1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn kinh tế chính trị chủ Đề quy luật cạnh tranh

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Cạnh Tranh
Tác giả Vừ Thị Bảo Anh, Quang Thi Ngoc Han, Tụ Thị Hiền, Nguyễn Việt Hựng, Lờ Thị Thanh Kiộu, Trõn Thị Cõm Ngọc, Trõn Thị ÁĂ Nhõn, Vũ Thị Thương, Nguyễn Thị Phương Trinh, Lưu Thanh Ái Vy
Người hướng dẫn TS. Mai Thị Hong Ha
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Khai Niém Canh Tranh Bắt kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh đoanh một loại hang hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh.. Còn theo cuốn từ điển kin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HÒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

INDUSTRIAL

Ũ Ki UNIVERSITY

OF HOCHIMINH CITY

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CHU DE:

QUY LUAT CANH TRANH

Giảng viên hướng dẫn: TS Mai Thị Hong Ha

Nhóm 4 thực hiện Lớp học phân: 420301416504

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 4

MSSV HỌ VÀ TÊN GHI CHỦ

20076341 Võ Thị Bảo Anh

20075711 Quang Thi Ngoc Han Nhom truong

21038801 Tô Thị Hiền

20047131 Nguyễn Việt Hùng

21039161 Lê Thị Thanh Kiéu

21043081 Trân Thị Câm Ngọc

20083011 Trân Thị Á¡ Nhân

20120961 Vũ Thị Thương

20109771 Nguyễn Thị Phương Trâm

20109731 Nguyễn Hà Phương Trinh

20062151 Lưu Thanh Ái Vy

Trang 3

T Khái Niệm Cạnh Tranh 2 211212131151 1511 21815 15015811 11011111 1E 1 H11 01c rret 3

1 Mục đích của cạnh tranh trong kinh HH 3

2 Diéu kiện tiên quyết đề có cạnh tranh các TH t2 nu re 3

lu g2 0 0 0n ốốố.ố.ốốốốỐ Ả ÔÔÔ: 3

H Nội Dung Quy Luật Cạnh Tranh 20 2121211221211 21815113 1181101101111 11 111kg 4

N anhẲe 4 V0, 8.) 01 /18, 0 0n ÃỶ 4

2.1 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tẾ + 5s SE E1 2E1211112711 121211 rrye 4 2.2 _ Căn cứ vào chủ thê tham gia thị trường: 5s 1E 211 11211712121 co 4

2.3 Xét theo tính chất và mức đỘ 5+ 222112 11111221111222111221112111221 11 1e 5

2.4 Xét theo thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh 2c 1v 2 32111311111 rxee 5

HI Tac Động Của Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường ccc 6

Lao a2 n6 an nee ẢẢ 6 VN 1 na 6

IV Vai Trò Của Quy Luật Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường: 7

1 Đối với một doanh nghiệp Kinh doqHh đỊCH VỊ ác HH HH key 7

2 Đối với người tiÊU đùng ccc SH HH HH He 8

3 Đối với nên kinh tẾ— xã hội Sa TT HH HH He He Hee 8

V Những Biện Pháp Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Của Hàng Hóa Việt Nam: 9 I2 nan ốố ee ä&šẽ 9

P2 app nh ố na 9

Gà ốc lổo nan anh 9

Trang 4

I Khai Niém Canh Tranh

Bắt kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh đoanh một loại hang hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh Đây là một điều tất yêu và

là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường, Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa Khải niệm cạnh tranh được nhiều tác giả trình bảy dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nên kinh tế xã hội

Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản

nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đề thu

được lợi nhuận siêu ngạch” Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh ), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”

Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế siữa những chu thé kinh tế nhằm có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa dé

từ đó thu được lợi ích tối đa cho mình

Ở Việt Nam, củng với sự chuyền đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tô chức điều điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp

1 Muc địch của cạnh tranh trong kinh tế

-Tối đa hoá lợi nhuận

-Sự tăng trưởng trone kinh doanh của chủ thể

2 Điểu kiện tiên quyết để có cạnh tranh

- Phải có ít nhất hai chủ thê tham gia cạnh tranh

- Sự giành được lợi thế cạnh tranh của ngwol nay dẫn đến bắt lợi tương ứng đối với người kia và ngược lại

3 Phương tiện cạnh tranh

- GIá cả

- Chất lượng

- Dịch vụ

- Quảng cáo

Trang 5

H Nội Dung Quy Luật Cạnh Tranh

1 Nội dưng

- Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thê trong sản xuất và trao đôi hang hoá, yêu cầu các chủ thé khi tham gia vào thị trường luôn phải cạnh tranh

2 Các loại hình cạnh tranh

Trong nên kinh tế thị trường, người ta phân cạnh tranh thành nhiều loại hình khác

nhau:

II.1 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế

- _ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh trong

củng một ngành, củng sản xuất một loại hàng hoá hoặc dịch vụ

+ Biện pháp cạnh tranh: các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đôi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động đề hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó

+ Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị xã hội của hàng hóa (hay giá trị thị trường của hàng hóa) làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đôi ,giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú

- _ Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất

+ Biện pháp cạnh tranh: các doanh nghiệp tự do đi chuyền nguồn lực từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau

+ Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên

đã chuyên vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận

Sự điều tiết tự nhiên theo tiếng øọI lợi nhuận này sau một thời ø1lan nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất, kết quả là các chủ doanh

nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu như nhau

I2 Căn cứ vào chủ thể tham øia thị trường:

-_ Cạnh tranh pIữa người sản xuất và người tiêu dùng: Là một sự mặc cả theo luật mua ré - bán đắt khi cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình (Người sản xuất thì muốn bán hàng hoá với giá cao, người tiêu dùng lại

muốn mua với giá rẻ)

Trang 6

-_ Cạnh tranh p1ữa người tiêu dùng và người tiêu dung: Xay ra khi mức cung nhỏ hơn cầu của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ Lúc này hàng hoá trên thị trường khan hiếm, người tiêu dùng sẵn sảng mua hàng với mức giá cao Mức độ cạnh tranh giữa những người tiêu dùng trở nên øay gắt hơn

-_ Cạnh tranh p1iữa người sản xuất với người sản xuất: Đây là một cuộc cạnh tranh say

øo và quyết liệt nhất, phố biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay Các doanh

nghiệp luôn phải ganh đua, loại trừ lẫn nhau đề giành cho mình những điều kiện thuận

lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn nguyên

liệu, thị trường, piảnh nơi đầu tư có lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình nhằm mục tiêu tổn tại và phát triển

2.3 Xét theo tính chất và mức độ

- Cạnh tranh hoàn hảo: xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán và không

người nào có ưu thê về sô lượng cung ứng đủ lớn đề ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường Các sản phâm bán ra rât ít có sự khác biệt về quy

cach, chat lượng, mẫu mã Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp ban sản phâm và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật

cung câu

-_ Cạnh tranh không hoàn hảo: cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn các sản phâm không đồng nhất với nhau Một loại sản phâm có thê có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhằm phân biệt các nhà sản xuất hay cung ứng, mặc dù

sự khác biệt giữa các sản phẩm có thê không lớn

- = Cạnh tranh độc quyền: hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có một số người bán một số sản phâm thuần nhất Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản pham và dịch vụ bán ra trên thị trường Thị trường cạnh tranh

độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thê bắt buộc người mua chấp nhận giá sản phâm do họ định ra Họ có thế định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại

sản phẩm, uy tín người cung ứng nhưng mục tiêu cuối cùng là đạt được mục tiêu để

ra thường là lợi nhuận Những doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán theo giá của các nhà độc quyên

2.4 Xét theo thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh

- _ Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuân mực xã

hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trỗn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng

bô )

Trang 7

IH Tác Động Của Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Cạnh tranh là điều tất yếu trong kinh tế thị trường Thế nhưng cạnh tranh có tác động hai mặt là tích cực và tiêu cực

1 Tác động tích cực

-_ Cạnh tranh thúc đây sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thê không ngừng tìm kiếm, nâng cao những ứng dụng, tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào dây chuyên sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động từ đó tạo ra kết quả là thúc đây lực lượng xã hội phát triển nhanh hơn

Ví dụ: Cạnh tranh giữa các hãng điện thoại như Apple, Samsung, Oppo Đề chiếm lĩnh thị trường và sự lựa chọn của người tiêu dùng thì bắt buộc các hãng điện thoại cần

phải đưa ra những ưu việt cho sản phẩm như cải tiến tính năng, thay đôi mẫu mã sản

phẩm, chính sách bảo hành

-_ Cạnh tranh thúc đây sự phát triển nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận tối đa, các chủ thế kinh tế bên

cạnh sự hợp tác họ luôn cạnh tranh với nhau dé piành piật những điều kiện kinh doanh thuận lợi và luôn đổi mới sáng tạo Từ đó các chủ thể năng động hơn, nhạy bén hơn với thị trường Các chính sách kinh tế liên tục được cải thiện để phủ hợp với quy luật phát triên của cơ chế thị trường Thông qua đó nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện

-_ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bỗ nguồn lực

Theo đó, các chủ thê sẽ phải cạnh tranh với nhanh đề tiếp cận nguồn nhân lực như lao động, tài nguyên, công nghệ, vốn Với việc cạnh tranh nảy sẽ giúp cho nguồn nhân lực trên thị trường được phân bồ một cách linh hoạt hơn

Ví dụ: Cạnh tranh về nguồn lực lao động, các doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức lương, chế độ phúc lợi dé thu hit nguồn lao động có trình độ, chất xám làm việc cho doanh nghiệp mình

-_ Cạnh tranh thúc đây năng lực thỏa mãn nhụ cầu xã hội

Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại được hay không

sẽ do người tiêu dùng quyết định Vậy nên, muốn chiếm lĩnh thị trường và thu lại lợi

nhuận thì bắt buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh không ngừng để mở rộng thị

phan Muốn làm được như vậy, các doanh nghiệp phải tạo ra khối sản phâm phong phú, chất lượng tốt, giá thành thấp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đông đảo của xã hội

