Tình hình công ty SP- Muốn bên mua phải thanh toán 1 lần sau khi kí hợp đồng- Dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không nằm trong giá bán Bên bán chỉmuốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI THU HOẠCH ĐÀM PHÁN Môn: LS3 “Kỹ năng tư vấn pháp luật”
Mã hồ sơ: LS.TV03 (TH2)
Học phần: Thực tập
Ngày thực hành:
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên:
Sinh ngày:
SBD:
Lớp:
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2024
Trang 2I TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC
1 Tóm tắt
Công ty cổ phần Điện mặt trời SP (Công ty SP) có 3 cổ đông là người Việt Nam, sở hữu 722.000 cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ
Công ty cổ phần Điện mặt trời SP có 2 dự án điện mặt trời: 2 dự án điện mặt trời tại tỉnh X và 1 dự án điện mặt trời tại tỉnh Y
Hiện nay, 3 cổ đông hiện hữu (Bên bán) muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho nhà đầu tư nước ngoài (Bên mua)
Bên Bán muốn bán cho Bên mua số cổ phần này với điều kiện:
Phải trả tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng
Dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không nằm trong giá bán (Bên bán chỉ muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y)
2 Tình hình của nhà đầu tư nước ngoài
- Có nguồn vốn ổn định
- Muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của 3 cổ đông công ty SP
3 Tình hình công ty SP
- Muốn bên mua phải thanh toán 1 lần sau khi kí hợp đồng
- Dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không nằm trong giá bán (Bên bán chỉ muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y
4 Khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài
- Yếu tố nước ngoài
- Điều kiện đưa ra của Công ty SP là chưa phù hợp với điều kiện khách quan
- Phát sinh nhiều vấn đề về thuế khi chuyển nhượng cổ phần 3 cổ đông công ty SP
5 Cơ sở pháp lý áp dụng:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật đầu tư 2020
- Luật đất đai 2013
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
II KẾ HOẠCH ĐÀM PHÁN
1 Yêu cầu của bên mua và bên bán:
Bên bán
- Phải trả tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng
- Chỉ bán dự án điện mặt trời tỉnh X, không bán dự án điện mặt trời tỉnh Y
Bên mua - Mua dự án điện mặt trời tỉnh X với giá hợp lý và có phương thức
Trang 3thanh toán phù hợp.
2 Điểm mạnh, điểm yếu của bên mua, bên bán:
Bên
bán
(công
ty CP
điện
mặt
trời
SP
- Có hiểu biết về luật pháp, cơ chế,
chính sách, trình tự, thủ tục nên việc
xin giấy phép cũng như triển khai
ban đầu thuận lợi hơn các nhà đầu tư
nước ngoài
- Các dự án điện mặt trời có tiềm
năng lớn nên nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước quan tâm, do đó bên
bán có quyền lựa chọn đối tác phù
hợp với giá bán và yêu cầu mà bên
bán đưa ra
- Công ty nắm giữ 2 dự án nhưng chỉ muốn bán 1 dự án, do đó cần phải tái cấu trúc công ty trước khi bán
- Yêu cầu được nhận tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng mua bán với số tiền lớn thường khó được bên mua chấp nhận
- Năng lực tài chính thường hạn chế, thường sử dụng vốn vay để làm dự án nên cần bán 1 dự án để lấy tiền làm các dự án khác nên
có áp lực về việc bán nhanh dự án
Bên
mua
(công
ty
nước
ngoài)
- Có tiềm lực về vốn, công nghệ,
kinh nghiệm đầu tư, vận hành nhà
máy
- Đã quen với việc mua lại và vận
hành các dự án điện mặt trời trong
nước
- Hiểu biết về pháp lý, cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hạn chế do đó nếu tự triển khai dự án ngay từ ban đầu như xin giấy phép, đền bù giải phóng mặt bằng… sẽ tốn nhiều chi phí, thời gain và rủi ro cao
- Chưa rõ dự án đang tiến hành ở giai đoạn nào để định giá và chuẩn bị phương án tài chính phù hợp
- Chưa rõ công suất 2 dự án lớn hay nhỏ, 2 dự án ở 2 tỉnh có gần nhau không, nếu công suất của 1
dự án lớn thì mua 1 dự án không thành vấn đề nhưng nếu công suất của 1 dự án nhỏ thì sẽ tính toán kỹ phương án mua hoặc sẽ yêu cầu mua 2 dự án
- Chưa rõ tình hình thực tế của công ty bên bán như thế nào về vốn hóa, nội bộ để có phương án thúc đẩy việc mua bán diễn ra thuận lợi
Trang 43 Rủi ro của bên mua:
- Cơ chế, chính sách về điện mặt trời hiện tại còn bất cập và có thể thay đổi, hơn nữa đối với các dự án phải xin ý kiến của Bộ quốc phòng để đảm bảo các yếu tố
an ninh, kinh tế - xã hội Nếu qua đánh giá, bên mua dự án không đủ năng lực hoặc
có nguy cơ gây phương hại cho an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng của quốc gia thì có thể cơ quan nhà nước sẽ không chấp thuận việc chuyển nhượng dự án này
- Bên mua sẽ có nhiều rủi ro về pháp lý, vận hành nếu như thanh toán tiền 1 lần cho bên bán sau khi ký hợp đồng theo yêu cầu của bên bán
- Việc đàm phán kéo dài mà không đi đến kết quả sẽ làm cho bên mua bỏ lỡ cơ hội mua các dự án khác
III KẾ HOẠCH HỎI ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI BÊN MUA
Dự kiến các
câu hỏi
- Tiến độ hiện tại của dự án điện mặt trời tỉnh X? Đã đưa vào vận hành hay chưa?
- Diện tích đất được cấp phép khai thác là bao nhiêu ha, được thuê trong bao nhiêu năm, gồm những loại đất gì, dự án đã sử dụng bao nhiêu ha, tiền thuê đất là bao nhiêu 1 ha / năm, đóng tiền thuê hàng năm hay đóng tiền thuê 1 lần, nếu đóng 1 lần thì
đã hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền thuê chưa?
- Dự án hiện có tồn tại các vấn đề về giải phóng, đền bù, tranh chấp quyền sử dụng đất đối với dân cư địa phương không? Nếu
có thì vấn đề cụ thể là gì, phương án giải quyết của bên bán như thế nào?
- Dự án này có phải xin ý kiến Bộ quốc phòng khi chuyển nhượng không?
- Công suất thiết kế, công suất hiện tại của dự án?
- Đối tác thi công dự án là đơn vị nào, đơn vị nào cung ứng vật
tư cho dự án?
- Dự án có sử dụng vốn vay ngân hàng hay không, nếu có thì hiện tại vay bao nhiêu, ở ngân hàng nào, lãi suất như thế nào (ưu đãi, cố định, thả nổi…), có điều kiện gì từ phía ngân hàng cho vay khi chuyển nhượng dự án này hay không? Cụ thể là những điều kiện gì?
- Các khó khăn, vướng mắt khác mà dự án đang gặp phải là gì?
- Giá bán mà bên bán mong muốn là 1.384.511.539 đồng trong
dự thảo hợp đồng phải không?
- Căn cứ mà bên bán đưa ra giá bán nêu trên là gì?
- Giá bán này là bao gồm những gì?
Trang 5- Tại sao giá bán lại thấp so với quy mô của một dự án điện mặt trời, công ty SP có nhầm lẫn gì không hay hiện tại dự án chưa có giấy phép hoặc chưa triển khai gì?
- Bên bán có gửi thông tin cho các công ty hoặc cá nhân môi giới về dự án này không? Chúng tôi thấy có 1 số thông tin rao bán dự án này trên mạng xã hội với nhiều giá khác nhau, quan điểm của bên bán về vấn đề này như thế nào?
- Tại buổi đàm phán ngày hôm nay, bên bán có muốn thay đổi giá giá bán không?
- Phương thức và tiến độ thanh toán như thế nào?
- Tại sao bên mua muốn nhận thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng?
- Việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của bên bán sẽ như thế nào nếu bên bán muốn nhận tiền 1 lần sau khi ký hợp đồng?
- Ai là người có thể quyết định hoặc ảnh hưởng lớn đến kết quả buổi đàm phán ngày hôm nay?
- Nếu như 2 bên đạt được thỏa thuận thì việc triển khai hoàn tất các thủ tục tái cấu trúc của công ty điện mặt trời SP như thế nào,
dự kiến trong thời gian bao lâu thì có thể hoàn thành việc mua bán?
- Dự án có được ưu đãi gì về đầu tư không, nếu như bên mua mua được dự án thì các ưu đãi đó có còn hay không hoặc có thể
có các ưu đãi khác không, cách để có được các ưu đãi đó
- Nếu như bên mua mua được dự án, thì sự hỗ trợ của bên bán trong thời gian đầu là gì?
- Bên mua muốn mua luôn cả 2 dự án được không, lý do chỉ bán
1 dự án?
- Công ty chúng tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, trước khi đến buổi đàm phán, chúng tôi cũng đã tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về việc chuyển nhượng cổ phần, tuy nhiên chúng tôi không chắc là nắm và cập nhật hết các quy định liên quan, nên đề nghị bên bán có thể cho chúng tôi vài lưu
ý về vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng dự án này được không?
