1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kỳ học phần lịch sử văn minh thế giới chủ Đề nguồn gốc của các cuộc phát kiến Địa lý

12 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 183,06 KB

Nội dung

Bài tiểu luận này trình bày cô đọng về nguồn gốc dẫn tới các cuộc hải trình vĩ đại của con người, từ bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế cho đến những thành tựu khoa học công nghệ đã tạo

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO NGÀNH CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG HỌC

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ: NGUỒN GỐC CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ

Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương

Tên sinh viên: Bùi Nam Khánh - CATBD51C10052

Trần Thị Phương Linh - CATBD51C10054

Lê Văn Mạnh - CATBD51C10057

Dương Trí Mạnh - CATBD51C10058

Mã lớp: LSVMTG-CATBD51.13_LT

Hà Nội, tháng 11, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1.Bối cảnh lịch sử

1.1.Về kinh tế xã hội

1.2.Về chính trị

1.3 Về văn hoá tư tưởng

1.4.Kết luận và liên hệ

2.Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý:

2.1 Kinh tế, bối cảnh xã hội:

2.2 Nhu cầu buôn bán và trao đổi hàng hoá:

2.3 Sự tập trung hoá về quyền lực chính trị:

2.4 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:

2.5 Sự tiến bộ về kiến thức địa lý:

3 Đánh giá về nguồn gốc các cuộc phát kiến địa lí:

NGUỒN THAM KHẢO

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các cuộc phát kiến địa lí của châu Âu vào thế kỉ XV-XVII đã đem lại bước ngoặt lớn cho lịch sử nhân loại Không chỉ tìm ra được những vùng đất mới, nó đem lại những biến đổi mạnh mẽ về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa, là tiền đề cho sự khai sinh của nhiều quốc gia, nổi bật nhất trong đó là Hoa Kỳ

Những nhà thám hiểm châu Âu, theo tiếng gọi của những chuyến phiêu lưu đã lên đường tìm cho mình con đường đến với phía Đông cho thỏa trí tò mò

về giai thoại, về các bản ghi chép do người xưa để lại Những thương nhân mong muốn mở rộng thị trường buôn bán, quyết tâm tìm ra một con đường khác đến phía Đông nhằm né tránh vướng mắc trong tuyến đường giao thương cũ Tuy chỉ là những khát vọng, dù nhỏ bé hay vĩ đại, ngờ đâu lại đem đến kết quả

to lớn cho bản đồ địa chính trị, cũng như sự phát triển của cả nhân loại

Bài tiểu luận này trình bày cô đọng về nguồn gốc dẫn tới các cuộc hải trình vĩ đại của con người, từ bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế cho đến những thành tựu khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho nhân loại tiến vào một thời đại khám phá

Trang 4

1.Bối cảnh lịch sử

“Thời kì từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII của lịch sử tây Âu được gọi là thời

kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.”

1.1.Về kinh tế xã hội

Trong thời kì này, phương thức sản xuất phong kiến vẫn chiếm địa vị

và vai trò thống trị, tức là lãnh chúa là kẻ nắm trong tay phần lớn đất đai, còn nông dân phải làm việc cho lãnh chúa và bị bóc lột thậm tệ bằng địa tô

Nông nghiệp chậm phát triển những vẫn có một vài bước tiến nhất định Một số nơi ở Tây Âu thời bấy giờ đã có xu hướng sản xuất chuyên môn hoá trong sản xuất nông phẩm để phục vụ thương mại Ví dụ: Hà Lan chuyên nuôi bò sữa, xuất khẩu bơ, pho mát,…

Trái ngược với nông nghiệp, các ngành kinh tế thủ công nghiệp đã có

sự phát triển mạnh mẽ, sức sản xuất ở Tây Âu tăng cao do áp dụng thành công

những phát minh và tiến bộ kỹ thuật sản xuất “Nhiều nghề thủ công mới ra đời,

các thành thị vẫn tiếp tục giữ vai trò là trung tâm của thủ công nghiệp Vào thế

kỷ XV, ở Pari có 350 nghề thủ công, ở Maino có trên 190 nghề, Lao động thủ công từ hợp tác đơn thuần đã tiến tới chỗ phân công lao động tỉ mỉ, do đó hiệu suất lao động được nâng cao.”