Ví dụ: Cạnh tranh ở các công ty du lịch ở Việt Nam, trong quá trình cạnh tranh đề mở rộng thị trường, bắt buộc các công ty du lịch phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình đề tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác

2 Tác động tiêu cực

Trang 8

Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực, thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như:

-_ Gây tôn hại môi trường kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp vì muốn đạt được lợi nhuận cao đã không từ những thủ đoạn xấu

xa như thực hiện những hành vi lừa đảo, tron thuế, buôn bán hàng giả, ăn cắp bản quyền, tung tin dén that thiét dé ha uy tin đối thủ Những hành vi vi phạm đạo đức này gay tôn hại môi trường kinh doanh, xói mòn đạo đức giá trị xã hội và dẫn đến hành vi

vi phạm pháp luật

- Gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội

Cạnh tranh không lành mạnh gây ra những lãng phí về nguôồn lực xã hội vì nó có thể

chiếm giữ nguồn lực không đưa vào sản xuất kinh doanh Thậm chí còn ép giá đối thủ, không cho đối thủ sản xuat

Ví dụ: Năm vừa qua đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của

người dân Những thời gian đầu dịch nhiều người thường nhân cơ hội tích trữ khấu

trans, sau khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam họ sẽ tung khâu trang ra thị trường và bán với mức giá cao nhằm thu lợi nhuận

- Gây tôn hại phúc lợi xã hội

Khi các nguồn nhân lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả, xã hội có ít cơ hội lựa chọn đề thỏa mãn nhu cầu Phúc lợi xã hội bị giảm bớt

IV Vai Trò Của Quy Luật Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường: Trong nên kinh tế kế hoạch hoá khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại, song ttr khi nền kinh tế nước ta chuyền đổi, vận động theo cơ chế thị trường thị cùng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thê hiện rõ nét hơn

1 Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường Các doanh nghiệp,

các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh

tranh Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện

đại, tạo sức ép để các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình

để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phâm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao

Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thê hiện được khả năng “ bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường

Trang 9

Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dịch vụ phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng dịch

vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường Cạnh tranh gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn

2 Đôi với người tiêu dùng

Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dịch vụ ngày cảng đa dạng, phong phú hơn Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chỉ phí bỏ ra ngày càng thấp hơn Cạnh tranh cũng làm quyên lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn

Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người được lợi nhất là khách hàng Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức

ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn

Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi hỏi của người tiêu dùng cảng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để

giành được nhiều khách hàng hơn

3 Đôi với nên kinh tê — xã hồi

Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bảo của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau đề cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng

không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến

mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn

định

Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh đề tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh hoàn hao sé dao thai các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn

phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Như

vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế

Trang 10

Kết luận: Mặc dù quy luật cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, đối với nền kinh

tế thị trường hiện nay, nhưng nó không chỉ toàn là những ưu điểm, mà nó còn có cả những khuyết điểm mang đặc trưng của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính

điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp

có thê tự đo cạnh tranh một cách lành mạnh có hiệu quả

V Những Biện Pháp Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Của Hàng Hóa Việt Nam:

1 Đối với nhà nước:

+ Tăng cường hợp tác ngoại giao với các nước khác nhằm đưa sản phẩm của nước

minh ra thị trường thế giới

+ Không ngừng đối mới và hội nhập tìm ra những phương tiện kĩ thuật giúp sản pham đạt được cả về số lượng và chất lượng

+ Tạo điều kiện cho người nông dân có thế trau đồi kiến thức chuyên môn giúp nâng cao chất lượng sản phâm

+ Khắc phục tỉnh trạng Cung-Cầu không cân đối ví dụ như trái cây ở nước ta hiện nay hàng tấn dưa hấu phải bỏ dj do không tìm đc nguồn ra

+ Củng với người nông dân hợp tác để nâng cao giá trị của nông sản, tạo ra những thương hiệu nông sản độc quyền và có giá trị

+ Kết hợp các phương tiện thông tin truyền thông phân phối nông sản đến nhiều nơi

khác

+ Đầu tư , góp vốn hỗ trợ nông dân trông việc canh tác đề nâng cao chất lượng nông sản

+ Đưa nông sản việt nam ra thị trường quốc tế nhằm nâng cao giá trị của nông sản việt

nam

2 Đối với bản thân

+ Ưu tiên dùng hàng Việt Nam

+ Giới thiệu cho mọi người và bạn bẻ quốc tế

+ Không ngừng học tập dé sau này góp phần vào nền kinh tế nước nhả

3 Đối với người nông dân

+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

+ Nâng cao chất lượng nông sản

+ Không ngừng trau dỗi học hỏi

+ Sản xuất nông sản sạch có chất lượng

Ngày đăng: 27/12/2024, 17:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN