Mở đầu1.Lý do chọn đề tài - Trong xã hội hiện nay đô thị hóa có vai trò vô cùng quan trọng.Nó có tầm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày của con người và các hoạt động kinh tế,v
Trang 1Trường Đại học Mỏ-Địa chất
~Khoa Quản trị kinh doanh~
Trang 2Trường Đại học Mỏ-Địa chất
~Khoa Quản trị kinh doanh~
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG
Lê Văn Hoàng Thuyết trình
Tìm tài liệu Nguyễn Cao Cường Làm pp
Tìm tài liệu Phạm Quang Huy Làm pp
Tìm tài liệu
Trang 4
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
- Trong xã hội hiện nay đô thị hóa có vai trò vô cùng quan
trọng.Nó có tầm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày của con người và các hoạt động kinh tế,văn hóa-xã hội.Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,tại nhữnng đô thị lớn việc sản xuấthàng hóa,dịch vụ đã đạt hiệu quả cao do mật độ dân số tương đối lớn cùng với nguồn lao động dồi dào.Đô thị hóa còn đẩy nhanh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa,công nghiệp hóa.Ngày nay,quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển do nhu cầu cá nhân của người dân và hoạt động kinh
tế ngày càng cao.Tuy nhiên,bên cạnh mặt tích cực đó đã phát sinh ra những tiêu cực đối với cuộc sống con người,một trong số
đó là sự phát triển quá mức của nền công nghiệp đã sản sinh ramột số lượng lớn chất thải thải ra môi trường,trong đó ngày càng xuất hiện nhiều chất thải độc hại gây ra nhiều loại bênh tật vô cùng nguy hiểm đối với con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân.Vấn đề trên đang là thực trạng đang xảy ra ở rất nhiều đô thị lớn gây khó khăn cho người dân
và các cơ quan có thẩm quyền.Vì thế,nhóm em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng ô nhiễm môi trường từ đô thị hóa,nguyên nhân
và giải pháp”.Qua việc nghiên cứu hiện trạng,nhóm mong muốn tìm ra những nguyên nhân,hậu quả và cách khắc phục
cho vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam
2.Mục đích nghiên cứu
- Việc nghiên cứu giúp chúng ta hiểu thêm và tình hình hiện trạng,phân tích
và chỉ rõ những nguyên nhân,hậu quả để đưa ra cách giải quyết khắc phục
3.Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm nghiên cứu qua các khía cạnh như:Tính chất,mức độ và tác hại của
hiện tượng đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay
4.Phương pháp nghiên cứu
Trang 5- Nhóm đã thực hiện bài tiểu luận bằng những phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp và phương pháp quan sát
5 Kết cấu bài tiểu luận
Mở đầu
Chương 1:Đô thị
I.Vấn đề đô thị
1.Khái niệm đô thị hóa:
- Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa
và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này “Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị Theo khái niệm này thì quá trình đô thị hóa chính là sự di
cư từ nông thôn vào thành thị Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia
- Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì
sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại
- Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu đô thị hóa như một phạm trù kinh tế – xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sangphương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới – phương thức đô thị Đây là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ
- Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức vàđiều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâutrên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số
Trang 62.Phân loại đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại:
- Quá trình đô thị hóa ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hóa đô thị hóa diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển, mang tính tự nhiên
- Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không đi đôi với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới – NIC) Sự bùng nổ dân số đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn
Quá trình đô thị hóa diễn ra theo 2 xu hướng
- Đô thị hóa tập trung (đô thị hóa “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,… Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm
là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái
- Đô thị hóa phân tán (đô thị hóa “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư
và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp
Điều này dẫn đến tiến trình “công nghiệp hóa lan toả”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinhdoanh, thương mại, dịch vụ Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn
Trang 7Chương 2: Cơ sở triết học
I.Khái niệm nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên
- Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân củatiếng trống kêu Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống
- Nhận thức được nguyên nhân, kết quả như trên vừa giúp khắc phục được hạn chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhấtđịnh, nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục nhiều thiếu sót coi nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của toàn bộ thế giới vật chất nằm ngoài nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó
II.Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
1.Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động
- Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượngcũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại
- Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc
- Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả Ngược
Trang 8lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau
2.Sự thay đổi vị trí của nguyên nhân kết quả
- Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc, tĩnh tại Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân thì ở thời điểmhoặc trong mối quan hệ khác lại là kết quả; còn kết quả lại trở thành nguyên nhân1 , nhưng đã ở trong các quan hệ khác, thành nguyên nhân loại khác: nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả cũng tác động lại nguyên nhân – chúng cũng nằm trong sự tương tác biện chứng Trong khi là hiện tượng tích cực, nguyên nhân tác động lên hiện tượng khác thụ động và gây ra trong nó những biến đổi – tức là kết quả, nhưng kết quả cũng thể hiện sự phản tác động và từ hiện tượng thụ động chuyển thành tích cực Kết quả không thể là nguyên nhân của chính nguyên nhân gây ra nó
3.Phân loại nguyên nhân
- Nhưng nếu bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó thì cũng không có nghĩa là mỗi sự vật, hiện tượng chỉ do một nguyên nhân sinh
ra Trên thực tế, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, do vậy ta phân loại nguyên nhân thành:
− Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu
− Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài
− Nguyên nhân chủ quan – nguyên nhân khách quan
4.Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu, nghĩa là bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong quan hệ nhân quả Điều đó đòi hỏi con người khi đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó phải khám phá ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó; trong thế giới khách quan chỉ có những cái con người chưa biết nhưng rồi sẽ biết, chứ không có cái gì con người không thể biết Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả sẽ trang bị cho chúng
ta quan điểm quyết định luận đúng đắn khác với quan điểm duy tâm theo thuyết định mệnh Thừa nhận quy luật nhân quả, nhưng những người theo quan điểm duy vật biện chứng đồng thời khẳng định vai trò của con người trong việc nhận thức, vận dụng quy luật vì mục đích sống của mình
“ Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả ”
- Ph.Ăngghen –
Trang 9- Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại nguyên nhân (bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp, chủ quan hay khách quan v.v.) để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng nguyên nhân với việc hình thành kết quả Đồng thời phải nắm được các nguyên nhân tác động cùng chiều hoặc tác động ngược chiều nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và hạn chế những nguyên nhân nghịch chiều
- Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không tồn tại thụ động mà
có tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhậnthức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển
Chương 3:Vận dụng cơ sở triết học về vấn đề
đô thị hóa ở Việt Nam
I.Thực trạng đô thị hóa ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
1.TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội sỡ hữu quá nhiều chức năng
- Căn bệnh cố hữu của các siêu đô thị trên thế giới là trở thành các “hố đen”
liên tục hút tài nguyên và dân di cư về,gây quá tải toàn diện.Quan sát một số thủ
đô và vùng thủ đô trong khu vực châu Á như Tokyo(Nhật Bản),Seoul(Hàn Quốc) trước đây, hay Jarkata (Indonesia),Manila(Philippines) ngày nay chúng ta
dễ dàng nhận thấy điều này
- Để giảm tải nội đô và tránh hiện tượng chia cắt giữa siêu đô thị với các vùng trong nước, nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản phải điều chỉnh quy hoạch, phát triển thêm các đô thị xung quanh Tokyo, kết nối giao thông và phân tán công nghiệp ra toàn quốc Tương tự, Seoul cũng phát triển các thành phố vệ tinh để tạo thành "Vùng thủ đô" và sản xuất được phân tán ra cả nước Hiện nay, khoảng 37 triệu người hoặc 1/3 dân số Nhật sống ở ngoại ô của 3 siêu đô thị lớnnhất là Tokyo, Osaka và Nagoya Tại Hàn Quốc, dân số của vùng thủ đô Seoul
Trang 10hiện nay, gồm cụm Seoul, Incheon và Gyeonggi, đã lên tới 25 triệu người, chiếm hơn nửa dân số nước này.