“ Trên cơ sở phát triển của sức sản xuất và kinh tế hàng hoá, hình thái

sản xuất đầu tiên của chủ nghĩa tư bản là công trường thủ công ( tập trung và phân tán ) đã xuất hện và cùng với nó là sự ra đời của giai cấp tư sản.” Như

vậy, ta có thể thấy được rằng xã hội thời bấy giờ đã xuất hiện thêm một giai cấp

hoàn toàn mới, đó là giai cấp tư sản; bên cạnh đó, “từ thế kỷ XV, quan hệ tư bản

chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.”

Trang 5

Chính sự ra đời của giai cấp này đã dẫn đến bộ mặt kinh tế ở các nước Tây Âu thay đổi so với trước đây, tức là hình thức sản xuất phong kiến đang dần dần bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi chủ nghĩa tư bản

Tóm lại, kinh tế xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII có những chuyển biến lớn và quan trọng, nguyên nhân chính là sự xuất hiện của giai cấp tư sản và quan hệ tư bản chủ nghĩa

1.2.Về chính trị

Chính trị Châu Âu thời bấy giờ diễn biến khá phức tạp Quý tộc vẫn là

kẻ nắm quyền thống trị về chính trị, chế độ phong kiến ở thành thị tiếp tục chiếm địa vị chủ yếu

Tuy nhiên, sau đó, “sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự xuất

hiện một hình thức mới của nhà nước phong kiến, đó là nhà nước quân chủ chuyên chế.” 1 Và chủ nghĩa chuyên chế phong kiến đã giành thắng lợi tại một số

nước như Anh, Pháp,… chính điều này đã góp phần thống nhất Châu Âu thành

những vương quốc nhất định “These alliances of nobles under one king began

the process that eventually organized Europe into the nations we know today.”

Tạm dịch là : Những liên minh quý tộc dưới quyền của một vị vua đã bắt đầu

quá trình cuối cùng tổ chức châu Âu thành các quốc gia mà chúng ta biết ngày nay Có thể suy ra rằng đây là tiền đề hình thành của những quốc gia Châu Âu

hiện nay

Ngoài ra, chế độ quân chủ chuyên chế còn làm chỗ dựa cho giai cấp tư sản Nhà vua đã đưa ra những chính sách có lợi cho giai cấp tư sản, tuy nhiên đó chỉ là một sự liên minh lỏng lẻo và tạm thời giữa giai cấp tư sản và vương quyền

1 Nguyễn Thái Yên Hương, 2005 Liên bang Mỹ: Đặc điểm xã hội- văn hoá Văn hoá thông tin.

Trang 6

Tóm lại, trong giai đoạn này, chính trị đã có những thay đổi lớn và quan trọng, cụ thể là sự ra đời của hình thức nhà nước phong kiến mới là chế độ quân chủ chuyên chế

1.3 Về văn hoá tư tưởng

Trước đó ở Châu Âu, con người bị giam hãm trong những tư tưởng

bảo thủ, lỗi thời, ngột ngạt của Giáo hội và chế độ phong kiến “ Suốt thời sơ

kỳ và trung kỳ trung đại, văn hoá Tây Âu bị giáo hội chi phối và lũng đoạn Thần học được coi là “Bá chúa của các môn khoa học” Cả thầy dạy lẫn nội dung giảng dạy đều bị giáo hội chi phối Tư tưởng duy tâm thần học giam hãm con người trong vòng u tối, lạc hậu.”

Như đề cập ở trên, trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản ra đời, chính điều này đã tạo lên một bức tranh hoàn toàn mới về văn hoá tư tưởng ở phương tây thời bấy giờ Tư tưởng của giai cấp tư sản đối lập so với Giáo hội và xã hội phong kiến

“Giai cấp tư sản mới ra đời đòi hỏi một nền văn hoá phù hợp với đời sống và lợi ích của họ Vì thế, họ đấu tranh chống lại giáo lý hà khắc của Giáo hội.” Chính vì thế, cuộc đấu tranh về tư tưởng nổ ra là điều không thể

tránh khỏi giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến Trong giai đoạn này, ở Tây Âu đã diễn ra phong trào văn hoá Phục hưng và phong trào Cải cách Tôn

giáo “Kết quả là tư tưởng được giải phóng và nền văn hoá Tây Âu có một bước

nhảy vọt.” Không những thế, hai phong trào trên xảy ra đã đem lại nhiều giá trị

to lớn về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng cho lịch sử văn minh nhân loại

Tóm lại, văn hoá tư tưởng trong thời đại này đã có một bước ngoặt quan trọng, chủ nghĩa tư bản đã đem lại những tư tưởng tiến bộ hơn so với xã hội phong kiến thời trước

Trang 7

1.4.Kết luận và liên hệ

Ta có thể thấy được, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, lịch sử Châu Âu

đã có những chuyển biến lớn Thời kì này là thời kì quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, vì vậy, những mâu thuẫn giữa hai chế

độ nảy sinh là điều hoàn toàn dễ hiểu Và chính những mẫu thuẫn về kinh

tế, xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu chuẩn bị bước vào giai đoạn mới đã tạo tiền đề cho những phát kiến lớn về địa lí diễn ra.

2.Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý:

2.1 Kinh tế, bối cảnh xã hội:

Do mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử của Tây Âu bước vào thời kì quá

độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản Nguyên nhân quan trọng nhất là do việc giao thương buôn bán trực tiếp giữa phương Đông

và châu Âu gặp bế tắc và nhiều trở ngại Do trước đó, giai cấp phong kiến

ở phương Tây vốn đã tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hoá xa xỉ như gia

vị, tơ lụa và đồ vàng báu châu ngọc mang từ phương Đông sang Từ cuối thế kỉ 15, hàng hoá phương Đông trở nên khan hiếm, giá cả cao vọt do các thương lộ sang phương Đông gặp những trở ngại và khó khắn Thứ nhất

là do một trong những con đường buôn bán chủ yếu của châu Âu với phương Đông là con đường qua Địa Trung Hải (do người Italia nắm quyền sau cuộc Thập tự chinh) Tuy nhiên, những người Italia vẫn phài nhờ vào sự môi giới của người Ả Rập, vì người Ả Rập đã kiểm soát toàn

bộ con đường buôn bán phía Nam sang Ấn Độ hoặc là đi qua Ai Cập và Hồng Hải, hoặc là đi theo sông Tigris và sông Euphrates đến vịnh Ba Tư

Vì vậy, người Ả Rập đã dựng lên một hàng rào bất khả xâm phạm giữa

Ấn Độ và châu Âu, khiến cho công việc giao thương giữa châu Âu và

Trang 8

phương Đông gặp nhiều trở ngại Thứ 2 là do con đường xuyên qua đại lúc châu Á đến Trung Quốc bị dân du mục của các nước Afghanistan thay nhau chiếm giữ Thứ 3 chủ yếu là do việc người Thổ Nhĩ Kì chiếm lĩnh mất con đường qua Hắc Hải, vịnh Ba Tư Năm 1453, khi đế quốc

Bidantium diệt vong, người Thổ chiếm lĩnh Congxtangtinop rồi chiếm luôn Tiểu Á và bán đảo Bancang Năm 1475, họ chiếm Crimea Hắc Hải trở thành biển của họ Và hơn nữa là do chính sách kinh tế tàn bạo của người Thổ Những tình hình căng thẳng khiến cho con đường buôn bán này của châu Âu và phương Đông trở nên tuyệt vọng Trong tình hình bế tắc đó, cuộc thám hiểm để tìm đường biển sang phương Đông đã trở nên

có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Những phát kiến địa lí diễn ra là do: đó là long tham vàng của quý tộc và thương nhân châu Âu Đối với người Châu Âu, phương Đông (nhất

là Ấn Độ), trong trí tưởng tượng của họ là một khu vực giàu hương liệu, gia vị, tơ lụa và vàng Một trong những lý do khiến Phương Đông đã được

tô vẽ thành một thế giới thần tiên giàu có trong Nghìn lẻ một đêm(Ả Rập)

và cuốn sách Những truyện kì lạ (du kí của Marco Polo)2 Trung Quốc và

Ấn Độ được coi là thiên đường mà người Tây Âu muốn đi tới Do vậy, mục đích đầu tiên của tất cả những người tham gia thám hiểm là vàng Nhưng mặt khác Tây Âu thời bấy giờ cũng rất cần vàng để phát triển kinh

tế Tư bản đã bắt đầu hình thức tiền tệ dưới cái vỏ bằng vàng Trong khi

đó, Italia cứ nhập siêu mãi trong việc buôn bán với Cận Đông nên vàng

cứ chảy sang phương Đông “Cơn khát vàng” ấy đã phản ánh những mâu

2 Máccô Polo người Ý đã từng qua Trung Quốc và ở đó khoảng 26 năm (1269-1295) trong thời kỳ Hốt Tất Liệt (Nguyên Thế Tổ 1271-1295) trị vì Trở về Ý, ông có kể cho một người bạn tù chép một tập du ký nổi danh, kể về những điều kỳ thú ở Trung Quốc Nhà văn Anh H.Oenxơ đánh giá "cuốn sách đã làm bùng cháy óc tưởng tượng của trí thức châu Âu suốt thế kỉ XIV đến nỗi tiểu thuyết của châu Âu vào thế kỉ XV mượn nhiều cảm hứng trong

đó Về thực tiễn chính cuốn sách đã thúc đẩy sự tìm ra châu Mỹ.

Trang 9

thuẫn và yêu cầu phát triển hơn nữa của quan hệ hàng hoá tiền tệ ở Tây

Âu, thôi thúc các nhà mạo hiểm Tây Âu lao vào những cuộc hành trình đường biển nguy hiểm nhất

2.2 Nhu cầu buôn bán và trao đổi hàng hoá:

Nhu cầu này lớn lên là do dân số châu Âu tăng mạnh trong thế kỉ

15, nhất là sau năm 1450 Bệnh dịch hạch khởi đầu ở Constaninople xảy

ra năm 1347 đã cướp đi sinh mạng của khá nhiều người trên lục địa châu

Âu và chỉ khoảng một nửa dân số của lục địa còn tồn tại Nhưng chỉ khoảng 1 thế kỉ rưỡi sau đó, điều kiện ở đây đã thay đổi Châu Âu trở nên thịnh vượng và phát triển hơn, và Làn sóng Khai Sáng đã thôi thúc những cách nhìn rộng rãi hơn trong tầng lớp trí thức Một yếu tố quyết định tác động đến sự thay đổi cách nhìn đó chính là bùng nổ dân cư trên vùng đất châu Âu sau năm 1450 Sự phát triển dân số thúc đẩy nhu cầu về lương thực, đất đai, phát triển quan hệ buôn bán và mang lại sự thịnh vượng nói chung Địa chủ là tầng lớp thu được nhiều lợi nhuận nhất trước sự bùng

nổ của dân số, kết quả là nhu cầu của họ về những mặt hàng xa xỉ, quý hiếm từ những vùng đất khác của châu Á và châu Phi cũng tăng theo Một tầng lớp thương nhân đã xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn này

2.3 Sự tập trung hoá về quyền lực chính trị:

Thời kì này cũng chứng kiến sự tập trung hoá quyền lực chính trị trong tay những nhà cầm quyền mới, đó là “những chế độ quân chủ

chuyên chế mới” Sự xuất hiện của các nhà quân chủ mới chính là thách thức đối với vị trí của quý tộc phong kiến Các nhà nước quân chủ mới ở châu Âu đã xây dựng quân đội quốc gia, và dùng thuế để trang trải cho các hoạt động của nhà nước Chính các chính quyền quân chủ có ý chí mạnh mẽ này đã tạo dựng nên những vương quốc độc lập Động lực “tạo

Trang 10

cho miền đất mới lạ một mô hình của chúng ta” đã xuyên suốt trong thế kỉ

16 Nếu như ở châu Âu không có những thay đổi chính trị to lớn như vậy, thì chưa chắc thời kì các đế quốc đứng đầu châu Âu đã có khả năng tạo nên các nguồn tài chính và quân sự cần thiết để có thể thực hiện những chuyến thám hiểm dài ngày Sang đến thế kỉ 14, với tiềm năng hàng hải của một số nước châu Âu được phát triển, khi nhu cầu tìm con đường đi sang Đông Á ngắn nhất được đặt ra thì chính những chính quyền quân

chủ mới đã hỗ trợ tài chính cho các chuyến thám hiểm để tìm ra con

đường này Tuy nhiên, trong các phát kiến lớn, điều kiện tinh thần thường

là lực phát động, nhưng bao giờ cũng vậy, động lực chính làm quay guồng máy là những điều kiện vật chất Vào thế kỉ 15, sự phát triển của chủ

nghĩa chuyên chế Tây Âu đã tạo ra những điều kiện vật chất quan trọng cho việc thực hiện những cuộc thám hiểm Bởi vì những tiêu hao về vật chất mà những cuộc thám hiểm trên biển cần đến là rất lớn, vượt quá xa khả năng kinh tế của chúa phong kiến bình thường cũng như các công

tước hay bá tước Việc thám hiểm được coi là những khoản thu nhập quan trọng nhất và được xem là một trong những nhiệm vụ trong chính sách của nhà nước chuyên chế, trong việc củng cố sự vững mạnh của nhà nước chuyên chế Do vậy, trang bị cho những cuộc thám hiểm này chủ yếu là

do nhà nước

2.4 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:

Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, nhất là ngành hàng hải, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các chuyến tham quan và đi thám hiểm vòng quanh trái đất Trước thế kỉ 15, những con tàu chạy trên Địa Trung Hải thường là những con tàu nặng nề và di chuyển chậm Nhưng khi có những sự phát triển KHKT thì châu Âu đã phát minh

ra được loại thuyền buồm lớn có thành cao, lòng rộng có thể đi nhanh và

10

Trang 11

di chuyển dễ dàng hơn Sự xuất hiện và áp dụng của la bàn đã khiến cho việc di chuyển cũng dễ dàng và chính xác hơn Loại phương tiện này

không đòi hỏi lượng thuỷ thủ lớn do đó không tốn kém chi phí cho các chuyến đi Ngoài ra, các nhà hàng hải châu Âu còn tạo nên những kiểu bố trí dây chão cho phép thuyền lớn có thể đi trong gió

2.5 Sự tiến bộ về kiến thức địa lý:

Sự hiểu biết và nhận thức của con người thời kỳ này cũng đã có tiến bộ vượt bậc, nhất là về địa lý Việc các nhà địa lý cổ đã vẽ và chia trái đất hiện tại của chúng ta ra thành 360 độ, khẳng định của họ trái đất có hình cầu cộng thêm với kỹ thuật in ấn bản đồ phát triển cũng góp phần truyền bá rộng rãi nhận thức này Từ cuối thế kỉ 13 đã lưu hành quan niệm quả đất hình tròn Quan niệm này đã được học phái Pitago và sau đó

Arixtot ở Cổ Hy Lạp nghiên cứu Đến thế kỉ thứ 2, nhà thiê văn nổi tiếng ptoleme ở Alexandre trình bày rõ ràng hơn Đến thế kỉ 14, các thuỷ thủ Italia đã lập được những địa đồ tương đối chính xác nhưng phần nhiều chỉ

là địa đồ Địa Trung Hải, khu vực mà họ quen thuộc

3 Đánh giá về nguồn gốc các cuộc phát kiến địa lí:

Nhìn chung những cuộc phát kiến địa lí đều xuất phát từ những nhu cầu phát triển của con người ,những nhu cầu hết sức cần thiết ấy như bàn đạp, thúc đẩy sự khám phá những vùng đất mới để đáp ứng và thoả mãn với những nhu cầu ấy và sự khám phá ấy chính là những cuộc phát kiến địa Điều ấy cũng

đóng góp vai trò như tiền đề mở ra một  phát triển bước ngoặt trong lịch sử loài người.Song điều ấy cũng đem tới nhiều tác động. 

Về tác động tích cực, đầu tiên chính là sự phát triển kinh tế của các quốc

gia châu âu , có sự phát triển họ mới có nhu cầu đi tìm kiếm thêm các thị trường mới,phát triển nền kinh tế hơn nữa.Không những vậy, đó còn là cuộc chạy đua

về cạnh tranh kinh tế tiêu biểu là giữa Tây ban nha và Bồ đào nha , điều ấy càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhu cầu tìm kiếm và phát triển thị trường mới - 1 trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới những cuộc phát kiến địa lí

11

Ngày đăng: 27/12/2024, 07:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w