Tác giả cũng biết cách sử dụng khá nhuân nhuyễn các công cụ của Phương pháp cùng tham gia Participatory approach trong nghiên cứu của mình đê phân tích quá trình tham gia của phụ nữ vào
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HỒ CHÍ MINH
TRONG NUOI TRONG THUY SAN VUNG VEN BIEN
HUYEN NINH HAI - TINH NINH THUAN
DOAN THỊ NGỌC HẠNH
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHAT TRIEN NÔNG THÔN
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học cử nhân, Khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, xác nhận luận văn “ TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ sAN VUNG VEN BIEN
HUYEN NINH HAI - TINH NINH THUẬN”, tác giả DOAN THỊ NGỌC HẠNH,
sinh viên khoá 26, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày tháng nấm
2004 tổ chức tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM.
TRẦN ĐẮC ĐÂN
Giáo viên hướng dẫn
Z 7 7 đu be
(Ký tên, ngày LÍtháng( năm 2004)
Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Thi Thư Ký Hội Đồng Chấm Thi
(Ký tên, ngày tháng nắm 2004 ) (Ký tên, ngày(,/tháng,¿.năm 2004)
{6 ig
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng tỏ lòng thành kính, biết ơn Ba Mẹ là người đã
sinh thành và nuôi dạy tôi; Cùng với người anh và người thân của tôi, những người
đã động viên và giúp đỡ cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thé vững tâmhọc tập đến ngày hôm nay
Tôi xin ghi ơn đến: Ban Giám Hiệu, quí thầy cô ở các Khoa đặc biệt là quí
thay cô trong Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm — TP HCM đã tận tình
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tai trường Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Đắc Dân — Người thầy đã tận tâm,
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cẩm ơn, các cô chú ở UBDN Huyện Ninh Hải, Sở Thủy Sản Tỉnh Ninh Thuận, Hội LHPN Huyện Ninh Hải, Hội Nông Dân Huyện Ninh Hải
và cùng tất cả những nông hộ tham gia NTTS đã nhiệt tình cung cấp cho tôi đầy đủ
những thông tin, chứng cứ trong thời gian thu thập số liệu tại địa phương
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập; những người bạn giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn tốt
nghiệp |
Ghi nhận ngày 4 tháng 5 năm 2004
Đoàn Thị Ngọc Hạnh
Trang 4ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khánh Hải ngày tháng 4 năm 2004
GIẤY XÁC NHẬN
Kính gửi : - Trường Đại học Nông lâm-TPHCM
- Khoa kinh tế- bộ môn PTNT
- Ngành PTNT-KN
Úy ban nhân dân huyện Ninh Hải.
Xác nhận em ĐOÀN THỊ NGỌC HẠNH là sinh viên khoa kinh tế của Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thực tập tốt nghiệp
tại địa phương từ ngày 15/2/2004 đến ngày 30/4/2004 với để tài nghiên cứu là “
Ninh Hải-tỉnh Ninh Thuan”
kinh tế của huyện hiện nay và trong những nắm tiếp theo
TL CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
KT CHÁNH VĂN PHÒNG
VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Ngọc
Trang 5NHẬN XÉT CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Ngọc Hạnh
Dé tài: “Tim hiểu vai trò của phụ nữ trong nuôi trông thủy sản vùng ven biên huyện Ninh Hai - tỉnh Ninh Thuận”.
HÌNH THỨC
Luận văn được trình bày rô rang, sạch mach lạc, kết cầu hợp lý, dé đọc và theo dõi Các biéu.bang, sơ đồ, bản đổ, hình ảnh, phụ lục được sắp xếp hợp lý, minh hoạ được các nội dung cầnthiết trình bay trong luận van Phan Tài liệu tham khảo day đủ, liệt kê được các tài liệu chủyếu có sử dụng trong quá trình thực hiện Luận văn
Tác giả cũng biết cách sử dụng khá nhuân nhuyễn các công cụ của Phương pháp cùng tham
gia (Participatory approach) trong nghiên cứu của mình đê phân tích quá trình tham gia của
phụ nữ vào các hoat động trong gia đình, cụ thé là trong việc xây dung lịch thời vu của phụ
nữ trong nuôi trồng thủy sản.
Qua đó tác giả đã đánh gia duoc mức độ đóng gop và kha năng tham gia cua phy nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình cũng như trong nuôi trồng thủy sản Kết qua nghiên cứu cho
thấy, phụ nữ trong việc NTTS thực hiện nhiều vai trò cùng mội lúc, phải làm nhiều công việc
khiến cho họ còn thời gian dé nghi ngơi và học tập trong khi nam giới chỉ tập trung vào hoat động san xuất nên còn có nhiều thời gian nghỉ ngoi, giải trí.
Ngòai ra tác giả còn nhận định được rằng trong g gia đình các hộ NTTS, người phụ nữ có quyền
quyết định các vấn dé như bán san phâm, giữ tiền, chi tiêu hang ngày, chi tiêu học hành, vay
tiền, mua sắm dé dùng trong nhà v.v Phụ nữ hầu như quán xuyến công việc gia đình nhiều
hơn, ưu tiên cho nam giới chuyên tâm vào sản xuất và học tập.
Cuối cùng, qua việc tim hiểu những nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, tác giá đã đưa ra được
các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong NTTS
Nhìn chung, tác giả đã có nhiều cố gang trong việc thực hiện để tài, dau tư rất nhiều công sức
cho công tác thực dia, thường xuyên gap và trao đôi với Giáo viên hướng dan Dé tài đạt yêu
cầu của một Luận văn tôi nghiệp bậc Cu nhân Dé nghị cho báo cáo và bảo vệ trước Hội
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 7TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG NUÔI TRONG THUY SAN VUNG VEN BIEN
HUYỆN NINH HAI - TINH NINH THUAN
“Women Roles In Coastal Aquaculture
Ninh Hai District - Ninh Thuan Province”
Huyện Ninh Hải được thiên nhiên ưu đãi có vùng ven biển dai 67.000 km,
thích hợp cho phát triển NTTS, do đó lực lượng phụ nữ đã hòa nhập cuộc sống gắn
kinh tế NTTS để giải quyết một phần thu nhập kinh tế hộ đồng thời góp phan phát
triển kinh tế Huyện nhà nhất là 6 mô hình NTTS đã được để cập trong bài luận văn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trong việc NTTS thực hiện nhiều vai trò cùng một lúc như: san xuất, cộng đông, sinh sản và nuôi dưỡng Công việc này
nối tiếp công việc khác làm cho họ không còn thời gian rãnh rỗi để nghỉ ngơi và học tập trong khi nam giới đóng vai trò lớn trong sản xuất và có nhiều thời gian
nghỉ ngơi, giải trí,
Mặt khác người phụ nữ chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến xa xưa là trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đi học, không được giao tiếp hòa nhập cộng đồng mà phải sống bó hẹp trong gia đình nhỏ bé, một bộ phận phụ nữ cũng còn mù chữ, mang nặng mặt cảm, nhút nhất Đây chính là lý do khiến họ không đám tham gia vào các chương trình Khuyến Ngư - Khuyến Nông cũng như hội thảo khác đo
địa phương tổ chức thực hiện.
Trong gia đình các hộ NTTS, người phụ nữ có quyển quyết định các vấn dé như bán sản phẩm, giữ tién, chỉ tiêu hang ngày, chi tiêu học hành, vay tién, mua
sắm phương tiện gia đình Phụ nữ hầu như quán xuyến công việc gia đình nhiều
hơn, ưu tiên cho nam giới đầu tư chuyên tâm vào sản xuất và học tập.
