1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập tại nhập môn công nghệ thời trang và an toàn lao Động

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Kiến Tập Tại Nhập Môn Công Nghệ Thời Trang Và An Toàn Lao Động
Tác giả Phạm Thị Thùy Dương, Nguyễn Đào Gia Hân, Nguyễn Lương Ái Diệu, Nguyễn Hoàng Dinh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ May & Thời Trang
Thể loại báo cáo kiến tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 27,88 MB

Nội dung

Buổi kiến tập tại Công Ty Cổ Phần May 28 không chỉ là một trải nghiệm học thuậtmà còn là một hành trình cảm xúc, nơi em được chứng kiến sự tận tâm, chuyên nghiệp vàđam mê trong từng công

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG

BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠI

NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THỜI TRANG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trang 2

Tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2 Nguyễn Đào

Câu1,2,3,09

Tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

3 Nguyễn Lương

Câu1,2,3,11

Tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

4 Nguyễn Hoàng

Câu1,2,3,12

Tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trang 3

Phạm Thị Thùy Dương_ 24690971

Để hoàn thành báo cáo kiến tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắcđến những người đã hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thờigian kiến tập

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM vì

đã tạo môi trường tốt để em có thể trao dồi những kiến thức quý báu nhất

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Linh – giảng viên môn nhập mônngành công nghệ thời trang và an toàn lao động đã tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ em nhữngbuổi thực hành trên lớp và trong buổi kiến tập tại công ty cổ phần 28 Hưng Phú Nhờ có

sự chỉ bảo của cô, em đã có cơ hội tiếp cận thực tế, học hỏi được nhiều kiến thức và kỹnăng quý giá trong lĩnh vực may mặc Sự nhiệt tình và tâm huyết của cô đã giúp em vượtqua không ít khó khăn và bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu

Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên tại công ty cổ phần 28Hưng Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình đi kiến tập Sự hỗ trợ vàhợp tác của mọi người đã giúp em có được những trải nghiệm thực tiễn quý báu và hoànthiện báo cáo này

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến từng thành viên nhóm Mỗi người đã cộng gópphần mình cách tốt nhất trong những khả năng và hơn nữa còn giúp nhau trong suốt quátrình thực hiện để hoàn thành công việc

Sau cùng em xin kính chúc quý Thầy cô Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

và cô Nguyễn Thị Mỹ Linh thật nhiều sức khoẻ, lòng nhiệt huyết, yêu nghề để tiếp tụcthực hiện sứ mệnh của mình là truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ mai sau Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót,

em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô để hoàn thiện hơn trongtương lai

Trang 4

Buổi kiến tập tại Công Ty Cổ Phần May 28 không chỉ là một trải nghiệm học thuật

mà còn là một hành trình cảm xúc, nơi em được chứng kiến sự tận tâm, chuyên nghiệp vàđam mê trong từng công đoạn sản xuất Những kiến thức thực tế mà em học được từ quýcông ty đã giúp em hiểu hơn về ngành may mặc – một lĩnh vực đầy sáng tạo nhưng cũngkhông ít thách thức Điều này không chỉ truyền cảm hứng cho em mà còn giúp em cóthêm niềm tin và định hướng rõ ràng hơn cho con đường sự nghiệp phía trước.Em muốngửi lời em đặc biệt cảm ơn sự hỗ trợ và hướng dẫn tận tình từ phía công ty trong việc chia

sẻ những kinh nghiệm thực tế, cung cấp những thông tin bổ ích về ngành may mặcvàcũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Nguyễn Thị Mỹ Linh, người đã tận tâm tổ chức

và hướng dẫn chúng em trong chuyến đi này, giúp em có cơ hội quý báu để học hỏi vàtrải nghiệm thực tế

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và rất mong sẽ có cơ hội được học hỏithêm nhiều điều nữa trong tương lai

Trang 5

Lời đầu tiên, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị MỹLinh vì đã đồng hành và hướng dẫn chúng em trong suốt chuyến đi kiến tập vừaqua tại Công ty Cổ phần May 28 Hưng Phú Đây thực sự là một trải nghiệm đángnhớ, mang lại cho em nhiều bài học bổ ích không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn

mà còn về cách làm việc và phát triển bản thân trong môi trường doanh nghiệp.Trong suốt quá trình chuẩn bị và tham gia kiến tập, cô đã luôn sát cánh, hỗ trợ vàtạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có thể học hỏi một cách hiệu quả Từ việckết nối với doanh nghiệp cho đến những lời khuyên chân thành, cô đã giúp em cảmthấy tự tin hơn và tận dụng tốt nhất cơ hội này

