ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:8770 /KH-SGD&ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnhphúc Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2009 KẾHOẠCH Triển khai công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2009-2010 Thực hiện công văn số 5788/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/7/2009 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định CLGD năm học 2009-2010 và các công văn số 985/UBND-VHKG ngày 10/02/2009 về việc thực hiện quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, công văn số 986/UBND-VHKG ngày 10/02/2009 về việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông, công văn số 5351/UBND-VHKG ngày 11/06/2009 về việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở của UBND Thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng kếhoạch triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2009-2010 như sau: I. Mục đích, yêu cầu: 1. Mục đích: - Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. - Qua công tác KĐCLGD, các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu để có kếhoạch đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Yêu cầu: - Mỗi đơn vị thành lập Ban điều hành công tác KĐCLGD. - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia công tác KĐCLGD nắm vững được nghiệp vụ về công tác KĐCLGD. - Các cơ sở giáo dục phổ thông tiến hành công tác tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, thực hiện tốt kếhoạch cải tiến chất lượng và đúng tiến độ quy định. - Đánh giá đúng thực trạng của đơn vị, chống bệnh thành tích trong công tác KĐCLGD. - Các cá nhân chịu trách nhiệm trước công việc được giao, Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng. II. Nhiệm vụ và giải pháp: 1. Nhiệm vụ: - Tất cả trường Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) tiến 1 hành công tác tự đánh giá theo quy trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định. Triển khai đánh giá ngoài 100% trường THCS, khoảng 20% số trường Tiểu học, 20% số trường THPT. - Các trường Tiểu học, THCS, THPT thực hiện tốt kếhoạch đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục; phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu mà cơ sở giáo dục đã chỉ ra trong báo cáo tự đánh giá. 2. Giải pháp: - Phổ biến nội dung cơ bản và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KĐCLGD tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong cơ sở giáo dục. - Thành lập các đoàn đánh giá ngoài. Cử cán bộ đánh giá ngoài tham gia tập huấn nghiệp vụ. - Sở GD&ĐT thành lập ban điều hành công tác KĐCLGD. Mỗi Phòng GD&ĐT cử 01 lãnh đạo Phòng phụ trách công tác KĐCLGD, 02 chuyên viên chuyên trách công tác KĐCLGD (01 chuyên viên phụ trách cấp Tiểu học, một chuyên viên phụ trách cấp THCS). III. Tổ chức thực hiện: Công tác KĐCLGD được thực hiện theo đúng các quy định tại quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc ban hành quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT (Quyết định 83) và các quyết định, thông tư của Bộ GD&ĐT ban hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng cấp học: Quyết định số 04/2008/QĐ-BGĐT ngày 04/02/2008 ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học (Quyết định 04), Thông tư số 12/2009/TT-BGĐT ngày 12/05/2009 ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (Thông tư 12), Quyết định số 80/2008/QĐ-BGĐT ngày 30/12/2008 ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Quyết định 80). 1.Trách nhiệm của Sở GD&ĐT: -Thành lập 6 tổ công tác để hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra công tác tự đánh giá của các Phòng GD&ĐT, các trường THPT. -Xây dựng kếhoạch KĐCLGD, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục phổ thông do Sở GD&ĐT quản lý để thực hiện KĐCLGD theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. -Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác KĐCLGD; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động KĐCLGD; -Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông do Phòng GD&ĐT quản lý và cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý. -Lập kếhoạch đánh giá ngoài, đánh giá lại và ra quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại. -Tiếp nhận báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo đánh giá lại (nếu có). -Thực hiện các thủ tục, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài và đánh giá lại. 2 -Thống kê số liệu các cơ sở giáo dục phổ thông đăng ký KĐCLGD; chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông chưa đăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông triển khai kếhoạch phấn đấu để các cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. -Giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông đã được công nhận hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục khi thực hiện kếhoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các kiến nghị trong báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo kết quả đánh giá lại về việc khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao, cải tiến chất lượng các hoạt động giáo dục. -Báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) và Uỷ ban nhân dân Thành phố về các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát. 2.Trách nhiệm của các Phòng GD&ĐT: -Thành lập từ 1 đến 3 tổ công tác để hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra công tác tự đánh giá của các cơ sở dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành công tác KĐCLGD. -Xây dựng kếhoạch KĐCLGD, hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý về việc thực hiện các văn bản liên quan đến KĐCLGD do Sở GD&ĐT và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. -Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo về việc chấp nhận các cơ sở giáo dục phổ thông để đánh giá ngoài và thực trạng quản lý chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý; đề nghị Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý. -Phối hợp với phòng QLT&KĐCLGD, các đơn vị và cá nhân có liên quan để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý. -Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký KĐCLGD các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý để đánh giá ngoài. -Theo dõi các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý thực hiện kếhoạch cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu mà cơ sở giáo dục phổ thông đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá. -Thực hiện các thủ tục và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, đánh giá lại (nếu có); tiếp nhận báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo đánh giá lại và các ý kiến của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài. -Thống kê số liệu các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý đăng ký KĐCLGD; chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý chưa đăng ký KĐCLGD cần triển khai kếhoạch phấn đấu để đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. -Giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý đã được công nhận hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thực hiện các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại, Sở GD&ĐT về việc để khắc phục những tồn tại, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục. 3 -Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo về các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát. 3.Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông: -Thực hiện quy trình tự đánh giá. -Thực hiện các kếhoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá và các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại. -Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ đoàn đánh giá ngoài và đoàn đánh giá lại (nếu có). -Bảo vệ và phát huy kết quả KĐCLGDđã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo dục. -Các sơ sở giáo dục phổ thông chưa đủ điều kiện đăng ký KĐCLGD cần có kếhoạch cam kết phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục để được đăng ký KĐCLGD. 4. Phân công nhiệm vụ các phòng ban thuộc Văn phòng Sở: - Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (QLT&KĐCLGD): + Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, tham mưu với lãnh đạo Sở, chủ trì công tác KĐCLGD. + Xây dựng kếhoạch KĐCLGD, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Phòng GD&ĐT, trường phổ thông trực thuộc thực hiện công tác KĐCLGD. + Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác KĐCLGD, thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng. + Giám sát các Phòng GD&ĐT, các trường trường phổ thông trực thuộc thực hiện KĐCLGD theo quy định của Bộ GD&ĐT. + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của các Phòng GD&ĐT, các trường trường phổ thông trực thuộc. + Lập kếhoạch đánh giá ngoài, đánh giá lại. Trình lãnh đạo thành lập các đoàn đánh giá ngoài. Tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND Thành phố ra quyết định công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. + Tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Sở, UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT về các hoạt động, kết quả liên quan đến công tác KĐCLGD. - Các phòng chuyên môn của Sở, Thanh tra Sở: + Phối hợp với phòng QLT&KĐCLGD chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cấp học do phòng quản lý thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng. Phối hợp với cơ sở để tìm ra từng mặt mạnh, yếu. Giúp cơ sở xây dựng kếhoạch khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. + Tham mưu với lãnh đạo Sở, UBND các Quận, Huyện, Thị xã bổ sung về nguồn lực con người, về cơ sở vật chất để đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đã đề ra trong kếhoạch cải tiến chất lượng giáo dục. + Kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện kếhoạch cải tiến chất lượng. 