Trang 8MUC LUC
Trang
Danh mục các chữ viết tẮT - se 1.1011 0E xii
Danh mục các hình s2 99113 242 1 4 ngan 40013013001011071 1010010191" XI
Danh mục các Dag c sicesssseesieereerieeieieeasa1810412935" xiv
Danh mục các biểu đổ, đổ thị -¿- s55 cSsttterrersetrrrrrrrirriiirrrrrie XV
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 BORE Wi ĐỀ seeanavesuesstoingpirongssssnibsesrnseteoretessesrgtrxsnssertsrxannaesSB150NSS.ESN85/080804 1 1.2 Mục đích nghiên CỨU 7c Shin 17110100011121101101011 0 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cỨu -++:+c+++eertseerreerert 3
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn -ss xe 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU
BL Cơ 60 lý luậu «essseneibsoassadbiiiiiiA0AI0091436122440722014608110491104138494089000101.0" 5 2.1.1 Một số lý luận về giới -ss-+eeeertrrsertrsrserterrrrrrirrrririrrrrrire 5 2.1.1.1 Khái niệm về giới và giới tính -secenrineerrrrrrrerrrrrrrrre 5
2.1.1.2 Khái niệm về bình đẳng giGi ecesercecsesesssessessssseneassnsvenneneesntenanunararteas 6
2.1.1.3 Phụ nữ và vai trò của giới . -csseeierheneerrrrirrrrrerrerrrrritrree 6
2.1.1.4 Giới trong nông nghiệp & pháp triển nông thôn Việt Nam a
2.1.2 Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nuôi trồng thủy sắn - a
2.1.3 Vai trò của phụ nữ trong việc quan tri gia đình mm 10
2.1.4.1 PRA là gì? sen 21110100 1 20.1110.7071 11 2.1.4.2 Đặc điểm của PRA -cc-eeertrrerrrierririerirrrrrirrirriirriirrriee 11
2.1.5 Phương pháp SWOT +cccenshethihirrrrerrir1nrtrrrrrrerie 12 2.1.6 Các khái niệm liên quan về cộng d6ng essscseeseseenereeeeeeeseeeasenenteeetenens 13
Trang 92.2 Phương pháp nghiên UU -. -es+esssererrrtttrrrrierrrririririeerrrrtrtrrtrereree 14
2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học -eserrrrrrrerrrerrrrrrrrrrrrrre 14 2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu -ereeerrreerrrerrrrrrrrrre 14
29,3 Phương pháp tiếp cần tha 8Ì soseseeeesseeseeeee.c-ereereiairsbiiZ150018020g vee 14 Chương 3 TỔNG QUAN
3.1 Tổng quan về huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận -+-++ 16 3.2 Điều kiện tự nhiên ‹ «cs<cc<csrseeeirsrrrersereerernsAE1480000040110200018 17
3.2.1 Vị trí địa LY seccccscccssoeseesatssososserencocsesannerensosensnssncncossanansstnnntbenssanpanenscsesenenses 17 3.2 2 Địa HH suecuieoesssesisrasinsssesetanrinaeeesig500602854Đ7BS380/8001090906000706curemlrereeen T7 3.2.3 Khí hậu thời tiết c.-c44 9011.0228210 1n0m An 18
3% 3,4: THO nhưỠNG, eeeieeseiriaeirid.2840001540404002300800100400750A00007/0502xce mnsxennkEg 18
3.3 Điều kiện kinh tế — xã hội -c-cssccxrstterieeiterierrririrriirrririreiirrrtre 19 3.3.1 Điều kiện kinh tế - eeeeeiiieeesiee ssi Suey 19 3.3.1.1 Tình hình sử dụng đất - -sssssstseteeerttrtrrrrerrrierrrrriireiike 19 3.3.1.2 Dân số — lao động - series 21 3.3.1.3 Tình hình phát triển nông — lâm nghiệp — ngư nghiệp - 23 3.3.1.4 Các hoạt động phi nông nghiỆp - -. - -+ssssetsenertrhererrrrrrrrdreterrrr 2T
3.3.1.4.1 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiỆp 5- s5 sssnnetrierrrrtetrrrrrer 27 3.3.1.4.2 Du lịch scs s2s2<212224141101217112001 100202007000714101011000016 27 3.3.2 Điều kiện văn hoá — xã hội — giáo dục ‹ -esrerserrrrerrrrrrrrrrrre 20 3.3.2.1 Công tác giáo dục đào tạO .«eeereierrrrreirrierirrrreirrrrrirrrrrie 27
3.3.2.2 Y tế kế hoạch hoá gia đình s-s«ss<nénthtrereiereh tre 28
3.3.2.3 Văn hoá thông tin — thể thao và truyền thanh -c ccerserrree 29 3.3.2.4 An ninh quốc phòng - Rene j— ane 29
3.3.2.5 Các chính sách xã hội - cs+ share 30
Trang 10Chương4 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.1 Cơ cấu tổ chức và các chương trình hành động của Hội LHPN 31
huyén Ninh Hai
4.1.1 Cơ cấu tổ chức của Hội LHPN huyện Ninh Hải - - 32 4.1.2 Các chương trình hành động của Hội LHPN -+++rsersre 33
4.1.3 Thuận lợi - khó khăn trong các hoạt động phong trào của Hội Phụ Nữ
huyện Ninh Hải -22222254571141111200140100000000003034 36
AA 3, I Thuận lợii ccccoco 120501016: 165101381858343540148S015515E11940198055e193n1017780904 36
Ä-1.3.2 Khó khẩH eucscociiES2SE115021388ã46155011400135ISASWSSSEUIEEEOE1159100174015.72008A 36
4.2 Tinh hình nông hộ điều tra :.-ccseeisessssecsseseansssesesansnserseotersreesenenennansevenrneronsen 36 7.1 Ehân bố độ tuổi lao động 10 uaeaiaariyasaseianesnoiormranseersiSB554903/33901 37 3.7.5 Tein độ học YẤN HẾ seeeeiiiiniiierdienaebantiivosarskgisessitg5G185860ISH4SS8-8SS1000100/38 38 17.3 Đời sống kình tế nông HỘ á.eeeeiisiseanierrmanninkleS246401423000180133488 39
4.3 Phân công lao động và công việc trong gia đình của nam — nữ
Othe hộ NTS dium STERNER 39 4.3.1 Phân công lao động trong gia đình của nam — nữ theo thời gian 39 4.3.2 Phân công công việc trong gia đình của nam — NU -c-ese+ 42
4.4 Phân tích các công việc chăm sóc gia đình và tham gia hoạt động
ví TÀI HH8 ĐÔ ee an 51
4.4.1 Vai trò của người phụ nữ tham gia vào các hoạt động trong gia đình 52
4.4.2 Các hoạt động tham gia trong cộng đồng của nam — nữ . 54
4.5 Phân tích những quyết định của nam - nữ trong gia đình và trong NTTS 55
4.6 Đánh giá mức dộ đóng góp và khả năng tham gia của người phụ nữ
trong NTTS ở các mô hình nưôi - «+ s‡eseseerttteterrrrerererrreer 57 3.6.1 M8 hình nưội Ôi BỄ eaeeseejeandanrrdinnsaresespesenansrsassssasenasbdg2-sSnsoligSs9S4Gä05 57
4.6.2 Mô hình nuôi tÔm Post ccssscscsscsersssseereseesesenscerscssenensasononsasensensstaseseees 61
Trang 114.6.3 Mô hình nuôi tôm hùm lỗổng -7-5++2*setetetrrtrttrrrriertrrrrrrtrrrrrrr 64 4.6.4 Mô hình nuôi nhuyễn thỂ, -5:-5s>nsertteeeertrrttrrtrritrrireirrrrrrririte 67
4.6.5 Mô hình nuôi rông sụn -‹ + + tetttnttttteteterrrrrrrrrerrrrrrrrrtrtrrrrrreet Tả 4.6.6 Mô hình nuôi CÁ -. - 56 +22 +3 tt r1 1181121119111 74
4.6.7 So sánh mức độ tham gia của người phụ nữ ở các mô hình - Tí
4.7 Nhu cầu và nguyện vọng của phụ nữ trong NTTS ở Huyện Ninh i Try-=se 79
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LHPN : Hội liên hiệp phụ nữ
UBND : Uỷ ban nhân dân
