MỞ ĐẦUTrong môi trường kinh doanh ngày nay, người lãnh đạo không chỉ đóng vaitrò quản lý mà còn phải là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên.Đặc biệt, trong một ngành công
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ -
Trang 2TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO
Đề tài: Năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp TH True Milk
Lớp học phần: D17QTDN3Giảng viên giảng dạy: Vũ Đình DũngNhóm sinh viên: Nhóm 12
Trang 3MDc lDc
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 3
1.1 Các khái niệm 3
1.1.1 Phẩm chất lãnh đạo 3
1.1.2 Năng lực lãnh đạo 10
1.2.2 Vai trò của đề tài nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của lãnh đạo trong việc tạo ra hiệu suất làm việc cao 13
1.3 Các hoạt động chính cần thiết để nắm bắt sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến hiệu suất làm việc của nhân viên 19
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng của đề tài 20
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp TH True Milk 20
2.1.1 Lịch sử hình thành 20
2.2 Thực trạng vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp TH TrueMilk 22
2.2.1 Phẩm chất lãnh đạo: 22
2.2.2 Năng lực lãnh đạo: 26
2.3 Đánh giá chung 28
2.3.1 Những điểm mạnh của nhà lãnh doanh nghiệp TH True Milk – bà Thái Hương 28
2.3.1.1 Phẩm chất 28
2.3.1.2 Năng lực: 32
2.3.2 Điểm yếu của nhà lãnh đạo doanh nghiệp TH True Milk – bà Thái Hương 35
Trang 4Chương 3: Đề xuất biện pháp, phương thức giải quyết vấn
đề 35
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
NHẬT KÝ HỌC TẬP CỦA NHÓM 12 40
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, người lãnh đạo không chỉ đóng vaitrò quản lý mà còn phải là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên.Đặc biệt, trong một ngành công nghiệp đa dạng và cạnh tranh như ngành sản xuất
và kinh doanh sữa, việc có một đội ngũ lãnh đạo có năng lực và phẩm chất là yếu
tố quyết định đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp
Chọn đề tài nghiên cứu về “Năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo ảnhhưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp TH True Milk” là
do nhận thấy sự quan trọng của việc hiểu rõ vai trò của lãnh đạo trong môi trườngcông ty, cụ thể là trong một doanh nghiệp lớn như TH True Milk – một trongnhững doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa của Việt Nam Việcnghiên cứu này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về cách mà năng lực và phẩm chất củangười lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn đề xuấtnhững phương pháp và chiến lược cụ thể để cải thiện chất lượng lãnh đạo và tăngcường hiệu suất lao động trong doanh nghiệp
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh TH True Milk đang đối mặt với
áp lực cạnh tranh không ngừng từ các đối thủ cũng như yêu cầu ngày càng cao vềchất lượng sản phẩm và dịch vụ từ phía khách hàng Hiểu rõ hơn về mối quan hệgiữa năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo với hiệu suất làm việc của nhânviên sẽ là cơ sở để xây dựng và phát triển một môi trường làm việc tích cực và hiệuquả, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và bền vững cho TH True Milk trong thị trườngngày càng khốc liệt này
Trang 6Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Một người lãnh đạo xuất sắc là người hội đủ cả lòng nhân đức và tài năng, từ
đó mới có thể tryền động lực cho những người cộng sự, cho nhân viên, giúp đỡ họphát huy hết khả năng của họ để cống hiến cho công việc chung cũng như dẫn dắtđơn vị vượt qua mọi thử thách, tiến tới thành công Trong bất kỳ tổ chức nào cũngvậy, vai trò của người lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong việc dẫn dắt mọi ngườiđến sự thành công cho tập thể Ngược lại, một người lãnh đạo tồi có thể tiêu diệthết động lực của những người cộng sự, của nhân viên, khiến họ hoặc sẽ rời khỏi tổchức, xa vào tiêu cực hoặc sẽ lụi tàn tài năng cùng với đơn vị, không có bất cứcống hiến gì cho đất nước John Calvin Maxwell cũng từng phát biểu về vai tròquan trọng của nhà lãnh đạo: “Một nhà lãnh đạo là người hiểu rõ đường đi, dẫnbước và chỉ ra con đường đó cho mọi người biết” Vậy những phẩm chất nào làkhông thể thiếu với một nhà lãnh đạo? Việc nghiên cứu các phẩm chất và năng lựclãnh đạo sẽ giúp người học hiểu được sự cần thiết và biết cách rèn luyện phẩm chất
và năng lực lãnh đạo trong tương lai
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Phẩm chất lãnh đạo
Phẩm chất lãnh đạo là những đặc điểm cơ bản xác định tính hiệu quả của một nhà lãnh đạo Theo Lý thuyết Đặc điểm của Bass (1989, 1990), một số đặc điểm cá nhân nhất định có thể giúp một cá nhân đảm nhận vai trò lãnh đạo Những đặc điểm này bao gồm nhưng không giới hạn ở, tính chính trực, sự đồng cảm, tính quyết đoán và tầm nhìn là rất quan trọng để đánh giá và phát triển khả năng lãnh đạo trong một tổ chức
Lãnh đạo là cả một nghệ thuật Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải
nỗ lực rèn luyện hoàn thiện bản thân John C Maxwell đưa ra 21 phẩm chất cơ bảncần có của một nhà lãnh đạo thành công Mỗi phẩm chất giúp người đọc hình dung
cụ thể cũng như vận dụng thực hành một cách dễ dàng nhằm hướng bạn tới khả năng hoàn thiện vai trò của nhà lãnh đạo hiện đại
Tính cách
Trang 7Tính cách của người lãnh đạo là hệ thống thái độ của nhà lãnh đạo đối với tựnhiên, xã hội và bản thân, biểu hiện ở hành vi tương ứng với hệ thống thái độ tronghoạt động và giao tiếp Khi tính cách của nhà lãnh đạo mạnh mẽ, mọi người sẽ tintưởng, và tin tưởng vào khả năng người lãnh đạo có thể phát huy năng lực của cấpdưới Chính vì vậy, tính cách là một phần của cuộc chơi.
