Tính cấp thiết
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng kinh tế năng động và phát triển nhất cả nước Với nhu cầu phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế, Đồng Nai là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp Tổng sản phẩm Quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm Trong đó, ngành công nghiệp tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm Đồng Nai là thủ phủ của các khu công nghiệp trong cả nước với các cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài [1]
Với mục tiêu xây dựng đến năm 2020, Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam Đồng Nai đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường Song, trong quá trình phát triển cũng đã phát sinh những tác động xấu ảnh hưởng tới môi trường Trong đó chất lượng nước mặt trên địa bàn Tỉnh ngày càng được quan tâm Theo trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, kết quả quan trắc chất lượng nước (CLN) sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2018 nhìn chung đạt mục đích sử dụng cho cấp nước sinh hoạt Chất lượng nguồn nước đã được cải thiện hơn so với các năm trước Tuy nhiên, các đoạn vẫn còn ô nhiễm về hàm lượng sắt (Fe), chất rắn lơ lửng (TSS), chất thải hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh (E.coli) Đặc biệt, chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa là thủy vực chịu tác động ô nhiễm nặng nhất trên toàn tuyến sông Đồng Nai [2] Nguyên nhân chính là do tiếp nhận nước thải thường xuyên và liên tục: nước thải của hộ gia đình, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường học, khu làng nghề truyền thống…làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của nhân dân Đồng thời, sông Đồng Nai với vai trò quan trọng cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu, cấp nước thủy lợi, giao thông thủy, đẩy mặn, tiếp nhận và thoát nước thải…góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn tỉnh Đồng Nai
Vì vậy, bảo vệ môi trường sông Đồng Nai đang là yêu cầu bức thiết và đang được quan tâm Để có nguồn thông tin phục vụ tốt công tác bảo vệ môi trường sông Đồng Nai, mạng lưới quan trắc nước đã hình thành và ngày càng mở rộng Số liệu quan trắc nước từ các chương trình quan trắc thường được sử dụng trong các báo cáo hiện trạng môi trường sông Đồng Nai Các thông số trong môi trường nước được phân tích đánh giá và đưa ra các nhận định về hiện trạng và diễn biến của chất lượng nước Từ đó, việc đánh giá chất lượng nước sông để đưa ra các kết quả chính xác về tình hình và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước là vấn đề quan trọng
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng nước: phương pháp đánh giá đơn yếu tố, phương pháp đánh giá theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI), phương pháp đánh giá nhận biết thuộc tính (Attribute Recognition Model - ARM) Trong đó, phương pháp đơn yếu tố cung cấp mức ô nhiễm của từng chỉ số mà không thể hiện được hiện trạng chất lượng tổng quát toàn khu vực, chuyên sâu vào từng chỉ tiêu chất lượng nước nên làm cho người dân và các nhà quản lý khó hiểu
Phương pháp chỉ số WQI có thể đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát, có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước, cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan
Bên cạnh đó, phương pháp ARM có thể kết luận về chất lượng nước và giải quyết được vấn đề không hợp lý trong xếp hạng chất lượng nước… Để tăng tính toán khách quan và mức độ chính xác của kết quả, trọng số thường được sử dụng trong đánh giá CLN Trọng số phản ánh các mức độ ô nhiễm của chất lượng nước, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng quyết định và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá nhận biết thuộc tính
Xuất phát từ những nhu cầu trên, đề tài “Ứng dụng phương pháp nhận biết thuộc tính và phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước để đánh giá tình hình chất lượng nước sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” được chọn là hướng nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý môi trường
Mục tiêu nghiên cứu
Áp dụng phương pháp đánh giá toàn diện chất lượng nước sông Đồng Nai dựa trên phương pháp nhận biết thuộc tính và phương pháp đánh giá chất lượng nước theo WQI nhằm đánh giá nhanh chất lượng nước sông Đồng Nai từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần cải thiện chất lượng nước.
Nội dung nghiên cứu
1) Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến CLN sông Đồng Nai tỉnh Đồng Nai hiện nay
2) Đánh giá hiện trạng, diễn biến CLN sông Đồng Nai từ năm 2014 đến năm 2018 bằng phương pháp nhận biết thuộc tính ARM
3) Phân tích và so sánh kết quả đánh giá CLN theo phương pháp đánh giá nhận biết thuộc tính ARM và chỉ số chất lượng nước
4) Tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá công tác quản lý và đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai.
Tính khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài
➢ Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở khoa học để quản lý chất lượng nước sông trong khu vực tỉnh Đồng Nai
➢ Bổ sung thêm phương pháp đánh giá chất lượng nước trong việc đánh giá chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh
➢ Là tiền đề cho các nghiên cứu khác tham khảo để đánh giá chất lượng nước trên các sông ở các địa phương khác
Nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc quản lý nước sông trên địa bàn tỉnh
Phục vụ cho các nghiên cứu khác có liên quan
5.3 Tí nh mới của đề tài:
Theo quyết định 879/QĐ-TCMT, Đồng Nai áp dụng đánh giá chất lượng nước theo phương pháp WQI cho các sông trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chưa đánh giá chất lượng nước theo phương pháp nhận biết thuộc tính Đề tài nghiên cứu thêm phương pháp mới để phục vụ cho đánh giá chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh
Chưa có đề tài nào so sánh đánh giá chất lượng nước giữa phương pháp WQI theo Tổng Cục Môi Trường và phương pháp nhận biết thuộc tính Đây là hướng nghiên cứu mới về việc đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Trong báo cáo này tác giả dựa trên sơ đồ nguyên nhân hệ quả tìm ra những khía cạnh tác động đến môi trường và từ đó đề xuất những giải pháp giảm thiểu
TỔNG QUAN
Nước là thành tố quan trọng đối với cuộc sống con người và sinh vật trong môi trường Chất lượng nước (CLN) là một yếu tố quyết định giúp xác định mục đích sử dụng của nguồn nước và chất lượng môi trường khu vực Chất lượng nước không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động của con người mà còn là một thành phần không thể thiếu đối vối hệ sinh thái môi trường khu vực Ngày nay, CLN ngày càng giảm đi do gia tăng dân số và phát triển không ngừng của nền kinh tế Do đó, các nhà khoa học đã nổ lực nghiên cứu các phương pháp đánh giá CLN Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các phương pháp đánh giá CLN: đánh giá đơn yếu tố, đánh giá chỉ số chất lượng nước (WQI), chỉ số ô nhiễm Nemerow, phương pháp đánh giá nhận biết thuộc tính…
Trước đây, phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp đánh giá đơn chất, ưu điểm của phương pháp này cho biết mức độ ô nhiễm của từng thông số CLN riêng biệt, sau đó so sánh với giới hạn quy định cho phép của quy chuẩn hay tiêu chuẩn về chất CLN của quốc gia Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không thể dựa vào một thông số ô nhiễm vượt hay không vượt so với quy chuẩn nhiều hay ít mà có thể phản ánh được CLN nói chung của một đoạn sông hay cả một con sông và không thể so sánh CLN tại các vùng khác nhau theo thời gian và địa điểm, chất lượng nước hiện tại … Khi đánh giá qua các chỉ số chất lượng nước riêng biệt, chỉ có các nhà khoa học hoặc nhà chuyên môn quản lý nước mới hiểu được, như vậy khó truyền tải thông tin về chất lượng nước cho cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước, Vì vậy, sẽ khó khăn cho công tác giám sát diễn biến chất lượng nước, khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước Để khắc phục khó khăn trên, phương pháp chỉ số chất lượng nước đã ra đời, được nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ và áp dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc, Malaysia, Việt Nam Ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ xây dựng các mô hình WQI khác nhau Tại Việt Nam, việc tính toán chỉ số CLN cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu thực hiện từ năm 2011 và các phương pháp tính toán cũng đã được ban hành tại sổ tay hướng dẫn kèm theo Quyết định 879/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường ngày 1/7/2011[3] Phương pháp chỉ số CLN xem xét toàn diện các yếu tố môi trường Cách tiếp cận này diễn đạt đánh giá chất lượng môi trường bằng cách dùng các chỉ số định lượng để làm các điểm phân chia các mức chất lượng Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đánh giá CLN bằng chỉ số WQI như: “Báo cáo phân tích độ nhạy cảm và phát triển chỉ số chất lượng nước uống toàn cầu” của nhóm tác giả Carrie Rickwood, Geneviève M Carr, Kelly Hodgson và cộng sự trong nhóm chuyên gia của UNEP đã sử dụng mô hình chỉ số WQI của Canada theo hướng dẫn của WHO áp dụng đánh giá CLN uống toàn cầu [4] Tương tự, báo cáo
