1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nguốn gốc của các cuộc phát kiến địa lý

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn gốc của các cuộc phát kiến địa lý
Tác giả Lưu Ngọc Quỳnh, Lê Anh Quân
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 760,98 KB

Nội dung

Các nền văn minh ấy tồn tại và phát triển qua từng thời đại.Ở các bài giảng trước, chúng ta đã biết đến những nền văn minh lớn thời Cổ đại: nền văn minh Ai Cập, nền văn minh Lưỡng Hà, nề

Trang 1

H C VI N NGO I GIAO Ọ Ệ Ạ

KHOA CHÍNH TR QUỐỐC TẾỐ VÀ NGO I GIAO Ị Ạ

TI U LU N Ể Ậ

L CH S VĂN MINH THẾỐ GI I Ị Ử Ớ

ĐẾỀ TÀI : NGUỐỀN GỐỐC C A CÁC CU C PHÁT KIẾỐN Đ A LÝ Ủ Ộ Ị

Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 25

1 Lưu Ngọc Quỳnh MSSV: QHQT49-B1-1397

2 Lê Anh Quân MSSV: QHQT49-B1-1391

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

Lời mở đầu

Xã hội loài người chúng ta đã trải qua hàng triệu năm lịch sử Để tồn tại và phát triển, con người đã sáng tạo ra vô vàn những giá trị vật chất và tinh thần, góp phần tạo

ra những giá trị văn hóa Trên nền văn hóa nguyên thủy, đến một giai đoạn nhất định, khi nhà nước, thành thị, chữ viết, ra đời, những giá trị văn hóa ấy trở thành văn minh Các nền văn minh ấy tồn tại và phát triển qua từng thời đại

Ở các bài giảng trước, chúng ta đã biết đến những nền văn minh lớn thời Cổ đại: nền văn minh Ai Cập, nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Hi Lạp, nền văn minh La

Mã, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes Bước sang thế kỉ XV – XVII , loài người chứng kiến những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc, thể hiện qua các phong trào tôn giáo, văn hóa Phục Hưng Có thể nói rằng chính những cuộc phát kiến địa lý đã mở đường cho CNTB và sự ra đời chủ nghĩa thực dân cận đại Một thời đại mới mở ra, giai đoạn đặc biệt của lịch sử, thời đại Khám phá ( Age of Exploration)

Thời đại Khám phá là thời đại của những cuộc phát kiến diễn ra trong khoảng những năm 1400 – 1700, đặc biệt là sự kiện Christoper Colombus tìm ra châu Mỹ năm 1492

và công cuộc thuộc địa hóa nó, sự kiện Vasco da Gama đến Ấn Độ vào năm 1498 và hành trình vòng quanh Trái Đất cùa Ferdinand Magellan giữa những năm 1519-1522 Những cột mốc lịch sử này đã tiên phong cho các cuộc thám hiểm sau đó Những nhà thám hiểm bị lôi cuốn bởi khát khao thấy những con đường thương mai trên biển đến viễn Đông – thiên đường của vàng bạc và hương liệu Rất nhiều các quốc gia tiến hành các cuộc phát kiến, đi đầu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, để rồi mở ra cái gọi

là chân trời địa lý của châu Âu

Các cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ XV – XVI đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại Chúng kết nối các nền văn minh, hình thành giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, thu nhỏ Trái Đất, mở ra kỉ nguyên toàn cầu hóa Vậy nguồn gốc, nguyên nhân hình thành các cuộc thám hiểm đó là gì? Tôi xin được làm rõ qua bài tiểu luận sau đây

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

Phát kiến

Phát kiến là tìm ra những gì còn xa lạ chưa biết tới để phục vụ cho nhu cầu khám phá khoa học, lợi ích kinh tế, tìm hiểu văn hóa, tôn giáo, các hoạt động chính trị Phát kiến địa lý

Phát kiến địa lý là những phát hiện mang tính khoa học về các vùng đất mới, các đại dương mới, các con đường mới, các dân tộc mới

Từ “lục địa già” ( châu Âu), một số dân tộc có khả năng ngoại thương và tiềm lực biển đã thực hiện những chuyến đi tìm kiếm các vùng đất mới Nhưng mãi đến năm

1453, khi thành Constantinopolis bị đế chế Hồi giáo Ottoman triệt hạ cùng sự trỗi dậy mạnh mẽ của thời kì Phục hưng, hành trình của các cuộc phát kiến địa lý mới

Trang 4

chính thức bắt đầu Thời đại Khám phá xuất hiện, hoàn thiện tấm bản đồ thế giới Nguồn gốc của các cuộc phát kiến địa lý được thể hiện rõ qua các luận điểm sau đây:

I - NGUYÊN NHÂN THÚC ĐẨY

Đến thế kỉ XIV, cùng với sự phát triển kinh tế, thương nghiệp ở các thành thị, quan

hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và lớn mạnh Các nhà tư tưởng của giới tư bản không chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời lạc hậu, họ nhận thấy trong nền văn hóa cổ đại có những nét thích hợp và có lợi cho mình Họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hóa Tây Âu cổ đại Trong giai đoạn quá

độ lên chủ nghĩa tư bản, sản xuất phát triển, đòi hỏi nhiều yếu tố :

1 Nhu cầu vàng bạc, vải vóc, hương liệu, thị trường.

Sự thèm khát của quý tộc và thương nhân châu Âu đối với nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, tơ lụa của phương Đông là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy những cuộc hành trình vượt biển sang phương Đông Trong khi các lãnh chúa, quý tộc Tây Âu phải hùng hục nuốt những cục thịt cừu đoản vị thì một chút hồ tiêu,gia vị đã làm cho thịt cừu trở nên thơm ngon hơn và dễ tiêu hóa hơn Gia vị phương Đông nhanh chóng có mặt trong 80% công thức nấu ăn của người châu Âu và còn được ứng dụng rộng rãi trong Y học và các mục đích xa hoa như làm dầu thơm, dầu tắm cho giới quý tộc Vào thế kỉ XIII, giá của một pound hạt tiêu (0,4 kg) tương đương với khoảng nửa tháng lương của một công nhân bình thường

Từ thời cổ đại, các quý tộc châu Âu cực thích tơ lụa Trung Hoa, họ cho cân lụa lên và mua chúng bằng số vàng có cùng cân nặng Nữ hoàng Cleopatra của

Ai Cập chỉ mặc đồ được may từ lụa Trung Hoa

Lúc bấy giờ, các tầng lớp quý tộc giàu có cũng mong có nhiều vàng bạc để tiêu xài hoang phí, nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp từ phương Đông tăng vọt Phương Đông trong trí tưởng tượng của họ được vẽ ra như một thế giới thần tiên giàu có như cổ tích Ngàn lẻ một đêm Chính những người châu Âu cũng đã từng chứng kiến sự huy hoàng, lộng lẫy của kinh thành Bidantium và

Trang 5

sự giàu có của người Ả rập trong thời kì viễn chinh sang phương Đông của quân chữ Thập Ấn Độ và Trung Quốc là hai thiên đường mà họ muốn đi tới Họ không che đậy tham vọng của mình Nhà thám hiểm Bartolomeu Dias( người tìm ra Mũi Hảo Vọng, mở đường tiến vào Ấn Độ Dương) nói rõ động cơ của chuyến đi là : “ trở nên giàu có là mong muốn của tất cả” ( John P.Mc Kay – A History of Western Society) Và nhà thám hiểm Vasco da Gama khi tới được cảng Calicus của Ấn Độ năm 1498, người Ấn hỏi: “Người Bồ Đào Nha muốn gì?” ông đã trả lời “ Thiên Chúa và gia vị.”

2 Những con đường sang phương Đông

Từ thời cổ đại, người La Mã đã tạo nên một con đường gia vị qua biển đỏ với thành phố cảng quan trọng nhất là Alexandria để vận chuyển hàng hóa chủ yếu là gừng, quế, hồ tiêu, từ Ấn Độ Đến thế kỉ thứ II, dưới thời nhà Hán, con đường tơ lụa dần hình thành đóng vai trò quan trọng trong giao thương Đông Tây Khi thương nhân Trung Hoa dưới thời nhà Hán mang thứ tơ lụa nổi tiếng của họ, vốn chỉ được vua quan và giới quý tộc sử dụng sang phương Tây để bán Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của La Mã đã lập tức mê mẩn thứ tơ lụa tuyệt đẹp này Họ mong muốn sở hữu thứ hàng này đến mức sẵn sàng mua bằng mọi giá Từ đó bắt đầu sự bành trướng của lụa, cả châu Âu, châu Phi, những nơi đế chế La Mã ghi dấu ấn, người ta đua nhau săn lùng thứ lụa tơ tằm với những đặc tính phi thường được dệt ra từ bàn tay của các nghệ nhân ở phương Đông xa xôi Người ta truyền tụng, khi một vị hoàng đế La Mã lần đầu tiên mặc bộ quần áo bằng tơ lụa để đi xem hát đã gây chấn động cả kinh thành La Mã Có truyền thuyết lại cho rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra chỉ chọn mặc trang phục may bằng lụa tơ tằm thượng hạng mà thôi Và hàng đoàn hàng đoàn người đã lên đường đến Trung Hoa, mang theo vàng cũng như những sản phẩm quý giá mà Trung Hoa không có để đổi lấy lụa Nhiều người giàu lên nhưng cũng nhiều kẻ phải bỏ mạng trên con đường kéo dài ngót vạn cây số, băng qua biết bao xứ sở, quốc gia, sa mạc mênh mông để hình thành lên một vành đai nổi tiếng nối liền phương Đông và phương Tây Ban đầu là

tơ lụa rồi đến ẩm thực, tôn giáo… đã theo chân các thương nhân, tạo nên sự giao

Trang 6

thoa văn hoá từ Đông sang Tây, là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu

Âu định hình nên lịch sử nhân loại hiện nay

.Thế kỉ thứ VII, đế chế La Mã bị chia ra thành Tây La Mã và Đông La Mã ( đế chế Byzantine) thì Hồi giáo trỗi dậy mạnh mẽ ở Ả rập Người Ả rập nhanh chóng trấn giữ Alexandria và độc chiếm con đường gia vị tới Ấn Độ, lập nên hàng rào bất khả xâm phạm giữa Ấn Độ va châu Âu , khiến cho không một tàu buôn châu Âu nào được phép bỏ neo trên Hồng Hải, Cũng như không một thương nhân châu Âu nào được qua đó Do đó hàng hóa từ châu Á sang bị thương nhân nâng giá lên gấp

8-10 lần.Một con đường thương mại khác đến Trung Quốc bằng cách dùng lạc đà chở tơ lụa, hương liệu, gia vị, trầm hương của Trung Quốc xuyên qua sa mạc, những hẻm núi của Tây Á đến châu Âu cũng bị thương nhân Afghanistan chiếm giữ

Giữa thế kỉ XV, thành Constantinopolis bị đế chế Ottoman triệt hạ người Thổ Nhĩ Kì chiếm luôn Tiểu Á, Bankal, Crưm và kiểm soát toàn bộ Bắc Hải Người Thổ Nhĩ Kì cướp đoạt tàn bạo hàng hóa của thương nhân châu Âu Con đường tơ lụa trên bộ tuyến sang châu Âu từ đây bị cắt đứt Giá của các mặt hàng xuất khẩu ở

cả hai lục địa tăng vùn vụt Thách thức này đòi hỏi châu Âu tìm ra giải pháp, cuối cùng chỉ còn con đường biển là khả dĩ nhất Thời đại Khám phá bắt đầu từ đây

II - NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Đứng trước bối cảnh cần tìm ra con đường giao thương mới, thật may, châu Âu đã hội tụ đủ những điều kiện chín mùi cho các cuộc phát kiến địa lý

1 Sự tiến bộ về kiến thức địa lý và khoa học kĩ thuật

1.1 Kiến thức địa lý

Đến trước thế kỉ XV, cả thế giới của người châu Âu nằm gọn trong tấm bản đồ của Ptolemaeus Sử gia người Hy Lạp này đã nghiên cứu và là người đầu tiên mô tả về các

vị trí theo tọa độ từ thế kỉ thứ II

Trang 7

Claudius Ptolemaeus ( Ptolemy 100-170 SCN), ông là một nhà bác học lớn thời cổ đại, sống ở Alexandria, Ai Cập gần 2000 năm trước.Ông nghiên cứu và ghi chép về nhiều lĩnh vực: lịch sử, địa lý, thiên văn học, toán học, âm nhạc,

Tuy nhiên, ông không để lại một bản đồ nào Mãi đến thế kỉ XIII, người Byzantine dựa vào ghi chép của ông để vẽ nên 1 bản đồ thế giới Đến thời kì này, người châu Âu cũng đã biết được Trái Đất hình cầu, nghĩa là các nhà thám hiểm cho rằng nếu muốn đến phương Đông phải đi về phía Tây Họ cũng đã có hiểu biết về các dòng hải lưu và hướng gió Người ta đã biết kết hợp các dòng biển với hướng gió để tăng tốc độ vượt các đại dương Vasco da Gama đã đến Calicus Ấn Độ trên những cơn gió mùa Tây Nam và dòng chảy Mozambique Antonio đã nhận thấy sự hiện diện của một dòng vịnh ở Mexico là dòng Gulfstream, từ đây con đường biển tối ưu đến châu Âu đã được

mở ra Người ta cũng đã tạo ra được các hải đồ ( hải đồ Tafelbaai năm 1675) , một loại bản đồ hàng hải trên đó vẽ đầy những tia phương vị, đường bờ biển, đảo, vịnh, mũi, bãi ngầm, dãy núi dọc bờ biển, ngọn hải đăng, eo biển, hướng gió Cùng với la bàn là những kim chỉ nam cho những chuyến đi biển

Cũng trong thế kỉ XIII, một thương nhân người Venice tên Marco Polo lưu lạc tới Trung Quốc bấy giờ đang thời nhà Nguyên, ông làm quan ở đây 20 năm và sau khi trở

về quê hương, ông đã viết cuốn Marco Polo du ký, ghi chép về các chuyến đi khắp châu Á của ông từ năm 1271 đến 1295 Cuốn sách đã cho người châu Âu biết thêm về mảnh đất Đông Á xa xôi, nơi có sản vật phong phú và văn hóa lâu đời không kém gì

họ Cuốn sách đã góp phần không nhỏ vào sự giao thương văn hóa Đông – Tây

1.2 Khoa học kĩ thuật

Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật hàng hải đóng vai trò quan trọng trong các chuyến đi vượt đại dương của các nhà thám hiểm châu Âu Người ta biết sử dụng la bàn của người Trung Quốc, bản đồ của người Hy Lạp, tàu biển của người Ả rập Hơn thế là những tiến bộ công nghệ quan trọng như la bàn từ tính và cải tiến trong ngành đóng tàu đã mở ra thời đại Khám phá

Trang 8

La bàn

La bàn được người Trung Quốc phát minh vào thế kỉ thứ X, được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất Đến cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển Khoảng nửa sau thế kỉ XII, la bàn theo đường biển truyền sang Ả rập rồi truyền sang châu Âu Thay vì xác định phương hướng bằng mặt trăng mặt trời và các vì sao, người phương Tây học cách sử dụng la bàn rất nhanh và còn tự chế tạo ra la bàn của riêng mình Thay vì “thủy la bàn” của người Trung Quốc, tức là kim nam châm nổi trên mặt nước, họ cải biến thành la bàn khô – kim nam châm được đặt trên một trục cân bằng ở giữa, chính là kiểu la bàn thường thấy ngày nay

Trong bóng đêm mịt mù của biển khơi, người ta chạm vào kim nam châm Khi chuyển động của kim dừng lại, điểm của nó chỉ về hướng bắc

Trên bước đường khám phá ngoài phương tiện tàu thuyền chất lượng, đội ngũ tùy tùng mạnh mẽ thì không thể thiếu chiếc la bàn nhỏ bé Nó đã giúp các nhà thám hiểm đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian, giúp họ tính toán đúng hướng gió, vạch ra lộ trình thuận lợi an toàn nhất Theo thời gian con người cải tiến la bàn theo hướng ngày càng hoàn thiện, mọi cỡ lớn nhỏ Ngày nay, con người lại tiếp tục sáng chế ra la bàn GPS, hoạt động dựa trên hế thống định vị toàn cầu với độ chính xác cao Nhìn lại lịch sử, chúng ta phải công nhận rằng la bàn tuy nhỏ bé những có tác động rất lớn đến lịch sử văn minh của nhân loại

Tàu biển

Từ thời cổ đại, ở vùng Địa Trung Hải, các con tàu chủ yếu dùng mái chèo để di chuyển Tàu có mái chèo gọi chung là Galley đã thống tri Địa Trung Hải suốt hơn

2000 năm, chủ yếu phục vụ chiến tranh Từ những năm 300 TCN, những chiếc Bireme và Trireme cùng các hậu duệ của nó là Quadreme, Quinquereme, đã là chủ lực trong lực lượng hải quân của người Phoenica, Hy Lạp, La Mã, Carthage Do tàu thuyền thời đó chỉ có một cột buồm với một cánh buồm vuông, nó gặp khó khăn trong

Trang 9

việc tận dụng sức gió và đi đúng hướng người lái Tóm lại, Galley không phải loại tàu phù hợp cho chuyến đi biển dài ngày vượt đại dương

Đến thế kỉ XV, những cải tiến chút một đã làm thay đổi nền công nghiệp đóng tàu tại Tây Âu Tàu biển có boong cao để dễ trang bị vũ khí trên đó, khoang tàu sâu, rộng chứa được nhiều hàng hóa Bánh lái được cải tiến với trục rời và bản nẹp sắt Cùng với sự ra đời của buồm tam giác bổ sung cho loại buồm vuông truyền thống, hệ thống cánh buồm càng phức tạp, có thể xoay quanh cột để tận dụng các hướng gió khác nhau Ưu việt nhất thời đó có thể kể đến tàu Caravel và Carrack do người Bồ Đào Nha phát minh năm 1460

Tàu Caravel là loại tàu thám hiểm nhỏ nặng 150 tấn, có khả năng chở vài chục tấn hàng hóa Sống thuyền nông nên có thể đi vào các vùng nước cạn Có 3 cột buồm, có

cả buồm vuông để gia tăng tốc độ và buồm hình tam giác nên dễ điều khiển hơn, Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian và ước lượng kinh độ Còn tàu Carrack thì mang thân hình nặng nề hơn vì chuyên dùng để chở hàng, có thể hơn 1000 tấn Tàu ngắn, cao và rộng, nổi bật với hai lâu đài vươn cao ở đầu và đuôi tàu Tàu khá nặng nhất là khi mang nhiều hàng hóa nên nó cần 3-4 cột buồm, một cột có 1 hoặc 2 buồm vuông, cột buồm đuôi thường mang buồm tam giác Ngoài ra nó còn phải trang bị cả buồm mũi để tăng cường Caravel và Carrack là hai loại tàu đưa những nhà thám hiểm Tây

Âu nổi tiếng nhất đi tìm những vùng đất hứa, mở ra thời đại mới trong lịch sử

2 Sự bảo trợ của nhà nước phong kiến Tây Âu

Bên cạnh những yếu tố quan trọng trên, chính sự bảo trợ của các nhà nước phong kiến tập quyền giàu mạnh lúc bấy giờ đã giúp các đoàn thám hiểm đi xa và dài ngày trên biển, vì những chuyến đi này tiêu hao một lượng vật chất vô cùng khổng lồ Ngày 17.4.1492, Christopher Colombus (một người Italia đã sống nhiều năm ở Tây Ban Nha, học tập và nghiên cứu về địa lí, hàng hải Cuốn Địa lí học của Ptolemy và cuốn Du kí của Marco Polo là những cuốn sách mà Columbus say sưa đọc, tích lũy được nhiều kiến thức Nhờ đó, Columbus biết rằng Trái Đất hình tròn, khoảng cách

Trang 10

giữa phía Đông và phía Tây bị ngăn cách bởi biển cả nhưng rất gần với Ấn Độ đã kí bản cam kết với đại biểu của Quốc vương Tây Ban Nha để nhận được sự bảo trợ của nhà vua cho những chuyến thám hiểm của mình Ngày 3.8.1492, Columbus với 3 chiếc thuyền lớn cùng 90 thủy thủ rời Tây Ban Nha, vượt Đại Tây Dương đi về hướng Tây

Cuộc hành trình vĩ đại nhất là của Ferdinal Magellen – một quý tộc người Bồ Đào Nha Ông từng đệ trình lên nhà vua Bồ Đào Nha kế hoạch thám hiểm của mình nhưng

bị khước từ Ông sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha đồng ý với kế hoạch

đó Tháng 9.1519, F Magellan chỉ huy một đoàn gồm 5 thuyền với với 265 thủy thủ vượt Đại Tây Dương đi về hướng Tây theo con đường của Columbus

III- KẾT LUẬN

Sự tiến bộ của loài người đã cho chúng ta thấy nhiều con đường giao lưu và gắn kết văn hóa: chiến tranh, truyền giáo, thương mại Nhưng trên hết những cuộc phát kiến địa lý đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình này giúp cho việc giao lưu văn hóa được dễ dàng hơn Bước đến thế kỉ XV, từ phương Tây, một số dân tộc có khả năng ngoại thương, hàng hải đã tổ chức những chuyến đi nhằm tìm kiếm những vùng đất mới Tuy nhiên, chỉ tới năm 1453, sau khi thành Constantinopolis bị đế chế Hồi giáo Ottoman triệt hạ, dẫn tới việc con đường tơ lụa trên bộ bị cắt đứt, cộng thêm sự trỗi dậy mạnh mẽ của thời kỳ Phục Hưng, hành trình tìm kiếm những vùng đất mới thực

sự bắt đầu Cả châu Âu đồng loạt dong buồm ra biển, tạo thành một Thời đại khám phá thay đổi toàn diện cả thế giới

Những phát kiến địa lý diễn ra cuối thế kỷ XV-XVI đã tìm ra một lục địa mới là Châu Mỹ, một đại dương mà người Châu Âu chưa biết, được đặt là Thái Bình Dương,

mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và tìm kiếm những vùng đất mới Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới Đó là thành tựu của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w