1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày và mô tả sự hình thành và phát triển của vùng văn hoá châu thổ bắc bộ=

20 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Và Mô Tả Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Vùng Văn Hoá Châu Thổ Bắc Bộ
Tác giả Trịnh Thị Thanh Mai
Người hướng dẫn Chu Thị Huyền Yến
Trường học Trường Đại Học Lao Động - Xã Hội
Chuyên ngành Công Tác Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘIKHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VÀ MÔ TẢ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VĂN HOÁ CHÂU THỔ BẮC BỘ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

TRÌNH BÀY VÀ MÔ TẢ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

VÙNG VĂN HOÁ CHÂU THỔ BẮC BỘ.

Họ và tên sinh viên : TRỊNH THỊ THANH MAI

Mã SV : 1117072751

Ngày, tháng, năm sinh : 26/03/2003

Lớp niên chế : D17TL02

Họ và tên giảng viên : CHU THỊ HUYỀN YẾN

Trang 2

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn đề tài 2

6.Một số khái niệm 3

NỘI DUNG 3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG VĂN HOÁ 3

1.1 Tìm hiểu về vùng văn hoá 3

1.2 Phân vùng văn hoá 4

Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VĂN HOÁ CHÂU THỔ BẮC BỘ 5

I ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN XÃ HỘI 5

1.1 Vị trí địa lý 5

1.2 Khí hậu 5

1.3 Lịch sử hình thành 6

1.4 Môi trường nước 6

1.5 Môi trường xã hội 6

1.6 Kinh tế nông nghiệp 7

1.7 Nghề thủ công 7

II ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ 7

1 Văn hoá tinh thần 7

1.1 Ứng xử với thiên nhiên 7

1.2 Tín ngưỡng 8

1.3 Phong tục tập quán 8

1.4 Lễ hội 9

2 Văn hoá nghệ thuật 9

3 Văn hoá vật chất 10

3.1 Văn hoá ẩm thực 10

3.2 Văn hoá ăn mặc 10

3.3 Văn hoá nhà ở 11

III DI SẢN VĂN HOÁ VÀ THIÊN NHIÊN 11

1.1 Di sản văn hoá 11

1.2 Di sản thiên nhiên 12

IV ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH 13

Chương 3: PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 13

Trang 4

KẾT LUẬN 15

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam có từ ngàn đời xưa Đất nước ta là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau, được phân ra các vùng miền khác nhau, và mỗi một dân tộc ở mỗi miền đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng

Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta mà không một quốc

gia nào có thể thay thế được Nền văn hóa ở nước ta có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân nước ta Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, nền văn hóa của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội

Mỗi một vùng đều có những sự khác biệt về văn hóa, lối sống, phong tục, con người khác nhau, mang một bản sắc và dấu ấn riêng biệt Từ Bắc Bộ, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi đến Nam Bộ Sự lan truyền ấy vừa chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt, vừa chứng tỏ sự sáng tạo của người Việt Với tư cách ấy, văn hóa châu thổ Bắc Bộ mang những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt, nhưng lại cũng có những nét riêng của vùng miền

Nhận thấy được sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của văn hoá Bắc Bộ nói chung đến văn hoá châu thổ Bắc Bộ nói riêng, cùng với sự tìm tòi học hỏi về văn hoá châu thổ Bắc Bộ trong quá trình học, em quyết định chọn đề tài: “ trình bày và

Trang 5

mô tả sự hình thành và phát triển của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ ” làm đề tài tiểu luận cuối kì này

Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót Em rất mong được

sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các thầy/cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nhìn nhận xu hướng vận động và biến đổi của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này trong đời sống văn hóa đương đại; trên cơ sở đó đặt ra những vấn

đề nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ trong bối cảnh xã hội hiện nay Nhằm tìm hiểu, khám phá, hiểu sâu sắc hơn về tiểu vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, những giá trị mà vùng văn hoá này đem lại và trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp bảo tồn văn hóa của vùng này - một trong những cái nôi của nền văn hoá Việt Nam

Nhiệm vụ của nghiên cứu là phân tích, làm rõ vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ trong đời sống văn hóa hiện nay Hiểu được lịch

sự hình thành nền văn hoá và tiến trình phát triển của nền văn hoá

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là sự hình thành và phát triển của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ Chủ yếu là các nét văn hoá đặc trưng, tiểu biểu, nổi trội hơn

cả

Phạm vi nghiên cứu là khu vực châu thổ Bắc Bộ địa phận dọc các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình

4.Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp và phân tích các tài liệu, tư liệu tham khảo được trên internet, sách báo, tài liệu chuyên ngành, … liên quan đến đề tài văn hoá châu thổ Bắc Bộ

Trang 6

Bên cạnh đó sử dụng phối hợp phương pháp diễn giải, so sánh trên cơ sở những nguồn thông tin thu thập được từ nghiên cứu

5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở phân tích những biến đổi trong đời sống văn hóa đương đại, nhu cầu văn hóa của cộng đồng luận án khẳng định văn hoá châu thổ Bắc Bộ đã, đang tồn tại và vận động trong xã hội Việt Nam đương đại và chắc chắn vẫn còn cơ sở để bảo tồn trong tương lai Trong quá trình đó, cộng đồng đóng vai trò chủ đạo, do vậy, cần nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng phối kết hợp với Nhà nước, Chính quyền địa phương trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hoá châu thổ Bắc Bộ

6.Một số khái niệm

Khái niệm vùng văn hoá:

Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài

Có hai yếu tố tạo bản sắc văn hóa vùng:

Thứ nhất, yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/quy định cách thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển

Thứ hai, yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội

bộ cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác

Các vùng văn hoá đặc trưng:

Trang 7

Gồm 6 vùng văn hoá chính đó là: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên, vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng văn hóa Nam Bộ

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG VĂN HOÁ

1.1 Tìm hiểu về vùng văn hoá

Có thể nói người ở vùng văn hóa nào thì giữ nét văn hóa của vùng đó qua giọng nói, cách nghĩ, cách làm việc, cách ăn uống, cách giao tiếp, cách bày tỏ thái độ Trang phục thì có thể giống nhau, nhưng cái chất vùng miền thì khó có thể thay đổi được Mỗi vùng đều có nét đặc sắc riêng, để ý một chút chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt này, rất thú vị

1.2 Phân vùng văn hoá

Một số nhà khoa học ở Việt Nam hoặc một số các tác giả văn học thì có những nhận định, cách chia các vùng văn hoá khác nhau Song chung quy lại thì

ta thấy cách chia thành 6 vùng văn hoá đặc trưng như đã nói ở trên là hợp lý hơn

cả Đó là 6 vùng văn hoá: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên, vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng văn hóa Nam Bộ Quan niệm

“vùng văn hóa” là một thực thể văn hóa, bao gồm những đặc điểm về cảnh quan

- lãnh thổ, trình độ và cách thức hoạt động kinh tế, và các đặc điểm về văn hóa vật thể (nhà cửa, y phục, ăn uống ), về văn hóa phi vật thể (phong tục, tậpquán, lối sống, tín ngưỡng - tôn giáo ); trong đó có một số đặc trưng điển hình so với các vùng khác

Các vùng văn hóa dẫu sao cũng không phải là những “ốc đảo” Các đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình của vùng, như thực tế trong và ngoài nước đều cho thấy, chủ yếu là kết quả tiếp biến từ hai, ba vùng khác nhau liền kề vùng đó Trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 8

với sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, những đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình, có thể đã và

sẽ mai một ở mức độ nào đó Tính thống nhất của các vùng văn hóa đã và sẽ được tăng cường, đồng thời ngày càng bộc lộ rõ trên nhiều phương diện

Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay là phải chú trọng bảo tồn, phát triển những đặc điểm, đặc trưng điển hình với tính cách là những lợi thế so sánh, nhằm thúc đẩy các vùng văn hóa phát triển nhanh, ổn định trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng

CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VĂN HOÁ CHÂU THỔ BẮC BỘ

II.ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN XÃ HỘI

1.1 Vị trí địa lí

Về mặt vị trí địa lí: vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành vị trí để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông Nam Á; đây là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện cho dân cư có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Về mặt địa hình: Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xem kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, địa hình thấp và bằng phẳng; dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam; từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng; địa hình cao thấp không đều; tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh); có núi Thiên Thai nhưng vẫn là vùng trũng như Hà Nam; Nam Định; là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn; núi Đọi…