- Giống như Tokyo hay Seoul trước kia, cả hai thành phố lớn của Việt Nam
là Hà Nội và TP HCM ôm đồm quá nhiều chức năng và cạnh tranh ngang với các địa phương xung quanh TP HCM phát triển cả 4 ngành công nghiệp điện
tử, cơ khí chế tạo, hóa dược cao su, tinh chế lương thực, thực phẩm như các tỉnhĐông Nam Bộ xung quanh
- Hà Nội ngoài tình trạng phát triển công nghiệp tương tự, còn giữ nguyên sản xuất nông nghiệp với quy mô của cả tỉnh Hà Tây (cũ), với kết cấu và cách thức sản xuất cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng khác Những nỗ lực đưa các cơ sở sản xuất giá trị thấp, ô nhiễm, dễ cháy nổ ra ven đô đem lại ít kết quả Việc di dời các khu dân cư, bệnh viện, đại học ra xung quanh cũng không đạt yêu cầu đề ra Ngay cả việc bố trí lại trụ sở cơ quan bộ, ngành, ngoại giao đoàn,
… cũng chưa hoàn tất
- Quy hoạch Hà Nội được duyệt cách đây 10 năm đã đề nghị giãn dân số
và giảm bớt các dự án xây dựng nhà siêu cao tầng ở trung tâm, nhưng kết quả làdân số vẫn tăng từ 6,7 triệu người lên hơn 8 triệu dân năm 2019; dân cư các nơi vẫn kéo về và ngày càng có rất nhiều nhà cao tầng được xây dựng trong nội đô
- Với kết cấu đô thị hiện nay của Hà Nội, lao động, đầu tư và tài nguyên hút về khu vực lõi, đa số dân cư làm các nghề phi nông nghiệp ở vành đai và bọc ngoài vẫn là nông thôn như các tỉnh khác Sau nhiều năm quy hoạch, 5 thành phố vệ tinh gần như vẫn nằm trên giấy Tình hình của TPHCM cũng tương tự
- Chúng ta đã và đang chứng kiến Hà Nội, TPHCM loay hoay giải bài toán ùn tắc giao thông trong khi tình hình ngày càng cấp bách Mức độ ô nhiễm cao nhất cả nước và nạn úng ngập đã diễn ra nhiều năm ở hai đô thị, và cả hai đều khó cân đối ngân sách để xử lý các vấn đề hạ tầng, dân sinh trên địa bàn Lý
do đơn giản là các biện pháp giải quyết sự quá tải của siêu đô thị đều rất tốn kém, vì công trình phải ngầm sâu dưới đất hoặc vượt cao trên trời
2.Thế tiến thoái lưỡng nan của các “ siêu đô thị ”
- Thời gian qua, việc hai thành phố trọng điểm đều phải kiến nghị Trung ương cho áp dụng các "chính sách đặc thù" thể hiện mâu thuẫn: Một bên là vấn
đề phát sinh ngày càng tăng do dân số tiếp tục đổ về, nhiều vấn đề chưa giải quyết đã xuất hiện việc mới và phức tạp hơn, kinh phí xử lý đắt đỏ hơn Phía bên kia là kỳ vọng to lớn của Nhà nước yêu cầu hai đầu tàu kinh tế phải dành thêm vốn đầu tư cho sản xuất để đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng cả nước.N
Trang 11- Mâu thuẫn về vốn và quản lý, hai thành phố lớn vừa phải giải quyết các vấn đề phát sinh, lại phải tăng nguồn lực để cạnh tranh ngang với các tỉnh xung quanh về các hoạt động sản xuất và dịch vụ cấp thấp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư ngày càng đông đúc
Đó là thế tiến thoái lưỡng nan của "siêu đô thị"
II.Các tác động của đô thị hóa
Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng Nền văn hóa này ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, xã hội Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các nước châu
Á trong đó có Việt Nam Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của một quốc gia và nâng cao đời sống cho con người Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng đang phát sinh nhiều vấn đề nan giải
A.Tác động tích cực của đô thị hóa đến môi trường
Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, nếu quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững
• Nghiên cứu vừa công bố trong báo cáo "Những chỉ số chính Châu Á-TháiBình Dương 2012" với tiêu đề "Chuyên đề đặc biệt: Đô thị xanh ở châu Á" giữalúc những tranh luận đang ngày càng nóng lên về những hệ lụy của đô thị hóa quá nhanh ảnh hưởng tới môi trường, xã hội trong khu vực và làm thế nào để đảm bảo phát triển bền vững
• Đô thị hóa khu vực Châu Á đang diễn ra rất nhanh chóng từ vài thập niêngần đây Số người sinh sống ở thành thị khu vực này lên tới hơn 1 tỷ, chiếm gầnmột nửa số dân thành thị toàn cầu Số thành phố lớn (trên 10 triệu người) cũng vượt qua tổng số các thành phố lớn của các khu vực khác trên thế giới cộng lại
và con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng lên
• Khu vực châu Á hiện là nơi "sở hữu" nhiều thành phố ô nhiễm nhất và xảthải khí nhà kính nhiều nhất thế giới Sự đô thị hóa nhanh chóng và những hệ lụy của nó đã và đang tạo ra thách thức to lớn trong việc đảm bảo bền vững về môi trường và xã hội, gây quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách trong việc có nên thúc đẩy mở rộng đô thị hóa trong khu vực hay không Tuy nhiên bằng phân tích khoa học từ những số liệu tin cậy trên cơ sở so sánh nhiều đô thị khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa
Trang 12có thể mang lại nhiều lợi ích giúp bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và phát triển bền vững.