IV MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN ĐÀM PHÁN ĐỂ BẢO VỆ CHO BÊN MUA
Mục tiêu 1: (Mục tiêu cao nhất)
Vấn đề đàm phán: Nhận chuyển nhượng 100% vốn điều lệ tương đương
722.000 cổ phần và cả dự án tại tỉnh X và Y với những ưu đãi cao nhất giành cho nhà đầu tư có thể nhận được theo quy định và cung cấp các giấy tờ pháp lý liên quan
Trang 6về quyền sở hữu, loại cổ phần và các thông tin liên quan đến vốn góp, Điều lệ công
ty, và các thông tin về hai dự án tại tỉnh X và Y (Đây là yêu cầu tiên quyết trong lần đàm phán này)
Việc chuyển nhượng công ty là đã bao gồm cả 2 dự án trên do đó nếu phía công ty SP muốn giữ lại dự án Y là không hợp lý vì bởi lẽ 2 dự án trên là tài sản của công ty nên việc chuyển nhượng 100% vốn điều lệ đã bao gồm cả 2 dự án đó
Phương án đàm phán:
Nếu bên SP đồng ý: Yêu cầu SP cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan về quyền
sở hữu, loại cổ phần và các thông tin liên quan đến vốn góp, Điều lệ công ty, và các thông tin về hai dự án tại tỉnh X và Y Bên mình sẽ cam kết về các khoản thanh toán cũng như thời hạn thanh toán như đã thảo luận theo mong muốn của phía SP Nếu bên SP không đồng ý Chuyển sang mục tiêu 2
Mục tiêu 2:
Vấn đề đàm phán: Nhận chuyển nhượng 722.000 cổ phần và dự án X Bên
SP sẽ giữ lại dự án Y bằng cách chuyển nhượng toàn bộ cho bên mình và bên mình
sẽ chuyển nhượng lại Dự án Y cho họ
Kế hoạch đàm phán: Sau khi Mục tiêu 1 không thành công sẽ tiến hành đàm
phán với bên SP chấp nhận với phương án nhận chuyển nhượng 722.000 cổ phiếu và
dự án X chấp nhận nhường lại dự án Y cho phía SP
Phương án đàm phán:
Nếu Bên SP đồng ý: sẽ thông báo lại chi phí chuyển nhượng 722.000 cổ phần
và cả 2 dự án X và Y sau đó hai bên sẽ thỏa thuận mức chuyển nhượng lại dự án Y cho phía SP với giá là… Như đã nói trước đó việc chuyên nhượng 100% vốn điều
lệ của công ty đã bao gồm toàn bộ tài sản của công ty (cả 2 dự án X và Y) tại thời điểm đó Cho nên phía SP muốn giữ lại dự án thì có thể chuyển nhượng toàn bộ cho Bên mình trước và Bên mình sẽ chuyển nhượng lại cho SP dự án tại tỉnh Y Cần làm rõ ở trường hợp này chi phí chuyển nhượng sẽ do Bên nào chịu và các khoản thuế liên quan sẽ được khấu trừ như thế nào? Cảthur tục chuyển nhượng
sẽ do SP hay Bên mình chịu trách nhiệm
Nếu phía SP không đồng ý: chuyển sang mục tiêu 3
Mục tiêu 3:
Vấn đề đàm phán: Nhận chuyển nhượng 722.000 cổ phần và chia thành 02
đợt thanh toán Đồng thời phía SP phải hoàn tất các khoản nợ với bên thứ 3 trước khi chuyển nhượng
Kế hoạch đàm phán: Sau khi hai bên không thống nhất được về việc chuyển
nhượng cả 2 dự án tại tỉnh X và Y Bên mình sẽ thỏa hiệp với phương án chỉ nhận chuyển nhượng 722.000 cổ phiếu
Phương án đàm phán:
Nếu Bên mình và SP thỏa thuận được về việc nhận chuyển nhượng đối với 722.000 cổ phiếu thì Bên mình sẽ đặt cọc trước 20% giá trị hợp đồng Phần còn lại
Trang 7sẽ thanh toán sau khi Bên SP hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển nhượng trong vòng 10 ngày làm việc (không tính ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật) Nhưng trước đó phía SP phải hoàn tất nghĩa vụ thanh toán nợ cho các bên thứ 3 phải quy định rõ thời gian hoàn tất
là bao lâu Trong trường hợp phía SP không đồng ý thanh toán thì phải công khai toàn bộ số nợ đối với các bên thứ 3 đồng thời đàm phán lại giá chuyển nhượng, nếu
có phát sinh một khoản nợ nào không có trong các khoản đã công khai trước đó thì phía SP sẽ phải thanh toán toàn bộ khoản nợ phát sinh đó
Và Bên SP có thể lựa chọn thêm trong hai phương án về thủ tục và chi phí chuyển nhượng
Một: Bên SP sẽ chịu toàn bộ chi phí chuyển nhượng và Bên mình sẽ thực hiện toàn bộ thủ tục
Hai: Bên SP thực hiện hoàn toàn thủ tục và Bên mình sẽ chịu toàn bộ chi phí
Trang 8PHẦN NHẬN XÉT
* NHẬN XÉT CHUNG:
* NHẬN XÉT TỪNG VAI DIỄN:
Trang 9
Trang 10
Trang 11