Ngược lại, người nào nhận thức và phát huy được bản chấtcũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện.” Nhucầu phần lớn của con người là muốn được thể hiện cái mình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH 2 LÝ THUYẾT MASLOW VÀ ERG TỪ ĐÓ ĐƯA
RA LỜI ĐỘNG VIÊN CHO NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 2STT Họ và tên Mã số sinh
viên
mức độ hoàn thành nhiệm vụ
1 Lê Trung
Nguyên
050609210929 Nhóm trưởng, làm
phần liên tưởng đến các biện pháp để động viên nhân viên, làm powerpoint, tổng kết lại phần tiểu luận.
100%
Trang 3Mục lụcLỜI NÓI ĐẦU
I Mục tiêu nghiên cứu
II Một số khái niệm
Trang 41 Nhu cầu
2 Động lực
3 Động viên
III Thuyết cấp bậc nhu cầu Maslow
1.Abraham Maslow là ai
2 Nguồn gốc thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
3 Ứng dụng tháp nhu cầu trong doanh nghiệp
IV Lý thuyết ERG
1 Sự hình thành
2 Nội dung chính
V Lời động viên cho nhân viên khi làm việc tại Shopee
1.Nhu cầu về sinh lý và nhu cầu an toàn
2.Nhu cầu an toàn và sức khỏe cho nhân viên
3 Nhu cầu giao tiếp
4 Nhu cầu tôn trọng
5 Nhu cầu tự thể hiện
VI Bài học từ việc áp dụng cách động viên nhân viên dựa trên thuyết ERG và Maslow của Shopee
Lời kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Theo cái nhìn của triết gia Aristotle: “Mục đích chính đáng nhất của đời người là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn và từ đó, tự hoàn thiện chính mình Cuộc sống tốt đẹp
là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của con
Trang 5người Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãnvới chính mình hậu quả của những thất bại trong đời Sự suy sụp tinh thần ấybộc lộ rõ ràng qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ những dấu hiệu của mộtcuộc sống bất hạnh Ngược lại, người nào nhận thức và phát huy được bản chấtcũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện.” Nhucầu phần lớn của con người là muốn được thể hiện cái mình giỏi và học hỏi cáimình thích, muốn có một cuộc sống tốt đẹp, phát triển toàn diện năng lực vànhân cách của mình.
Không phủ nhận rằng ngày nay, tiềm năng của con người bị hạn chế bởimôi trường làm việc khi họ không có được sự động viên cũng như động lực đểcống hiến hay thậm chí cảm thấy ngột ngạt vì sự chèn ép từ cấp trên Vì thếkhông phải môi trường làm việc nào cũng tốt và với một nhà lãnh đạo thànhcông là khi họ có được sự tôn trọng từ phía nhân viên của mình, là một ngườiđồng nghiệp biết tạo động lực, động viên và an ủi Hiểu được điều đó, ngày naycác nhà lãnh đạo thường trú trọng vào việc tạo động lực và động viên nhân viêncủa mình dựa trên các học thuyết về động cơ, nhu cầu con người mong muốn vàcần được thoả mãn
I Mục tiêu nghiên cứu
“Bạn chỉ có thể dắt con ngựa ra bờ suối chứ không thể bắt nó uống nước” và con người cũng vậy Nếu phải làm những việc không xuất phát từ nội
tại mà do các yếu tố bên ngoài ép buộc thì rất khó có thể đạt được hiệu quả Đểxây dựng được một môi trường làm việc lý tưởng, các nhà lãnh đạo phải hết sứcchú trọng vào việc thoả mãn được nhu cầu nhân viên của mình bằng cách khenthưởng xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra, đôi khi còn là những là an ủiđộng viên, những điều đó được coi là “liều thuốc thần” khiến họ có thêm sức
Trang 6mạnh và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho tổ chức Con người là yếu tố cốt lõi
để xây dựng và phát triển nên một tổ chức thành công, trong đó nhà lãnh đạo làtảng đá vững chắc mà mọi nhân viên vào Họ có trọng trách lan tỏa sự nhiệthuyết trong công việc cho nhân viên của mình, khiến nhân viên phải yêu quýcông việc của tổ chức và khi con người làm những công việc mà mình yêu quý,
họ sẽ không dễ nản lòng và luôn đạt được hiệu quả
II Một số khái niệm
Một nhà lãnh đạo tài ba là người luôn hiểu được nhân viên của mình, conngười ai cũng muốn có được một cuộc sống tốt đẹp và đó là kết quả của sự cốgắng của mỗi cá nhân khi họ được sống và làm những điều mà họ mong muốn
Vì thế các nhà lãnh đạo cần hiểu được nhu cầu của nhân viên sau đó tạo độnglực, thúc đẩy năng suất làm việc để có được sự thành công cho tổ chức củamình
Trang 73 Động viên
Động viên trong quản trị thường là công việc của các nhà lãnh đạo, họ tạo
ra những kích thích bên trong, tạo sự nhiệt tình hăng hái khiến nhân viên củamình làm việc với năng suất và hiệu quả cao
Để một doanh nghiệp phát triển mạnh thì đằng sau đó cần phải có một độingũ nhân viên có tầm với sự nhiệt tình, hăng hái Các nhà lãnh đạo cần có được
kỹ năng động viên nhân viên, biết cách truyền lửa cho họ dựa trên các thuyếtnhu cầu
III Thuyết cấp bậc nhu cầu Maslow
1 Abraham Maslow là ai?
Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Ông làngười đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha
đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học Năm 1951, Maslow trở thànhTrưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu với côngtác nghiên cứu học thuyết của mình Ông đã gặp Kurt Goldstein, người đã giớithiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu Theo A Maslow, hành
vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ
2 Nguồn gốc thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
Năm 1943 Abraham Maslow quyết tâm giải thích động lực của con người.Sau khi nghiên cứu trên một loạt những người điển hình Đến năm 1950, ông đãxây dựng học thuyết về nhu cầu của con người Ông đưa ra một học thuyết rằngcon người được thúc đẩy bởi một chuỗi những nhu cầu cơ bản với từng nhu cầuđược xây dựng trên nền tảng tiền thân của nó Học thuyết này được đặt tên Thápnhu cầu của Maslow Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất
Trang 8trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận vàứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
3 Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau
từ “đáy” lên tới “đỉnh”, theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quantrọng, phản ánh hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Sự thỏamãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Maslow chia nhucầu của con người thành 5 bậc từ thấp tới cao Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh lý
và an toàn Cấp cao gồm các nhu cầu giao tiếp, tôn trọng và tự thể hiện Sự khácbiệt giữa hai loại này là chúng thỏa mãn từ bên trong và bên ngoài của conngười A.Maslow cho rằng khi nhu cầu bậc dưới của con người được thỏa mãnđến một mức độ nhất định thì tự nó nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn Năm bậcnhu cầu của Maslow được trình bày như sau, bao gồm:
a) Nhu cầu về sinh lý
Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ănuống, ngủ, nhà ở, Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộngrãi nhất của con người Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ khôngtồn tại được Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn
Trang 9để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này Ông quan niệm rằng, khinhững nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộcsống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
VD: Oxi là một yếu tố cần thiết để chúng ta tồn tại Ăn uống cũng cần thiết để
duy trì năng lượng
b) Nhu cầu về an toàn
An toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự pháttriển liên tục và lành mạnh của con người An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bảnnhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường,
an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toànnhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồncon người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu antoàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hànhbình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được Do đó chúng ta
có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi ngườicăm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác
VD: Khi một nhân viên làm việc ở một công ty và bị đồng nghiệp của mình
ganh ghét, thường xuyên nói xấu với cấp trên Bởi phải luôn cảnh giác với cácrủi ro này nên không thể tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn
c) Nhu cầu về mối quan hệ và tình cảm
Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội vàđược người khác thừa nhận Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của conngười đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn đượchòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau
Trang 10Nhu cầu về mối quan hệ và tình cảm khá phong phú, tế nhị và phức tạp.Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi,thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu,tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tìnhbạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý tưởng mà nhu cầu về quan hệ và đượcthừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con ngườitrong quá trình phát triển của nhân loại.
VD: Hãy thử tưởng tượng một ngày kia anh/chị thức dậy và phát hiện ra rằng
anh/chị là người cuối cùng trên quả đất này Trong nhà, cộng đồng và cả thế giớinày không còn ai ngoài anh/chị Điều gì sẽ xảy ra ? Anh/chị sẽ cảm thấy như thếnào ? Hầu hết mọi người nói rằng nếu không còn ai khác – bạn bè, gia đình, tìnhhữu nghị – cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và giá trị nữa Anh/chị không thểphát triển được nếu thiếu mối quan hệ giao tiếp với người khác (giao tiếp đượccoi như là nhu cầu bẩm sinh của con người) Qua đó chúng ta thấy được sứcmạnh to lớn của nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận trong sự phát triển củamỗi cá nhân Nó cũng cho thấy con người cần được yêu thương và thừa nhậnhơn là cần thức ăn, quần áo và chỗ ở cho sự tồn tại của mình
d) Nhu cầu được kính trọng
Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực,
có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và
tự hoàn thiện
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, đượcthừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được ngườikhác coi trọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi
Trang 11cách để làm tốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điềukhông thể thiếu đối với mỗi con người.
VD: Khi một nhân viên được đánh giá cao, thì sẽ có xu hướng tăng hiệu suất,
kết quả làm việc của mình so người nhân viên kém năng động hơn Kết quả làmviệc xuất sắc sẽ làm tăng sự công nhận của các nhân viên trong công ty và cảcấp trên
e) Nhu cầu thể hiện bản thân
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu củaông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tớimức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó
Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiệnmục đích của mình bằng khả năng của cá nhân
VD: Nhân viên cần được được đào tạo và phát triển, tham gia vào quá trình cải
tiến trong doanh nghiệp
4 Ứng dụng tháp nhu cầu trong doanh nghiệp.
Để có thể tập trung làm việc, điều mà các nhân viên để ý hàng đầu luôn làlương thưởng và phúc lợi Ngoài mức lương cơ bản, nhà quản lý nên đáp ứngnhu cầu cơ bản của nhân viên như: Thưởng sáng kiến, thưởng tăng doanh số, dulịch hàng năm,…
Sau một thời gian làm việc, xuất hiện nhu cầu an toàn trong mỗi cá nhân.Mọi người đều mong muốn công ty đảm bảo nhu cầu về an toàn và tính mạngcho mình làm ưu tiên hàng đầu Nhà quản lý nên: xây dựng môi trường làm việc
Trang 12an toàn, sạch sẽ có đầy đủ tiện nghi cần thiết Quy định tăng ca hợp lý, không đểnhân viên làm quá sức
Phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động như: Đồng phục bảo hộ laođộng, hệ thống chữa cháy khẩn cấp, trang thiết bị hỗ trợ khi thực hiện công việcnguy hiểm,… Đây chính là ứng dụng của tháp nhu cầu trong quá trình quản trịnhân sự Nhân viên lúc này bắt đầu gắn bó với mọi người trong công ty, coicông ty như ngôi nhà thứ hai của mình Đây là lúc nhu cầu tình cảm Khi đó, aicũng mong muốn được làm việc trong môi trường thoải mái, nhận được sự quantâm từ cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt vào những lúc khó khăn cần sự giúp đỡ
Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu này của nhân viên: Tạo điều kiện đểnhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận Lập nên một phòng ban hoặcnhóm nhân viên chuyên phụ trách hoạt động tập thể để thiết kế các chương trìnhgiao lưu, trò chuyện và giải trí cho tập thể nhân viên Khuyến khích mọi ngườitham gia các cuộc thi sáng kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp và tổ chức