• Theo kết quả, đô thị hóa giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sử dụng tài nguyên và hạn chế hệ lụy đến hệ sinh thái khi xem xét cùng một yêu cầu sản phẩm đầu ra Những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử
lý nước, cảnh quan, những ngành mang lại những lợi ích thiết thực cho môi trường sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi xây dựng và duy trì hoạt động so với vùng nông thôn
• Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra vai trò đô thị hóa trong việc khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ xanh Cùng với đô thị hóa nhanh chóng, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo khu vực châu Á đã tăng lên đáng kể Thị trường tiềm năng mới này với hàng tỷ người sống ở đô thị châu Á đang cần sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, điều đó sẽ tạo cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứuphát triển các dòng sản phẩm và công nghệ xanh
• Thêm nữa, đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, từ đó tác động tích cực đến môi trường Bằng số liệu phân tích
từ 31 quốc gia khác nhau trong khu vực, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự suy giảm tỷ lệ sinh sản với sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, đô thị hóa và điều kiện giáo dục
Trường hợp của Việt Nam là một thí dụ minh chứng Tỷ lệ sinh sản giảm đáng kể từ 5,4 trong thập kỷ 80 thế kỷ trước xuống còn 1,8 trẻ em/phụ nữ vào
2010 Cũng theo nghiên cứu, người được giáo dục tốt thường có xu hướng ủng
hộ và gương mẫu thực hiện các quy định của nhà nước nhằm bảo về môi trường.Kết quả khảo sát cho thấy, gần 68% số người được đào tạo đại học hoặc trên đại học sẵn sàng đóng thuế cao hơn, thậm chí trên 80% sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập của mình để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường
• Vai trò quan trọng nữa là đô thị hóa khuyến khích phát triển công nghiệp dịch vụ thay vì các công nghiệp sản xuất truyền thống Công nghiệp dịch
vụ, ngành đặc trưng của đô thị yêu cầu sự tập trung cao của khách hàng, có ưu điểm vượt trội so với các ngành công nghiệp sản xuất là tiêu thụ ít tài nguyên vàgiảm ô nhiễm môi trường Hơn nữa, sự tập trung cao của dân số ở khu vực đô thị cũng có ưu điểm nữa là giảm khoảng cách đi lại, từ đó khuyến khích phát triển giao thông thân thiện môi trường như giao thông công cộng hiện đại, đi bộ hay đi xe đạp
Trang 13B.Tác động tiêu cực của đô thị hoá đến môi trường
• Quá trình đô thị hóa là tất yếu nhưng nếu không được kiểm soát tốt sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của đấtnước, thể hiện ở việc tài nguyên đất bị khai thác triệt để, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Ô nhiễm bụi là vấn đềnổi cộm của các đô thị Chỉ số về bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10mm) ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đều vượt ngưỡng khuyến nghị của WHO Bụi lơ lửng rất đáng lo ngại, kết quả quan trắc tại các tuyến giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cho thấy, khoảng 60% vượt chuẩn, trong đó 25% vượt gấp 2 lần Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường nước đô thị cũng rất đáng báo động Các kết quả nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy, tại các đô thị lớn, nguồn nước ngầm đang có dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn Mực nước của các tầng chứa nước giảm liên tục Nước thải đô thị chưa qua xử lý đổ ra các sông là nguồn phát thải gây ô nhiễm nghiêm trọng Ngày càng có nhiều mương ao, hồ nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là ở Hà Nội
PGS, TS Hà Huy Thành, Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững cho biết, các khu đô thị tuy chỉ chiếm 28,5% dân số của cả nước nhưng cóđến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của
cả nước) Nguyên nhân chính là do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng trong điều kiện chưa có hoặc có nhưng chưa thựchiện chiến lược về vấn đề này
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm
2020 sẽ đạt khoảng 40%, số dân cư sinh sống tại đô thị khoảng hơn 45 triệu Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hóa, đặc biệt là vấn đề môi trường Chính vì vậy, theo TS Đào Hoàng Tuấn, một số giải pháp bảo vệ môi trường của các đô thị nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là xây dựng một chính sách dân số đặc thù cho từng đô thị, hạnchế quá trình di dân tự do; xây dựng quy chế bảo vệ môi trường đô thị cụ thể theo đặc thù của địa phương Ông cho rằng, công tác quy hoạch đô thị phải đổi mới và nâng cao chất lượng theo hướng gắn liền với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội có tầm nhìn dài hạn
• Quy hoạch chưa hợp lý
Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị hóa tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cânbằng sinh thái, tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm