1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của một công ty

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

3 B.NỘI DUNG CHƯƠNG I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY COCA-COLA 1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển...4 2.Lịch sử ra đời của logo Coca-Cola...5 3.Các sản phẩm của t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

- 

-KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN:NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHỦ ĐỀ:

1.Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của một công ty 2.Phân tích hệ thống phân phối của công ty đó

GVHD : Trần Dục Thức

Họ và tên : Đỗ Thành Công MSSV : 050610220084 Lớp : MAG701_222_10_L33

TP.HCM, tháng 3 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

A Lời mở đầu 3 B.NỘI DUNG

CHƯƠNG I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY COCA-COLA

1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 4

2.Lịch sử ra đời của logo

Coca-Cola 5

3.Các sản phẩm của thương hiệu Coca-Cola 6

CHƯƠNG 2.HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

1 Thị trường mục

tiêu 8 2.Đối tượng khách

hàng 9

phối .9

kênh .10

xuất 10

3.1.2 Nhà bán

buôn 10

3.1.3 Nhà bán

lẻ 10

3.1.4 Người tiêu dùng cuối

cùng 11

4 Địa điểm đặt nhà máy và hệ thống phân

phối 11

C.KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Danh mục hình ảnh

Trang 3

Hình1.1: Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn

2004 - 2014.

Hình 1.2 Logo Coca-Cola qua các thời kỳ

Hình 1.3.1: Nước ngọt có ga Coca-Cola, Sprite, Fanta của thương hiệu Coca-Cola

Hình 1.3.2 Nước cam ép Minute Maid và Sữa trái cây Nutriboost của thương hiệu Coca-Cola

Hình 1.3.3 Các sản phẩm của thương hiệu Coca-Cola Ảnh: Int Hình 2.2 Thương hiệu coca-cola lan tỏa năng lượng

Hình 4 Hệ thống nhà máy phía Nam Coca-cola

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại khó khăn hơn nhiều Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán… chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn Bởi vì, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh Tạo lập và phát triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực… nên các doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo

Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Thị trường Mancom, quảng cáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả Vẫn còn nhiều con đường phù hợp cho các doanh nghiệp không đủ ngân sách tham gia cuộc chơi tốn kém Lấy dẫn chứng từ thành công của Coca Cola, ông Thanh cho rằng “ Một yếu tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng tính cạnh tranh là kênh phân phối, ai nắm kênh phân phối người đó khống chế thị trường” Sau khi tìm hiểu và biết thêm về lịch sử hình thành, hệ thống phân phối của Coca Cola giúp có thêm những kiến thức trong thực tiễn sau này

Trang 4

Bài viết gồm 2 phần:

Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển công ty coca-cola

Phần 2: Phân tích hệ thống phân phối công ty coca-cola

CHƯƠNG I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY COCA-COLA

1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Năm 1960: Coca-cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam

Tháng 2/1994: Coca-cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam

Tháng 8/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) đã liên doanh với Vinafimex - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hình thành nên Công ty thức uống có gas Coca-cola Ngọc Hồi ở Hà Nội

Tháng 9/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) liên doanh với Công

ty nước giải khát Chương Dương, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-cola Chương Dương ở TP HCM

Tháng 1/1998: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) tiếp tục liên doanh với Công ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-cola Non nước

Trang 5

Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam cho phép các Công ty liên doanh tại miền Nam chuyển sang hình thức Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Tháng 3/1999: Chính phủ cho phép Coca-Cola Đông Dương mua lại toàn bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung

Tháng 8/1999: Chính Phủ cho phép chuyển liên doanh Coca Cola Ngọc Hồi sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công ty nước giải khát Coca-cola Hà Nội

Tháng 1/2001: Chính phủ Việt Nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng

Ngày 1/3/2004: Coca-cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco – một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-cola trên thế giới

Năm 2004 - 2012: Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam liên tục báo lỗ trong suốt nhiều năm liền dù doanh thu tăng đều hàng năm Cụ thể, năm 2004 doanh thu của Coca-Cola Việt Nam chỉ đạt 728 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5 lần trong 7 năm Tuy nhiên, công ty vẫn báo lỗ