ĐT - TTTH : Điều tra - tính toán tổng hợp
DVT : Don vị tính
XĐGN : Xoá đói giảm nghèo
KHHGB : Kế hoạch hoá gia đình
KT — VH — XH- CT: Kinh tế - văn hoá - xã hội - chính trị
UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc
HĐND : Hội đồng nhân dân
TH - CD : Trung học - cao đẳng
NQ : Nghị quyết
NN- PTNT : Nông nghiệp- phát triển nông thôn
ĐHĐB : Đại hội đại biểu
TTKN : Trung tâm khuyến ngư
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình1: Người Dân Tham Gia Làm Lịch Thời Vụ -«c+sserertrtrtrrtrtrtte 41
Hình 2: Phụ Nữ Trong Việc Nuôi Day Con -ereeeeerrrrrrrrrrrrrtrrrrre 53 Hình 3: Mô Hình Nuôi Tôm Sti Trãi Bạt -++>+trtrrtrtrttttrtrtrtrrrrret 61
Hình 4: Mô Hình Trai Nuôi Tôm Giống Và Sản Xuất Tôm Post - 64
Hình 5: Mô Hình Nuôi Tôm Hùm Lông NỔI -: 2+++nnnttnnhhhtttttttttnh 67
Hình 6: Mô Hình Nuôi Tôm Hùm Léng chìm -+-++rtrnrrerrn° 67 Hình 7: Mô Hình Nuôi Ốc Hương Trong Ao sscsssecssceeessnsnsssssneensnenssnscnsereeneres 71
Hình 8: Phụ Nữ Trong Mô Hình Rong Sụn - “- 74
Hình 9: Nam Giới Mang Rong Sun Ra Bãi Nuôi . -+eeererererrrrrrrerre 74 Hình 10: Phụ Nữ Trong Mô Hình Nuôi Cá -ererrretrrtrrrrrrrrrree T7
XIV
Trang 14DANH MỤC CAC BANG
Trang
Bang 1: Tình Hình Sử Dụng Đất của huyện Ninh Hải Năm 2003 20
Bảng 2: Tình Hình Dân Số huyện Ninh Hải Năm 2003 Phân theo
Nhóm Dân TỘC - - 5+2 <22E92E22e*Srsrestrererirsirz.mrrerereerrereiee 21 Bang 3: Phân Bố Lao Động trong Độ Tuổi Phân theo Ngành Nghề
ở huyện Ninh Hải Năm 2003 -<cececeisseerrrererrrrrtrerrtrrrre 22
Bảng 4: Kết Quả Nuôi Tôm Sú ở huyện Ninh Hải Năm 2002 — 6400 0n 24 Bang 5: Sự Phân Bố Độ Tuổi Lao Động Nữ sssieeereeererrrrrrrrrrrrr a7
Bảng 6: Trinh Độ Học Vấn của Phụ Nữ trong các Hộ NTTS
ở huyện Ninh Hải -. . -5-seneeetrerrterserierrirrrrrriereilerrrier 38
Bảng 7: Sự Phân Công Công Việc Hàng Ngày của Vợ — Chồng
trong Gia Đình của Hộ Nuôi Tôm Sú -csretrererrterrrrrrrre 44
Bảng 8: Sự Phân Công Công Việc Hàng Ngày của Vợ — Chồng
trong Gia Đình của hộ Nuôi Tôm Hùm TLẴNG, eosoaarsssnrroneesssrerrrre 45
Bảng 9: Sự Phân Công Công Việc Hàng Ngày của Vợ — Chồng
trong Gia Dinh của Hộ Nuôi Tôm Post -‹ -cceeeerrrerrrrreerrrrer 47
Bảng 10: Sự Phân Công Công Việc Hàng Ngày của Vợ - Chồng
trong Gia Đình của hộ Nuôi Nhuyễn Thể -ccnnnnnnr 48
Bang 11: Sự Phân Công Công Việc Hang Ngày của Vợ — Chồng
trong Nuôi CÁ «es2ieeae 012000/.0029101004001 000 49 Bảng 12: Sự Phân Công Công Việc Hàng Ngày của Vợ Chồng
trong Gia Đình của hộ Nuôi Trồng Rong Sụn -«sssreeeree 50 Bảng 13: Phân Công Công Việc theo Thời Gian Làm Việc trong Từng
Trang 15I2 6o8>si0 1x an 51 Bảng 14: Sự Phân Công trong Việc Chăm Sóc và Nuôi Dưỡng theo Giới
trong NTTT . «-5- sen thterir0 0011000117000010121n 52
Bang 15: Sự Phân Công về Giới trong các Hoạt Động Chung tại
tông miếng TOUS snssnsnueneccerosnesdlc -e-e-kzkid 01802000100808g 00890010012 54 Bảng 16 : Quyết Dinh của Nam - Nữ trong Gia Đình và trong NTTS 56
Bảng 17: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào Hoạt Động Sản Xuất về NTTS trong
Mô Hình Nuôi Tôm St 55+ + +2} S99 99 vn vn nhe re 58
Bảng 18: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào Hoạt Động Sản Xuất về NTTS trong
Mô Hình Nuôi Tôm Post 2-2+222S2tttierrrrirrerrtrrrrriirirtrriie 62
Bang 19 : Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia Hoạt Động Sản Xuất về NTTS trong
Mô Hình Nuôi Tôm Hùm Lỗng - - -++s+<>=+eeerererrrrrrrserrrire 65
Bảng 20: Ti Lệ Phu Nữ Tham Gia Hoạt Đông về NTTS trong
Mô Hình Nuôi Nhuyễn ThỂ 7s csensenhirtrertrririirrriirie 68
Bảng 21:Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia Hoạt Động Sản Xuất về NTTS trong
Mô Hình Trồng Rong Sụn - -. -s:©c 5cescsensertrrtrtrerrrrrrrrirrrr 72
Bảng 22: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia Hoạt Động Sản Xuất về NTTS Trong
Mỹ Tinh Nuôi E ẢH:cosssuesaiontinietiditntulAtsoieteicessssiergiorodgstoeis/20400018 75 Bảng 23: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào Hoạt Động Sản Xuất về NTTS
"thong: ERM ELBE caungnesunnbiptreeeeceeereesscctdedhongkgrdi1382021600000082.012- 71
Bảng 24 : Ma trận SWOT c-ceerrrerrrierreirirririririirirririrrirrrrrrrrsree 82
XVI
Trang 16DANH MỤC CÁC BIEU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 1 : Các Hình Thức và Đối Tượng Nuôi -+<+s+setsterrtrrrrree 24
Sơ đồ 2 : Cơ Cấu Tổ Chức Hội Phụ Nữ ở Huyện Ninh Hải - 49
Sơ đồ 3 : Bộ Máy Lãnh Đạo - c7 nerieerrtrersrrrrrrrrrserrrrrrrrrrrrrrrrrdiee 30
Sơ đồ 4 : Lịch Thời Vụ Của Người Dân NTTS
huyện Ninh Hải — Tỉnh Ninh Thuận - -s-ceenerrerrrtrrrrrertrre 40
Biểu đổ 1: Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Phu Nữ - -essese 38
Biểu đồ 2: Tỉ Lệ Nam - Nữ Trong Việc Chăm Sóc và Nuôi Dưỡng - 52
Biểu đồ 3 : Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào các Hoạt Động NTTS
Trong Mô Hình Nuôi Tôm Sú ec +sssscererseeerrrterrrrretrrrrer 59
Biểu đồ 4 : Ti Lệ Phu Nữ Tham Gia Vào Các Hoạt Động NTTS
Trong Mô Hình Nuôi Tôm POS[ . -©c+>+c+nererrerertrtrrrrrrrrrtrtrrre 63
Biểu đề 5: Biểu Đồ Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào các Hoạt Động
NTTS Trong Mô Hình Nuôi Tôm Hùm Lng -+++-++- 66
Biểu đồ 6: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào các Hoạt Động NTTS
Tướng Mô Hình Nuôi Nhuyễn ThỂ . -5°5©57S++eveeeereeeeerte 69
Biểu dé 7: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào các Hoạt Động NTTS
Trong Mô Hình Trồng Rong Sụn - c cc-ccsserrrerrrrirtrrrrterrrrrre T8
Biểu Đồ 8: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào các Hoạt Động NTTS
Trong Mô Hình Nuôi Cá ÁO -seieerererdrrrrrrrerrrrrrrrrrrrerr 76
Biểu Đồ 9: Tỉ Lệ Phụ Nữ Tham Gia vào Hoạt Động Sản Xuất
Trang 17DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Mẫu phiếu điều tra
XVII
Trang 18nghiệp — Nông nghiệp — Dich vụ du lịch” theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước Trên cơ sở hình thành xong một số các công trình trọng điểm
mang tính chất quyết định nhằm phát triển kinh tế Huyện nhà nhất là phát triển
ngành thuỷ sản thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn.
