1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC TÂM LÝ HỌC HÀNH VI VÀ TINH THẦN THỜI ĐẠI DƯỚI THẾ KỈ XX

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Tâm Lý Học, Tâm Lý Học Hành Vi Và Tinh Thần Thời Đại Dưới Thế Kỉ XX
Tác giả Phạm Đình Khang
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Minh Quân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 92,53 KB

Nội dung

Hergenhahn được xem như là một xương sống chủ đạo cho sự phát triển và hình thành một ý tưởng đó, tinh thần thời đại chính là một khái niệm trải dài, có mặt hầu hết ở trong lịch sử phát

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI VÀ TINH THẦN THỜI ĐẠI DƯỚI THẾ KỈ XX

Họ tên sinh viên: Phạm Đình Khang Mã số sinh viên: 48.01.614.029 Lớp sinh viên:TLHGD.A

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Minh Quân

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Minh

Quân đã giảng dạy tận tình qua 6 buổi học, những kiến thức

mới mẻ, những khía cạnh lịch sử của sự hình thành tâm lý học

Trang 3

Mục lục

Lời Mở đầu 3

1 Tinh thần thời đại 4

1.1 Khái niệm tinh thần thời đại 4

1.2 Đặc điểm của tinh thần thời đại 4

2 Phân tích tinh thần thời đại của tâm lý học hành vi 5

2.1 Bối cảnh xã hội ở thể kỉ XX 5

2.2 Tâm lý học hành vi và tinh thần thời đại 5

2.2.1 Tâm lý học hành vi có tiền đề là triết học. 5

2.2.2 Các chủ nghĩa tâm lý học hành vi 6

2.2.2.1 Chủ nghĩa hành vi cổ điển 6

2.2.2.2 Chủ nghĩa hành vi mới 7

2.2.2.3 Chủ nghĩa hành vi bảo thủ 8

3 Điểm đóng góp, hạn chế và kết luận chung 9

3.1 Điểm đóng góp của chủ nghĩa hành vi 9

3.2 Hạn chế của chủ nghĩa hành vi 9

3.3 Kết luận 9

Tài liệu tham khảo 11

Trang 4

Mở đầu

Tinh thần thời đại ( Zeigeist) đã được đề cập đến trong cuốn nhập môn tâm lý học của B R Hergenhahn được xem như là một xương sống chủ đạo cho sự phát triển và hình thành một ý tưởng đó, tinh thần thời đại chính là một khái niệm trải dài, có mặt hầu hết ở trong lịch sử phát triển của các lý thuyết tâm lý học

Nếu như ở thời kì Trung Quốc đại cổ thì tinh thần thời đại của nó chính là sự giải thích con người là gì khi được đặt dưới trời, cái danh và cái thực, cái nào có trước, với đó chính là sự xuất hiện của các bách gia chư tử, thuyết ngũ hành, thuyết âm dương Ở thời kì

Ấn Độ cổ điển lại là đi tìm cái brahma, cái brahma tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào các

sự vật hiện tượng, cái trong luân thường

Và ở thế kỉ XX, sự ra đời của tâm lý học hành vi và các thuyết hành vi là ba chủ nghĩa hành vi là: chủ nghĩa hành vi cổ điển, chủ nghĩa hành vi mới và chủ nghĩa hành vi cực đoan để phục vụ được nhu cầu của bối cảnh nước Mỹ đặt ra đối với việc quản lý nhân sự lao động Tâm lý học hành vi là một làn gió mới khi đã có thể đưa ra được công thức thực hiện hành vi là SOR, giải quyết được phần lớn vấn đề mà thời kì đó đặt ra Thế nhưng đỉnh cao của tâm lý học hành vi hay các thuyết hành vi chỉ thật sự bùng nổ ở thế kỉ XX khi về sau, những mặt hạn chế của các chủ nghĩa hành vi đã được bộc lộ rõ vì đã chọn phương pháp nghiên cứu sai lầm khi đã bỏ ý thức của con người, đặt nó ra ngoài và không liên quan đến hành vi Thế nhưng không thể phủ nhận được những đóng góp và lợi ích của các thuyết hành vi kia khi chúng vừa là tiền đề phát triển của các học thuyết được sử dụng sau này, vừa giải quyết được vấn đề của thời đại đó đang mắc phải

Tinh thần thời đại chính là một phần để giúp các học thuyết ấy có thể phát biểu được trước đám đông hay không khi nó được đặt vào đúng bối cảnh mà xã hội đó đang cần để giải quyết