Hình1.1: Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014 Năm 2012: Coca Cola Việt Nam đã tiếp quản trở lại hoạt động đóng chai từ Sabco tại thị trường này

Năm 2013, 2014: Sau khi dư luận xôn xao về việc Coca Cola báo lỗ, cùng nghi vấn chuyển giá, trốn thuế thì đây là năm đầu tiên Coca-Cola báo lãi sau nhiều

Trang 6

năm liền lỗ liên tiếp Cụ thể, lợi nhuận năm 2013 và 2014 là 150 và 357 tỷ đồng theo số liệu công bố của cục thuế TP HCM

Năm 2015-2019: Công ty liên tiếp tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, do đó công ty bắt đầu đóng thuế

Năm 2019: Coca-Cola Việt Nam được công nhận là top 2 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam bởi VCCI và Top 1 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất bởi Career Builder

2 Lịch sử ra đời của logo Coca-Cola

Mẫu thiết kế logo Coca-Cola được ra đời lần đầu tiên vào năm 1885, bởi người đồng nghiệp của John Pemberton và thủ thư Frank Mason Robinson Với ý tưởng 2 chữ C trông sẽ rất đẹp trong quảng cáo, Robinson đã đưa ra cái tên Coca-Cola và dùng kiểu chữ thảo của nó làm logo cho hãng

- Việc sử dụng font chữ Spencerian vào trong thiết kế logo Coca-Cola từ giữa thế

kỷ 19 đã có ảnh hưởng rất lớn đến loại hình chữ viết tay trang trọng ở Mỹ trong suốt giai đoạn đó Sự phối hợp giữa màu trắng và đỏ đã giúp logo giữ được sự giản dị, độc đáo và quyến rũ giới trẻ

- Có vô số mẫu thiết kế logo Coca-Cola ra đời trong nhiều thập kỷ qua Tuy nhiên, mẫu thiết kế logo Coca-Cola đầu tiên được thiết kế bởi công ty Root Glass của Terre Haute, Indiana, và được giới thiệu vào năm 1905 là thành công nhất và vẫn được sử dụng cho đến hiện nay

- Về cơ bản, đó chính là tên của thức uống này được thiết kế cách điệu Ban đầu, logo Coke lấy màu đen làm màu sắc chủ đạo Sắc đỏ trắng phải đến tận năm

1950 mới được xuất hiện và trở thành nền tảng cho các phiên bản logo về sau

Đỏ và trắng là màu sắc đặc trưng in sâu trong tiềm thức khách hàng của thương hiệu Coca Cola Trải qua bao năm tháng, dù kiểu dáng của gã khổng lồ đã có nhiều đổi thay nhưng màu sắc thương hiệu thì luôn được giữ vững

Hình 1.2 Logo Coca-Cola qua các thời kỳ

3.Các sản phẩm của thương hiệu Coca-Cola

Hiện nay Coca-Cola là hãng nước ngọt nổi tiếng hàng đầu thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng Các nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng của Coca Cola tại Việt

Trang 7

Nam không thể không nhắc tới là Coca Cola, Coca Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid, Nutriboost, Dasani, Aquarius, Fuze Tea, Schweppes,…

Nước ngọt có ga

Coca-Cola

Không cần nói cũng biết đến sự nổi tiếng của thức uống có ga Coca-Cola trên toàn cầu – biểu tượng của loại nước giải khát hàng trăm năm nay Coca-Cola là thức uống có ga sảng khoái, với vị Cola đặc trưng và chút caffein; giúp người dùng không chỉ cảm thấy sảng khoái mà còn làm những giây phút nghỉ ngơi, những bữa ăn thêm ngon miệng Thành phần chính của Coca Cola bao gồm: Nước bão hòa CO2, đường mía, đường HFCS, màu thực phẩm, chất tạo độ chua, hương liệu tự nhiên và caffein

Hình 1.3.1: Nước ngọt có ga Coca-Cola, Sprite, Fanta của thương hiệu Coca-Cola Ảnh: Int

Sprite

Nước ngọt Sprite cũng nổi tiếng và được ưu chuộng không kém so với Coca-Cola Sprite có vị chanh tươi mát cùng những bọt ga sảng khoái giúp đập tan cơn khát ngay tức thì

Fanta

Nước ngọt Fanta là loại nước hương vị cam có ga rất được ưa chuộng Fanta với hương vị trái cây đậm đà và tươi mát, giúp người dùng cảm thấy sống động và

tận hưởng tối đa những khoảnh khắc vui vẻ khi kết nối với bạn bè.

Nước trái cây và Thức uống sữa trái cây

Minute Maid

Minute Maid là loại nước trái nây được làm từ trái cây tươi, sạch giúp tạo nên nước trái cây tươi ngon bổ dưỡng Nước cam có tép Minute Maid Teppy với những tép cam thật trong sản phẩm, với Vitamin C, Vitamin E và canxi, bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Trang 8

Hình 1.3.2 Nước cam ép Minute Maid và Sữa trái cây Nutriboost của thương hiệu Coca-Cola Ảnh:

Coca-Cola Việt Nam

Nutriboost

Nutriboost là thức uống dinh dưỡng kết hợp sữa và nước trái cây tươi, ngon,bổ dưỡng, bổ sung năng lượng cho 1 ngày làm việc hiệu quả Sản phẩm là sự kết hợp của nguồn sữa chất lượng từ New Zealand, nước trái cây thật, bổ sung thêm Vitamin B3, B6, Canxi, Kẽm

Nước lọc và Trà

Dasani

Sản phẩm nước đóng chai Dasani được xây dựng trên nền tảng cung cấp nước sạch và thanh khiết một cách bền vững cùng môi trường Nước đóng chai Dasani mang đến hương vị tinh khiết trong từng giọt nước Nước uống đóng chai Dasani được đóng gói trong chai Pet 350 ml, chai Pet 500 ml và chai Pet 1.5 lít

Nước tinh khiết Dasani, Nước có ga Aquarius, Trà Fuzetea của thương hiệu Cola Ảnh:

Coca-Cola

Aquarius

Aquarius là thức uống nước khoáng có ga cung cấp đầy đủ cho cơ thể nguồn nước và khoáng Aquarius là thức uống với công thức tăng cường, bổ sung các

Trang 9

chất điện giải và khoáng chất giúp bù nước bù khoáng cho cơ thể, giúp cuộc sống năng động hơn

Fuze Tea

Trà Fuzetea+ với hương vị được tạo nên từ sự kết hợp giữa trà và các thành phần

tự nhiên - lành mạnh, đồng thời bổ sung Vitamin C và những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Nước thể thao và Nước tăng lực

Thunder

Nước tăng lực Thunder có hương vị trái cây và caffeine cao, phục hồi năng lượng giúp tỉnh táo và tập trung trong ngày dài làm việc

Các sản phẩm khác

Schweppes: Schweppes Soda Water, Schweppes Tonic Water,

Schweppes Ginger Ale, Schweppes Sarsi

Crush Sarsi

Cà phê đóng lon Georgia

Nước tăng lực Coca-Cola Enegy

Nước uống tăng lực Samurai

Hình 1.3.3 Các sản phẩm của thương hiệu Coca-Cola Ảnh: Int

CHƯƠNG 2.HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

1 Thị trường mục tiêu

Cocacola_tập đoàn sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới nó đã thành công ở nhiều nước trên thế giới nên khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam cocacola vẫn chọn một chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường

Trang 10

Bước đầu, cocacola tập trung vào những đoạn thị trường mà nhu cầu cũng như đặc điểm về mật độ dân số có tỷ lệ cao Trong giai đoạn thâm nhập thị trường ở Việt Nam coacola có trụ sở lần lượt là miền bắc (Hà Nội), miền trung Đà Nẵng), miền nam ( TP Hồ chí Minh) và dần mở rộng ra các thành phố lân cận

Sau khi đã nghiên cứu kĩ thị trường Việt Nam, cocacola nhận định đây là những thành phố mà có khả năng tiêu thụ sản phẩm rất cao của họ Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng

Vì vậy,mà Coca Cola đã bắt đầu thâm nhập từ 1960, và đến tháng 2/1994 thì tiếp tục quay trở lại(sau khi hết lệnh cấm vận thương mại của Mĩ).Dự kiến thị trường

sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong nhữngnămtới(2012sẽtăng46%sovới2007) Coca Cola đánh giá Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm tới, có thể vào top 25 thị trường tiềm năng nhất của hãng