IV Lý thuyết ERG
1 Sự hình thành
Lý thuyết ERG được đề xuất bởi học giả Clayton Alderfer và được coi làbản bổ sung, sửa đổi thành công cho lý thuyết phân cấp nhu cầu của AbrahamMaslow Còn được gọi là " Lý thuyết về sự tồn tại, sự phù hợp và tăng trưởngcủa nhu cầu" Mô hình này dựa trên lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow và
là một bổ sung tốt cho mô hình kim tự tháp này Trên thực tế, có nhiều nghiêncứu ủng hộ lý thuyết này hơn lý thuyết của Maslow
Trang 132 Nội dung chính
Lý thuyết Giáo sư Clayton Alderfer của Đại học Yale đã sắp xếp lạinghiên cứu của Maslow và đi đến kết luận của ông Ông tin rằng hành vi củacon người bắt nguồn từ nhu cầu cũng giống như các nhà nghiên cứu khác nhưngông tin rằng con người đồng thời theo đuổi việc thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản:nhu cầu sinh tồn, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển
a) Nhu cầu tồn tại (Existence needs)
Mong muốn về sức khỏe thể chất và tinh thần, đáp ứng đầy đủ các nhucầu cơ bản của cuộc sống như nhu cầu sức khoẻ, vật chất, quần áo, lương thực,nơi chốn và học tập Nhu cầu này có đặc điểm giống với nhu cầu sinh lý và nhucầu an toàn của Maslow Tồn tại là tiền đề để phát triển những mong muốn vànhu cầu khác của con người Khi con người có sức khoẻ để lao động, họ sẽ nhậnđược những đồng lương để đáp ứng về mặt lương thực, quần áo, vật chất nóichung Điều đó mang lại cho con người cảm giác an toàn theo như lý thuyết cấpbậc nhu cầu của Maslow
b) Nhu cầu quan hệ (Relatedness needs)
Những mong muốn, đòi hỏi về các mối quan hệ và sự tương tác giữangười với người Nhu cầu quan hệ bao gồm nhu cầu xã hội và một phần nhu cầu
tự trọng (cần được tôn trọng) Mỗi người đều có những mong muốn khác nhaucần thiết để xây dựng và duy trì các mối quan hệ của mình Theo nghiên cứu chorằng một người thường dành khoảng nửa thời gian trong ngày để giao tiếp vớimối quan hệ mà họ đang theo đuổi Tức nước thì vỡ bờ, vì thế khi gặp những
Trang 14chuyện khó khăn, cần những lời an ủi tâm sự từ một người khác đó là biểu hiệncủa sự mong muốn được giải toả những cảm xúc bí bách bên trong mỗi người.
c) Nhu cầu tăng trưởng (Growth needs)
Mong muốn về sự tăng trưởng và phát triển cá nhân, cụ thể là trong cuộcsống cũng như công việc, bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tựtrọng (tự trọng và tôn trọng người khác) Các công việc cá nhân, chuyên ngành
và cả những nghề cao hơn sẽ đảm bảo rất nhiều cho việc thỏa mãn nhu cầu pháttriển Con người muốn thể hiện thứ mình giỏi và học hỏi thứ mình thích
Alderfer khẳng định khi con người theo đuổi một nhu cầu nào đó nhưnglại bị cản trở và không được thỏa mãn thì con người có xu hướng dồn nỗ lực củamình sang thực hiện các nhu cầu khác Nghĩa là nếu nhu cầu tồn tại bị cản trở,con người sẽ dành thời gian và công sức của mình cho việc theo đuổi nhu cầuquan hệ và nhu cầu phát triển Cụ thể hơn khi cuộc sống gặp khó khăn hoặc rơivào bế tắc con người có xu hướng mong muốn cuộc sống họ tốt hơn bằng việcxây dựng mối quan hệ với người khác và không ngừng nỗ lực phát triển tươnglai
Lý thuyết ERG phát biểu rằng nhiều nhu cầu có thể ảnh hưởng đến động lực cùng một lúc Khi nhu cầu cao hơn không thể được đáp ứng → sự thất vọng,nhu cầu cấp thấp hơn có thể được sử dụng để phục hồi → trở lại
V Lời động viên cho nhân viên khi làm việc tại Shopee
Hiểu được tầm quan trọng của việc động viên nhân viên thông qua Lýthuyết về cấp bậc nhu cầu của Maslow hay Lý thuyết ERG, rất nhiều công ty