4 - Phòng Kếhoạch -Tài chính: ra các văn bản hướng dẫn cơ sở lập dự toán và hướng dẫn chi cho các hoạt động về công tác KĐCLGD. - Văn phòng Sở, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội: + Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác KĐCLGD: tổ chức các hội nghị, xe ôtô theo yêu cầu của công tác KĐCLGD. + Công bố công khai kết quả KĐCLGD theo quy định của Bộ GD&ĐT. 5. Lịch làm việc của công tác KĐCLGD trong năm học 2009-2010: Thời gian Đơn vị thực hiện Nội dung công việc 25/8 → 29/8/2009 Sở GD&ĐT Tổ chức tập huấn tự đánh giá cho lãnh đạo, cán bộ Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS, THPT. 30/8 → 15/9 Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Chỉ đạo các trường THPT, THCS, Tiểu học thành lập các hội đồng tự đánh giá. 14/9/2009 Các trường Tiểu học, THCS. Nộp quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá về Phòng GD&ĐT. Các trường THPT Nộp quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá về Sở GD&ĐT. 01/9→ 20/12 Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Chỉ đạo các trường xây dựng cơ sở dữ liệu về KĐCLGD. Hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra cơ sở thực hiện công tác tự đánh giá. 01/9→ 30/9 Các trường THPT, THCS, Tiểu học + Phổ biến chủ trương triển khai công tác tự đánh giá đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. + Tổ chức hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tự đánh giá cho các thành viên của Hội đồng tự đánh giá, giáo viên, nhân viên của nhà trường. + Xây dựng kếhoạch tự đánh giá. 01/10→ 01/12 + Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. + Mã hóa các thông tin và minh chứng thu được. + Các cá nhân, nhóm chuyên trách hoàn thiện các phiếu đánh giá tiêu chí. + Hội đồng tự đánh giá xác định các vấn đề phát sinh từ các minh chứng thu được, xác định thông tin cần bổ sung, viết đề cương chi tiết báo cáo tự đánh giá. + Thu thập, xử lý thông tin bổ sung. + Viết báo cáo tự đánh giá (dự thảo). + Kiểm tra lại thông tin, minh chứng được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá. 5 Thời gian Đơn vị thực hiện Nội dung công việc 01/12→ 20/12 + Họp với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về báo cáo tự đánh giá, xin ý kiến góp ý. + Tiếp thu ý kiến đóng góp. + Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá. + Công bố công khai báo cáo tự đánh giá. 21/12 → 25/12 Các trường THCS, Tiểu học Nộp báo cáo tự đánh giá, hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng (nếu có) về Phòng GD&ĐT. Trường THPT Nộp báo cáo tự đánh giá, hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng (nếu có) về Phòng QLT&KĐCLGD Sở GD&ĐT. 26/12/200 9 → 24/01/201 0 Phòng GD&ĐT + Kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của các trường THCS, Tiểu học thông báo cho các trường biết hồ sơ có được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện. + Lên kếhoạch triển khai khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của trường. Các trường THCS, Tiểu học Hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá nếu Phòng GD&ĐT yêu cầu. Sở GD&ĐT + Kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của các trường THPT, thông báo cho các trường biết hồ sơ có được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện. + Lên kếhoạch triển khai khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của trường. Trường THPT Hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá nếu Sở GD&ĐT yêu cầu. 25,26 /01 Phòng GD&ĐT Nộp công văn và hồ sơ các đơn vị được đề nghị đánh giá ngoài về Phòng QLT&KĐCLGD Sở GD&ĐT. 27/01/ → 14/02 Sở GD&ĐT + Kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng. + Thông báo tới các Phòng GD&ĐT, các trường THPT những hồ sơ được chấp nhận đề nghị đánh giá ngoài. + Báo cáo UBND thành phố vàBộ GD&ĐT về các trường được chấp nhận đánh giá ngoài. 15/02 → 28/02 Sở GD&ĐT + Lập kếhoạch đánh giá ngoài các trường, thông báo công khai trên Website của Sở. + Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập các Đoàn đánh giá ngoài. 6 Thời gian Đơn vị thực hiện Nội dung công việc 01/03 → 14/04 Đoàn đánh giá ngoài + Tổ chức đánh giá ngoài. + Đoàn đánh giá ngoài thông báo dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho các trường được đánh giá. + Đoàn đánh giá ngoài thông báo với trường ý kiến tiếp thu hay bảo lưu (nếu có ý kiến phản hồi). Các trường THPT, THCS, Tiểu học + Phối kết hợp với đoàn Đánh giá ngoài tiến hành công việc đánh giá ngoài. + Nhận bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. + Có ý kiến phản hồi nếu không nhất trí với bản dự thảo. 15,16 /04 Các trường THPT, THCS, Tiểu học Nộp về Sở GD&ĐT công văn khiếu nại kết luận của đoàn đánh giá ngoài, đề nghị đánh giá lại (nếu có). 15/04 → 31/05 Sở GD&ĐT Tổ chức đánh giá lại (nếu có): + Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn đánh giá lại. + Tiến hành các bước đánh giá lại. + Báo cáo kết quả đánh giá lại. 01/06 → 17/06 Sở GD&ĐT + Trình UBND thành phố ra quyết định công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3. + Giám đốc Sở ra quyết định tạm thời công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp độ 1 hoặc cấp độ 2. + Công bố công khai kết quả đánh giá ngoài trên Website của Sở. 18/06 Phòng GD&ĐT Nộp báo cáo các hoạt động liên quan đến KĐCLGD về UBND cấp huyện và Sở GD&ĐT. 28/06 Sở GD&ĐT Nộp báo cáo các hoạt động liên quan đến KĐCLGD về UBND Thành phố và Bộ GD&ĐT. Nơi nhận: -UBND Thành phố; -Lãnh đạo Sở GD&ĐT; -Các phòng ban của Sở; -Các Phòng GD&ĐT; -Các trường THPT; -Lưu: VT, QLT. để b/c để thực hiện KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (đã ký) Đoàn Hoài Vĩnh 7