Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì ngoại trừmột số cơ sở đào tạo luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảngdạy, phần lớn các cơ sở đào tạo khác phương pháp giảng dạy
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cáchtương đối toàn diện trong đào tạo đại học Một trong những vấn đề trọng tâm của cảicách là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và phù hợp đểnâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học Đào tạo luật học cũng không nằm ngoài quátrình này Một trong những hướng đi mà các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam đang lựachọn là tiến hành áp dụng phương pháp “tình huống” và sử dụng tình huống trongchương trình giảng dạy của mình Đây được xem là phương pháp ưu việt và được ápdụng từ khá lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới; song đó cũng là phương phápkhá mới đối với Việt Nam Mặc dù vậy phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ đemđến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy – học giữa giảng viên và sinh viên trongđào tạo luật học, qua đó làm cho sinh viên luật của Việt Nam hăng say, chủ động vàsáng tạo hơn trong việc học luật cũng như được bồi dưỡng những kỹ năng phù hợp để
có thể làm việc hiểu quả ngay sau khi ra trường
Đào tạo nghành Luật cần một sự đổi mới toàn diện: đổi mới chương trình đàotạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới đánh giá kết quả đào tạo…trong đó đổimới phương pháp giảng dạy được coi là bước đột phá và có tầm quan trọng đặc biệttrong việc nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì ngoại trừmột số cơ sở đào tạo luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảngdạy, phần lớn các cơ sở đào tạo khác phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới,phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo, giáo viên lên lớp truyền đạtnặng về kiến thức lý luận, ít kiến thức thực tiễn, việc sử dụng tình huống trong côngtác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chưa nhiều và chưa được quan tâm; các phươngtiện kỹ thuật hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn rất hạn chế…
Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, lượng thông tin và tri thức của nhân loại hàngnăm tăng theo cấp số nhân, điều này đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng liêntục và nhanh chóng về cả tri thức và kỹ năng Vì vậy, nếu trước đây, ưu tiên số mộtcủa giáo dục là trang bị kiến thức cho người học, giúp cho người học ghi nhớ đượcmột lượng kiến thức tối đa trong khả năng của họ thì ngày nay các phương tiện lưu trữthông tin (máy tính, internet…) sẵn sàng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng chocon người Do đó, ưu tiên số một của người học không phải là ghi nhớ tri thức mà là
Trang 2nhanh chóng tiếp cận, vận dụng tri thức mới và sáng tạo ra tri thức mới.
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta vẫn đang tiến hành cải cách,một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách là việc đưa vào sử dụng những phươngpháp giảng dạy hiện đại và phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo Một trong nhữngphương pháp giảng dạy hiện đại (tích cực) được áp dụng phổ biến là phương pháp sửdụng tình huống trong giảng dạy Đây được xem là phương pháp ưu việt và được ápdụng từ khá lâu ở các nước phát triển trên thế giới, nhưng là việc làm khá mới đối vớiViệt Nam Phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ đem đến một luồng gió mới chomối quan hệ dạy - học giữa giáo viên và người học trong đào tạo luật, qua đó làm chongười học luật ở Việt Nam hăng say, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học luậtcũng như được bồi dưỡng những kỹ năng phù hợp để có thể làm việc hiệu quả ngaysau khi ra trường
Trước yêu đầu đổi mới toàn diện trong đào tạo bậc đại học ở Việt Nam hiện naythì vai trò của giảng viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy là hết sức quantrọng Đổi mới phương pháp giảng dạy tạo ra sự hứng thú, kích thích sự sáng tạo chosinh viên, từ đó giúp sinh viên hiểu và vận dụng được các kiến thức một cách hiệu quả.Đặc biệt, đối với những học phần đòi hỏi khả năng vận dụng và thực tiễn cao như họcphần pháp luật kinh tế thì đổi mới phương pháp giảng dạy lại càng phải được chútrọng Tại trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai, học phần Luậtkinh tế là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, học phần đánh giá của chươngtrình đào tạo các ngành, do đó, trong thời gian qua giảng viên giảng dạy học phần này
đã tích cực trong việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới so với phương phápgiảng dạy truyền thống, và phương pháp giảng dạy bằng tình huống được đánh giá cóhiệu quả Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này vẫn chưa được tiến hành một cáchbài bản từ việc thiết kế lựa chọn tình huống mẫu đến cách thức sử dụng phù hợp.Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ việc sử dụng tình huống trong giảngdạy học phần pháp luật kinh tế tại trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu tại tỉnh ĐồngNai là hết sức cần thiết
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm tình huống trong giảng dạy pháp luật bậc đại học
* Khái niệm phương pháp tình huống trong giảng dạy pháp luật bậc đại học
Trước khi tiếp cận với khái niệm phương pháp tình huống thì phải làm rõ được
khái niệm về tình huống.Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường, biến con người thành một chủ thể của một hoạt động có đối tượng nhằm đạt được một mục tiêu nhất định [6] Trong Từ điển tiếng Việt giải thích: Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm [7] Hiện nay, trong khoa học giáo dục có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tình huống: “Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích giáo dục”; “Tình huống là những thông tin trong đó có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức (muốn biết mà chưa biết) không thể giải quyết chỉ bằng sự tái hiện” [1] Tình huống
là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết [9]
Có thể sử dụng khái niệm tình huống được xem xét về mặt tâm lý học một cáchtổng quát, đó là tình huống được quan niệm trên cơ sở quan hệ giữa chủ thể và khách
thể, trong không gian và thời gian: “Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó Trong quan hệ không gian tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể, trong quan hệ thời gian tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể Trong quan hệ chức năng tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động” [6].
Phương pháp tình huống do Giáo sư người Mỹ Christopher Columbus Langdellphát minh và đưa vào sử dụng đầu tiên tại Khoa luật Đại học Havard ngay sau khi ôngđược bổ nhiệm làm trưởng khoa năm 1870 Về khái niệm, phương pháp tình huốngđược hiểu là việc giáo viên thu thập một số vụ việc hàng đầu về một chủ đề pháp luậtnào đó và đưa ra sử dụng để dạy luật cho sinh viên ở trên lớp [8]
Để thực hiện phương pháp này, trước khi tiến hành giờ học về một vấn đề nào
đó, giảng viên sẽ thu thập bản án từ những vụ việc tranh chấp đã được tòa án, mà chủyếu là tòa án ở cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm giải quyết và giao trước cho sinh viên
Trang 4nghiên cứu Trong giờ học, giảng viên sẽ gọi ngẫu nhiên các sinh viên để trình bày lầnlượt về tình tiết sự kiện, lập luận của tòa án về luật áp dụng và phán quyết của tòa ántrong một vụ việc cụ thể Trong quá trình sinh viên trình bày, giảng viên có thể yêucầu sinh viên khác bổ sung hay bình luận giảng viên cũng sẽ yêu cầu sinh viên phântích về các vấn đề pháp lý mà vụ việc tập trung giải quyết và bình luận của sinh viên
về cách giải quyết của tòa án Lúc này giữa giảng viên và sinh viên thường diễn ra quátrình trao đổi ý kiến về vụ việc dưới dạng hỏi đáp mà chủ yếu là giảng viên hỏi sinhviên, giống như cách thức mà nhà giáo dục vĩ đại Socrates thường sử dụng trong thời
kỳ La Mã cổ đại Chính vì điều này mà phương pháp này còn mang một tên gọi khác
là phương pháp Socratic hay “Sư phạm tương tác” Sau khi vụ án thứ nhất kết thúc, vụ
án thứ hai sẽ được xử lý theo quy trình tương tự cho đến vụ án cuối cùng theo trình tựthời gian [8]
1.2 Đặc điểm của phương pháp tình huống trong giảng dạy pháp luật bậc đại học
Thứ nhất, khi thực hiện phương pháp này, giảng viên được sử dụng các vụ việcthực tế và các bản án xét xử vụ việc thực tế từ tòa án cũng như đưa các tình huống giảđịnh cho sinh viên nghiên cứu
Thứ hai, khi áp dụng phương pháp tình huống, giảng viên không chỉ dùng các vụviệc để minh họa cho việc áp dụng pháp luật mà chính là để dạy luật nội dung
Thứ ba, phương pháp tình huống là phương pháp giảng dạy phát huy được tínhchủ động của cả sinh viên, chứ không nhất thiết một chiều truyền thụ từ giảng viên
1.3 Vai trò của phương pháp tình huống trong giảng dạy pháp luật bậc đại học
Thứ nhất, sử dụng tình huống điển hình trong đào tạo Luật góp phần nâng caochất lượng đào tạo
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận công tác đào tạohiện nay “còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành” Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục vàđào tạo của Đảng đã khẳng định “học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn” [1].Thứ hai, sử dụng tình huống điển hình trong đào tạo sẽ góp phần thay đổi cănbản phương pháp giảng dạy luật học ở Việt Nam nói chung và Trường Đại Lâmnghiệp Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai nói riêng
Trang 5Một trong những điểm yếu của đào tạo bậc đại học ở Việt Nam là duy trì quá lâuphương pháp thuyết giảng, thiếu sự tương tác qua lại giữa giảng viên và sinh viên,người học còn thụ động, học tập mang tính đối phó, và yếu về phương pháp tư duypháp lý cũng như khả năng lập luận, kỹ năng trình bày bằng giấy và bằng lời nói nhìnchung chưa đáp ứng được yêu cầu
Thứ ba, sử dụng tình huống điển hình trong đào tạo góp phần nâng cao ý thứcchấp hàn pháp luật của sinh viên
Sử dụng tình huống trong quá trình dạy và học là một phương pháp tiên tiến, hiệuquả, việc sử dụng tình huống để giải quyết vấn đề giúp sinh viên không những có thể nhớkiến thức lý thuyết lâu hơn mà còn biết vận dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống cụthể mang tính thực tiễn bằng các hình thức khác nhau như làm bài tập nhóm, phiên toà giảđịnh,… giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn và chấp hành pháp luật tốt hơn
1.4 Nguyên tắc sử dụng tình huống trong giảng dạy bậc đại học
Thứ nhất, Sử dụng tình huống phải phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học
của học phần pháp luật đã được quy định chung trong kế hoạch chương trình dạy họcmôn pháp luật đại cương của Bộ giáo dục và đào tạo
Thứ hai, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, tính độc
lập sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học.Trong quá trình dạy học sử dụng tình huống trong môn pháp luật đại cương, giảngviên phải là người hướng dẫn, chỉ đạo Sự chỉ đạo đó thể hiện: bằng sự hiểu biết vềchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình, giảng viên là người định hướng sinh viêntới mục tiêu sử dụng tinh huống trong quá trình học tập, tới việc chuẩn bị những điềukiện, phương tiện cho việc học tập sử dụng tình huống diễn ra thuận lợi; là ngườihướng dẫn, kích thích và điều khiển quá trình sử dụng tình huống Sinh viên cần tựgiác thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ do quá trình dạy học này đề ra; sinh viên phảitham gia vào quá trình học tập này với một thái độ tích cực, sáng tạo
Thứ ba, dạy học sử dụng tình huống cần được tổ chức với các hình thức và
phương pháp dạy học phong phú, đa dạng Các hình thức (lên lớp, ở nhà, với cácdạng học tập cá nhân, nhóm, tập thể) và phương pháp dạy học (hỏi – đáp gợi mở, tìmtòi, nghiên cứu tài liệu; đóng vai, báo cáo, trình bày, ) được sử dụng phối hợp vớinhau nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp về phương pháp
Trang 6Thứ tư, dạy học tình huống phải đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triểnbền vững của đất nước
Trang 7CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG, SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÂN HIỆU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Nguyên tắc và kỹ năng xây dựng tình huống Luật kinh tế
Khi xây dựng một hệ thống các tình huống để giảng dạy cho một học phần cụthể, người viết tình huống cần cân nhắc một số vấn đề như: lựa chọn tình huống nào,những chi tiết nào trong tình huống đó được giữ lại, chi tiết nào nên loại bỏ để đạtđược mục tiêu của bài giảng Qua kinh nghiệm giảng dạy học phần Luật kinh tế và quátrình nghiên cứu, xây dựng các tình huống, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm vềnguyên tắc và kỹ năng xây dựng tình huống pháp luật nói chung và Luật kinh tế nóiriêng như sau:
Thứ nhất, nếu tình huống nói chung là một bản miêu tả các vấn đề thực tế thì tình huống Luật kinh tế là một bản tường trình một vụ án hoặc vụ việc pháp lý đã xảy
ra trên thực tế Vì vậy chất liệu của các tình huống nên là các vụ việc có thật đã diễn
ra trong cuộc sống xã hội Người viết tình huống không nên tự nghĩ ra các tình huốngbởi vì sự “sáng tạo” này rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn hoặc đưa ra những chi tiếtkhông hợp lý mà người xây dựng tình huống không thể lường trước được [22] Tuynhiên, trên cơ sở một vụ án có thật diễn ra trong cuộc sống, người viết tình huống cóthể sửa lại, “gọt rũa” lại những chi tiết trong tình huống này để phù hợp với ý đồ, mụcđích của người dạy và bài giảng có thể đạt được hiệu quả cao nhất Khi biên tập lạinhững dữ liệu này, đòi hỏi người viết tình huống phải là người có kinh nghiệm, nắmvững kiến thức lý luận, hiểu biết thực tế và xác định rõ mục đích, yêu cầu của tìnhhuống để các thông tin được thêm, bớt nhưng vẫn phản ánh chân thực cuộc sống
Thứ hai, người xây dựng tình huống cần lưu ý tới tính chất thực tế để làm cho người tiếp nhận các sự kiện, tình tiết trong tình huống đó có cảm giác họ đang nghiên cứu một vụ án có thật Việc đưa ra thông tin “thật” này tạo cho người học tâm lý như
họ đang nghiên cứu về một vụ án có thật, với những người thật, việc thật và họ đượcđặt vào trong hoàn cảnh giống như đang được giao một trọng trách với một vai trò cụthể như thẩm phán, luật sư hay kiểm sát viên trong việc giải quyết vụ án đó Khi đó họ
Trang 8sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm với những quyết định, lập luận và giải thíchcủa họ trong quá trình nghiên cứu tình huống.
Thứ ba, tình huống đưa ra là một bản báo cáo tóm tắt hoặc một bộ hồ sơ tường trình lại những sự kiện của một vụ án cụ thể được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định Những thông tin đưa ra trong tình huống không bao gồm các phân tích, kết luận
mang tính định hướng cho người học Khi chúng ta đưa ra những kết luận mang tínhgợi ý, nó sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của người học, khiến người học thườngchỉ suy nghĩ và lựa chọn một trong số các phương án mà tình huống đưa ra Trong khinếu để họ suy nghĩ độc lập, có thể họ sẽ đưa ra nhiều phương án giải quyết độc đáo vàhay hơn những gợi ý mà người viết tình huống có thể nghĩ ra Người viết tình huống
có thể hỗ trợ cho người học những kiến thức cần thiết để giải quyết tình huống thôngqua việc cung cấp cho người học những tài liệu liên quan trực tiếp đến việc tìm ra lờigiải tình huống đó, kể cả việc giải đáp một số câu hỏi của SV khi cần
Thứ tư, một tình huống có thể phục vụ để giảng dạy cho một học phần, một bài học hoặc một phần nội dung của bài học Khi xây dựng tình huống, người viết tình
huống cần xác định rõ mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống đó để lựa chọn mộtlượng thông tin vừa đủ cung cấp cho người học Người viết tình huống cần đặt nhữngcâu hỏi như: Tình huống này được sử dụng để giảng dạy bài nào? Mục tiêu của việcnghiên cứu tình huống này là gì? Thông qua việc nghiên cứu tình huống này, SV cóthể học được kiến thức lý thuyết gì? Những kỹ năng nào SV có thể đạt được khinghiên cứu tình huống đó?… Những thông tin đưa ra trong tình huống chỉ cần ở mức
độ vừa và đủ để giúp học viên có thể đạt được mục tiêu của bài học Nếu lượng thôngtin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợp nhiều nội dung trong một tình huống sẽ gây ra sựnhàm chán, mất thời gian và có thể vấn đề không được giải quyết triệt để, sẽ phá vỡkết cấu bài giảng Ngược lại, nếu tình huống quá đơn giản, những thông tin mà tìnhhuống cung cấp không đủ để giải quyết vấn đề sẽ làm cho người học cảm giác như bịđánh đố và họ không có đủ dữ liệu để giải quyết tình huống này Khi đó, mục tiêu củabài học sẽ không đạt được
Thứ năm, người viết tình huống cần có sự hiểu biết sâu sắc về người học để xây dựng tình huống phù hợp với khả năng của sinh viên Tình huống quá khó sẽ làm cho
SV cảm thấy công việc quá sức và cảm giác tự ti sẽ làm cho người học không còn
Trang 9hứng thú với học phần Ngược lại, tình huống quá dễ sẽ làm SV thấy học phần tẻ nhạt,buồn chán, không hữu ích Vấn đề khó khăn của người viết tình huống là cần hiểu rõnăng lực của SV, đặt mình vào địa vị của người học để xây dựng những tình huống ởmức độ từ dễ đến khó trong khả năng của phần lớn SV để họ có thể thực hiện nhiệm
vụ của mình được đặt ra trong tình huống và họ thấy hứng thú với học phần
2.2 Nguồn thông tin dữ liệu giúp xây dựng bộ tình huống điển hình
Để đảm bảo độ chân thực của tình huống, chúng ta không nên tự sáng tạo ra cáctình huống mà cần lấy “chất liệu” từ cuộc sống [22] Vì vậy, tìm kiếm nguồn thông tin
có vai trò quan trọng giúp chúng ta có thể xây dựng được tình huống đúng và phù hợp.Thông tin dữ liệu xây dựng tình huống khai thác từ các nguồn sau:
Thứ nhất, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Các bản án và quyết định của Toà án hoặc hồ sơ giải quyết vụ việc của các cơquan Nhà nước có thẩm quyền là nguồn thông tin quan trọng giúp chúng ta xây dựngngân hàng tình huống Ưu điểm của nguồn thông tin này là chúng ta có một bộ hồ sơhoàn chỉnh về quá trình giải quyết vụ việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Vì vậy,người viết tình huống có nguồn dữ liệu dồi dào và khả năng lựa chọn rộng Họ có thểkhai thác nhiều vấn đề trong cùng một hồ sơ vụ án để phục vụ cho nhiều nội dunggiảng dạy khác nhau trong chương trình Khi chúng ta xây dựng tình huống để giảngdạy cho một học phần hoặc một bài học, chúng ta nên lấy dữ liệu từ một hồ sơ vụ ánhoàn chỉnh; khi xây dựng tình huống cho một bài học hoặc một nội dung trong bàihọc, chúng ta có thể chọn lọc một phần dữ liệu trong hồ sơ đó phù hợp với mục đích
và yêu cầu của bài giảng Nguồn dữ liệu từ các cơ quan Nhà nước phản ánh một cáchchân thực và sống động nhất thực tế xã hội Thông qua hồ sơ vụ án, người viết tìnhhuống còn có thể biết được quan điểm của cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ án
đó và phát hiện độ “vênh” giữa lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, có một điểm hạn chếđáng kể trong việc khai thác nguồn dữ liệu từ các cơ quan có thẩm quyền là chúng takhó tiếp cận thông tin hồ sơ vụ án từ khâu điều tra mà chỉ tiếp cận được các bảnán/quyết định đã có hiệu lực pháp luật được Tòa án quyết định cho phép công bố Khókhăn này xuất phát từ việc các cơ quan Nhà nước thường không muốn cung cấp thôngtin cho người nghiên cứu hoặc vụ án đó thuộc trường hợp xét xử kín, có chứa đựng nộidung thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, có người tham gia tố tụng
Trang 10là người dưới 18 tuổi,… nên chúng ta không thể tiếp cận và sử dụng làm tình huống đểgiảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, từ hoạt động thực tiễn của giảng viên
Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy tại các trường đại học, nhiều GV là cộng tácviên, tư vấn cho các doanh nghiệp, văn phòng luật sư, công ty luật, hội thẩm nhân dântại các tòa án Trong quá trình hoạt động thực tiễn này, GV sẽ có một vốn tri thức vàkinh nghiệm phong phú về lĩnh vực giảng dạy của mình và đây sẽ trở thành một nguồnthông tin quan trọng cho GV khi xây dựng các tình huống phục vụ cho hoạt độnggiảng dạy Những kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn này có ưu điểm là được rút ra từchính những vụ việc mà họ phải giải quyết nên người viết tình huống không những cónguồn thông tin khá đầy đủ mà họ còn có sự hiểu biết sâu sắc về vụ việc
Thứ ba, từ người học
Người viết tình huống có thể khai thác nguồn thông tin phong phú từ người họcthông qua nhiệm vụ được GV giao như thu thập bản án hoặc đề tài tiểu luận cuối khoá,khoá luận tốt nghiệp cử nhân Đây là những nguồn thông tin đã được người học chọnlọc từ quá trình học tập, kiến tập, thực tập tại các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnhvực pháp luật theo một chủ đề nhất định Vì vậy, khi khai thác nguồn thông tin này,người viết tình huống sẽ thuận lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức Tuynhiên, GV cần lựa chọn kỹ từ nguồn thông tin này vì có một số thông tin, dữ liệu đãđược người học “xử lý” hoặc do người học thu thập không đầy đủ nên làm giảm giá trịcủa tình huống
Thứ tư, từ báo chí và các trang thông tin điện tử
Báo chí cung cấp một nguồn thông tin phong phú và đa dạng cho người viết tìnhhuống Thông thường, những vụ việc được nêu lên trên báo chí đều là những tình huống
“có vấn đề” do cuộc sống đặt ra Điều quan trọng là người viết tình huống cần nhìn thấyđược “vấn đề” pháp lý được nêu ra trong một số vụ việc do báo chí đưa tin và khai thácnội dung thông tin một cách hiệu quả Người nghiên cứu tình huống luật có thể khai thácthông tin từ các tờ báo chính thống có uy tín như: Báo pháp luật, Tuổi Trẻ, Thanh Niên…;các trang web như: https://www.toaan.gov.vn, https://congbobanan.toaan.gov.vn,https://kiemsat.vn, https://cand.com.vn/,https://thuvienphapluat.vn/banan/,http://
dantri.com.vn, http://vnexpress.net, http://baochinhphu.vn, hoặc các tạp chí chuyên môn
Trang 11như: Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Tạp chí Nhà nước vàPháp luật, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn,… Tuy nhiên, những thông tin từ báo chíthường được tóm tắt ngắn gọn hoặc được nhìn nhận qua “lăng kính” chủ quan của ngườiviết nên gây một số khó khăn nhất định cho người khai thác tình huống Vì vậy, ngườiviết tình huống cần có những chỉnh sửa hợp lý để phù hợp với nội dung và yêu cầu củabài giảng.
Nguồn thông tin là yếu tố rất quan trọng để xây dựng một tình huống phù hợp.Những thông tin này có thể được so sánh với nguyên liệu của quá trình sản xuất.Người viết tình huống không thể ngồi nghĩ ra các tình huống mà không xuất phát từcuộc sống Vì vậy, việc lựa chọn nguồn thông tin để khai thác tình huống sẽ giúpngười viết tình huống tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, đồng thời có những tìnhhuống hay, sinh động và đạt được các mục đích, yêu cầu của bài giảng
2.3 Các bước xây dựng tình huống điển hình
Dựa trên những phương pháp giảng dạy cần áp dụng đối với học phần Luật Kinh
tế đề cập ở trên, đòi hỏi GV phải tự xây dựng cho học phần mình đảm nhận bộ tìnhhuống điển hình để chủ động, linh hoạt và sử dụng đúng với mục đích của chính GVtrong quá trình giảng dạy học phần đó Các tình huống được xây dựng nhằm áp dụngcác quy phạm pháp luật kinh tế vào giải quyết một vấn đề nào đó và qua quá trình đógiúp SV tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất và sát với thực tiễn nhất Vì vậy,quy trình xây dựng tình huống điển hình về Luật kinh tế của GV (có thể vận dụng đểxây dựng bộ tình huống điển hình đối với các học phần khác) thực hiện theo 03 bướcnhư sau:
Bước 1: Chuẩn bị xây dựng tình huống, gồm:
- Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ để xây dựng tình huống;
- Lập kế hoạch cho việc xây dựng tình huống;
- Thu thập, lựa chọn thông tin từ các nguồn thông tin dữ liệu để phục vụ cho việcxây dựng tình huống:
+ Đối với tình huống sử dụng trong các phương pháp giảng dạy khác, nguồn đểxây dựng tình huống có thể từ bất kỳ các nguồn thông tin dữ liệu khác nhau như: bản
án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, kết luận điều tra (như quyết định khởi
tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án ), cáo trạng của Viện kiểm sát, từ các
Trang 12phương tiện thông tin đại chúng hoặc bất kỳ kênh thông tin nào mà GV có thể khaithác được.
Bước 2: Xây dựng tình huống, gồm:
- Viết tình huống:
+ Viết phác thảo tình huống (còn gọi là viết nháp);
+ Viết chi tiết tình huống, gồm phần mô tả tình huống và hình thành vấn đề cần giảiquyết (còn gọi là câu hỏi)
- Tự kiểm tra tình huống và chỉnh sửa để đảm bảo yêu cầu đặt ra;
- Làm đáp án cho tình huống (định hướng giải quyết)
Bước 3: Hoàn thiện tình huống, gồm:
- Sử dụng tình huống để giảng dạy thử nghiệm trên lớp cho SV: sử dụng tìnhhuống giảng dạy thử trong một số buổi học trên lớp như giờ thảo luận, làm bài tập, sửdụng để minh họa trong khi thuyết giảng; sử dụng trong giờ kiểm tra để kiểm chứngtình huống với đáp án đã xây dựng;
- Hỏi ý kiến GV bộ môn;
- Sửa chữa để hoàn thiện tình huống
Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt tới
SV Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó GV muốn SV nắm bắt được
và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là một nguyên tắc pháp lýcùng với những quy định của pháp luật thực định GV muốn SV hiểu và áp dụng đượcvào thực tiễn Dựa trên những kiến thức này, GV xây dựng nên những vấn đề mà thôngthường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần SV tiếp thu Việc giảiquyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề nhỏ khác và nếuvậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định Trên cơ sở các vấn đề và tiểu vấn đề,
GV sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình huống điển hình hoàn chỉnh.Nếu có những vụ án, vụ việc liên quan tới những nội dung kiến thức pháp luật mà GVđang muốn SV tìm hiểu thì GV có thể lấy tình tiết của vụ án, vụ việc đó rồi điều chỉnhtình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình
Việc xây dựng được tình huống điển hình phù hợp là một công đoạn quan trọngtrong quá trình giảng dạy luật Bởi vậy, một tình huống điển hình đòi hỏi phải đáp ứngcác yêu cầu sau:
Trang 13(1) Tình huống đó phải là một vụ việc cụ thể;
(2) Vụ việc phải chuyển tải được nội dung của bài giảng hoặc vấn đề cần ngườihọc nắm được;
(3) Vụ việc không quá phức tạp, đòi hỏi phải đọc, tìm kiếm tài liệu và sự chuẩn
bị với thời gian quá dài;
(4) Người học cần phải năng động, tích cực
Ngoài ra, GV có thể linh hoạt trong cách thiết kế tình huống để một tình huống
có thể được sử dụng nhiều lần với những tình tiết thêm vào nhằm mở rộng phạm vikiến thức pháp lý có liên quan để SV tìm hiểu Và dĩ nhiên, những kiến thức mở rộngthêm phải phù hợp với nội dung của bài học
Một bài tập tình huống điển hình thông thường bao gồm những nội dung sau:Thứ nhất, một tình huống pháp lý, trong đó có vấn đề mà SV cần phải giải quyết
GV có thể rất linh hoạt trong cách thiết kế tình huống Các tình tiết của tình huống cóthể xếp theo một trật tự nhất định hoặc không theo một trật tự nào Đi kèm với tìnhhuống phải có câu hỏi rõ ràng và cụ thể để SV có thể xác định được vấn đề
Thứ hai, chỉ dẫn khoanh vùng tài liệu cụ thể mà SV cần phải nghiên cứu để giảiquyết được vấn đề GV phải đảm bảo rằng những tài liệu này là đủ để SV có thể giảiquyết vấn đề Nếu có một loại tài liệu nào đó bị giấu đi, mức độ khó của tình huống sẽtăng lên rất nhiều và khi triển khai trên lớp phương pháp dựa trên vấn đề sẽ không đạtđược hiệu quả như mong muốn do SV không có cơ hội nghiên cứu tài liệu đó từ trước.Thứ ba, mẫu dàn ý vấn đề Dàn ý vấn đề được xây dựng như một dàn bài vớinhững ý chính tương ứng với vấn đề và các tiểu vấn đề cần giải quyết Tương ứng vớinhững tiểu vấn đề là những câu hỏi cần SV phải trả lời và những câu trả lời của SV cóđối chiếu với các tài liệu tham khảo Để giờ học theo phương pháp vấn đề được hiệuquả, việc mỗi SV chuẩn bị các dàn ý vấn đề của mình là rất quan trọng Trên lớp, GV
sẽ yêu cầu SV trình bày dựa trên dàn ý mà SV đã chuẩn bị, trên cơ sở có sự góp ý củacác SV khác Ở một nghĩa nào đó, dàn ý vấn đề có vai trò đóng khung các nội dungcần trao đổi trên lớp Chính vì vậy, trong bộ bài tập tình huống điển hình, GV phảicung cấp mẫu dàn ý này cho SV Tuy nhiên, GV không được làm thay SV mà chỉ đưa
ra cấu trúc của một dàn ý tiêu chuẩn và yêu cầu SV trả lời các nội dung tương ứng vớitình huống mà họ được giao
Trang 14Tất cả các chỉ dẫn cần thiết để SV triển khai công tác chuẩn bị, cụ thể như chuẩn
bị dàn ý vấn đề, các cách triển khai làm việc theo nhóm (nếu có), yêu cầu SV trình bàylập luận bằng văn bản (nếu có) Mục đích của phần này là làm cho bài tập tình huống
và cách thức triển khai bài tập tình huống trên lớp trở nên minh bạch tối đa đối với SV,qua đó trên lớp SV sẽ chỉ tập trung vào nội dung chuyên môn của bài tập tình huống
mà không bị bất ngờ bởi các yếu tố mang tính kỹ thuật
2.4 Phương pháp giải quyết tình huống điển hình
Sinh viên có thể nghiên cứu giải quyết tình huống theo cấu trúc như sau:
SV tiếp cận với tình huống
SV nắm thông tin về tình huống, thu thậpthông tin giải quyết tình huống
SV nghiên cứu, phân tích tình huống
SV đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn
đề nêu ra trong tình huống
SV giới thiệu và bảo vệ quan điểm về giải phápcủa mình
SV so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấygiải pháp tối ưu nhất
Trình bày một tình huống cần phải thực hiện theo một kết cấu nhất định để đảmbảo cho nội dung của tình huống đảm bảo tính khoa học Đây chính là nền tảng banđầu để SV sau khi ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự,đồng thời giúp SV đạt được ba kỹ năng cơ bản, đó là: Kỹ năng tư duy pháp lý, kỹ năngtra cứu văn bản và kỹ năng lập luận
6 So sánh giải pháp
5 Bảo vệ quan điểm
4 Ra quyết định
3 Nghiên cứu tình huống
2 Thu thập thông tin
1 Tiếp cận tình huống
Trang 152.5 Một số tình huống điển hình và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống điển hình trong giảng dạy Học phần Luật Kinh tế tại trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai.
Tình huống 1: Bản án số: 09/2022/KDTM-ST ngày 24/01/2022 TAND quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh về “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá”
Nội dung: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại Dịch vụ (Công ty
A) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn K (Công ty K) ký kết Hợp đồng nguyên tắc, theo
đó Công ty K đồng ý giao cho Công ty A làm đại diện phân phối trên toàn lãnh thổViệt Nam các mặt hàng bánh kẹo có xuất xứ từ Thái Lan theo danh mục hàng hóa doCông ty K nhập về Theo đó, Công ty A sẽ gửi đơn đặt hàng và hàng hóa sẽ được giaođến kho trong vòng 48 tiếng sau khi Công ty K nhận được thông báo chuyểnkhoản thanh toán
Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên đã ký xác nhận đơn đặt hàng số
01/0819-ĐH ngày 29/7/2019, Công ty A đã chuyển cho Công ty K để thực hiện việc mua bántheo đơn đặt hàng như sau:
– Ngày 30/07/2019, chuyển số tiền là 300.000.000đồng (Ba trăm triệu đồng).– Ngày 26/08/2019, chuyển số tiền là 200.000.000đồng (Hai trăm triệu đồng).– Ngày 30/08/2019, chuyển số tiền là 130.000.000đồng (Một trăm ba mươitriệu đồng)
Sau khi nhận số tiền như nêu trên thì Công ty K không giao hàng cho Công ty
A như Hợp đồng đã ký kết mà tự ý bán số hàng hóa nhập từ Thái Lan về và chuyểnlại tiền bán hàng cho Công ty A là:
+ Ngày 25/8/2019 chuyển 02 lần tiền bán hàng là: 100.000.000 đồng (mỗilần chuyển 50.000.000đồng)
+ Ngày 26/8/2019 chuyển tiền bán hàng là: 50.000.000 đồng
Sau khi cấn trừ số tiền bán hàng như nêu trên, Công ty K còn nợ tiền mua hànghóa là: 630.000.000đồng – 150.000.000đồng = 480.000.000 đồng nhưng đến thời điểmhiện nay vẫn không giao số hàng tương ứng với số tiền còn thiếu lại 480.000.000đồng Tuy nhiên, tại phiên toà bị đơn cho rằng số tiền 150.000.000 đồng là tiền bị đơngóp vốn vào Công ty A, không liên quan đến Hợp đồng nên nguyên đơn không cấn trừvào số tiền đã thanh toán, bị đơn cần thanh toán lại cho nguyên đơn 630.000.000 đồng
Trang 16Tổng số tiền gốc và lãi bị đơn phải trả cho nguyên đơn là: 630.000.000đ +137.132.258đ = 767.132.258 đồng.
Bị đơn nêu đã chuyển đầy đủ 3.400 thùng hàng được thể hiện thông qua nhữngtin nhắn, những buổi họp trực tuyến về việc triển khai bán hàng của nguyên đơn, hìnhảnh giao nhận hàng… không có lập bất cứ văn bản gì
Nhận định của Toà án: Phía bị đơn trình bày do hàng chuyển đến kho vào ban
đêm, người phụ trách nhận hàng của nguyên đơn không đến được nên ông tự thựchiện việc nhận hàng của bị đơn và chuyển vào kho của nguyên đơn nhưng không cóbất cứ chứng cứ nào chứng minh đồng thời bản thân ông cũng là người đại diện theopháp luật của bị đơn là chủ thể có trách nhiệm phải giao hàng theo đơn đặt hàngnhưng khi giao hàng lại không lập biên bản xác nhận đã giao nhận hàng đầy đủ cónghĩa là không chứng minh được việc đã thực hiện trách nhiệm giao hàng của mình
Về mức lãi suất: Theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm
2005: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Đối với số tiền 150.000.000 đồng bị đơn đã chuyển cho nguyên đơn: Tại phiêntòa, cả nguyên đơn và bị đơn đều xác nhận số tiền này là tiền cá nhân ông U chuyển
từ tiền bán hàng để góp vốn vào nguyên đơn, không phải tiền do bị đơn chuyển trả lạiđối với số tiền nguyên đơn đã thanh toán cho hợp đồng nguyên tắc và đơn đặt hàng haibên đã ký Xét các bên không có yêu cầu về số tiền này nên HĐXX không xem xét,giải quyết Các tranh chấp phát sinh đến số tiền góp vốn này sẽ được giải quyết khimột hoặc các bên đương sự có yêu cầu
Về thời gian tính lãi: Theo thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng nguyên tắc thì
hàng sẽ được bị đơn giao đến kho nguyên đơn trong vòng 48 tiếng sau khi bị đơn nhậnđược thông báo đã chuyển khoản cho bị đơn Phía bị đơn xác nhận đã nhận được tiềnvào các thời điểm nguyên đơn trình bày nên thời điểm tính lãi được tính bắt đầu
từ ngày thứ 3 kể từ ngày nguyên đơn chuyển tiền trên trên từng số tiền đã chuyển Đối