Chuyến kiến tập tại Công ty Hưng Phú 28 không chỉ đơn thuần là một buổitham quan, mà thực sự là một khóa học thực tế đầy ý nghĩa Trong quá trình kiếntập, được chứng kiến toàn bộ quy trình sản xuất may áo sơ mi, tiếp cận ở một gócnhìn chân thực hơn về từng bộ phận của áo sơ mi được công nhân may tỉ mỉ đắpnặn thành hình Sự chỉn chu trong từng chi tiết áo không chỉ thể hiện sự khéo léocủa công nhân may mà nó còn thể hiện rõ sự thành công của Công Ty Cổ Phầnmay 28 Hưng Phú Đặc biệt, chia sẻ chân thành từ ban lãnh đạo và sự tận tâm vànhiệt tình của đội ngũ nhân viên công ty đã giúp em hiểu rõ hơn về những tháchthức và cơ hội trong ngành may mặc hiện nay, cũng như để lại trong lòng emnhững ấn tượng sâu sắc Từ chuyến đi kiến tập, em tự đúc kết được cho mình nhiều

kỹ năng mà trong tương lai cần phải trau dồi thật chăm chỉ nếu muốn được đứng ở

vị trí cao hơn Cũng từ chuyến đi này, em cũng nhận ra được mục tiêu rõ ràng màmình cần phải hướng đến, tự bản thân em sẽ cố gắng hơn nữa để có thể hoàn thiệnhơn trong vị trí merchandise ngành may_ Ước mơ tương lai của em

Để tổ chức một chuyến đi thành công, cô đã phải dành rất nhiều thời gian vàcông sức Sự quan tâm, dạy bảo của cô không chỉ thể hiện ở những bài giảng trênlớp mà còn qua từng chi tiết trong chuyến kiến tập này Cô đã giúp bản thân emnhận ra rằng học tập không chỉ là việc tiếp thu kiến thức lý thuyết mà còn phải gắnliền với thực tế, với sự trải nghiệm để có cái nhìn toàn diện hơn Một lần nữa, emxin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Linh vì tất cả những gì cô đã làm chochúng em Cảm ơn Công Ty Cổ Phần May 28 Hưng Phú đã tiếp đón và chia sẻnhững kinh nghiệm quý báu Em hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hướng dẫn từ côcũng như có thêm nhiều cơ hội học tập tại những môi trường thực tế như thế này

Trang 6

Đầu tiên xin chân thành cảm ơn Công ty 28 Hưng Phú đã tạo điều kiện và hỗ trợnhiệt tình để chúng em có cơ hội có chuyến đi kiến tập này.

Qua chuyến kiến tập này chúng em đã được quan sát môi trường làm việc chuyênnghiệp, được tìm hiểu về quy trình sản xuất của công ty Những chia sẻ quý báu từ quýanh chị tiền bối không chỉ giúp chúng em bổ sung kiến thức thực tế mà còn tiếp thêmđộng lực cho con đường học tập và phát triển nghề nghiệp sau này

Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân đến cô Nguyễn Thị Mỹ Linh, cô đã tạo cơ hội kếtnối quý công ty và đồng hành hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình kiến tập và học tập

Sự quan tâm, thấu hiểu cô và chuyến kiến tập này giúp em vững vàng hơn trong sự lựachọn của mình

Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty 28 Hưng Phú

và cô Nguyễn Thị Mỹ Linh Em rất mong có cơ hội được quay lại học hỏi và hợp táccùng quý công ty trong tương lai

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY 28 2

1 Quá trình phát triển: 2

4 Thị trường xuất khẩu: 2

5 Khách hàng: 3

6 Các sản phẩm chủ lực: 4

PHẦN II: TRẢ LỜI CÂU HỎI 01, 02, 03, 04, 09, 11, 12 5

Câu 01: Sinh viên hãy trình bày các thông tin về quá trình phát triển và quy mô hoạt động cũng như năng lực sản xuất, thị trường xuất khẩu, khách hàng và sản phẩm của công ty, xí nghiệp may mà sinh viên đã được đi kiến tập 5

1.1 Quá trình phát triển: 5

1.2 Quy mô hoạt động: 6

1.3 Năng lực sản xuất 6

1.4 Thị trường xuất khẩu: Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản 7

1.5 Khách hàng và sản phẩm: 7

Câu 02: Sinh viên hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngành Dệt May Việt Nam Nêu các tác động có ảnh hưởng đến ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay 8

2.1 Quá trình Hình thành và Phát triển của Ngành Dệt May Việt Nam (1897 -Nay) 8 2.2 Các tác động có ảnh hướng đến ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay: 10

Câu 03: SV viết cảm nhận và suy nghĩ của mình về chuyến đi kiến tập tại công ty Sinh viên hãy trình bày các lợi ích và những học hỏi thực tế từ chuyến đi này 12

3.1 Cảm nhận và suy nghĩ của Phạm Thị Thùy Dương_24690971: 12

3.2 Cảm nhận và suy nghĩ của Nguyễn Đào Gia Hân_24673711: 12

3.3 Cảm nhận và suy nghĩ của Nguyễn Lương Ái Diệu_24669311: 14

3.4 Cảm nhận và suy nghĩ của Nguyễn Hoàng Dinh_24696481: 15

01 Câu hỏi 04_Phạm Thị Thùy Dương_24690971: 16

“Lựa chọn một vị trí công việc trong doanh nghiệp may và mô tả nội dung thực hiện công việc đó.” 16

1.2 Mô tả công việc trải vải thủ công: 16

Trang 8

Hưng Phú, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, vẫn tồn tại một số vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến người lao động trong quá trình sản

xuất Và dưới đây là các vấn đề chính:” 21

2.1 Cường độ làm việc cao: 21

2.2 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng máy may và máy cắt 22

2.3.Tiếp xúc với hóa chất độc hại: 22

2.4 Áp lực về năng suất: 22

2.5 Rủi ro tai nạn lao động: 22

2.6 Thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân: Không đeo bao tay khi dùng máy cắt 23

2.7 Chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý: 23

03 Nguyễn Lương Ái Diệu_24669311_Câu hỏi 11: “SV trình bày bằng lời văn, hình ảnh minh họa và phân tích các vấn đề về biện pháp kỹ thuật an toàn đang áp dụng tại các doanh nghiệp may mà e tìm hiểu hay quan sát được (em có thể quan sát thực tế tại một đơn vị nào đó mà e biết hay tìm kiếm và đọc các thông tin từ các doanh nghiệp may cụ thể có tư liệu nội dung, hình ảnh trên internet)” 24

3.1 Biện pháp kỹ thuật an toàn trong doanh nghiệp may mặc 24

3.2 Phân tích các vấn đề về biện pháp kỹ thuật an toàn 26

04.Nguyễn Hoàng Dinh_24673711_Câu hỏi 12: “Trình bày các quy tắc và phương pháp thực hiện cải thiện điều kiện làm việc tại công ty xí nghiệp may (có hình ảnh minh họa và dẫn chứng vấn đề đang mô tả).” 28

4.1.Các phương pháp đảm bảo điều kiện làm việc: 28

4.2 Các quy tắc để cái thiện điều kiện làm việc: 32

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành công nghệ dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất

và cung ứng quần áo mà còn là một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu Khinhắc đến công nghệ dệt may, chúng ta không thể không nghĩ đến sự kết hợp tinh tế giữakhoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật truyền thống Đây là một ngành đòi hỏi sự sángtạo không ngừng, sự đổi mới liên tục và sự tinh tế trong từng chi tiết sản phẩm

Từ các loại vải thông thường cho đến những vật liệu tiên tiến nhất, công nghệ dệtmay luôn tìm cách mang lại sự thoải mái, bền bỉ và thẩm mỹ cho người sử dụng Đặcbiệt, trong bối cảnh hiện nay khi ý thức về bảo vệ môi trường ngày càng tăng, ngành dệtmay cũng đang chuyển mình mạnh mẽ Việc sử dụng các vật liệu tái chế, áp dụng cácquy trình sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển các sản phẩm có thể phân hủysinh học đã trở thành xu hướng tất yếu

Công nghệ dệt may còn góp phần quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm cótính năng đặc biệt Ví dụ như các loại vải chống tia UV, vải kháng khuẩn, vải chống thấmnước và vải có khả năng giữ nhiệt Những tiến bộ này không chỉ nâng cao chất lượngcuộc sống mà còn mở ra những cơ hội mới trong các lĩnh vực như y tế, quân sự và thểthao

Với sự phát triển của công nghệ số, ngành dệt may cũng không nằm ngoài cuộccách mạng công nghiệp 4.0 Các nhà máy thông minh, quy trình sản xuất tự động hóa vàcông nghệ in 3D đã và đang thay đổi cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệtmay Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất mà còn tăng cường hiệu quả vàgiảm thiểu tác động đến môi trường

Nói tóm lại, ngành công nghệ dệt may là một lĩnh vực đầy tiềm năng, mở ra những

cơ hội mới và thách thức mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của nềnkinh tế toàn cầu

