1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Du lịch Việt Nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Đánh Giá Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Trên Báo Mạng Điện Tử Qua Trang Báo Du Lịch Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 37,35 KB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Những ưu điểm và nhược điểm trên phương diện ngôn ngữ của các bài báo trên trang dulichvietnam.com.vn Các bài báo được đăng tải trên trang báo mạng điện

Trang 1

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, chủ yếu tồn tại ở dạng viết, thường là tập hợp các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định

Khi nói đến một văn bản hoàn chỉnh, bất luận dung lượng lớn hay nhỏ, đều cần phải là một khối thống nhất cả về hình thức lẫn nội dung Nội dung văn bản cần đáp ứng đủ hai yêu cầu là tính trọn vẹn và tính nhất quán về chủ đề Ngoài nội dung, một văn bản về mặt hình thức cần phải sở hữu một kết cấu hoàn chỉnh, hài hòa giữa các thành tố trong văn bản cũng như sự đồng nhất trong các dấu hiệu chữ viết

Báo chí là loại văn bản được con người tiếp cận và sử dụng hàng ngày, cung cấp cho ta những thông tin mới nhất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Ngôn ngữ văn bản của một bài báo là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ tiếp nhận của người đọc Ngôn ngữ văn bản chủ yếu bàn về các yếu tố như từ vựng, cú pháp được dùng trong văn bản, kết cấu văn bản, phương pháp diễn đạt, đòi hỏi người làm báo cần sử dụng các từ ngữ, biện pháp tu từ, lối diễn đạt sao cho khéo léo, linh hoạt và chính xác để đưa mục đích của bài báo đến với độc giả một cách trọn vẹn nhất

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Những ưu điểm và nhược điểm trên phương diện ngôn ngữ của các bài báo trên trang dulichvietnam.com.vn

Các bài báo được đăng tải trên trang báo mạng điện tử Du Lịch Việt Nam (dulichvietnam.com.vn) từ tháng 01/03/2021 đến 25/05/2021

III Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2

Tìm và phát hiện những lỗi sai trên phương diện ngôn ngữ trong các bài báo nhằm khảo sát thực trang sử dụng ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử hiện nay Đồng thời rút ra kinh nghiệm và tìm ra giải pháp hạn chế tối đa những lỗi sai trên phương diện ngôn ngữ văn bản

Nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Xác định các khái niệm, các vấn đề lý luận thuộc chủ đề nghiên cứu

2 Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trên phương diện ngôn ngữ của trang báo mạng điện tử

3 Đưa ra hướng giải quyết những điểm yếu trên phương diện ngôn ngữ của loại hình báo mạng điện tử từ đó rút ra kinh nghiệm

IV Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích riêng lẻ các yếu tố cấu thành lên phương diện ngôn ngữ của văn bản nhằm đi sâu nhận thức những điểm mạnh và điểm yếu của các bài báo Từ đó tổng hợp những kết quả nghiên cứu của từng phần để đưa ra kết luận

V Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm hai phần lớn là:

1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên trang báo mạng điện tử

Trang 3

NỘI DUNG

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Báo chí và Báo mạng điện tử

1.1 Các loại hình báo chí

Theo “Đại từ điển tiếng Việt” do GS TS Nguyễn Như Ý chủ biên, nhà xuất bản (Nxb) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2008, trang

111 thì báo chí là “các ấn phẩm định kỳ, in trên giấy khổ lớn, có nhiều tin, bài, ảnh để thông tin tuyên truyền”

Có thể thấy khái niệm trên mới chỉ nói tới báo in, tạp chí, là loại hình báo chí xuất hiện đầu tiên, mang tính truyền thống, chưa bao hàm hết được các loại hình truyền thông đại chúng

“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 2009) đưa ra khái niệm đầy đủ hơn khi cho rằng báo là “hình thức thông tin tuyên truyền có tính chất đại chúng, được thể hiện qua các ấn phẩm định kỳ hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như truyền thanh, truyền hình, internet”

Theo Điều 3, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm

1989 được Quốc hội khóa X thông qua năm 1999, các loại hình báo chí gồm

“báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn thời

sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo mạng điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”

Như vậy, ngoài báo in, tạp chí, báo chí còn bao gồm phát thanh, truyền hình, báo ảnh, tạp chí và báo mạng điện tử

Trong các loại hình báo chí trên thì báo mạng điện tử trẻ nhất, ra đời muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất

Trang 4

1.2 Báo mạng điện tử

Báo mạng hay báo chí Internet tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời

và phát triển của hệ thống internet trên toàn cầu Web (World Wide Web) được sinh ra với mục đích tạo giao diện chung dễ sử dụng trong quá trình truy cập thông tin trên internet Vào cuối những năm cuối của thập kỷ 80 nó được Tim Berners Lee, một nhà vật lý ở viện nghiên cứu hạt nhân châu Âu Cern đề xuất và tiến hành nghiên cứu cùng với cộng sự của ông là Robert Caililau Năm 1991, người dùng được nhận bản thử nghiệm đầu tiên và từ đó một cuộc cách mạng trên internet đã bùng nổ Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo internet đầu tiên Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả internet của hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến Có lẽ đó cũng chính là một động lực khiến các tờ báo giấy - vừa là để cạnh tranh vừa là không thể cưỡng lại

xu thế điện tử hóa - cũng đã phải lập tức triển khai phiên bản điện tử, trong đó phần lớn phát hành lại các bài báo từ bản giấy và có cập nhật thêm thông tin riêng

Do báo mạng điện tử mới ra đời nên các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa có cách gọi thống nhất đối với các loại hình báo chí này Vì thế, dù thiếu tên quy chuẩn nhưng báo mạng điện tử đồng thời cũng là loại hình báo chí nhiều tên nhất

Trên thế giới, loại hình báo chí này có những tên gọi như online newspaper (báo chí trên mạng, báo trực tuyến), electronic – journal (báo điện tử)…

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách gọi như báo điện tử, báo mạng, báo internet, báo trực tuyến…Trong đó, báo điện tử là thuật ngữ được sử dụng phổ

Trang 5

biến nhất như báo Lao động điện tử, Nhân dân điện tử, báo điện tử Vietnamnet, báo điện tử Vnexpress…Ngoài ra còn có thuật ngữ báo online như Tuổi trẻ online, Tiền phong online…

Với các phân tích trên, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, người Việt Nam hay dùng từ internet = mạng (ví dụ như lên mạng, vào mạng, kết nối mạng…) Thay vì gọi “báo internet” thì gọi “báo mạng” có vẻ Việt Nam và dễ hiểu hơn

Đây cũng là tên gọi được Học viên Báo chí & Tuyên truyền thống nhất lựa chọn với các lý do:

Thứ nhất, tên gọi này khẳng định: Loại hình báo chí thứ tư này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật số tiên tiến, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng

Thứ hai, tên gọi này cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng cơ bản của loại hình báo chí thứ tư: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, tính phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, lưu trữ thông tin dưới dạng siêu văn bản, khả năng siêu liên kết – các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế nở ra với số trang không hạn chế

Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ: người làm báo và người đọc báo phải có trình

độ kỹ thuật nhất định, có thể giao lưu với nhau trực tiếp bằng nhiều hình thức như email, chat, diễn đàn…

Thứ tư, tên gọi này là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như báo, mạng, điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn các yếu tố Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí thứ tư, khắc phục được sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai

Trang 6

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng để tạo sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu cũng như trình bày, trong tiểu luận này sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử

2 Phương diện ngôn ngữ trong văn bản

Theo sự phân chia các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, Ngôn ngữ học bao gồm 3 bộ phận chính: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học

Trang 7

- Ngữ âm học: Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ Bao gồm thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc…), thuộc tính về cấu âm (bộ máy phát âm), mặt xã hội (quy đinh, giá trị cộng đồng người s dụng ngôn ngữ), mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết

- Từ vựng học: TVH NC từ và đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ Về từ gồm khái niệm, đặc điểm, đơn vị cấu tạo, ý nghĩa của từ, quan hệ nghĩa của từ, các kiểu từ xét theo cấu tạo

và phạm vi s dụng, quan hệ ngữ nghĩa, hiện tương chuyển nghĩa Trong Từ vựng học còn hình thành một số phân môn như: từ nguyên, ngữ nghĩa học, danh học

và từ điển học…

- Ngữ pháp học: NC các cách thức, các quy tắc, phương diện cấu tạo từ và câu Chia thành Từ pháp học NC phương diện cấu tạo từ (từ loại, đặc điểm từ loại ) và C pháp học NC cụm từ và câu

Ngoài 3 bộ phận trên, ngôn ngữ còn có ngành NC về các phương diện khác của ngôn ngữ như: Ngữ pháp văn bản, hong cách học (tu từ học), hương ngữ học, Ngữ dụng học

II KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1 Một vài nét về trang báo mạng điện tử Du Lịch Việt Nam

Trang báo Du Lịch Việt Nam (dulichvietnam.com.vn) thuộc CTY CP Lữ Hành Việt – Du Lịch Việt Nam do ông Lê Đại Nam chịu trách nhiệm nội dung Được cho ra đời từ 2017, tờ báo đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những ai muốn tìm hiểu về các địa điểm du lịch trong và ngoài nước

2 Ngữ âm

Ngữ âm được các nhà khoa học phân tích là mặt âm thanh của ngôn ngữ Mặt âm thanh làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ, nhờ có nó ngôn ngữ mới được xác lập, tồn tại và phát triển, mới có thể được lưu giữ và truyền đạt từ

Trang 8

thế hệ này sang thế hệ khác Những yếu tố cấu thành ngữ âm của ngôn ngữ văn bản bao gồm nguyên tắc âm học, nguyên tắc chính tả, cách viết hoa, … Trong

đó, vi phạm quy tắc chính tả thường là lỗi thường bị mắc phải nhất trong các văn bản ta học thường ngày như sách truyện, báo chí

Trong các bài báo được đăng tải hằng ngày, thường sẽ khó để tìm ra lỗi về mặt ngữ âm bởi chúng đã được biên soạn khá kĩ càng bởi các biên tập viên, nhà báo, Nhưng nếu để ý kĩ, ta hoàn toàn có thể nhận ra một vài lỗi nhỏ về chính

tả do sự hiểu lầm hoặc bất cẩn của tác giả trong việc biên soạn bài viết Chúng ta

sẽ khảo sát một vài bài báo trong mục “Du lịch cùng người nổi tiếng” được đăng tải trên trang báo mạng Du Lịch Việt Nam

2.1.Ưu điểm:

Nhìn chung, các bài báo được đăng tải trên trang web này đều đã được biên soạn cẩn thận, từ ngữ trong các bài báo được sử dụng tương đối chính xác, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích bài viết

- “Khánh Vân đã có cơ hội check-in tại Nhật Bản vào tháng 4/2018, nơi

cô nàng ghé thăm chính là Nagoya, thành phố nổi tiếng của xứ sở mặt trời mọc

và là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước này với những thương hiệu lớn như Toyota, Honda và Mitsubishi.” – (Bài báo “Nguyễn Trần Khánh Vân nàng hậu

mê du lịch khắp nơi với loạt ảnh check-in ‘siêu cháy’” được đăng vào ngày 16/05/2021)

- “Tuy mới chỉ 24 tuổi, nhưng cô nàng khiến nhiều người ấn tượng vì gia thế khủng, bản thân đang theo học tại ngôi trường RMIT danh giá, đặc biệt là

sở hữu nét đẹp duyên dáng đã giúp Chloe Nguyễn trở thành gương mặt của nhiều nhãn hàng làm đẹp nổi tiếng.” – (Bài báo “Cùng cô nàng beauty blogger

đình đám Chloe Nguyễn tìm về chốn bình yên tại Đà Lạt” được đăng tải ngày 09/05/2021)

Trang 9

Trong các bài báo được đăng tải, các từ ngữ được dùng khá chính xác, các

từ chỉ tên người như: Khánh Vân, Chloe Nguyễn,… từ chỉ địa danh: Nagoya, Nhật Bản,… hay tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Toyota, Honda, Mitsubishi

, được viết hoa đúng theo quy tắc cơ bản

Một số loại kí tự khác cũng được sử dụng trong các bài báo:

- “Quỳnh Chi là một trong những nữ MC quen mặt trên màn ảnh nhỏ và

cũng là bóng hồng hiếm hoi thành công ở lĩnh vực dẫn các chương trình thể thao, lĩnh vực tưởng chừng như chỉ phù hợp với nam giới Quỳnh Chi từng tham gia dẫn

hàng loạt chương trình thể thao đình đám của VTV như bản tin thể thao 24/7, Nhịp đập 360 độ Thể Thao, bản tin 360 độ thể thao ” (trích từ bài báo

“MC Đặng Quỳnh Chi du lịch Hội An và mê mẩn vẻ trong trẻo, yên bình của phố cổ” được đăng ngày 09/03/2021)

- “Phú Quốc là điểm đến quá quen thuộc với các tín đồ xê dịch bởi khung cảnh tuyệt đẹp, con người thân thiện và ẩm thực hấp dẫn Phú Quốc những ngày gần đây còn nóng hơn nữa khi nơi đây được lựa chọn để tổ chức show thời

trang ra mắt BST “Like The Sunshine” của NTK Lê Thanh Hòa diễn ra chính thức vào ngày 20/3 Sự kiện này đã quy tụ hàng loạt ngôi sao đình đám của Vbiz

đến với Phú Quốc khiến nơi đây trở thành một trong những điểm check-in nóng nhất của sao Vbiz những ngày qua.”(trích từ bài báo “Dàn sao Việt đồng loạt đổ

bộ Phú Quốc và khoe ảnh check-in cực nghệ” được đăng ngày 24/03/2021)

- “MC Mai Ngọc du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An nhưng vẫn không

quên đam mê golf.”(tiêu đề một bài báo được đăng ngày 22/05/2021)

Các kí tự như dấu nối, các chữ số,… cũng được sử dụng rất hợp lý trong

các câu văn Dấu nối được dùng trong từ “check-in” (từ này dùng để thể hiện sự

xuất hiện của nhân vật, đồ vật bất kì đã xuất hiện ở một địa danh hoặc một địa điểm cụ thể) có chức năng phân tiết các âm tố trong phiên âm của từ, nhưng khi

