo hiểm Xã hội là một điểm quan trọng cần được tập trung

Thứ năm, Các chế độ BHXH được quản lý một cách tập trung, công khai và minh bạch nhằm mục đích giảm thiểu mất mát cho quỹ BHXH và nâng cao hiệu quả trong quản lý quỹ này

1.4 Các yếu tố tác động đến việc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện

Để có thể đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện QLNN

về bảo hiểm xã hội bắt buộc tốt hơn, chống thất thu BHXH như hiện nay, chúng ta phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện QLNN về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.4.1 Yếu tố khách quan

* Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước Chủ trương và chính sách của Đảng đóng vai trò then chốt

Trang 13

trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là chính sách Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Ảnh hưởng của chủ trương và chính sách này đến việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXH

có thể thấy qua hai góc độ chính

Vai trò của Chính sách BHXH không chỉ đơn thuần là một thành phần của hệ thống chính sách xã hội, mà còn là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội BHXH không tồn tại độc lập mà chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác trong hệ thống chính sách xã hội, dựa trên mối quan hệ phức tạp giữa kinh tế, chính trị và xã hội

Việc thực hiện chính sách BHXH được triển khai thông qua một quy trình tổ chức, bao gồm hoạch định chính sách, xây dựng các quy định, và xem xét việc chi trả các khoản trợ cấp

1.4.2 Yếu tố chủ quan

* Ý thức của người lao động và người sử dụng lao động

* Tổ chức bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Nguồn nhân lực trong cơ quan thực thi chính sách Bảo hiểm

xã hội bắt buộc

1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một số địa phương và bài học rút ra cho bảo hiểm xã hội huyện Củ Chi

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một số địa phương

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Thành phố

Hồ Chí Minh, hiện nay có tốc độ đô thị hóa nhanh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực

Ngày đăng: 04/01/2025, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w