8

Trang 10

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY 28

1 Quá trình phát triển:

- Tổng công ty 28 được thành lập ngày 9 tháng 5 năm 1975, tiền thân là Tiểu đoàn 1thuộc Cục Hậu cần Miền, sau chuyển thành Xí nghiệp X28 Từ khi thành lập đếnquí 3 năm 1986, đơn vị có nhiệm vụ chuyên sản xuất phục vụ Quốc phòng, từ quí

4 năm 1986 có thêm nhiệm vụ tham gia sản xuất xuất khẩu và nội địa Năm 1992phát triển thành Công ty 28 Từ 1996 sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành.Năm 2006 chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - công ty con Năm

2008, được Chính phủ và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Tổng Công ty 28

Từ tháng 10 năm 2010, Tổng công ty được chuyển thành Công ty TNHH MTVTổng công ty 28

- Từ một Xưởng may tiếp quản chế độ cũ, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất ban đầu thiếuthốn, chỉ chuyên sản xuất các mặt hàng quân trang, Tổng công ty đã phát triểnthành Doanh nghiệp Quốc phòng - An ninh hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con gồm 6 phòng nghiệp vụ, 4 Xí nghiệp, 2 Chi nhánh và 7 Công ty con,Công ty liên kết với trên 4.000 CB-CNV có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, cónăng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao và thỏa mãn tốt nhất yêu cầucủa khách hàng; nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến Hiện Tổngcông ty có đầy đủ các nguồn lực đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh đứng vững tạithị trường trong nước và vươn xa trên trường quốc tế

2 Quy mô hoạt động: TCT 28 sở hữu nhiều nhà máy và xí nghiệp sản xuất tại TP

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương và một số tỉnh thành khác, với tổng số lao động lên tới hàng nghìn người Hiện Tổng công ty đã và đang áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001; ISO 14001 và SA

8000 đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh về chất lượng, giúp Tổng công ty đứng vững tại thị trường trong nước và vươn xa trên trường quốc tế

3 Năng lực sản xuất: Công ty có khả năng sản xuất hàng triệu sản phẩm may mặc mỗi

năm, đảm bảo đáp ứng cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu với số lượng lớn Năng lực sản xuất mạnh mẽ của TCT 28 giúp công ty luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành dệt may tại Việt Nam

4 Thị trường xuất khẩu:

- Thị trường trong nước: TCT 28 cung cấp các sản phẩm may mặc cho các cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam Đặc biệt, công ty là nhà cung cấp chính các trang phục quân đội cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, đồng thời cung cấp các sản phẩm bảo hộ lao động và đồng phục công sở

- Thị trường quốc tế: Các sản phẩm của TCT 28 được xuất khẩu sang nhiều

quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường chính là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, vàHàn Quốc Những đối tác quốc tế lớn của TCT 28 bao gồm các thương hiệuthời trang toàn cầu và chuỗi cửa hàng bán lẻ

5 Khách hàng:

9

Trang 11

- Khách hàng trong nước:

+ Bộ Quốc phòng Việt Nam: TCT 28 sản xuất và cung cấp đồng phục quânđội, trang phục bảo hộ, giày dép, và các thiết bị may mặc chuyên dụng choquân đội Việt Nam

+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân: TCT 28 cung cấpđồng phục công sở và các trang phục bảo hộ cho nhiều cơ quan chính phủ,doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, dịch vụ công cộng + Ngành xây dựng và công nghiệp: TCT 28 cung cấp đồng phục và trangphục bảo hộ lao động Các sản phẩm này phải đảm bảo yêu cầu nghiêmngặt về độ an toàn và bảo vệ cho người lao động trong các môi trường làmviệc nguy hiểm

- Khách hàng quốc tế:

+ Thị trường châu Âu và Mỹ: TCT 28 xuất khẩu các sản phẩm may mặc thờitrang và đồng phục sang các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu Công tygia công cho nhiều thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng, nhờ vào khảnăng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và thiết kế

+ Các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc: Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thịtrường xuất khẩu quan trọng của TCT 28, nơi công ty cung cấp các sảnphẩm như đồng phục, thời trang, và các sản phẩm may mặc kỹ thuật cao.Các công ty tại hai quốc gia này thường yêu cầu các sản phẩm đạt tiêuchuẩn kỹ thuật cao và thân thiện với môi trường, điều mà TCT 28 có thểđáp ứng tốt

+ Các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ quốc tế: Công ty hợp tác với nhiềuthương hiệu thời trang toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang nhanh(fast fashion), cung cấp các sản phẩm gia công với số lượng lớn nhưng vẫnđảm bảo chất lượng Các sản phẩm thời trang của TCT 28 được xuất khẩuđến các hệ thống bán lẻ và chuỗi cửa hàng tại các thị trường lớn trên thếgiới