Hiện nay huyện Ninh Hải có lợi thế về nuôi trồng thuỷ sản, việc khai thác
thuỷ sản cũng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng nguồn tài nguyên thuỷ sản
cạn kiệt Do đó Nhà nước ta đang khuyến khích phát triển nông nghiệp trong đó
có ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Trong sự phát triển chung của ngành thuỷ sản, ngành nuôi trồng cũng góp
một phan về vai trò tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến nhằm thúc đẩy
sự phát triển kinh tế thuỷ sản.
Trdng lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam, lao động nữ chiếm 40%
lao động toàn ngành Đặc biệt quan tâm là phụ nữ nông thôn trong nuôi trồng
thuỷ sản Phụ nữ không chỉ góp phan tăng thu nhập cho gia đình ma còn tăng
thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước Nhưng trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế,
đời sống người phụ nữ cũng có nhiễu tác động mạnh mé từ diéu kiện lao động
và sinh sống đến việc hưởng thụ các phúc lợi về vật chất và tinh thần Phu nữ đã
có nhiều mặt tích cực nhiều điểm tiến bộ nhưng cũng còn nhiều khó khăn trở
Trang 19ngại, đó cũng là vấn để cần được quan tâm đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.
Vì lý do trên và được sự phân công của Khoa Kinh Tế ngành PTNT -—
Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, được sự hướng dẫn của tiến sĩ Trần ĐắcDân cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện Ninh Hải, hội LHPN huyện Ninh Hải
- Sở Thuy Sản Tỉnh Ninh Thuận Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dé tài:” Tim
Hiểu Vai Trò Của Phu Nữ Trong Nuôi Tréng Thuỷ Sản Vùng Ven Biển
Huyện Ninh Hải - Tỉnh Ninh Thuận”, nhằm mục đích góp phần nhỏ vào việc
tìm hiểu thực trạng công việc mà người phụ nữ đóng góp cho gia đình, cũng như các hoạt động trong khu vực đang sinh sống.
1.2Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình khảo sát hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Ninh Hải
-tỉnh Ninh Thuận và các hoạt động của hội phụ nữ trong nuôi trồng thuỷ sản Mục
tiêu đề tài nhằm:
Tìm hiểu vai trò của Hội LHPN huyện Ninh Hải tác động đến hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản
Mô tả quá trình tham gia của phụ nữ vào các hoạt động trong gia đình
Phân tích đánh giá mức độ đóng góp và khả năng tham gia của người phụ
nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình cũng như trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tìm hiểu những nhu câu, nguyện vọng của phụ nữ và đưa ra biện pháp
nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong NTTS
Như vậy, mục tiêu chủ yếu của để tài này là để trả lời các câu hỏi sau: Vai trò của hội LHPN huyện Ninh Hải tác động như thế nào đến hoạtđộng NTTS?
Phụ nữ tham gia như thế nào vào các hoạt động trong gia đình?
Trang 20Làm thế nào để đánh giá mức độ đóng góp và khả năng tham gia của
phụn nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình cũng như trong việc NTTS?
Những biện pháp nào để nâng cao vai trò của phụ nữ trong NTTS?
1.3 Phamvi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
1.3.1 Pham vi nghiên cứu
Địa ban nghiên cứu : Tiến hành nghiên cứu một số xã đã và dang phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Ninh Hải — tinh Ninh Thuận.
Thời gian nghiên cứu : Thực hiện từ ngày 15/02/2004 đến ngày
30/05/2004
Đối tượng nghiên cứu : Hội LHPN huyện Ninh Hải, các hộ nuôi trồng
thủy sản ở vùng ven biển huyện Ninh Hải.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các chương trình hành động của Hội LHPN
huyện Ninh Hải
Phân tích các hoạt động thực tế mà nam và nữ giới đang làm theo không
gian và thời gian
Phân tích các công việc trong gia đình, những quyết định của nam, nif giới
tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản.
\Panh gid mức độ đóng góp và kha năng tham gia của phụ nữ trong NTTS.
Tìm hiểu những nhu cầu và nguyện vọng của phụ nữ, để ra biện pháp
nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong hoạt động NTTS.
Trang 211.4 Sơ lược về cấu trúc luận văn
* Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lý do chọn để tài, nêu mục đích, phạm vi nghiên cứu và
nội dung nghiên cứu, tổng quan cấu trúc luận văn.
* Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số lý luận về giới, sự ảnh hưởng của phụ nữ trong NTTS,
các mối quan hệ về giới và phương pháp nghiên cứu.
* Chương 3: Tổng quan
Tổng quan về huyện Ninh Hải, điểu kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
huyện.
* Chương 4: Kết quả nghiên cứu & thảo luận
Khái quát về cơ cấu tổ chức và các chương trình hành động của Hội
LHPN huyện Ninh Hải.
Tìm hiểu chung về điều kiện vùng diéu tra, sự phân công công việc của
nam, nữ giới trong gia đình
Phân tích những quyết định, công việc gia đình của nam — nữ giới trong
hoạt động san xuất và trong NTTS.
Phân tích mức độ đóng góp và khả năng tham gia của người phụ nữ trong
nuôi trồng thủy sản.
Để xuất những biện pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả đóng góp
của phụ nữ đối với hoạt động NTTS.
* Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận chủ yếu của việc phân tích vai trò phụ nữ trong các mô hình
NTTS và để ra kiến nghị.
Trang 22Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận về giới
2.1.1.1 Khái niệm về giới và giới tính
Giới là bao gồm các mối liên hệ và tương quan với địa vị xã hội của phụ
nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể Nói cách khác, khi nói đến giới
là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới khi xét về mặt xã hội.
Giới tính là gì? Giới tính chỉ là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới xét
về y sinh học Sự khác biệt này có liên quan đến việc tái sản xuất ndi giống cu thể là phụ nữ có thể mang thai và sinh con, còn nam giới là một trong các yếu tố
tạo ra quá trình thụ thai
Từ hai định nghĩa trên ta suy ra được điều gì ? Giới tính là nói đến tính ổn
định vé tương lai giữa hai giới trong quá trình sinh sản Chức năng sinh sản của
nam và nữ là không thể thay đổi hay chuyển dịch cho nhau Giới tính bất biến về
thời gian cũng như không gian Xét về giới tính phụ nữ cổ xưa cũng như phụ nữ
ngày nay và phụ nữ ở mọi vùng trên trái đất đều giống nhau 6 chức năng mang
thai và sinh con cũng như ở nam giới đều giống nhau ở vai trò sinh sản của mình.
Ngược lại với giới tính, thì giới luôn biến đổi - tương quan về địa vị xã hội
của nữ giới và nam giới không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi
tuỳ thuộc vào diéu kiện kinh tế, chính trị và xã hội cụ thể Ví dụ như địa vị xã
hội của phụ nữ ngày nay hoàn toàn khác với thời dưới chế độ phong kiến Nhưng
ngay cả thời kỳ hiện nay thì địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn cũng không hoàn
Trang 23toàn giống với phụ nữ thành thị Vì vậy khi nói đến quan hệ giới, can lưu ý đến
các đối tượng cụ thể và hoàn cảnh xã hội của họ.
2.1.1.2 Khái niệm về bình đẳng giới
Bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới, hay trẻ em trai và em gái tham gia trong tất cả các hoạt động như nhau.
Bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được công nhận và hưởng
các vị thế ngang nhau trong xã hội
Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau mà là sự
tương đồng khác biệt giữa nam và nữ được công nhận có giá trị như nhau.
Bình đẳng giới có nghĩa là nam và nữ có thể trãi nghiệm những điều kiện bình ding để phát huy đây đủ các tiém năng của họ, có cơ hội để tham gia đóng
góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển quốc gia trong các lĩnh vực
kinh tế, chính trị và văn hoá
2.1.1.3 Phụ nữ và vai trò của giới
Các vai trò của giới khác với các vai trò của giới tính - mang đặc điểm
sinh học Những vai trò khác nhau này chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố lịch sử,
tôn giáo, kinh tế, văn hoá và chủng tộc Do vậy vai trò giới của chúng ta không phải có từ khi chúng ta được sinh ra mà còn là những diéu kiện mà chúng ta
được dạy dỗ và thu nhận từ khi còn nhỏ và trong suốt quá trình trưởng thành Vai
trò của giới cũng như vai trò của mỗi thành viên trong xã hội, không chỉ biểu
hiện ở vị trí, tác dụng của họ trong xã hội, mà còn tác động sâu sắc đến đời sống
xã hội của họ Để xác định vị trí, tiếng nói và cơ hội của từng giới trong xã hội
cân tìm hiểu công việc của mỗi giới thường làm, nhằm hiểu rõ vấn dé ai làm gi
và làm việc thế nào qua việc phân công nhóm ở các công việc.
Trang 24Trong một ngày cũng như trong cả cuộc đời của người phụ nữ và nam giới
có những xu hướng làm việc khác nhau, thực hiện các vai trò khác nhau như :
% Vai trò sẵn xuất : Là các hoạt động lam ra của cải vật chất và tinh than
để đem lại thu nhập hoặc tự nuôi sống mình Ví dụ : làm đất, gieo trồng, chăm
sóc, làm VAC, kinh doanh, tự làm chủ,
% Vai trò sinh sản và nuôi dưỡng: là các hoạt động nhằm tái tạo sức lao
động và nồi giống Ví dụ : Mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng
% Vai trò cộng đông: Là các hoạt động diễn ra ở làng xóm, ở dân phố nhằm hỗ trợ cuộc sống cư dân ở đó Ví dụ : Cải tạo đường làng xóm ngõ, giúp đỡ
này như xây dựng các nhà trẻ, mẫu giáo,
Phụ nữ thường thừa hành công việc trong khi nam giới đưa ra các quyết định Ví dụ : Trong vai trò cộng đồng hiện tượng thường thấy là phụ nữ trực tiếp
don dep xóm ngõ, còn nam giới đóng vai trò chủ đạo.
Phụ nữ là người thực hiện chính các vai trò sinh sản nuôi dưỡng và cộng
đông Bằng cách làm như vậy họ giúp nam giới có điểu kiện tập trung hơn vào
công tác chuyên môn hoặc hoạt động chính trị Song cũng chính như vậy mà
công việc của phụ nữ thường không được nam giới đánh giá đầy đủ.
2.1.1.4 Giới trong nông nghiệp & PTNT Việt Nam
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn - Khoa học đã chứng minh phụ nữ Việt
Nam không chỉ anh hùng trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu mà họ còn đóng
Trang 25vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống
ấm no hạnh phúc Do đó Bác Hồ chúng ta đã phân tích một cách sâu sắc: ”Giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người” Vai trò khả năng to lớn của phụ nữ trong đấu tranh cách
mạng, sự tham gia của phụ nữ là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng nước ta.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới đẩy nhanh phát triển
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì vai trò phụ nữ không kém phan quan
trọng, đây chính là thước đo sự tiến bộ phát triển xã hội trong đó có phụ nữ Tuy
nhiên, ở trên nhiều khía cạnh của cuộc sống sự bất bình đẳng giới vẫn còn tổn
tại đã gây tác hại không nhỏ cho sự phát triển của phụ nữ nói riêng và xã hội nói
chung Cũng như:
Trong lĩnh vực giáo dục: Các em gái bỏ học thường xuyên hơn, ti lệ đi học
đến trường đạt 15% so với nam giới
Trong lĩnh vực kinh tế: Nam giới tập trung các ngành nghề khác biệt
nhau Như ở đô thị phụ nữ phần lớn là buôn bán, làm công sở, nhà nước Còn
phụ nữ nông thôn, có thu nhập làm công việc nhà nhiều hơn, các lớp tập huấn
khuyến nông, khuyến ngư, chị em ít được nghe, ít được quan tâm đào tạo.
Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ, phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa gặp
nhiều khó khăn, chăm sóc sức khoẻ ít được quan tâm Tỉ lệ bệnh phụ khoa thiếu
máu suy dinh đưỡng, suy nhược cd thể, do quá trình lao động vẫn còn phổ biến.
Trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo ngày càng được khẳng định, tỉ lệ phụ
nữ trong Quốc Hội ngày được cao nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên
phụ nữ ở cương vị lĩnh đạo và ra quyết định vẫn còn thấp so với tỉ lệ nam giới.
Chưa tương xứng với tiểm năng và sự đóng góp của các tâng lớp phụ nữ Trong
cấp Uy, UBND — HĐND các cấp tỉ lệ nữ vẫn còn thấp.
Trang 26Vậy đối với các cấp Hội cần đẩy mạnh 6 chương trình phụ nữ, nhằm năng cao mức sống, cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo công ăn
việc làm nhằm tăng thu nhập gia đình, phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện
phụ nữ đi học văn hoá, tiếp cận kiến thức “Giới trong NN - PTNT” Xây dựng
chiến dịch truyền thông về công nghệ môi trường, nuôi trồng đánh bắt hải sản,
sản xuất kinh doanh cây trồng vật muôi, chủ trang trại doanh nghiệp đều được
đến tay, tai nghe mắt thấy mà phụ nữ đóng vai trò là chủ chốt.
2.1.2 Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nuôi trồng thủy sản
Trong ngành thủy sản, phụ nữ là lực lượng lao động quan trọng họ chiếm
vị trí chủ chốt trong các ngành: chế biến, buôn bán cá, đan vá lưới, Ngoài ra họ
còn tham gia các lĩnh vực như: nuôi trồng, nghiên cứu, giáo dục và đào tạo
nhưng chưa được phát huy hết khả năng Trong gia đình họ là người quan lý tốt:
lo kinh tế gia đình, sinh con và nuôi dạy con cái Phụ nữ trong NTTS được thể
hiện qua các mặt sau:
+ Phụ nữ với sự phân công lao động:
Cũng như mọi ngành nghề khác, do bản chất công việc khác nhau nên sự
phân công lao động trong ngành cũng thể hiện khác nhau ở nam giới và phụ nữ.