“chỉ số chất lượng nước Vịnh San Francisco” của Viện Sinh thái Scorecard đã sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số CLN của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ Trong báo cáo này chỉ số chất lượng nước cũng được chia làm 5 bậc, nhưng trong đó thang điểm được chia từ 0 – 100 [5]
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu tiêu biểu về chỉ số CLN như: Công trình nghiên cứu của TS Tôn Thất Lãng với tiêu đề “Xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai” [6] Trong báo cáo này tác giả đã sử dụng phương pháp Delphi và phân tích tương quan để đưa ra chỉ số CLN Kết quả nghiên cứu cho thấy CLN sông Sài Gòn và sông Đồng Nai tại khu vực TP HCM đều có xu hướng giảm theo thời gian Hay PGS.TS Lê Trình với đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng Tp.HCM” [7] PGS.TS Lê Trình đã xây dựng được hệ thống chỉ số WQI cho các sông, kênh rạch khu vực TP.HCM, kết quả của đề tài đóng góp rất lớn trong việc phân vùng CLN từ đó giúp các nhà quản lý định hướng cho các mục tiêu sử dụng hợp lý và bảo vệ phục hồi CLN sông, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM Trước tình hình cấp bách về việc cần thiết của đánh giá chất lượng nước sông rạch Tháng 7 năm 2011, Bộ Tài nguyên Môi trường thuộc Tổng Cục môi trường đã ban hành quyết định 879/QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước Tính toán chỉ số chất lượng nước theo WQI, so sánh chỉ số chất lượng nước WQI đã tính với bản đánh giá theo quy định Một số nghiên cứu dựa trên chỉ số chất lượng nước WQI như:
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Duy Phú (2017 đã Áp dụng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) cho sông Hồng (đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội) [8] Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính chỉ số chất lượng nước theo Quyết định 879/QĐ-TCMT và phương pháp WQI của Quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (NSF-WQI) Đề tài đánh giá hiện trạng sông Hồng, xây dựng hiện trạng môi trường nước dựa trên chỉ số WQI, đánh giá khả năng sử dụng nguồn nước sông Hồng (đoạn chảy qua địa bàn TP
Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang “Đánh giá chất lượng nước mặt bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) ở rạch Cái Sào, tỉnh An Giang”[9] Nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp cơ sở dữ liệu lập kế hoạch giám sát chất lượng nước trong khu vực Việc giám sát được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2015, sử dụng công thức tính chỉ số chất lượng nước WQI xác định chất lượng nước ở rạch Cái Sào tỉnh An Giang
Bên cạnh đó, CLN còn có thể đánh giá bằng phương pháp đánh nhận biết thuộc tính ARM Phương pháp này có thể khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp đánh giá đơn chất và chỉ số WQI Phương pháp có thể kết luận về chất lượng nước và giải quyết được vấn đề không hợp lý trong xếp hạng chất lượng nước, cho phép xác định các giá trị trung gian giữa các giá trị truyền thống có tính rạch ròi như: đúng/sai, cao/thấp Đồng thời, phương pháp ARM có thể mô tả mức độ chất lượng nước một cách hiệu quả và khách quan khi phải đối mặt với các hiện tượng chuyển đổi, mà có thể đóng vai trò tham khảo để xây dựng các chính sách môi trường và kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cho vùng khảo sát…
Ngoài ra 2 phương pháp nêu trên thì phương pháp nhận biết thuộc tính chưa được nghiên cứu tại Việt Nam và đề tài này là đề tài nghiên cứu đầu tiên bằng phương pháp nhận biết thuộc tính
Thế giới cũng đã nghiên cứu các phương pháp đánh giá theo phương pháp nhận biết thuộc tính như:
Men Baohui đã nghiên cứu sử dụng mô hình nhận biết thuộc tính dựa để đánh giá tính bền vững của chất lượng nước mặt [10]
Zhihong Zou, Lejuan Wang sử dụng mô hình nhận biết thuộc tính dựa trên các hệ số dữ liệu để đánh giá chất lượng nước sông Fuqiao [11]
Trong bài nghiên cứu “Attribute Recognition Method in Atmospheric Environmental
Quality Assessment” [12] Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết cơ bản của phương pháp nhận biết thuộc tính, áp dụng những khái niệm công thức trọng số của phương pháp nhận biết thuộc tính để đánh giá chất lượng môi trường khí quyển của Trung Quốc
“An attribute recognition model based on entropy weight for evaluating the quality of groundwater source” cũng đã sử dụng mô hình nhận biết thuộc tính dựa vào trọng số để đánh giá chất lượng nước ngầm tại Trung Quốc [13]
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU Điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km 2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ) Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh
Về ranh giới hành chính, Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuỷ bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác trong cả nước, có sân bay quân sự Biên Hoà, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên
Ngày 10 tháng 4 năm 2019, chuyển thị xã Long Khánh thành thành phố Long Khánh và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc huyện Long Thành để thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.[14]
Tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố là Biên Hòa, Long Khánh và 9 huyện : Long Thành, Nhơn Thạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai [15] Đặc điểm địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
Đoạn từ sau hợp lưu sông Đồng Nai và sông Đạ Hoai đến khu vực đổ vào hồ Trị An
Đoạn này giới hạn bởi 2 vị trí: Bến đò Nam Cát Tiên và bến đò 107 – xã Phú Ngọc: Diễn biến chất lượng nước khá ổn định So với cùng kỳ năm 2017, nguồn nước có chiều hướng suy giảm ở cả 2 vị trí quan trắc vào mùa mưa, nhưng lại cải thiện nhiều so với năm 2016 Ô nhiễm chủ yếu bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) Vào thời điểm mùa khô chất lượng nươc đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả thông số ô nhiễm tại đoạn 1
Thông số pH DO COD BOD 5 TSS N-
NH 4 + Coliform Đơn vị % mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml
Nhỏ nhất 6.70 75.90 4.00 2.00 9.00 0.05 43.00 Lớn nhất 7.60 104.50 10.00 5.00 122.00 0.14 1500.00 Trung bình 7.23 89.56 7.19 3.56 42.81 0.10 681.63 Độ lệch chuẩn 0.34 10.42 2.53 1.18 38.12 0.03 565.77 Độ biến thiên 0.28 8.53 2.31 0.94 27.89 0.02 471.28
Nhỏ nhất 6.60 68.50 5.00 2.00 11.00 0.03 280.00 Lớn nhất 7.30 106.70 11.00 4.00 166.00 0.20 2400.00 Trung bình 6.94 89.88 7.50 3.70 54.00 0.11 954.00 Độ lệch chuẩn 0.21 13.20 1.78 0.67 49.86 0.04 605.66 Độ biến thiên 0.16 11.20 1.40 0.48 38.00 0.02 398.40 Theo Bảng 3.2 ta thấy:
− Giá trị pH : mang tính trung tính, dao động từ 6,6 đến 7,3 ổn định qua các đợt quan trắc và so với cùng kỳ năm 2017 (Độ lệch chuẩn và mức độ biến thiên của pH rất thấp)
− Hàm lượng DO: rất tốt, dao động từ 68.5% – 106.7 %, khá ổn định so với cùng kỳ năm 2017
− Đối với các chất thải hữu cơ : COD dao động từ 5 – 11 mg/l và BOD5 dao động từ
2 – 4 mg/l, giữa các đợt quan trắc COD có mức độ lệch cao BOD5 Theo kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất thải hữu cơ hiện diện rất thấp đều đạt quy chuẩn cho phép
Hình 3.2 Diễn biến hàm lượng COD đoạn 1
- Đối với các chất dinh dưỡng: Chưa vượt chuẩn, mức khá ổn định dao động từ 0.03 – 0.2 Hàm lượng các dinh dưỡng không chênh lệch giữa các điểm quan trắc (độ biến thiên và độ lệch chuân bằng 0.04 và 0.02) Khu vực này luôn có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): dao động lớn từ 11 - 166 mg/l, mức độ chênh lệch giữa các lần quan trắc rất lớn độ lệch chuẩn giữa các đợt quan trắc 49.86 và mức độ biến thiên 38% Do đặc thù sông Đồng Nai có hàm lượng phù sa lớn nên hàm lượng TSS khá cao, rất nhiều mẫu vượt quy chuẩn cho phép So với năm 2017, hàm lượng TSS có xu hướng tăng cao hơn
Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV
Diễn biến hàm lượng COD (mg/l)
Hình 3.3 Diễn biến hàm lượng TSS đoạn 1
- Hàm lượng Coliform: Mật độ xuất hiện vi khuẩn Coliform tại khu vực này thấp, tất cả đều đạt quy chuẩn cho phép, mức độ dao động 280 – 2400 So với các thông số ô nhiễm thì Coliform có mức độ chênh lệch rất lớn giữa các đợt quan trắc (độ lệch chuẩn 605.66 và độ biến thiên 398.4).
Đoạn từ hợp lưu Sông Bé – Sông Đồng Nai đến bến đò Bà Miêu – xã Thạnh Phú
Sau khi tiếp nhận dòng chảy từ sông Đồng Nai đoạn 1, hồ Trị An tiếp tục chảy trực tiếp ra đoạn 2 Tại hợp lưu sông Bé – sông Đồng Nai là vị trí tiếp nhận nguồn nước từ hồ Trị
An và sông Bé Xuôi theo dòng chảy gần điểm nhà máy nước Thiện Tân tiếp nhận nguồn nước có suối Rạch Đông-Sông Thao Từ đoạn nhà máy nước Thiện Tân đến gần điểm bến đò Bà Miêu tiếp nhận nước trực tiếp từ 2 nguồn thải cầu Tân Trạch và cống Ông Hường thuộc huyện Vĩnh Cửu Đoạn 2 trên sông Đồng Nai bao gồm 4 điểm quan trắc:
Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV
Diễn biến hàm lượng TSS (mg/l)
Bảng 3.3 Vị trí quan trắc chất lượng nước tại đoạn 2
TT Khu vực Vị trí quan trắc QCVN
Tại hợp lưu (Sông Bé –
2 Cách hợp lưu (S.Bé – S ĐN) 500m về phía hạ lưu A2
3 Gần nhà máy nước Thiện
4 Bến đò Bà Miêu – xã
SW-DN-05 SW-DN-06 ĐOẠN 2
Trong năm 2018, qua kết quả phân tích cho thấy diễn biến chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai đoạn 2 sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và đạt so với quy định sử dụng nguồn nước của UBND tỉnh Đồng Nai theo quyết định số 35/2015/QĐ- UBND ngày 19/10/2015 cấp nước sinh hoạt sau khi có biện pháp xử lý phù hợp tương ứng với QCVN 08:2015, cột A2 So với cùng kỳ năm 2017 chất lượng nước tương đương nhưng suy giảm so với năm 2016
Diễn biến chất lượng nước đoạn này khá ổn định và đạt mục đích sử dụng tốt cho cấp nước sinh hoạt Do đoạn này ít chịu tác động từ hoạt động công nghiệp và xả thải nước thải sinh hoạt mà chất lượng nước chủ yếu chỉ phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên
Kết quả chất lượng nước tại đoạn 2 khái quát như sau:
Bảng 3.4 Kết quả thống kê mô tả thông số ô nhiễm tại đoạn 2
Thông số pH DO COD BOD 5 TSS N-
NH 4 + Coliform Đơn vị % mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml
Trung bình 7.07 85.81 7.42 3.58 11.08 0.12 963.00 Độ lệch chuẩn 0.31 7.31 1.08 0.90 7.60 0.04 1539.56 Độ biến thiên 0.24 6.34 0.85 0.75 6.08 0.03 1079.00
Trung bình 6.91 89.73 9.33 4.07 19.47 0.10 632.87 Độ lệch chuẩn 0.29 4.44 3.22 0.96 24.49 0.04 645.19 Độ biến thiên 0.24 3.22 2.49 0.75 15.74 0.03 466.85
- Giá trị pH: dao động từ 6,5 đến 7,4 mang tính trung tính, ổn định qua các đợt quan trắc và so với cùng kỳ năm 2017 Tất cả mẫu đều đạt quy chuẩn cho phép
- Hàm lượng DO: rất tốt, dao động từ 79.8 – 96%, khá ổn định so với cùng kỳ năm 2017
- Đối với các chất thải hữu cơ: Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất thải hữu cơ hiện diện rất thấp tại khu vực này hầu hết có hàm lượng BOD5 đạt quy chuẩn cho phép, mức độ chênh lệch giữa các điểm quan trắc rất thấp (độ lệch chuẩn và độ biến thiên là 0,96 và 0,75) Tuy nhiên hàm lượng COD tại một số điểm vượt nhẹ so với quy chuẩn cho phép, mức độ biến động giữa các đợt lấy mẫu khá lớn (độ lệch chuẩn và độ biến thiên là 3.22 và 2.49) So với cùng kỳ năm 2017, hàm lượng các chất thải hữu cơ có xu hướng tăng
Qúy Qúy I Qúy II Qúy III
Diễn biến hàm lượng TSS (mg/l)
Hình 3.5 Diễn biến hàm lượng BOD5 đoạn 2
- Đối với các chất dinh dưỡng: Hàm lượng các dinh dưỡng chênh lệch không nhiều giữa các điểm quan trắc Khu vực này luôn có hàm lượng các chất dinh dưỡng ổn định ở mức thấp So với năm 2017, hàm lượng các chất dinh dưỡng có xu hướng tăng cao hơn
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): không ổn định, dao động từ 3 - 84 mg/l Do đặc thù sông Đồng Nai có hàm lượng phù sa lớn nên hàm lượng TSS khá cao, rất nhiều mẫu vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt là là quý 3
Hình 3.6 Diễn biến hàm lượng TSS đoạn 2
Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV
Diễn biến hàm lượng BOD5 (mg/l)
- Hàm lượng Coliform: Mật độ xuất hiện vi khuẩn Coliform tại khu vực này thấp (trung bình 632), tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa các lần quan trắc là rất lớn (độ lệch chuẩn và độ biến thiên là 645.19 và 466.85)
2.1.2 Đoạn 3: Đoạn từ Cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai Để đánh giá chất lượng nước đoạn sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa có xem xét tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội trong khu vực đến chất lượng nước của đoạn sông này một cách rõ ràng nhất Đoạn 3 là đoạn có số điểm quan trắc chất lượng nước lớn nhất với tần suất quan trắc mỗi tháng một lần
Bảng 3.5 Vị trí quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn 3
5 Tại cống thải công A2 SW-
Gần bến đò An Hảo
Qua kết quả quan trắc năm 2018, nhận thấy chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai đoạn 3 (đoạn chảy qua Tp Biên Hòa) có chất lượng nước thấp, tất cả đều không đạt chỉ đạt với quy định sử dụng nguồn nước của UBND tỉnh Đồng Nai theo quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 tương ứng với QCVN 08:2015, cột A2 Kết quả chất lượng nước khái quát như sau:
Bảng 3.6 Kết quả thống kê mô tả thông số ô nhiễm tại đoạn 3
Thông số pH DO COD BOD 5 TSS N-NH 4 + Coliform Đơn vị % mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml
Nhỏ nhất 6.30 18.20 8.00 3.50 11.00 0.05 2300.00 Lớn nhất 7.30 87.90 19.00 7.00 37.00 0.20 93000.00 Trung bình 6.66 72.09 12.00 5.10 20.78 0.10 16865.00 Độ lệch chuẩn 0.26 19.51 3.31 0.97 7.63 0.04 21218.09 Độ biến thiên 0.21 14.93 2.65 0.82 6.23 0.04 13994.50
Nhỏ nhất 5.60 33.10 5.00 2.00 9.00 0.07 33.00 Lớn nhất 6.90 87.40 18.00 7.00 30.00 0.50 93000.00 Trung bình 6.28 66.54 9.78 4.18 15.98 0.23 19802.07 Độ lệch chuẩn 0.30 15.14 2.94 0.94 5.11 0.10 26959.48 Độ biến thiên 0.23 13.10 2.40 0.69 3.89 0.08 20114.36 Sông Đồng Nai đoạn 3 giới hạn bởi 9 vị trí: tại khu vực từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai: chất lượng nước đã bị ô nhiễm Ô nhiễm chủ yếu bởi hàm lượng Oxy hòa tan (DO),
SW-13 ĐOẠN 3 TP Biên Hòa
Hình 3.7 Vị trí đoạn 3 tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy hoá học (COD), hàm lượng oxy sinh hóa (BOD5), hàm lượng amoni (NH4 +) (tính theo N), Coliform vượt quy chuẩn cho phép So với cùng kỳ năm 2017, nguồn nước có chiều hướng cải thiện tốt hơn, cụ thể:
- Giá trị pH: dao động từ 5.6 đến 6.9, phần lớn các điểm quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép
- Hàm lượng DO: rất tốt, dao động từ 33.1 – 87.4 %, khá ổn định so với cùng kỳ năm
- Đối với các chất thải hữu cơ: cả COD và BOD5 đều vượt quy chuẩn cho phép Trong đó COD có mức độ biến động (5– 18) cao hơn so với BOD5 (2 – 7).
- Đối với các chất dinh dưỡng: phần lớn các điểm quan trắc cho thấy hàm lượng amoni vượt chuẩn rất cao Tuy nhiên, độ ổn định của amoni từ 2017 - 2018 cao
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): dao động từ 9 – 30, có mức độ chênh lệch giữa các điểm quan trắc lớn