Trang 10

được dùng trong cụm từ chỉ một loạt các địa điểm du lịch “Huế - Đà Nẵng - Hội An”, kí tự này lại được dùng để liên kết các địa danh lại với nhau Các con số được người viết sử dụng không chỉ để biểu thị ngày tháng (tháng 4/2018, ngày 20/3,…) mà còn là tuổi tác (24 tuổi), tên các chương trình truyền hình (bản tin thể thao 24/7, Nhịp đập 360 độ Thể Thao, …) Ngoài ra, việc viết tắt trong văn bản cũng có thể dễ dàng nhận thấy qua các từ: MC (Master of Ceremonies – Người dẫn chương trình), BST (Bộ sưu tập), NTK (Nhà thiết kế),… Một từ viết tắt khác cũng được rất nhiều người sử dụng là “Vbiz” (đôi khi được viết là

V-biz) Đây là từ viết tắt của cụm từ “giới giải trí Việt Nam” được kết hợp bởi hai

từ “Việt Nam” và “showbiz” (Show business – Giới giải trí)

2.2.Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm là một vài lỗi nhỏ người viết thường mắc phải khi biên soạn văn bản:

 Lỗi chính tả và lỗi đánh máy:

- “Đầu tháng 5 vừa rồi, loạt ảnh Ngọc Loan The Face du lịch Đà Lạt đã

khiến dân tình không khỏi suýt soa.”(trích từ bài “Ngắm loạt ảnh Ngọc Loan

The Face du lịch Đà Lạt mà cứ ngỡ lạc vào chốn thần tiên” được đăng ngày 18/05/2021) => xuýt xoa

- “Bộ ảnh Băng Di chinh phục Phong Nha – Kẻ Bàng trong chuyến đi lần này tuy nhân vật chính không thả dáng bên những bộ cánh xinh đẹp như thường

lệ, nhưng đã khoe được hình ảnh khỏe khắn của cô nàng giữa cảnh sắc thiên nhiên vô cùng kỳ vỹ, choáng ngợp và mang lại cảm giác gần gũi với công

chúng.”(trích từ bài báo “Theo chân diễn viên Băng Di khám phá Phong Nha –

Kẻ Bàng qua bộ ảnh thiên nhiên kì vĩ” được đăng tải ngày 13/05/2021)

=> Khỏe khoắn, kì vĩ

 Lỗi viết hoa không đúng quy tắc:

Trang 11

Trong bài báo “Cứ bảo Huế buồn nhưng ngắm ảnh check-in của hoa hậu Trúc Diễm…” được đăng tải ngày 19/05/2021, ta có thể thấy rõ những lỗi về viết hoa:

- “Điểm đến được Trúc Diễm yêu thích và check-in khá nhiều đó chính là Lăng Khải Định tọa lạc tại núi Châu Chữ là nơi an nghỉ của vị hoàng đế thứ 12

Triều Nguyễn.”

=> triều Nguyễn

- “Ngoài ra Trúc Diễm còn ghé thăm lăng Minh Mạng hay còn được gọi

là Hiếu Lăng, nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, nơi này nổi tiếng

với nét đẹp cổ xưa, truyền thống và đậm màu sắc nho giáo.”

=> Nho giáo.

 Lỗi sử dụng chữ số:

- “MC sinh năm 1991 cho biết Laguna là một trong những sân golf đẹp nhất ở Miền Trung với khung cảnh 1 bên tựa núi, 1 bên là biển, chim bay, sóc nhảy rộn ràng tạo phong cảnh rất hữu tình.”(trích từ bài báo “MC Mai Ngọc du

lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An nhưng vẫn không quên đam mê golf” được đăng ngày 22/05/2021)

=> Trong hoàn cảnh này, cụm từ gạch chân phải được viết hoàn toàn bằng chữ “một bên tựa núi, một bên là biển”

3 Từ vựng

Việc sử dụng từ ngữ trong văn bản sao cho phù hợp là vô cùng quan trọng Ngôn từ được dùng phải chính xác về nhiều mặt: âm thanh và hình thức cấu tạo, ý nghĩa, quan hệ kết hợp và phong cách ngôn ngữ của văn bản Muốn chọn lựa được từ ngữ một cách đúng đắn và phù hợp, người viết cần thành thạo quy tắc sử dụng từ ngữ gồm bốn bước Đầu tiên, ta cần xác định rõ ràng nội dung cần biểu đạt Đây là bước rất quan trọng bởi nếu bạn xác định sai hoặc còn

mơ hồ về ý tưởng, từ ngữ bạn chọn sẽ không lột tả rõ được ý đồ của bạn ban đầu

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w