Trong nuôi trồng thủy sản, công việc của đàn ông là đào ao, chuẩn bị ao, còn phụ nữ lo cho cá ăn, bán sản phẩm, sự phân công này có tính chất cố định Ngoài
những công việc trên phụ nữ còn lo nhiều việc trong gia đình nên họ lúc nào
cũng bận rộn Ngày nay, ở một số nước, kỹ thuật trồng lúa đã dược cải tiến nên
phụ nữ có nhiều thời gian hơn đối với nghề cá.
+ Phụ nữ với vấn để cân bằng nguồn thực phẩm:
Phần lớn khẩu phân đạm trong khẩu phần thức ăn căn ban lấy từ cá (75%
đạm từ cá) Để có một lượng cá lớn đáp ứng nhu cầu này, người ta đã ứng dụng
Trang 27các kỹ thuật nuôi thủy sản nhằm cân bằng cung cầu Ngoài ra, những người phụ
nữ buôn bán cá cũng có vai trò cân bằng giữa những vùng déi dao cá với những
vùng thiếu cá.
+ Phụ nữ với vấn dé cách sống và văn hoá.
Sự tham gia của phụ nữ vào nghề cá đã giúp họ có thể độc lập về tài chính và cải thiện đời sống gia đình vẫn còn thấp Một vài nghiên cứu gần đây
cho biết phụ nữ đã có những vị trí tương đối rất quan trọng và họ tự hoàn thiện
mình nhờ tham gia vào các hoạt động ngư nghiệp.
+ Phụ nữ với việc đào tạo và mở rộng:
Phần lớn các chương trình đào tạo nam giới chiếm đa số, mặc dù có một
số ngành nghề phù hợp với phụ nữ nhưng họ không được đào tạo đúng mức Đa
số phụ nữ có trình độ thấp, do đó họ rất khó theo đuổi các chương trình mở rộng,
các chương trình tiếp cận với phương pháp kỹ thuật mới.
+ Phụ nữ với vấn đề tín dụng.
Nhà nước cần có các ưu đãi đối với phụ nữ trong NTTS về mặt tín dụng,
vấn để vay nợ với lãi xuất thấp, thời hạn thanh toán và hình thức chỉ trả thích
hợp, nhằm khuyến khích họ tham gia vào NTTS càng nhiều.
2.1.3 Vai trò của phụ nif trong việc quản tri gia đình
Ở những nơi mà phụ nữ và nam giới đều cùng đi kiếm tiền thì ở nơi đó
thường được thấy rằng tỉ lệ tiền của phụ nữ kiếm được đóng vào việc duy trì
cuộc sống gia đình cao hơn nam giới.
Trên thực tế, dường như ngay cả những nơi mà thu nhập của nam giới được cải thiện không nhất thiết là dẫn tới sự tăng thu nhập hoặc lương thực cho tất cả các thành viên trong gia đình Những nhà vạch kế hoạch sai lầm khi xem thu nhập của phụ nữ như là phần thu nhập phụ, họ không nhận thức được những
10
Trang 28đổi mới mà họ định mang lại như một phương sách tiết kiệm lao động có thể làm
tác hại đến một số lớn dân số
2.1.4 Khái nệm PRA
2.1.4.1 PRA là gì ?
PRA là chữ viết của ba từ tiếng anh : Participatory Rural Appraisal nghĩa
là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi
cuốn người nông dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận va phân tích kiến thức của
họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
PRA giúp cho cán bộ khuyến nông:
Học hỏi từ người nông dân, cùng người dân và bằng người dân.
Là người thúc đẩy để người dân địa phương tự phần tích lập kế hoạch và
thực hiện.
2.1.4.2 Đặc điểm của PRA
Phương pháp luận PRA được xây dựng trên kiến thức và năng lực vốn có
của nông dân về xác định vấn dé, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức
thực hiện để cùng phát triển cộng đồng.
PRA sử dụng các kỹ thuật để thu hút người dân và kỹ năng thúc đẩy, tạo
diéu kiện cho cán bộ khuyến nông
PRA tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá trình xác định vấn để, xác định mục tiêu, ra quyết định thực hiện
giám sát và đánh giá.
Trang 29Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một
cách bền vững thông qua sự nổ lực của chính cộng đồng.
PRA luôn dé cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của cán bộ
khuyến nông
2.1.5 Ma trận SWOT (mạnh - yếu - triển vọng - rủi ro)
+ Định nghĩa
Ma trận SWOT là một trong những công cụ thu thập, phân tích và đánh
giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho mô tả điểm nghiên cứu Ma trận SWOT xác định được những mặt mạnh (Strengths), yếu (Weakness), cơ hội
(Opportunities) và rủi ro (Threats) gọi tắt là SWOT.
Ma trận SWOT là kỹ thuật thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin cung cấp bởi nông dân và các người khác trong làng xã, cộng đồng hoặc các
tài liệu sẵn có Nó được sử dụng để xác định những điểm mạnh — yếu — cơ hội —
rủi ro của các điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế — xã hội nào đó trong
một thời gian nhất định.
+ Các yếu tố trong ma trận SWOT.
Mạnh : Các diéu kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên thúc đẩy sản xuất Yếu : Ngược lại là các yếu tố bất lợi, điều kiện cần trở sự phát triển.
Triển vọng : Những phương hướng cần thực hiện nhằm tối ưu hoá các
điều kiện phát triển các biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra.
Rủi ro : Yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, không mong đợi, hạn chế
hoặc triệt tiêu sự phát triển.
+ Các bước thiết lập ma trận SWOT
1 Tiếp xúc chính quyển địa phương, giải thích lý do và mục đích công
12
Trang 302 Xác định thành phần, số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi
nhóm, số người mỗi nhóm từ 5 — 10.
3 Ấn định ngày giờ và địa điểm làm việc cho từng nhóm.
4 Mỗi nhóm cử một người ghi biên bản thảo luận chia thành 4 cột cho
mỗi mức mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro.
5 Nhóm nghiên cứu cử một người phụ trách nhóm, các nhóm có thể họp
riêng để kết quả phong phú hơn.
6 Người phụ trách nhóm giải thích rõ lý do và mục đích cần đạt được sau
thảo luận SWOT là 1- 2 giờ, càng nhiều ý kiến tham gia càng tốt.
7 Mỗi nhóm cử ra một người trình bày kết quả và thảo luận ngay sau đó.
8 Nhóm nghiên cứu tap hợp các bảng này để tổng hợp thành tài liệu phục
vụ cho các công việc kế tiếp.
2.1.6 Các khái niệm liên quan đến cộng đồng
Cộng đồng: là tập hợp người sống thành thành một xã hội trong cùng
một thời gian, trên cùng một lãnh thổ đã được xác định, có chung đặc điểm tâm
lý tình cảm, có quan hệ gắn bó với nhau thành một khối và tạo ra một mạng
lưới thông tin với nhau.
% Cộng đồng nông thôn: Là cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn Đây là cộng đồng tương đối đơn giản và thuần nhất về mặt xã hội, hoạt
động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp.
% Phát triển cộng đông: Là quá trình phát triển qua đó những nỗ lực của
người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyên để cải thiện các điều kiện KT
-XH - VH của cộng đông và giúp các cộng đồng này hoà nhập vào sự phát triển
chung của quốc gia, đồng thời đóng góp vào cuộc sống quốc gia bằng những
thay đổi của cộng đồng.
Trang 31% Tham gia cộng đông: Quá trình trong đó các cư dân của cộng đồng
trực tiếp đảm nhiệm thực hiện một phần nào đó trong công việc chung của cộng đồng hoặc có kế hoạch tác động đến việc lập kế hoạch thực hiện, quản lý, sử
dụng hoặc duy trì một dịch vụ, phương tiện hoặc hoạt động nào đó của cộng
đồng
2.2 Phuong pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học
Thu thập số liệu thứ cấp: Tiến hành liên hệ với Hội LHPN, Trung tâm
Khuyến Ngư để thu thập một số thông tin về các đặc điểm tình hình KT - XH,
sự phân bố hộ có tham gia NTTS Tham khảo các tài liệu các báo cáo địaphương.
Thu thập số liệu sơ cấp: Kết hợp với phiếu bản hỏi và phỏng vấn trực tiếp
các nông hộ có tham gia NTTS ở các xã trong toàn Huyện Ninh Hải, đặc biệt là
các thành viên nữ trong gia đình nhằm thu thập số liệu và quan sát đánh giá thực
tế tình hình kinh tế của từng hộ gia đình.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tiến hành tổng hợp các số liệu đã thu thập và xử lý bằng Word, Excel.
2.2.3 Phuong pháp tiếp cận tham gia
Dựa theo quan điểm tiếp cận “tham gia” ta có thể sử dụng các phương
pháp thu hút tham gia của người được nghiên cứu vào mục tiêu nghiên cứu Phương pháp tiếp cận tham gia được cụ thể hoá qua các phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp xây dựng bản đồ, phân tích lịch công việc hàng ngày, đánh
14
Trang 32giá nhu cầu, phân tích nguyên nhân kết quả, Phương pháp này thu hút tối đa
sự quan tâm, đóng góp của phụ nif và nam giới trong hoạt động san xuất góp phân xây dựng quê hương giàu đẹp thực hiện mục tiêu phát triển xã hội công
bằng và văn minh
Trang 33Chương 3
TỔNG QUAN
3.1 Tổng quan về lịch sử huyện Ninh Hải - Tỉnh Ninh Thuận
Ninh Hải là một trong bốn huyện thị của Tỉnh Ninh Thuận, là vùng đất được hình thành khá sớm từ năm 1693, vùng này đã được chúa Nguyễn thành
lập địa danh hành chính Cùng với sự biến động của lịch sử, địa danh và cả địa
giới hành chính huyện Ninh Hải đã nhiều lần thay đối.
Thiên nhiên đã tạo dựng và ban phát cho Ninh Hải một nguồn tài nguyên phong phú trên cả một vùng đất rộng 57.122 ha gồm vùng núi, đồng bằng, vùng
ven biển cùng với bàn tay con người cần cù lao động.
Bờ biển kéo dài 67.000 km có nhiều ngọn núi che chắn tạo ra nhiều ô,
vũng lớn như Đầm Vĩnh Hy, Đầm Chong, Đầm Nai rất thuận lợi cho ghe thuyền
đặc biệt là khai thác NTTS
Cùng với khí hậu nắng nóng — nghề làm muối cũng có hướng phát triển
như Phương Cựu, Ninh Chữ, Khánh Nhơn, Đầm Vua đó là tiém năng to lớn của
huyện.
Thiên nhiên còn ưu đãi cho huyện Ninh Hải nhiều cảnh đẹp sinh động có
sức thu hút khách từ Tỉnh khác đến du lịch như: khu du lịch Ninh Chữ Sài Gòn,
suối Lồ Ổ Vĩnh Hy, Biển Bình Tiên.
Đường giao thông quốc lộ số 1, đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua Ngoài ra có Cảng Vĩnh Hy, Vịnh Biển Ninh Chữ rất thích hợp cho ngành giao
thông hàng hải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế — Giao thông đường biển đánh
bắt xa bờ
Trang 343.2 Điều kiện tự nhiên
3.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Ninh Hải là một huyện ven biển ở phía Bắc Tỉnh Ninh Thuận, nằm
trong tọa độ địa lý với kinh độ Đông từ 10632730” đến 109°14'00” và 11937°05” đến 11061°10” vĩ độ Bắc Phía Đông của huyện giáp Biển Đông, phía
Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp Thi xã Phan Rang — Tháp Chàm, phía
Bắc giáp huyện Cam Ranh - Khánh Hoà
Diện tích tự nhiên của huyện là 57.122 ha (năm 2003) với số dân 126.108
người, mật độ dân số 221 ngudi/km’, toàn huyện có 11 xã và một Thị trấn
Khánh Hải, trong đó có 6 xã mién núi (Phước Kháng, Phước Chiến, Lợi Hải,
Công Hải, Phương Hải và Vĩnh Hải).
Với vị trí địa lý, vùng biển như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
thuỷ sản của huyện phát triển Sự tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế với các Tỉnh
Đông Nam Bộ, vùng Duyên Hải Miễn Trung, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
trong huyện cũng như kinh tế Tỉnh nhà.
3.2.2 Địa hình
Toàn Huyện có 3 dạng địa hình chính:
+Dạng địa hình đổi núi cao
Đất đai phần lớn nằm ở phía Bắc huyện loại đất chủ yếu là đất Granit có
độ dốc lớn, thẩm thực vật nghèo nàn, sản xuất nông nghiệp phát triển chậm Độ
cao núi từ 500m - 1000m, cao nhất là đỉnh Núi Chúa 1.139,72m Diện tích tự
nhiên 23.440 ha chiếm 41,03% diện tích toàn huyện, thích hợp phát triển cây
công nghiệp, trồng rừng.
Trang 35+Dạng địa hình đôi cát ven biển
Đất đai phần lớn nằm ở phía Đông và phía Nam của huyện Loại đất ở
đây chủ yếu là đất cát đến cát pha độ cao dưới 100m tạo thành một dãy dài và
hẹp chạy dọc ven biển Với địa hình này và diện tích tự nhiên 26.508 ha rất thích
hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.
+Dạng địa hình vùng đồng bằng
Phần lớn đất đai có độ cao từ 10 — 30m, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và dốc dan ra biển, là một miền rộng
lớn và liên tục Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện.
3.2.3 Khí hậu thời tiết
Huyện Ninh Hải có đặc trưng về khí hậu nhiệt đới gió mùa và do tính chất
của địa hình nên ở Ninh Hải có khí hậu khô hạn, mưa ít, bốc hơi nhiều, độ ẩm
thấp, nắng và nhiệt độ cao quanh năm Là huyện có khí hậu đặc biệt so với các
vùng khác, nhiệt độ bình quân trong năm 27,7°C, số ngày mưa trong năm bình
quân khoảng 60 ngày, lượng mưa tập trung vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 chiếm 70% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài 8 đến 9 tháng.
3.2.4 Thổ nhưỡng
Điều kiện thổ nhưỡng được phân theo các nhóm nhữ sai:
+ Đất cát ven biển: Thành phần của cát là cát pha, tầng màu mỏng, chủ yếu là cát rời Loại đất này chủ yếu trồng rừng phòng hộ, một số diện tích vùng
thấp có điều kiện tưới trồng các loại cây như: hành, tdi, nho, dưa lấy hạt
+ Nhóm đất mặn: Loại đất này sử dụng ở vùng chủ động nước, phổ biến
ở Đầm Nai rất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản.
18
Trang 36=.r—m= SO SS pe RR TT te
+ Nhóm đất phù sa: Đây là loại đất tốt, tầng đất dày, đất có phản ứng chua vừa, ít chua, giầu mùn fhích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây
nông nghiệp |
+ Các loại đất vùng đổi núi: Thích hợp với các loại cây lâu năm và một
số loại cây ngắn ngày.