Sức hút
Một người dồn hết tâm sức của bản thân để phục vụ, phấn đấu cho một tốchức thì nguyên nhân chủ yếu chính là do họ có một người lãnh đạo có khả nănghấp dẫn và thu hút người khác Xét về hiệu quả lãnh đạo, chúng ta cần phải thừanhận một điểu: Sức hút có tầm ảnh hưởng nhiều hơn quyền lực Làm một ngườilãnh đạo có thực quyền trong tay không bằng làm một người lãnh đạo có sức hútlan tỏa “Người lãnh đạo thành công 99% nằm ở sức hút bản thân và 1% nằm ởquyền lực” Lãnh đạo thực chất là một quy trình phát huy sức hút của bản thân, tácđộng đến sự hợp tác của người khác và nhằm đạt đến mục tiêu mong muốn Sứchút của lãnh đạo doanh nghiệp là tài sản vô hình Một nhà lãnh đạo được kháchhàng tín nhiệm, tất sẽ nhận được sự chào đón và yêu mến của khách hàng, dù chonhững nguồn tài nguyên khác có đôi chút thiếu thốn thì bản thân người lãnh đạonhư vậy sẽ có rất nhiều cơ hội
Tận tâm
Sự tận tâm được thể hiện dưới nhiều hình thức, gồm thời gian đầu tư chocông việc, cách nâng cao năng lực hay sự giúp đỡ không vụ lợi Chỉ có sự tận tâmmới khiến người ta theo đuổi và đi đến tận cùng mục tiêu của mình Sự tận tâmkhông chỉ là cam kết đạt được mục tiêu mà còn là lòng trung thành và sự kiên trìvượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công
Khả năng giao tiếp
Giao tiếp là nhịp cầu kết nối cho tất cả các mối quan hệ Giao tiếp hiệu quả
có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ người nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộcsống và công việc Người lãnh đạo phải biết kết hợp các nguồn lực để tạo nên sứcmạnh lớn nhất, điều này đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp và kiểm soát tốt Khảnăng giao tiếp chính là chìa khóa để trở thành một lãnh đạo tài năng Khả năng
Trang 8giao tiếp của người lãnh đạo quyết định sự thành công của doanh nghiệp Khả nănglãnh đạo tuyệt vời được vun đắp từ mối quan hệ giao tiếp Vì vậy, giao tiếp tốt sẽgiúp quá trình trao đổi công việc được trở nên dễ dàng hơn Giao tiếp là dòng chảycủa sự trao đổi thông tin và ý tưởng từ người này sang người khác – một bêntruyển tải thông tin, sáng kiến hoặc cảm xúc, ý tưởng, còn một bên thì tiếp nhậnnhững thông tin đó Giao tiếp hiệu quả chỉ xảy ra khi người nhận hiểu được rõthông tin chính xác hoặc ý tưởng mà người gửi có ý định truyền đạt.
Năng lực
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiệnmột hoạt động nào đó" như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo Năng lựclãnh đạo là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của người lãnh đạo,giúp đảm bảo cho cá nhân đó có thể thực hiện hoạt động lãnh đạo có hiệu quả, đemlại thành công trong lãnh đạo
Can đảm
Dám nhận sứ mệnh lãnh đạo và điều hành một tập thể, đó là sự can đảm.Người lãnh đạo và điều hành một khi đã dấn thân và chấp nhận rủi ro thì đòi hỏilúc nào cũng phải can đảm đưa ra những quyết định đã được cân nhắc dù khôngđược đa số đồng ý Người dám tiến lên bước đầu tiên thực sự là nhà lãnh đạonhưng căn phải có can đảm mới có thể lãnh đạo một cách thành công
Sáng suốt
Sự thông minh và sáng suốt của Marie Curie giúp bà hiểu và phát hiện ranhiều thứ có tác động tích cực lên thế giới của chúng ta Sự sáng suốt là phẩm chấtkhông thể thiếu của một nhà lãnh đạo khao khát tối đa hóa hiệu quả công việc.Phẩm chất sáng suốt là yếu tố cốt lõi của một nhà lãnh đạo thành công Sự sángsuốt giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn, tạo niềm tin và sự kínhtrọng từ cấp dưới Nếu quyết định đúng, bạn sẽ trông giống như một thiên tài, cònnếu sai, bạn sẽ trông như một kẻ ngốc
Tập trung
Nhà lãnh đạo tập trung Nhiệm vụ chính của nhà lãnh đạo là định hướng vàchú tâm vào mục tiêu của chính họ Nghiên cứu này đã chỉ ra 3 cách tập trung của
Trang 9lãnh đạo: Tập trung vào bản thân; tập trung vào những người khác; tập trung vàothế giới bên ngoài.
Phóng khoáng
Một số nhà lãnh đạo không chia sẻ toàn bộ nguồn lực cần thiết cho nhânviên bởi họ sợ bị lu mờ nếu nhân viên tỏa sáng Nhưng lãnh đạo giỏi thì ngược lại,
họ luôn hào phóng cho đi những thông tin họ biết và những nguồn lực họ có, bởi
họ tin rằng cấp dưới thành công tức là họ đã thành công Nhà lãnh đạo là người có
vị trí và có đặc quyền Họ cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ chính là dẫn dắt vớimột trái tim rộng mở và hướng dẫn từ tâm Sự hào phóng của một nhà lãnh đạo cóảnh hưởng lan rộng và ngược lại Người lãnh đạo cần có cái nhìn phóng khoáng,hành động mềm dẻo Thiếu vắng điều này gây ra một loạt các hậu quả tiêu cực
Chủ động
Thành công luôn gắn liền với hành động Người thành công không ngừngtiến lên, họ mắc nhiều lỗi nhưng không hề bỏ cuộc Chủ động nghĩa là hành độngtheo những dự tính của mình định ra, chứ không phải do người khác áp đặt Tất cảmọi thứ trong cuộc sống muốn thành công đòi hỏi yếu tố bản thân người thực hiệnphải chủ động Người lãnh đạo luôn nỗ lực sở hữu thói quen chủ động Họ suynghĩ và hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế Chỉ
có hành động mới có thể mang một tầm nhìn đến cho cuộc sống Khi có vấn đề xảy
ra, trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình
Biết lắng nghe
Người lãnh đạo biết lắng nghe cấp dưới và luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ýkiến nào từ bất kỳ ai Người lãnh đạo thành công nhất trong giao tiếp cũng là ngườibiết lắng nghe nhất Việc chú ý lắng nghe không chỉ hữu ích mà còn làm lợi chocông việc của bạn Đó là lý do vì sao con người có hai tai nhưng lại chỉ có một cáimiệng Hãy lắng nghe những người đi theo bạn, khách hàng, đối thủ cạnh tranh vàcác nhà tư vấn
Đam mê
Niềm đam mê tạo cho các doanh nhân khả năng thuyết phục người khác tinvào những gì họ diễn đạt Theo các nghiên cứu phẩm chất của lãnh đạo khẳng định
Trang 10rằng: “Người đầy đam mê là những người kinh doanh thành công Và những ngườiđầy đam mê mà có tố chất Lãnh đạo thì dễ dàng trở thành chủ doanh nghiệp lớn".Điều gì khiến người có vẻ bình thường như vậy có thể đạt được thành tín hiệu quả
to lớn? Câu trả lời là niềm đam mê Không gì thay thế được niềm đam mê trongcuộc sống của nhà lãnh đạo
Thái độ tích cực
Trong cuộc đời của mỗi con người yếu tố quyết định to lớn nhất đối với cuộcđời mỗi người đó chính là thái độ sống Một thái độ vui tươi, lạc quan sẽ làm chocuộc sống của bạn tràn ngập tiếng cười, niềm vui và ngược lại John Homer Miller
đã nói rằng: "Những gì xảy đến với bạn trong cuộc sống không quan trọng bằngcách bạn ứng xử, đối diện với chúng” Nguyên tắc cuộc sống chỉ mang đến 10% cơhội, 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó Nói cách khác: "Cuộc sống là 10%
là những gì xảy đến với bạn và 90% là cách bạn phản ứng lại với những gì xảy đếnđó" Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì không thể thiếu thái độ tích cực.Bởi vậy, thái độ có thể quyết định thành công hay thất bại của bạn và những ngườibạn lãnh đạo
Giải quyết vấn đề
Bất kế trong lĩnh vực nào, người lãnh đạo luôn phải đối mặt với các vấn đề.Những nhà lãnh đạo tài năng luôn đối mặt với các vấn đề và hướng tới những thửthách Đó là một trong những khác biệt giữa người chiến thắng và những ngườihay than vãn
Các mối quan hệ
Mối quan hệ là tấm gương để chúng ta nhìn thấy rõ bản thân mình Năng lựcphát triển các mối quan hệ gần gũi và bền lâu là một tiêu chuẩn của lãnh đạo Nếusống gắn bó, mọi người sẽ gần gũi bạn Một người có kỹ năng quan hệ tốt có thểkhông trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng một người không thể trở thành lãnh đạogiỏi nếu thiếu các kỹ năng quan hệ Các nhà lãnh đạo giỏi thường rất biết cách xâydựng các mối quan hệ với những người có thể hỗ trợ, ủng hộ và giúp đỡ mìnhtrong công việc
Tinh thần trách nhiệm
Trang 11Trách nhiệm cốt lõi của một nhà lãnh đạo Trách nhiệm về tầm nhìn chiếnlược Lãnh đạo phải xác định và định hướng chiến lược của công ty Trách nhiệmcủa lãnh đạo liên quan rất lớn đến cân bằng nguồn lực phù hợp với mục tiêu củacông ty Trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Trách nhiệm trong việc đưa
ra các quyết định Trách nhiệm đảm bảo hiệu suất Để phát triển thành công, lãnhđạo nên hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về các chức năng mà chỉ có lãnh đạo đảmnhiệm, hãy luôn ưu tiên chúng và tìm cách giải quyết cân bằng các vấn đề