- Các tổ chức quốc tế:

+ Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Một số tổ chức quốc tế sử dụng sảnphẩm của TCT 28, đặc biệt là các sản phẩm bảo hộ lao động và đồng phụccho các dự án và hoạt động tại các quốc gia khác Những sản phẩm nàythường được tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể về an toàn và tiêu chuẩn quốc tế.+ Các tập đoàn công nghiệp toàn cầu: Các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vựcxây dựng, dầu khí, và sản xuất công nghiệp ở nước ngoài cũng là kháchhàng của TCT 28 Công ty cung cấp trang phục bảo hộ chuyên dụng, đápứng yêu cầu về an toàn lao động và khả năng bảo vệ trong các môi trườngcông nghiệp nguy hiểm

- Sản phẩm OEM:

10

Trang 12

+ Gia công theo đơn đặt hàng (OEM): TCT 28 không chỉ sản xuất sản phẩmmay mặc theo thiết kế của mình mà còn nhận các đơn hàng gia công theoyêu cầu của các đối tác quốc tế (OEM) Điều này giúp công ty mở rộng thịtrường và đáp ứng nhu cầu đa dạng từ khách hàng toàn cầu với các tiêuchuẩn chất lượng và thiết kế đặc thù của từng thương hiệu.

6 Các sản phẩm chủ lực:

- Sản phẩm quân đội và bảo hộ lao động: Công ty chuyên sản xuất các loại

đồng phục quân đội, trang phục bảo hộ lao động, đảm bảo chất lượng cao vàtính năng an toàn

- Trang phục công sở và thời trang: TCT 28 cung cấp các dòng sản phẩm

may mặc công sở, quần áo thời trang nam nữ, với thiết kế đa dạng và chấtlượng cao

- Sản phẩm kỹ thuật cao: Công ty cũng phát triển các sản phẩm kỹ thuật

chuyên dụng, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi chấtlượng cao và khả năng bảo vệ tốt

Thông tin liên hệ của Tổng Công ty 28:

- Địa Chỉ: 67 Duy Tân - Quận Hải Châu - Tp Đà Nẵng

- Điện Thoại: (84-236) 3618595

- Fax: (84-236) 3615036

- Website: https://agtexdanang.com.vn/

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 28 HƯNG PHÚ

Hình ảnh 0.1: logo CTCP may 28 Hưng Phú (nguồn: https://agtex.com.vn/)

11

Trang 13

PHẦN II: TRẢ LỜI CÂU HỎI 01, 02, 03, 04, 09, 11, 12

Câu 01: Sinh viên hãy trình bày các thông tin về quá trình phát triển và quy mô hoạt động cũng như năng lực sản xuất, thị trường xuất khẩu, khách hàng và sản phẩm của công ty, xí nghiệp may mà sinh viên đã được đi kiến tập

1.1 Quá trình phát triển:

- Công ty cổ phần 28 Hưng Phú là công ty con của Tổng công ty 28 (Agtex) được

cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước và Bộ quốc phòng, chính thức đi vàohoạt động từ ngày 01/01/2007

- "Trước đây nguyên là Xí nghiệp 2 – Đơn vị thành viên của Tổng công ty 28, đượcthành lập từ tháng 12/1991 Công ty có bề dày truyền thống hơn 30 năm xây dựng

và phát triển Chuyên sản xuất áo sơ mi Nam/Nữ cao cấp trên dây chuyền côngnghệ tiên tiến và máy móc thiết bị hiện đại."

Hình ảnh 0.2: nguồn: https://agtex.com.vn/

- Thương hiệu: Công ty Cổ phần 28 Hưng phú / 28 Hung phu Joint Stock

Company ( 28 HP.CO)

- Người đại diện: Tổng giám đốc Lê Đức Khiêm

- Địa chỉ trụ sở chính: 168 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ

Trang 14

+ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015

+ Hệ thống quản lý TNXH theo tiêu chuẩn WRAP và BSCI (trách nhiệm toàncầu ngành may mặc)

1.2 Quy mô hoạt động:

Hình ảnh 0.3: Sản xuất, mua bán sản phẩm may mặc (nguồn: https://agtex.com.vn/)

Hình ảnh 0.4: Sản xuất, mua bán các loại

nguyên phụ liệu vật tư, bao bì, máy móc

thiết bị ngành may mặc (nguồn:

https://agtex.com.vn/)

Hình ảnh 0.5: Kinh doanh bất động sản (nguồn: https://agtex.com.vn/)

Hình ảnh 0.6: Đại lý giao nhận hàng hóa

xuất nhập khẩu (nguồn:

Trang 15

- Doanh thu 500 tỷ/ năm.

- Xuất khẩu các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản

1.4 Thị trường xuất khẩu: Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

1.5 Khách hàng và sản phẩm:

- Khách Hàng: Hợp tác cùng nhiều thương hiệu: Hugo Boss, T.M.Lewin,Brachsoni, Arvenco, Petrifun, Ted Baker, Apparel, Owen, Vince Camuto Tệpkhách hàng của công ty thuộc các lĩnh vực thời trang cao cấp yêu cầu chấtlượng cao và tính thẩm mỹ cao

- Sản Phẩm:

+ Sơ mi nam nữ và khẩu trang vải kháng khuẩn và chống bụi

+ Sản xuất, mua bán các loại nguyên phụ liệu vật tư, bao bì, máy móc thiết bịngành may mặc

14

Trang 16

Câu 02: Sinh viên hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngành Dệt May Việt Nam Nêu các tác động có ảnh hưởng đến ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay

2.1 Quá trình Hình thành và Phát triển của Ngành Dệt May Việt Nam (1897 Nay)

-Ngành dệt may Việt Nam đã trải qua một hành trình dài với những biến động lớn, phảnánh sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước qua từng giai đoạn Dưới đây là cái nhìnchi tiết về quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam từ năm 1897cho đến nay

2.1.1 Giai Đoạn Khởi Đầu (1897 - 1945)

- Năm 1897: Khởi Đầu

+ Thành lập Nhà máy Dệt Nam Định: Cột mốc đầu tiên của ngành dệt may ViệtNam là sự ra đời của Nhà máy Dệt Nam Định Đây là nhà máy dệt đầu tiênđược thành lập dưới sự quản lý của thực dân Pháp, với mục tiêu sản xuất vảiphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và quân đội thực dân

+ Công nghệ và sản phẩm: Nhà máy chủ yếu sản xuất các loại vải cotton đơngiản, sử dụng công nghệ dệt tay kết hợp với một số máy móc cơ bản

- Năm 1920 - 1945: Thời Kỳ Khó Khăn

+ Sự kiểm soát của thực dân: Ngành dệt may bị kiểm soát chặt chẽ bởi thực dânPháp, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn lực và công nghệ Trong thời kỳ này,nhiều xưởng dệt nhỏ và làng nghề truyền thống vẫn hoạt động, nhưng khôngthể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu

+ Làng nghề truyền thống: Một số làng nghề như dệt lụa, dệt chiếu vẫn duy trì,phục vụ nhu cầu trong nước, phản ánh nét văn hóa đặc sắc của dân tộc

2.1.2 Giai Đoạn Phát Triển và Khôi Phục (1945 - 1975)

- Năm 1945: Giành Độc Lập

+ Khôi phục ngành dệt: Sau khi giành độc lập, chính phủ đã khôi phục các nhàmáy cũ và thành lập mới nhằm tăng cường năng lực sản xuất Nhiều xưởng dệtđịa phương được khôi phục, tạo ra việc làm cho người lao động

+ Hợp tác quốc tế: Các quốc gia như Trung Quốc, Liên Xô đã cung cấp thiết bị

và công nghệ, góp phần vào sự phát triển của ngành

- Năm 1954: Chia Cắt Đất Nước

+ Miền Bắc: Sau năm 1954, miền Bắc được đầu tư mạnh mẽ với nhiều nhà máydệt mới được thành lập như Công ty Dệt Thăng Long, Công ty May ChiếnThắng

+ Mở rộng sản xuất: Nhiều sản phẩm dệt may từ miền Bắc được sản xuất phục

vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Năm 1975: Thống Nhất Đất Nước

15

Trang 17

Tiếp quản công ty miền Nam: Sau thống nhất, nhà nước tiếp quản nhiều công ty may lớn

ở miền Nam, như Công ty May Việt Tiến, Nhà Bè Điều này giúp ngành dệt may có bướcphát triển mạnh mẽ về quy mô

Sự phát triển bùng nổ: Các công ty quốc doanh được thành lập, nâng cao năng lực sảnxuất và đáp ứng nhu cầu trong nước

2.1.3 Giai Đoạn Xuất Khẩu và Cải Cách (1976 - 1990)

- Năm 1976: Bước Ngoặt Xuất Khẩu

+ Thị trường mới: Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sản phẩm dệt may sang các nướcĐông Âu, đặc biệt là Liên Xô Hợp tác này tạo cơ hội để ngành dệt may ViệtNam tiếp cận thị trường quốc tế

+ Khả năng sản xuất: Ngành dệt may bắt đầu thể hiện năng lực sản xuất và giatăng xuất khẩu

- Năm 1986: Chính Sách Đổi Mới

+ Tự do hóa kinh tế: Chính sách Đổi mới giúp ngành dệt may mở cửa cho tưnhân và doanh nghiệp nước ngoài Nhiều công ty dệt may ra đời, đa dạng hóasản phẩm và thị trường

+ Sự bùng nổ doanh nghiệp: Hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời, tăng cườngnăng lực sản xuất và tạo việc làm cho hàng triệu lao động

- Năm 1987 - 1990: Khủng Hoảng và Chuyển Mình

+ Khó khăn do tan rã Liên Xô: Cuối thập kỷ 1980, sự tan rã của Liên Xô dẫnđến khủng hoảng trong ngành dệt may Nguồn nguyên liệu bị hạn chế, nhiềudoanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản

+ Cần thiết tạo ra thay đổi: Ngành dệt may buộc phải thay đổi chiến lược, giảmphụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

2.1.4 Giai Đoạn Phục Hồi và Tăng Trưởng (1990 - Nay)

- Năm 1990 - 2000: Tăng Trưởng Mạnh Mẽ

+ Hàng nghìn công ty: Thập kỷ 1990 chứng kiến sự ra đời của hàng nghìn công

ty dệt may lớn nhỏ Sự gia tăng này không chỉ tăng cường năng lực sản xuất

mà còn tạo ra hàng triệu việc làm

+ Xuất khẩu lớn: Ngành dệt may trở thành một trong những ngành xuất khẩu lớnnhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt hàng tỷ USD Ngành dệt mayhiện đang tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm

- Năm 2000 - 2010: Ngành Công Nghiệp Chủ Chốt

+ Thương hiệu toàn cầu: Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho nhiều thươnghiệu lớn trên thế giới như H&M, Zara, Uniqlo Điều này khẳng định vị thế củangành dệt may trên thị trường quốc tế

+ Đổi mới công nghệ: Ngành dệt may bắt đầu đầu tư mạnh vào công nghệ mới

để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra những sản phẩm đáp ứng đượctiêu chuẩn quốc tế

16

Trang 18

- Năm 2010 - Nay: Đổi Mới và Thách Thức

+ Cạnh tranh quốc tế: Ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh

từ các nước như Bangladesh, Ấn Độ, và Trung Quốc Điều này yêu cầu ngànhdệt may phải cải tiến quy trình sản xuất và giảm giá thành

+ Sản xuất bền vững: Ngành dệt may đang chuyển hướng sang sản xuất bềnvững, chú trọng đến bảo vệ môi trường và điều kiện làm việc cho công nhân

Ngành dệt may Việt Nam đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm, nhưng luôn thể hiện sự kiên cường và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường Hiện tại, ngành dệt may không chỉ đóng góp lớn cho nền kinh tế mà còn tạo ra hàng triệu việc làm, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Với những cơ hội

và thách thức phía trước, ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục phấn đấu vươn xa hơn nữa.

2.2 Các tác động có ảnh hướng đến ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay:

2.2.1 Giảm nhu cầu tiêu thụ

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng ở các nước như Mỹ và châu Âuđang cắt giảm chi tiêu cho hàng hóa không thiết yếu Điều này dẫn đến việc giảm đơnhàng xuất khẩu từ Việt Nam Ví dụ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã chỉ rarằng nhiều nhà máy đã phải đối mặt với tình trạng đơn hàng bị hủy hoặc bị trì hoãn

2.2.2 Chi phí sản xuất tăng

- Giá nguyên liệu: Giá nguyên liệu đầu vào như bông và polyester đã tăng do tìnhtrạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu Điều này dẫn đến tăng chi phí sản xuất chocác doanh nghiệp

- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển hàng hóa cũng gia tăng do tình trạng tắcnghẽn chuỗi cung ứng Ví dụ, giá cước vận chuyển đường biển đã tăng mạnh, làmcho hàng hóa Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn

2.2.3 Khó khăn trong xuất khẩu

- Rào cản thương mại: Nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách bảo hộ khiến hàngdệt may Việt Nam khó tiếp cận thị trường Các quy định mới về chất lượng và antoàn sản phẩm cũng là thách thức lớn

- Thay đổi chính sách: Chính sách nhập khẩu của các nước lớn có thể thay đổinhanh chóng, ảnh hưởng đến hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

2.2.4 Tác động từ thiếu lao động

Nhiều công nhân trong ngành dệt may đã chuyển sang làm việc ở các ngành kháchoặc ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội tốt hơn Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụtlao động, làm giảm năng suất và khả năng đáp ứng đơn hàng

2.2.5 Cạnh tranh gia tăng

Ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có chiphí sản xuất thấp hơn như Bangladesh và Ấn Độ Họ đang nhanh chóng cải tiếncông nghệ và quy trình sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh

17

Trang 19

2.2.6 Đòi hỏi chuyển đổi công nghệ

Trong bối cảnh khó khăn này, việc chuyển đổi công nghệ và áp dụng các quy trìnhsản xuất bền vững trở nên rất quan trọng Doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệmới để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất

2.2.7 Thách thức từ thị trường xuất khẩu

Ngành dệt may cũng phải thích nghi với sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường.Các nhà nhập khẩu ngày càng yêu cầu sản phẩm được giao nhanh chóng và linhhoạt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện khả năng sản xuất và đáp ứng đơnhàng

Ngành dệt may Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nếu có chiến lược thích ứng linh hoạt, ngành này vẫn có thể vượt qua thách thức và phát triển Đầu tư vào công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất

sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế trong thị trường toàn cầu.

18

Trang 20

Câu 03: SV viết cảm nhận và suy nghĩ của mình về chuyến đi kiến tập tại công ty Sinh viên hãy trình bày các lợi ích và những học hỏi thực tế từ chuyến đi này.

3.1 Cảm nhận và suy nghĩ của Phạm Thị Thùy Dương_24690971:

Chuyến đi kiến tập tại công ty cổ phần 28 Hưng Phú để lại trong em nhiều cảmxúc và suy nghĩ sâu sắc Đây không chỉ là cơ hội để học hỏi về quy trình làm việc thực tế

mà còn giúp em hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp Tại đây em đã được trải nghiệmmôi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện Được chứng kiến quy trình sản xuất từkhâu thiết kế đến hoàn thiện sản phẩm, em cảm nhận rõ sự công phu và tỉ mỉ trong từnggiai đoạn Những người hướng dẫn rất nhiệt tình chia sẻ kiến thức, từ cách quản lý dự ánđến kỹ năng giao tiếp Điều này giúp em nhận ra tầm quan trọng của sự hợp tác và làmviệc nhóm trong bất kỳ lĩnh vực nào

Ngoài ra em còn cảm thấy hứng thú khi được tham gia vào các hoạt động thựctiễn Điều này không chỉ củng cố kiến thức lý thuyết mà còn giúp em phát triển kỹ năngmềm như tư duy phản biện và giải quyết vấn đề Chuyến đi này đã khơi dậy trong emniềm đam mê với ngành nghề mà em đang theo đuổi Em nhận thấy rằng việc chuẩn bịtốt về mặt kiến thức và kỹ năng sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai củamình Tóm lại, chuyến đi kiến tập tại công ty cổ phần 28 Hưng Phú đã mang lại cho emnhiều trải nghiệm quý giá và những bài học ý nghĩa, góp phần định hình hướng đi trong

sự nghiệp của mình Em rất biết ơn vì đã có cơ hội này

3.2 Cảm nhận và suy nghĩ của Nguyễn Đào Gia Hân_24673711:

Chuyến đi kiến tập tại Công ty Cổ phần May 28 Hưng Phú đã để lại cho em rấtnhiều cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc Đây không chỉ là một cơ hội để em được tiếp cậnthực tế với ngành may mặc mà còn giúp em mở rộng tầm nhìn và củng cố kiến thức đãđược học tại trường

- Cảm nhận về chuyến đi:

Trước tiên, vì đây là lần đầu tiên em đến 1 công ty, công xưởng may vậy nên emrất ấn tượng với quy mô hoạt động của công ty và cách thức tổ chức sản xuất chuyênnghiệp Từ các dây chuyền may mặc đến hệ thống quản lý nhân sự, mọi thứ đều được vậnhành một cách bài bản, cho thấy sự chuyên nghiệp và quy mô của ngành công nghiệp dệtmay tại Việt Nam

Bên cạnh đó, em cảm thấy rất hứng thú khi được tận mắt chứng kiến các quy trìnhsản xuất, từ giai đoạn cắt vải, may thành phẩm đến kiểm tra chất lượng sản phẩm Điềunày giúp em hiểu rõ hơn về quy trình vận hành của một doanh nghiệp may mặc và vai tròcủa từng bộ phận trong chuỗi cung ứng

Ngoài ra, em cũng ấn tượng với sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên và công nhântại công ty, khi em hỏi một câu hỏi gì thì dù là đang bận rộn với công việc cùa mìnhnhưng những nhân viên, công nhân vẫn rất niềm nở và dành chút thời gian để trả lời câuhỏi mà em đưa ra, thậm chí còn cho bọn em được sử dụng thử máy may của xưởng để

19

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w