Trang 5

Nội dung

1 Tinh thần thời đại

1.1 Khái niệm tinh thần thời đại

Trong cuốn nhập môn lịch sử tâm lý học của B R Hergenhahn đã có đề cập đến thuật ngữ: “Tinh thần thời đại ( zeitgeist)” Khái niệm tinh thần đã được xuất phát từ triết học, tinh thần thể hiện cho trạng thái tâm lý bên trong của bản thân Trạng thái này bao gồm vui, buồn, tức giận Tinh thần cũng thường hay được nhắc đến như là một sự truyền thụ, những tinh thần như tinh thần tự giác, tinh thần phát triển Tinh thần thời đại là chỉ trạng thái mà ở thời đại đó, tinh thần ấy được phát triển, nỗi trội nhất Ví dụ như tinh thần thời đại

ở Việt Nam trong những năm trường kì kháng chiến là tinh thần bất khuất, đấu tranh vì độc lập tự do, “sông có thể cạn, núi có thể lỡ, tuy nhiên ý chí Người Việt Nam vẫn trường kì bất khuất,…” Tinh thần thời đại mang đặc trưng riêng, duy nhất của thời kì

Tinh thần thời đại chính là ngọn đuốc của thời đại đó cho việc phát triển các ý tưởng

ở thời kỳ đó Các ý kiến chủ đạo của thời kì đó sẽ được các triết gia hay các nhà tư tưởng học sẽ tiếp thu và phát triển

1.2 Đặc điểm của tinh thần thời đại

Đặc điểm của sự xuất hiện tinh thần thời đại đó chính là phải xuất hiện được nhu cầu thời đại Nhu cầu thời đại bao gồm những thứ mà thời đại đó muốn tìm hiểu, khám phá hay

có một dấu hỏi lớn về nó, nhu cầu thời đại khiến cho một y kiến hay một phát minh có thể được công bố ở tại thời điểm đó hoạt nó chính là sự kìm hãm phát minh đó Lấy ví dụ: trước đây con người luôn trăn trở về việc làm thể nào để liên lạc với người khác nhanh chóng mà không phải chờ đợi Việc liên lạc trước đây chủ yếu là việc đưa thư và phải chờ hồi âm, khoảng thời gian chờ đợi thường sẽ lâu Đến những năm 1876, nhà phát minh Alexander Graham Bell đã là người phát minh ra điện thoại với mục đích là nhằm có thể liên lạc từ khoảng cách xa với thời gian ngắn hơn Và con người chúng ta liên tục cải tiến, phát minh

ra những thiết bị di động ngày càng nhỏ hơn và nhiều chức năng để phục vụ nhu cầu của con người

Trang 6

Con người của xã hội đó cũng chính là nguyên nhân tác động lên tinh thần thời đại Con người ở thời đại đó có chấp nhận với những điều mà họ cho rằng là hợp lý và sẽ bác bỏ

đi những quan điểm mà đối với họ là sự sai hay không hoang đường Dưới tác động của con người xã hội mà tinh thần thời đại cũng sẽ có sự khác nhau

2 Phân tích tinh thần thời đại của tâm lý học hành vi

“Trong phương pháp lịch sử tâm lý học của ông, E G Boring (1886 - 1968) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần thời đại (Zeitgeist) trong việc xác định liệu một ý tưởng hay quan điểm có được chấp nhận hay không và được chấp nhận tới mức nào Rõ ràng các ý tưởng không từ trên trời rơi xuống Tâm lý học hành vi ra đời nhằm kết nối giữa tâm trí và hành vi của con người, lý giải tại sao con người lại làm như vậy Tâm lý học hành

vi được ra đời như là một cách mạng lớn trong công cuộc khắc phục được tính chủ quan thông qua việc nghiên cứu có tính khách quan, kinh nghiệm và phân tích dữ liệu

2.1 Bối cảnh xã hội ở thế kỉ XX

Vào đầu những năm thế kỉ XX, trước chiến tranh thế giới lần thứ I, nền công nghiệp của các nước tư bản, đặc biệt là công nghiệp nước Mỹ phát triển mạnh Vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức tốt, hợp lý hơn nữa lao động của con người, phải tổ chức tốt, hợp lý hơn nữa lao động con người, điều khiển hiệu quả hành vi của người lao động, kích thích con người trong quá trình làm việc là những đòi hỏi hợp lý Tư tưởng về người máy cũng đã xuất hiện

và ngày càng trở thành hiện thực, đòi hỏi con người, những chuyên gia quản lý, những nhà nghiên cứu tâm lý học cần phải có những cách nhìn nhận mới, và cùng với nó là những cách giải quyết mới Xã hội ngày càng phát triển, nhịp độ lao dộng của con người ngày càng nhiều hơn, khẩn trương hơn Quan hệ giao lưu giữa con người cũng được phát triển theo ngày càng phong phú, phức tạp hơn Con người, hay rộng hơn là xã hội con người đặt ra những vấn đề cấp thiết đòi hỏi các khoa học, trong đó có tâm lý học phải giải quyết như vấn

đề tự do của con người, tự do của xã hội loài người,… (Nguyễn Ngọc Phú, 2006)

Như vậy, chính nhu cầu phải cần tìm hiểu được động cơ làm việc và bản chất gây nên hành động của con người chính là nguyên nhân cho sự xuất hiện của tâm lý học hành vi được hình thành và phát triển

Trang 7

2.2 Tâm lý học hành vi và tinh thần thời đại

2.2.1 Tâm lý học hành vi có tiền đề là triết học.

Tâm lý học hành vi có sự liên quan đến triết học phương tây vào thế kỉ XX nổi trội với 2 chủ nghĩa là chủ nghĩa thực dụng với đại biểu là Pierce và W James và chủ nghĩa thực chứng với tiêu biểu là Auguste Comte

Chủ nghĩa thực dụng đó là một trào lưu duy tâm lúc bấy giờ, với đó Pierce thừa nhận giá trị của chân lý ở tính có ích, còn điều đó có phù hợp với thực tiễn hay không thì đó là một câu truyện khác Ở W James, ông coi chủ nghĩa thực dụng là các qui luật và hình thức của logic là những điều có ích Và với đó, cả 2 quan niệm ấy đã thống trị trong khoảng thời gian dài ở tại nước Mỹ và nhiều nước Tây Âu

Chủ nghĩa thực chứng với đại biểu Auguste Comte với quan điểm cho rằng, nhiệm

vụ của khoa học là mô tả các sự kiện, chứ không phải là đi giải thích chúng, tức là ta phải điều tra các sự kiện đã phải xảy ra với vật được đặt để, muốn biết được lý do hình thành được thì phải tìm hiểu từ abc hay ngược lại chứ không thể giải thích chúng bằng các lý luận trừu tượng, không có các minh chứng cụ thể Với tư tưởng này, các nhà tâm lý đã tập trung đi nghiên cứu, giải mã các hành vi của con người trước tác động kích thích bên ngoài Theo các nhà khoa học, chỉ trừ khi nghiên cứu theo phương pháp ấy thì mới có thể thoát ra được khủng hoảng trong phương pháp luận của tâm lý học

Kế thừa 2 tư tưởng ở trên, tâm lý học hành vi được xuất hiện nhằm giải quyết được vấn đề mà ở thế kỉ XX đang mắc phải

2.2.2 Các chủ nghĩa tâm lý học hành vi

Tâm lý học hành vi được khởi xướng lần đầu tiên trong một bài báo có tính chất cương lĩnh của J Watson (1878-1958) “ Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi” Tâm lý học hành vi được coi là “một cuộc cách mạng” trong khoa học tâm lý hồi ấy, mở đầu một bước ngoặt trong việc thể hiện tư tưởng xây dựng một nền tâm lý học khách quan do nhà sinh lý học vĩ đại người Nga Xêtrenop đề ra bốn mươi năm trước đó (Nguyễn Minh Hạc, 2002)

Sự xuất hiện của 3 học thuyết hành vi có tầm ảnh hưởng đó là: chủ nghĩa hành vi cổ điển, chủ nghĩa hành vi mới và chủ nghĩa hành vi bảo thủ

2.2.2.1 Chủ nghĩa hành vi cổ điển

Chủ nghĩa hành vi cổ điển được khởi xướng Watson được thể hiện tập trung ở chỗ:

Trang 8

Thứ nhất: Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi tồn tại của con người Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của

cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài ( Nguyễn Ngọc Phú, 2006) Đây là luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi, và cũng chính vì vậy Các nhà tâm lý học hành vi

đã tỏ ra thái độ chống đối với quan điểm của việc xây dựng tâm lý học như là khoa học xây dựng về các trải nghiệm chủ quan trực tiếp, các nhà hành vi cho rằng kinh nghiệm chủ quan không thể nào nghiên cứu bằng một cách khách quan được

Thứ hai, Các sự kiện Các sự kiện quan sát thấy đều được lý giải theo nguyên tắc: khi

có một kích thích nào đó tác động vào, cơ thể tạo ra một phản ứng nhất định Do đó, mọi hành vi do cơ thể tạo ra đều được biểu đạt theo công thức kích thích - phản ứng (S  R) và hành vi chỉ còn lại là các cử động bề ngoài, hoàn toàn không liên quan gì tới ý thức được coi

là cái bên trong Đối tượng của tâm lý học là hành vi đó Nhờ cách quan niệm hành vi như vậy, Watson mong muốn đưa tâm lý học tiến theo các khoa học chính xác, như sinh vật học, sinh lý học phản xạ (Nguyễn Minh Hạc, 2002)

Thứ ba đó là bằng việc nghiên cứu các hành vi của động vật, các nhà hành vi đã đi đến kết luận rằng việc giải quyết vấn đề đạt được bằng phương pháp “Thử và lỗi” và giải thích được các hành vi của con người trong các cuộc vận động

Và khi được đặc để trong sự phát triển xã hội Mỹ vào thế kỉ thứ XX Học thuyết của Watson đề ra đã hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khi trong xã hội tư bản của Mỹ, việc xem con người lao động chỉ là cỗ máy, cùng với nạn phân biệt chủng tộc nảy nở ở Mỹ, các cơ sở

lý luận của Watson đã được chấp nhận và được chấp nhận và đi song với chủ nghĩa thực dụng

Thế nhưng học thuyết này đã lộ ra được khuyết điểm khi đã không thể chỉ được giữa kích thích và phản ứng có chất xúc tác nào ở giữa hay không mà chỉ tập trung vào các hành

vi chỉ có thể quan sát được từ bên ngoài, các hành vi chỉ được thể hiện thông qua cử chỉ, hành vi và môi trường tác động mà đã bỏ đi mặt ý thức của con người Hạn chế của Watson

đã khiến ông bỏ qua và cuối cùng là làm lơ đi mặt tâm lý của con người Cuối cùng, chủ nghĩa hành vi của Watson được gọi là thuyết hành vi sinh lý học

Trước tình trạng đó, tâm lý học hành vi rơi vào khủng hoảng khi phải cải biến lại phương pháp của Watson cho phù hợp hơn với các ý tưởng đã có trước đó, vừa không thể

để mất đi cái cơ bản mà hành vi đã được đề ra Và thế là chủ nghĩa hành vi mới được ra đời

Trang 9

2.2.2.2 Chủ nghĩa hành vi mới

Chủ nghĩa hành vi mới về mặt bằng nhìn chung chính là sự xây dựng lý thuyết từ thuyết hành vi cổ điển, nhưng khác với thuyết hành vi cổ điển, chủ nghĩa hành vi mới lại đi tìm thứ mà chủ nghĩa hành vi cũ đã bỏ qua, tức là đi tìm điều gì xảy ra giữa S và R, cái nào

đã nằm giữa chúng Những điều kiện có thể được đặt trong đó có thể là lý lẽ, ý định, chương trình, hình ảnh, tri thức, lý luận, kỹ xảo,…, và cái trung gian đó được gọi là biến số trung gian O

E Tolman đã đặt yếu tố trung gian liên quan đến hai yếu tố sai đó chính là điều kiện môi trường và tại thời điểm kích thích, trạng thái nhu cầu ở mức độ nào Tức là ông đã có thể đặt được yếu tố liên quan đến sự quyết định luận sinh vật Tuy nhiên ông cùng các cộng

sự vẫn không thể thay đổi được tình hình của hành vi là bỏ qua bước cơ bản của quá trình ý thức

2.2.2.3 Chủ nghĩa hành vi bảo thủ

Dựa theo chủ nghĩa hành vi cổ điển của J Watson, B F Skinner tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý của thuyết hành vi cổ điển đồng thời gia công thêm, phát triển tạo nên chủ nghĩa hành vi bảo thủ Các luận điểm hành vi xã hội và tạo tác của B F Skinner có một

vị trí đáng kể ( Nguyễn Ngọc Phú, 2006)

Skinner đã đưa ra một khái niệm mang tính trung tâm là Tạo tác (Operant), theo ông operant chính là công cụ để chỉnh đốn lại hành vi của con người và xã hội người Theo đó, hành vi tạo tác được Skinner chia ra trong hành vi con người với 2 loại theo nó bao gồm: phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện và hành vi tạo tác Bằng cách áp dụng rộng rãi lý thuyết hành vi, Skinner đã thực hiện nghiên cứu trên động vật, chủ yếu là trên chuột

và chim bồ câu với một công cụ riêng được gọi là “cái lồng nổi tiếng” của Skinner Trong cái lồng này, Skinner đã gửi vào đây các thao tác đúng là buộc nó phải có, phải xuất hiện các thao tác sau này sau một số lần thử làm không có kết quả ( Nguyễn Ngọc Phú, 2006)

Bằng cách nghiên cứu hành vi của động vật và suy luận ra hoạt động phát triển của con người Nhờ đó Skinner đã trở nên nỗi tiếng, được liên đoàn tâm lý học Mỹ công nhận ông là “một nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất” Skinner được xem như là một “lãnh tụ tuyệt đối” của nhà tâm lý học hành vi hiện đại Kết quả nghiên cứu của Skinner đã tạo nên một luận điểm xã hội-chính trị, được gọi là thuyết hành vi xã hội của Skinner

Thế nhưng về sau, quá trình thực hiện “hành vi hóa” của Skinner lại bị xem là

phương pháp cực đoan khi các lời luận điểm về bản chất thụ động của hành vi và luận điểm

Trang 10

xem con người như một thứ không thể phân tích được, việc thực hiện thí nghiệm lên con vật rồi suy luận sang con người cũng chính là lý do học thuyết của ông bị chỉ trích khi đã đem

“động vật hóa” và sự không có tính nhân văn khi ông đã viết rằng: “ Những người nghèo khi rơi vào chỗ nhà giàu thì chắc chắn sẽ trở thành kẻ cắp” đã được đề cập trong học thuyết

“tự do” của ông.( Nguyễn Minh Hạc, 2002)

3 Điểm đóng góp, hạn chế và kết luận chung

3.1 Điểm đóng góp của chủ nghĩa hành vi

Chủ nghĩa hành vi có sự đóng góp cho việc tạo ra được bước ngoặc cho tâm lý học thế kỉ XX khi đã có thể chỉ ra được các mặt mà thời kì đó đang bế tắc Đồng thời tâm lý học hành vi cũng chính là tiền đề cho việc phát triển và ứng dụng vào phương pháp giáo dục mà sinh viên được tìm hiểu khi học Giáo dục học và lý luận dạy bộ môn Tâm lý học hành vi cũng đã đưa ra được khái niệm SR hay SOR mà sinh viên đã được giới thiệu qua:

“Tâm lý học đại cương” Việc xuất hiện công thức đó cũng chính là bước tiến lớn trong việc nghiên cứu và tìm ra được các phương pháp học tập mới

3.2 Hạn chế của chủ nghĩa hành vi

Chủ nghĩa hành vi đều có một mặt hạn chế rõ nhất đó chính là sự xuất phát của chúng đều là một phương pháp sai lầm khi đã phủ nhận đi ý thức, xem ý thức là phần ngoài của việc điều chỉnh hành vi, cùng với đó là sự đồng nhất con người và động vật

Về mặt xã hội, thuyết hành vi hỗ trợ đắc lực cho cắc quan điểm thực chứng, thực dụng và khuyến khích các nhà tư bản công nghiệp Mỹ chỉ cần chăm lo đào tạo ra một lớp người làm việc cần mẫn như một cái máy phục vụ nhiều nhất cho tư bản công nghiệp của

Mỹ Các giá trị đạo đức của con người đều bị tâm lý học hành vi gạt đi tất cả và thậm chí cả Skinner đã gạt bỏ hoàn toàn đạo đức của con người

3.3 Kết luận

Tinh thần thời đại chính là thứ cốt yếu để có thể phát triển, hình thành hay bị tẩy chay đi Việc các thuyết khoa học phải vừa được đặc vào bối cảnh mà xã hội đang gặp phải, vừa phải thỏa mãn được thị yếu, tức là phải đánh vào được đám đông người ủng hộ Một quan điểm, một giá trị tuy hay và cần thiết nhưng không được đặt đúng giai đoạn lịch sử hay

là bối cảnh chúng được sinh ra thì quan điểm đó có thể sẽ bị phản đối hay tệ hơn là tẩy chay

và đẩy nó sang rìa của xã hội Như thể các phong tục xăm mình tại Việt Nam từ những thế

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w