Sự vững vàng
Sự vững vàng là có khả năng đứng vững trước mọi thử thách, mọi tác độngbất lợi từ bên ngoài vững vàng vượt qua mọi khó khăn đó là cứng như thép vàvững vàng chiến đấu Những người lãnh đạo không vững vàng rất nguy hiểm đốivới chính họ, với những cấp dưới và với tổ chức của họ bởi vị trí lãnh đạo sẽphóng đại những thiếu sót cá nhân Trong cuộc sống, bất cứ hành lý tiêu cực nàobản mang theo trong cuộc sống sẽ trở nên khó chấp nhận hơn khi bạn đang gắngsức lãnh đạo người khác Người lãnh đạo không vững vàng không bao giờ manglại sự vũng vàng cho người khác
Kỷ luật tự giác
Người xưa nói: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Muốn lãnh đạongười khác, trước tiên hãy lãnh đạo thật tốt chính bản thân mình Vì thế, kỷ luật tựgiác là một phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo đích thực Dù người lãnhđạo có tài năng đến đâu thì cũng không thể phát huy được hết khả năng nếu thiếutính tự giác Phẩm chất này nâng nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao nhất và là bí quyếtcủa sự lãnh đạo lâu bền
Tinh thần phDc vD
Người lãnh đạo phục vụ là người phục vụ trước hết Điều này bắt đầu vớimột cảm giác tự nhiên là ta muốn phục vụ, phục vụ trước hết Nói một cách khác,lãnh đạo phục vụ phải xuất phát từ thái độ phục vụ Rồi sau đó một lựa chọn ý thứcđưa ta đến mong muốn lãnh đạo Lãnh đạo trước hết và phục vụ trước hết là hai
mô hình đối nghịch Ở giữa là mọi loại hình và mọi kết hợp vô tận của con người
Sự khác biệt thể hiện rất rõ ràng trong sự quan tâm mà người phục vụ trước hết có
Trang 12để đảm bảo là những nhu cầu ưu tiên cao nhất của người khác được chăm lo ngaylúc này Trong lãnh đạo phục vụ, nghe để hiểu tâm sự của người nói Lãnh đạophục vụ thường rất giỏi về tạo đồng thuận trong nhóm Lãnh đạo phục vụ cốnghiến sâu sắc cho sự phát triển tính cách cá nhân, nghề nghiệp, và tâm linh của mỗi
cá nhân trong tập thể của mình Sự thật là nhà lãnh đạo giỏi luôn mong muốn đượcphục vụ mọi người, không phải phục vụ chính họ Người lãnh đạo phục vụ là phục
vụ trước hết Rồi sau đó đến mong muốn lãnh đạo Người lãnh đạo thật sự sẽ tậntâm phục vụ mọi người
Ham học hỏi
Học tập là công việc của cả một đời người Dù là bất kì ai, một khi đã muốnlàm được việc lớn, có thể không cần có một bảng điểm ấn tượng nhưng nhất thiếtphải có kiến thức tốt Một người muốn thành công không thể không có nền tảng làkiến thức Thế giới rộng lớn vô cùng, có muôn vàn cách học tập khác nhau, bầutrời tri thức luôn rộng mở với người ham học Lãnh đạo giỏi là những người “hamhọc hỏi" Các nghiên cứu về lãnh đạo chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo đang ở "trạngthái học tập” phát triển các kỹ năng lãnh đạo nhanh hơn những người khác Lãnhđạo cần đặt ra mục tiêu học tập và thu nhận tri thức thông qua trải nghiệm Khi cómục tiêu lãnh đạo có thể xác định các cơ hội tạo ra sự tiến triên hướng tới mục tiêu
đó Một nhà lãnh đạo ham học hỏi thường thực hiện việc tổng kết các kết quả trảinghiệm của họ Một trong những tố chất để trở thành lãnh đạo thành công là tinhthần cầu tiến, ham học hỏi Nếu muốn xây dựng một tổ chức vững mạnh, nhà lãnhđạo phải luôn học hỏi
Tầm nhìn xa
Tầm nhìn thường được hình tượng hóa bằng một hình ảnh của tương lai,mang tính lựa chọn và ám chỉ đến khát vọng tạo ra một điều gì đó đặc biệt Nếu cáitương lai quá xa, không thể hình dung ra nó thì tầm nhìn như thế là viển vông,không thiết thực Vì thế, khi xác định mục tiêu, không được thiển cận, tầm nhìnquá ngắn mà cần có tầm nhìn xa nhưng tránh ảo tưởng Muốn vậy, tầm nhìn phải
có khả năng hiện thực hóa và không được quá trừu tượng hay mơ hồ Tầm nhìnhạn chế luôn dẫn dắt con người đến câu trả lời “không thể" Những người lãnh đạo
Trang 13thành công luôn có tâm nhìn sắc sảo để nhận ra cơ hội, họ nhìn thấy rủi ro trong cơhội, nhưng quan trọng hơn là họ luôn biết nắm bắt cơ hội trong mọi rủi ro Nóicách khác, một lãnh đạo có tầm nhìn xa sẽ luôn thấy được những nguy cơ, rủi rocũng như những cơ hội thậm chí chưa hình thành Không những thấy được nhữngđiều chưa ai thấy, họ còn có khả năng khuyến khích nhân viên của mình hình dungđược những điều đó, tin tưởng vào tầm nhìn xa của lãnh đạo và luôn sẵn sàng cùngnhau trải qua những lúc khó khăn hay thắng lợi.
Mô hình năng lực ASK
Mô hình năng lực ASK (Attitude - Skill - Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK đã được chuẩn hóa thành một mô hìnhđánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:
Phẩm chất/Thái độ (Attitude):thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective) Phẩm chất bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế (receiving, responding to phenomena), xác định kỹ năng tốt giá trị (valuing), giá trị ưu tiên Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân vớicông việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc (Harrow, 1972) Các phẩm chất cũng được xác định phù hợp với vị trí công việc
Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or physical) Kỹ năng: là năng lực
thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động Thông thường kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn mẫu),ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng
Trang 14(chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên)(Dave, 1975).
Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive) Kiến thức là
những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation) Đây là những năng lực cơ bản mà một
cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc Công việc càng phức tạp thì cấp độyêu cầu về các năng lực này càng cao Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp
Các mô hình năng lực lãnh đạo
Các mô hình năng lực của Robert Katz; mô hình kỹ năng lãnh đạo củaMumford, Zaccaro, Harding, Jacobs và Fleishman; mô hình “5 thực tiễn" của PeterDrucker; mô hình khung năng lực lãnh đạo từ thực tiễn các quốc gia phát triển.Lãnh đạo hiệu quả – tiếp cận bộ phận cấu thành của Barrow Từ các hướng tiếp cận
và thực tiễn nước ta hiện nay cho thấy, việc xây dựng, phát triển khung năng lựclãnh đạo là yêu cầu phù hợp, góp phần chuẩn hóa năng lực quản lý, lãnh đạo cáccấp Tuy nhiên, sẽ có không ít những khó khăn đặt ra trong triển khai, đòi hỏi sự nỗlực từ chính tư duy của người quản lý đến việc tổ chức thực hiện
Các tiếp cận về năng lực
Cách tiếp cận chung: cách tiếp cận này hướng tới xác định những khả năng phổ
biến để giải thích sự đa dạng trong thực hiện công việc Năng lực được xác địnhtheo cách này có thể áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau
Cách tiếp cận nhận thức: năng lực bao gồm tất cả các nguồn lực tỉnh thần của cá
nhân được sử dụng để làm chủ công việc, tiếp thu kiến thức và đạt được kết quả tốt(Weinert, 2001) Cách tiếp cận nhận thức cổ điển tập trung vào những năng lựcnhận thức khái quát, bao gồm mô hình tâm lý của trí thông minh con người, môhình xử lý thông tin và mô hình phát triển nhận thức của Piagetian Còn có mộtcách giải thích hẹp hơn về cách tiếp cận nhận thức theo hướng tập trung vào nhữngnăng lực nhận thức chuyên biệt Những năng lực chuyên biệt này được xem là tập
Trang 15hợp những điều kiện tiên quyết mà cá nhân phải thực hiện tốt trong một lĩnh vựcđặc biệt.
Cách tiếp cận hành vi: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát những người
thực thi công việc hiệu quả và thành công nhằm xác định những điểm khác nhaugiữa họ với những đồng sự ít thành công hơn Năng lực then khía cạnh này cóđược thông qua đào tạo, phát triển (Mc Clelland, 1998) và năng lực dựa vào việc
mô tả những hành vi có thể quan sát được hoặc thực hành vi là trình diễn, quanđánh giá hành vi của một người có liên quan đến hiệu quả cao trong công việc và
có thể là những tình huống mang tính phổ biến (Delamare & Winterton, 2005;Spencer & Spencer, 1993; Gonczi, 1994)
Như vậy, ba cách tiếp cận trên đưa ra ba quan niệm về năng lực và coi nănglực là khả năng thực hiện công việc hiệu quả; năng lực không chỉ bao gồm kiếnthức, kỹ năng mà còn có những phẩm chất cần thiết cho một công việc cụ thể đạthiệu quả; năng lực là những tố chất bên trong con người giúp họ thực hiện côngviệc đạt hiệu quả
1.2 MDc tiêu, vai trò của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 MDc tiêu của vấn đề nghiên cứu, cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc của lãnh đạo trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên tại TH True Milk.