3.2.5 Nguồn nước
Nguồn nước mặt mà Huyện đang sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chủ
yếu là từ nguén nước đập Nha Trinh Lâm Cấm Các sông suối có lưu vực nhỏ,
ngắn, đốc chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô không có nước Một số sông suối
trung bình như: Sông Trâu - Bà Râu thì chưa xây dựng được các đập hỗ chứa
nên chưa tận dụng được nguồn nước Nguồn nước mặt trước mắt di dùng, nhưng
phân bố không déu theo không gian và thời gian và chưa có hệ thống thuỷ lợi
đây đủ để đảm bảo cho nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp, dân sinh và các
ngành kinh tế khác.
Nguồn thủy triéu có tính chất phức tạp vừa có nhật triểu vừa có bán nhật
triểu Biển Ninh Hải có thủy triểu thấp, biên độ dao động từ 1,88 — 2,2 m nên
không ảnh hưởng xấu cho sản xuất nông nghiệp mà có diéu kiện thuận lợi cho
việc nuôi trồng thủy sản ở Đầm Nại.
3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.1 Điều kiện kinh tế
3.3.1.1 Tình hình sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ninh Hải năm 2003 được mô tả chỉ
tiết qua bang sau:
Trang 37Bảng 1: Tình Hình Sử Dụng Đất của Huyện Ninh Hải Năm 2003
-5 Mặt nước nuôi trồng thuỷ san 1.116 1,95
Il Đất lâm nghiệp 14.105 24,69
ĩ Nguên tin: Niên giám thống kê Huyện Ninh Hải năm 2003
Qua bảng 1 cho ta thấy toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 57.122ha,
đất sử dụng nông nghiệp chiếm 26,85% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất
trồng cây hàng năm chiếm 23,05% diện tích tự nhiên
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 1,95% đứng sau đất trồngcây hang năm Diện tích NTTS được mở rộng nuôi ở trên ca 3 vùng sinh tháinhư: nuôi tôm nước mặn, nước lợ; nuôi ốc hương, trồng rong sụn theo bãi triều;
nuôi cá nước ngọt theo ao, ruộng lúa.
Để thực hiện được chương trình phát triển ngành thuỷ sdn nói chung và
phát triển NTTS nói riêng của huyện Ninh Hải, những năm tới tiếp tục thực hiện các dự án NTTS thông qua việc mở rộng điện tích nuôi trồng từ các vùng đất
20
Trang 38hoang hoá, đất chưa sử dung (toàn huyện hiện có 23.909 ha đất chưa sử dụng
chiếm 41,86%), đất nông nghiệp bị nhiễm mặn có năng suất thấp Đồng thời
khôi phục lại rừng phòng hộ ven biển để cân bằng sinh thái.
3.3.1.2 Dân số — lao động
Dân số: Tình hình dân số của huyện Ninh Hải nănm 2003 phân theo
nhóm đân tộc được mô tả ở bảng 2
Bảng 2: Tình Hình Dân Số huyện Ninh Hải Năm 2003 Phân theo Nhóm Dân
Tộc
Số hộ (hộ) Số nhân khẩu (người)
STT Nhóm dân tộc Số lượng Cơ Số lượng Cơ
(hộ) cấu(%) (người) cấu(%)
1 Dântộc Kinh — 18.718 78,25 96.726 76,70
2 Dân tộc Ra-glai 3.381 14,13 19.395 15,38
3 Dân tộc Chăm 1.755 7,34 9.852 7,88
4 Dân tộc Hoa 29 0,12 50 0,04 5_ Nhóm dân tộc khác 39 0,16 85 0,07
Tổng cộng 23.922 — 100,00 126.108 100,00
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Ninh Hải năm 2003
Qua bảng 2 chúng ta nhận thấy tỉ lệ dân tộc chiếm cao nhất là người Kinh
chiếm 76,70% tổng dân số trong huyện Đây cũng là nhóm người tập trung sống chủ yếu ở các xã ven biển như: Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải và các xã đồng
bằng: Hộ Hải, Tân Hải, Thị trấn Khánh Hải.
Nhóm đồng bào dân tộc Ra-glai chiếm 15,38% và dân tộc Chăm chiếm 7,88 % sau người Kinh Nhóm dân tộc này cư trú chủ yếu ở các xã miễn núi
vùng xa xôi hẻo lánh như xã Phước Chiến, Phước Kháng, Xuân Hải, Lợi Hải.
Ngoài ra, nhóm dân tộc khác như Tày, Thái, Hoa, Nùng, H mông, Gia Rai, Ê-đê,
Trang 39Sán Chay và Churu di cư từ Tỉnh khác về hoặc từ các huyện khác trong Tỉnh đến
với số lượng không nhiều (0,07%) Mỗi nhóm dân tộc họ sống quây quân trong
cộng đồng của minh, không xen lẫn vào dân tộc khác.
Lao động
Bảng 3: Phân Bố Lao Động Trong Độ Tuổi Phân theo Ngành Nghề ở Huyện
Ninh Hải Năm 2003
Nguồn tin: Niên giám thống kê Huyện Ninh Hải năm 2003
Theo thống kê năm 2003, số người trong độ tuổi lao động hiện có là
56.183 người, đây cũng là nguồn nhân lực lớn góp phần phát triển kinh tế của
huyện huyện Ninh Hải là một huyện phát triển nông nghiệp chủ yếu nên lực
lượng lao động trong ngành rất cao chiếm 59,2% và lực lượng lao động trong
thuỷ sản cũng chiếm một số lượng đáng kể 14,2% Tuy lực lượng lao động dồi
dào nhưng vẫn còn tỉ lệ lao động chưa có việc làm ổn định cao chiếm 4,2%, qua
đó chính quyền địa phương nên có biện pháp cụ thể hơn để tạo công ăn việc làm
cho người dân trong huyện được ổn định nâng cao mức sống của họ.
22
Trang 403.3.1.3 Tình hình phát triển nông - lâm — ngư nghiệp
+Tréng trọt
Trong năm 2003 cây lúa đạt sản lượng thóc 36.697 tấn/ năm, cây hoa màu
cũng đạt được 1.869 tấn/năm Do diéu kiện thời tiết không thuận lợi, đầu năm
nắng hạn kéo dài, cuối năm xảy ra lũ lụt làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây
trồng Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các ban ngành lãnh đạo và bà con nông dân
trên toàn huyện nên sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chuyển biến tích cực Chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất không chủ động nước,
vùng sản xuất cây lúa kém hiệu quả sang trồng những cây có hiệu quả như :
mía, bắp lai, thuốc lá
+ Chăn nuôi thú y
Tổng đàn gia súc toàn huyện đang có xu hướng tiếp tục tăng, đàn trâu bò:
27.635 con, heo: 12.146 con, dê — cừu: 24.472 con Toàn huyện đã thực hiện tốt
công tác tiêm phòng gia súc đạt 72%, đồng thời phối hợp với các ngành chức
năng của Tỉnh thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, môi trường xung quanh lò mổ
gia súc, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng
+Lam nghiệp
Công tác quản lý bảo vệ rừng thường xuyên được chú trọng Trong năm
2003 Hạt Kiểm Lâm và Ban Quản Lý rừng phòng hộ huyện Ninh Hải đã tăng
cường cán bộ vùng, kết hợp với xã để tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân
ngăn chặn nạn phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng trái phép Trong năm đã
xảy ra 2 vụ cháy rừng, xử lý 6 vụ phá rừng làm rẫy trái phép và 14 hộ lấn chiếm
trái phép 6,6 ha đất lâm nghiệp của Vườn Quốc Gia Núi Chúa, xử lý 158 vụ khai
thác vận chuyến lâm sản trái phép, thu nộp ngân sách 56,5 triệu đồng.