Vậy, coacacola thực hiện phân khúc thị trường chủ yếu theo địa lý (tập trung vào các thành phố lớn nơi có mật độ dân số và tần suất sử dụng cao) và theo nhân khẩu (chủ yếu đánh vào giới trẻ-đối tượng có nhu cầu sử dụng cao) Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của cocacola

2.Đối tượng khách hàng

Khách hàng tiềm năng của thương hiệu Coca-Cola được hiểu một cách đơn giản

là nhóm đối tượng mục tiêu mà thương hiệu này muốn hướng đến để tăng thị phần Theo đó, nhóm đối tượng khách hàng này có thể là một tổ chức hoặc một

cá nhân Thông thường, những thương hiệu trên thị trường sẽ xác định khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Các tiêu chí này có thể là các đặc điểm liên quan đến người tiêu dùng hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của một hoặc một nhóm khách hàng

Bằng cách xác định khách hàng tiềm năng một cách cụ thể thông qua nhiều phương pháp, thương hiệu Coca-Cola sẽ có nhiều cơ sở dữ liệu để lập các kế hoạch và phương án cho các chiến dịch Marketing của mình

Hình 2.2 Thương hiệu coca-cola lan tỏa năng lượng

Với hơn 135 năm hình thành và phát triển trên thị trường, thương hiệu Coca-Cola tiếp tục mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chiến lược quản lý phù hợp nhất Thành công của Coca-Cola tính đến thời điểm hiện tại là điều không thể phủ nhận, và một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này trên thị trường chính là việc mở rộng thị trường thông qua những khách hàng tiềm năng

3.Kênh phân phối

Trang 11

Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn phát triển thị trường Mancom, quảng cáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả Vẫn có nhiều con đường phù hợp cho các DN không có đủ ngân sách tham gia cuộc chơi tốn kém.Lấy dẫn chứng từ thành công của Coca Cola, ông Thanh cho rằng, một yếu

tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng tính cạnh tranh là kênh phân phối Ai nắm kênh phân phối người đó khống chế thị trường Hiện nay trên thế giới, sản Phẩm Coca Cola được phân phối qua 14 triệu đại lý và cửa hàng, trong khi số dân toàn cầu ước tính là trên 6 tỉ người Do đó, trung bình cứ 430 người thì

có một cửa hàng phân phối sản phẩm của Coca Cola Đủ có thể cho thấy mạng lưới phân phối của Coca Cola rộng và nhiều như thế nào Trong quá trình xâm nhập thị trường Việt Nam, Cocacola luôn thực hiện chiến lược “go to market”, như là sự rút ngắn khoảng cách đến với khách hàng, bao phủ thị trường ở mật độ rộng Để thực hiện chiến lược đó, cocacola đã rất quan tâm xây dựng hệ thống phân phối Trải qua mỗi giai đoạn phát triển Cocacola luôn có những thay đổi hợp

lý về hệ thống phân phối để phù hợp với chiến lược kinh doanh, sự thay đổi của môi trường, sự cạnh tranh trên thị trường

3.1 thành viên kênh

Những người tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối của kênh,được nối với nhau bởi các dòng chảy đàm phán và sở hữu được coi là thành viênchính thức của kênh phân phối Các thành viên kênh của Coca Cola gồm có:

3.1.1 Người sản xuất

Là người tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở những sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người Công ty coca Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:

- TCC ( The Coca Cola Company ): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu

- TCB ( The Coca Cola Bottler ): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 ( Place ) còn TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P còn lại ( Price, Product, Promotion ) và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong đó có Việt Nam

3.1.2 Nhà bán buôn

Là tất cả các doanh nghiệp và tổ chức mua hàng hóa với số lượng lớn và bán cho những người bán lại hoặc sử dụng kinh doanh, còn bao gồm các công ty hoạt động như đại lý hoặc môi giới trong việc mua bán hàng hóa cho các khách hàng lớn Các nhà bán buôn sẽ thực hiện các chức năng phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản, dữ trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng Nhà bán buôn thường phân phối cho tất cả các nhà bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ cho đến các bách hóa

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w