Nói cách khác, phương pháp đọc chính là những con đường mà các luật sư sẽ phải đi qua trong hành trình nghiên cứu hồ sơ, các tài liệu, đào sâu về chuyên môn, khám phá tri thức, tìm hiểu
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề tài tiểu luận số 5
Hà Nội, 11/2024
HỌC PHẦN:
KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT & HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Lớp tín chỉ :
KNTVPL&HNLS-LQT48TC.3_LT
Giảng viên : Trần Thị Thanh Thủy
Nhóm sinh viên : Nhóm 5
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
01 Nguyễn Bảo Châu LQT48A10386
02 Ngô Việt Hoàng LQT48A10426
03 Trương Thu Thủy LQT48A10531
04 Nguyễn Nhật Lam Nhi LQT48A50492
05 Nguyễn Thị Ngọc Hà LTMQT49B10811
06 Trần Thùy Dung LQT48A50404
07 Vi Thành Tiến LQT48A10533
08 Đặng Hải Anh KTQT48C10110
09 Vũ Thị Vân Anh LTMQT49C10787
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 2
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích về kỹ năng đọc trong hoạt động hành nghề luật sư Chọn và phân tích 1 ví dụ để minh họa để thấy được vai trò của đọc trong hoạt động hành nghề luật sư? 4
1 Khái niệm kỹ năng đọc dưới góc độ luật sư 4
2 Đối tượng, mục đích và phương pháp đọc của luật sư 4
2.1 Đối tượng đọc của luật sư 4
2.2 Mục đích đọc của luật sư 5
2.3 Phương pháp đọc của luật sư 6
2.4 Quy tắc đọc của luật sư 8
3 Ví dụ minh họa 9
2.1 Anh/chị cần tra cứu các văn bản pháp luật nào để phục vụ cho việc tư vấn? 11
2.2 Các thông tin, tài liệu cần trao đổi và yêu cầu khách hàng cung cấp? 12
2.2.1 Kiểm tra thẩm quyền ký kết hợp đồng 12
2.2.2 Xác định việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng 13
2.2.3 Xác định các căn cứ pháp lý về hiệu lực hợp đồng 13
2.2.5 Xem xét khả năng giải quyết tranh chấp 14
2.3 Quan điểm pháp lý của anh/chị về ý kiến của công ty H? 14
2.3.1 Trường hợp thứ nhất 14
2.3.2 Trường hợp thứ hai 15
2.3.3 Kết luận 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Anh/chị hãy phân tích về kỹ năng đọc trong hoạt động hành nghề luật sư Chọn và phân tích 1 ví dụ để minh họa để thấy được vai trò của đọc trong hoạt động hành nghề luật sư?
1 Khái niệm kỹ năng đọc dưới góc độ luật sư
Trong lĩnh vực pháp luật, nơi ngôn từ được sử dụng một cách chính xác và tỉ mỉ,
kỹ năng đọc của luật sư đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết Các văn bản pháp lý, hợp đồng, phán quyết đều chứa đựng những thông tin phức tạp, đòi hỏi người đọc phải
có khả năng phân tích, đánh giá và suy luận logic để hiểu được ý nghĩa văn bản một cách
rõ ràng Một sai sót nhỏ trong việc hiểu nghĩa của một từ hoặc một cụm từ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả của vụ án
Đọc là quá trình thu nhận, hiểu và giải mã ý nghĩa của các ký hiệu, chữ viết, hoặc
ký tự trong một văn bản hoặc tài liệu Khi đọc, người đọc không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn thực hiện việc phân tích, suy luận và thấu hiểu ý nghĩa của nội dung nhằm đạt được các mục đích cụ thể như học tập, nghiên cứu, giải trí, hoặc hoàn thành công việc
Dưới góc độ nghề luật sư, kỹ năng đọc được hiểu là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức, kỹ thuật đọc để tiếp cận, ghi nhận thông tin, kiến thức pháp luật, tình tiết, chứng cứ, kiến thức bổ trợ khác trong đối tượng đọc, nhằm phục vụ cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ luật sư cũng như truyền đạt thông tin, ý tưởng, thông điệp đến các đối tác trong nghề luật sư Khả năng đọc hiểu nhanh chóng và chính xác các tài liệu pháp lý giúp luật sư xây dựng lập luận chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách hiệu quả Đồng thời, kỹ năng đọc cũng góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật mới, một yếu tố vô cùng quan trọng trong nghề luật
2 Đối tượng, mục đích và phương pháp đọc của luật sư
2.1 Đối tượng đọc của luật sư
Trong bối cảnh nghề nghiệp đòi hỏi tư duy sắc bén và khả năng xử lý thông tin đa chiều, luật sư là một trong những nghề phải tiếp xúc với khối lượng tài liệu đọc đồ sộ và
đa dạng Đặc thù công việc đòi hỏi họ phải thường xuyên cập nhật, nghiên cứu và phân tích nhiều loại văn bản khác nhau để đảm bảo nắm bắt chính xác và toàn diện các vấn đề pháp lý Dưới đây là những loại văn bản mà một luật sư phải thường xuyên tiếp cận nhiều nhất trong quá trình hành nghề
Thứ nhất ,văn bản quy phạm pháp luật là một trong những đối tượng mà luật sư phải đọc, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nhất khi hành nghề Việc đọc văn bản quy phạm pháp luật là nền tảng thiết yếu trong công việc của một luật sư Đây là quá trình yêu cầu
sự hiểu biết sâu rộng và khả năng phân tích cặn kẽ, bởi các văn bản pháp luật không chỉ đơn thuần là những câu chữ, mà chứa đựng các quy định và ý nghĩa pháp lý chặt chẽ Các văn bản này là nguồn tài liệu chính thống, giúp luật sư hình thành các giải pháp pháp lý chính xác, bảo vệ quyền lợi khách hàng một cách hiệu quả và hạn chế rủi ro
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam - một hệ thống được hình thành và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi, vậy nên trong
Trang 5quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật, luật sư đặc biệt cần lưu
ý một số điểm đặc trưng Mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay không ngừng được hoàn thiện, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức đáng kể Số lượng văn bản ngày càng tăng cao kèm theo sự phức tạp trong nội dung là một trong những khó khăn đầu tiên mà các luật sư phải đối mặt Thêm vào đó, tình trạng thiếu thống nhất, chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là những văn bản do các Bộ ngành ban hành, càng làm tăng thêm độ phức tạp cho luật sư trong việc áp dụng luật Một thực tế khác cần lưu ý là sự thay đổi thường xuyên của các văn bản pháp luật, từ các văn bản dưới luật cho đến cả các Luật do Quốc hội ban hành Chính vì những lý do này, việc xác định được quy phạm pháp luật chính xác để điều chỉnh quan hệ pháp luật cụ thể đòi hỏi luật sư phải hết sức cẩn trọng trong quá trình đọc, nghiên cứu và trích dẫn các điều luật Để đảm bảo áp dụng pháp luật một cách chính xác và hiệu quả, việc nghiên cứu
kỹ lưỡng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tìm hiểu về hiệu lực của văn bản, nắm vững các nguyên tắc áp dụng, cũng như các quy định về giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản và giải quyết xung đột pháp luật là điều không thể thiếu đối với mỗi luật sư
Thứ hai, ngoài việc đọc và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, luật sư còn phải tiếp cận nhiều loại tài liệu khác để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình Trước hết là cáctài liệu do khách hàng cung cấp như hợp đồng, biên bản, thư từ liên quan Những tài liệu này chứa đựng các thông tin chi tiết về vụ việc, là cơ sở quan trọng để luật
sư xây dựng lập luận pháp lý và bảo vệ quyền lợi hiệu quả cho khách hàng Việc đọc kỹ các tài liệu này giúp luật sư phát hiện những bằng chứng quan trọng, lên kế hoạch giải quyết vụ việc một cách chi tiết và toàn diện Bên cạnh đó, hồ sơ vụ án cũng là những tài liệu quan trọng cần tìm hiểu Hồ sơ vụ án sẽ bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến vụ việc Việc nghiên cứu kỹ hồ sơ ngay từ đầu giúp luật sư có cái nhìn tổng quan, chính xác