Tầm nhìn và chiến lược rõ ràng: Giúp định hướng mọi hoạt động của tổ chức, từ
việc ra quyết định đến phân bổ nguồn lực Nó đảm bảo rằng mọi người đều làmviệc hướng tới mục tiêu chung và tránh lãng phí thời gian và nguồn lực Khôngnhững thế, khi nhân viên hiểu rõ về tầm nhìn à chiến lược của công ty, họ sẽ cảmthấy có động lực và có một sứ mệnh chung để làm việc hiệu quả và chăm chỉ hơn
Định hướng và tạo động lực: Lãnh đạo cần có khả năng đề ra mục tiêu rõ
ràng và tạo động lực để nhân viên hướng tới mục tiêu đó Bằng cách này,
họ không chỉ tạo ra một hướng đi chung mà còn kích thích sự nhiệt huyết
và sự cam kết của nhân viên
Hỗ trợ và phát triển nhân viên: Lãnh đạo nên hỗ trợ và khuyến khích sự phát
triển cá nhân của nhân viên thông qua việc cung cấp đào tạo, phản hồi xây dựng và
Trang 16cơ hội thăng tiến Sự phát triển cá nhân này không chỉ giúp nhân viên nâng cao kỹnăng mà còn tăng cường sự đóng góp,nhiệt huyết và cam kết của họ vào sự thànhcông lâu dài của tổ chức.
Thúc đẩy sự hợp tác và làm việc nhóm: Lãnh đạo cần tạo điều kiện cho sự hợp
tác và làm việc nhóm trong tổ chức Bằng cách này, họ khuyến khích trao đổi ýkiến, tăng cường duy trì nhất quán các mối quan hệ đồng thuận giữa các cá nhântrong môi trường làm việc mà mọi người cảm thấy được tôn trọng và đóng góp,đồng thời thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc thích ứng với các thay đổi vàtình huống mới mà mọi người cảm thấy được tôn trọng và đóng góp
Xử lý xung đột và khuyến khích sự đổi mới: Lãnh đạo cần thúc đẩy một văn hóa
làm việc mà việc đặt vấn đề và giải quyết xung đột được đánh giá cao Họ cầnkhuyến khích sự mở cửa và trung thực trong việc thảo luận về các vấn đề và mâuthuẫn Thúc đẩy sự tôn trọng và lắng nghe giữa các bên trong xung đột, đồng thờikhuyến khích tìm kiếm giải pháp làm hai bên đều hài lòng Sử dụng các tình huốngxung đột làm cơ hội để khám phá và thúc đẩy sự đổi mới Có thể từ các ý kiến tráingược hoặc xung đột giữa các quan điểm có thể nảy sinh ra những ý tưởng mới vàsáng tạo Khuyến khích sự thử nghiệm và chấp nhận rủi ro, đồng thời tạo ra mộtmôi trường an toàn cho việc thất bại Khuyến khích sự thảo luận và hợp tác giữacác bên trong xung đột để tìm ra các giải pháp mới và đột phá
Tạo ra một văn hóa tổ chức tích cực: Lãnh đạo phải là mẫu hình của văn hóa tổ
chức tích cực bằng cách thể hiện những phẩm chất như trung thực, minh bạch vàđạo đức nghề nghiệp Họ cần làm gương cho các giá trị và nguyên tắc của tổ chức,đồng thời tạo điều kiện cho mọi người trong tổ chức thấy được sự tương thích giữanhững gì họ nói và hành động Bằng cách này, họ xây dựng lòng tin và sự tôn trọng
từ phía nhân viên, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sựphát triển cá nhân và chung của toàn bộ tổ chức
Những mục tiêu này khi được thực hiện đúng cách sẽ giúp tạo ra một tổ chức
có hiệu suất làm việc cao và bền vững, nơi mà nhân viên cảm thấy hạnh phúc,được tôn trọng và có động lực để phát triển
Trang 171.2.2 Vai trò của đề tài nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của lãnh đạo trong việc tạo ra hiệu suất làm việc cao.