Khí hậu

Trang 9

Khí hậu vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ vô cùng độc đáo Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C, do đó khu vực này có khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, nhưng cũng vì lý do này mà khu vực châu thổ Bắc Bộ cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác Khí hậu khu vực này tương đối thất thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa ẩm gây cảm giác khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm

1.3 Lịch sử hình thành

Về lịch sử Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh của vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long- Hà Nội Vùng cũng là nơi bắt nguồn của văn hóa Trung Bộ và Nam Bộ Trong quá trình nguyên thủy phát triển, dân cư trên các nhóm Việt Mường sống vùng đồng băng phát triển mạnh nhóm kia và trở thành chủ thể văn hóa đương thời đều thuộc chính chủng của vùng, các tộc Nam Á (Việt - Mường, Môn Khơ me, Hán – Thái) Những giá trị văn hóa của vùng là những sản phẩm từ sự sáng cân của nhóm Việt Mường, trong dó dân tộc Kinh đóng vai trò cốt lõi

1.4 Môi trường nước

Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi khá dày đặc Có các dòng sông lớn như sông Hồng; sông Thái Bình; sông Mã cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa, thủy chế của các dòng sông và nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ cũng theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống

1.5 Môi trường xã hội

Dân cư ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ khá đông đúc, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách

Trang 10

thuần túy.Nghề khai thác hải sản ở vùng châu thổ Bắc Bộ không mấy phát triển Các làng ven biển thực chất chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối Ngược lại, Bắc Bộ là châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về khai thác thủy sản, người nông dân tận dụng ao, hồ, đầm để khai thác thủy sản Những người nông dân vùng châu thổ Bắc Bộ sống quần tụ thành làng Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Các vương triều phong kiến đã chụp xuống các công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng xã Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông Con người nơi đây sống gắn bó với nhau, sự gắn

bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê nơi đây không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng… mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức.Đảm bảo cho các quan hệ này là các hương ước và khoán ước của làng xã

1.6 Kinh tế nông nghiệp

Về kinh tế Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu Người nông Người nông dân Việt Bắc dân Việt Bắc Bộ Nghề khai thác Bộ là những là người dân hải sản không Các làng ven cư dân “xa đồng bằng đắp mấy phát triển biển thực

ra chỉ đê lấn biển rừng nhạt là các làng làm trồng lúa nông nghiệp, có biển” đánh cá và làm muối

1.7 Nghề thủ công

Để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công Hàng trăm nghề thủ công, các làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao Ở vùng Bắc Bộ người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, một số nghề đã rất phát triển, có lịch

sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng,…

Trang 11

II.ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ

1 Văn hoá tinh thần

1.1 Sự ứng xử với thiên nhiên

Trước hết là sự ứng xử với thiên nhiên Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt chinh phục thiên nhiên, góp phần tạo nên diện mạo, đồng bằng như ngày nay thông qua việc đào mương, đắp bờ, đắp đê Dọc các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, biết bao cây số đê đã được tạo dựng nên Nói cách khác, vùng châu thổ Bắc Bộ là kết quả của quá trình chinh phục thiên nhiên của người Việt Đối với văn hóa đời thường, chính sự thích nghi với thiên nhiên này đã tạo ra sự khác biệt giữa văn hóa châu thổ Bắc Bộ với các vùng miền khác trong cả nước

1.2 Tín ngưỡng

Những năm đầu Công nguyên, Phật giáo theo nhịp bước của các vị du tăng trên con đường tơ lụa mà du nhập tới Giao Châu Trải qua bao thăng trầm của con Lạc cháu Hồng, Phật giáo vừa phổ độ giáo lí chân, thiện, mỹ, vừa nương theo văn hóa bản địa, dung hòa với khát vọng của thế gian để hoằng truyền khá thành công của Phật pháp và trở thành một thành tố không tách rời của văn hóa Việt Tín ngưỡng thờ tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt Gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ,…Bên cạnh đó không thể không kể đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, thờ Chử Đồng Tử, và đặc biệt là tín ngưỡng Phồn Thực Ngoài ra mọi tín ngưỡng lớn của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề,…có mặt trên hầu hết các làng quê Bắc Bộ Nổi trội hơn cả là tín ngưỡng thờ Mẫu-di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại

1.3 Phong tục tập quán

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w