về tình hình thực tế, nhận biết các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa
và tránh sai sót trong quá trình làm việc Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên, mà còn tăng đáng kể độ tin tưởng của khách hàng đối với luật sư Ngoài ra, luật sư còn phải nghiên cứu thêm các loại tài liệu nghiệp vụ như bình luận khoa học hay tài liệu nghiên cứu pháp luật Những tài liệu này giúp luật sư nắm bắt được những thay đổi mới nhất của pháp luật, hiểu rõ các quan điểm pháp lý khác nhau của các chuyên gia, học giả, và cập nhật các phân tích chuyên sâu Điều này cho phép luật sư đưa
ra các tư vấn pháp lý chính xác, hiện đại, góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp và uy tín của mình trước khách hàng cũng như đồng nghiệp
Tóm lại, ngoài việc đọc các văn bản quy phạm pháp luật, việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm các tài liệu do khách hàng cung cấp, hồ sơ vụ án hay tài liệu nghiệp vụ, cũng
vô cùng quan trọng đối với một luật sư chuyên nghiệp Đây là cơ sở để họ nắm bắt thông tin, đưa ra các tư vấn và giải pháp pháp lý tối ưu, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng
2.2 Mục đích đọc của luật sư
Vậy, một Luật sư cần xác định mục đích đọc và trau dồi phương pháp đọc như thế nào để tối đa quyền lợi và hạn chế rủi ro:
Về mục đích đọc, Luật sư cần xác định 4 điểm khi đọc, bao gồm những điểm sau:
Trang 6Thứ nhất , luật sư cầnđọc để nắm được nội dung Không chỉ đơn thuần là đọc qua văn bản mà còn là một quá trình phân tích, đánh giá, hiểu rõ ý nghĩa của từng quy định, từng điều khoản pháp luật Từ đó, Luật sư sẽ so sánh và đối chiếu với các văn bản pháp luật khác có liên quan để hiểu rõ hơn về phạm vi áp dụng và ý nghĩa của quy định, và cuối cùng là áp dụng vào thực tiễn
Thứ hai,đọc tìm cơ sở pháp lý: Để hiểu rõ văn bản pháp luật, giúp Luật sư đưa ra những giải pháp pháp lý phù hợp nhất trong từng vụ việc cụ thể
Thứ ba, đọc tìm căn cứ, chứng cứ : Căn cứ, chứng cứ là nền tảng để luật sư xây dựng một lập luận pháp lý thuyết phục, bảo vệ quyền lợi của khách hàng Bằng cách tìm
ra những điểm yếu trong lập luận của đối phương, luật sư có thể đưa ra những bằng chứng
để bác bỏ và làm suy yếu lập luận đó
Thứ tư ,đọc phát hiện vấn đề pháp lý Tìm ra những điểm bất thường, những mâu thuẫn, những lỗ hổng trong pháp luật hoặc trong việc áp dụng pháp luật liên quan đến vụ việc đó Bằng cách tìm ra những điểm yếu trong lập luận của đối phương, luật sư có thể đưa ra những bằng chứng để bác bỏ và làm suy yếu lập luận đó
2.3 Phương pháp đọc của luật sư
Để đạt được đúng mục đích và đem lại hiệu quả khi tiếp cận các đối tượng đọc nêu trên, luật sư cũng cần phải có những phương pháp đọc phù hợp tương ứng
Phương pháp đọc của luật sư là cách thức mà luật sư sử dụng để đọc khi tiếp cận đối tượng đọc nhằm đạt được mục đích của mình, nắm bắt, thu nhận thông tin hoặc truyền đạt thông tin trong nghề luật sư Nói cách khác, phương pháp đọc chính là những con đường mà các luật sư sẽ phải đi qua trong hành trình nghiên cứu hồ sơ, các tài liệu, đào sâu về chuyên môn, khám phá tri thức, tìm hiểu sự thật…qua đó lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề thực tiễn của nghề nghiệp luật sư
Dưới đây là một số phương pháp đọc phổ biến, thường được các luật sư sử dụng nhằm tiếp cận thông tin một cách chuyên sâu, hiệu quả, phục vụ cho quá trình phân tích, lập luận và tư vấn pháp lý trong từng vụ việc cụ thể Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và sẽ được lựa chọn để sử dụng với các đối tượng đọc, mục đích đọc phù hợp
Phương pháp thứ nhất: Đọc theo tuần tự, diễn tiến thời gian
Phương pháp đầu tiên chính là một phương pháp tiếp cận truyền thống trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý của luật sư Tài liệu nào hình thành trước sẽ được luật sư đọc trước, tài liệu nào hình thành sau sẽ được đọc sau Phương pháp này đòi hỏi luật sư phải dành khá nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ, tuy nhiên sẽ mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quát và đầy đủ nhất về vụ việc theo diễn biến thời gian, đồng thời xác định được tính lịch sử của các sự kiện để từ đó đưa ra sự đánh giá, đối chiếu Chính vì vậy, phương pháp này sẽ phù hợp nhất với những đối tượng độc có dung lượng ngắn và
số lượng không quá nhiều
Ngoài ra, trong khi tiến hành phương pháp này, luật sư có thể tiến hành song song với việc đọc các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án có liên quan để bổ trợ thêm cho quá trình tìm hiểu sự việc
Trang 7Phương pháp thứ hai: Đọc kiểm tra, phát hiện (Đọc từ tài liệu mấu chốt, Đọc tài liệu pháp lý)
Phương pháp này đòi hỏi luật sư tìm được những tài liệu mấu chốt, nơi cung cấp những thông tin chính, thể hiện rõ bản chất của vụ việc, vấn đề cần giải quyết, sau đó nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, song song với việc tiếp cận thêm các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định một cách đúng đắn nhất Ngược với phương pháp trên, đọc kiểm tra, phát hiện sẽ tiết kiệm thời gian cho luật sư và vẫn đảm bảo rằng luật sư nắm được những thông tin quan trọng, cốt lõi nhất của sự việc Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này, luật sư cần phải thật kỹ lưỡng trong việc kiểm tra cũng như đánh giá vấn đề một cách khách quan
Ví dụ: Trong quá trình rà soát hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng, luật sư phát hiện ra một điều khoản quy định về quyền sử dụng đất không rõ ràng, có khả năng tạo ra tranh chấp trong tương lai Bằng việc sử dụng phương pháp đọc kiểm tra, phát hiện, luật sư tìm ra những từ ngữ pháp lý không chính xác hoặc dễ gây hiểu lầm về diện tích đất, quyền sở hữu, hoặc điều kiện thanh toán
Phương pháp thứ ba: Đọc theo nhóm vấn đề với định hướng nhất định (Đọc thực dụng)
Từ các thông tin và dữ liệu đã có, luật sư cần lên kế hoạch đọc và xác định định hướng mục tiêu để giải quyết yêu cầu của khách hàng Luật sư sẽ đặt vấn đề cần làm rõ và giới hạn thành một số nhóm vấn đề cụ thể với định hướng xác định trước, không thay đổi trong suốt quá trình đọc Thay vì đọc một cách lan man, phương pháp này giúp luật sư tập trung vào những vấn đề cụ thể theo định hướng sẵn có, với một mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, giúp luật sư tiết kiệm thời gian đọc nhưng hạn chế là luật sư có thể bỏ sót một vài chi tiết quan trọng
Ví dụ: Luật sư bảo vệ cho bị đơn trong vụ án tranh chấp về hợp đồng thi công xây dựng, trong đó khách hàng muốn được miễn hoặc giảm thiểu trách nhiệm bồi thường vì công trình chậm tiến độ Khách hàng cho biết rằng nguyên nhân chậm tiến độ là do bên đặt hàng thay đổi nhiều yêu cầu thiết kế và cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời, dẫn đến thi công bị gián đoạn Hợp đồng xây dựng chỉ ghi chung chung về thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các bên, nhưng không chi tiết về việc xử lý trong trường hợp thay đổi hoặc chậm trễ do phía bên đặt hàng Luật sư cần làm rõ các điều kiện miễn trách nhiệm hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị đơn, như xác định căn cứ chứng minh chậm tiến
độ không hoàn toàn do lỗi của bên thi công và tính toán mức bồi thường phù hợp
Phương pháp thứ tư: Đọc hiểu và ghi nhớ theo câu hỏi
Là một phương pháp đọc tích cực, giúp Luật sư tập trung vào những thông tin quan trọng và tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc cụ thể Thay vì đọc một cách thụ động, Luật sư sẽ chủ động đặt câu hỏi trước, trong và sau quá trình đọc, từ đó tạo điều kiện cho luật sư nghiên cứu kỹ càng và hiểu được đúng đắn rõ ràng về nội dung dung của đối tượng đọc khi tự trả lời những câu hỏi đó Một số dạng câu hỏi có thể đặt ra như: câu hỏi
để chứng minh, giải thích, phán đoán, phân tích, … Lợi ích của phương pháp này là luật
sư sẽ dễ dàng ghi nhớ thông tin trong quá trình trả lời các câu hỏi Mặt khác, để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, luật sư cần có tư duy khái quát, tổng hợp vấn đề tốt
từ câu hỏi
Trang 8Ví dụ: Trong một vụ ly hôn có tranh chấp tài sản, luật sư đại diện cho vợ và cần xác định các tài sản chung cũng như tài sản riêng của hai vợ chồng Trước khi xem xét tài liệu tài sản, luật sư đặt ra các câu hỏi như: “Các tài sản nào được mua trước khi kết hôn và thuộc sở hữu riêng của mỗi bên?”; “Những tài sản nào được mua sau khi kết hôn và có thể được coi là tài sản chung?”, …
Phương pháp thứ năm: Đọc ghi nhớ theo bố cục
Đây là một phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu hiệu quả, giúp Luật sư nắm bắt thông tin một cách hệ thống và lâu dài Thay vì chỉ đọc qua một lần, phương pháp này giúp luật sư phân tích cấu trúc của văn bản, xác định các ý chính và mối liên hệ giữa chúng, từ đó xây dựng một bản đồ tư duy toàn diện về nội dung
Bên cạnh những pháp đọc phổ biến được nêu trên còn có rất nhiều phương pháp khác với ưu điểm và hạn chế khác nhau Điều quan trọng là luật sư cần phải chọn lựa và vận dụng được phương pháp đọc phù hợp hay thậm chí kết hợp nhiều phương pháp đọc một lúc để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc
2.4 Quy tắc đọc của luật sư
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp đọc khác nhau, luật sư còn có thể vận dụng quy tắc đọc để đọc trong từng tình huống cụ thể
Quy tắc đọc SQ3R có thể được vận dụng trong đọc hồ sơ vụ án, hồ sơ vụ việc, hay các tài liệu do khách hàng cung cấp, mà cơ cấu trong tài liệu đó có tính chất không đồng nhất với nhau
S là viết tắt của“Survey” (khảo sát) Với mục tiêu nhằm nắm được thông tin tổng quan về số lượng, khối lượng, bố cục, … của đối tượng đọc, luật sư cần thực hiện khảo sát đối tượng
Q là viết tắt của “Question” (câu hỏi) Tiếp theo, luật sư cần tiến hành đặt ra các câu hỏi cần làm rõ trong tài liệu rồi mới tiến đến bước tiếp theo là đọc
3R là viết tắt của Read (đọc), Review (đọc lại) và cuối cùng là Recite (ghi nhớ) Tại bước này, luật sư cần thực hiện việc đọc một cách liền mạch, không ngắt quãng Sau
đó, luật sư tiếp tục đọc lại một lần nữa Lúc này, luật sư sẽ cần đọc chậm hơn và kỹ lưỡng hơn nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đã được đặt ra Cuối cùng, sau khi đã nắm được thông tin thông qua những bước trên, luật sư sẽ phải ghi nhớ những thông tin này
Kỹ năng đọc của một luật sư không đơn thuần là việc tiếp thu thông tin từ văn bản
mà còn đòi hỏi khả năng hiểu sâu, phân tích, và suy luận một cách tinh tế Đối với một luật sư, việc đọc không chỉ là hiểu được từ ngữ trên bề mặt mà còn là giải mã ý nghĩa ẩn sau ngôn từ, hiểu rõ các quy định pháp luật, và nhận biết được các tiền lệ pháp lý có thể ảnh hưởng đến vụ việc Một luật sư giỏi phải biết phân biệt và đánh giá tính chính xác, tính hợp pháp, và độ tin cậy của các tài liệu pháp lý, từ đó xây dựng những lập luận thuyết phục và chặt chẽ
Việc trau dồi kỹ năng đọc giúp luật sư không chỉ nắm bắt thông tin chính xác mà còn phát triển khả năng tư duy phản biện, một yếu tố quan trọng để đối phó với các tình huống pháp lý phức tạp Hơn nữa, kỹ năng này còn hỗ trợ luật sư trong việc đưa ra các phân tích, lời khuyên đúng đắn, và bảo vệ quyền lợi của thân chủ một cách hiệu quả Vì
Trang 9thế, có thể nói kỹ năng đọc chính là nền tảng quan trọng, giúp luật sư thực hiện tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ công lý và xây dựng niềm tin từ khách hàng
3 Ví dụ minh họa
Công ty cổ phần X ký kết hợp đồng mua bán với công ty TNHH Y về việc bán
2000 tấn thép trị giá 40 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT) Theo hợp đồng, công ty Y sẽ thanh toán theo tiến độ như sau: Đợt 1 là 70% tổng giá trị hợp đồng, tương đương 28 tỷ đồng, sẽ được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty X giao toàn bộ 2000 tấn thép đến kho của công ty Y; Đợt 2 là 30% giá trị hợp đồng còn lại, tương đương 12 tỷ đồng, sẽ được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ khi công ty Y nhận hóa đơn và chứng
từ hợp lệ từ công ty X Mặc dù công ty X đã giao đầy đủ 2000 tấn thép và công ty Y đã thanh toán đợt 1 đúng hạn, nhưng sau khi nhận hóa đơn và chứng từ hợp lệ, công ty Y vẫn chưa thanh toán đợt 2, dù đã quá thời hạn và công ty X đã nhiều lần gửi yêu cầu thanh toán Trong bối cảnh này, công ty X yêu cầu công ty Y thanh toán nốt 30% giá trị hợp đồng, tương đương 12 tỷ đồng, đồng thời yêu cầu thanh toán lãi phạt do chậm thanh toán theo quy định trong hợp đồng Công ty X cũng yêu cầu công ty Y cam kết thời gian cụ thể
để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán, và nếu công ty Y vẫn không thực hiện thanh toán, công
ty X có thể nhờ văn phòng luật sư hỗ trợ các biện pháp pháp lý cần thiết, bao gồm khởi kiện ra tòa để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
Với vai trò là luật sư của công ty X, để đưa ra tư vấn và giải pháp pháp lý phù hợp cho công ty X trong ví dụ trên, trước tiên, luật sư cần thực hiện việc đọc các tài liệu về vụ việc theo các bước sau đây
Bước 1: Đọc sơ bộ
Trong việc giải quyết tranh chấp giữa công ty X và công ty Y về thanh toán hợp đồng mua bán thép, bước đọc sơ bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng Quy trình này giúp luật sư nắm bắt các thông tin tổng quan, hồ sơ gồm những tài liệu gì, có cần thiết không
và nhận diện các vấn đề trọng yếu, từ đó đưa ra giải pháp pháp lý phù hợp cho công ty X Đọc sơ bộ tài liệu giúp xác định các điều khoản then chốt và các vấn đề cần được giải quyết trong tranh chấp Việc kiểm tra tiêu đề và thông tin các bên ký kết hợp đồng làm rõ tính hợp pháp của hợp đồng và quyền lợi của các bên, đặc biệt khi hợp đồng có giá trị lớn như hợp đồng giữa công ty X và công ty Y Các điều khoản về thanh toán, trong đó đợt 1
đã được thanh toán đầy đủ nhưng đợt 2 vẫn chưa được thực hiện dù đã quá hạn, là trọng tâm của tranh chấp, làm cơ sở yêu cầu công ty Y thanh toán phần còn lại Điều khoản phạt chậm thanh toán cũng giúp công ty X bảo vệ quyền lợi tài chính của mình, yêu cầu công ty Y chịu trách nhiệm về việc thanh toán muộn Cuối cùng, việc xác định hiệu lực hợp đồng sẽ củng cố quyền yêu cầu thanh toán đợt 2 của công ty X và bảo vệ quyền lợi của công ty trong tranh chấp
Bước 2: Đọc chi tiết
Trong bước đọc chi tiết hồ sơ, luật sư sẽ phân tích kỹ lưỡng từng tài liệu để hiểu rõ nội dung và tính chất của các chứng cứ liên quan đến yêu cầu thanh toán Đầu tiên, hợp đồng mua bán sẽ được kiểm tra để xác minh các điều khoản thanh toán, đặc biệt là điều khoản yêu cầu công ty Y thanh toán 70% tổng giá trị hợp đồng (28 tỷ đồng) sau khi công
ty X giao hàng và 30% còn lại (12 tỷ đồng) trong vòng 10 ngày sau khi công ty Y nhận hóa đơn và chứng từ hợp lệ Điều khoản phạt chậm thanh toán trong hợp đồng cũng sẽ
Trang 10được xác minh để xác định mức phạt mà công ty Y phải chịu nếu không thanh toán đúng hạn Tiếp theo, luật sư sẽ xem xét các công văn yêu cầu thanh toán mà công ty X đã gửi cho công ty Y, nhằm kiểm tra xem công ty X đã thực hiện đúng quy trình yêu cầu thanh toán hay chưa Biên bản bàn giao hàng hóa, được ký bởi cả hai bên, sẽ được xác minh để chứng minh rằng công ty X đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng Song song với đó, luật sư sẽ cần tham khảo, đối chiếu thông tin với các quy định pháp luật liên quan, như các điều khoản trong Bộ luật Dân sự, Luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng thương mại, cũng như nghiên cứu các bản án, án lệ có tính chất tương tự để làm căn cứ pháp lý, từ đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công ty X
Bước 3: Đọc lại để rà soát
Trong bước rà soát lại toàn bộ tài liệu, luật sư sẽ kiểm tra kỹ các công văn yêu cầu thanh toán để xác định số lần công ty X đã yêu cầu công ty Y thanh toán nhưng không được thực hiện Đồng thời, các điều khoản hợp đồng sẽ được xem xét lại để đảm bảo công
ty X đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình, đặc biệt là nghĩa vụ giao hàng và yêu cầu thanh toán đúng hạn Nếu trong quá trình rà soát phát hiện có tình tiết mới hoặc các chi tiết chưa rõ, luật sư có thể yêu cầu công ty X cung cấp thêm thông tin bổ sung, chẳng hạn như email trao đổi giữa hai bên hoặc các văn bản thỏa thuận khác, để làm rõ vấn đề và củng cố chứng cứ cho việc yêu cầu thanh toán
Bước 4: Sắp xếp và quản lý tài liệu
Ở bước này giúp luật sư dễ dàng truy xuất và sử dụng tài liệu khi cần thiết Các tài liệu sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ hợp đồng mua bán thép giữa công ty
X và công ty Y, tiếp theo là biên bản bàn giao hàng hóa (2000 tấn thép), sau đó là các công văn yêu cầu thanh toán đợt 2 và chứng từ thanh toán đợt 1 (Ủy nhiệm chi) Đồng thời, các tài liệu sẽ được nhóm theo vấn đề pháp lý, bao gồm nhóm liên quan đến thanh toán (hợp đồng, hóa đơn, biên lai, công văn yêu cầu thanh toán) và nhóm thông tin pháp
lý của công ty (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và điều lệ công ty nếu cần) Các tin nhắn, email và thông tin trao đổi giữa hai bên về thỏa thuận mua bán và hàng hóa sẽ giúp làm rõ các cam kết không chính thức Ngoài ra, nếu có bất kỳ công văn hay tài liệu nào liên quan đến khiếu nại từ hai bên về hợp đồng hay thanh toán, chúng cũng sẽ được tìm hiểu và sắp xếp riêng Tất cả tài liệu này cần được bảo mật và lưu trữ an toàn để tránh
rò rỉ thông tin trước khi có phán quyết chính thức Việc sắp xếp tài liệu khoa học và hợp
lý sẽ hỗ trợ đắc lực trong các bước tiếp theo của quá trình giải quyết tranh chấp
Bước 5: Tiến hành đọc các văn bản phát sinh sau (nếu có)
Sau khi gửi thư tư vấn đưa ra hướng giải quyết dựa trên các tài liệu và thông tin đã thu thập được từ việc đọc các tài liệu liên quan, tùy thuộc vào tình huống cụ thể, luật sư
có thể sẽ cần đọc thêm các tài liệu phát sinh, chẳng hạn như các văn bản trao đổi giữa công ty X và công ty Y, hoặc với bên thứ ba nếu có Trong trường hợp chưa khởi kiện, luật sư sẽ phải đọc kỹ các tài liệu này để hiểu rõ mong muốn và đề xuất giải quyết của công ty Y, từ đó đưa ra các hướng giải quyết hợp lý Nếu đã khởi kiện, luật sư cần tiếp tục theo dõi các văn bản từ tòa án để đảm bảo rằng các thủ tục tố tụng được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, đồng thời cập nhật thông tin về tiến trình vụ án Kỹ năng đọc