Lãnh đạo là cả một nghệ thuật Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, ta cần nổlực rèn luyện bản thân, cần có thời gian để rèn luyện các tố chất và qua trải nghiệmthực tế, từ đó đúc rút những bài học là tình nghiệm cho bản thân Vì thế phẩm chất,nhân cách và năng lực của người lãnh đạo giữ vai trò quan trọng Người xưa quanniệm: được mất,vinh nhục không phải do nghề mà do người hành nghề quyết định
Định hướng và Tầm nhìn: là hai yếu tố quan trọng mà lãnh đạo cần phải thiết lập
và truyền đạt rõ ràng cho toàn bộ tổ chức Chúng giúp xác định mục tiêu dài hạn,tạo sự tập trung và động lực cho nhân viên, cũng như hướng dẫn các hoạt độnghàng ngày của tổ chức
Định hướng đề cập đến việc xác định và duy trì hướng đi chiến lược của tổchức Nó liên quan đến các quyết định về mục tiêu, chiến lược và hành động cầnthực hiện để đạt được các mục tiêu đó
Định hướng liên quan đến việc phát triển các chiến lược để đạt được các mụctiêu đã đề ra Lãnh đạo phải xem xét các nguồn lực hiện có, cơ hội và thách thức
để xác định con đường tốt nhất cho tổ chức
Tầm nhìn là một hình ảnh rõ ràng và truyền cảm hứng về tương lai mongmuốn của tổ chức Nó cung cấp một bức tranh lớn về nơi mà tổ chức đang hướngtới và lý do tại sao.Một tầm nhìn mạnh mẽ có thể truyền cảm hứng và tạo động lựccho nhân viên Khi nhân viên hiểu và chia sẻ tầm nhìn của tổ chức, họ sẽ cảm thấycông việc của mình có ý nghĩa và giá trị hơn
Trang 18Bằng cách thiết lập và thực hiện tốt định hướng và tầm nhìn, lãnh đạo sẽ tạo
ra một tổ chức thống nhất, có mục tiêu rõ ràng và động lực mạnh mẽ để đạt đượchiệu suất làm việc cao
Gương mẫu: Lãnh đạo nên làm gương cho nhân viên bằng cách thể hiện sự
chuyên nghiệp, cam kết và đạo đức làm việc Khi nhân viên thấy lãnh đạo củamình tận tụy và công bằng, họ sẽ có xu hướng noi theo và làm việc chăm chỉ hơn.Điều này không chỉ nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường làmviệc tích cực và gắn kết hơn
Thể hiện sự chuyên nghiệp: Lãnh đạo cần giữ vững nguyên tắc chuyênnghiệp trong mọi hành động và quyết định Điều này bao gồm cả cách giao tiếp,quản lý thời gian, và xử lý công việc Khi lãnh đạo duy trì sự chuyên nghiệp, nhânviên sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của họ
Cam kết: Lãnh đạo cần thể hiện cam kết đối với công việc và mục tiêu của
tổ chức Sự tận tâm và nỗ lực không ngừng của lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng chonhân viên, thúc đẩy họ cống hiến nhiều hơn cho công việc và đóng góp tích cựcvào sự phát triển của công ty
Đạo đức làm việc: Lãnh đạo cần hành xử một cách công bằng, minh bạch và
có trách nhiệm Sự chính trực và trung thực của lãnh đạo sẽ tạo nên một nền tảngvững chắc cho văn hóa doanh nghiệp, giúp xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từphía nhân viên
Giao tiếp hiệu quả: khả năng giao tiếp của người lãnh đạo quyết định sự thành
công của doanh nghiệp, là nhịp cầu kết nối cho tất cả các mối quan hệ Giao tiếp
Trang 19hiệu quả có thể mang lại lợi ích cho bất kì người nào ở bất kỳ giai đoạn nào trongcuộc sống và công việc.
Lãnh đạo phải luôn thể hiện sự minh bạch và trung thực trong giao tiếp, nó giúp xây dựng niềm tin giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo cho nhân viên có được cảmgiác coi trọng và lắng nghe, từ đó tăng sự gắn kết và trung thành của nhân viên
Kỹ năng giao tiếp giúp lãnh đạo giải quyết các vấn đề xung đột nội bộ mộtcách hiệu quả, tìm ra giải pháp hợp lý và duy trì môi trường làm việc hòa hợp đểnhân viên có thể thích nghi với các thay đổi mới, giảm thiểu sự bất ổn và phản đối.Không những thế giao tiếp hiệu quả giúp lãnh đạo cung cấp phản hồi xâydựng và hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên phát triển kỹ năng, chia sẽ ý tưởng và sángkiến mới, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc vào sự đổi mới và phát triện côngty
Tóm lại giao tiếp hiệu quả là một khía cạnh quan trọng của sự lãnh đạo trong mộtcông ty Nó giúp xây dựng niềm tin, tăng cường sự gắn kết của nhân viên, cải thiệnviệc ra quyết định, tăng cường hợp tác, giảm sai sót và hiểu lầm cũng như thúc đẩyvăn hóa làm việc tích cực Bằng cách sử dụng nhiều hình thức giao tiếp và rõ ràng,minh bạch và dễ tiếp cận, các nhà lãnh đạo có thể giao tiếp hiệu quả với các thànhviên trong nhóm và các bên liên quan của họ
Quản lý xung đột: Một lãnh đạo giỏi phải biết cách quản lý và giải quyết xung đột
một cách công bằng và hiệu quả Xung đột nếu không được giải quyết kịp thời cóthể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên
Trang 20Lãnh đạo cần phải luôn nhạy bén nhận biết sớm các dấu hiệu xung đột nhưcăng thẳng, mâu thuẫn nội bộ hay hiệu suất làm việc giảm sút Tìm hiểu kĩ lưỡngcác nguyên nhân và các bên liên quan trong xung đột thông qua việc lắng nghe cácbên liên quan, để tạo điều kiện cho nhân viên chia sẻ ý kiến về mối lo ngại mà vấn
Phát triển nhân viên: Lãnh đạo nên chú trọng vào việc phát triển nhân viên thông
qua đào tạo và huấn luyện Giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và khả năng của họkhông chỉ cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo sự cam kết và trung thành
Trang 21Đào tạo và huấn luyện: Cung cấp các chương trình đào tạo và huấn luyện đểnhân viên nâng cao kỹ năng và khả năng của mình.
Tham gia vào dự án mới: Cho phép nhân viên tham gia vào dự án mới để họ
có thể ứng dụng kỹ năng và kiến thức mới vào công việc
Tư vấn và hướng dẫn: Cung cấp tư vấn và hướng dẫn cho nhân viên khi họcần giúp đỡ hoặc hướng dẫn
Xét duyệt và đánh giá: Xét duyệt và đánh giá các thành tích của nhân viên,
để họ có thể biết được kết quả công việc của mình
Cung cấp các cơ hội phát triển: Cung cấp các cơ hội phát triển cho nhânviên, để họ có thể nâng cao kỹ năng và khả năng của mình
Từ đó tạo nên sự thành công bền vững cho tổ chức Lãnh đạo cần đầu tư thờigian và tài nguyên để phát triển và nuôi dưỡng tài năng trong tổ chức của mình
Tạo môi trường làm việc tích cực: Lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi
trường làm việc tích cực, nơi mà mọi người cảm thấy an toàn, được tôn trọng và có
cơ hội phát triển Môi trường làm việc tích cực giúp nâng cao tinh thần và động lựclàm việc của nhân viên
Lãnh đạo cần phải thiết lập và thúc đẩy một văn hóa tổ chức tích cực, trong
đó sự tôn trọng, hỗ trợ và sự đoàn kết được đánh giá cao, không chấp nhận bất kỳhành vi hay lời nói xấu hoặc phân biệt đối xử
Lãnh đạo khuyến khích sự hợp tác và tinh thần đồng đội trong tổ chức, tạonên cơ hội để phát triển làm việc nhóm một cách hiệu quả cao, làm tiền đề tạo nênmột tổ chức mạnh mẽ và phát triển
Trang 22Tóm lại, bằng cách thực hiện tốt những mục tiêu này, lãnh đạo không chỉgiúp nâng cao hiệu suất làm việc của từng cá nhân mà còn đóng góp vào sự thànhcông và bền vững của tổ chức.
1.3 Các hoạt động chính cần thiết để nắm bắt sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến hiệu suất làm việc của nhân viên.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đối vớihiệu suất làm việc của nhân viên là một chủ đề hết sức được quan tâm trong lĩnhvực quản lý và tâm lý học của công việc Nhân viên tìm đến người đứng đầu đểđược hướng dẫn, hỗ trợ và truyền cảm hứng và một nhà lãnh đạo tuyệt với có thểtạo ra nhiều sự khác biệt tại nơi làm việc ấy Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này,chúng ta cần xem xét các hoạt động chính sau đây:
Thứ nhất, phát triển “ Tầm nhìn” và “chia sẻ tầm nhìn” thì lãnh đạo là người
vẽ ra đường lối, mục tiêu viễn cảnh tương lai cho doanh nghiệp Không chỉ vậy,còn giúp nhân viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa của công việc của mình và các mục tiêu
cá nhân liên quan đến mục tiêu tổng thể của tổ chức và khi nhân viên cảm thấyrằng họ đang làm việc với một mục tiêu lớn, một ý nghĩa sâu sắc, họ sẽ thấy đượcđộng viên hơn và cam kết hơn với nhiệm vụ và công việc của mình đảm nhận.Thứ hai, cam kết đạt mục tiêu và giá trị chuẩn mực: Người lãnh đạo truyềnđạt mục tiêu tổng thể của tổ chức tới mọi nhân viên một cách dễ hiểu, để mọingười có thể tự định hình các mục tiêu và phân công công việc một cách hiệu quả.Ngoài ra, lãnh đạo lãnh đạo cũng cần thể hiện sự linh hoạt và thích ứng với nhữngthay đổi, thể hiện các hành vi phù hợp với những giá trị chuẩn mực mà họ mongmuốn nhân viên tuân theo bao gồm hành động một cách trung thực, tôn trọng, cótrách nhiệm, công bằng và họ cần lắng nghe ý kiến của nhân viên, học hỏi từnhững sai lầm và không ngừng cải thiện bản thân
Thứ ba, lãnh đạo và động viên để xây dựng một nền văn hóa của tổ chứcphù hợp, là tấm gương và có ảnh hưởng mạnh đến cấp dưới, nhân viên của mình.Tạo một môi trường mở cửa để thúc đẩy sự phát triển kĩ năng của nhân viên, cungcấp cơ hội học tập, đề cao sự tôn trọng và hòa đồng giữa các thành viên trong tổchức Lãnh đạo cũng cần đặt ra các kỳ vọng cao về hiệu suất và đạo đức làm việc